Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ Mười Một

16/04/201313:11(Xem: 5572)
Quyển Thứ Mười Một

LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

- Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32

thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648.

Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển.

Tác giả: - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa)

Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam

dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

- Sa Môn Thích Như Điển, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt

--o0o--

Quyển thứ 11

- A La Hán Ưu Bà Đề Sa

(Đời nhà Lương gọi là Đại Quang)

tạo ra luận nầy bằng chữ Phạn.

- Đời nhà Lương, người nước Phù Nam,

Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La

dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

- Sa Môn Thích Như Điển,

Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc,

dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt,

ngày 14 tháng 6 năm 2006.

Năm Phẩm Phương Tiện

Phần thứ 2

Hỏi: Thế nào là Thánh Đế phương tiện?

Đáp: Đó là Tứ Thánh Đế, gồm khổ Thánh Đế, khổ tập Thánh Đế, khổ diệt Thánh Đế và khổ diệt đạo Thánh Đế.

Hỏi: Sao gọi là khổ Thánh Đế?

Đáp: Sanh khổ, lão khổ, tử khổ, ưu khổ, ưu bi khổ não khổ, khổ khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ. Lược nói là ngũ thọ ấm khổ.

Sanh khổ nghĩa là đối với chúng sanh trồng các loại ấm khởi lên. Đây là tất cả nghĩa của khổ tập.

Lão khổ nghĩa là sự sanh nơi các giới đã chín muồi và bị mất mát sức lực cũng như nơi các căn niệm huệ.

Tử khổ nghĩa là thọ mạng đã hết, tạo ra sự sợ hãi.

Ưu khổ có nghĩa là cho đến khổ xứ, tâm phải suy nghĩ. Trong nầy có nghĩa thiêu đốt.

Ưu bi khổ nghĩa là khổ cho đến lời nói. Nghĩa là trong ngoài đều bị thiêu đốt.

Khổ khổ nghĩa là thân khổ. Đây là nguyên nhơn khổ của thân.

Não khổ nghĩa là tâm khổ và nguyên nhân nầy làm cho tâm khổ.

Oán tắng hội khổ nghĩa là cùng với chúng sanh ưa thích mà phải sống chung nhau. Đây nghĩa là tạo nên khổ.

Ai biệt ly khổ nghĩa là cùng với chúng sanh ưa thích nhưng bị phân tán ly biệt. Đây nghĩa là tạo ra sự ưu khổ.

Cầu bất đắc khổ nghĩa là vui được và chẳng thể vui về ái biệt ly, vui có thể yêu thích cùng hòa hợp. Đây nghĩa là chẳng được, mất niềm vui.

Ở đây nói lược là ngũ thọ ấm khổ, nghĩa là chẳng lìa ngũ thọ ấm khổ. Cho nên lược nói ngũ thọ ấm khổ.

Hỏi: Những gì là ngũ thọ ấm?

Đáp: Sắc thọ ấm, bịnh thọ ấm, tưởng thọ ấm, hành thọ ấm và thức thọ ấm. Như ấm phương tiện đã nói rộng, như thế nên biết. Đối với đây 2 loại khổ, xứ khổ và tự tánh khổ. Với đây là sanh khổ, tử khổ, oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ. Ở đây lược bớt gọi là ngũ thọ ấm khổ. Đây nghĩa là xứ khổ. Còn ưu khổ, ưu bi khổ não khổ gọi là tự tánh khổ.

Có 3 loại khổ; đó là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Đối với thân khổ và tâm khổ. Đây gọi là khổ khổ. Thọ niềm vui hữu lậu và nơi kia hoại đi. Đây gọi là hoại khổ. Ngũ thọ ấm hành khổ. Đây nghĩa là khổ tập đế.

Hỏi: Những gì là khổ tập Thánh Đế?

Đáp: Ái làm cho sanh lại và cùng với dục khởi lên, nơi nơi khởi lên. Như thế dục ái, hữu ái, bất hữu ái và ái nầy làm cho sanh trở lại. Nhiều hữu ái sẽ làm cho yêu thích việc sanh ra.

Khổ tập nghĩa là duy chỉ có ái chẳng cùng nên nói là khổ tập.

Cùng với dục cộng khởi, nghĩa là chỉ có ái làm cho sự vui thích khởi lên, làm cho nhiễm ô, gọi là nhiễm. Cùng với sự nhiễm ô, khởi lên niềm vui.

Khởi có nghĩa là nơi nơi làm cho thân tánh khởi lên, nơi nầy vui thích; nơi nầy có thể yêu mến sắc màu; nơi nầy thích thú. Như thế dục ái, hữu ái, phi hữu ái; trừ hữu ái và bất hữu ái. Ngoài ái ra là dục ái. Hữu ái là cùng với sự thấy thường cùng khởi lên. Phi hữu ái nghĩa là cùng với đoạn kiến cùng khởi lên. Đây nghĩa là khổ tập Thánh Đế.

Hỏi: Sao gọi là khổ diệt Thánh Đế?

Đáp: Duy chỉ có ái diệt vô dư. Xa rời, xả bỏ, giải thoát không nơi. Đây gọi là khổ diệt Thánh Đế.

Hỏi: Như thế không đúng, điều nầy lại như tập diệt. Vì sao Đức Thế Tôn lại nói khổ là nguyên nhơn diệt?

Đáp: Khổ là nguyên nhơn diệt nên thành bất sanh diệt, ứng với nghĩa là chứng. Cho nên tập diệt, nên Đức Thế Tôn nói khổ diệt.

Hỏi: Những gì là khổ diệt đạo Thánh Đế?

Đáp: Đây là Bát Thánh Đạo. Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Chánh kiến nghĩa là Tứ Đế trí.

Chánh tư duy nghĩa là tư duy 3 việc lành.

Chánh ngữ nghĩa là lìa 4 việc nói ác.

Chánh nghiệp nghĩa là lìa 3 nghiệp làm ác.

Chánh mệnh nghĩa là lìa đời sống tà.

Chánh tinh tấn nghĩa là tứ chánh cần.

Chánh niệm nghĩa là Tứ Niệm xứ.

Chánh định nghĩa là Tứ Thiền.

Lại nữa nếu kẻ tu hành Thánh Đạo thì với Niết Bàn rõ thấy. Đây nghĩa là chánh kiến. Chỉ có rõ biết Niết Bàn thì đây là chánh tư duy. Đoạn bỏ lời nói tà, đó là chánh ngữ. Đoạn bỏ tà nghiệp, đó là chánh nghiệp. Đoạn bỏ tà mạng kia, đó là chánh mệnh. Đoạn bỏ tà tinh tấn, đó là chánh tinh tấn. Đối với Niết Bàn nhớ nghĩ, đó là chánh niệm. Đối với Niết Bàn chuyên tâm, đó là chánh định.

