Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Ba nơi nương tựa

15/01/201109:44(Xem: 8926)
01. Ba nơi nương tựa

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
ANBÌNH TĨNH LẶNG
Bình Anson
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội, TL. 2005 - PL. 2549

01

BANƠI NƯƠNG TỰA

Viếtdựa theo tập sách "Tam Quy, Ngũ Giới"

củaBác Phạm Kim Khánh

Tìmnơi nương tựa - quy y - là một hành động chung của hàngPhật tử, căn bản cho các công phu hành trì trong Đạo Phật.Bất cứ luận thuyết, tông phái và pháp hành nào của Phậtgiáo đều bắt nguồn từ hành động quan yếu này, mà mỗiPhật từ đều trì tụng thường xuyên, đó là việc quy y.Trong tiếng Pāli, hành động đó gọi là "sarana-gamana"(quy y). "Gamana"nghĩa là đi đến, quy về, tìm về. "Sarana"nghĩa là nơi nương tựa, giúp đỡ, dưỡng nuôi, hướng dẫn.Quy y về một nơi nào có nghĩa là đến đó để xin giúp đỡ,hướng dẫn và dưỡng nuôi. Thông thường, đó là điều talàm khi gặp phải một khủng hoảng nào đó trong đời sống,khi gặp phải một thực tế khó khăn mà tự chúng ta khôngthể đương đầu được. Do đó, ta tìm đến một nơi nàođó để xin giúp đỡ.

Điềulàm cho một người trở thành một Phật tử không phải chỉđơn giản là đi tìm nơi nương tựa ở bất cứ điều gì.Thông thường, người ta đi tìm nơi nương tựa ở một cáigì khác, chẳng hạn nương tựa vào gia đình, bạn bè, nghềnghiệp, chức vụ, kinh doanh, thú vui dục lạc, rượu chè,ma túy, v.v... Điều làm cho một người trở thành một Phậttử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở ĐứcPhật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.

Sauđây là một câu chuyện ghi lại lời giảng của Đức Phậttrong kinh Ví Dụ Hòn Núi (Tương Ưng 3.II.V) về tầm quan trọngcủa việc quy y Tam Bảo:

Khèức Phật ngự tại thành Sāvatthi (Xá Vệ). Lúc ấy vua Pasenadi(Ba-tư-nặc) của nước Kosala đến hầu Phật, và sau khi đảnhlễ xong, vua ngồi lại một bên. Ðức Thế Tôn hỏi:

- ThưỪại Vương, Ngài đến đây có việc gì không?

- BạchThế Tôn, bấy lâu nay con hết sức bận rộn với những côngviệc mà hàng vua chúa thường quan tâm đến, như là làm saođể gìn giữ quyền lực, bảo đảm an ninh của xứ sở, bànhtrướng lãnh thổ và vui hưởng trên các chiến thắng đó.

- ThưỪại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Thí dụ như có ngườithân tín, đáng tin cậy từ phương Ðông đến gặp Ðại vươngvà thưa: "Tâu Ðại vương, xin báo đến Ðại vương đượcbiết, rằng hiện có một ngọn núi rất cao, đang di chuyểnvà đè bẹp tất cả mọi loài chúng sinh. Tâu Ðại vương,xin Ðại vương hãy gấp làm những gì cần phải làm".

Rồimột người khác đến từ phương Tây, rồi một người thứba đến từ phương Bắc, rồi một người thứ tư đến từphương Nam cũng đều đến báo nguy như thế. Như vậy, thưỪại vương, từ bốn phía đều có các ngọn núi khổng lồvồn vập tràn tới. Nghe như vậy thì Ðại Vương vô cùngkinh sợ. Tiêu diệt kiếp sống làm người quả thật khủngkhiếp. Tái sinh trở lại vào cảnh người quả thật hy hữu.Bấy giờ Ðại Vương phải làm thế nào?

- BạchThế Tôn, tiêu diệt kiếp sống làm người quả thật vô cùngkhủng khiếp, tái sinh trở lại làm người quả thật rấthy hữu. Như thế, con không thể làm cách nào khác hơn là cốgắng sống một cuộc sống chân chánh, công minh chánh trực,và làm những việc thiện, tạo phước.

- ThưỪại Vương, Ta báo cho Đại Vương biết là tuổi già và sựchết đang tiến đến Đại Vương. Khi tuổi già và sự chếttiến dần đến, Ðại Vương phải làm thế nào?

- BạchThế Tôn, những việc như xua voi, ngựa, chiến xa, và quânlính vào chiến tranh, những việc hằng làm bận tâm hàng vuachúa - những việc ấy không thể làm gì để ngăn chống tuổigià và sự chết. Bạch Thế Tôn, trong triều có những vịquân sư tài giỏi, bùa phép cao cường, có thể ngăn ngừacả đội binh địch. Trong quốc khố, có vàng bạc châu báuđược tàng trữ đầy kho, dư đủ để chống đỡ mọi chiếnlược tài chánh. Tuy nhiên, bùa phép và tài sản ấy khôngthể cản ngăn sự chết và tuổi già đang tiến dần đếncon. Bây giờ, con không thể làm cách nào khác hơn là cố gắngsống cuộc sống chân chánh, công minh chánh trực, và làm nhữngviệc thiện, tạo phước.

