Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Ảnh hưởng Tâm kinh và Mật giáo

28/12/201115:18(Xem: 5910)
03. Ảnh hưởng Tâm kinh và Mật giáo

THIỀN VÀ BÁT NHÃ

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

DẪNVÀO TÂM KINH BÁT-NHÃ

III. ẢNH HƯỞNG TÂM KINHVÀ MẬT GIÁO

Cóngười đến hỏi Phật về ý nghĩa của sự cầu nguyện, đức Phật trả lời, như một hònđá nặng được thả chìm xuống đáy hồ, cho dù với sức cầu nguyệncủa số người đông đảo, hòn đá khôngthể vì vậy mà nổi lên mặt nước. Sự thăng trầm hay đọa lạc của một chúng sinhtùy theo hành vi mà nó đã làm, chứ không phải vì bất cứ lời cầu nguyện nào.[37]

Tuy vậy, trong kinh điển cũng chothấy sự tin tưởng nơi năng lực chuyển hóa của tâm đối với môi trường chungquanh; và ảnh hưởng ấy lại được chuyểntải bởi ngôn ngữ.

Khicó nhiều tỳ kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn chết; Phật nói, nếu các tỳkheo ấy mà đã rải tâm từ đến các loài rắn độc, nhất định đã khôngbị hại bởi chúng. Rồi Phật dạy bàikệ. Nội dung bài kệ không phải là những câu thần chú bí hiểm, mà chỉ là nhữnglời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan đến chúa tể các loài rắn độc,các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện các sinh loại đềuđược an lành, không làm hại tỳ kheo.[38]Văn ước nguyện này được gọi là “hộ chú“ (parittam).

Các parittahay hộ chú xuấthiện trong kinh điển Pali không phải ít. Ý nghĩa của nó, do đâu mà ước nguyệnchủ quan như vậy lại tác động được ngoại giới, có thể được giải thích bằng điểnhình của Angulimāla. Tôn giả vốn là một tướng cướp khét tiếng, mà con người thứmột nghìn Angulimālađịnh giết chính là đức Phật. Nhưng Angulimāla được Phật hoá độ, trở thành tỳkheo, rồi đắc quả A-la-hán, nổi bật với tâm từ. Một hôm Tôn giả kể với Phậttrường hợp một sản phụ đau đớn, nguy kịch vì khó sinh. Phật dạy Angulimāla đếnđọc cho sản phụ ấy một paritta, như là thần chú cứu nguy. Nội dung thầnchú là viện dẫn sự thực rằng, kể từ khi Angulimāla tái sinh trong Thánh đạo nàychưa từng cố ý giết hại một sinh mạng nào, bằng sự thực ấy, ước nguyện sản phụsinh sản an toàn. Tất nhiên, trong quá khứ, Angulimāla la một tướng cướp giếtngười không ghê tay; đó là một sự thật. Nhưng từ khi được Phật hoá độ,Angulimāla sống bằng tâm từ với tất cả mọi sinh loại, đó cũng là một sự thực.Sự thực trong Thánh đạo của Angulimāla đã chuyển hoá tai họa của sản phụ, khiếncho được an lành: tena saccena sotthi te hotu, “Bằng sự thực này, ướcnguyện Chị được an lành.”

Kinh Ratanasuttacũng kinh cầu nguyện với ý nghĩa tươngtự: “Dù trong đời này hay đời khác, hay trên thiên giới, không có tài bảo vidiệu nào sánh với đức Như Lai. Ở đây, Phật là tài bảo tối thắng vi diệu. Bằngsự thực này, ước nguyện tất cả đều được an lành (etena saccena suvatthi hotu).”

Đây là tính thể của sự cầunguyện. Chân lý là tính thể của sứcmạnh kỳ diệu; ai biết nương tựa chân lý, sống với tâm tư hướng về chân lý,người ấy sống cuộc sống an lành. Trong ý nghĩa như vậy, Bát-nhã ba-la-mật đượchiểu như là đại minh chú, có khả năng trừ diệt mọi tai họa, do bởi năng lựcquán chiếu “ngũ uẩn giai Không”; điều đó không phải là cái gì mới mẻ, xa lạ vớitruyền thống Phật giáo nguyên thủy.

