Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Về bài kinh Quán Niệm

07/02/201114:09(Xem: 8380)
9. Về bài kinh Quán Niệm

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-9-

Vềbài kinh Quán Niệm
Bàiđọc trong diễn đàn Tìm Hiểu Kinh Điển Pali, Paltalk, tháng8-2006

Kínhthưa quý chư tôn đức Tăng Ni và quý anh chị đạo hữu,

Mấytháng trước, chúng tôi được thông báo là sẽ có một chươngtrình giảng bài kinh Satipatthana trong diễn đàn Tìm Hiểu KinhĐiển Pali, thuộc chương trình trực tuyến Paltalk, trong nhiềutuần lễ. Chúng tôi rất hoan hỷ và tán thán đề xuất đó.

Khiđược đề nghị có một bài đọc nhân buổi khai mạc thờigiảng kinh này, chúng tôi rất ngần ngại, vì với kiến thứchạn hẹp, chúng tôi hầu như rất ít khi viết hay thuyết trìnhvề một bài kinh nào của Đức Phật, mà chỉ chuyên tâm dịchcác bài Anh ngữ của các vị cao tăng thạc đức, hay chỉsoạn ra các bài viết ngắn, trong đó có trích lục các đoạnkinh trong nguồn kinh tạng Pali.

Tuynhiên, để đánh dấu ngày đầu tiên của thời giảng bàikinh Satipatthana, cũng như để đóng góp, chia sẻ những gìmình đã học tập, chúng tôi xin mạn phép được trình bàyvài ý kiến thô thiển, vài câu hỏi gợi ý, vài điểm quantrọng mà chúng tôi thường suy gẫm, có liên quan đến bàikinh và sự tu học của chính bản thân mình.

*

Trướchết, bài kinh Satipatthana là một bài giảng chi tiết của ĐứcPhật, mà người Phật tử chúng ta cần phải học tập. Cóngười cho rằng đây là bài kinh quan trọng nhất, nhưng chúngtôi tránh dùng chữ "nhất" ở đây. Bài kinh nào của ĐứcPhật cũng đều quan trọng như nhau. Trong suốt 45 năm hoằnghóa độ sinh, Ngài đã để lại các bài giảng quý báu chotừng căn cơ, từng nhân duyên, từng hoàn cảnh. Mỗi bài giảnglà đặc biệt cho một loại thính chúng nào đó để hóa độhọ. Tùy theo căn duyên của mỗi cá nhân, lời giảng củaĐức Phật có những tác động khác nhau. Và cũng tùy theothời điểm trên con đường tu học, có khi chúng ta có cảmnhận sâu xa về bài kinh này, và có khi chúng ta cảm thấygần gủi với lời dạy của Ngài trong bài kinh khác. Cho nên,chúng ta không thể cho rằng bài kinh này lại quan trọng hơnbài kinh kia. Thêm nữa, qua nhận xét của chúng tôi, đã cómột số người vì lý do này hay lý do khác, có vẻ quá tônsùng một bài kinh, cho rằng đó là quan trọng nhất, chỉ cầnhọc một bài kinh đó thôi là đủ, không cần học thêm cácbài kinh khác. Chúng tôi e rằng đó là một thái độ cựcđoan, chủ quan, cố chấp, không lợi lạc trong quá trình tuhọc của chúng ta.

TrongTam Tạng, Đức Phật đề cập rất nhiều về Chánh Niệmvà pháp Quán Niệm, được ghi lại trong nhiều bài kinh, thídụ như các bài kinh trong Tương ưng Niệm Xứ của Tương ưngbộ. Tuy nhiên, có hai bài kinh thường được nhiều ngườibiết đến, nhất là trong giới thiền sinh: đó là SatipatthanaSutta – Kinh Quán Niệm, bài kinh số 10 trong Trung Bộ, và MahaSatipatthana Sutta – Đại Kinh Quán Niệm, bài kinh số 22 trongTrường bộ. Hai bài kinh này có nội dung giống nhau, chỉ khácở chỗ bài kinh trong Trường bộ thì dài hơn, vì có thêmphần triển khai về Tứ Diệu Đế.