- Đúngvậy, thưa Ðại vương. Quả đúng như thế. Khi tuổi già vàsự chết tiến dần đến, Đại Vương không thể làm cáchnào khác hơn là cố gắng sống cuộc sống chân chánh, côngminh chánh trực, và làm những việc thiện, tạo phước.

Vàbậc Ðạo Sư nói lên bài kệ:

Nhưnúi đá rộng lớn,
Dựngđứng lên hư không,

Tiếntới tràn xung quanh,

Ápđè cả bốn phía.

Cũngvậy, già và chết

Dichuyển đến hữu tình,

Giaicấp Sát-đế-lỵ,

Bà-la-môn,Phệ-xá,

Thủ-đà,Chiên-đà-la

Kẻđổ rác, đổ phân,

Khôngmột ai thoát khỏi,

Tấtcả bị chinh phục.

Ởđây không tượng binh,
Khôngxa binh, bộ binh,

Khôngtrận chiến chú thuật,

Khôngtrận chiến tài sản

Cóthể giúp chiến thắng,

Chốngvới già, với chết.

Dovậy người hiền trí,

Thấyrõ phần tự lợi,

Ngườitrí đặt tin tưởng,

VàoPhật, Pháp và Tăng.

Aivới thân, khẩu, ý,
Hànhtrì đúng Chánh pháp,

Ðờinày được tán thán,

Ðờisau, hưởng phước trời.

*

Dovậy, là những Phật tử hiền trí, chúng ta tìm về nơi nươngtựa cao quý nhất trên thế gian, đó là Tam Bảo: Phật Bảo,Pháp Bảo và Tăng Bảo.

ÐứcPhật tìm ra Con Ðường Giải Thoát, vượt thoát ra khỏi mọihình thức khổ não của kiếp sống triền miên luân hồi trongsinh tử. Với lòng từ bi vô lượng, Ngài đã chỉ dạy rõràng cho chúng sinh về Con Đường đó. Pháp Bảo là Con Ðường,là những lời dạy quý báu của Ngài. Tăng Bảo là nhữngvị đã có niềm tin nơi Ðức Phật, lắng nghe và thông hiểulời dạy, nỗ lực hành trình theo Con Ðường và chứng đắccác Ðạo Quả cao thượng.

1)Quy Y Phật

NgườiPhật tử hằng ngày đọc tụng, suy ngẫm, xưng tán mườihồng danh của Ðức Thế Tôn là: Ðấng Ứng Cúng, ChánhBiến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

- ÐấngỨng Cúng(Arahaṁ), còn phiên âm là A-la-hán, vì Ngàicó phẩm hạnh hoàn toàn trong sạch, đã tận diệt ô nhiễm,xa lìa những bợn nhơ ngủ ngầm trong tâm. Ngài đã phá tanvà thoát ra khỏi vòng luân hồi, chấm dứt chuỗi dài sinhtử triền miên và không còn tái sinh trong cõi Ta-bà này nữa.Ngài là bậc chí tôn chí thánh, xứng đáng để chư Thiênvà nhân loại lễ bái cúng dường.

- ÐấngChánh Biến Tri (Sammāsambuddho), vì Ngài thông suốtcác pháp một cách chân chánh và tự mình chứng ngộ, khôngthầy chỉ dạy. Nơi đây, "không thầy chỉ dạy" có nghĩalà không có vị thầy nào chỉ dạy cho Ngài phương pháp tuhọc để chứng đắc Ðạo Quả Chánh Ðẳng Chánh Giác. Trướckia, Ngài có học với những vị thầy như Ālāra Kālāma, UddakaRāmaputta để hiểu biết thế gian pháp, nhưng để tiến đếntầng siêu thế thì chính Ngài phải tự mình quán nhìn vàotrong, tìm chân lý bên trong. Đắc tuệ giải thoát, Ngài chứngngộ Chân Lý tối hậu, chưa từng được biết.

- ÐấngMinh Hạnh Túc (Vijjācaraṇa-sam panno), vì Ngài có đầyđủ minh trí và giới hạnh, trí tuệ viên thông, vừa sâusắc vừa mênh mông bao quát, đức hạnh thanh cao siêu xuất.

- ÐấngThiện Thệ (Sugato)là người đi chân chánh. Ngàiđi chân chánh vì đi trên Con Ðường Cao Quý, tức Bát ChánhÐạo. Ngài đi theo phương pháp chân chánh, vì dứt bỏ mọiluyến ái và hướng đến trạng thái chu toàn. Mục tiêu cuộchành trình của Ngài là chân chánh vì đó là Niết Bàn. Ngàiđi chân chánh vì đi thẳng đường, không quanh co hay lui tới.