Bát-nhãba-la-mật-đa là đại thần chú cũng đã được xác nhận rất sớm trong văn họcBát-nhã, trong Nhị vạn ngũ thiên tụng. Đại phẩm Bát-nhãnói về ýnghĩa này như sau: “Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân (Śakra Devānām Indra) bạch Phật,‘Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe Bát-nhã ba-la-mật thậm thâm này mà thọ trì,đọc tụng, thân cận, chính ức niệm, không rời tâm Tát-bà-nhã (sarvajñā:nhất thiết trí); khi gặp chiến trận, thiện nam tử hay thiện nữ nhân ấy do vì đãđọc tụng Bát-nhã ba-la-mật nên vào giữa quân trận mà không hề bị mất mạng,không bị trúng thương bởi đao, tên. … Vì sao vậy? Bát-nhã ba-la-mật này là đạiminh chú, là vô thượng minh chú….’”[39]

Vềsau, Tâm kinh được đưa hẳnvào hệ thống tu tập của Mật giáo. Đà-la-ni tập kinhdành một chương riêng biệt cho Tâm kinh.[40]Kinh chứa đựng 13 khế ấn, 9 chân ngôn.

Bản kinh này có thể được xem dị bản được lưu truyền trong Mậtgiáo của Bát-nhã trong đoạn đã dẫn trên từ Đại Bát-nhãcủa Huyền Tranghay Đại phẩmcủa Cưu-ma-la-thập. Khác với đoạn văn từ các kinh Bát-nhãđã dẫn, ở đây người hỏi Phật không phải là Thiên đế Thích (Kiều-thi-ca), mà làPhạm vương, và các chú, ấn liên hệ sự tu hành Tâm kinh Bát-nhã được nói là doPhật thuyết trên cung trời của Tha Hoá Tự Tại (paranirmita­vaśavartin).Ở đây, hành pháp Tâm kinh Bát-nhã không những có uy lực diệt trừ các tai họa màcòn hỗ trợ cho các môn Thiền định, xa-ma-tha (śamatha), hay Bất tịnhquán. Bổn tôn của hành pháp Bát-nhã ở đây là Bát-nhã Bồ-tát mà họa tượng đượckinh mô tả chi tiết. Kinh hướng dẫn họa tượng Bồ-tát, cùng với hình thức bố tríđàn tràng, và các nghi thức tụng niệm. Các chi tiết hành trì của Mật giáo nênđược giới thiệu trong các khảo cứu chuyên mục riêng biệt; ở đây chỉ giới thiệumột cách khái quát về ảnh hưởng của Tâm kinh trong Mật giáo. Ảnh hưởng này chothấy tất cả các xu hướng Phật giáo, Hiển hay Mật, đều coi trọng Bát-nhã, màBát-nhã là năng lực quán chiếu để nhận thức rõ thực tại chân thật cứu cánh.Theo tinh thần này, không chỉ mục đích tối hậu là giải thoát cứu cánh mới cầnđến năng lực quán chiếu của Bát-nhã, mà ngay trong sinh hoạt thường nhật, đểvượt qua mọi tai họa bất ngờ, thì điểm nương tựa có uy lực nhất, đó là chân lý,tức thật tướng Bát-nhã.

Có thể do chính ý nghĩa này Tâm kinh Bát-nhã được Bồ-tát QuánTự Tại thuyết, thay vì được chính Phật thuyết. Các nhà chú giải Tâm kinh phầnlớn bỏ qua yếu tố Mật giáo nên giải thích danh từ “Quán Tự Tại“ với ý nghĩa là“quán chiếu tự tại.”

