Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Cuộc đời Ðức Phật

02/02/201111:04(Xem: 11118)
02. Cuộc đời Ðức Phật

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Cuộcđời Ðức Phật

BìnhAnson

Ngàyrằmtháng tư âm lịch mỗi năm là một ngày đặc biệt chotất cả các Phật tử trên thế giới. Theo truyền thống Theravada(Nguyên thủy, Nam tông), đó là ngày Tam Hợp- Vesakha(Vesak)- kỷ niệm ngày sinh (Phật Ðản), ngày chứng đắc(Thành Ðạo), và ngày tịch diệt (Ðại Niết Bàn) của ÐứcPhật. Trong khi đó, một số quốc gia theo truyền thống Mahayana(Ðại thừa, Bắc tông) cử hành ba dịp trọng đại trên vàoba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, ngày rằm tháng tư đượcxem như là ngày lễ Phật giáo quan trọng nhất, và đã đượctoàn thể các tông phái Phật giáo thống nhất vào kỳ Ðạihội lần thứ VI của Phật giáo Thế giới năm 1961.

Ðếnnay, mọi người đều thống nhất rằng Ðức Phật sinh ratrong đêm trăng rằm tháng tư âm lịch năm 623 trước Tây Lịch(TL), tại vườn Lumbini(Lâm Tỳ Ni), ngoại ô thành Kapilavatthu(Ca Tỳ La Vệ), ngày nay thuộc xứ Nepal, phía bắc Ấn Ðộ.Thân phụ Ngài là vua Suddhodana(Tịnh Phạn) và thân mẫulà hoàng hậu Maha Maya(Ðại Tịnh Diệu). Ngài thuộcsắc tộc Sakya(Thích Ca), có họ Gotama (Cồ Ðàm),và được vua cha đặt tên là Siddhatta(Sĩ Ðạt Ða),có nghĩa là Như Ý. Năm 16 tuổi, Ngài lập gia đình với côngchúa Yasodhara(Gia Du Ðà La) và có một người con trai,tên là Rahula(La Hầu La).

Năm29 tuổi, Ngài rời bỏ cung vàng, vượt sông Anoma(mộtchi nhánh của thượng lưu sông Gange - Hằng hà), tầm sư họcđạo, sống một cuộc đời du tăng. Sau 6 năm học hỏi vớinhiều bậc đạo sư nổi tiếng thời đó với nhiều phápmôn tu tập khác nhau, Ngài cảm thấy vẫn còn nhiều vướngmắc, và vẫn không tìm ra được con đường giải thoát tốihậu.

Cuốicùng, Ngài quyết định không sống lệ thuộc vào một vịđạo sư, một pháp môn nào cả. Từ bỏ lối tu khổ hạnhhành xác, Ngài bắt đầu đi khất thực trở lại để phụchồi sức khỏe, và tham thiền dưới cội cây Assatha(ficusreligiosa), sau nầy được gọi là cây bồ đề(bodhi),trong vùng Gaya - ngày nay được gọi là Bodhgaya, Bồ ÐềÐạo Tràng, bên bờ sông Neranjara(Ni Liên Thuyền).

Ngàilập tâm nhất quyết nỗ lực cùng tột bất thối chuyển:"Dùchỉ còn da, gân và xương, máu và thịt đã cạn khô và tanbiến, ta nguyện không xê dịch chỗ nầy cho đến khi chứngngộ Toàn Giác (samma-sambodhi)". Vào đêm rằm tháng tư năm588 trước TL, Ngài nhập định tham thiền, quán niệm hơi thởvà định tâm, an trú vào bốn tầng thiền-na (jhana),rồi hướng tâm hồi tưởng các tiền kiếp. Vào cuối canhmột đêm đó, Ngài chứng đạt trí tuệ "túc mạng minh". Sauđó, Ngài hướng tâm quán triệt nguyên do đưa đến sự sinhtử của mọi loài, về luật nghiệp quả, và vào cuối canhhai, Ngài chứng đạt "thiên nhãn minh". Sau đó, Ngài quán triệtsự chấm dứt các lậu hoặc, quán triệt Khổ, Khổ tập,Khổ diệt, và Con đường diệt Khổ (Tứ Diệu Ðế), và chứngđạt "lậu tận minh".