- ÐấngThế Gian Giải (Lokavidū), vì Ngài thông suốt cảTam Giới gồm Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Ngàiđã kinh nghiệm và thông suốt thấu đáo thế gian dưới tấtcả mọi khía cạnh như về bản chất cá nhân, về sự phátsinh, sự chấm dứt và phương tiện đưa đến chấm dứt thếgian.

- ÐấngVô Thượng Sĩ(Anuttaro), không ai sánh bằng,vô song, vô thượng. Trong toàn thể tam giới, Ðức Phật cónhiều đặc tính cao thượng, quý trọng hơn tất cả, vềgiới hạnh, về pháp hành thiền, về trí tuệ, về giải thoát,về tri kiến giải thoát, không ai hơn hoặc sánh bằng Ngài.

- ÐấngÐiều Ngự Trượng Phu(Purisa-damma-sārathi), vì Ngàidẫn dắt những người hữu duyên đáng được giáo hóa. Ngàirèn luyện, un đúc, khép vào khuôn khổ giới luật những chúngsinh cần được huấn luyện và đưa những chúng sinh ấy đếngiới đức trong sạch, trí tuệ tuyệt hảo.

Xinlưu ý ở đây là Vô Thượng Sĩ và Điều Ngự Trượng Phucũng có thể hiểu chung là một danh hiệu "Đấng Vô ThượngĐiều Ngự Trượng Phu".

-Ðấng Thiên Nhân Sư (Satthā Devāmanus-sānaṁ), bậcthầy của chư Thiên và nhân loại, vì Ngài dạy các pháp cólợi ích trong hiện tiền, tại nơi đây, có lợi ích trongnhững kiếp sống vị lai và các pháp dẫn đến mục tiêutối hậu là Niết Bàn.

- ÐấngGiác Ngộ (Buddho). Từ giấc mơ vô minh, Ngài đã thứctỉnh, chứng ngộ Ðạo Quả Vô Thượng dưới cội bồ đề.Ðây là kết quả của công phu tích cực tu tập thực hànhtròn đủ ba mươi pháp Ba-la-mật qua nhiều đời, nhiều kiếp.Trong đời sống cuối cùng, sau cuộc chiến đấu kỳ diệuphi thường kéo dài sáu năm đăng đẵng, không có sự hỗtrợ từ bên ngoài và không được sự hướng dẫn của mộtnăng lực siêu phàm nào, cô độc một mình, Bồ-tát Gotama(Cồ Ðàm), lúc ấy ba mươi lăm tuổi, tận diệt mọi ô nhiễmngủ ngầm từ vô lượng tiền kiếp, chấm dứt mọi tiếntrình tham ái, và chứng ngộ thực tướng của vạn pháp, trởthành một vị Phật, bậc Toàn Giác.

- ÐứcThế Tôn (Bhagavā), một danh từ diễn đạt lòng tônsùng kính mộ. Ðây là một hồng danh đặc biệt mà Ngài thànhđạt do sự liễu ngộ vô thượng, Chánh Ðẳng Chánh Giác,cùng với tri kiến toàn hảo.

Khithấu hiểu những đức hạnh, trí tuệ, công đức và lòngtừ bi vô lượng của Ðức Phật. chúng ta cảm thấy cầnphải tỏ lòng kính mộ đến một lý tưởng trong sạch. Trongtâm ta tràn ngập những tư tưởng tri ân, kính trọng, tônsùng, quý mến. Khi thành kính chiêm bái kim thân Ngài, ta tìmthấy một nguồn năng lực dồi dào, thúc giục xây dựng trongtâm mình một nơi tôn thờ trang nghiêm, rồi cố dọn lòngtrong sạch để xứng đáng đón rước hình ảnh của Ngài,tôn trí hình ảnh ấy vào đền thờ nội tâm với đầy sựkính mến tiềm tàng trong lòng. Trước bàn thờ ấy, ta nguyệnhàng ngày dâng lên Ðức Phật những lễ vật, không phảinhững ngọn nến phải tiêu mòn hay những đóa hoa phải tànhéo, mà là những hành động từ ái, những thái độ hy sinhcao cả, những công trình phục vụ hoàn toàn vị tha. Ðó làlễ vật mà ta chú nguyện hằng ngày để dâng đến ÐứcPhật.

Tanhận định chắc chắn rằng đó hẳn là nơi nương tựa chutoàn nhất cho chúng sinh, và từ đó phát sinh một niềm tinvững chắc nơi Ðức Bổn Sư ,và từ đáy lòng, ta tự nguyện:

"Buddhaṁsaranaṁ gacchāmi"
-Con xin về nương tựa nơi Ðức Phật.

