Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời tựa

22/12/201104:51(Xem: 4520)
Lời tựa
GIỚI HẠN CỦA SUY NGHĨ
Bàn luận
J. Krishnamurti và David Bohm
THE LIMITS of THOUGHT
Discussions
J. Krishnamurti and David Bohm
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 12– 2011

Lời tựa

Một giới thiệu về công việc của Krishnamurti

Sự quen biết đầu tiên với công việc của Krishnamurti là năm 1959 khi tôi đọc quyển sách của anh The First and Last Freedom Tự do Đầu tiên và Cuối cùng. Điều gì đặc biệt khơi dậy sự quan tâm của tôi là sự thấu triệt thăm thẳm của anh vào nghi vấn của người quan sát và vật được quan sát. Từ lâu lắm nghi vấn này gần gũi với trọng tâm của công việc của tôi như một người vật lý lý thuyết mà tập trung chính vào ý nghĩa của thuyết lượng tử. Trong lý thuyết này, lần đầu tiên trong sự phát triển của vật lý, quan điểm rằng người quan sát và vật được quan sát không thể bị tách rời đã được đề cập như điều cốt yếu cho sự hiểu rõ về những luật lệ cơ bản của vật chất nói chung. Bởi vì điều này, cũng như bởi vì quyển sách chứa đựng nhiều thấu triệt sâu thẳm khác, rất cấp bách tôi cảm thấy rằng tôi phải nói chuyện cùng Krishnamurti một cách trực tiếp và cá nhân càng mau càng tốt. Và khi lần đầu tiên tôi gặp anh tại một trong những viếng thăm London của anh, tôi bị ấn tượng bởi sự thanh thản vô cùng khi tiếp xúc cùng anh, mà được sáng tạo bởi năng lượng vô hạn khi anh lắng nghe và bởi sự tự do khỏi những rào chắn và những dè dặt tự phòng vệ khi anh trả lời điều gì tôi phải trình bày. Như một người làm việc trong khoa học tôi cảm thấy thật thoải mái bởi loại hưởng ứng nồng nhiệt này, bởi vì nó là bản thể của cùng chất lượng như tôi đã nhận được khi tôi tiếp xúc cùng những người khoa học khác mà có sự gặp gỡ rất hiệp thông của những cái trí. Và ở đây tôi đặc biệt nghĩ về Einstein, mà bộc lộ sự mãnh liệt tương tự và không có rào chắn trong nhiều bàn luận đã xảy ra giữa ông ấy và tôi. Sau lần này, tôi bắt đầu đều đặn gặp Krishnamurti và bàn luận cùng anh bất kỳ khi nào anh đến London.

Kể từ lúc đó chúng tôi bắt đầu sự kết giao thân thiện hơn, bởi vì tôi trở nên quan tâm đến những trường học được thành lập qua sự sáng kiến của anh. Trong những bàn luận này, chúng tôi thâm nhập rất sâu thẳm vào nhiều nghi vấn đã khiến tôi phải ấp ủ nhiều trong công việc khoa học của tôi. Chúng tôi thâm nhập vào bản chất của không gian và thời gian, và của vũ trụ, cả liên quan đến thiên nhiên phía bên ngoài lẫn liên quan đến cái trí. Nhưng sau đó chúng tôi thâm nhập vào sự hỗn loạn và vô trật tự chung mà lan tràn khắp ý thức của nhân loại. Chính ở đây mà tôi bắt gặp điều gì tôi cảm thấy là sự khám phá cơ bản của Krishnamurti. Điều gì anh đang nghiêm túc đề nghị là rằng tất cả vô trật tự này, mà là nguyên nhân gốc của sự phiền muộn và đau khổ lan tràn như thế, và mà ngăn cản con người không đang cùng nhau làm việc một cách đúng đắn, có gốc rễ của nó trong sự kiện rằng chúng ta dốt nát về bản chất chung của những qui trình riêng của sự suy nghĩ của chúng ta. Hay, giải thích nó một cách khác, người ta có thể nói rằng chúng ta không thấy điều gì đang thực sự xảy ra khi chúng ta dính dáng trong sự hoạt động của suy nghĩ. Qua quan sát và chú ý kỹ lưỡng sự hoạt động của suy nghĩ này, Krishnamurti cảm thấy rằng anh nhận biết một cách hiệp thông: suy nghĩ là một qui trình vật chất đang diễn ra phía bên trong của con người, trong bộ não và hệ thần kinh như một tổng thể.

