Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Tắc 73 - Tắc 76

22/04/201106:16(Xem: 5795)
20. Tắc 73 - Tắc 76

BÍCHNHAM LỤC
Tác giả: Thiền sư Viên Ngộ - Việt dịch: HT. Thích Thanh Từ
Tu viện Chân Không 1980

TẮC 73

MÃ TỔ TỨ CÚ BÁCH PHI

LỜI DẪN: Phàm người thuyết pháp không nói không bày, người nghe pháp không nghe không được. Thuyết đã không nói không bày, chi bằng không nói. Nghe đã không nghe không được, chi bằng khôngnghe. Song không nói không nghe vẫn thiếu đôi phần. Chỉ như hiện nay quí vị nghe Sơn tăng ở trong đây nói, làm sao khỏi được lỗi này? Người đủ con mắt thấu cổng, thử cử xem.

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Mã Tổ: Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng cho con ý Tổ sư Tây sang? Mã Tổ bảo: Hôm nay ta nhọc nhằn không thể vì ông nói, hỏi lấy Trí Tạng đi. Tăng hỏi Trí Tạng, Trí Tạng bảo: Sao chẳng hỏi Hòa thượng? Tăng thưa: Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy. Trí Tạng bảo: Ngày nay tôi đau đầu không thể vì ông nói, hỏilấy Hải huynh đi. Tăng hỏi Hải huynh, Hải nói: Đến trong ấy, tôi lại chẳng hội. Tăng thuật lại với Mã Tổ. Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen.

GIẢI THÍCH: Công án này ngày trước Sơn tăng ở Thành Đô tham vấn Chơn Giác. Giác bảo: Chỉ cần khán một câu thứ nhất của Mã Tổ, tự nhiên một lúc khế hội. Hãy nói vị Tăng này hiểu đến hỏi, chẳng hiểuđến hỏi? Câu hỏi này thật là sâu xa. Lìa tứ cú là có, không, chẳng có chẳng không, chẳng phải chẳng có chẳng phải chẳng không. Lìa bốn câu này, tuyệt một trăm cái phi kia, chỉ quản tạo đạo lý, chẳng biết thoại đầu,tìm đầu não mà chẳng thấy. Nếu là Sơn tăng, đợi Mã Tổ nói xong liền trải tọa cụ lạy ba lạy, xem Ngài sẽ nói thế nào? Đương thời Mã Tổ thấy vị Tăng này đến hỏi “ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư Tây sang”, liền chụp gậy nhằm xương sống mà đập, rồi đuổi ra, xem y tỉnh chẳng tỉnh. Mã Tổ chỉ quản vì y tạo sắn bìm, mà gã này trước mặt lầm qua, lại bảo đến hỏi Trí Tạng. Đâu chẳng biết Mã Tổ gió đến biện rành,vị Tăng này mù mịt đi hỏi Trí Tạng. Tạng bảo: Sao không hỏi Hòa thượng? Tăng thưa: Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy. Xem kia vừa đẩy nhẹ đến liền xoay lại, không có chỗ nhàn rỗi. Trí Tạng nói: Ngày nay tôi đau đầu không thể vì ông nói, hỏi lấy Hải huynh đi. Vị Tăng này lại đến hỏi Hải huynh, Hải huynh nói: Đến trong ấy tôi lại chẳng hội. Hãy nói, tại saomột người nói đau đầu, một người nói chẳng hội, cứu kính thế nào? Vị Tăng trở lại thuật cho Mã Tổ nghe, Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen. Nếu dùng con đường hiểu để suy xét bảo đó là lừa nhau. Có người nói: Chỉ là đẩy qua cho nhau. Có người nói: Ba vị thảy biết câu hỏi kia, vì thếchẳng đáp. Thảy đều là mù, một lúc đem thuốc độc để trong đề-hồ thượngvị của cổ nhân. Sở dĩ Mã Tổ nói “đợi ông hớp một ngụm cạn nước Tây Giang, sẽ vì ông nói”, cùng với công án này một loại. Nếu hiểu được Tạng đầu bạc, Hải đầu đen thì hiểu được lời nói nước Tây Giang. Vị Tăng nàyđem một gánh mù mịt đổi được cái chẳng an vui, lại làm nhọc ba vị tôn túc vào bùn vào nước, cứu kính y cũng chẳng thông. Tuy nhiên thế ấy, ba vị Tông sư lại bị gã gánh bản khám phá. Người nay chỉ quản chạy trên ngôn ngữ làm kế sống, nói: Bạc là hiệp đầu sáng, đen là hiệp đầu tối, chỉ biết dùi mài suy tính. Đâu chẳng biết cổ nhân một câu cắt đứt ý căn, phải nhằm trong chánh mạch tự xem mới được ổn đáng. Vì thế nói: Một câu rốt sau mới đến lao quan, nắm đoạn yếu tân chẳng thông phàm Thánh. Nếuluận việc này, giống như ngay cửa để một thanh kiếm, nghĩ nghị thì tanthân mất mạng. Lại nói: Thí như ném kiếm hươi không, chớ luận đến và chẳng đến, chỉ nhằm chỗ tám mặt linh lung hội lấy. Chẳng thấy cổ nhân nói: Cái thùng sơn. Hoặc nói: Dã hồ tinh. Hoặc nói: Kẻ mù. Hãy nói cùng một gậy một hét là đồng là biệt? Nếu biết thì thiên sai vạn biệt chỉ là một thứ, tự nhiên tám mặt thọ địch. Cần hiểu Tạng đầu bạc, Hải đầu đenchăng? Ngũ Tổ tiên sư nói: Tiên sanh phong hậu. Tuyết Đậu tụng:

TỤNG:

Tạng đầu bạch, Hải đầu hắc
Minh nhãn Nạp tăng hội bất đắc
Mã câu đạp sát thiên hạ nhân
Lâm Tế vị thị bạch niêm tặc.
Ly tứ cú tuyệt bách phi
Thiên thượng nhân gian duy ngã tri.

DỊCH:

Tạng đầu bạc, Hải đầu hắc
Thiền tăng mắt sáng hội chẳng được
Ngựa tơ đạp chết biết bao người
Lâm Tế chưa là kẻ cướp giỏi.
Lìa tứ cú tuyệt bách phi
Trên trời nhân gian chỉ ta biết.

GIẢI TỤNG: “Tạng đầu bạc, Hải đầu hắc”, hãy nói ý thế nào? Đôi phần nhỏ này mà Thiền tăng trong thiên hạ nhảy chẳng khỏi. Xem Tuyết Đậu phần sau hợp rất hay, nói dù cho Thiền tăng mắt sáng hội chẳng được cái tin tức này, gọi là bí quyết thần tiên, cha con chẳng truyền.Đức Phật Thích-ca nói pháp một đời, rốt sau riêng truyền tâm ấn, gọi là bảo kiếm Kim Cang Vương, gọi là Chánh vị, sắn bìm thế ấy sớm đã là việc bất đắc dĩ. Cổ nhân bày sơ chút ít mũi nhọn, nếu người thấu được tức là bảy soi tám phủng được đại tự tại. Nếu thấu chẳng được, từ trước khôngcó chỗ ngộ nhập càng nói càng xa. Câu “ngựa tơ đạp chết biết bao người”, Tổ Bát-nhã-đa-la ở Ấn Độ nói sấm với Tổ Đạt-ma rằng: “Trung Quốc tuy rộng không đường riêng, cần nhờ cháu con dưới gót đi, gà vàng biết ngậm một hạt thóc, cúng dường mười phương La-hán tăng.” Lại Lục Tổ bảo HoàiNhượng rằng: “Về sau Phật pháp từ bên ông đi, nảy sanh một ngựa tơ đạpchết người trong thiên hạ.” Sau này nối pháp ở Giang Tây truyền khắp thiên hạ, thời nhân gọi là Mã Tổ. Đạt-ma, Lục Tổ đều trước sấm cho Mã Tổ. Xem tác lược của Ngài quả nhiên riêng biệt. Chỉ nói “Tạng đầu bạc, Hảiđầu hắc” đủ thấy chỗ đạp chết người trong thiên hạ. Chỉ lời hắc bạch của câu này, ngàn người muôn người gặm không nát. “Lâm Tế chưa là kẻ cướp giỏi”, một hôm Lâm Tế dạy chúng: Trên cục thịt đỏ có chân nhân vô vị, thường từ diện môn các ông ra vào, người chưa chứng cứ xem xem! Có vị Tăng ra hỏi: Thế nào là chân nhân vô vị? Lâm Tế bước xuống giường thiền nắm đứng, bảo: Nói! Nói! Tăng không nói được. Lâm Tế xô ra nói: Chân nhân vô vị là que cứt khô gì? Sau Tuyết Phong nghe, nói: Lâm Tế rất giống kẻ cướp giỏi. Tuyết Đậu cần cùng Lâm Tế thấy nhau, xem lại cơ phong của Mã Tổ vượt hẳn Lâm Tế, đây chính là kẻ cướp giỏi, Lâm Tế chưa phải là kẻ cướp giỏi, Tuyết Đậu một lúc xỏ suốt hết. Lại tụng vị Tăng này nói “lìa tứ cú tuyệt bách phi, trên trời nhân gian chỉ ta biết”, chớ nhằm trong hang quỉ tìm kế sống. Cổ nhân nói: Hỏi tại chỗ đáp, đáp tạichỗ hỏi, quả là kỳ đặc. Ông làm sao lìa được tứ cú, tuyệt được bách phi? Tuyết Đậu nói việc này chỉ ta tự hay biết. Dù cho ba đời chư Phật cũngnhìn chẳng thấy. Đã là riêng tự mình biết, quí vị lại đến đây cầu cái gì? Thiền sư Chơn Như ở Đại Qui niêm rằng: Vị Tăng hỏi thế ấy, Mã Tổ đáp thế ấy, lìa tứ cú tuyệt bách phi, Trí Tạng, Hải huynh trọn chẳng biết. Cầnhiểu chăng? Chẳng thấy nói “ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ”?