2)Quy Y Pháp

ÐứcPhật là nương tựa cao quý, nhưng Ngài đã nhập diệt. Trướcgiờ Ngài nhập Ðại Niết Bàn, Ngài Ānanda(A Nan) bạchhỏi: "Sau khi Ngài nhập diệt, ai sẽ thay thế Ngài để lãnhđạo Giáo Hội?", Ðức Phật dạy:

"NàyĀnanda, có thể thầy nghĩ rằng Giáo Huấn Tối Cao sẽ khôngcòn ai giảng dạy, quý thầy sẽ không còn Ðạo Sư dẫn dắt.Này Ānanda, thầy không nên nghĩ như thế. Giáo Pháp và GiớiLuật đã được Như Lai truyền dạy rõ ràng và quảng bárộng rãi. Này Ānanda, khi Như Lai nhập diệt, Giáo Pháp vàGiới Luật (Dhamma-Vinaya) ấy sẽ là Đạo Sư của quý vị."(Ðại Kinh Bát Niết Bàn, Trường Bộ)

Đâylà một lời dạy rất rõ ràng. Từ ngày ấy, hơn hai ngànnăm trăm năm đã trôi qua, giáo lý vàng ngọc mà trong suốt45 năm Ðức Thế Tôn đã dày công giảng dạy bằng nhiềuphương cách khác nhau, vẫn được lưu truyền trọn vẹn. Giáopháp, hay những lời dạy của Ðức Thế Tôn, được gìn giữđầy đủ trong ba tạng: Luật, Kinh và Thắng pháp. Ðó làkho tàng Pháp Bảo.

Giáopháp này có đặc tính gìn giữ, bảo vệ, nâng đỡ nhữngchúng sinh thực hành đúng lời dạy, không để rơi vào khổcảnh. Giáo pháp đem ánh sáng đến người tối tăm mê muội,giúp phân biệt điều phải lẽ quấy, đường chánh nẻo tà.Giáo pháp chỉ rõ định luật "nghiệp báo - tái sinh" đểgiúp chúng sinh dựa theo đó sửa mình, dọn đường tiến đếnnhững cảnh giới nhàn lạc, hạnh phúc. Hơn nữa, nếu thựchành đúng mức, Giáo pháp sẽ đưa ta thoát ra khỏi mọi hìnhthức khổ đau của vòng luân hồi, đến trạng thái tịchtịnh trường cửu. Ðó là nơi nương tựa chu toàn.

Câukinh để tán dương Ân Ðức Pháp Bảo (Dhamma Guṇa)màngười Phật tử hàng ngày đọc tụng có ý nghĩa như sau:"Giáopháp do Đức Thế Tôn thuyết giảng toàn hảo, thiết thựchiện tại, trổ quả tức thời, mời đến để thấy, cókhả năng hướng thượng, được bậc thiện trí tự mìnhchứng biết".

- Giáopháp Do Ðức Thế Tôn Thuyết Giảng Toàn Hảo (Svākkhātobhagavatā dhammo).Toàn thể Giáo pháp được Ðức Thế Tôntruyền dạy một cách toàn hảo bởi vì toàn hảo ở đoạnđầu, toàn hảo ở đoạn giữa và toàn hảo ở đoạn cuối.Và bởi vì Giáo pháp mở đường đưa đến đời sống trongsạch toàn hảo.

Hiểutheo một cách khác, toàn thể Giáo pháp hoàn toàn tốt đẹpở đoạn đầu là "Giới", vì giới đem lại trạng thái anlành; hoàn toàn tốt đẹp ở đoạn giữa là "Ðịnh" (tứclà thiền Chỉ-Quán) vì Định đem lại tình trạng an lạctự tại và trí tuệ minh sát; và hoàn toàn tốt đẹp tốtđẹp ở đoạn cuối là Ðạo Quả và Niết Bàn.

Thêmvào đó, Tam Tạng Pháp Bảo, từ tạng Luật đến tạng Kinhvà tạng Thắng pháp, nếu phân tích từng phần, đoạn nàocũng toàn hảo vì đoạn nào cũng nhằm đưa đến giải thoát.

- ThiếtThực Hiện Tại (Sandiṭṭhiko), có nghĩa là khi đãthực hành đầy đủ, hành giả thấy được kết quả rõràng, hiển nhiên, ngay trong hiện tại. Khi vị ấy hoàn tấtcuộc hành trình trên Con Ðường, đương nhiên hành giả đếnnơi tuyệt đối an lành. Và trạng thái tuyệt đối an lànhnày chính hành giả tự tạo cho mình, không phải do ai ban bố.

Sởdĩ phàm nhân chúng ta còn đau khổ là vì chúng ta còn chứachấp trong tâm nhiều bợn nhơ như tham, sân, si, ganh tỵ, ngãmạn, tà kiến, và vì chúng ta bị màn vô minh che lấp nênkhông thấy được sự thật. Chúng ta thấy giả tưởng thực,thấy vô thường biến đổi ngỡ là thường còn, thấy đaukhổ tưởng hạnh phúc, và chạy theo cố rượt bắt cho đượccái huyền ảo, không thực có. Kết quả hiển nhiên phảilà thất bại và từ đó sinh ra bất mãn, bất toại nguyện,đau khổ. Bậc Thánh Nhân đã thanh lọc mọi bợn nhơ - thôkịch và vi tế - đã khai triển trí tuệ minh quán. Lúc ấy,không cần có ai ban thưởng, hoát nhiên vị ấy thấy rõ, trựcnhận thực tướng của vạn pháp, chứng ngộ Ðạo Quả.