Đối với kẻ huệ căn, huệ lực và như ý túc thì trạch pháp giác phần trở thành và vào bên trong chánh kiến. Tinh tấn căn, tinh tấn lực, tinh tấn như ý túc, dục như ý túc. Tinh tấn giác phần, tứ chánh cần trở thành nhập vào bên trong tinh tấn. Niệm căn, niệm lực, niệm giác phần, tứ niệm xứ thành nhập vào bên trong chánh niệm. Định căn, định lực, tâm như ý túc; tín căn, tín lực, định giác phần, hỷ giác phần, ỷ giác phần, xả giác phần thành nhập vào bên trong chánh định. Như thế 37 pháp giác ngộ trở thành và nhập vào bên trong của Bát Thánh Đạo. Đây nghĩa là khổ diệt Đạo Thánh Đế. Đây nghĩa là Tứ Thánh Đế.

Hỏi: Sao gọi là Tứ Thánh Đế mà chẳng phải 3 hay chẳng phải 5?

Đáp: Tất cả nghi, vì thế gian, xuất thế gian, quả và nhơn nên thành ra bốn.

Hỏi: Những gì là Thế Đế quả, khổ tập thế đế nhơn quả?

Đáp: Diệt xuất Thế Đế quả. Đạo xuất Thế Đế nhơn, rồi duyên vào nhau mà làm 4. Chứ chẳng phải 3 hay 5. Lại nữa nên biết, nên đoạn, nên chứng, nên tu. Dùng 4 câu ấy nên trở thành 4. Đây là Tứ Thánh Đế lấy 11 hành có thể khá biết rõ hơn. Như thế dùng câu nghĩa, dùng tướng và lần lượt bỏ đi, lấy thí dụ, dùng phân biệt, dùng đếm số, dùng một rồi nhiều, rồi lần lượt rộng ra để tương nhiếp nhau.

Hỏi: Những gì là câu nghĩa?

Đáp: Đó là Thánh Đế vậy. Thánh nhơn hay nói; nên gọi là Thánh Đế vậy. Chỗ kia thông đạt, thành Thánh Đế. Đế ở đây có nghĩa là như thật, chẳng có nghĩa khác. Là tự tướng chẳng phải nghĩa khác. Khổ có nghĩa là cái quả, còn tập mới là nguyên nhơn. Diệt nghĩa là tùy theo đó mà mất. Đạo chính là thấy được nghĩa đệ nhất. Như thế là câu nghĩa có thể rõ biết.

Hỏi: Cái gì lấy làm tướng?

Đáp: Khổ chính là tướng của sự lo toan. Tập chính là nguyên nhơn của tướng. Diệt chính là tướng bất sanh. Đạo ấy là tướng phương tiện. Lại nữa khổ nghĩa là tướng bách não, tướng ưu sầu, tướng hữu vi, tướng hữu biên. Tập chính là tướng tụ họp, tướng nhơn duyên, tướng hòa hợp, tướng chấp trước. Diệt chính là tướng xuất ly, tướng tịch tĩnh, tướng vô vi, tướng đề hồ. Đạo chính là tướng của sự chuyên chở làm cho đến được, tướng thấy, tướng nương nhờ. Như thế những tướng khác nên rõ biết.

Hỏi: Những gì là thứ đệ?

Đáp: Dùng nghĩa thô và nghĩa chứng. Đầu tiên nói khổ đế. Đây là khổ, đây là sanh, là phần 2 của tập. Đây là tập diệt, là khổ diệt. Đệ tam diệt. Đây là phương tiện làm thật diệt. Lần thứ 4 nói về đạo. Như một vị thầy thuốc rõ biết. Đầu tiên thấy rõ nguyên nhân của hạnh, sau đó liền hỏi bịnh duyên. Vì muốn cho lành bịnh; nên theo bệnh ấy nói để bốc thuốc. Như vậy bịnh ấy theo khổ, khá nên rõ biết. Như vậy bịnh ấy là nhơn duyên như tập, phải nên rõ biết. Như vậy bịnh hết, như thoát khỏi, nên rõ biết. Như vậy thuốc men chính là con đường, phải nên rõ biết. Như thế dụ cho sự thuận theo, nên rõ biết.

Hỏi: Những gì lược bớt đi?

Đáp: Sanh là khổ, làm cho sanh ra ấy là tập. Khổ dừng chính đó là diệt. Làm cho dừng lại ấy là đạo. Phiền não chính là khổ. Phiền não chính là tập. Đoạn trừ phiền não chính là diệt. Đoạn trừ phương tiện chính là đạo. Khổ hay khởi lên đóng các cửa nơi thân. Tập có thể khởi lên, khai mở và đoạn diệt nơi các cửa. Diệt có thể khởi, khai mở thường thấy nơi các cửa. Đạo có thể khởi, khai mở cửa tà kiến. Như thế gọi là lược, phải nên rõ biết.

Hỏi: Những gì là thí dụ?

Đáp: Như cây độc, chính là khổ, nên rõ biết. Như trồng cây ấy, chính là tập, nên rõ biết. Như vậy đốt cây ấy đi, chính là diệt, nên rõ biết. Lửa ấy chính là đạo, nên rõ biết. Như ở bờ nầy có khổ, có sợ hãi; khổ như thế, nên rõ biết. Như lưu chảy, chính là tập, nên rõ biết. Như ở bờ kia không khổ, không sợ hãi. Như vậy là diệt, nên rõ biết. Như thuyền bè có thể chở người qua. Như thế chính là đạo, nên rõ biết. Như cái vạc là khổ, nên rõ biết. Như giữ lấy cái vạc là tập, nên rõ biết. Như đã yêu cái vạc ấy chính là diệt, nên rõ biết. Như dùng phương tiện để yên cái vạc ấy chính là đạo, nên rõ biết. Như thế dùng thí dụ, nên rõ biết.

Hỏi: Phân biệt thế nào để rõ biết được?

Đáp: Bốn chủng đế, ngữ đế, các các đế, đệ nhất nghĩa đế, Thánh Đế. Ở đây chỉ nói lời chơn thật, chẳng hề hư dối. Đây nghĩa là ngữ đế. Đối với các các đế tức vào trong sự thấy to lớn. Đây nghĩa là các các đế. Đế kia nếu Tỳ Kheo mà nói dối, tức là ngu si pháp. Nếu kẻ kia chẳng vọng ngữ ngu si pháp, chính ấy là chân lý. Niết Bàn đệ nhất nghĩa đế vậy. Đây là chỗ tu hành của Thánh nhơn. Ấy chính là Thánh Đế với đây là chỗ lạc Thánh Đế. Như thế nên phân biệt để rõ biết.