TẮC 74

KIM NGƯU THÙNG CƠM

LỜI DẪN: Kiếm Mạc Da để ngang, trước mũi nhọn cắt đứt ổ sắn bìm, gương treo trên cao, trong câu dẫn ra ấn Tỳ-lô. Chỗ điền địa ẩn mật, ăn cơm mặc áo. Chỗ thần thông du hí, làm sao gá nương, lạithông suốt chăng? Xem lấy văn sau.

CÔNG ÁN: Hòa thượng Kim Ngưu mỗi khi đến giờ trai tự mang thùng cơm để trước Tăng đường múa rồi cười ha hả, nói: Bồ-tát con lại ăn cơm! Tuyết Đậu nói: Tuy nhiên như thế, Kim Ngưu chẳng phải hảo tâm. Tăng hỏi Trường Khánh: Cổ nhân nói Bồ-tát con lại ăn cơm, ý chỉ thế nào? Trường Khánh nói: Giống như nhân trai khánh tán.

GIẢI THÍCH: Kim Ngưu là bậc tôn túc dưới Mã Tổ, mỗi khi đến giờ trai tự mang thùng cơm để trước Tăng đường, múa rồi cười hả hả, nói: Bồ-tát con đến ăn cơm! Như thế đến hai mươi năm. Hãy nói ý Ngài ở chỗ nào? Nếu chỉ gọi ăn cơm, bình thường đánh bản đánh trống cũng đủbáo hiệu rồi. Tại sao lại tự mang thùng cơm đến, làm nhiều việc như thế? Có phải Ngài điên chăng? Có phải Ngài đề xướng dựng lập chăng? Nếu là đề xướng việc này, sao chẳng lên tòa Bảo Hoa Vương gõ giường thiền, dựng phất tử, làm như thế để làm gì? Người nay đâu chẳng biết cổ nhân ý tạingôn ngoại. Sao chẳng xem đề mục đương thời Tổ sư mới đến nói cái gì? Rõ ràng nói: “Giáo ngoại biệt truyền, riêng truyền tâm ấn.” Phương tiện của cổ nhân cũng chỉ dạy ông chặt thẳng, thừa đương đi. Người sau vọng tự suy tính, nói ở đâu có nhiều việc? Lạnh thì đến lửa, nóng thì dạo mát,đói thì ăn cơm, nhọc thì đi ngủ. Nếu thế ấy là dùng thường tình nghĩa giải chú thích, một tông Đạt-ma mất sạch. Chẳng biết cổ nhân nhằm trong mười hai giờ niệm niệm chẳng xả, cốt rõ việc này. Tuyết Đậu nói: Tuy nhiên như thế, Kim Ngưu chẳng phải hảo tâm. Chỉ một câu này nhiều người hiểu lầm. Chỗ nói thượng vị đề-hồ là vật quí ở đời, gặp kẻ này trở thành độc dược. Kim Ngưu đã là vì người rơi trong cỏ, vì sao Tuyết Đậu nói chẳng phải hảo tâm? Nhân đâu mà nói thế ấy? Hàng Thiền khách phải có sanh cơ mới được. Người nay chẳng đến điền địa của cổ nhân, chỉ thích nói: Thấy tâm gì? Có Phật gì? Nếu khởi kiến giải này là hoại mất lão tác gia Kim Ngưu rồi, cần phải chín chắn xem mới được. Nếu chỉ ngày nay ngày mai nói cho thích khẩu, ắt không có ngày liễu ngộ. Sau này Trường Khánh thượng đường, có vị Tăng hỏi: Cổ nhân nói Bồ-tát con đến ăn cơm, ý chỉthế nào? Trường Khánh đáp: Giống như nhân trai khánh tán. Hàng tôn túcrất mực từ bi, ló đuôi chẳng ít, phải thì phải, nhân trai khánh tán, ông hãy nói khánh tán cái gì? Xem Tuyết Đậu tụng:

TỤNG:

Bạch vân ảnh lý tiếu ha ha
Lưỡng thủ trì lai phó dữ tha
Nhược thị kim mao sư tử tử
Tam thiên lý ngoại kiến hào ngoa.

DỊCH:

Bóng mây trắng bạc cười ha ha
Hai tay mang lại gởi cho va
Sư tử lông vàng con quả thực
Ngoài ba ngàn dặm thấy sai ngoa.

GIẢI TỤNG: Câu “bóng mây trắng bạc cười ha ha”, Trường Khánh nói “nhân trai khánh tán”. Tuyết Đậu nói “hai tay mang lại gởi cho va”. Hãy nói chỉ là cho Tăng ăn cơm hay riêng có kỳ đặc? Nếu thẳng đó biết đúng đắn tức là sư tử con lông vàng. Nếu là con của sư tử lông vàng, chẳng cần Kim Ngưu mang thùng cơm lại, múa may cười to, thẳng ngoài ba ngàn dặm liền biết chỗ bại quyết của Ngài. Cổ nhân nói: Soi trước cơ chẳng cần một cái ấn tay. Vì thế hàng Thiền khách bình thườngphải nhằm cách ngoại dụng, mới được xưng bổn phận Tông sư. Nếu chỉ y cứ ngữ ngôn chưa khỏi ló đuôi.

TẮC 75

Ô CỰU GẬY OAN GẬY OAN

LỜI DẪN: Gươm linh kiếm báu thường bày hiện tiền, cũng hay chết người, cũng hay sống người, tại kia tại đây, đồng được đồng mất. Nếu cần đề trì thì mặc tình đề trì, nếu cần trải thẳng mặc tình trải thẳng. Hãy nói khi chẳng rơi chủ khách, chẳng cần hồi hỗ thìthế nào, thử cử xem?

CÔNG ÁN: Có vị Tăng ở trong hội Hòa thượng Định Châu đến Ô Cựu, Ô Cựu hỏi: Định Châu pháp đạo nào giống trong đây? Tăng thưa: Chẳng khác. Ô Cựu nói: Nếu chẳng khác nên trở về kia đi. Liền đánh. Tăng nói: Đầu gậy có mắt không được thô xuất đánh người. Ô Cựu nói: Ngày nay đánh được một người. Lại đánh ba gậy. Tăng liền đi ra. Ô Cựu nói: Gậy oan té ra có người bị ăn. Tăng xoay thân nói: Bởi vì cán gậy trongtay Hòa thượng. Ô Cựu nói: Nếu ngươi cần, Sơn tăng trao cho ngươi. Tăng đến gần cướp cây gậy trong tay Ô Cựu, đánh Ô Cựu ba gậy. Ô Cựu nói: Gậy oan, gậy oan. Tăng nói: Có người bị ăn. Ô Cựu nói: Cái gã đánh ẩu. Tăng liền lễ bái. Ô Cựu nói: Hòa thượng lại đi thế ấy. Tăng cười to ra đi. ÔCựu nói: Tiêu được thế ấy, tiêu được thế ấy.