-Trổ Quả Tức Thời (Akāliko), không đợi thì giờ,có nghĩa là khi đắc Ðạo rồi thì Quả tức khắc trổ liềnsau đó. Hạng phàm nhân, khi có hành động thiện hay bất thiệnthì hành động này là nhân. Nhân đã gieo, quả sẽ trổ, sớmhay muộn, trong kiếp hiện tiền hay trong một kiếp nào ởthời vị lai. Ðó là quả tại thế (vipāka). Còn Quảở đây thuộc về siêu thế pháp, Quả (phala) của Ðạo(magga).Ðạo là chập tâm của hành giả lúc bước vào dòng giảithoát. Khi Ðạo phát sinh vừa chấm dứt thì tức khắc liềnsau đó Quảphát sinh. Vì lẽ ấy, một trong các đặctính của Giáo pháp là khi đến mức Ðạo rồi Quả liềntrổ sinh, không đợi thì giờ.

-Mời Ðến Để Thấy(Ehipassiko), có nghĩa là xứngđáng để mời người khác đến xem.Tại sao? Vì bêntrong Giáo pháp có chứa đựng nội dung phong phú, và vì Giáopháp đưa đến lối sống tinh khiết trong sạch. Nếu ngườikia không có gì trong tay, hay trong tay có nắm những vật bẩnthỉu ắt không nói rằng trong tay mình có vòng vàng châu báuvà sẽ không mời ai đến xem. Nơi đây, trong Giáo pháp này,chắc chắn và rõ ràng có chín pháp siêu thế (bốn Ðạo,bốn Quả, và Niết Bàn) và có đời sống tuyệt đối trongsạch, nên xứng đáng để mời đến để xem, để quan sát.

-Có Khả Năng Hướng Thượng (Opanayiko),đây là Phápdẫn dắt chúng sinh, đưa đến giải thoát tối thượng làNiết Bàn.

-Được Bậc Thiện Trí Tự Mình Chứng Biết (Paccattaṁveditabboviññūhī’ti). Trên con đường dẫn đến Niết Bàn, chỉcó bậc thiện trí mới có thể thấu đạt Giáo pháp, hạngcuồng si không thể hiểu được. Nên ghi nhận rằng nơi đây,thấu đạt Giáo pháp có nghĩa là chứng ngộ, thấu hiểu bằngminh, chứ không phải hiểu biết ở tầng lớp tri thức, lýluận sách vở. Và mỗi cá nhân chỉ có thể tự mình chứngngộ.

Trênđây là những ân đức (guṇa)của Pháp Bảo. Ngườinào đã thấu hiểu những đặc tính và thấm nhuần ý nghĩacủa Pháp Bảo thì sẽ cảm thấy quý mến, kính mộ, tôn sùngnhững lời vàng ngọc ấy. Niềm tin của người ấy ngày càngvững chắc. Từ lý trí đến cảm tính, người ấy vững lòngđặt trọn cuộc sống của mình dưới sự hướng dẫn vàbảo bọc của Giáo pháp.

Từtận đáy lòng, người ấy thành tâm tự nguyện:

"Dhammaṁsaranaṁ gacchāmi"
-Con xin về nương tựa nơi Giáo pháp.

3)Quy Y Tăng Bảo

Giữakhu rừng rậm mênh mông của những kiếp sinh tồn trong vòngluân hồi, giữa cảnh đôn đáo chạy tới chạy lui để tìmcon đường thoát ra khỏi những hiểm họa rùng rợn của khurừng ấy, Ngài Bồ-tát đã nỗ lực trong nhiều kiếp sốngđể thực chứng Con Ðường Giải Thoát. Trong kiếp cuối cùng,khi đã đến mức tận cùng của Con Ðường, chứng ngộ ÐạoQuả Vô Thượng, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Chánh Biến Tri, ĐứcPhật không quản ngại công lao, đi từ làng này đến làngkhác, từ vùng nọ đến vùng kia, đi trên những lộ lớn vàcác nẻo nhỏ, cùng khắp miền Bắc xứ Ấn Ðộ, để truyềnbá bức thông điệp từ bi và trí tuệ, đem sự an lành đếntoàn thể chúng sinh.

Trongnhững năm đầu tiên sau khi Thành Ðạo, Ngài gửi sáu mươivị đệ tử A-la-hán đi hoằng pháp với những lời nhắnnhủ như sau:

"Nàycác Tỳ khưu, quý vị đã thoát khỏi các sự trói buộc thuộcvề cõi trời và loài người. Này các Tỳ khưu, hãy cất bướcdu hành vì lợi ích của nhiều người, vì an lạc của nhiềungười, vì lòng thương xót thế gian, vì sự tiến hóa, sựlợi ích, sự an vui của chư thiên và nhân loại, chớ đi haingười chung một đường. Này các Tỳ khưu, hãy thuyết giảngGiáo pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa,và toàn hảo ở đoạn kết, có ý nghĩa, có văn tự. Hãy quảngbá đời sống thiêng liêng cao thượng, toàn thiện và thanhtịnh.