Ởđây, chúng tôi xin ghi nhận có vài cách để dịch tựa bàikinh. Thứ nhất, chúng ta hiểu như thế nào về chữ "Maha"(Đại) trong tựa kinh "Maha Satipatthana Sutta"? Nó bổ nghĩa chochữ Kinh hay chữ Niệm? Dịch là "Đại Kinh Niệm Xứ" hay "KinhĐại Niệm Xứ"? Theo chúng tôi, chữ Maha ở đây là để phânbiệt bài kinh dài hay ngắn, do đó, tựa đề của 2 bài kinhcó thể dịch là "Kinh Niệm Xứ" trong Trung Bộ, và "Đại KinhNiệm Xứ" trong Trường Bộ. Điều này cũng được các dịchgiả Âu Mỹ dùng khi họ dịch sang Anh ngữ (Long Discourse onMindfulness và Short Discourse on Mindfulness).

Thứhai, Satipatthana được dịch như thế nào? Quan niệm thông thườngdịch là Niệm Xứ hay Nền Tảng Của Niệm, như là kết hợpcủa chữ Sati và Pat-thana. Nhưng cũng có dịch giả, như ngàiTỳ khưu Bodhi, không đồng quan điểm, mà cho rằng nên dịchlà Sự Thiết Lập Niệm (Establishment of Mindfulness) – như làkết hợp của chữ Sati và Upatthana, và như thế, tựa đềsẽ là Kinh Lập Niệm và Đại Kinh Lập Niệm. Tỳ khưu Somatrong quyển Con Đường Chánh Niệm (The Way of Mindfulness), dịchlà Bài Giảng Về Sự Khơi Dậy Niệm, hay Thẩm Thấu Niệm(the Dis-course on the Arousing of Mindfulness, the Discourse on PenetratingMindfulness).

Vàquan trọng hơn, chúng ta hiểu như thế nào về chữ Niệm?Theo cách chiết tự chữ Hán, chữ Niệm là kết hợp củachữ Tâm và chữ Kim (hiện tại), nghĩa là "tâm trong hiệntại". Ngày nay, trong rừng kinh sách phát triển về sau này,nhất là trong truyền thống Thiền tông Trung Hoa, chữ Niệmcó lẽ là một chữ đã mang nhiều màu sắc, nhiều ý nghĩakhác nhau, và từ đó, tạo nhiều tranh luận vì không cùngthống nhất về ý nghĩa của chữ Niệm - Sati.

*

Bàikinh được Đức Phật giảng cho người dân Kuru ở thị trấnKamasadamma, bây giờ là vùng Đông Kailash thuộc thành phố Delhi,thủ đô của Ấn Độ. Nếu quý vị có dịp đi hành hươngẤn Độ và ghé vào thủ đô Delhi, chúng tôi đề nghị quývị thu xếp thì giờ để đến viếng nơi Đức Phật giảngbài kinh Satipatthana này, ngày nay chỉ còn là một ngọn đồinhỏ trong vùng Đông Kailash, với những tảng đá to, có ghikhắc lại sự kiện lịch sử đó.

TheoChú giải, Đức Phật giảng bài kinh Quán Niệm cho thính chúngxứ Kuru, gồm đầy đủ bốn thành phần: tỳ khưu, tỳ khưuni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ. Các vị nầy sống an vui, thânthể khỏe mạnh, tâm trí tươi sáng, sống trong chánh pháp,lúc nào cũng có thực hành quán niệm ngay cả trong các hoạtđộng hằng ngày. Vì vậy, nhận thấy nhân duyên đã trònđủ, Đức Phật mới thuyết giảng bài kinh nầy với ý nghĩathâm sâu, để giúp họ đi vào dòng thánh giác ngộ giải thoát.Có lẽ vì vậy, các vị ấy có thể thu nhận dễ dàng nhữnggì Ngài truyền dạy.

Vềphần chúng ta, sau 25 thế kỷ từ khi Phật Pháp được quảngbá, chúng ta vẫn còn ngồi đây, luân lưu trong cõi Ta bà này,không biết chúng ta đã có đầy đủ phước duyên để dễdàng thông hiểu bài kinh như thính chúng xứ Kuru hay không?Thêm vào đó, ngữ văn Pali ngày nay là một cổ ngữ, khôngcòn ai sử dụng, mà đa số chúng ta lại không am tường rõràng loại ngữ văn đó. Vì thế, đương nhiên là ngày nay,chúng ta thấy nhiều cách diễn giải về bài kinh. Trong bàikinh, nhiều cụm từ và thành ngữ Pali có thể được đượcchuyển dịch theo những ý nghĩa khác nhau, theo những quan kiếnkhác nhau, mà chắc rằng Đại đức giảng sư sẽ trình bàychi tiết để chúng ta được thông hiểu tường tận hơn.

