Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Các mối quan hệ của người đã tỏ ngộ

14/04/201113:38(Xem: 4470)
8. Các mối quan hệ của người đã tỏ ngộ

THIỀN VÀ NGHỆ THUẬT ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ĐỜI
SỨC MẠNH CỦA HIỆN TIỀN PHI THỜI GIAN
Hồ Kim Chung - Minh Đức biên dịch theo nguyên bản:
The Power Of Now của Eckhart Tolle
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2005

CHƯƠNG 8
CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI ĐÃ TỎ NGỘ

Tiến vào cái bây giờ từ chỗ đứng của bạn

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng sự giác ngộ chân chính là bất khả ngoại trừ thông qua tình yêu trong mối quan hệ giữa người nam và người nữ. Chẳng phải đây là sự kiện làm cho chúng ta toàn vẹn trở lại sao? Cho đến khi sự kiện ấy xảy ra, đời sống của một cá nhân làm sao có thể thỏa nguyện được?

Có đúng là trải nghiệm của bạn không? Phải chăng sự kiện này đã xảy đến cho bạn?

Chưa, nhưng làm sao có thể khác đi được? Tôi biết nó sẽ xảy ra thôi.

Nói khác đi, bạn đang chờ đợi một biến cố kịp lúc để cứu vớt mình. Chẳng phải đây là sai lầm cốt lõi mà chúng ta đã bàn đến sao? Sự cứu rỗi không ở nơi nào khác trong không gian và thời gian. Nó ngay bây giờ và ở đây.

Cụm từ “sự cứu rỗi ngay bây giờ và ở đây” có nghĩa là gì? Tôi không hiểu. Thậm chí tôi cũng không biết cứu rỗi là cái gì nữa.

Hầu hết mọi người đều theo đuổi khoái lạc vật chất hay nhiều hình thức thỏa mãn tâm lý khác nhau, bởi vì họ tin rằng chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho họ hoặc giải phóng cho họ khỏi cảm giác sợ hãi hay thiếu thốn. hạnh phúc có thể được xem là cảm giác khoái hoạt cao độ đạt được nhờ lạc thú vật chất, hay là cảm nhận về cái tôi an toàn hơn và toàn diện hơn có được thông qua một dạng thỏa mãn tâm lý nào đó. Đây là sự tìm cầu cứu rỗi để thoát khỏi tâm trạng bất mãn hay cảm giác thiếu thốn. bất kỳ thỏa mãn nào họ đạt được vẫn cứ luôn ngắn ngủi, cho nên điều kiện thỏa nguyện thường được phóng chiếu một lần nữa vào một điểm tưởng tượng cách xa cái bây giờ và ở đây. “Khi tôi có được thứ này hay thoát khỏi cái kia – lúc đó tôi sẽ ổn thôi”. Đây chính là cái định kiến mê muộn gây ra ảo tướng về sự cứu rỗi trong tương lai.

Cứu rỗi chân chính là sự thỏa nguyện, là sự an bình và thanh thản trong tâm hồn, là sự sống trong trạng thái toàn diện của nó. Nó chính là trạng thái hiện hữu như bạn đang là, cảm nhận được bên trong bạn điều thiện không có đối cực, niềm vui của Bản thể hiện tiền không lệ thuộc vào bất cứ thứ gì bên ngoài chính nó. Sự cứu rỗi được cảm nhận không phải như là một kinh nghiệm thoáng qua mà là sự hiện trú vĩnh cửu. Theo ngôn ngữ thần học, nó là “mặc khải Thượng đế” – không phải là thứ gì đó bên ngoài bạn, mà là cái tinh hoa sâu thẳm nhất của riêng bạn. Sự cứu rỗi chân chính là hiểu rõ bản thân như là một thành phần không thể tách rời của sự sống duy nhất vô tướng và phi thời gian, từ đó xuất sinh tất cả mọi thứ đang hiện hữu.

Cứu rỗi chân chính là trạng thái tự do – thoát khỏi sợ hãi, thoát khỏi đau khổ, thoát khỏi trạng thía thiếu thốn và bất toàn, và do đó thoát khỏi tất cả mọi ước muốn, nhu cầu, sở đắc, và đeo bám. Nó là sự giải thoát ra khỏi tình trạng cưỡng chế suy nghĩ, ra khỏi tâm trạng tiêu cực, và trên tất cả là ra khỏi cả quá khứ cùng tương lai như là một nhu cầu tâm lý. Tâm trí bảo rằng bạn không thể đến nơi đó từ vị trí hiện tại; rằng một điều gì đó cần phải xảy ra; hay bạn cần phải trở thành thứ này hay thứ nọ trước rồi bạn mới có thể tự do và thỏa nguyện. Thực ra, nó bảo rằng bạn cần phải có thời gian – rằng bạn cần phải tìm kiếm, chọn lựa, hành động, thành đạt, sở đắc, sở thành, hay hiểu biết điều gì đó rồi mới có thể tự do hay toàn vẹn. Bạn xem thời gian là phương tiện để cứu rỗi, trong khi thực ra nó là trở ngại lớn lao nhất cho sự cứu rỗi. Bạn nghĩ rằng bạn không thể đến được nơi đó từ hoàn cảnh và con người của bạn vào thời điểm này bởi vì bạn chưa toàn vẹn hay chưa đủ lương thiện, nhưng sự thật là ngay bây giờ và tại nơi đây mới là khởi điểm để bạn có thể tiến đến đó được. Bạn “đến đó” bằng cách nhận ra rằng bạn vốn đã ở đó rồi. bạn tìm thấy Thượng đế ngay vào lúc bạn nhận ra rằng mình không cần phải đi đâu xa để tìm kiếm Thượng đế. Cho nên không có biện pháp cứu rỗi nào là duy nhất: Bất kỳ điều kiện nào cũng dùng được, nhưng không điều kiện đặc biệt nào là cần thiết cả. Tuy nhiên, chỉ có một điểm tiếp cận duy nhất: đó là cái Bây giờ. Ngoài thời điểm này không thể có sự cứu rỗi nào nữa. Bạn cô đơn và không có người phối ngẫu ư? Hãy tiền vào cái Bây giờ từ nơi đó. Phải chăng bạn đang có gia đình hay có quan hệ yêu đương trong trường hợp bạn còn độc thân? Hãy tiến vào cái Bây giờ từ hoàn cảnh ấy.

Không việc gì bạn làm được cũng như không thứ gì bạn đạt được trong tương lai có thể đưa bạn đến gần sự cứu rỗi hơn việc bạn làm trong khoảnh khắc hiện tại. Tình hình này có lẽ khó hiểu đối với một tâm trí vốn đã quen suy nghĩ rằng mọi thứ đáng giá đều ở tương lai. Và bất cứ việc gì bạn đã từng làm hay đã từng xảy ra cho bạn trong quá khứ cũng không thể ngăn cản không cho bạn chấp nhận cái đang là và tập trung chú ý sâu hơn nữa vào cái Bây giờ. Bạn không thể làm việc này trong tương lai. Bạn thực hiện nó ngay bây giờ hoặc không bao giờ.