GIẢI THÍCH: Vị Tăng từ trong hội Hòa thượng Định Châu đến Ô Cựu, Ô Cựu cũng là hàng tác gia. Quí vị nếu nhằm trong đây biết được, hai vị này một ra một vào, ngàn cái muôn cái chỉ là một cái. Làmchủ cũng thế ấy, làm khách cũng thế ấy, hai vị cứu kính hợp thành một nhà. Một lúc khám biện khách chủ hỏi đáp, trước sau đều là tác gia. Xem Ô Cựu hỏi vị Tăng kia: Định Châu đạo pháp nào giống trong đây? Tăng thưa: Chẳng khác. Khi ấy nếu chẳng phải là Ô Cựu, khó làm gì được vị Tăng này. Ô Cựu nói: Nếu chẳng khác nên trở về kia đi. Liền đánh. Đâu ngờ vị Tăng này cũng là hàng tác gia, liền nói: Đầu gậy có mắt chẳng được thô suấtđánh ẩu người. Ô Cựu một bề hành lệnh nói: Ngày nay đánh trúng một người. Lại đánh ba gậy. Tăng liền đi ra. Xem hai vị lăn trùng trục, đều là hàng tác gia rõ một việc này, cần phải phân đen trắng, biện tốt xấu. Vị Tăng này tuy đi ra mà công án chưa xong. Ô Cựu trước sau cần nghiệm chỗ thật của y, xem y thế nào. Vị Tăng này dường như chống cửa dựng vách, do đóchưa thấy được y. Ô Cựu lại nói: Gậy oan té ra có người bị ăn. Vị Tăngnày cần chuyển thân nhả hơi, lại chẳng cùng kia tranh, chuyển nhẹ nhẹ nói: Bởi vì cán gậy ở trong tay Hòa thượng. Ô Cựu là hàng Tông sư đảnhmôn đủ mắt, dám nhằm trong miệng cọp dữ nằm ngang, nói: Nếu ông cần, Sơn tăng trao cho ông. Gã này là kẻ trong tay có linh phù, chỗ nói: “Thấy nghĩa chẳng làm là người không dũng.” Lại chẳng nghĩ suy, đến gần cướpcây gậy trong tay Ô Cựu, đánh Ô Cựu ba gậy. Ô Cựu nói: Gậy oan, gậy oan. Ông hãy nói ý thế nào? Ở trước nói “gậy oan té ra có người bị ăn”, đếnkhi bị vị Tăng đánh lại nói “gậy oan, gậy oan”. Tăng nói: Có người bị ăn. Ô Cựu nói: Cái gã đánh ẩu. Ở trước nói “thô suất đánh ẩu trúng một người”, rốt sau tự ăn gậy, tại sao cũng nói “cái gã đánh ẩu”? Khi ấy nếu chẳngphải vị Tăng cứng cỏi này cũng không làm gì được Sư. Vị Tăng này liền lễ bái. Cái lễ bái này là tối độc, cũng chẳng phải là hảo tâm. Nếu chẳng phải Ô Cựu cũng chẳng thấy thấu được y. Ô Cựu nói: Lại thế ấy đi. Vị Tăng cười to đi ra. Ô Cựu nói: Tiêu được thế ấy, tiêu được thế ấy. Xemhai vị là hàng tác gia thấy nhau, trước sau chủ khách phân minh, đứt rồi khéo nối, kỳ thật cũng chỉ là cơ hỗ hoán. Kia đến trong đây cũng chẳngnói có chỗ hỗ hoán. Chính là cổ nhân tuyệt tình trần ý tưởng, kia đây là tác gia, cũng chẳng nói có được có mất. Tuy là một khoảng nói năng, cảhai đều sống linh động trọn có huyết mạch chỉ kim. Nếu khéo nơi đây thấy được cũng là trong mười hai giờ rõ ràng phân minh. Vị Tăng kia liền đira là song phóng, về sau là song thâu, gọi đó là hỗ hoán. Tuyết Đậu cứy chỗ này tụng ra:

TỤNG:

Hô tức dị
Khiển tức nan
Hỗ hoán cơ phong tử tế khan
Kiếp thạch cố lai du khả hoại
Thương minh thâm xứ lập tu càn.
Ô Cựu lão! Ô Cựu lão!
Kỷ hà ban?
Dữ tha tiêu bính thái vô đoan.