Ởđây, chúng tôi chỉ xin chia sẻ thêm một kinh nghiệm nhỏ,là khi chúng ta học kinh và nghe hoặc đọc những giải thíchkhác nhau, từ các bản Chú giải hay Phụ Chú giải – hoặctừ các bài giảng luận của các tác giả đương đại, đươngnhiên là chúng ta có một thái độ kính quý nhưng chúng tacũng không nên vội cả tin, và nhất là không nên quá chấpchặt vào một kiến giải nào cả, dù rằng đó là từ mộtvị cao tăng thạc đức. Chúng ta cần có một thái độ cởimở, bao dung nhưng độc lập, kính trọng nhưng không nô lệ,đón nhận các ý kiến khác nhau, tự mình suy tư và thành tâmáp dụng vào đời sống hằng ngày, và tự rút tỉa nhữngnhận định cho riêng mình, cho đời sống tu tập của chínhmình. Chúng ta nên thẳng thắn và thành thật với chính mình:rằng mình chỉ là một phàm nhân còn nhiều vô minh, cho nên,những gì mình hiểu, mình biết, những kết luận mà mìnhtự tìm ra được hay qua giảng giải của người khác, tấtcả chỉ là những tri thức tạm bợ, nhất thời, có thểcòn thay đổi, chuyển hóa theo thời gian, trong tiến trình tuhọc của mình.

Thêmvào đó, theo kinh nghiệm cá nhân, chúng ta cũng nên tra cứucác bài kinh tương đương, ghi lại trong các bộ kinh A-hàmcủa Hán tạng. Các bài kinh A-hàm đã được lược dịch sangHán ngữ từ các nguồn Phạn ngữ của nhiều tông phái khácnhau, cho nên, đôi khi, lời văn có vẻ cô đọng hơn, và ngàynay đã được chuyển dịch sang tiếng Việt. Nếu chúng tatìm đọc và so sánh các bài kinh từ nguồn Pali tạng lẫnHán tạng, ý nghĩa của các đoạn kinh liên quan có thể sẽtrở nên rõ ràng hơn. Trong trường hợp bài kinh SatipatthanaSutta, trong Hán tạng có 2 bài kinh tương đương là: (i) KinhNiệm Xứ (Trung A-hàm, kinh 98); và (ii) Kinh Nhất Nhập Đạo(Tăng Nhất A-hàm, chương XII), mà chúng ta cũng nên tìm đọcvà so sánh.

*

Chúngta học bài kinh này như thế nào? Theo thiển ý, đầu tiên,chúng tôi đề nghị ta nên tìm đọc toàn bộ bài kinh, đọcbằng bản dịch tiếng Việt hay đọc bản tiếng Anh, hay cảhai. Đây là bài kinh nổi tiếng nên đã có nhiều bản dịch,đăng trong các trang web Phật giáo trên Internet. Theo kinh nghiệmriêng, cho một người sinh sống trong môi trường Tây phươngvà phải sử dụng tiếng Anh hằng ngày, chúng tôi phải thànhthật nói rằng, nhiều khi, đọc bản dịch tiếng Anh thì lạithấy dễ hiểu hơn bản tiếng Việt, nhất là nếu bản tiếngViệt dùng quá nhiều từ ngữ Hán Việt cổ xưa. Đọc chậmrãi, đọc to thành tiếng hơn là đọc thầm trong miệng, vìtheo thiển ý, khi ta đọc to thành tiếng, lời kinh dễ thâmnhập vào tâm thức hơn. Trong giai đoạn sơ khởi nầy, cóthể chúng ta chưa hiểu hết toàn thể ý nghĩa của bài kinh,nhưng ít ra, khi chúng ta đọc toàn bộ bài kinh, chúng ta cũngcó một ý niệm khái quát về các lời Phật dạy trong bàikinh đó.

Trongnhững buổi giảng tiếp theo, chúng ta cũng nên làm như thế.Trước buổi giảng chừng 15-20 phút, chúng ta nên tự đọclại toàn bộ bài kinh, đọc từ từ, chậm rãi, thong thả,để điều hướng tâm ta về bài kinh sắp được giảng.