"Cónhững chúng sinh ít bị ô nhiễm, do không nghe Giáo pháp họsẽ bị thoái hóa; nhưng nếu hiểu được Giáo pháp, họ sẽthăng tiến" (Đại Phẩm, Luật Tạng).

Nhưvậy, chức vụ căn bản của chư vị A-la-hán, những bậcThánh đã thành tựu mục tiêu giải thoát, là nâng đỡ đờisống đạo đức của người khác, bằng cách nêu gương lànhtrong sạch và truyền dạy Giáo pháp.

ÐứcBổn Sư là người khám phá ra và soi sáng Con Ðường. Giáopháp, những lời dạy của Ngài, là Con Ðường. Con Ðườngvẫn còn đó, nhưng nếu không có người đi, lâu ngày chồicây sẽ mọc lên trở lại và sẽ lấp mất con đường đó.Lại nữa, tuy có Con Ðường nhưng nếu không ai chỉ dẫn,ắt ta sẽ đi lạc nẻo. Chư Thánh Tăng là những vị đã noitheo bước chân của Ðức Bổn Sư đi trên Con Ðường và,đúng theo tôn chỉ "tự giác giác tha"của Phật giáo, các Ngàisẵn sàng và hoan hỷ hướng dẫn những ai có quyết tâm bướctheo chân mình.

Câukinh đọc tụng để tán dương ân đức Tăng Bảo có ý nghĩanhư sau:

"ChúngTăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Thiện hạnh;chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn là bậc Trựchạnh; chúng Tăng đệ tử Thanh văn của Đức Thế Tôn làbậc Như lý hạnh; chúng Tăng đệ tử Thanh văn của ĐứcThế Tôn là bậc Chân chánh hạnh. Chúng Tăng đệ tử Thanhvăn của Đức Thế Tôn nếu tính đôi thì có bốn, nếu tínhriêng rẽ thì có tám. Chúng Tăng đệ tử Thanh văn của ĐứcThế Tôn đáng được thọ lãnh lễ vật, đáng được nghênhtiếp, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay chào,đáng là phước điền vô thượng ở trên đời."

-Chúng Tăng Đệ Tử Thanh Văn Của Đức Thế Tôn Là Bậc ThiệnHạnh (Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho).Các vịnày có phẩm hạnh toàn hảo hay thiện hạnh (supaṭipanno),vì các ngài đi vào con đường chân chánh, con đường thẳngtiến không trở đi trở lại, con đường thích ứng với ChânLý, con đường hợp với Giáo pháp mà Ðức Thế Tôn đã giảnggiải một cách toàn hảo.

- ChúngTăng Đệ Tử Thanh Văn Của Đức Thế Tôn Là Bậc Trực Hạnh(Ujupaṭipannobhavagato sāvakasaṅgho)vì các ngài đi vào con đường ngaythẳng, không quanh co, không xiêng vẹo, con đường chánh đáng,đúng thật là con đường.

Conđường của các Ngài là ngay thẳng vì đi ở khoảng giữa(trung đạo), lánh xa hai cực đoan lợi dưỡng và khổ hạnh,lánh xa những quanh co xiên vẹo của thân, khẩu, ý. Con đườngấy là chánh đáng vì là con đường của chư vị A-la-hán.Ðó đúng thật là Con Ðường vì dẫn ngay đến giải thoát,Niết Bàn.

-Chúng Tăng Đệ Tử Thanh Văn Của Đức Thế Tôn Là Bậc NhưLý Hạnh (Ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho)vìcác Ngài tận lực đi suốt ba giai đoạn Giới, Ðịnh, Tuệcủa Con Ðường.

-Chúng Tăng Đệ Tử Thanh Văn Của Đức Thế Tôn Là Bậc ChânChánh Hạnh (Sāmīcipaṭi panno bhagavato sāvakasaṅgho)vìcác Ngài chuyên cầntiến bước trên con đường dẫnthoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ.

-Chúng Tăng Đệ Tử Thanh Văn Của Đức Thế Tôn Nếu TínhÐôi Thì Có Bốn Và Nếu Tính Riêng Rẽ Thì Có Tám (Yadidaṁcattāri purisayugāni aṭṭha purisa-puggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho).Cóbốn Ðạo: Dự Lưu Ðạo, Nhất Lai Ðạo, Bất Lai Ðạo vàA-la-hán Ðạo, và có bốn Quả là Dự Lưu Quả, Nhất Lai Quả,Bất Lai Quả và A-la-hán Quả. Nếu tính đôi theo Ðạo vàQuả thì có bốn đôi. Nếu tính riêng rẽ thì có tám bậchay còn gọi là tám chúng.

