Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. So sánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-khưu

02/02/201111:04(Xem: 12844)
20. So sánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-khưu

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Sosánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-khưu

BìnhAnson

Dướiđâylà bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-khưu hiệnđang lưu hành:

Phânloại:(1)(2)(3)(4)(5)(6)
Cựcác pháp
4
4
4
4
4
4
Tăngtàn pháp
13
13
13
13
13
13
Bấtđịnh pháp
2
2
2
2
2
2
Xảđọa pháp
30
30
30
30
30
30
Ðơnđọa pháp
92
90
90
91
92
90
Hốiquá pháp
4
4
4
4
4
4
Chúnghọc pháp
75
100
113
100
66
42
Diệttránh pháp
7
7
7
7
7
7
Tổngcộng
227
250
263
251
218
192
Ghi chú:
(1)Luật Pàli, Thượng tọa bộ
(2)LuậtTứ Phần
(3)LuậtThập Tụng
(4)LuậtNgũ Phần
(5)LuậtTăng Kỳ
(6)LuậtHữu Bộ
So sánh5 bộ Luật đang lưu hành trong Phật Giáo Bắc Tông - từ (2)đến (6), Hòa thượng Thích Trí Quang viết:

- ..."Muốn biết giữa 5 bộ luật như thế nào thì sơ khởi hãyđem giới bản của 5 bộ ra mà so sánh chút ít. Tỷ-khưu giớicó 8 loại: 1 là khí, 2 là tăng tàn, 3 là bất định, 4 làxả đọa, 5 là đọa, 6 là hối quá, 7 là học pháp, 8 là diệttránh. Trong 8 loại này, chỉ có 2 loại 5 và 7 là 5 bộ khácnhau: loại 5 thì Tứ phần, Thập tụng và Hữu bộ đều có90,Ngũ phần có 91, Tăng kỳ có 92; còn loại 7 thì Ngũ phần vàTứ phần có 100, Tăng-kỳ (Ma-ha-tăng-kỳ, Mahasaghika)có 66, Thập tụng có 113, Hữu bộ có 42. Nhìn đại khái, giớiđiều quan trọng thì 5 bộ như nhau, giới điều linh tinh mớikhác nhau. Nhìn thêm chút nữa, giới bản của Tăng-kỳ, Ngũphần và Thập tụng thì lời kệ mở đầu và kết thúc đềunhư nhau, chỉ Tứ phần với Hữu bộ mới khác nhau. Xét văntự thì Tứ phần có chậm nhất, xét bộ phái thì Tăng-kỳcó sớm nhất. Theo ngài Pháp Hiển ghi thì "luật Tăng-kỳnày khi Phật tại thế được đại chúng đầu tiên tuân hành,được lưu truyền tại tinh xá Kỳ-hoàn"."

Sosánh với Luật Pàli, phần lớn sự khác biệt là ở Chúnghọc pháp (Sekhiya), trong đó, Luật Pàli không đề cậpđến 26 giới điều ứng xử về tháp Phật và tượng Phật(Luật Tứ Phần, Chúng học pháp: điều giới số 60 đến85).

Sauđây là phần giải thích sơ lược các học giới - dựa theoTứ phần luật (250 giới Tỳ khưu), trích từ quyển "CươngYếu Giới Luật" của Hòa thượng Thích Thiện Siêu:

Bốnpháp Cực ác (Ba-la-di):

BốnBa-la-di: Ba-la-di, Phạn tự là Pàràjjka, Tàu dịch là"Khí" - bỏ vứt ra ngoài Tăng chúng. Tội Ba-la-di có bốn, làbốn tội phạm vào thì bị bỏ đi, vứt đi. Mắc bốn tộinày coi như bỏ ra ngoài Tăng chúng, vì vậy gọi là Khí (vứtbỏ). Phạm tội này gọi là bất cọng trụ, tức không đượcphép tham dự tất cả công việc của Tăng. Luận Du-dà-sư-địacho rằng khi phạm bốn tội này gọi là Tha thắng - tức khiphạm tội nầy thì bị Ma thắng. Vì sao? vì người tu sĩ vínhư một chiến sĩ chiến đấu với bốn thứ ma: Ma phiềnnão, ma ngũ ấm, tử ma, thiên ma. Họ đánh bằng khí giớigì? Họ chiến đấu bằng cách hành trì giới luật. Khi ngườitu sĩ không trì giới, không giữ giới thì thua bốn thứ mađó, như vậy là Ma thắng. Do đó phạm bốn Ba-la-di cũng gọilà phạm Tha thắng. Tha là kẻ khác, thắng là hơn. Phạm tộiđể kẻ khác hơn gọi là Tha thắng. Nếu phạm tội này thìMa hơn. Còn phạm những tội dưới đây thì còn dằn co, chưaphân thắng bại.