Các mối quan hệ yêu/ghét

Trừ phi và cho đến khi bạn tiếp cận tần số ý thức của sự hiện trú, tất cả các mối quan hệ và nhất là các mối quan hệ thân tình, đều bị rạn nứt sâu sắc và sau cùng đi đến đổ vỡ. Chúng có thể mang dáng vẻ hoàn hảo trong một thời gian như khi bạn “đang yêu” chẳng hạn, nhưng sự hoàn hảo biểu kiến này nhất định sẽ bị phá vỡ khi tình trạng cãi vã, xung đột, bất mãn, và bạo hạnh tình cảm hay thậm chí bạn hành thể xác xảy ra ngày càng gia tăng. Dường như hầu hết “các mối quan hệ yêu thương” không bao lâu sẽ trở thành quan hệ yêu/ghét. Tình yêu nồng nàn phút chốc có thể biến thành công kích hung bạo, cảm giác thù hận, hay hoàn toàn không còn chút yêu thương nào cả. Tình hình này được mọi người xem là bình thường. Sau đó, mối quan hệ sẽ dao động trong một thời gian, vài tháng hay vài năm, giữa hai thái cực “yêu” và “ghét”, và nó đem lại cho bạn nhiều khoái lạc cũng như nhiều khổ đau. Sẽ không phải là không bình thường đối với những đôi lứa trở nên say nghiện những chu kỳ ấy. Bi kịch của họ khiến cho họ cảm thấy mình sống. Khi sự cân bằng giữa hai trạng thái đối nghịch tích cực/tiêu cực bị mất đi, thì các chu kỳ hủy hoại có tính tiêu cực sớm muộn gì cũng xảy ra với tần số và cường độ ngày càng gia tăng, rồi chẳng bao lâu sau mối quan hệ ấy cuối cùng sẽ bị sụp đổ.

Xem ra bạn nghĩ rằng giá như mình loại trừ được các chu kỳ tiêu cực hay hủy hoại đó, thì mọi việc có lẽ sẽ tốt đẹp và mối quan hệ sẽ nảy nở êm xuôi – nhưng than ôi, điều này không thể có được. Cái đối cực luôn luôn phụ thuộc lẫn nhau. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Cái tích cực vốn đã ngầm chứa đựng bên trong nó cái tiêu cực chưa hiển lộ ra. Thực ra, chúng là hai khía cạnh khác biệt nhau của cùng một sai lầm. Mối quan hệ tôi đang nói ở đây thường được xem là mối quan hệ lãng mạn – chứ không phải là tình yêu đích thực. Tình yêu đích thực không có đối cực, bởi vỉ nó nảy sinh bên ngoài tâm trí. Tình yêu xuất hiện dưới dạng một trạng thái thường hằng cho đến nay vốn rất hiếm hoi – cũng hiếm như số người tỉnh thức vậy. Tuy nhiên, có thể có những giây phút ngắn ngủi người ta thoáng thấy tình yêu đích thực khi có một khoảng hở trong dòng chảy của tâm trí.

Dĩ nhiên, đối với mặt tiêu cực của một mối quan hệ người ta dễ dàng nhận thấy sự bất ổn hơn khi gặng phải mặt tích cực của nó. Và bạn cũng dễ nhận thấy nguồn gốc tiêu cực ở người bạn đời hơn là bản thân mình. Nó có thể thị hiện dưới nhiều hình thức như chiếm hữu, ghen tuông, khống chế, thu người lại và hờn giận câm lặng, nhu cầu giành lẽ phải về phần mình, vô cảm và chỉ nghĩ đến mình, đòi hỏi quá đáng và lôi kéo buộc người kia phải quỵ lụy, thích gây gổ, chỉ trích, phán xét, đổ lỗi, hoặc công kích, mê muội báo thù cho nỗi đau khổ trong quá khứ do cha hay mẹ mình gây ra, phẫn nộ, và bạo hành.

Về mặt tích cực, bạn “đang yêu” người bạn tình. Thoạt đầu, đây là trạng thái thỏa mãn sâu sắc. Bạn cảm thấy mình đang sống một cách mạnh mẽ. Cuộc hiện hữu của bạn bỗng nhiên có ý nghĩa bởi vì có ai đó cần đến mình, muốn mình, và khiến mình cảm thấy đặc biệt. Và bạn làm y như thế đối với người bạn tình. Khi hai người quấn quít nhau, bạn cảm thấy mình toàn vẹn. cảm giác này có thể mạnh đến mức mọi thứ khác quanh mình đều trở nên vô nghĩa hay không đáng kể.

Tuy nhiên, có lẽ bạn cũng để ý thấy ẩn bên dưới sự mãnh liệt ấy là sự cần thiết và tính chất bám víu. Bạn đâm ra nghiện người bạn tình. Người ấy tác động đến bạn giống như ma túy vậy. Bạn ở trong trạng thái hưng phấn khi “thầu” no đủ liều ma túy; nhưng khi nghĩ rằng hay biết rằng người ấy không còn là của riêng mình nữa, bạn bèn nảy sinh hờn ghen, ý đồ chiếm hữu, cố gắng lôi kéo lại bằng thủ đoạn đe dọa tình cảm, đổ tội và phỉ báng – mà nguyên nhân chính vẫn là nỗi lo sợ mất mát. Trường hợp người ấy bỏ rơi bạn càng khiến cho bạn tăng thêm lòng thù hận sục sôi hay nỗi đau buồn và tuyệt vọng sâu xa nhất. Phút chốc, cái dịu ngọt của tình yêu có thể trở thành sự công kích dã man hay nỗi sầu khổ khủng khiếp. lúc này thì tình yêu ở đâu? Có thể nào tình yêu lại biến đổi thành cái đối nghịch với nó trong tích tắc? Phải chăng ngay từ đầu đã có tình yêu, hay chỉ là sự ôm ghì và bám víu có tính say nghiệm?

Tình trạng nghiện ngập và sự tìm cầu cái toàn vẹn

Tại sao chúng ta lại phải nghiện một người khác chứ?

Quan hệ tình yêu lãng mạn là một kinh nghiệm mạnh mẽ và phổ biến nhất mà mọi người đều luôn tìm kiếm, bởi vì nó dường như giúp họ giải tỏa được nỗi sợ hãi, sự đòi hỏi, sự thiếu thốn và bất toàn ẩn sâu trong người khi họ còn trong trạng thái u mê, tăm tối, và không được cứu chuộc. Có một chiều kích sinh lý cũng như chiều kích tâm lý đối với trạng thái này.

Về mặt sinh lý, rõ ràng bạn không toàn vẹn, và sẽ không bao giờ được như thế: Bạn là người nam hoặc người nữ, tức là một nửa của cái toàn vẹn. Về mặt này, sự mong chờ cái toàn vẹn nghĩa là quay về trạng thái nhất thể - biểu lộ ở sức thu hút giữa nam nữ, nam cầu nữ và nữ cầu nam. Hầu như mọi người đều không cưỡng nổi sự thôi thúc được hợp nhất đối với đối cực của mình. Nhưng căn nguyên của sự thôi thúc này lại thuộc tinh thần: đó là lòng khao khát chấm dứt sự phân ly đối đã, để quay về trạng thái toàn vẹn. Giao hợp tính dục là cách gần gũi nhất để bạn đạt được trạng thái này về mặt sinh lý. Đây là lý do giải thích tại sao trong lãnh vực sinh lý nó là kinh nghiệm thỏa mãn sâu sắc nhất. Nhưng giao hợp tính dục chẳng qua chỉ là sự thoáng hiện phù du của cái toàn vẹn, một khoảnh khắc hạnh phúc. Bao lâu còn u mê xem nó là một phương tiện cứu rỗi, bạn vẫn còn kẹt trong vòng luẩn quẩn tìm kiếm sự kết thúc cảm thức phân ly trên bình diện hình tướng, vốn không sao tìm thấy được. bạn thấy cõi thiên đường thấp thoáng đằng kia, nhưng lại không được phép cư ngụ ở đó, và rồi chỉ thấy mình vẫn ở lại cái thân xác tách biệt này.

Về mặt tâm lý, cảm giác thiếu thốn và bất toàn lại càng lớn hơn. Bao lâu còn đồng hóa với tâm trí, lúc ấy bạn vẫn còn phải nhờ đến các thứ bên ngoài để biết về cái tôi của mình. Nghĩa là bạn hiểu được bản thân mình từ những thứ hoàn toàn chẳng liên quan gì đến con người thục của mình như địa vị xã hội, tài sản, dung mạo, thành công và thất bại, hệ thống tín niệm, và vân vân. Cái tự ngã hư ngụy hay cái tôi giả tạo do tâm trí bày đặt ra này cảm thấy dễ tổn thương, bất an, và luôn luôn tìm kiếm những thứ mới lạ khác để đồng hóa vào, để có cảm giác rằng nó vẫn luôn luôn hiện hữu. Nhưng chẳng có gì đủ để cho nó thỏa mãn lâu dài. Nỗi sợ hãi của nó vẫn luôn còn đó; cảm giác thiếu thốn và túng quẫn vẫn luôn còn đó.