Nguyênhình Sanskrit của danh hiệu này trong các Phạn bản hiện tồn là Avalokiteśvara.Trong Tâm kinh cũng như trong Pháp hoa, Cưu-ma-la-thập dịch là “Quán Thế Âm.”Huyền Trang và các vị khác đều dịch là “Quán Tự Tại.” Khảo cứu nguyên hìnhnguyên thủy từ ngữ này cần nhiều công phu tham khảo. Một cách đại cương,La-thập phân tích từ Sanskrit thành Avalokita-svara, trong đó svara(ssát âm răng, chứ không phải là śsát âm khẩu cái) có nghĩa âmthanh. Huyền Trang và các vị khác dịch là Quán Tự Tại do phân tích từ thanh Avalokita-īśvara.Trong ý nghĩatôn giáo, Īśvara (Hán: Tự Tại), mànghĩa đen của nó là “Vị chúa tể”, là xưng hiệu chỉ cho Thiên Chúa, thông thườngchỉ cho Thượng đế Brahmā.[41]

Nếu không thiên hẵn theo giải thíchmang tính triết học siêu hình như thường thấy trong các luận giải Tâm kinh, vịBồ-tát, mà truyền thống Mật giáo tín ngưỡng như là đấngTự Tại, là vị Thượng đế (īśvara)luôn luôn “nhìn xuống thế gian (avalokita),” hiện thân giữa thế gian đểgiải trừ nguy khốn. Nhưng Ngài không cứu nguy thế gian thông qua sự cầu nguyện,mà chính yếu năng lực cứu độ của Ngài được thể hiện bằng hành vi quán chiếuthực tại và thể nghiệm Chân lý. Những ai nhận chân được sự thực, thấy rõ chântướng, bản tính của tồn tại, người ấy tự giải thoát minh ra khỏi mọi nguy khốn.

Cho nên, như đã thấy, điểm căn bảnxuyên suốt tất cả truyền thống khác nhau của Phật giáo, từ Nguyên thủy đến Đạithừa, từ Hiển giáo đến Mật giáo, trí tuệ siêu việtlà yếu tố duy nhất, là quyền năng vôhạn, dẫn đến bến bờ an lạc cứu cánh, tuyệt đối an ổn. Trí tuệ đó thường đượcgọi là xuất thế trí (lokottara-jñāna), hay vô phân biệt trí (nirvikalpa-jñāna)mà cơ sở là Bát-nhã ba-la-mật. Ý nghĩa ấy được minh giải khá sinh động, gợinhiều cảm hứng, qua các thiên luận của Suzuki được trích dịch từ Thiền luậntập hạ. Trong phần dẫn nhập này, người dịch chỉ cốt nêu những điểm gợi ý; vìvậy có nhiều điểm chỉ được nhắc đến một cách khái quát.

Trên tất cả, ngay cả chính bảnthân Tâm kinh Bát-nhã cũng chỉ lànhững từ gợi ý, là ngón tay chỉ điểm, để từ đó mỗi cá nhân tự mình quán sát vàchiêm nghiệm bản thân và thế giới, mà chân lý được nhận thức từ đó là năng lựcđưa hành giả sang bờ bên kia của giải thoát và giác ngộ.

Người dịch xin góp đôi lần dẫnđường như vậy.

[1]Huệ Lập,Đại Từ ân tự Tam tạng Pháp sư truyện, quyển 1, T50n2053, tr.224b6 大慈恩寺三藏法師傳.

[2]Tựa bảnphiên âm Phạn-Hán của Tâm kinh Bát-nhã, lược bản, khắc trên vách đá chùa Đạihưng thiện. T8n256唐梵飜對字音般若波羅蜜多心經(并序[燉煌出S. 700])述序大興善寺石璧上錄出慈恩和尚奉

[3]ĐạoTuyên, Tục cao tăng truyện4 (T50n2060, tr. 457a26).