Mườiba pháp Tăng tàn (Tăng-già-bà-thi-sa):

Mườiba Tăng tàn: Phạn tự là Samghà-vasena. Phiên âm là Tăng-già-bà-thi-sa.Tàu dịch là "Tăng tàn". Tăng tàn có hai nghĩa:

1.Nghĩa thứ nhất: Giới luật là tính mạng của Tăng. Khi phạmBa-la-di coi như chết hẳn. Còn nếu phạm Tăng tàn thì nhưmột người chết mà chưa chết hẳn, mới hấp hối thôi,nếu cấp cứu kịp thời, gặp thầy hay thuốc tốt thì cóthể cứu được.

2.Nghĩa thứ hai: Phạm giới này nếu đủ hai mươi Tỷ-khưuhợp lại Kiết-ma đúng pháp, cho họ sám hối thì có thểtiêu diệt được tội này, nên gọi là Tăng tàn. Trong Cănbản nhất hữu bộ gọi là Chúng giáo. Chúng là chúng Tăng,giáo là giáo dục. Chúng giáo có nghĩa phải có hai mươi vịTăng giáo dục cho, cho sám hối thì mới hết tội.

Haipháp Bất định:

Haibất định: Vì sao gọi là Bất định (Aniyata)? Vì khôngdứt khoát tội đó là Ba-la-di hay Tăng tàn hay Ba-dật-đề.Nó có thể thành tội Ba-la-di hay tội Tăng tàn hoặc Ba-dật-đềtheo lời trú tín Ưu-bà-di, là vị nữ cư sĩ có lòng tin thanhtịnh kiên cố, không nhất định nên gọi là Bất định.Hai tội này chỉ liên hệ giới bất dâm, chứ không liên hệcác giới khác.

Bamươi pháp Xả đọa (Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề):

Bamươi tội Xả đọa: Phạn tự là Nissagiya-pàcittiya.Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là phiên âm. Tàu dịch là "Xả đọa".

Tộixả và tội đọa. Loại tội này là chỉ các Tỷ-khưu, đồdùng đó khi phạm vào mà trái phép thì phải đọa. Muốn sámhối tội đó thì phải ở giữa chúng hoặc đối một ngườimà xả đồ vật lấy dùng trái phép trước rồi sám tộisau.

Nóicách khác, khi đề cập đến tội xả đọa là các vật sởhữu của Tỷ-khưu, như y, bát, tọa cụ... lại không làm thủtục tác pháp thì phải làm phép xả vật, xả tội, chừabỏ tâm lý chứa chấp, tàng trữ tài vật để khỏi đọalạc, nó gồm ba mươi giới. Ai phạm nên đưa các phẩm vậtấy ra giữa Tăng, từ bốn vị trở lên để xả và đốitrước một vị Tỷ-khưu để nói tội và xin sám hối.

Chínmươi pháp Ðơn đoạ (Ba-dật-đề):

Ba-dật-đề(Pàcittiya).Tàu dịch là "Ðơn đọa". Nó liên quan đến các tội tiểuvọng ngữ, cố ý sát hại côn trùng, cùng với nữ nhơn đichung đường v.v... gồm có chín mươi đơn đọa là tội khôngdính dáng gì đến vật dụng hết. Phạm thì bị đọa thôi,không cần xả, nên gọi là đơn đọa.

Bốnpháp Hối quá (Ba-la-đề Ðề-xá-ni):

Bốnhối quá pháp. Ba-la-đề Ðề-xá-ni (Pàtidesanniya), Tàudịch là "Hướng bỉ hối". Phạm tội này chỉ hướng tớimột Tỷ-khưu khác, nói rõ lỗi lầm đã phạm và xin sám hối.Tóm lại là tội nhỏ, có thể hối cải, người phạm cóthể nói tội với một Tỷ-khưu khác mà xin sám hối.

Mộttrăm pháp Chúng học (Thức-xoa-ca-la-ni):

Mộttrăm Học pháp phiên âm Phạn tự là Thức-xoa-ca-la-ni (SikkhàKaraniya). Tàu dịch là "Chúng học". Chúng học pháp là nhữngpháp cần nên học. Như các sinh hoạt hằng ngày, các oai nghinhỏ nhặt.... Pháp này chủ yếu là tự trách lấy mình. Ðâylà tội nhỏ nhặt, tội khó giữ nhưng hết sức dễ phạm.Khi biết phạm thì tự trách lấy mình để ăn năn, tự hứalần sau không tái phạm là đủ.

Bảypháp Diệt tránh:

BảyDiệt tránh pháp, tiếng Phạn là Adhikaramà-samathà. Tàudịch là "Diệt tránh pháp". Tức bảy phương pháp trị tộihay bảy cách thức để chấm dứt sự tranh cãi giữa chúngTăng.

BìnhAnson sưu tập,
tháng10-2000
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2011(Xem: 6982)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
17/01/2011(Xem: 3705)
Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.
16/01/2011(Xem: 17337)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 19651)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9339)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 8256)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 6764)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4436)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 7658)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2921)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]