Trongkhi nghe giảng, nên có một cuốn sổ tay hay một tập giấyđể ghi chú. Chúng ta không cần phải ghi chép tất cả nhữnggì đang giảng, nhưng chỉ đánh dấu, ghi nhanh vài chữ chính,có liên hệ đến các điểm quan trọng khi nghe giảng: điểmnào đáng lưu ý, điểm nào ta không đồng ý với giảng sư,điểm nào nghe không rõ, điểm nào còn thắc mắc nghi ngờ.Đến phần tham vấn sau bài giảng, ta có thể khai triển cácđiểm đó với giảng sư, để soi sáng thêm, hoặc để đónggóp cho không khí sinh hoạt của diễn đàn.

Saugiờ giảng, chúng ta nên tự suy tư, những gì đã nghe, đãtheo dõi trong một giờ qua, xem có lợi lạc gì cho mình, giúpích được gì cho sự tu tập của mình. Nên thẳng thắng vàthành thật hỏi lòng mình và tự trả lời. Có thể ta chưatìm được câu trả lời, có thể các ý tưởng còn lộn xộntrong đầu, nhưng ít ra, khi ta tự đặt câu hỏi như thế,ta hướng tâm ý ta vào con đường để tìm một lời giảithích thỏa đáng. Không nên tiếp tục ngồi nghe Paltalk bằngcách vội vàng chạy vào các diễn đàn khác như thể mộthình thức chạy show, lãng phí thì giờ đã theo dõi bài giảng.Hãy dừng lại, đứng lên, rời bỏ máy vi tính, đi pha mộttách trà, một ly nước, uống chậm rãi, rồi ra sau vườn,hay đi bộ loanh quanh, hay vào một phòng riêng, ngồi tĩnh tâm,suy gẫm về những gì vừa được nghe giảng.

*

Trongbài kinh, Đức Phật giảng về cách sửa soạn tâm ý trướckhi áp dụng pháp quán niệm. Chúng ta có thật lòng thực hànhcác bước sửa soạn đó không? Trong mỗi pháp quán niệm,ta cần quán với thái độ như thế nào? Làm sao để tậpluyện được như thế? Chúng ta có thử tạm gát bỏ mọichuyện đời, tìm một nơi thanh vắng, hay sửa soạn một phòngriêng, một góc riêng, dành một ít thì giờ mỗi ngày, đểtập quán niệm không? Hiểu là một chuyện, thực hành lạilà một chuyện khác. Chúng ta dành thì giờ để nghe giảng,tìm hiểu bài kinh này để làm gì? Để gia tăng kho tàng trithức của mình, để bàn luận suông, khoe khoang, chỉ dạy,tranh cãi với người khác, hay là để tập áp dụng, thựchành trong đời sống hằng ngày của mình? Và áp dụng nhưthế nào khi sáu căn tiếp xúc liên tục với sáu trần, vàlàm sao để giữ chánh niệm trước những đổi thay liên tụcquay cuồng trong đời sống?

Trongbài kinh, Đức Phật đưa ra 21 đề mục với chi tiết rõ ràngđể chúng ta tập quán niệm. Chúng ta cần tìm hiểu và ghinhận đầy đủ; rồi tùy thời, tùy duyên, tùy hoàn cảnhmà đem ra áp dụng. Các đề mục nầy được Ngài tập hợplại trong 4 nhóm tổng quát: thân, thọ, tâm, pháp, và thườngđược Ngài giảng tóm tắt trong các bài kinh khác. Ở đây,đối với người Phật tử Việt Nam, vốn được nghe và đọcnhiều kinh sách từ cả hai nguồn Bắc truyền và Nam truyền,có lẽ chúng ta thường nghe nhiều người nói câu: "Quán tứniệm xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quánpháp vô thường, quán tâm vô ngã". Câu này được ngườita nói đi nói lại nhiều lần, máy móc như thể một câu thiệu.Sau khi nghe loạt bài giảng về kinh Satipatthana này, chúng tacũng nên tự hỏi: - Câu thiệu đó, tuy nghe có vẻ đơn giảnvà ngắn gọn, có còn đúng không? Có ích lợi gì không? Cótóm tắt được ý nghĩa của bài kinh không? Hay đó chỉ làmột cách nói suông, dựa theo lời bàn luận trong Chú giải,để giúp đối trị bản tính tham lam, sân hận, si mê củamột vài hạng thiền sinh mà thôi?