[4]TríThăng (Đường), Khai nguyên Thích giáo lục 8(T55n2154, tr.555c3): 般若波羅蜜多心經一卷貞觀 二 觀自在菩薩與三藏法師玄奘親教授梵本不潤色.知仁筆受

[5]a.Truyền giáo Đại sư tương lai việt châu lục: Bát-nhã tâm kinh Phạn bản Hán tự,1 quyển. Taishō No.2160 tr. 1058b28 傳教大師將來越州錄: 般若心經梵本漢字一卷. Ngoài Việt châu lục, Phạn bản này cònđược ghi trong các kinh lục khác của Nhật bản: b. Viên Nhân, Nhập Đường Tâncầu Thánh giáo mục lục: Đương Phạn đối chiếu Bát nhã tâm kinh, 1 quyển. c. HuệVân Luật sư thư mục lục: Phạn bản Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh (Bát-nhãTam tạng Phạn bản), 1 quyển. d. Pháp long tự(Đại hòa), tối cổ Phạn bản.Nguyên lộc 7, Tịnh Nghiêm thư tả, cú nghĩa chú; An chinh 6, Y Thế tông Uyên môkhắc, A-xoa-la thiếp thâu lục. Bản Sanskrit hiệu đính bởi Nam Điều Văn Hùng& Max Muller, Anecdota Oxoniensia, Buddhist Texts from Japan III, 1884.In lại chung với Quảng bản, bởi P.L. Vaidya, Mahāyāna-sūtra-saṅgraha I,The Mithila Institute, Darbhanga, 1961. Bản dịch Anh, có lẽ là bản dịch đầutiên, do Nam Điều & Muller, Sacret Books of the Eastvol. xlix,1894.

[6]TăngHựu, Xuất Tam tạng ký tập4, T55n2145, tr.31b9: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mậtthần chú, 1 quyển; ibid., tr.31b10: Bát-nhã ba-la-mật thần chú, 1quyển (dị bản) 出三藏記集錄下卷第四 釋僧祐撰新集續撰 失譯 雜 經錄第一: 摩訶般若波羅蜜神咒一卷, 般若波羅蜜神咒一卷(異本).

[7]PhíTrường Phòng, Lịch đại Tam bảo kỷ4, Hậu Hán thất dịch, T49n2034, tr.55c1: Bát-nhã ba-la-mật thần chú kinh, 1 quyển (hoặc không có chữ Kinh) 費長房 歷代三寶紀 般若波羅蜜神咒經一卷(或無經字).

[8]Ibid.,tr. T49n2034, tr. 58b9: Ma-ha Bát- nhã ba-la-mật chú kinh, 1 quyển (thấytrong Bảo xướng lục, hoặc gọi là Bát-nhã ba-la-mật chú kinh). 摩訶般若波羅蜜咒經一卷(見寶唱錄或直云般若波羅蜜咒經)

[9]Ma-haBát-nhã-ba-la-mật kinh(Đại phẩm), Cưu-ma-la-thập dịch, quyển 1, phẩm 3 “Tậptương ưng”; T8n223, tr. 223a9-223a25 摩訶般若波羅蜜經卷第一習應品第三. Tham chiếu, Đại trí độ, quyển 36, giảithích phẩm 3 “Tập tương ưng”; T25n1509, tr. 327c11-328a18. 大智度論釋習相應品第三(卷三十六)

[10]ĐạiBát-nhã ba-la-mật-đa kinh, Huyền Trang, quyển 403, phần II, phẩm 3 “Quánchiếu”; T7n220, tr. 14a07-14a28 . 大般若波羅蜜多經卷第四百三 第二分觀照品第三之二

[11]ViênTrắc, Phật thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đatâm kinh tán佛說般若波羅蜜多心經贊沙門圓測撰,T33n1711, tr. 543c18.

[12]Cf. Ma-haBát-nhã ba-la-mật kinh, Cưu-ma-la-thập, quyển 1 (T8n223, tr. 221b24): “Xá-lợi-phấthỏi, ‘Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào?’ Phật nói, ‘Khi Bồ-táthành Bát-nhã ba-la-mật không thấy Bồ tát, không thấy danh tự Bồ-tát, không thấyBát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy ta hành Bát-nhã ba-la-mật, không thấy takhông hành Bát-nhã ba-la-mật.’” Tham chiếu, Đại Bát-nhã, Huyền Trang, quyển402, T7n220, tr. 11b25.

[13]KhuyCơ, Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh u tán, quyển hạ, 般若波羅蜜多心經幽贊 T33n1710, tr. 535a9

[14]Ibid., T33n1710, tr. 535b10.