DỊCH:

Kêu thì dễ
Đuổi thì khó
Cơ phong hỗ hoán chín chắn xem
Kiếp thạch cứng còn có thể hoại
Biển sâu thăm thẳm đứng khô khan.
Lão Ô Cựu! Lão Ô Cựu!
Bao nhiêu thứ?
Cho kia chiếc gậy không manh mối.

GIẢI TỤNG: Hai câu “kêu thì dễ, đuổi thì khó”, hàng nhất đẳng là rơi trong cỏ, còn Tuyết Đậu thì rất mực từ bi. Thông thường nói: Kêu rắn dễ, đuổi rắn khó, như đem cái bầu thổi lên kêu rắn thì dễ, cần đuổi rắn thì khó. Giống như đem gậy cho kia là dễ, cướp gậy đuổi đi là khó, phải có thủ đoạn bổn phận mới đuổi kia được. Ô Cựu là hàng tácgia có thủ đoạn kêu rắn, cũng có thủ đoạn đuổi rắn. Vị Tăng này cũng chẳng phải hạng mù tối. Ô Cựu hỏi “Định Châu đạo pháp nào giống trong đây” là kêu kia. Ô Cựu liền đánh là đuổi kia. Vị Tăng nói “đầu gậy có mắt chẳng được thô suất đánh ẩu người”, xoay lại vị trí của vị Tăng làkêu. Ô Cựu nói “nếu cần, Sơn tăng trao cho ngươi”, Tăng đến gần cướp cây gậy, đánh ba gậy là vị Tăng đuổi. Cho đến vị Tăng cười to ra đi. Ô Cựunói “tiêu được thế ấy, tiêu được thế ấy”, rõ ràng là đuổi được kia rấtkhéo. Xem hai vị có cơ phong hỗ hoán, tơ qua chỉ lại dệt thành một mảnh, trước sau chủ khách phân minh. Có khi chủ lại làm khách, có khi khách lại làm chủ. Tuyết Đậu khen ngợi chẳng tiếc lời, nên nói “cơ hỗ hoán bảo người chín chắn xem”. Câu “kiếp thạch cứng còn có thể hoại”, nghĩa là kiếp thạch này dài bốn mươi dặm, rộng tám muôn bốn ngàn do-tuần, dày tám muôn bốn ngàn do-tuần, năm trăm năm mới có người trên cõi trời đến lấycái y sáu thù quét qua một cái rồi đi, đến năm trăm năm lại đến, như thế quét tan khối đá này là một kiếp, đó là “kiếp áo nhẹ phủi đá”. Tuyết Đậu nói “kiếp thạch cứng còn có thể hoại” đá tuy cứng còn phải tiêu ma hết, cơ phong của hai vị này ngàn xưa muôn xưa không có cùng tận. Câu “biểnsâu thăm thẳm đứng còn khô”, dù biển rộng mênh mông sóng to nổi dậy, nước dâng ngập trời, nếu bảo hai vị này vào trong đó mà đứng, biển cả cũng phải khô kiệt. Đến đây một lúc Tuyết Đậu tụng xong. Rốt sau lại nói: “Lão Ô Cựu! Lão Ô Cựu! Bao nhiêu thứ?” Hoặc bắt hoặc thả, hoặc chết hoặc sống, cứu kính là bao nhiêu thứ? Câu “cho kia chiếc gậy không manh mối”, cây gậy này chư Phật ba đời đều dùng, lịch đại Tổ sư cũng dùng, hàng Tông sư cũng dùng, vì người nhổ đinh tháo chốt, mở niêm cởi trói, đâu được xem thường trao cho người. Ý Tuyết Đậu muốn dùng riêng, may gặp vị Tăng này khi ấy chỉ cùng kia trải bằng, bỗng gặp kẻ khi hạn nổi sấm, xem Sư làm sao chống lại. Ô Cựu trao cán gậy cho người, há chẳng phải rất không manh mối?