Nhưng rồi một mối quan hệ thật đặc biệt xuất hiện. Có vẻ như mối quan hệ đó là câu trả lời cho mọi vấn đề của tự ngã ấy và đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của nó. Ít ra ban đầu là như thế. Mọi thứ đem lại cho bạn cảm thức về cái tôi trước kia giờ đây lại hóa ra khá vô nghĩa. Lúc này bạn có một tiêu điểm duy nhất thay thế cho mọi thứ khác, ban ý nghĩa cho cuộc sống của bạn, và qua đó bạn khẳng định nhân thân của mình: đó là người mà bạn “phải lòng”. Dường như bạn không còn là một mảnh rời rạc trong cái vũ trụ lạnh lùng nghiệt ngã này nữa. Thế giới của bạn giờ đây đã có một tâm điểm: đó là người bạn yêu. Sự thật là tâm điểm này ở bên ngoài bạn, do đó bạn vẫn nhận thức về cái tôi căn cứ vào hình tướng bên ngoài bạn, nhưng dường như thoạt đầu hình tướng này cũng chẳng thành vấn đề. Điều quan trọng là những cảm giác ngấm ngầm về sự bất toàn, về nỗi sợ hãi, về sự thiếu thốn, và không thỏa mãn vốn là đặc điểm của trạng thái vị ngã dường như không còn ám ảnh bạn nữa – phải thế không? Chúng tan biến đi hay vẫn tiếp tục hiện hữu bên dưới cái vẻ hạnh phúc bề ngoài ấy?

Trong mối quan hệ mà bạn trải nghiệm cả “tình yêu” lẫn cái đối nghịch của nó – như sự công kích, sự bạo hành tình cảm, và vân vân – vậy thì có lẽ bạn đang lẫn lộn tình yêu với sự đeo bám vào tự ngã hư ngụy, và sự lệ thuộc có tính say nghiện. Bạn không thề yêu người bạn tình vào lúc này và rồi lại công kích người ấy vào lúc khác. Tình yêu đích thực không có đối nghịch. Nếu “tình yêu” của bạn có đối nghịch, vậy thì nó không phải là tình yêu mà chỉ là một đòi hỏi mãnh liệt của tự ngã hư ngụy đang cần một cảm nhận về chính mình một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn, một nhu cầu mà người ấy tạm thời làm cho bạn thấy thỏa mãn. Cảm giác này thay thế cho sự cứu rỗi mà tự ngã hư ngụy đang tìm kiếm, và trong thời gian ngắn ngủi “đang yêu” đó, bạn hầu như cảm thấy nó giống như sự cứu rỗi vậy.

Nhưng sẽ đến lúc mà cách cư sử của người bạn tình không còn đáp ứng được các đòi hỏi của bạn, hay đúng hơn cho tự ngã hư ngụy của bạn. cảm giác về nỗi sợ hãi, đau khổ, và thiếu thốn vốn thuộc về ý thức vị ngã, đang bị che khuất bởi “quan hệ tình yêu”, nay lại trỗi dậy. Cũng giống như với mọi chất gây nghiện khác, bạn thấy hưng phấn khi thầu đủ liều ma túy, nhưng chắc chắn sẽ đến lúc liều lượng thuốc này chẳng còn tác dụng gì đối với bạn. Khi những cảm giác đau khổ xuất hiện trở lại, bạn sẽ cảm thấy chúng còn hung hãn hơn trước kia, và tệ hại hơn nữa là giờ đây bạn lại cho rằng người yêu của mình chính là nguyên nhân gây ra đau khổ! Nghĩa là bạn phóng chiếu chúng ra ngoài và công kích người ấy với tất cả sự thô bạo tàn ác tiềm phục sẵn trong nỗi đau khổ của bạn. Đòn công kích này có thể đánh thức nỗi đau khổ của chính người bạn yêu, và người ấy có thể đối đầu vối sự tấn công của bạn. vào lúc này, tự ngã hư ngụy vẫn còn hy vọng một cách mê muội rằng đòn công kích của nó hay các nỗ lực lôi kéo tình cảm của nó sẽ là sự trừng phạt đích đáng để khiến cho người yêu cảu bạn thay đổi hành vi, để cho tự nghã có thể lợi dụng chúng lần nữa làm lá chắn che đậy nỗi đau khổ của bạn.

Mọi bám víu say nghiện đều nảy sinh từ sự lẩn tránh bất thức, không dám đối mặt để vượt qua nỗi đau khổ của chính bạn. mọi bám víu đều bắt đầu bằng đau khổ và sẽ chấm dứt bằng đau khổ. Dù cho bạn bám víu vào chất gây nghiện nào đi nữa – rượu, thức ăn, các loại thuốc kích thích hay ma túy bất hợp pháp, hay một người nào đó – đều có nghĩa là bạn đang lợi dụng thứ gì đó hay người nào đó để che đậy nổi đau khổ của mình. Đó là lý do giả thích tại sao, sau khi trạng thái hưng phấn bạn đầu đã trôi qua, lại có quá nhiều bất hạnh, quá nhiều đau khổ trong các mối quan hệ yêu đương. Chúng không gây ra đau khổ và bất hạnh, chúng chỉ moi ra sự đau khổ và phiền muộn vốn đã tiềm phục sẵn trong con người bạn. Mọi sự bám víu say nghiện đều như thế cả. Mọi thứ gây nghiện ngập đều đi đến một giới hạn mà nó không còn tác dụng đối với bạn nữa, và khi đó bạn càng cảm thấy nỗi thống khổ càng dữ dội hơn bao giờ hết.

Đây là một lý do giải thích tại sao hầu hết mọi người luôn luôn cố gắng thoát khỏi khoảnh khắc hiện tại và tìm kiếm sự cứu rỗi trong tương lai. Nếu họ tập trung chú ý vào cái Bây giờ thì thứ đầu tiên họ gặp phải là nỗi đau khổ của chính họ, và đó là cái mà họ sợ hãi. Giá như họ biết được rằng tiến vào cái Bây giờ thật dễ dàng biết bao, rằng sức mạnh của sự hiện trú sẽ xóa nhòa quá khứ cùng nỗi đau khổ của nó, và rằng thực tại sẽ đập tan ảo tưởng. Phải chi họ biết rằng họ thật gần gũi với thực tại của chính họ biết bao, thật gần gũi với Thượng đế biết bao.

Lẩn tránh các mối quan hệ nhằm cố gắng né tránh đau khổ cũng không phải là giải pháp tốt. dù sao thì đau khổ vẫn luôn còn đó. Ba lần thất bại trong mối quan hệ suốt nhiều năm cuối cùng cũng có thể giúp bạn thức tỉnh vẫn tốt hơn là ba năm trốn tránh nơi hoang đảo hay trong gian phòng đóng kín để khỏi phải tiếp xúc với ai. Nhưng nếu bạn có thể mang được sự hiện trú toàn triệt vào nỗi cô đơn của mình, bạn cũng sẽ tìm thấy khá hơn.

-ooOoo-

Từ mối quan hệ say nghiện đến mối quan hệ của người đã tỏ ngộ

Chúng ta có thể biến đổi mối quan hệ suy mê bám víu thành mối quan hệ chân thật không?