Hỏi: Những gì là số khả tri?

Đáp: Trừ ái, nơi Tam Địa Thiện và bất thiện, vô ký pháp chính là khổ đế. Ái chính là tập đế. Đoạn cái kia chính là diệt đế. Nhập vào tám con đường, ấy chính là Đạo Đế. Lại nữa trừ ái và ngoài ra là phiền não. Nơi đệ tam địa thiện và bất thiện, vô ký pháp chính là khổ đế. Ái và ngoài ra phiền não chính là tập đế. Đoạn trừ cái kia chính là diệt đế. Đạo chính là đạo đế. Lại nữa trừ ái và ngoài ra là phiền não, tất cả đều là bất thiện. Đối với Tam địa thiện, hữu ký pháp chính là khổ đế. Ái lại cùng với phiền não, tất cả bất thiện đều là tập đế. Đoạn cái kia đi, chính là diệt đế. Đạo chính là đạo đế. Lại nữa trừ ái và phiền não và tất cả là bất thiện. Đối với tam địa bất thiện, đối với tam địa vô ký pháp ấy chính là khổ đế. Ái và ngoài ra là phiền não cùng tất cả bất thiện. Đối với Tam địa thiện, đây là tập đế. Đoạn trừ cái kia đi là diệt đế. Đạo chính là đạo đế. Đối với chỗ khí vị, ấy chính là ái. Tập có nối kết sự sai sử. Ngoài ra phiền não chính là tập, mà có thể đoạn được, rồi làm cho khởi lên có ý nghĩa. Tất cả những việc bất thiện là tập, rồi làm cho có nghĩa. Đối với Tam địa, Thiện pháp chính là tập. Đối với ái nầy và ngoài ra là phiền não, chính là tập. Tất cả bất thiện nơi tam địa và thiện; hoặc khổ đế; hoặc tập đế, bức não, ưu, hữu vi, hữu biên tướng, cho nên thành ra khổ đế. Tụ họp chính là nhơn duyên đắm trước với tướng hòa hợp; nên thành tập đế. Như thế dùng số có thể rõ biết được.

Hỏi: Những gì là nhứt khả tri?

Đáp: Bốn đề nầy cùng 4 hành làm một, mà nghĩa của đế là như nghĩa, là pháp nghĩa và là nghĩa không. Như thế dùng một để có thể rõ biết.

Hỏi: Những gì là chủng chủng khả tri?

Đáp: Hai đế. Đó là thế đế và tục đế. Thế đế có nghĩa là hữu lậu, hữu kết, có cột ràng, có sự lưu chuyển, có xoay vần, có che đậy, có thể chạm vào. Có chấp thủ, có phiền não; cho nên có khổ và tập. Xuất thế đế nghĩa là: Vô lậu, vô kết, không trói buộc, không lưu chuyển, không xoay vần, không chịu che, chẳng thể chạm vào, không chấp giữ và không phiền não. Cho nên đây gọi là diệt đạo. Tam đế là hữu vi còn diệt đế là vô vi. Tam đế vô sắc; khổ đế hữu sắc và vô sắc. Tập đế bất thiện. Đạo đế là con đường lành. Diệt đế là vô ký. Khổ đế gồm thiện, bất thiện, vô ký. Khổ đế có thể rõ biết. Tập đế có thể đoạn; diệt đế có thể chứng, đạo đế có thể tu. Như thế đủ loại có thể rõ biết.

Hỏi: Những gì là thứ đệ quảng?

Đáp: Dùng một loại, thân có thức chính là khổ. Tập ngã mạn; đoạn trừ cái kia tức là diệt. Thân niệm chính là đạo. Dùng 2 loại thì danh sắc tức là khổ, mà vô minh, hữu ái chính là tập. Đoạn cái kia đi chính là diệt. Xa Ma Tha, Tỳ Bà Xá Na chính là đạo. Dùng 3 loại để thành; cho nên khổ khổ chính là khổ đế. Ba bất thiện căn chính là tập. Đoạn trừ cái kia đi,ấy là diệt. Giới, định, huệ chính là Đạo. Dùng 4 loại để thành thì tứ thân tánh xứ, ấy là khổ. Bốn điên đảo ấy là tập. Đoạn trừ sự điên đảo đi, chính là diệt. Tứ niệm xứ, ấy là Đạo. Dùng 5 loại để thành, đó là 5 cõi chính là chỗ khổ. 5 sự che đậy ấy là tập; đoạn trừ những che đậy ấy đi gọi là diệt. Ngũ căn chính là Đạo. Dùng 6 loại để thành thì lục xúc nhập chính là khổ. Lục ái thân chính là tập. Đoạn trừ ái thân kia đi, chính là diệt. 6 pháp xuất ly chính là Đạo. Dùng 7 loại để thành gồm bảy thức trụ, chính là khổ. Bảy sử ấy chính là tập. Đoạn trừ 7 sử ấy chính là diệt. 7 phần Bồ Đề chính là Đạo. Dùng 8 loại để thành, ấy là 8 pháp thế gian chính là khổ. 8 tà biên chính là tập. Đoạn trừ 8 tà biên ấy là diệt. Bát Chánh Phần, ấy là Đạo. Dùng 9 loại để thành như nơi 9 chúng sanh cư trú, ấy là khổ. Cửu ái căn pháp chính là tập. Đoạn trừ cái kia đi, ấy là diệt. Cửu chánh tác ý căn pháp, ấy là Đạo. Dùng 10 loại để thành gồm thập phương hành, đấy là khổ. Thập kết sử, đó là tập. Đoạn trừ kết ấy đi, chính là diệt. Thập tưởng chính là Đạo. Như thế lần lượt nói rộng ra để rõ.

Hỏi: Nhiếp là những gì?

Đáp: Có 3 loại nhiếp. Đó là ấm nhiếp, nhập nhiếp và giới nhiếp. Đây đối với khổ đế ngũ ấm sở nhiếp. Tập đế và đạo đế hành ấm sở nhiếp. Diệt đế phi ấm sở nhiếp. Khổ đế 12 nhập sở nhiếp. Tam đế pháp nhập sở nhiếp. Khổ đế thập bát giới sở nhiếp. Tam đế pháp giới sở nhiếp. Như thế lấy sự nhiếp phục có thể rõ biết. Dùng hành nầy nơi Thánh Đế đễ rõ biết và làm cho khởi lên. Đây nghĩa là Thánh Đế Phương Tiện.

