Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Trưởng lão ni Sanghamitta: Vị Ni trưởng đầu tiên tại Sri Lanka

07/02/201114:09(Xem: 10033)
6. Trưởng lão ni Sanghamitta: Vị Ni trưởng đầu tiên tại Sri Lanka

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551
-6-

Trưởnglão ni Sanghamitta:
VịNi trưởng đầu tiên tại Sri Lanka

LornaDewaraja

Hằngnăm, vào ngày Rằm tháng Mười Một âm lịch, Phật tử khắpnơi trong đảo quốc Sri Lanka hành lễ tưởng niệm Trưởnglão ni Sanghamitta, là vị nữ tu sĩ cùng với anh trai của bàlà ngài Trưởng lão Mahinda đã mang Phật giáo truyền vào đảoquốc hơn 2300 năm trước, trong triều đại vua Davanampiya Tissa.Một điều quan trọng đáng ghi nhận là khi Ngài Mahinda hoằngpháp tại vùng Anuradhapura, đa số cư sĩ lắng tâm chuyên chúthính pháp là phụ nữ, trong hàng hoàng gia lẫn hàng thườngdân. Sự kiện đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, số nữcư sĩ tham gia vào các cuộc lễ Phật giáo bao giờ cũng đônghơn số nam cư sĩ.

Saukhi nghe Ngài Trưởng lão Mahinda thuyết giảng, Hoàng hậu Anuladevi,vợ của Phó vương Mahanaga, phát tâm tín thành nơi lời dạycủa Đức Phật, và ngỏ ý muốn xuất gia để trở thànhmột vị Tỳ khưu ni. Khi được biết ý định nầy, Ngài Mahindanói với vua rằng theo đúng giới luật tu sĩ, Ngài không thểtruyền giới cho phụ nữ. Ngài đề nghị nhà vua gửi vănthư đến vua Asoka (A-dục) của xứ Maurya, Ấn Độ, yêu cầuvua Asoka gửi con gái của vua là Trưởng lão ni Sanghamitta sangđảo quốc, và đem theo một nhánh của cây bồ đề tại Bồđề Đạo tràng, nơi Đức Phật đã thành đạo.

Lúcbấy giờ, bang giao giữa hai triều đình rất tốt đẹp, nênvua Devanampiya Tissa không ngần ngại gửi một vị quan là ngàiArittha đến thành phố Pataliputra (bây giờ là Patna) của xứẤn Độ, để gặp vua Asoka, chuyển đạt lời thỉnh cầuấy.

Lúcđầu, vua Asoka ngần ngại, không muốn gửi con gái mình rađi truyền giáo ở nước ngoài, nhưng vì Trưởng lão ni Sanghamittacương quyết yêu cầu nhà vua cho phép bà xuất dương đi hoằngđạo, nên sau cùng, vua Asoka đồng ý cho phép. Một đoàn mườimột vị Tỳ khưu ni cùng lên thuyền đi với bà Sanghamitta,vượt biển sang đảo quốc, mang theo nhánh cây bồ đề, vớisự hướng dẫn của quan Arittha. Đây là một việc làm dũngcảm của bà Sanghamitta, vì vào thời đó, khi người ta vẫncòn có thành kiến xem thường phụ nữ, bà Sanghamitta đã cóđủ nghị lực và can đảm để thực hiện cuộc hành trìnhvượt biển đầy nguy hiểm, mà không có người trong hoàngtộc cùng đi để bảo vệ bà.

Tạicảng Jambukolapattana (nay là cảng Pedro, bán đảo Jaffna), vuacủa đảo quốc cùng với Trưởng lão Mahinda và rất đôngcác tín đồ Phật tử đã ra nghênh đón Trưởng lão ni cùngvới Ni chúng từ Ấn Độ sang, mang theo nhánh cây bồ đề.Nhà vua đã tổ chức buổi lễ tiếp rước rất long trọng,và rất đông dân chúng đã tham gia cùng với phái đoàn truyềngiáo đưa nhánh cây nầy về kinh đô Anuradhapura, cuộc hànhtrình kéo dài 14 ngày bằng đường bộ. Nhánh cây nầy đượctrồng trong vườn Mahamegha tại một nơi tôn nghiêm. Từ ngàyấy cho đến nay, trong suốt 23 thế kỷ qua, vua chúa và dânchúng đảo quốc Sri Lanka tiếp tục gìn giữ, bảo vệ vàtôn quý cây bồ đề này, như là một bảo vật quốc gia.Cổ thụ bồ đề ngày nay được xem như là một trong nhữngcổ thụ lâu năm nhất trên thế giới.

Trưởnglão ni Sanghamitta đã thực hiện một công tác quan trọng nhấttại đảo quốc là truyền giới và hướng dẫn tu tập choHoàng hậu Anuladevi và các thị nữ sau khi các vị nầy xuấtgia với Bà. Từ đó, Ni đoàn Sri Lanka được thành lập vàkéo dài khoảng 1000 năm. Theo các nguồn sử liệu Trung quốc,vào năm 429 CN, Ni đoàn nầy đã gửi 9 vị Tỳ khưu ni do Nisư Deva Sara lãnh đạo, vượt đại dương, đi thuyền đếnTrung quốc để truyền giới cho 300 vị tu nữ tại Nam kinh,thành lập Ni đoàn tại xứ sở đó; và từ Trung quốc, đãphát triển đến các quốc gia khác trong vùng Đông Á cho đếnngày nay.

Trưởnglão ni Sanghamitta lưu lại tại đảo quốc, tiếp tục côngtrình hoằng pháp, truyền bá đạo Phật, và viên tịch tạiđó, vào tuổi 59. Bà là tấm gương dũng cảm cho các vị nữtu sĩ, đã không ngần ngại lên đường mạo hiểm nơi xa xôiđể hoằng dương Chánh Pháp. Bà cũng là một vị nữ đạisứ đầu tiên trong lịch sử ngoại giao cận đại, đã đượcmột vị quốc trưởng gửi đi theo lời mời của một vịquốc trưởng khác. Cho đến ngày nay, phụ nữ Sri Lanka nóiriêng, và Phật giáo Sri Lanka nói chung, đều thành tâm ghi ânvà tán thán công đức của Bà.

BìnhAnson trích dịch
TâyÚc, tháng 3-2007

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 5194)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
17/02/2012(Xem: 4702)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4430)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 15922)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 14184)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4445)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 14785)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 11893)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6769)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4829)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]