Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Khoa Học của Tư Thế Hoa Sen

17/09/201016:19(Xem: 7283)
Ý Nghĩa Khoa Học của Tư Thế Hoa Sen

Thiền là những hình thức tập trung tưtưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức đểthể nhập vào chân tánh thanh tịnh. Điều cơ bản nhất của quá trình hànhthiền là luôn tỉnh giác, quan sát, để biết được điều gì đang xảy ra nơithân và tâm. Tuy nhiên, do nghiệp lực thôi thúc hoặc do áp lực của cuộcsống hiện đại, việc gìn giữ chánh niệm trong cả bốn oai nghi: đi, đứng,nằm, ngồi, thường không dễ dàng. Do đó, bên cạnh việc duy trì một chếđộ ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thích hợp, thì việc dành ra nhữngthời khắc nhất định trong ngày để thực hành tọa thiền với tư thế kiếtgià (hoa sen) cũng là một trợ duyên có nhiều ý nghĩa.

Về mặt khoa học, những thí nghiệm vềyoga cho thấy chỉ cần ngồi vào tư thế kiết già, dù ta không cố gắng tậptrung tư tưởng vẫn có một sự thay đổi sóng não từ nhịp beta khoảng 20chu kỳ/giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ/giây. Nhịp alpha là sóngnão của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn, tâm lý ổn định. Điều nàycó ý nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thầnkinh, một yếu tố quan trọng dể dẫn dắt người tập dễ đi đến tình trạngthư giãn, nhập tĩnh.

Kết quả trên cũng phù hợp với những lýluận và thực tế lâm sàng của y học châm cứu cổ truyền về huyệt tam âmgiao, khi biết rằng ở tư thế kiết già xương mác của một chân đã tạo mộtsức ép khá mạnh lên đúng vị trí của huyệt tam âm giao của chân còn lại.Điều này có ý nghĩa là trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt tam âmgiao liên tục được kích hoạt. Ở những người thường ngồi tư thế này, sứcép tạo ra một dấu ấn trên mặt da tại vùng huyệt trông giống như một vếtthương cũ đã lành. Huyệt tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày. Đốivới người có tầm vóc trung bình, huyệt ở trên mắt cá chân khoảng 6 đến6,5cm. Được gọi là tam âm giao vì huyệt là giao điểm giao hội của bađường kinh âm: túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận và túc quyết âm can.Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương đông, một tạng hoặc một phủkhi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đường tuần hành của đườngkinh đi qua nó. Ngược lại ta cũng có thể thông qua những huyệt vị trênđường kinh để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bêntrong. Ở đây là can thận chủ hạ tiêu, tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tácđộng vào huyệt tam âm giao ta có thể điều chỉnh toàn bộ quá trìnhchuyển hóa, hấp thu và bài tiết ở khu vực này. Đặc biệt là tác dụng“dưỡng âm kiện tỳ” và “sơ tiết can khí” của huyệt. tác dụng này giúptái lập cân bằng nội tiết, nội tạng và điều hòa thần kinh giao cảm.Chính điều này giúp an định cả thân và tâm trong quá trình hành thiền.

Việc kính hoạt vào huyệt tam âm giaocủa tư thế kiết già còn làm sáng tỏ thêm một nghi vấn khác. Đó là ở tưthế này chân hữu chồng lên chân tả hay ngược lại, chân tả phải chồnglên chân hữu? Trên thực tế, hệ thống kinh lạc ở hai bên thân thể, bênphải và bên trái có tính tương đồng và đối xứng nhau. Do đó, thì ngồicách nào thì một trong hai huyệt, hoặc tam âm giao phải hoặc tam âmgiao trái sẽ được tác động. Hơn nữa, tam âm giao là một trong số ít cáchuyệt vị có tính tự điều chỉnh rất cao. Dù kích thích vào huyệt theocách nào, lâu hay mau, bên phải hay bên trái, thì hiệu ứng mang lại vẫnlà cải thiện, là điều chỉnh để tiến tới hòa hợp và cân bằng. Do đó, tùytheo sở thích hoặc thói quen của mỗi người, cả hai cách ngồi trên đềumang lại kết quả tốt cho việc hành thiền.