Phẩm Phân Biệt Chân Lý

Thứ 11 Phần 1

Lúc ấy kẻ tọa thiền rõ biết nơi ấm giới, nhập vào chơn lý nhơn duyên, rồi được nghe giới, hoặc Tu Đà Thiền. Đối với kẻ phàm phu chưa rõ được chỗ giải thoát nơi cõi ác sợ hãi, rồi xem thấy chỗ xấu ác, nên sợ hãi. Rồi quán xem về sanh tử trong vô thủy nên lo. Rồi quán trong một sát na chẳng thể được. Rồi quán 300 mũi kim châm, rồi quán về sự thiêu đốt nơi đầu về ái dục, chưa phân biệt rõ Tứ Thánh Đế rồi vì đó mà phân biệt Tứ Thánh Đế, nên làm phương tiện, rồi tạo ra dục, rồi tạo ra sự dũng mãnh, tinh tấn. Chuyên tâm duyên niệm đầy đủ và làm cho sung mãn.

Hỏi: Đương tác những gì?

Đáp: Người tọa thiền kia đầu tiên sẽ nghe về Tứ Thánh Đế; hoặc lược bớt đi; hoặc nói rộng ra; hoặc vừa lược vừa nói rộng. Dùng sự nghe, nghĩa ấy và đọc tụng để thọ trì. Lúc ấy chính là lúc người tọa thiền nhập vào sự tịch tịnh. Ngồi nơi đâu tâm cũng không loạn và không có tâm đến đi. Tứ Chánh Đế làm cho khởi lên. Đầu tiên làm cho khổ đế khởi lên; hoặc là ấm; hoặc là nhập; hoặc là giới ấm pháp. Dùng tự tướng, dùng ấm tướng và làm cho khởi lên. Như ấm phương tiện đã nói rộng. Như thế nên biết rõ.

Nhập có nghĩa là nhập tương ưng làm cho khởi lên, như nhập phương tiện đã nói rộng. Như thế phải nên rõ biết. Giới có nghĩa là giới tương ưng làm cho khởi lên. Như giới phương tiện đã nói rộng. Như thế nên rõ biết. Kẻ tọa thiền kia như thế dùng ấm nhập giới. Chỉ có hữu ấm nhập giới; chẳng có chúng sanh, không có mạng sống. Rồi làm cho khởi lên rồi được hành tưởng. Lúc ấy lược bớt chỉ làm cho 2 loại khởi lên. Cho nên gọi là danh sắc. Đối với sắc ấm đây là 10. Rồi vào 10 giới sắc. Tứ ấm ý nhập thất giới. Đây tên là Pháp nhập pháp giới; hoặc danh; hoặc sắc; dư danh; dư sắc. Dư sắc dư danh nghĩa là không có sắc. Sắc ấy chính là không tên gọi. Danh ấy chính là sắc chẳng lìa. Sắc ấy chính là danh chẳng lìa. Như nghe tiếng trống tuy chỉ nương vào danh sắc để sanh rồi nương vào sắc mà danh sanh ra. Như người mù què chân đi xa.

Hỏi: Danh sắc sai biệt như thế nào?

Đáp: Danh chính là không có thân. Sắc chính đó là có thân. Danh nghĩa là hữu sở trí. Sắc tức là vô sở trí. Danh nghĩa là chuyển nhanh. Sắc nghĩa là chuyển trì trệ. Danh nghĩa là không tụ họp. Còn sắc là chỗ tụ họp. Danh nghĩa là giác trí, rõ thức. Còn sắc thì không được điều nầy. Sắc nghĩa là đi, đứng, nằm, ngồi có hình dáng. Còn danh không phải như điều nầy. Danh nghĩa là biết ta, hành ta, vui nơi ta, ta ngồi, ta nằm, ta khuất, ta là giáp ất v.v... Sắc thì không phải điều nầy. Sắc chính là sự uống ăn tùy thích. Còn danh không có điều nầy. Danh chính là biết ta, ta ăn, ta uống, ta vui, ta ưa thích. Sắc lại chẳng có điều nầy. Sắc là tiếng cười vui, đủ loại lời nói. Còn danh không có điều nầy. Danh chính là biết ta vui, ta vỗ tay, ta nghe và vô số ngôn ngữ như thế. Sắc thì chẳng có điều nầy. Đây chính là sự sai biệt của danh sắc. Kẻ tọa thiền kia như thế danh sắc và duy chỉ là danh sắc, không có chúng sanh và không có mạng sống, rồi làm cho khởi, rồi được hành tưởng. Lúc bấy giờ tất cả đều giảm lược. Khổ đế sẽ làm cho khởi lên như thật tri kiến thanh tịnh, làm cho danh sắc khởi lên. Đây là tổng cả lời nói về khổ đế làm cho khởi lên có thể rõ biết. Kẻ tọa thiền kia như thế làm cho khởi lên khổ đế nầy rồi, tạo ra tưởng của chúng sanh và từ đây, khổ là nhơn duyên phải nên quán.

Hỏi: Khổ nầy là nhơn duyên gì? Là tập gì?

Đáp: Người tọa thiền kia như thế mà rõ biết. Khổ nầy sanh do vì nhơn duyên. Sanh ấy chính là nhơn duyên hữu vi. Hữu tức do thủ làm nhơn duyên. Thủ là do chính ái làm nhơn duyên. Ái ấy chính do thọ làm nhơn duyên. Thọ ấy do xúc làm nhơn duyên. Xúc ấy do lục nhập làm nhơn duyên. Lục nhập ấy do danh sắc làm nhơn duyên. Danh sắc ấy do thức làm nhơn duyên. Thức ấy do hành làm nhơn duyên. Hành ấy do vô minh làm nhơn duyên. Như vậy vô minh duyên vào hành, hành duyên vào thức, sanh duyên vào lão tử, trở thành ưu bi khổ não. Như vậy tất do khổ ấm khởi lên. Kẻ tọa thiền kia, đây là do nhơn duyên trói buộc, phải quán rộng ra. Bấy giờ chỉ nói lược.

Thọ nầy duyên vào ái và khổ, tập kia làm cho khởi lên; hoặc pháp trụ trí; hoặc thanh thủ nhân duyên trí; hoặc lìa nghi thanh tịnh. Những lời nói nầy tập đế làm cho khởi lên trí. Kẻ tọa thiền kia làm cho khởi lên sự khổ tập. Đối với 3 thời gian trải qua chỗ nghi. Lúc ấy quán về khổ diệt là ai diệt và khổ diệt là ai? Diệt chính là khổ diệt nầy. Kẻ tọa thiền kia như thế mà rõ biết. .Từ vô minh diệt hành diệt. Từ sanh, diệt khổ diệt nầy. Từ sanh, diệt hữu diệt. Từ hữu diệt thủ diệt. Từ thủ diệt ái diệt. Từ vô minh diệt hành diệt. Như vậy từ vô minh diệt hành diệt. Từ hành diệt, thức diệt. Từ sanh diệt, lão tử ưu bi khổ não diệt. Như thế đây là tất cả khổ ấm thành diệt. Kẻ tọa thiền kia như vậy nhơn duyên là chỗ trói buộc sự diệt kia. Rộng ra và nên quán. Lúc bấy giờ chỉ lược nói.