-Xứng Ðáng Được Thọ Lãnh Lễ Vật (Āhuneyyo). Nhữnglễ vật được đề cập đến ở đây là bốn vật dụngcần thiết trong đời sống: vật thực, y phục, thuốc men,và chỗ ở. Chư Thánh Tăng là những vị giới đức trong sạch,xứng đáng thọ lãnh các lễ vật mà người dâng có thểđi từ phương xa đến, hoặc đã dày công tạo nên, và dângcúng một cách thành kính.

-Xứng Ðáng Được Nghênh Tiếp (Pāhuneyyo). Sự tiếpđãi nồng hậu mà người thí chủ thường dành để đónmừng những khách quý hay thân bằng quyến thuộctừnhững nơi xa xôi đến, chư Thánh Tăng là những vị xứngđáng thọ lãnh sự tiếp đón nồng hậu ấy.

-Xứng Ðáng Được Cúng Dường (Dakkhi ṇeyyo)trongý nghĩa là các Ngài giúp cho các lễ vật cúng dường ấytrở nên trong sạch và có khả năng tạo nhiều quả phúc.

-Xứng Ðáng Được Chấp Tay Chào (Añjalikara-ṇīyo)vì các Ngài có nhiều đức hạnh thanh cao trong sạch.

-Xứng Ðáng Là Phước Ðiền Vô Thượng Ở Trên Đời (Anuttaraṁpuññakkhettaṁ lokasā’ti),trong ý nghĩa các Ngài là ruộngđất vô thượng để mọi người gieo nhân phước báu.

Nhưthế, chư Thánh Tăng chắc chắn là nơi nương tựa chu toàn.Khi hiểu rõ như vậy, chúng ta đặt trọn niềm tin, hướngvề Tăng Bảo và tự nguyện:

Saṅghaṁsaranaṁ gacchāmi
-Con xin về nương tựa nơi Tăng Đoàn.

*

Bacâu nguyện quy y Tam Bảo bắt nguồn từ thời Đức Phật còntại thế, và thường được các vị cư sĩ ngoại đạo thốtra sau khi được Ngài giảng dạy, hiểu rõ ràng những lợiích cao quý của Giáo pháp, xin trở thành Phật tử, và tựnguyện hành trì theo Con Đường mà Ngài hoằng truyền. Ba câunguyện này thường được ghi ở đoạn cuối của nhiều bàigiảng trong Kinh Tạng, trong chương đầu của Đại Phẩm (LuậtTạng), và ghi lại trong tập Tiểu Tụng, thuộc Tiểu Bộ Kinh:

Buddhaṁsaranaṁ gacchāmi
Dhammaṁsaranaṁ gacchāmi

Saṅghaṁsaranaṁ gacchāmi

DutiyampiBuddhaṁ saranaṁ gacchāmi
DutiyampiDhammaṁ saranaṁ gacchāmi

DutiyampiSaṅghaṁ saranaṁ gacchāmi

TatiyampiBuddhaṁ saranaṁ gacchāmi
TatiyampiDhammaṁ saranaṁ gacchāmi

TatiyampiSaṅghaṁ saranaṁ gacchāmi

Có nghĩalà:
Conxin về nương tựa nơi Ðức Phật
Conxin về nương tựa nơi Giáo pháp

Conxin về nương tựa nơi Tăng Đoàn

Lầnthứ hai, con xin về nương tựa nơi Ðức Phật
Lầnthứ hai, con xin về nương tựa nơi Giáo pháp

Lầnthứ hai, con xin về nương tựa nơi Tăng Đoàn

Lầnthứ ba, con xin về nương tựa nơi Ðức Phật.
Lầnthứ ba, con xin về nương tựa nơi Giáo pháp

Lầnthứ ba, con xin về nương tựa nơi Tăng Đoàn

Về saunày, trong truyền thống Phật giáo Bắc Tông, ba câu nguyệnTam Quy nêu trên được sửa đổi, với thêm các ý nghĩa khác.Tuy nhiên, hàng Phật tử trong truyền thống Phật giáo Nam Tôngvẫn tôn trọng, gìn giữ và tụng đọc nguyên vẹn ba câunguyện đó, bằng tiếng Pāli nguyên thủy và có thể tiếptheo là lời dịch bằng ngôn ngữ địa phương. Lời nguyệnnày thường được tụng đọc thường xuyên, hằng ngày, tạinhà riêng, cũng như tại chùa, và trong các buổi sinh hoạtPhật giáo.

Đôikhi, một người mới vào đạo được mời tham dự lễ QuyY với một vị tu sĩ có uy tín, và xin vị ấy đặt cho mộtpháp danh. Đây là điều rất tốt, có tác động tâm lý lâudài, giúp tăng trưởng niềm tín thành nơi người Phật tử.Tuy nhiên, đó chỉ là một ước lệ quảng bá trong một sốcộng đồng Phật giáo, không phải là một điều bắt buộccần thiết và cũng không hoàn toàn phổ thông trong các cộngđồng Phật giáo khác. Điều quan trọng cần ghi nhớ ở đâylà tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân trong quyết địnhnhận Tam Bảo làm nơi nương tựa tâm linh, mà trong đó, TăngBảo là đoàn thể các vị Thánh, tức là những vị đã nhậpdòng giải thoát (bốn đôi, tám chúng) trong hàng xuất gia lẫntại gia. Vai trò của vị tu sĩ trong buổi lễ Quy Y chỉ làđể chứng minh lòng thành tâm tự nguyện xin nương tựa nơiTam Bảo của người Phật tử.