Được. Hãy hiện trú và tăng cường sự hiện trú của bạn bằng cách tập trung chú ý sâu hơn bao giờ hết vào cái Bây giờ. Dù bạn sống một mình hay chung sống với người bạn yêu, thì giải pháp vẫn là sự hiện trú. Để cho tình yêu triển nở, ánh sáng hiện trú của bạn cần phải đủ mạnh để bạn không còn bị khống chế bởi chủ thể suy nghĩ (tức tâm trí) hay bởi cái quầng chứa nhóm đau khổ, và nhận lầm chúng là con người bạn. biết được bản thân mình là Bản thể hiện tiền nằm bên dưới chủ thể suy nghĩ, là cái tĩnh lặng nằm bên dưới sự huyên náo của tâm trí, là tình yêu và niềm vui vượt lên trên nỗi đau khổ, biết được như thế là tự do, là sự cứu rỗi, là tỏ ngộ. Giải trừ sự đồng hóa với cái quầng chứa nhóm đau khổ là đem sự hiện trú vào nỗi đau khổ, và do đó chuyển hóa nó. Giải trừ sự đồng hóa với tâm trí là trở thành chủ thể thầm lặng quan sát những suy nghĩ và hành vi của bạn, nhất là khuôn mẫu lặp đi lặp lại của tâm trí cùng vai trò của tự ngã hư ngụy, vai trò của cái tôi giả lập.

Nếu bạn ngưng đầu tư “tình hình cái tôi” vào nó, tâm trí sẽ mất đi khả năng cưỡng chết, mà căn bản là cưỡng chế phán xét, và do đó phản kháng chống lại cái đang là, gây ra xung đột, bi kịch, và nỗi đau khổ mới. Thực ra, ngay vào lúc sự phán xét ngưng dứt nhờ chấp nhận cái đang là, bạn đã thoát khỏi sự ràng buộc của tâm trí. Bạn đã tạo ra khoảng không gian cho tình yêu, cho niềm vui, và cho sự thanh thản an bình. Trước hết, bạn ngưng phán xét chính mình; sau đó bạn ngưng phán xét người mình yêu. Chất xúc tác tuyệt vời nhất cho sự thay đổi trong một mối quan hệ chính là hoàn toàn chấp nhận người bạn yêu như người ấy đang là, mà không cần phán xét hay thay đổi họ theo cách thức nào đó. Việc làm ấy tức thời đem bạn vượt ra ngoài tự ngã hư ngụy của bạn. khi đó tất cả các trò chơi của tâm trí và toàn bộ sự bám víu có tính say nghiện sẽ chấm dứt. lúc ấy không còn có nạn nhân hay thủ phạm nửa, cũng không còn có nguyên cáo và bị cáo nữa. Đây cũng là lúc kết thúc tất cả sự lệ thuộc lẫn nhau, kết thúc tình trạng bị lôi kéo vào cái khuôn mẫu vô minh của nhau, và bằng cách này cho phép mối quan hệ được tiếp diễn. Sau đó, bạn sẽ hoặc chia tay – trong tình yêu – hoặc cùng nhau tiến sâu hơn nữa vào cái Bây giờ - tức là vào Bản thể hiện tiền. Sự việc có thể đơn giản đến thế sao? Vâng, nó đơn giản như vậy đó.

Tình yêu là một trạng thái của Bản thể hiện tiền. tình yêu của bạn không nằm bên ngoài; nó nằm sâu thẳm bên trong bạn. Bạn không bao giờ đánh mất nó được, và nó cũng không thể rời bỏ bạn được. Tình yêu không tùy thuộc vào một ai đó, hay một hình tướng bên ngoài được. Trong cái tĩnh lặng hiện trú của mình, bạn có thể cảm nhận được cái thực tại vô tướng và phi thời gian của chính mình như là sự sống bất thị hiện ban phát sinh khí cho thân xác của bạn. Lúc ấy bạn cũng có thể cảm nhận được sự sống tương tự như vậy sâu bên trong mỗi người khác và sâu bên trong mỗi tạo vật khác. Bạn nhìn thấu suốt qua bên kia bức màn của hình tướng và sự phân biệt. Đây là sự hiện thực cái nhất thể. Đây là tình yêu.

Thượng đế là gì? Là sự sống duy nhất vĩnh hằng bên dưới tất cả mọi hình thức của sự sống. Còn tình yêu là gì? Là cảm nhận sự hiện diện của sự sống duy nhất đó sâu bên trong con người bạn và sâu bên trong tất cả mọi tạo vật. Hãy là tình yêu. Do đó, tất cả tình yêu đều là tình yêu Thượng đế.

-ooOoo-

Tình yêu không có tính lựa chọn, giống như ánh sáng mặt trời không hề lựa chọn. Tình yêu không làm cho người nào đó trở nên đặc biệt, nó cũng không loại trừ ai. Loại trừ không phải là tình yêu Thượng đế, không phải là tình yêu đích thực, nó chỉ là “tình yêu” cái tự ngã hư ngụy của bạn. Tuy nhiên, cường độ cảm nhận tình yêu có thể khác biệt nhau. Có thể có người nào đó phản chiếu tình yêu trở lại bạn tỏ tường và mạnh mẽ hơn người khác, và nếu người đó cũng cảm thấy giống như bạn, thì có thể gọi đó là quan hệ tình yêu giữa hai người. Mối liên kết giữa bạn và người ấy cũng giống như mối liên kết giữa bạn và người ngồi bên cạnh một chuyến xe buýt, hay với một con chim, một cội cây, một đóa hoa. Chỉ có cường độ xúc cảm là khác nhau.

Ngay trong mối quan hệ có tính say nghiện cũng có những khoảnh khắc một điều gì đó rất chân thật tỏa sáng, một thứ gì đó vượt quá những nhu cầu say mê lẫn nhau. Đây là những khoảnh khắc khi tâm trí của bạn và người yêu thoáng lắng xuống và cái quầng chứa nhóm đau khổ tạm thời nằm im trong trạng thái say ngũ. Tình hình này đôi khi có thể xảy ra khi gần gũi thể xác, hay khi cả hai người chứng kiến điều kỳ diệu của việc sinh con, hay trước cái chết, hay khi một trong hai người bị bệnh nặng – bất cứ thứ gì làm cho tâm trí tạm thời mất đi sức mạnh. Khi khoảnh khắc này xảy ra thì Bản thể hiện tiền của bạn, vốn thường vùi sâu bên dưới tâm trí, hiển lộ ra; và chính nó làm cho sự giao tiếp, sự thông đạt chân thật khả dĩ hiện hành.

Thông đạt chân thật là đồng cảm – là hiện thực cái nhất thể, là tình yêu. Thông thường, tình hình này nhanh chóng biến mất, trừ phi bạn trụ ở hiện tại đủ mạnh để giải trừ sự khống chế của tâm trí và các khuôn mẫu cũ kỹ của nó. Ngay khi tâm trí và sự đồng hóa với tâm trí quay lại, bạn không còn là con người bạn nữa mà chỉ là hình ảnh của bản thân bạn trong tâm trí, và bạn lại bắt đầu đóng kịch và tham gia cuộc chơi nhằm đáp ứng nhu cầu tự ngã của bạn. Bạn lại là tâm trí con người, nhưng giả vờ là con người đích thực, tương tác với một tâm trí khác, cùng nhau đóng một vở bi kịch gọi là “tình yêu”.

Mặc dù có những lúc thoáng hiện ngắn ngủi, tình yêu không thể triển nở trừ phi bạn thường xuyên thoát ra khỏi sự đồng hóa với tâm trí, và sự hiện trú của bạn đủ mạnh để làm tan biến đi cái quầng chứa nhóm đau khổ - hay ít ra bạn có thể trự ở hiện tiền như là chủ thể quan sát cái đang là. Lúc đó cái quầng chứa nhóm đau khổ không thể chế ngự bạn để hủy hoại tình yêu.

Quan hệ để rèn luyện tâm linh

Khi mà kiểu ý thức vị ngã cùng tất cả các cấu trúc xã hội, chính trị, và kinh tế mà nó đã kiến tạo ra đang tiến vào giai đoạn sụp đổ sau cùng, các mối quan hệ nam nữ hiện nay phải ánh tình trạng khủng hoảng sâu sắc ấy của con người. Do vì con người ngày càng đồng hóa với tâm trí của họ, nên hầu hết các mối quan hệ đều không bám rễ sâu vào Bản thể hiện tiền, và vì vậy biến thành nguồn gốc của đau khổ và bị thống trị bởi các rắc rối và xung đột.