Thọ nầy duyên vào ái, từ khổ diệt diệt kia làm cho khởi lên diệt đế. Kẻ tọa thiền kia như thế làm cho khởi lên diệt đế. Lúc bấy giờ quán về con đường khổ diệt. Con đường nào cho đầy đủ để làm cho ái diệt. Kẻ tọa thiền kia phải rõ biết rằng điều ấy do quán về sự lo lắng của ngũ thọ ấm. Đây là đạo; đây là sự đầy đủ. Vì ái diệt nên làm cho khởi lên Đạo đế. Như chân lý ấy là phương tiện nói rộng ra, như thế mà rõ biết. Kẻ tọa thiền kia như vậy lần lượt làm cho khởi lên Tứ Đế. Lúc ấy đối với ngũ thọ ấm dùng 180 pháp lần lượt tập họp sự phân biệt để quán về các hữu sắc trong quá khứ, vị lai và hiện tại; hoặc trong hoặc ngoài; hoặc lớn hoặc nhỏ; hoặc thô hoặc dịu; hoặc xa hoặc gần. Tất cả sắc là vô thường, nên quán rộng ra. Rồi lấy sự rộng ấy quán khổ, rồi rộng ra hơn nữa quán về vô ngã. Như vậy sở hữu thọ, sở hữu tưởng, sở hữu hành, sở hữu thức.

Đối với mỗi mỗi ấm 12 pháp môn. Đối với ngũ ấm 12 thành 20. 60 vô thường kiến; 60 khổ kiến; 60 vô ngã kiến. Thành ra 180 kiến. Lại nữa có 180 pháp môn. Lục nội nhập, lục ngoại nhập, lục thức thân, lục xúc tâm, lục thọ thân, lục tương thân, lục tư thân, lục ái thân, lục giá, lục quán. Đây là 10 thành 60. 60 vô thường kiến; 60 khổ kiến; 60 vô ngã kiến. 3 lần 60 thành 180. Cái kia qua thời gian lâu ngày của năm tháng, ngày, giờ, trời, trăng, nửa ngày, nửa giờ, trong sát na do pháp hồi chuyển tạo thành mới lại. Như ánh đèn luôn luôn được thắp sáng. Lấy vô thường để làm việc phân biệt quán. Với cõi ác thọ khổ, đói khát lo sợ, cầu không được, ái biệt ly, già bệnh chết, ưu bi khổ não. Đây là những hành tướng luôn tiếp diễn, mà khổ là nơi hành quán phân biệt.

Từ ấm nhập vào giới làm nhơn duyên, chơn lý, nghiệp quả báo là nhơn duyên làm cho sanh ra chỗ sanh. Chẳng có chúng sanh nào không động mà không có sự việc tự tánh thực hành để khởi lên. Dùng vô ngã, để quán phân biệt. Đối với hành sắc vô thường lấy nghĩa diệt, lấy nghĩa khổ lụy, dùng nghĩa vô ngã chẳng thật. Ở đây lược nói về sự phân biệt. Như thế thọ, tưởng, hành, thức, vô thường diệt là nghĩa. Khổ ở đây nghĩa là sự sợ hãi. Vô ngã là nghĩa chẳng thật. Như thế lược nói về sự phân biệt nầy. Đối với việc nầy lấy vô thường phân biệt rồi, trừ tưởng thường. Dùng khổ phân biệt, trừ tưởng lạc. Dùng vô ngã phân biệt, trừ tưởng ngã.

Hỏi: Những gì là vô thường nói rộng để phân biệt?

Đáp: Như thật thấy tất cả các hành,chẳng có biên của hữu vi cũng như mất đi biên ấy. Lấy vô tướng giới làm cho tâm khởi lên. Đối với vô tướng giới làm cho tâm an. Cho nên dùng vô thường rộng nói để phân biệt.

Hỏi: Những gì là khổ phân biệt?

Đáp: Đối với tất cả các hành, làm cho tâm sợ hãi; từ đó tạo ra nguyện và làm cho tâm khởi. Đối với vô tác nguyện làm cho tâm an. Cho nên dùng khổ để rộng nói phân biệt.

Hỏi: Những gì là vô ngã, rộng nói phân biệt?

Đáp: Đối với tất cả pháp thấy. Từ kia, từ đây chấp và làm cho tâm khởi lên. Đối với không giới làm cho tâm an.

Vì thế nên dùng vô ngã để rộng nói phân biệt. Như vậy phân biệt tam hữu, ngũ thu, thất thức trụ, cửu chúng sanh cư, mà sự diệt lại sợ hải; nên dùng sự không chắc thật để quán kẻ tọa thiền kia đối với ngũ thọ ấm đa phân biệt nơi 3 tướng, làm cho an vui và nhập vào dục để đoạn những việc làm. Lúc bấy giờ hiện tại nội ngũ thọ ấm chấp giữ tướng kia và làm cho thông đạt, rồi khởi lên diệt. Như thế đây là pháp dùng vô sanh trong hiện sanh. Khi sanh diệt rồi, như thế mà thông suốt. Đối với tướng chấp thủ nầy thì thủ tướng có 3 loại. Đó là chấp giữ tướng phiền não; chấp giữ tướng định và chấp giữ về tướng Tỳ Bà Xá Na. Đối với kẻ phàm phu ngu si thì lấy sự thấy, nghe, giác tri, cảnh giới; dùng thành lạc, thường tưởng, điên đảo sở. Tâm đầu tiên ấy chấp vào tướng tốt. Với đây là đắm trước phiền não giống như con thiêu thân trước ánh đèn. Đây nghĩa là tướng chấp vào tướng của sự phiền não.

Hỏi: Những gì là tướng chấp vào định?

Đáp: Đối với người ngồi thiền nầy vui được định, rồi dùng niệm chánh trí sở. Tâm đầu tiên có 38 việc làm. Đối với mỗi một việc làm chấp tướng ấy làm cho tâm hệ lụy vào. Vì chẳng loạn; nên như voi bị trói. Đây nghĩa là tướng chấp vào định.

Hỏi: Những gì là tướng chấp giữ vào Tỳ Bà Xá Na?

Đáp: Người thường quan sát lấy trí tuệ của tâm lúc ban đầu về sắc, thọ, tưởng, hành, thức – mỗi mỗi phân biệt riêng từng tự tướng vậy. Lạc, dục, xả, tu tướng kia như đánh rắn độc. Đây nghĩa là chấp vào tướng Tỳ Bà Xá Na. Đối với việc chấp vào tướng Tỳ Bà Xá Na nầy có thể an lạc.

