THIỀN VÀ BÁT NHÃ
Daisetz Teitaro Suzuki
---o0o---
DẪNVÀO TÂM KINH BÁT-NHÃ
I.CÁC TRUYỀN BẢN PHẠN VĂN
Mạc-hạ-diên,mà phương Tây gọi là sa mạc Gobi, sách xưa gọi là Sa hà, một bãi cát mênh mông,dài trên 800 dặm, nối liền hai nền văn minh tối cổ của nhân loại; trên khôngchim bay, dưới không thú chạy; cỏ không, nước cũng không, Huyền Trang một mìnhmột bóng, đã vượt qua khỏi đoạn đường đầy kinh sợ và thường xuyên làm nản lòngnhững người kiên cường nhất, duy chỉ bằng vào lời kinh “Ma-ha Bát-nhãba-la-mật-đa tâm kinh”
Trướcđó, khi Pháp sư còn ngụ tại chùa Không huệ, Ích châu, có gặp một thầy tăng bịnhhoạn, ghẻ chóc; thân mình hôi hám, y phục rách rưới bẩn thỉu. Huyền Trang độnglòng trắc ẩn, dẫn vào chùa, cho y phục và lương phạn. Thầy tăng bịnh ấy hìnhnhư hổ thẹn, bèn trả ơn bằng cách dạy Pháp sư học thuộc bài kinh Bát-nhã ngắngọn này.[1]
Khivượt sa mạc đầy kinh sợ, với những hình bóng ma quái chập chờn, với ác quỷ kỳhình dị trạng chợt hiện trước mặt, hoặc đuổi theo sau lưng. Trong những lúckinh hãi cùng cực, Pháp sư niệm danh hiệu Bồ-tát Quán thế âm. Nhưng vẫn khôngđuổi đi được bọn quỷ ma ám ảnh. Nhớ lại bài kinh ngắn mà thầy tăng ghẻ chóc đãdạy cho lúc trước, Pháp sư bèn cất tiếng tụng niệm. Lạ lùng thay, mọi hìnhtượng quái dị biến mất. Quả thật đúng như lời kinh, “… chiếu kiến ngũ uẩngiai không, độ nhất thiết khổ ách.” Có lẽ, như kinh nói, “… Bồ-tát yBát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố,viễn ly điên đảo mộng tưởng…”
Truyềnthuyết còn kể thêm rằng, về sau, trong thời lưu trú tại Ấn độ, lúc ngụ tại chùaNa-lan-đà, nước Ma-kiệt-đà (Magadha), bất chợt gặp lại thầy tăng trước kia.Thầy tăng nói:
“Thầyđã lặn lội hiểm nguy, cuối cùng đến được nơi này. Đó là nhờ ở pháp môn tâm yếucủa chư Phật ba đời mà tôi đã truyền dạy cho thầy tại Chi-na. Nhờ kinh mà thầyđược bảo vệ trên suốt cuộc hành trình. Nay đã thỉnh được kinh, tâm nguyện củathầy đã trọn rồi. Ta là Bồ-tát Quán thế âm đây.”
Nóixong, Ngài biến mất vào hư không.[2]
Saukhi trở về Trung quốc, ngài Huyền Trang thực hiện các công trình phiên dịch,trước tác và diễn giải. Công trình sự nghiệp ấy, y chỉ trên diệu nghĩa “tức Sắctức Không” của Tâm kinh Bát-nhã, đã lưu lại một di sản đồ sộ, có thể nói là disản văn học tư tưởng vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại từ trước cho đếnnay.
Côngtrình phiên dịch của Tam tạng khởi sự từ năm Trinh quán 19 (TL.645).[3]Đến năm Trinh quán 23 (TL. 648), tháng năm,ngày 24, Bát-nhã Tâm kinh được phiên dịch tại cung Thúy vi, núi Chung nam;sa-môn Trí Nhân bút thọ.[4]
BảnHán dịch này có chỗ không đồng nhất với bản phiên âm Phạn-Hán, được nói là dochính Tam tạng Pháp sư Huyền Trang thọ trì từ đức Bồ-tát Quán Tự tại, sao lụcnguyên văn không nhuận sắc hay sửa đổi.
Truyềnbản Phạn, từ đó là bản Hán âm và dịch của Huyền Trang, được gọi là Lược bản hayTiểu bản. Bản Phạn này được chép trên vách đá chùa Hưng thiện, Tây kinh. Sauđó, nó được Truyền giáo Đại sư, tức Không Hải, mang về Nhật, lưu truyền như làtàng bản tại chùa Pháp long.[5]
Tâmkinh Hán dịch đầu tiên có lẽ được tìm thấy trong Kinh lục sớm nhất của TăngHựu. Đó là, Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật thần chú, 1 quyển, và Bát-nhã-ba-la-mậtthần chú, 1 quyển.[6] Nhưng cả haiđều được liệt vào các kinh dịch đã thất truyền, do đó không rõ nội dung như thếnào, không biết nó là Quảng bản hay Lược bản, hay chỉ là đoạn thần chú. Tronghai bản đó, một bản được Phí Trường Phòng liệt vào các kinh dịch đời Hậu Hánnhưng đã thất truyền.[7]Bản thứ haiđược liệt trong số các kinh dịch thời Ngô Ngụy (Tam quốc), xác định là doƯu-bà-tắc Chi Khiêm (phiên dịch, A.D. 223-253), người Nhục-chi, dịch dưới thờiNgụy Văn đế.[8] Bản này hiện cũng thấttruyền.
Hiệnlưu truyền trong Hán dịch, chỉ thấy hai bản thuộc Tâm kinh Lược bản, mà bảntrước Huyền Trang là do Cưu-ma-la-thập. So với truyền bản của Huyền Trang, bảnnày cho thấy gần hơn với một đoạn trong Đại phẩm Bát-nhã,[9]hay Đại bát-nhã, phần hai, quyển 403.[10]