Saukhi giải thích tỉ mỉ từng đề mục, Đức Phật khuyên chúngta phải quán sát, theo dõi, ghi nhận sự sinh khởi, hay ghi nhậnsự tàn diệt, hay ghi nhận sự sinh và diệt của đề mục.Từ đó, khởi lên trí tuệ, để thấy tính vô thường vàvô ngã của nó, và rồi, khi phước duyên tròn đủ, sẽ khôngcòn tham ái, chấp thủ vào đó. Đây là mục đích chính củaChánh Niệm, một chi phần của Con Đường Tám Chánh mà ĐứcPhật đã truyền giảng.

Nóiđến Con Đường Tám Chánh, thỉnh thoảng, trong khi tìm hiểuvề bài kinh, chúng ta cũng nên dừng lại, và tự hỏi: - Bàikinh này, với những đề mục và phương cách quán niệm ghilại trong đó, giúp chúng ta được gì trong công phu thực hànhBát Chánh Đạo, trong đó, Chánh Niệm chỉ là một chi phần,và làm thế nào để phát triển bảy chi phần kia? Tác độnghỗ tương giữa Chánh Niệm và bảy chi phần đó là như thếnào? Suy diễn, quy nạp các lý luận tuy cần thiết nhưng vẫnchưa đủ, mà chúng ta cần phải tự dấn thân, tự thực nghiệmtrong đời sống của mình. Có người cho rằng chỉ cần tuquán niệm là đủ rồi, điều đó có đúng không? Hay là chúngta dùng Chánh Niệm như là một nền tảng vững chắc đểphát triển các chi phần kia? Trong phần cuối của bài kinh,Đức Phật có đề cập đến Bát Chánh Đạo, và như thế,vai trò của bài kinh nầy là gì trong sự hành trì Con ĐườngTám Chánh đó? Con Đường Tám Chánh này là con đường duynhất để đưa đến giác ngộ giải thoát, là con đườngmà các Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thờikỳ trước. Đức Phật của chúng ta cũng đã đi theo Con ĐườngTám Chánh ấy, và Ngài truyền giảng con đường này trong suốt45 năm hoằng đạo, như đã ghi lại trong rất nhiều bài kinh,từ ngay trong bài giảng đầu tiên sau khi thành đạo và trongbài giảng cuối cùng trước khi nhập diệt.

Đãcó nhiều sách, nhiều tài liệu, nhiều bài giảng luận củacác vị cao tăng thiền sư mà chúng ta có thể tham khảo đểtìm hiểu thêm, trong đó có nhiều điểm tương đồng mà cũngcó những điểm bất đồng, và chắc chắn chúng ta cũng sẽđược nghe giảng giải chi tiết trong các buổi học sắp tới.Nhưng cuối cùng rồi, chính mỗi người chúng ta phải tựnhận định, để có một chọn lựa thích hợp cho sự tu tậpcủa chính mình.

*

Ởđây, chúng tôi chỉ đưa ra những câu hỏi mà không đưa racâu trả lời, vì đây chỉ là các câu hỏi gợi ý, để chúngta cùng suy gẫm, trong tiến trình học tập bài kinh, sau khinghe các vị pháp sư giảng giải, và sau khi đem ra áp dụngtrong đời sống hằng ngày của mình. Chúng tôi chỉ là phàmnhân cư sĩ, còn đang tu tập, còn nhiều vô minh, thì nhữngcâu trả lời của chúng tôi, nếu có, cũng chỉ là tạm bợ,nhất thời mà thôi, và vì thế, không cần thiết ở đây.

Trướckhi dứt lời, một lần nữa, chúng tôi rất hoan hỷ và xintán thán công đức của Đại đức giảng sư với tâm từbi, đã bỏ nhiều thì giờ và công sức soạn thảo giáo trìnhmà Sư sẽ thuyết giảng trong thời gian tới, chắc chắn sẽđem nhiều lợi lạc cho toàn thể thính chúng trong diễn đànnày. Chúng tôi xin cầu chúc Sư được nhiều sức khỏe, vàxin chúc toàn thể quý vị thính giả mọi điều tốt lành,học và hành đầy đủ, với nhiều thuận duyên trên con đườngtu tập đưa đến giác ngộ giải thoát, chứng đạt NiếtBàn.

NamMô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

BìnhAnson
TâyÚc, Tháng 8-2006



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2012(Xem: 3625)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 5615)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 8297)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 13881)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 12296)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8228)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 11399)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 13708)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 2941)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
19/06/2012(Xem: 8638)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567