Hỏi: Những gì là tướng chấp vào thọ, tưởng, hành, thức?

Đáp: Đó là sắc thức của tướng kia; hoặc dùng địa giới; hoặc dùng thủy giới; hoặc dùng hỏa giới; hoặc dùng phong giới; hoặc nhân nhập; hoặc thân nhập. Như thế cứ quán về thọ và tướng của thọ kia. Hoặc tạo nên vui; hoặc tạo ra khổ; hoặc vì chẳng khổ chẳng vui. Như thế mà quán về tưởng và tướng của tưởng kia; hoặc là sắc tưởng; hoặc là pháp tưởng. Như thế quán biết rõ về những hành và hành tướng; hoặc vì chỗ xúc; hoặc vì sự nhớ nghĩ; hoặc vì giác; hoặc vì quán; hoặc vì tác ý; như thế quán về thức và tướng của thức kia. Hoặc nhãn thức; hoặc ý thức. Như thế quán điều kia nơi người tọa thiền, rồi như vậy mà chấp vào điều lành của tướng kia. Rồi lấy chỗ lành ấy mà khởi. Khi làm cho khởi rồi, như thế chấp vào tướng của sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Lại nữa dùng 2 hành để chấp vào tướng của tâm. Lấy việc làm và tác ý.

Hỏi: Những gì là sự và tướng chấp của tâm?

Đáp: Sự nầy là chỗ khởi tâm của ngã; nên quán cái kia và dùng sắc, thọ của việc nầy. Đây là tưởng sự. Dùng hành sự nầy và thức sự nầy, để cho tâm ta khởi lên. Cứ như thế mà quán. Đó là việc chấp vào tướng của tâm.

Hỏi: Những gì là tác ý và chấp vào tướng của tâm?

Đáp: Đó là do ngã tác ý vào sắc nầy và làm cho tâm khởi lên. Như thế phải nên quán. Như vậy là ngã tác ý vào thọ, tưởng, hành và ngã ấy làm cho tâm khởi lên. Như vậy hãy nên quán. Tác ý như thế rồi liền chấp giữ tướng của tâm.

Hỏi: Làm sao mà tướng kia trở thành chỗ chấp giữ tốt?

Đáp: Đó chính là hành, là tướng nầy. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là những tướng để quán. Nếu lại chịu khó quán tưởng kia thì dùng hành nầy và tướng nầy. Đây chính là tướng kia thành chỗ chấp giữ tốt. Thông suốt việc sanh diệt vậy. Có khởi lên, có diệt đi. Có khởi lên diệt thông suốt. Đối với sắc nầy sanh liền trong hiện tại. Tướng sanh kia khởi thành biến tướng diệt. Ba câu kia là huệ nhãn kiến. Đó là thông đạt khởi diệt, thọ sanh ngay trong hiện tại và thọ tưởng hành thức; tướng sanh kia khởi lên biến thành tướng diệt. Còn 2 câu khác là huệ nhãn kiến thông đạt khởi diệt. Lại nữa dùng 3 hành để thông đạt mà khởi tướng. Lấy 3 hành thông đạt mà diệt tướng. Như vậy dùng nhơn, dùng duyên và dùng tự vị.

Hỏi: Những gì là nhơn thông đạt khởi tướng?

Đáp: Ái, vô minh, nghiệp chính là nhơn làm cho ấm khởi. Dùng huệ nhãn kiến và dùng nhơn thông đạt tướng khởi.

Những gì là duyên thông đạt khởi tướng? - Đó là nương vào thứ căn tạo ra sắc ấm khởi. Xúc duyên vào với 3 ấm để khởi. Danh sắc duyên vào thức ấm để khởi. Dùng huệ nhãn thấy duyên thông đạt khởi lên tướng.

Hỏi: Những gì là tự vị thông đạt khởi tướng?

Đáp: Như ánh sáng của cây đèn luôn luôn tương tục chẳng gián đoạn. Đầu, cuối tiếp nối nhau mà khởi. Rồi lấy tướng, lấy huệ nhãn để thấy. Dùng tự vị thông đạt khởi lên tướng. Đây chính là nguyên nhơn, là chỗ khởi lên cái thấy. Dùng tướng của tập đế để trở thành sự thấy. Dùng niệm để khởi lên giác. Dùng duyên để khởi lên tự vị. Dùng sự khởi lên để thấy là khổ đế. Dùng tướng thành chỗ thấy, dùng sát na chẳng thể giác được. Như thế dùng 3 hành rốt ráo để khởi tướng.

Hỏi: Thế nào là tam hành thông đạt diệt tướng?

Đáp: Lấy nhơn diệt, duyên diệt và tự vị diệt. Đối với đây dùng ái diệt rồi vô minh diệt, rồi nghiệp diệt và ấm trở thành diệt, lấy huệ nhãn để thấy. Dùng nhơn diệt thông đạt của tướng diệt. Dùng thức ăn diệt thì sắc ấm trở thành diệt. Dùng xúc diệt ba ấm trở thành diệt, dùng danh sắc diệt thì thức ấm trở thành diệt, dùng huệ nhãn để thấy. Dùng duyên diệt thông đạt để diệt tướng. Như ánh sáng ngọn đèn liên tục không gián đoạn. Đầu tiên có diệt hành lấy huệ nhãn để thấy. Dùng tự vị thông đạt làm tướng diệt. Đây chính là nhơn diệt để thấy được diệt đế. Dùng tướng ấy để thành chỗ thấy. Dùng tướng vô sanh để rõ biết duyên diệt. Dùng tự vị để thấy diệt. Dùng khổ đế tướng để trở thành cái thấy đầu tiên. Dùng sát na chẳng thể giác được.

Hỏi: Nếu dùng sự khởi diệt để thấy khổ đế và dùng tướng để được thấy thì tại sao thượng trí lại khởi lên?