Lậuđã tận diệt, tuệ đã toàn khai, Ngài quán triệt chân lývà giác ngộ, trở thành một vị Chánh Ðẳng Chánh Giác (SammaSambuddha), và được xem như là đã chứng Niết Bàn HữuDư Y (Sa-upadisesa Nibbana Dhatu), nghĩa là trạng thái tâmtrí hoàn toàn giải thoát nhưng thân xác vẫn còn tồn tại.Lúc đó Ngài được 35 tuổi.

Bàigiảng đầu tiên của Ngài là bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana),giảng cho năm anh em Kondanna(Kiều Trần Như), đệ tửđầu tiên, tại vườn Lộc Uyển gần thành Benares(BaNa Lại). Ðây là bài giảng tóm tắt tinh hoa của đạo giảithoát, là một Trung Ðạo (Majjhima Patipada)không lệ thuộcvào hai cực đoan của việc nô lệ dục lạc và việc hànhkhổ thân xác, bao gồm bốn sự thật phổ quát (Tứ Diệờế) và con đường diệt khổ gồm tám yếu tố chân chính(Bát Chánh Ðạo).

Từđó, trong suốt 45 năm, Ngài đi truyền giảng con đường giảithoát, thu nhận đệ tử, có người xuất gia theo Ngài và lậpthành Tăng đoàn (Sangha), cũng có người còn tại gia,gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của Ngài là vùng ÐôngBắc Ấn Ðộ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánhthượng nguồn sông Gange (sông Hằng).

Ngàithường được gọi là Ðức Phật Cồ Ðàm (Buddha Gotama).Chữ "Phật" là tiếng gọi tắt của "Phật Ðà", phiên âmtừ chữ Phạn "Buddha"- người bình dân Việt Nam cónơi gọi là ông Bụt - nghĩa là người đã giác ngộ (GiácGiả). Trong các kinh điển ghi lại, Ngài thường tự gọi mìnhlà Tagatatha(Như Lai). Ngoài ra, theo kinh điển, Ðức Phậtcó mười danh hiệu: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc,Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự TrượngPhu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Ngàigiảng rất nhiều chủ đề cho nhiều hạng người khác nhau,tùy theo tâm tính, căn cơ, hoàn cảnh của họ, để giúp họthăng tiến trên đường tu tập. Thực tế nhất là 37 phẩmtrợ đạo mà Ngài đã tóm tắt lại trong những ngày cuốicủa cuộc đời tại thế của Ngài: 4 Niệm xứ, 4 pháp Chánhcần, 4 điều Như ý, 5 Căn, 5 Lực, 7 Giác chi, và đạo 8 Chánh.

ÐứcPhật tịch diệt năm 543 trước TL, lúc Ngài 80 tuổi, tạikhu rừng cây Sala, gần thành Kusinara(Câu Thi La).Ðêm đó, sau khi nhập và xuất tám bậc thiền, Ngài nhậpNiết Bàn Vô Dư Y (An-upadisesa Nibbana Dhatu)- hay ÐạiBát Niết Bàn (Maha Parinibbana)- nghĩa là Niết Bàn vớithân xác không còn mầm sống tồn tại trong thế gian. Lúcđó là canh cuối cùng của đêm rằm tháng tư. Lời dạy cuốicùng của Ngài là:

"Nầycác vị Tỳ khưu, nay Ta khuyên bảo chư vị: tất cả các pháphữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ có phóng dật".
Các bàigiảng của Ngài được trùng tuyên và kết tập lại thànhbộ Kinh Tạng (Sutta Pitaka). Các điều giới luật chocác vị tu sĩ - cùng các câu chuyện có liên quan đến giớiluật đó - được kết tập thành bộ Luật Tạng (VinayaPitaka). Ngoài ra, còn có nhiều bài giảng đặc biệt khácmà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Ðàm (AbhidhammaPitaka, Thắng Pháp Tạng hay Luận Tạng).Ba tạng nầy kếthợp thành bộ Tam Tạng Kinh Ðiển của Phật Giáo ngày nay.
Perth,Tây Úc,
tháng4-1995
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2011(Xem: 6982)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
17/01/2011(Xem: 3705)
Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.
16/01/2011(Xem: 17337)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 19651)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9339)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 8256)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 6764)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4436)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 7658)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2921)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]