TẮC 76

ĐƠN HÀ ĂN CƠM RỒI CHƯA

LỜI DẪN: Nhỏ như hạt gạo bể, lạnh tợ băng sương, bít lấp càn khôn, lìa sáng dứt tối, chỗ thấp thấp xem đó có dư, chỗ cao cao bình đó chẳng đủ, nắm đứng buông đi, thảy ở trong đây. Lại có chỗ xuất thân hay không, thử cử xem?

CÔNG ÁN: Đơn Hà hỏi Tăng: Từ đâu đến? Tăng thưa: Dưới núi đến. Đơn Hà hỏi: Ăn cơm rồi chưa? Tăng thưa: Ăn cơm rồi. Đơn Hà hỏi: Người đem cơm cho ông ăn có đủ mắt chăng? Tăng không đáp được. Trường Khánh hỏi Bảo Phước: Đem cơm cho người ăn có phần đền ơn, vì sao lại chẳng đủ mắt? Bảo Phước đáp: Người thí kẻ thọ cả hai đều mù. Trường Khánh nói: Tột cơ kia đến, lại thành mù chăng? Bảo Phước nói: Bảo ta mù được chăng?

GIẢI THÍCH: Thiền sư Thiên Nhiên ở núi Đơn Hà tại Đặng Châu, chẳng biết người xứ nào. Buổi đầu Sư học tập Nho sắp vào Trường An ứng thí, nghỉ ở quán trọ, chợt mộng thấy hào quang trắng đầynhà. Người bàn mộng nói: Là điềm hiểu Không. Gặp một Thiền khách hỏi: Nhân giả đi đâu? Sư đáp: Đi thi làm quan. Thiền khách nói: Thi làm quan đâu bằng thi làm Phật. Sư hỏi: Thi Phật phải đến chỗ nào? Thiền khách nói: Nay Mã đại sư ở Giang Tây khai đường dạy chúng là trường thi Phật, nhân giả nên đến đó. Sư liền đi thẳng đến Giang Tây, vừa thấy Mã đại sư, liền lấy hai tay lột cái mũ trên đầu. Mã đại sư nhìn kỹ, nói: Tôi không phải thầy của ông, hãy sang Nam Nhạc Thạch Đầu đi. Sư đi thẳng đến Thạch Đầu, lại làm như ý trước. Thạch Đầu bảo: Xuống nhà trù đi. Sư lễ tạ, vào nhà cư sĩ theo chúng làm công tác, đến ba năm. Một hôm Thạch Đầu bảo chúng: Sáng mai hớt cỏ trước điện Phật. Đến hôm sau, đại chúng cầm liềm hái đến trước điện Phật hớt cỏ, riêng Sư múc một thau nước sạch, quì gối trước Thạch Đầu. Thạch Đầu thấy thế cười, vì Sư cạo tóc, tiếp nói giới. Sư bịt lỗ tai đi ra. Thẳng đến Giang Tây yết kiến Mã Tổ. Chưa tham lễ,Sư đi thẳng vào Tăng đường leo lên ngồi trên cổ tượng Thánh tăng. Đại chúng thấy kinh ngạc, chạy báo cho Mã Tổ. Mã Tổ đích thân đến xem, nói: Con ta Thiên Nhiên. Sư bước xuống lễ bái thưa: Tạ Thầy ban pháp hiệu. Nhân đây gọi là Thiên Nhiên. Cổ nhân Thiên Nhiên như thế thường giải thoát, nên nói thi quan không bằng thi Phật. Trong Truyền Đăng Lục chép ngữ cú của Sư thật là vách đứng ngàn nhẫn, mỗi câu đều có thủ đoạn vì người nhổ đinh tháo chốt. Giống như hỏi vị Tăng này: Ở đâu đến? Tăng thưa: Ở dưới núi đến. Vị Tăng này lại chẳng thông chỗ đi, giống như người có mắt khám phá ngược lại chủ nhà. Đương thời, nếu chẳng phải Đơn Hà cũng khó nắm được y. Đơn Hà lại hỏi: Ăn cơm chưa? Ban đầu thảy chưathấy được, lần thứ hai này khám phá được y. Tăng thưa: Ăn cơm rồi. Kẻ mù mịt vốn là chẳng hiểu. Đơn Hà hỏi: Người đem cơm cho ông ăn có đủ mắt chăng? Tăng không đáp được. Ý Đơn Hà nói, kẻ vì ông đem cơm kham làm việc gì? Vị Tăng này nếu là kẻ khác thử cho Sư một tát xem Sư làm gì? Tuy nhiên như thế, Đơn Hà cũng chưa buông ông. Vị Tăng kia con mắt chớp lia không có lời để đáp. Bảo Phước, Trường Khánh đồng ở trong hội Tuyết Phong, thường cử công án của cổ nhân để thương lượng. Trường Khánh hỏiBảo Phước: Đem cơm cho người ăn là có phần đền ơn, tại sao không đủ mắt? Không hẳn hỏi hết việc trong công án này, đại cương mượn lời này làm thoại đầu, cần nghiệm chỗ chân thật của kia. Bảo Phước nói: Người thí kẻ thọ cả hai đều mù. Thích thay! Đến trong đây chỉ luận việc đương cơ, trong nhà có con đường xuất thân. Trường Khánh nói: Người tột cơ kia đến, lại thành mù chăng? Bảo Phước nói: Bảo ta mù được sao? Ý Bảo Phước nóita đủ mắt thế ấy, vì ông nói rồi, lại nói ta mù được chăng? Tuy nhiên như thế, là nửa nhắm nửa mở. Khi ấy nếu là Sơn tăng đợi y nói “người tột cơ kia đến, lại thành mù chăng”, chỉ nói với y “mù”. Đáng tiếc Bảo Phước khi ấy nếu hạ được một chữ “mù”, khỏi bị Tuyết Đậu có nhiều thứ sắn bìm. Tuyết Đậu chỉ dùng ý này tụng:

TỤNG:

Tận cơ bất thành hạt
Án ngưu đầu khiết thảo
Tứ thất nhị tam chư Tổ sư
Bảo khí trì lai thành quá cựu.
Quá cựu thâm, vô xứ tầm
Thiên thượng nhân gian đồng lục trầm.

DỊCH:

Tột cơ chẳng thành mù
Đè đầu trâu ăn cỏ
Ba mươi ba chư vị Tổ sư
Bảo khí đến giờ thành quấy lỗi.
Quấy lỗi sâu, không chỗ tìm
Trên trời nhân gian đồng ngập chìm.

GIẢI TỤNG: Câu “tột cơ chẳng thành mù”, Trường Khánh nói người tột cơ kia đến, lại thành mù chăng? Bảo Phước nói “bảo ta mùđược chăng”, giống như “đè đầu trâu ăn cỏ”. Phải đợi kia tự ăn mới được, có chỗ nào lại đè đầu trâu bảo ăn? Tuyết Đậu tụng thế ấy tự nhiên thấyý Đơn Hà. “Ba mươi ba chư vị Tổ sư, bảo khí đến giờ thành quấy lỗi”, chẳng những chỉ đới lụy Trường Khánh, cho đến Tây thiên hai mươi tám Tổ, Trung Hoa sáu Tổ, đồng thời chôn vùi. Đức Phật Thích-ca bốn mươi chín năm nói một Đại tạng kinh, rốt sau chỉ truyền một bảo khí này. Vĩnh Gia nói: “Chẳng phải tiêu hình việc truyền suông, gậy báu Như Lai còn dấu vết.”Nếu khởi kiến giải của Bảo Phước thì bảo khí giữ đến giờ trọn thành quấy lỗi. “Quấy lỗi sâu, không chỗ tìm”, cái này vì ông nói chẳng được, chỉtìm chỗ ngồi yên, nhằm trong câu này kiểm điểm xem? Đã là quấy lỗi sâu, tại sao lại không chỗ tìm? Đây không phải lỗi nhỏ, vì đem việc lớn củaTổ sư một lúc ở trên đất bằng làm chìm ngập hết. Vì thế Tuyết Đậu nói “trên trời nhân gian đồng ngập chìm”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]