Đáp: Sao lại dùng khởi kiến để diệt. Dùng tướng của khổ đế để được thấy điều chưa thấy và cái khổ kia trở nên đầy đủ. Cho đến các hành hết rồi, như thật mà thấy. Từ hành tướng nầy làm cho tâm khởi lên. Đối với phi hành, tâm sẽ trôi qua. Như thật thấy những hành nầy mà lo lắng. Từ hành tướng nầy làm cho tâm khởi lên. Đối với phi hành làm cho trôi qua. Xứ nầy thấy khổ thành ra đầy dẫy. Nghĩa là qua lại bên cạnh vậy. Giống như con chim bay chung quanh lửa mà chẳng sợ hãi. Nếu bay trong hư không thì thấy lửa vây chung quanh nên lo, thành ra bay vào hư không. Lúc ấy kẻ kia thấy lửa sợ hãi vây quanh thành ra đầy khắp như thế. Đối với việc nầy nên rõ biết. Đây chính là do nhơn, do duyên mà khởi lên sự thấy. Rồi trở thành thông đạt nhơn duyên khởi tướng. Đây là hữu đây là khởi. Đây là chỗ khởi lên rồi, đây là chỗ khởi thành rồi. Nhơn diệt rồi cho nên duyên diệt. Do vậy mà sự thấy diệt là nhơn duyên sanh tướng thành thông đạt. Đây là vô hữu, đây chẳng thành. Ở đây diệt rồi thành đây diệt. Dùng tự vị để khởi lên diệt. Thấy rồi khởi thành thông đạt. Biết nhơn duyên pháp và pháp hữu vi khởi lên. Cái kia khởi lên được trí. Cái kia diệt rồi lại cũng rõ. Cái kia ở lại cũng đã rõ biết. Như thế dùng chỗ khởi diệt mà thấy 4 pháp thành chỗ rõ biết. Như vậy một tướng pháp, nhiều pháp, không có pháp nào là không chánh pháp. Với đây là một sự tương tục ở chỗ hành về sự đắm trước mà khởi và sự thấy kia không thành, nhiều loại chấp trước. Đầu tiên sau cùng chuyển đổi thành các hành, rồi lấy diệt kia để thấy chẳng thành một sự chấp. Tự tánh lìa, chẳng động nơi các hành. Dùng đầu tiên, sau rốt thấy chẳng thành ngã chấp. Nhơn duyên là chỗ chuyển các hành đầu và cuối. Như thế dùng pháp để thấy chẳng thành vô sự chấp. Kẻ phàm phu kém hiểu biết dùng một bất giác, thường, đoạn để nói. Dùng nhiều loại bất giác để thành việc thường hay nói. Dùng vô sự bất giác để trở thành ngã thuyết. Như thế dùng pháp bất giác, thành vô sự thuyết. Đối với đây là lời nói bình đẳng. Dùng một tướng để hơn những ngôn ngữ kia. Dùng nhiều tướng để nhiếp thành một tướng. Dùng nghĩa phân biệt để thành nhiều loại. Dùng nghĩa phiền não để thành một tánh. Dùng nghĩa phương tiện để thành nhiều tánh. Dùng quả của ái để thành một tánh. Dùng quả của nghiệp để thành nhiều loại tánh. Kẻ tọa thiền kia như thế thấy một tánh, chẳng phải chấp nầy về sự thấy các loại. Nếu thấy các loại tánh thì cũng chẳng phải chấp nầy là thường thấy một tánh. Nếu hiện thấy một tánh thì ngoài ra sự tạo tác, sự rõ biết được sự thấy nầy. Nếu hiện thấy nhiều loại tánh thì việc làm kia, sự biết kia trừ ra sự thấy nầy. Nếu hiện thấy một tánh, trừ ra sự đoạn kiến nầy. Hoặc hiện thấy các tánh, trừ ra sự thường kiến nầy. Kẻ tọa thiền kia như thế mà khởi lên sự diệt. Thấy một tánh và chủng chủng tánh.

Pháp sáng lại khởi lên cái gì?

Hiện khởi các hành thấy kia vô sự. Vì sao mà tất cả các hành vô sự bất động? Vô dư sở khởi trụ. Tự tánh trụ là nhơn duyên hòa hợp tập trung lại làm nhơn duyên với nhau. Như thế làm cho pháp dừng sanh, lại sanh ra. Đây là nghĩa không có đời sống và nghĩa bất động. Pháp vô sự như thế mà rõ biết. Dùng tự tánh, nghĩa và duyên vào nghĩa. Như thế chỉ pháp nên rõ biết. Làm cho hiện ra không, vô sự. Làm cho hiện ra nghiệp đã tạo. Như thế chỉ pháp làm cho hiện ra vô sự nên gọi là pháp. Như thế làm cho chỉ pháp có tên là hành. Đối với đây dùng pháp một tánh rõ biết khổ tướng, trở thành sự thông đạt. Dùng đủ loại tánh giác và tướng vô thường để trở thành thông đạt. Dùng vô sự pháp rõ biết. Như thế dùng chánh pháp giác về tướng vô ngã để trở thành sự thông đạt.

Hỏi: Kẻ tọa thiền kia với tất cả các hành có phải dùng vô dư xứ để quán khởi diệt làm một xứ để quán sao?

Đáp: Đầu tiên đối với các hành xứ, chấp giữ lấy tướng nầy rồi thông đạt khởi diệt vô dư xứ. Tất cả các hành làm cho đầy đủ. Như người ở một nơi trên biển cả dùng lưỡi để liếm nước, tức thời rõ biết tất cả vị mặn của nước. Như thế đối với đây có thể rõ biết. Dùng 2 hành của các hành làm cho đầy đủ. Dùng sự và dùng chẳng ngu si. Đối với đây, các hành chấp giữ tướng nầy. Thông đạt sanh diệt. Các hành kia dùng sự nầy để thành đầy đủ. Đối với đây đoạn trừ vô trí vậy. Ngoài ra các hành dùng bất ngu si trở thành đầy đủ. Đối với đây khởi lên diệt trí. Đó là các hành phân biệt trí. Tất cả các hành dùng sự khởi lên ban đầu trở thành phân biệt. Dùng diệt hậu biên thành phân biệt. Dùng khởi lên chỗ đầu tiên làm thành sự tịch tĩnh. Lấy diệt hữu biên làm thành tịch tĩnh. Dùng khởi từ khởi, không có đầu tiên. Dùng diệt từ diệt, không có sau cùng. Cho nên khởi diệt trí thành các hành phân biệt trí.

Kẻ tọa thiền kia như thế chánh kiến sinh ra tướng diệt, lành phân biệt các hành, vui được diệt lạc định. Lúc bấy giờ chẳng tác ý để quán về sự sanh ra. Duy chỉ thấy tâm diệt. Dùng những sắc dùng tâm sanh diệt. Nương vào việc kia để thấy tâm diệt. Như thế mà thọ trì. Dùng việc tưởng mà hành sự. Dùng việc thức để tâm sanh diệt. Nương vào việc kia để thấy tâm sanh diệt. Lại nữa dùng tam hành, thấy diệt như thế tụ họp lại rồi phân biệt làm đôi.

Hỏi: Sao gọi là tụ họp?

Đáp: Do uy nghi, uy nghi sở khởi và tâm tâm số pháp. Đối với nơi nầy làm chỗ tụ họp để thấy cái kia diệt. Lại nữa quán sắc vô thường rồi, thọ vô thường, tưởng vô thường, hành vô thường và thức cũng vô thường. Lúc ấy dùng việc vô thường là chỗ khởi lên tâm, tâm số pháp. Dùng sự tụ họp để thấy kia diệt đi. Như vậy dùng sự khổ và việc vô ngã. Như thế dùng sự tụ họp sẽ thấy.