Thông thường, chúng ta có khuynh hướng nhận biết chủ yếu về nội dung của suy nghĩ này hơn là về nó thực sự xảy ra như thế nào. Người ta có thể minh họa mấu chốt này bằng cách suy xét việc gì xảy ra khi người ta đang đọc một quyển sách. Thường thường, người ta hầu như chú ý toàn bộ đến nghĩa lý của điều gì đang được đọc. Tuy nhiên, người ta cũng có thể nhận biết được chính quyển sách, được cấu trúc của nó như được tạo thành từ những trang sách có thể lật qua và lật lại, được những từ ngữ được in và mực, được kết cấu của giấy, vân vân. Tương tự, có lẽ chúng ta nhận biết được cấu trúc và vận hành thực sự của qui trình suy nghĩ, chứ không chỉ là nội dung của nó.

Làm thế nào một nhận biết như thế có thể xảy ra? Krishnamurti đề nghị rằng việc này cần đến điều gì anh gọi là thiền định. Hiện nay, từ ngữ meditation thiền địnhđã được chất đầy vô số những nghĩa lý khác nhau và thậm chí còn mâu thuẫn, đa phần chúng đều dính dáng đến những loại khá hời hợt của sự huyền bí. Krishnamurti có trong trí một quan điểm rõ ràng và dứt khoát khi anh sử dụng từ ngữ này. Người ta có thể nhận được một chỉ dẫn giá trị về nghĩa lý này bằng cách nhận xét nguồn gốc của từ ngữ. (Những gốc rễ của những từ ngữ, cùng những nghĩa lý thông thường hiện nay được chấp thuận, thường sinh ra sự thấu triệt kinh ngạc vào những nghĩa lý sâu thẳm hơn của chúng). Từ ngữ meditation của tiếng Anh được đặt nền tảng trên gốc tiếng Latin ‘med’, ‘đo lường’. Nghĩa lý hiện nay của từ ngữ này là ‘trầm tư’, ‘ngẫm nghĩ’ (nghĩa là cân nặng hay đo lường), và ‘chú ý kỹ lưỡng’. Tương tự, từ ngữ tiếng Phạn cho thiền định, ‘dhyana’, liên quan gần gũi với ‘dhyati’, có nghĩa ‘phản ảnh’. Vì vậy, nếu kết hợp lại, thiền định sẽ là ‘ngẫm nghĩ, phản ảnh, trong khi chú ý kỹ lưỡng việc gì đang thực sự xảy ra khi người ta làm như thế’.

Có lẽ đây là điều gì Krishnamurti có ý qua cụm từ ‘sự khởi đầu của thiền định’. Đó có nghĩa là, người ta trao sự chú ý kỹ lưỡng đến tất cả mọi việc đang xảy ra cùng hoạt động thực sự của sự suy nghĩ, mà là nguồn gốc cơ bản của sự vô trật tự chung. Người ta làm điều này một cách không chọn lựa, không phê bình, không chấp nhận và không phủ nhận việc gì đang xảy ra. Và tất cả việc này xảy ra cùng những phản ảnh về ý nghĩa của điều gì người ta đang học hành về hoạt động của sự suy nghĩ. (Nó có lẽ hao hao giống như đang đọc một quyển sách trong đó những trang sách đã bị xếp lộn xộn, và mãnh liệt nhận biết được sự vô trật tự này, hơn là chỉ ‘cố gắng hiểu ý nghĩa’ của nội dung bị rối loạn mà nảy sinh khi người ta chỉ chấp nhận những trang sách như chúng tình cờ xuất hiện).

Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn, chọn lựa, quyết định, hay bất kỳ hành động nào khác của ‘người suy nghĩ’. Khi trật tự như thế hiện diện, sự ồn ào và nhiễu loạn mà là nền quá khứ thông thường của ý thức chúng ta bặt tăm, và cái trí trở nên yên lặng trong một tình trạng thông thường. (Sự suy nghĩ nảy sinh chỉ khi nào được cần đến cho mục đích có giá trị đúng đắn nào đó, và sau đó chấm dứt, cho đến khi được cần đến lại).