*

Khitự nguyện bước theo dấu chân Ðức Phật, hành theo nhữnglời dạy của Ngài và đặt mình dưới sự dẫn dắt củachư Thánh Tăng, người Phật tử phải biết tự nỗ lực tutập, bởi vì Ðức Phật dạy rằng:

"Tựmình làm điều ác,
Tựmình làm nhiễm ô,

Tựmình không làm ác,

Tựmình làm thanh tịnh.

Tịnh,không tịnh tự mình,

Khôngai thanh tịnh ai."

(PhápCú, câu 165)
ÐứcPhật là vị Tôn Sư có tâm từ vô lượng, tâm bi vô biên,nhưng Ngài chỉ có thể tế độ chúng ta bằng cách khám phávà soi sáng Con Đường. Chính ta phải tự đặt chân lên conđường và tiến bước, chính ta phải lãnh lấy trách nhiệmthanh lọc thân tâm của mình. Dù là một vị Phật đại từđại bi có rất nhiều quyền năng, Ngài không thể rửa gộibợn nhơ của ai chỉ vì người này có đức tin nơi Ngài vàvan vái nguyện cầu. Ðức Phật dạy: "Quý vị phải cốgắng, chư Phật chỉ là những vị Thầy chỉ đường."

ÐứcPhật là tinh hoa của nhân loại. Chúng ta là những ngườitình nguyện bước theo dấu chân Ngài. Trước kim thân Phậtchúng ta kính cẩn đảnh lễ. Ðó là hình thức tôn kính củangười Phật tử. Ðó không phải là "đức tin mù quáng" màngười đời thường hiểu, không phải chỉ là nhắm mắttin suông, không căn cứ trên suy luận, trên thực tế củađời sống. Niềm tin nơi Tam Bảo, saddhā, trái lại,là tín nhiệm, là lòng thành kính phát sinh từ tâm trí xuyênqua sự hiểu biết, khi ta nhận thức được giá trị củađức hạnh tự chế ngự, tự kiểm soát, của lòng hy sinhcao cả, khi ta cảm nhận được tâm Từ, tâm Bi mà Ðức Phậtban rải cho tất cả chúng ta, và khi ta nhận thức được chângiá trị của phần di sản quý báu mà Ðức Phật để lạicho chúng ta, một bảo vật vô giá, Giáo pháp của Ngài.

Cóngười xem Phật giáo là một hệ thống triết học. Ðốivới người khác, đó là một hệ thống luân lý. Cũng cóngười chủ trương rằng Phật giáo là một tôn giáo. Dù nhãnhiệu nào mà người ta có thể gắn vào giáo pháp do ÐứcPhật truyền giảng, Phật giáo là một lối sống bao hàm trọnvẹn các lãnh vực tôn giáo, luân lý và triết học, một lốisống có khả năng thanh lọc tâm và phát triển trí đến trạngthái cao thượng nhất mà con người có thể tiến đạt đến.Ðây không phải là giáo lý để làm đề tài tranh luận, cũngkhông phải một học thuyết để nghiên cứu học hỏi suông,nhằm thỏa mãn tri thức. Chính Ðức Phật gọi giáo lý nàylà "Dhamma Vinaya", Giáo pháp - Giới Luật, và Ngài luônluôn nhấn mạnh đến sắc thái thực dụng của giáo phápđó.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 5786)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
15/01/2012(Xem: 6628)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
21/12/2011(Xem: 11685)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng ta ở trình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
13/12/2011(Xem: 8615)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
22/10/2011(Xem: 3113)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánh là thực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
22/10/2011(Xem: 3339)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạo lí giác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
20/10/2011(Xem: 3714)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giớithiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến ngườiÁ châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạtđược nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đờisống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
17/10/2011(Xem: 5195)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
13/10/2011(Xem: 5161)
Nhiều người nói thực hành thiền Chánh Niệm tốt cho não bộ, nhưng ai có thể chứng minh được điều này? Một vị sư Phật giáo, Thiền sư, Triết gia, và trước đây là một khoa học gia, Matthieu Ricard tham dự án nghiên cứu cho thực tập Thiền có ảnh hưởng tích cực cho não bộ. Ông tình nguyện làm một đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trong những cuộc nghiên cứu quan trọng về Thiền và Não Bộ và ít có người ở trong một vị thế đặc biệt như ông để mô tả cuộc gặp gỡ giữa khoa học và Thiền quán.
02/10/2011(Xem: 6594)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567