Hỏi: Sao gọi là cặp?

Đáp: Sắc nầy vô thường và quán vô thường. Tùy theo vô thường mà tâm khởi lên để thấy tâm ấy sanh diệt. Như vậy thọ tưởng hành thức đều quán cũng vô thường. Tùy theo việc vô thường mà tâm khởi lên thấy sanh diệt. Như thế lấy việc khổ cùng việc vô ngã; nên phải quán về cặp đôi nầy.

Hỏi: Vì sao dùng sự phân biệt?

Đáp: Đã quán sắc nầy vô thường rồi. Tùy theo sự vô thường mà tâm khởi lên thấy tâm sanh diệt. Như vậy dùng sự phân biệt quán thấy nhiều tâm diệt. Như vậy quán thọ, tưởng, hành, thức đều vô thường. Tùy theo sự vô thường mà khởi tâm lên thấy tâm ấy sanh diệt. Do sự thấy tâm diệt mà lại thấy diệt. Như thế dùng sự phân biệt thấy nhiều tâm sanh diệt. Như vậy quán về khổ và quán về vô ngã. Như vậy phân biệt rồi, duy chỉ có hiện quán về sự diệt kia. Cái nầy nếu diệt thì sẽ trở thành chuyên biệt. Thường thì các hành trong sát na trở thành lợi lạc. Kẻ tọa thiền kia dùng huệ nầy chẳng phải duyên kia. Thấy tất cả thế gian dùng tự tánh như đếm trên đầu hạt cải. Chỉ trong một sát na mà tâm biến thành sanh già chết. Lúc ấy kẻ tọa thiền lại như thế mà thấy. Như kệ nói rằng:

Cặp nầy nương vào sắc

Triển chuyển một lần mất

Câu diệt nương kia diệt

Cùng kia mà sanh ra

Ấm vô thường diệt pháp

Khổ sanh pháp diệt pháp

Như đánh trống nghe tiếng

Lại chẳng từ mắt sanh

Sắc hương cùng 5 pháp

Lại chẳng từ sắc sanh

Lại chẳng lìa hai cú

Nương duyên sanh hữu vi

Như đánh trống nghe tiếng

Lại chẳng từ tai sanh

Sắc hương và năm pháp

Lại chẳng từ nghe sanh

Lại chẳng lìa hai câu

Lại chẳng từ mũi sanh

Sắc hương cùng năm pháp

Lại chẳng từ hương sanh

Lại chẳng lìa hai câu

Lại chẳng từ lưỡi sanh

Sắc hương cùng năm pháp

Lại chẳng từ vị sanh

Lại chẳng lìa hai câu

Lại chẳng từ thânsanh

Sắc hương và năm pháp

Lại chẳng từ xúc sanh

Lại chẳng lìa hai câu

Lại chẳng từ xứ sanh

Chẳng từ pháp vào ra

Nương nhơn duyên để sanh

Như đánh trống nghe tiếng

Căn kia quá dư thừa

Nhơn đầu lại cũng thừa

Nhơn kia lại cũng thừa

Khởi kia lại cũng thừa

Cùng đất điều nầy thừa

Tương ưng lại cũng thừa

Hòa hợp lại cũng thừa

Triển chuyển sự thừa nầy

Triển chuyển pháp chẳng trụ

Lại vô tánh triển chuyển

Không có thể cho khởi

Làm cho kia không khởi

Như thành Càn Thát Bà

Do ai đầu khởi lên

Chẳng do tự thân sanh

Chẳng do tự lực ở

Do tùy pháp kia sanh

Sanh ra pháp hữu lậu.

Thân thể quá yếu, chẳng tự sanh

Lại chẳng tự nhơn, chẳng tự sự

Chẳng xứ hữu vi, không tự tánh

Chẳng tự tánh, hành tướng các hữu

Vì sanh tự thân, dư không lúc

Không nơi từ đến vô sở hành

Xứ vô sở sanh vì nước khác

Tâm vô ngã sở, mệnh thân tánh

Một tâm khổ vui tướng nhơn vội

Sát na núi biển tám vạn kiếp

Một trụ chẳng lại không hai tâm

Tương ưng quá khứ và sẽ diệt

Hiện tại tất cả các hành ấm

Tất cả qua đi chẳng nghe được

Vị lai sẽ mất nơi cõi kia

Dừng đó tướng khác chẳng khởi lên

Chẳng hề sanh ra hiện tại sanh

Từ đây tâm mất, không thế gian

Đệ nhứt nghĩa ấy không đến đi

Vị lai chẳng dừng chỉ chuyển sanh

Trụ như hạt cải sanh các pháp

Pháp kia diệt rồi đây là đầu

Thế gian dùng pháp đầu chẳng xa

Chẳng thấy đến đi, chẳng thấy sanh

Các pháp chẳng sanh như hư không

Giống như điện lóe chốc lát mất.

Kẻ tọa thiền kia như thế thấy diệt vô tận nhập định, như giữ lửa khói bay. Bồ Đề phẩm, sát na khởi. Trí quang minh khởi lên. Niềm vui, chấp sự giải thoát, niệm xứ khởi lên. Xả, xuất ly đối với đây chẳng rõ ràng. Kẻ tọa thiền đối với pháp kia hoặc khởi lên loạn; hoặc khởi lên tăng thượng mạn.

Hỏi: Làm thế nào để trừ loạn?

Đáp: Kẻ tọa thiền đối với pháp khởi vui, sự vui kia lại làm cho được an. Như thế pháp kia lại liền làm cho an, rồi tâm pháp nầy điều phục để nhiếp. Nếu pháp điều phục ấy được chỗ nhiếp tâm. Từ diệt quán định tâm nầy lìa thường và lìa thường thông đạt. Như vậy là lìa rồi.

Hỏi: Sao lại khởi lên tăng thượng mạn?

Đáp: Kẻ tọa thiền kia dùng pháp đầu tiên khởi lên tướng sáng rồi được ra khỏi pháp thế gian. Đối với việc chưa được, sẽ được có tướng. Thường chuyển làm tinh tấn. Như thế tăng thượng mạn lại khởi. Rõ ràng người tọa thiền biết phiền não nầy là định bị loạn. Rõ biết pháp thế gian mà hành sự. Như thế rõ biết pháp xuất thế gian là Niết Bàn. Như thế rõ biết rồi. Cứ như vậy dùng trí để trừ loạn, trừ tăng thượng mạn. Chỉ thấy diệt, ấy chính là lành tu hành và đa hạnh.

Luận về Con Đường Giải Thoát

Hết quyển thứ 11

--o0o--

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]