Trong sự yên lặng này, Krishnamurti nói rằng cái gì đó mới mẻ và sáng tạo xảy ra, cái gì đó mà không thể được chuyển tải trong những từ ngữ, mà có ý nghĩa lạ thường cho tổng thể của sự sống. Vì vậy, anh không cố gắng chuyển tải cái này bằng từ ngữ, nhưng trái lại, anh yêu cầu những người quan tâm rằng, họ phải thâm nhập nghi vấn của thiền định một cách trực tiếp cho chính họ, qua chú ý thực sự vào bản chất của sự suy nghĩ.

Tuy nhiên, không cần nỗ lực thâm nhập vào ý nghĩa sâu thẳm hơn này của thiền định, người ta có thể thấy rằng thiền định, trong ý nghĩa của từ ngữ đó của Krishnamurti, có thể sáng tạo sự trật tự cho toàn hoạt động thuộc tinh thần của chúng ta, và đây có lẽ là một nhân tố cơ bản trong sáng tạo một kết thúc cho sự đau khổ, sự phiền muộn, sự hỗn loạn và sự hoang mang mà qua nhiều thiên niên kỷ đã là số mạng của nhân loại, và việc đó vẫn còn đang tiếp tục như thông thường, mà không có triển vọng rõ rệt của sự thay đổi cơ bản cho tương lai bi đát được đặt nền tảng trên những hoàn cảnh hiện nay.

Công việc của Krishnamurti là sự thẩm thấu trọn vẹn của điều gì có lẽ được gọi là bản thể của sự tiếp cận khoa học, khi bản thể này được hiểu trong hình thức tốt lành, thuần khiết và tột đỉnh nhất. Vì thế, anh bắt đầu từ một sự kiện: sự kiện của bản chất của những qui trình suy nghĩ của chúng ta. Sự kiện này được thiết lập qua sự chú ý tổng thể, bao hàm đang lắng nghe trọn vẹn qui trình đó của ý thức, và đang quan sát liền liền nó. Trong việc này, người ta liên tục đang học hành, và từ học hành này hiện diện sự thấu triệt vào bản chất chung hay tổng thể của qui trình suy nghĩ. Sau đó sự thấu triệt này được thử nghiệm. Đầu tiên, người ta thấy liệu nó gắn bó cùng nhau trong một trật tự hợp lý. Và kế tiếp, người ta thấy liệu nó dẫn đến trật tự và cố kết, mang theo cái gì tràn trề từ nó trong sự sống như một tổng thể.

Krishnamurti liên tục khẳng định rằng anh không là một uy quyền. Anh đã phát hiện những khám phá nào đó, và anh chỉ đang hiến dâng để khiến cho những khám phá này có thể tiếp cận được bởi những người có thể lắng nghe. Công việc của anh không chứa đựng một bộ giáo điều, anh cũng không cống hiến những phương pháp hay những kỹ thuật để đạt được một cái trí yên lặng. Anh không có ý định thiết lập bất kỳ hệ thống mới mẻ nào của niềm tin tôn giáo. Trái lại, nó tùy thuộc vào mỗi con người để thấy liệu anh ấy có thể tự khám phá cho chính anh ấy cái đó mà Krishnamurti đang gọi là sự chú ý, và từ đây tiếp tục thực hiện những khám phá mới mẻ cho riêng anh ấy.

Vậy là, rõ ràng rằng một giới thiệu như thế này có thể giải thích hoàn hảo nhất về công việc của Krishnamurti đã được nhìn thấy như thế nào bởi một con người đặc biệt, một người khoa học, như tôi. Dĩ nhiên, muốn thấy trọn vẹn điều gì Krshnamurti có ý, rất cần thiết phải tiếp tục đọc điều gì anh thực sự nói, cùng chất lượng đó của sự chú ý đến tổng thể của những phản ứng của người ta, phía bên trong và phía bên ngoài, mà chúng tôi đang bàn luận ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]