Rất nhiều người hiện nay sống độc thân hay ở một mình nuôi con, không thể xây dựng một quan hệ mật thiết hay không muốn lặp lại bi kịch không lành mạnh như các quan hệ trong quá khứ. Những người khác thì đi từ mối quan hệ này đến mối quan hệ khác, đi từ chu kỳ khoái lạc và đau khổ này đến chu kỳ tương tự khác, nhằm mục đích thỏa mãn tự ngã hư ngụy một cách vô vọng qua việc kết hợp với người khác phái. Những người khác nữa thì thỏa hiệp để tiếp tục mối quan hệ trắc trở đầy tiêu cực, vì con cái hay vì sự yên ổn tạm bợ, do thói quen không bỏ được, do nỗi sợ cô đơn, hay do các thỏa thuận “có lợi” cho nhau, hay thậm chí do bất thức say nghiện cái cảm giác mạnh phát sinh từ tình cảm trắc trở và đau khổ tột cùng.

Tuy nhiên, mọi cuộc khủng hoảng không chỉ biểu thị mối nguy hiểm mà còn cho thấy cơ hội thay đổi tình thế. Nếu như các mối quan hệ cung cấp năng lượng để khuếch đại các khuôn mẫu tâm trí vị ngã và kích hoạt cái quầng chứa nhóm đau khổ vào lúc này, thì tại sao lại không chấp nhận sự thậy này thay vì cố thoát khỏi nó? Tại sao không hợp tác với nó thay vì lẩn tránh mối quan hệ hay tiếp tục theo đuổi bóng ma của người bạn tình lý tưởng như là giải pháp cho các rắc rối của bạn, hay như một phương tiện để thỏa mãn tình cảm vị ngã? Cơ hội ẩn giấu bên trong cuộc khủng hoảng sẽ không hiển lộ cho đến khi tất cả mọi sự kiện thuộc một tình huống nhất định được nhận ra và chấp nhận. Bao lâu bạn còn chối bỏ chúng, bao lâu bạn còn chạy trốn khỏi chúng hay mơ ước phải chi sự thể khác đi, cánh cửa cơ hội sẽ không mở ra, và bạn vẫn bị giam cầm trong tình huống đó, thì mọi thứ sẽ vẫn như cũ hay còn tồi tệ hơn thề nữa.

Nhận ra và chấp nhận các sự kiện này cũng phần nào giúp bạn thoát khỏi chúng. Chẳng hạn, khi bạn biết có sự bất hòa và ôm giữ cái “tri kiến” ấy, nhờ đó một yếu tố mới sẽ xuất hiện, và sự bất hòa ấy không thể không thay đổi. Khi bạn biết mình không thanh thản, cái tri kiến ấy của bạn sẽ tạo ra một không gian tĩnh lặng bao quanh sự không thanh thản một cách dịu dàng và yêu thương, rồi chuyển hóa nó thành sự thanh thản. Đối với việc chuyển hóa nội tại, không có việc gì để bạn làm cả. Bạn không thể chuyển hóa chính mình, và chắc chắn bạn không sao chuyển hóa người bạn tình hay người nào khác nữa. Mọi thứ bạn có thể làm là tạo ra một khoảng không gian để cho sự chuyển hóa tự xảy ra, để cho ân sủng và tình yêu giáng sinh.

-ooOoo-

Vì vậy, khi nào mối quan hệ của bạn không được êm xuôi, khi nào nó mang lại sự “quẩn trí” cho bạn và người bạn yêu, bạn hãy bằng lòng với sự thay thế ấy. Đó là cái u mê bất thức đã bị lôi ra ánh sáng. Nó là cơ hội để cứu rỗi. Hãy nhận biết từng khoảnh khắc trôi qua, nhất là cảm nhận cho được trạng thái nội tại của bạn. nếu có sự giận dữ, hãy nhận biết cơn giận dữ đó. Nếu có lòng ghen tị, muốn bào chữa, muốn tranh cãi, muốn giành lẽ phải về phần mình, muốn được yêu thương hay được chú ý như trẻ con, hay có cảm giác đau khổ nào đó – dù nó là gì đi nữa, hãy nhận biết thực tại của khoảnh khắc đó và ôm giữ cái biết đó. Lúc ấy, mối quan hệ sẽ trở thành sự rèn luyện tâm linh của bạn (tiếng Phạn gọi là Sadhava). Nếu quan sát hành vi bất thức nơi người bạn tình, hãy kiên nhẫn trong thái độ khoan dung đầy yêu thương để bạn không phản ứng nông nổi. Thái độ vô minh và sự hiểu biết không thể cùng tồn tại lâu được – cho dù sự hiểu biết chỉ có ở bạn chứ không ở phía đối phương có thái độ vô minh. Dạng năng lượng ẩn phía sâu lòng thù nghịch và công kích nhất định sẽ chịu thua trước sự hiện diện của tình yêu. Nếu bạn phản ứng lại thái độ vô minh của người bạn tình, bạn cũng sẽ trở nên vô minh luôn. Nhưng nếu lúc ấy bạn nhớ lại cách nhận biết phản ứng của mình, thì chẳng có gì để mất cả.

Con người chịu sức ép tiến hóa rất lớn bởi vì đó là cơ may duy nhất để tồn tại. Tình hình này tác động đến mọi phương diện trong cuộc sống của bạn, và đặc biệt là trong các mối quan hệ mật thiết của bạn. Chưa bao giờ các mối quan hệ lại đầy dẫy phiền toái và xung đột như hiện nay. Như bạn biết đấy, quan hệ không phải để giúp bạn tìm thấy hạnh phúc hay để thỏa mãn. Nếu bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu cứu rỗi qua một quan hệ, bạn sẽ không ngừng vỡ mộng. Nhưng nếu bạn chấp nhận rằng mối quan hệ sẽ giúp bạn tỉnh thức thay vì tìm kiếm hạnh phúc, lúc đó mối quan hệ ấy sẽ cống hiến cho bạn sự cứu rỗi, và bạn sẽ kết nối với ý thức cao hơn vốn đang muốn được giáng sinh vào thế giới này. Đối với những người còn bám chặt vào khuôn mẫu tâm trí cũ kỹ, thì đau khổ, bạo lực, rối rắm, và điên loạn sẽ ngày càng gia tăng.

Tôi cho rằng cần phải có hai người mới biến mối quan hệ thành sự rẻn luyện tâm linh như ông đề nghị. Chẳng hạn, người bạn đời của tôi vẫn đang hành động theo khuôn mẫu ghen tuông và chi phối cũ kỹ của anh ta. Tôi đã nhiều lần nói rõ thái độ cư xử này, nhưng anh ta vẫn không thể thấy rõ.

Bạn cần bao nhiêu người để biến đời sống của bạn thành cuộc rèn luyện tâm linh? Đừng bận tâm nếu người bạn đời không hợp tác. Sự lành mạnh – của ý thức tỏ ngộ – chỉ có thể đến với thế giới này thông qua bạn. Bạn không cần phải chờ thế giới lành mạnh trước, hay chờ ai đó tỉnh thức, rồi bạn mới tỏ ngộ. Có lẽ bạn sẽ mãi mãi chờ đợi đó. Đừng kết tội lẫn nhau là vô minh. Ngay khi bạn bắt đầu tranh cãi, bạn đã đồng hóa mình với một quan điểm nào đó, để rồi giờ đây bạn bảo vệ không chỉ riêng quan điểm ấy, mà còn bảo vệ cả cái cảm nhận về cái tôi của bạn nữa. Khi tự ngã hư ngụy lộ diện thao túng, bạn đã trở nên vô minh rồi. Sẽ có lúc thích hợp để bạn nói rõ một số khía cạnh trong hành vi vô minh của người bạn đời. Nếu bạn thật cảnh giác, hiện trú toàn triệt, bạn có thể làm điểu này mà không sợ cái tôi giả tạo xen tay vào – nghĩa là không có đổ lỗi, kết tội, hay thích thú trong việc vạch ra cái sai của người kia.

