Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương hai mươi sáu

10/07/201103:30(Xem: 9107)
Chương hai mươi sáu

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁU

142.ÂM:

"Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quang Như Lai phủ ?".

Tu Bồ Đề ngôn: "Như thị ! như thị ! Dĩ tam thập nhị tướng quang Như Lai".

NGHĨA:

"Này Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Có nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai chăng?".

Tu Bồ Đề bạch Phật: "Thiệt vậy ! thiệt vậy ! Cũng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai".

Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Như Lai là chơn Phật; nghĩa này trong phần thứ năm đã nói rồi, mà đến đây lại nói nữa, là vì những thính giả mới đến sau. Rồi lại nói thêm cái nghĩa vua Chuyển Luân Thánh Vương nữa.

Lý Văn Hội giải: Ông Không Sanh nghi Phật nói chúng sanh là có, cũng có thể làm Thánh đặng: còn pháp thân chẳng phải là không, cũng nên dùng tướng tốt đẹp ấy mà cho là Pháp thân.

Xuyên Thiền sư giải: Lầm!

Tụng:

Hình cây hình giấy cùng hình đúc,

Sơn đỏ thết vàng thêm vẽ lục.

Bằng nhận tướng này là pháp thân,

Tức cười những kẻ Nam mô Bụt (Phật),

143.ÂM:

Phật ngôn: "Tu Bồ Đề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quang Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh Vương tức thị Như Lai?".

Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quang Như Lai".

NGHĨA:

Phật bảo: "Tu Bồ Đề! Nếu dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai?".

Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Như con mà tỏ cái nghĩa của Phật nói, thì chẳng nên dùng ba mươi hai tướng mà cho là Như Lai".

Giải :Lục Tổ giải: Lòng đại bi của Thế Tôn e cái bịnh chấp tướng của Tu Bồ Đề chưa dứt nên hỏi lời ấy. Tu Bồ Đề chưa rõ ý Phật mới nói như vậy như vậy, thì trước đã mê, rồi lại nói dùng 32 tướng mà cho là Như Lai thì lại càng mê; lìa chơn tánh càng xa, nên Như Lai mới thuyết phá lòng mê rằng: "Nếu dùng 32 tướng mà cho là Như Lai, thì vua Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai sao?". Chuyển Luân Thánh Vương tuy có 32 tướng nhưng không đồng với Như Laiđặng.

Thế Tôn dẫn lời ấy, đặng trừ bịnh chấp trước cho ông Tu Bồ Đề, khiến cho tỏ ngộ đặng thâm thấu.

Tu Bồ Đề bị hỏi, lòng mê liền hết, nên nói: "Như con biết đặng nghĩa của Phật thì chẳng nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai ".

Tu Bồ Đề là bực Đại A La Hán nên ngộ đã thâm, đặng pháp môn phương tiện, không lạc vào nẻo mê, xin ĐứcThế Tôntrừ dứt sự tế hoặc đặng cho chúng sanh đời sau khỏi lầm.

Vương Nhựt Hưu giải: Phật lại bảo ông Tu Bồ Đề: "Nếu dùng 32 tướng mà cho là Như Laithì Chuyển Luân Thánh Vươngtức là Như Laisao?".

Vả chăng Chuyển Luân Thánh Vương là một vị Tứ Thiên Vương cai quản bốn châu thiên hạ: tháng giêng, tháng năm, tháng chín thì châu Nam Diêm Phù Đề; tháng hai, tháng sáu, tháng mười thì châu Tây Cù Va Ni; tháng ba, tháng bảy, tháng mười một thì châu Bắc Uất Đơn Việt; tháng tư tháng tám, tháng chạp thì châu Đông Phất Bà Đề; thường luân chuyển như bánh xe mà soi bốn châu thiên hạ, xét việc lành dữ của nhơn gian, nên gọi là Chuyển Luân Thánh Vương. Cũng bởi nhờ nghiệp phước nhiều nên sắc thân cũng cụ túc 32 tướng in như Phật.

Phật đã nói: "Nếu có 32 tướng là Phật, thìChuyển Luân Thánh Vương cũng là Phật ", vậy thì chẳng nên dùng 32 tướng mà cho là Phật, cho nên lại nói tiếp: chẳng nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai.

Lý Văn Hội giải: Chuyển Luân Thánh Vương v.v... làPhậtdùng việc gần mà viện chứng, khiến cho tự hiểu.

Lai nói: Chưa thông bốn tướng, thì tâm còn sanh diệt; sanh diệt là lòng của Chuyển Luân Thánh Vương; tuy tu 32 tịnh hạnh, lòng sanh diệt càng nhiều, hẳn không tỏ cái lòng bổn lai thanh tịnh cho nên nói: Chẳng nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai.