Source: phoquang.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2018(Xem: 6742)
Một bài nói chuyện của Lama Yeshe tại Bloomington, Indiana, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Được ấn tống trong Mandala magazine, tháng 9, năm 2002.
22/10/2016(Xem: 14037)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
08/12/2015(Xem: 41781)
Bạn đang cầm trong tay một cuốn cẩm nang hướng dẫn hành Thiền thật hữu ích và tinh tế, do một vị sư đầy kinh nghiệm tu tập uyên thâm trình bày. Ajahn Brahm là một trong những vị sư thuộc thế hệ mới của những tăng sĩ Tây phương đã tu học, thực hành và nắm vững giáo lý quan trọng của Đức Phật, và nay Sư cống hiến kinh nghiệm ấy cho các hành giả thành tâm trên khắp thế giới hiện đại.
31/10/2015(Xem: 14094)
rang mạng Buddhaline.net, một trang mạng Phật giáo rất uy tín vừa phổ biến lá thư số 139 (tháng 10/2015) với chủ đề "Thiền Định", nhằm đánh dấu 15 năm thành lập trang mạng này, và đồng thời kêu gọi những người Phật tử khắp nơi hãy hưởng ứng chương trình "24 giờ thiền định cho Địa cầu" ("24 heures de méditation pour la Terre") sắp được tổ chức trên toàn thế giới.
02/12/2014(Xem: 25710)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
03/10/2013(Xem: 12796)
Qua đề tài: “Sự tương quan giữa các pháp môn hành trì Thiền – Tịnh – Luật của người tu tập” mà chiều hôm nay sau hai tiếng đồng hồ với 11 ý kiến phát biểu, chia sẻ và cùng nhau thảo luận, chúng tôi hết sức hoan hỷ và trân trọng tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của Đại chúng. Qua đó chúng tôi xin rút gọn lại và có mấy ý kiến đóng góp them để cùng nhau chia sẻ với Đại chúng như sau:
11/05/2013(Xem: 10044)
“Zen” là lối phát âm của Nhật Bản của danh từ Ch’an của Trung Hoa, mà từ này lại là lối phát âm theo từ Dhyana của Phạn ngữ có nghĩa là “thiền.” Điểm đặc biệt của công phu tu tập đạt đến giác ngộ của Đức Phật là quán chiếu nội tậm. Vì lý do nầy mà nhiều người tin rằng rằng họ thiền quán để thành Phật. Vâng, họ đúng. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ người con Phật nào cũng là thành Phật; tuy nhiên, thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật.
23/04/2013(Xem: 13922)
Trong thời đại của chúng ta hôm nay, thiền không phải chỉ là pháp môn tu tập để kiến tánh thành Phật, vốn được xem như là sắc thái đặc thù của chốn sơn môn, mà đã và đang trở thành những phương thức trị liệu đầy kiến hiệu trong các ngành tâm lý và xã hội. Ở cả Đông và Tây phương, con người càng ngày càng trực nhận ra được khả tính ưu việt và độc đáo của thiền trong việc giải thoát những khổ luỵ, những ưu phiền của đời sống cá nhân và xã hội.
23/04/2013(Xem: 5426)
Sách này được thực hiện để trước là báo tứ trọng ân, sau là giúp người sơ học. Bên cạnh các sách Thiền bằng Việt ngữ do các thiền phái sọan, dịch và xuất bản ở VN tương đối đã nhiều và đầy đủ, tuyển tập này hy vọng sẽ trình bày thêm một số thông tin khác, được nhìn từ nhiều hứơng khác nhau. Ba truyền thống chính trình bày trong sách này chỉ là vì tiện lợi. Mỗi bài đều tự hòan tất, và độc giả có thể đọc thẳng từ bất kỳ bài nào, không cần thứ tự.
23/04/2013(Xem: 9598)
Người ta không thể diễn tả vẻ tráng lệ của hoàng hôn cho một người mù bẩm sinh. Cũng thế, bậc thánh không thể mô tả trí tuệ thân chứng cho phàm phu tục tử. Nếu Ðạo nằm trong giáo lý, thì bất cứ ai cũng thành thánh được, sau khi đọc Chí Tôn Ca hay Ba Tạng Kinh điển. Nhưng sự thực là, người ta có thể suốt đời nghiên cứu kinh điển mà không minh triết hơn chút nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]