Khi người bạn đời vì vô minh mà cư xử một cách mê muội, bạn hãy thôi phán xét họ. Sự phán xét hoặc khiến cho bạn nhầm lẫn hành vi vô minh của ai đó với con người của họ, hoặc khiến cho bạn phóng chiếu sự vô minh của mình lên người khác rồi nhận lầm đó là con người của họ. Từ bỏ phán xét không có nghĩa là bạn không nhận ra được sai lầm và vô minh khi gặp phải chúng; mà có nghĩa là bạn “nhận biết” chứ không “phản ứng” và không đóng vai trò người phán xét. Lúc ấy bạn sẽ hoặc hoàn toàn không phản ứng hoặc có thể phản ứng, nhưng phản ứng này được thực hiện trong vòng tỉnh táo, được xem chừng và cho phép. Thay vì chiến đấu với bóng tối, bạn đem ánh sáng vào. Thay vì phản ứng chống lại ảo tưởng, bạn quan sát ảo tưởng và đồng thời nhìn thấu qua nó. Thái độ hiểu biết tạo ra khoảng không gian trong sáng tràn đầy yêu thương cho phép tất cả mọi việc diễn ra thật tự nhiên và tất cả mọi người hiện hữu như họ đang là. Không có chất xúc tác nào tác động tuyệt vời hơn thế được. Nếu bạn thực hiện đúng như vậy, người bạn đời không thể chung sống với bạn mà vẫn còn vô minh.

Nếu cả hai người cùng nhất trí rằng mối quan hệ nhằm giúp bạn rèn luyện tâm linh, thì sự việc càng tốt hơn. Lúc ấy bạn có thể bày tỏ ý nghĩ và tình cảm với nhau ngay khi chúng nảy sinh, hay nghay khi xuất hiện phản ứng, để cho bạn không tạo ra một khoảng trống thời gain trong đó một xúc cảm hay một bất bình không được tỏ bày hay không được nhận diện có cơ hội sục sôi và phát triển. Hãy học cách bày tỏ cảm nghĩ tuyệt không có ý trách móc nhau chút nào. Hãy học cách lắng nghe đối phương bằng thái độ cởi mở và tin cậy lẫn nhau. Hãy dành cho đối phương khoảng trống để họ bày tỏ nỗi niềm. Hãy hiện trú toàn triệt, bởi vì các hành vi buộc tội, phòng vệ, công kích – tất cả những khuôn mẫu nhằm tăng cường hay bảo vệ tự ngã hư ngụy hay để đáp ứng các đòi hỏi của nó – khi ấy sẽ dễ dàng tuôn tràn ra. Dành khoảng không gian cho người khác – và cho chính bạn – là điều kiện tối cần thiết. Không có nó, tình yêu không thể triển nở được. Khi bạn đã triệt bỏ hai nhân tố phá hoại cho mối quan hệ – tức là khi mà cái quầng đau khổ đã được chuyển hóa và bạn không còn bị đồng hóa với tâm trí cùng các định kiến nữa – và nếu đối phương cũng hành động tương tự, bạn sẽ trải nghiệm hạnh phúc từ sự triển nở mối quan hệ. Thay vì phản hồi cho nhau nỗi đau và sự vô minh, thay vì thỏa mãn các nhu cầu bám níu say nghiện lẫn nhau của tự ngã hư ngụy, hai người sẽ phản chiếu cho nhau tình yêu mình cảm nhận được từ sâu bên trong, tình yêu xuất phát từ sự hiện thực cái nhất thể của mình với mọi sự vật đang hiện hữu. Đây là tình yêu chân chính không có đối cực.

Nếu người bạn đời vẫn còn bị đồng hóa với tâm trí và cái quầng chứa nhóm đau khổ của họ trong khi bạn đã được giải thoát, thì đây sẽ là một thách thức lớn lao – không phải cho bạn mà cho người ấy. Chung sống với một người đã tỏ ngộ thật không dễ dàng gì, hay nói đúng hơn là tự ngã hư ngụy thật dễ dàng thấy nó đang bị đe dọa đến cùng cực. Nên nhớ rằng cái tự ngã ấy cần có rắc rối, xung đột, và “kẻ thù” để tăng cường cái cảm giác cách biệt mà nhân dạng của nó lệ thuộc vào. Tâm trí của người bạn đời chưa tỏ ngộ sẽ chán nản sâu sắc, bời vì những định kiến của nó không bị phản đối, có nghĩa là chúng sẽ trở nên yếu ớt và không vững chắc, và thậm chí có “nguy cơ” bị sụp đổ hoàn toàn, đưa đến hậu quả là mất đi cái tôi giả lập của họ. Cái quầng đau khổ của họ muốn được phản hồi chứ không muốn được thấu hiểu. Nhu cầu tranh cãi, bi kịch, và xung đột không được thỏa mãn. Nhưng hãy thận trọng: Một số người thụ động không chịu phản ứng, co rút, vô cảm, hay cô lập tình cảm có thể tự nhận đã tỏ ngộ và ra sức thuyết phục người khác tin rằng họ đã tỏ ngộ hay ít ra họ “chẳng có gì sai sót” cả và mọi sai lầm đều thuộc về người bạn đời của họ. Nam giới có khuynh hướng làm việc này hơn nữ giới. Có lẽ họ thấy người bạn đời nữ giới của họ hành động phi lý hay theo cảm tính. Nhưng nếu bạn có thể thấu hiểu các tình cảm và xúc động của mình, bạn sẽ không còn cách xa cơ thể nội tại rực sáng ngay bên dưới các xúc cảm ấy. Nếu bạn chủ yếu thiên về duy lý, thì khoảng cách ấy sẽ xa hơn nhiều, và bạn cần phải đem ý thức soi rọi vào quần thể xúc cảm ấy, nhiên hậu mới có thể vươn tới cơ thể nội tại được.

Nếu tình yêu và niềm vui không lan tỏa, nếu không hiện trú toàn triệt và không cởi mở hoàn toàn đối với mọi sự vật đang hiện hữu, thì không có giác ngộ. Một dấu hiệu là cách cư xử của người đó trong các tình huống khó khăn hay đầy thách thức, hoặc khi mọi thứ “hóa ra tệ hại”. Nếu “sự tỏ ngộ” của bạn là ảo tưởng vị kỷ về cái tôi của mình, thì cuộc sống sẽ sớm đem lại cho bạn thích thức làm bộ lộ tình trạng vô minh của bạn dưới bất kỳ hình thức nào – như sợ hãi, giận dữ, che giấu khuyết điểm, phán xét, u uất, và vân vân chẳng hạn. Nếu bạn đang có một mối quan hệ, rất nhiều thách thức xuất hiện thông qua người bạn đời. Chẳng hạn, nữ giới có thể bị thách đố bởi người bạn đời nam không chịu phản ứng vốn sống hầu như hoàn toàn duy lý. Cô ta sẽ bị thách đố bởi tình trạng bất lực trong việc lắng nghe cô, trong việc quan tâm đến cô, và dành cho cô khoảng không gian để hiện hữu, do vì anh ta tuyệt không hề hiện trú. Sự thiếu vắng tình yêu trong mối quan hệ, mà phụ nữ vốn thường khéo cảm nhận hơn sơ với nam giới, sẽ kích hoạt cái quầng chứa nhóm đau khổ của nữ giới, và thông qua nó cô ta sẽ ra sức công kích người bạn đời – bằng cách trách móc, chỉ trích, cố tình sai phạm, và vân vân. Tình hình này giờ đây sẽ trở thành thách thức đối với người nam. Để tự vệ chống lại đòn tấn công của cái quầng chứa nhóm đau khổ bên phía người nữ, mà anh ta xem là không có lý do chính đáng, anh ta thậm chí sẽ bám sâu hơn nữa vào các định kiến của mình khi anh ra bào chữa, tự vệ hay phản công. Sau cùng, tình hình này có thể khởi động chính cái quầng đau khổ của anh ta. Khi cả hai người bạn đời đều bị chế ngự theo cách đó, tình trạng vô minh hay mê muội đã tiến đến mức độ sâu sắc, thì sự hành hạ tình cảm cùng các đòn tấn công và phản công dã man của hai bên thường xuyên diễn ra. Nó sẽ không lắng dịu đi cho đến khi cả hai cái quầng đau khổ tự đong đầy, và sau đó tiến vào giai đoạn ngủ vùi. Mọi thứ giờ đây tạm lắng xuống cho đến lần bùng nổ kế tiếp.