Xuyên Thiền sư giải: Lầm!

Tụng:

Có sắc thân, không sắc thân,

Ở trên hương án ở Côn Lôn,

Bổn lai vật vật nguyên là đấy,

Hà tất Linh Sơn hỏi Thế Tôn!?

Như vương cầm gươm.

Ý KIẾN DỊCH GIẢ

Câu trả lời "Cũng nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai" của ông Tu Bồ Đề đó, mà sanh ra một trường ngôn luận. Nhiều Tổ cho ông Tu Bồ Đề là trước khi tánh còn mê nên mới trả lời như thế; đến khi nghe Phật nói gằn "Nếu dùng 32 tướng mà cho là Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai sao?" rồi mới ngộ lại.

Theo ý kiến của chúng tôi thì ông Tu Bồ Đề không phải còn mê mà trả lời câu ấy. Bởi trong hàng thập đại đệ tử ông là Giải Không đệ nhứt, (rõ lý Không) và hội thuyết pháp Kim Cang (này) ông với Phật Tổ trước sau đã biện luận bốn lần về thân tướng (nơi phần thứ năm,mười ba và hai mươi) mỗi mỗi ông đều luận thấu lý cả thì trước kia ông đã ngộ có lẽ nào nay lại mê bao giờ? Theo sự tấn hóa thì càng ngày càng tăng tiến lên mới phải chớ càng ngày càng sụt xuống là nghĩa gì? Sách Mạnh Tử nói: Vị vân há kiều mộc nhi nhập vu u cốc (chưa hề nghe ở trên cây tuột xuống chung vào trong hang).

Chúng tôi xin mạn pháp luận như vầy: Ông Tu Bồ Đề trả lời câu ấy, là theo ý ông tưởng mấy lần trước ông cùng Phật Tổ luận về cái lý bảo thuyên đã rõ rệt, không còn chi phải luận nữa nên nay ông muốn luận về cái lý Châu Thuyên, đặng thính giả hiểu cho ráo lý, mà nói: "Nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai" là mượn tướng mà nói tánh, có sạ mới có lý cũng như mượn bè qua sông vậy.

Nhưng ông mới nói tới đó bị Phật Tổ không muốn nói lý ấy mà chận lại thì ông liền trả lời ngay rằng: Ông hiểu cái nghĩa của Phật "Không nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai".

Như vậy có nên cho ông là còn mê tánh đặng sao?!

Nên chúng tôi xin luận rằng: Ông Tu Bồ Đề không phải là còn mê tánh.

144.ÂM:

Nhĩ thời, Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn: "NHƯỢC DĨ SẮC KIẾN NGÃ; DĨ ÂM THINH CẦU NGÃ; THỊ NHƠN HÀNH TÀ ĐẠO, BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI".

NGHĨA:

Khi ấy, Đức Thế Tôn bèn kệ rằng: "BẰNG DÙNG SẮC GỌI TA; ÂM ĐIỆU NHẬN RẰNG TA; LÀM VẬY LÀ TÀ ĐẠO, HẲN KHÔNG THẤY ĐẶNG TA".

Giải :Lưu Đẩu giải: Âm, thinh, sắc, tướng vốn tự tâm mà sanh, cái lòng phân biệt đều lạc vào tà đạo; bằng hay thấy không chỗ thấy, nghe không chỗ nghe, biết không chỗ biết, chứng không chỗ chứng, hiểu lý nhiệm ấy mới rõ chơn tánh Như Lai.

Trong kinh Hư Hoàng Thiên Tôn, chương 44 Diệu Hạnh nói: "Thấy 32 tướng tốt, trên đầu có chín sắc hào quang, bởi ấy nên tặng cho Thiên Tôn, theo các bực Đại Tiên nhơn".

Thiên Tôn nói: "Ta chẳng phải sắc, ngươi vọng cho là sắc, ta chẳng phải tướng, ngươi vọng cho là tướng. Bằng dùng chín sắc, 72 tướng, mà xem ta, tức là bỏ không, chấp có, thì chẳng đặng dự nghe cái nghĩa lý đạo Vô thượng ".

Sớ Sao giải: Phật bảo ông Thiện Hiện: "Ngươi chẳng nên dùng con mắt mà thấy Pháp thân của ta. Bởi cớ sao? - Là Pháp thân không sắc tướng, làm sao mà thấy đặng?" - Diệu tánh của chúng sanh lại cũng như thế, không có thấy đặng.

Lại nói "Âm điệu nhận rằng ta", đó là Pháp thân của Phật, đâu phải dùng tai mà nghe đặng. Nếu dùng tai nghe đặng thì không phải Pháp thân.