[15]PhápTạng (A.D.643-712), Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh lược sớ, 般若波羅蜜多心經略疏 法藏述, T33n1712, tr. 552c20.

[16]TôngLặc 宗泐&Như Kỷ 𤣱, c.A.D. 1318-1391, Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh chú giải, 般若波羅蜜多心經註解 T33n1714, tr. 569c19.

[17]儼鼻()缽囉(二合般)誐攘()()()()(多三)左哩焰(二合行)左囉()𠯆

[18]Edited by P.L. Vaidya, the Mithila Institue, Darbhanga, 1961.

[19]Huyền Trang, quyển 402; T7n220, tr. 11b26.

[20]Pháp Nguyệt, Phổ biến trí tạng, T8n252, tr849a21:照見五蘊自性皆空.

[21]Bát-nhã & Lợi Ngôn, Tâm kinh, T8n253, tr. 849c6應觀五蘊性空.

[22]畔左()塞建()(引五蘊)娑怛()室左(二合彼)()婆嚩(引性)戍儞焰(二合空)跛失也(二合)底娑麼(二合現).

[23]Đại trí độ, quyển 35, T25n1509, tr.319c19. Cf. Vigraha-
vyāvartanī
, …sarveṣām bhavānām hetau pratyayeṣu ca hetupra­tyaya-sāmagryāṃca pṛthag na sarvatra svabhāvo na vidyate iti kṛtvā śūnyāḥ sarvabhāvā iti, “vìkhông thể tìm thấy tự thể của tất cả mọi tồn tại ở bất cứ đâu, ở trong nhân,trong duyên và trong sự hòa hiệp của nhân và duyên, do đó, tất cả mọi tồn tại đềuKhông.”

[24]Taishō 23 No 1711, tr. 546a19.

[25]Taishō 23 No 1710, tr. 538a14.

[26]Tâm kinh lược sớ, T23n1712, tr. 553b27.

[27]Ibid., tr. 553c17.

[28]Taishō 57 No 2202, tr. 7b26-9.

[29]Ibid., tr. 7c19.

[30]Tâm kinh u tán, tr. 540c19.

[31]Tâm kinh tán, tr. 548b26.

[32]Tâm kinh lược sớ, tr. 554b7.

[33]()誐攘喃(智卅八)()缽囉(二合)比底(得卅九)() 鼻娑麼(證四十)()娑每()()缽囉(二合)比底(得二合)怛嚩

[34]Tâmkinh u tán, tr. 541b19.

[35]Tâmkinh tán, tr. 549a18.

[36]Cf.Pāṇini, Āṣṭādhyāyī, 2.2. 24.

[37]Samyutta. iii. tr. 311.

[38]Vinayaii (Cullavagga),tr. 110.

[39]Cưu-ma-la-thập, Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh, quyển 9, phẩm 32 “Đại minh”; tr.283a22 - 283b10. Giải thích của Đại trí độ, quyển 57, phẩm 32 “Bảo tháp giảo lượng”;tr. 463b21 tt. Cf. Đại Bát-nhã, Huyền Trang, q 428, phần ii, phẩm 30 “Tốt-đỗ-ba”;tr. 150c24.

[40]Phật thuyết Đà-la-ni tập kinh, A-địa-cù-đadịch, quyển 3, 佛說陀羅尼集經卷第三大唐天竺三藏阿地瞿多譯,T18n901, tr. 804c16 tt.

---o0o---

Tựa tái bản

Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lầnđầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phảiđọc lại bản dịch trướcđó,đểửa chữa và bổững sai lầm và thiếu sót nhấtđịnh phải có; mà công việc này chưa gặpđược thuận duyênđểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần.Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn bd không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịpđọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềmẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thứcđược. Các tưệuđược cung cấp trongđây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện chođầyđủươngđối chính xácđược. Dođó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy cóđôi chút hứng thú với các tưệuđược cung cấpởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu,đểượt qua giới hạn ngôn ngữ,đạtđược cho mình nhữngđiều ý tại ngôn ngoại.li li có thêm c st mình t duy và chiêm nghi thay thnh lich th s nghiên c th và t n linên h mình t duy quán chi v

Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]