Đây chỉ là một trong vô vàn các kịch bản khả dĩ. Nhiều tác phẩm đã được lưu hành, và người ta sẽ còn sáng tác nhiều hơn nữa về những cách ứng xử trong đó sự vô minh được phơi bày trong các mối quan hệ nam nữ. Như tôi đã trình bày trước đây, một khi bạn đã thấu suốt căn nguyên của vấn đề, bạn sẽ không cần phải khám phá vô vàn cách biểu hiện của nó.

Chúng ta hãy xem xét qua một lần nữa kịch bản tôi vừa miêu tả trên đây. Mọi thử thách chứa đựng trong đó thực ra đều là cơ hội cứu rỗi được khéo ngụy trang. Ở mỗi giai đoạn thuộc tiến trình bộc lộ tình hình trục trặc trong các mối quan hệ, người ta đều có cơ hội thoát khỏi trạng thái vô minh. Chẳng hạn, thái độ thù địch của người nữ có thể trở thành dấu hiệu để cho người nam thoát ra khỏi tình trạng đồng hóa với tâm trí, thức tỉnh để tiến vào cái Bây giờ, trở nên hiện trú – thay vì thậm chí bị đồng hóa trầm trọng hơn nữa vào tâm trí của anh ta, thậm chí còn vô minh hơn nữa. Thay vì “là” cái quầng đau khổ, người nữ có thể là chủ thể quan sát nỗi đau về tình cảm bên trong chính cô ta, nhờ đó mà tiếp cận được sức mạnh của cái Bây giờ và khởi đầu sự chuyển hóa đau khổ. Tình hình này sẽ triệt bỏ sự phóng chiếu một cách cường bách và tự động nỗi đau ra bên ngoài. Lúc ấy, người nữ có thể bày tỏ cảm giác của mình cho người bạn đời. Dĩ nhiên, không có gì bảo đảm rằng anh ta sẽ lắng nghe, nhưng nó đem lại cho anh ra một cơ hội tốt để hiện trú và chắc chắn phá vỡ được cái chu kỳ điên rồ không chủ ý thực thi các khuôn mẫu cũ kỹ của tâm trí. Nếu người nữ bỏ lỡ cơ hội đó, người nam có thể quan sát phản ứng thuộc tâm trí – tình cảm của anh ta đối với nỗi đau của người phụ nữ, quan sát thói che giấu nhược điểm của chính anh ta, thay vì “là” phản ứng ấy. Lúc đó anh ta có thể quan sát cái quầng đau khổ của chính mình đang bị kích hoạt, và do đó đem ý thức soi rọi vào các tình cảm của mình. Bằng cách này, một khoảng không gian trong trẻo và tĩnh lặng của ý thức thuần túy sẽ xuất hiện – sự thấu hiểu, nhân chứng thầm lặng, chủ thể quan sát sẽ xuất hiện. cái tri kiến này không chối bỏ đau khổ mà còn vượt lên trên đau khổ. Nó cho phép nỗi đau hiện hành mà đồng thời còn chuyển hóa đau khổ nữa. Nó chấp nhận tất cả để chuyển hóa tất cả. Một cánh cửa sẽ mở ra cho người nữ, qua đó cô ta có thể dễ dàng hội diện cùng người nam trong khoảng không gian đó.

Nếu bạn trước sau như một hay ít ra hiện trú phần lớn trong mối quan hệ của mình, thì đây sẽ là thách thức lớn nhất đối với người bạn đời. Người ấy sẽ không thể chịu đựng sự hiện trú của bạn khá lâu mà vẫn cứ vô minh. Nếu người ấy sẵn sàng, y sẽ đi qua cánh cửa mà bạn đã mở ra cho y để hội diện với bạn trong trạng thái đó. Nếu không, hai người sẽ chia tay, giống như dầu với nước vậy. Ánh sáng sẽ quá nhức nhối đối với ai đó cứ muốn yên thân trong bóng tối.

Tại sao nữ giới gần gũi với giác ngộ hơn?

Phải chăng để tiến đến giác ngộ, nam giới và nữ giới đều gặp phải những trở ngại chẳng khác gì nhau?

Phải, nhưng trọng tâm lại khác biệt nhau. Nói chung, nữ giới cảm nhận và hiện trú trong cơ thể mình dễ chịu hơn, cho nên tự nhiên họ sẽ gần gũi Bản thể hiện tiền hơn và có tiềm năng gần gũi với tỏ ngộ hơn nam giới. Đây là lý do giải thích tại sao nhiều nền văn hóa cổ xưa theo bản năng, đã chọn các hình tượng hay vật tương đồng với nữ giới để tượng trưng hay miêu tả các thực tại vô tướng và siêu nhiên. Nó thường được xem là chiếc tử cung có năng lượng vô biên, sản sinh ra mọi tạo vật, duy trì và nuôi dưỡng chúng trong suốt cuộc sống dưới dạng thị hiện của chúng. Trong sách Đạo Đức Kinh, một trong các tác phẩm cổ xưa và sâu sắc của nhân loại, Đạo – tên gọi khác của Bản thể hiện tiền – được miêu tả là “cái vô cùng, sự hiện trú vĩnh hằng, mẹ của vũ trụ”. Tất nhiên, nữ giới gần gũi với nó hơn nam giới bởi vì họ gần như là “hiện thân” của cõi Bất thị hiện. Hơn nữa, tất cả mọi tạo vật và tất cả mọi sự vật cuối cùng đều phải quay trở về Nguồn Cội, “Tất cả mọi vật đều tan biến vào Đạo. Riêng nó là trường tồn”. Bởi vì Cội Nguồn được xem là có nữ tính, cho nên cội nguồn này được biểu thị như là các mặt sáng và tối của cái giống cái nguyên mẫu trong tâm lý học và thần thoại học. Thiên Mẫu hay Bà Mẹ Thiêng liêng có hai khía cạnh: Bà ban tặng sự sống, và chính bà lại tước đoạt sự sống.

Khi tâm trí ra tay thống trị và con người mất đi sự liên lạc với thực tại đầy tinh hoa linh thiêng của mình, họ bắt đầu cho rằng Thượng đế mang hình tướng nam giới. Xã hội bị thống trị bởi nam giới, và nữ giới phụ thuộc vào nam giới.

Tôi không đề nghị quay trở lại kiểu biểu thị thánh linh dưới dạng nữ tính. Một số người hiện nay dùng thuật ngữ Thiên Mẫu (Goddness) thay cho cụm từ Thượng đế (God). Họ đang khôi phục thế cân bằng giữa nam giới và nữ giới vốn đã mất đi rất lâu trước đây, và việc làm đó là tốt. Nhưng đó vẫn là một vật tượng trưng và là một khái niệm, có lẽ tạm thời hữu ích, giống như một tấm bản đồ hay một tấm biển chỉ đường tạm thời có ích; nhưng lại là vật gây trở ngại hơn là hữu thức khi bạn đã sẵn sàng để nhận ra thực tại vượt quá tất cả cái khái niệm và hình ảnh. Tuy nhiên, sự thật vẫn là tần số năng lượng của tâm trí dường như cốt yếu là nam tính. Tâm trí ra tay phản kháng, chiến đấu để chi phối, lợi dụng, lèo lái, tấn công, ra sức nắm lấy để sở hữu, và vân vân. Đây là lý do giải thích tại sao Thượng đế theo truyền thống là một hình tượng đầy quyền uy chi phối và cai trị thuộc nam tính, một nam giới thường xuyên giận dữ mà bạn phải kính sợ, như Cựu Ước Kinh đề cập. Vị Thượng đế này là một phóng chiếu của tâm trí con người.