Cũng như tự tánh của chúng sanh đâu phải dùng tai mà nghe đặng. Nếu dùng tai nghe đặng tức chẳng phải Phật tánh. Sở dĩ Phật nói: "Bằng dùng sự nghe thấy mà cầu Pháp thân Ta, thì người ấy làm đạo tà, hẳn chẳng thấy Như Lai đặng".

Pháp thân của Như Lai: chẳng sắc, chẳng thinh, không hình không trạng, chẳng phải dùng cái tâm mà suy nghĩ, dùng sự biết mà hiểu thấu cho đặng; ở phàm chẳng bớt, ở Thánh chẳng thêm, xem thì chẳng thấy, mà ngộ đặng rất rõ ràng.

Vương Nhựt Hưu giải: Ngã chơn ngã Phật tánh;nói Như Lai đây là chơn tánh Phật.

Nhược dĩ sắc kiến v.v... là chơn tánh Phật; không hình, không tướng, chẳng nên dùng hình sắc mà thấy, cũng chẳng nên dùng âm thinh mà cầu. Nếu dùng hình sắc thấy, âm thinh cầu, làm như vậy là đạo tà.

Chơn tánh là chánh, hình sắc âm thinh là tà. Nếu dùng hình sắc âm thinh mà cầu Phật, làm như vậy là đạo tà, thì đâu thấy đặng cái chánh giác thường trụ của chơn tánh Phật. Cho nên nói: Hẳn không đặng thấy ta.

Như Lai tức chơn ngã mà cũng tức là Phật tánh vậy.

Tăng Nhược Nột giải: Ngã là Pháp thân chơn, thường, tịnh, ngã, tùy sự lưu bố mà thuyết.

Bằng dùng sắc thấy thinh cầu, lòng không chăm chỉ, đều gọi là tà kiến thì chẳng thấy pháp thân đặng.

Ông Triệu Pháp sư có nói: "Các tướng bày trước mặt, mà không có hình, bát âm đầy bên tai, nhưng chẳng phải tiếng".

Ứng hóachẳng phải chơn Phật, cũng chẳng phải thuyết pháp, pháp thể thanh tịnh ví như hư không, không có ngăn ngại, không lạc vào cả thảy trần cảnh.

Trần Hùng giải: Ngã là tự tánh của chơn ngã Pháp thân Như Laitức là tự tánh chơn ngã. Dòm không thấy, không dùng sắc tướng mà lấy đặng: lóng không nghe, không dùng âm thinh mà cầu đặng.

Kinh Hoa Nghiêm có nói: "Sắc thân chẳng phải Phật, âm điệu cũng thế này".

Lại nói: "Người mà chẳng rõ cái chơn tánh thì chẳng thấy Phật. Chỉ phải hồi quang phản chiếu, cứ trong tánh mà tu, thì sẽ có Như Lai ở nơi ấy".

Nhan Bính giải: Chuyển Luân Thánh Vương, ngoài tuy đoan trang cụ túc 32 tướng, mà trong không rõ Phật tánh, chỉ hưởng sự lậu phước có khi cũng phải hết.

Phật nói: "Bằng dùng 32 tướng mà cho làNhư Lai, thì Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai sao?" - Ông Tu Bồ Đề, sau khi nghe Phậtbảo mới hiểu mà nói: "Như con rõ nghĩa của Phật, thì chẳng nên dùng 32 tướng mà cho là Như Lai ". Sở dĩ Thế Tôn mới nói: "Bằng dùng sắc gọi ta, âm điệu nhận rằng Ta". Ta là có tướng ta, chẳng đặngđại tự tại. Muốn dùng hình sắc âm thinh mà cầu cái tướng ta, thì người ấy làm đạo tà không chánh kiến. Cho nên chẳng thấy Như Lai và chẳng rõ cái tánh Như như đặng.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Niết bàntrùm bốn đức,Đức ngã đúng chơn thường.

Tự tại xưng tôn hiệu, Oai danh rất hiển vang.

Sắc thanh đều chẳng có, Tâm thức khó so lường.

Dùng mắt xem nào thấy, Ngộ rồi mới tỏ tường.

Xuyên Thiền sư giải: Ví dầu chẳng dùng thinh cầu sắc thấy cũng chưa thấy đặng Như Lai ở đâu. Nói thử coi! Thế nào mà thấy đặng? Chẳng suy nghĩ, chẳng suy nghĩ!

Tụng:

Thấy sắc nghe thanh tánh thế thường,

Một từng tuyết đọng một từng sương,

Muốn cho thấu đáo do lai Phật,

Vào bụng Ma Va mới hẳn tường.

Ôi! Lời nói ấy đến đời sau, quăng xuống đất tiếng khua rang rảng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]