Để vượt ra ngoài tâm trí và tái kết nối với thực tại sâu thẳm của Bản thể hiện tiền, phải cần đến các phẩm chất rất khác biệt nhau như sự vâng phục, không phán xét, tấm lòng rộng mở để cho cuộc sống hiện hữu thay vì phản kháng lại nó, và khả năng bao dung tất cả mọi sự vật bằng sự thấu hiểu đầy yêu thương. Tất cả những phẩm chất này liên quan mật thiết hơn nhiều với nguyên tắc nữ tính. Trong khi năng lượng tâm trí cứng nhắc và khắc nghiệt, thì năng lượng Bản thể hiện tiền lại mềm dịu và nhu thuận, song lại có uy lực vô biên hơn hẳn tâm trí. Tâm trí điều hành nền văn minh của chúng ta, trong khi Bản thể hiện tiền đảm nhiệm toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta và vượt xa hơn thế nữa. Bản thể hiện tiền là cái Linh Cơ vĩ đại mà phương diện thị hiện hữu hình của nó chính là vũ trụ vật chất này. Tuy nữ giới có tiềm năng gần gũi với nó hơn, nhưng nam giới cũng có thể tiếp cận nó ngay bên trong bản thân họ.

Hiện nay tuyệt đại đa số nam giới cũng như nữ giới vẫn còn bị giam cầm trong tâm trí: bị đồng hóa với chủ thể tư duy và cái quầng chứa nhóm đau khổ. Dĩ nhiên, tình hình này ngăn cách sự tỏ ngộ và sự triển nở tình yêu. Nói chung, trở ngại chính đối với nam giới thường là não trạng thiên về tư duy, và trở ngại chính đối với nữ giới là cái quầng đau khổ, mặc dù trong một số trường hợp riêng lẻ tình hình có đảo ngược lại, và trong các trường hợp khác hai nhân tố này ngang bằng nhau.

Giải trừ cái quầng chứa nhóm đau khổ tập thể của nữ giới

Tại sao cái quầng đau khổ gây trở ngại nhiều hơn cho nữ giới?

Cái quầng chứa nhóm đau khổ này thường có hai khía cạnh: tập thể cũng như cá nhân. Ở khía cạnh cá nhân, nó là phần lắng đọng tích lũy các nối đau khổ phải gánh chịu trong quá khứ riêng của từng cá nhân. Còn khía cạnh tập thề là đau khổ tích lũy trong linh hồn tập thể của nhân loại trải qua hàng ngàn năm do bệnh tật, tra tấn, chiến tranh, thẩm sát, tàn ác, và điên rồ và vân vân gây ra. Quầng đau khổ cá cá nhân của mỗi người cũng dự phần vào cái quầng chứa nhóm đau khổ tập thể này. Chẳng hạn, một sớ chủng tộc hay quốc gia mà xung đột và bạo hành diễn ra dưới dạng cực kỳ khốc liệt hường có cái quầng đau khổ nặng nề hơn các chủng tộc hay quốc gia khác. Bất cứ người nào có cái quầng đau khổ kiên cố mà không có đủ tuệ giác để giải trừ sự đồng hóa với nó thì sẽ không chỉ thỉnh thoảng hoặc không ngừng bị buộc phải làm sống lại các tình cảm đau khổ của họ, mà còn có thể dễ dàng trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của bạo hành, tùy thuộc vao tình hình mà tính chủ động hoặc tính thụ động thắng thế trong cái quầng đau khổ này. Ngược lại, chính người này cũng có tiềm năng gần gũi vào giác ngộ hơn. Dĩ nhiên, tiềm năng này không nhất thiết được nhận thức đầy đủ, nhưng nếu bạn bị mắc kẹt trong một cơn ác một thì có lẽ bạn sẽ có động cơ vững chắc để thức tỉnh hơn những người chỉ bị vướng mắc vào những vước thăng trầm trong một giấc mộng bình thường.

Ngoài cái quầng đau khổ cá nhân, mỗi phụ nữ đều dự phần vào cái có thể miêu rả là cái quyền chứ nhóm đau khổ tập thể của nữ giới – trừ phi người này hoàn toàn tỏ ngộ. Cái quầng này tích lũy những nỗi đau khổ mà nữ giới phải gánh chịu phần lớn do nam giới áp đặt quyền thống trị lên nữ giới, do sự nô dịch, bóc lột, cưỡng đoạt, sinh đẻ, mất con, và vân vân gây ra suốt hơn mấy ngàn năm qua. Cơn đau đớn về mặt tình cảm hay thân xác xảy ra trước và trong kỳ hành kinh đối với nhiều phụ nữ chính là cái quầng đau khổ về khía cạnh tập thể thức tỉnh bước ra khỏi cơn ngủ vùi của nó đúng vào thời điểm đó, mặc dù cái quầng này cũng có thể được kích hoạt vào những lúc khác. Nó hạn chế dòng sinh khí luân lưu tự do khắp cơ thể, mà kinh nguyệt là một biểu hiện vật chất của dòng năng lượng này. Chúng ta hãy dừng lại ở điểm này một chút để tìm hiểu xem bằng cách nào nó có thể trở thành một cơ hội để tỏ ngộ.

Người phụ nữ thường bị cái quầng chứa nhóm đau khổ “chế ngự” vào thời điểm đó. Cái quấng này chứa đựng nguồn năng lượng cực kỳ mạnh mẽ khả dĩ dễ dàng lôi kéo bạn đồng hóa một cách bất thức với nó. Lúc ấy bạn bị chi phối một cách tích cực bổi trường năng lượng chiếm lĩnh khỏng không gian nội tại của bạn giả vờ làm con người bạn – nhưng dĩ nhiên hoàn toàn không phải là bạn. Nó nói năng thông qua bạn, hành động thông qua bạn, và suy nghĩ thông qua bạn. Nó sẽ tạo ra những tình huống tiêu cực trong cuộc sống của bạn nhằm có thể tìm ra nguồn ngăng lượng dinh dưỡng cho nó. Nó muốn có thể nhiều đau khổ hơn, dưới bất cứ hình thức nào cũng được. Tôi đã miêu tả tiến trình này ở một chương trước. Nó có thể ác liệt và hủy hoại. Nó chính là đau khổ thuần túy, đau khổ trong quá khứ – và nó không phải là bạn.

Con số nữ giới hiện nay đang tiến đến trạng thái tỏ ngộ hoàn toàn đã vượt quá số nam giới, và trong những năm sắp tới con số này gia tăng càng nhanh chóng hơn nữa. Cuối cùng thì nam giới có lẽ sẽ bắt kịp họ, nhưng sự chênh lệch này sẽ kéo dài khá lâu. Nữ giới đang giành lại chức năng vốn thuộc quyền thừa kế của họ, và do đó thuộc về họ một cách tự nhiên hơn là thuộc về nam giới: làm chiếc cầu nối giữa thế giới thị hiện và cõi Bất thị hiện, giữa vật chất và tinh thần. Nhiệm vụ chính của nữ giới hiện nay là chuyển hóa cái quầng chứa nhóm đau khổ để cho nó không còn xen vào giữa bạn và bản ngã đích thực của bạn, cái tinh hoa trong con người bạn. Dĩ nhiên, bạn cũng phải giải quyết một chướng ngại tỏ ngộ khác, vốn là não trạng không ngừng tư duy của mình, nhung sự hiện trú mạnh mẽ phát sinh ở bạn khi giải quyết cái quầng đau khổ cũng sẽ giải thoát bạn khỏi bị đồng hóa với tâm trí.

Việc đầu tiên phải ghi nhớ là: Bao lâu bạn vẫn còn tạo ra một nhân cách cho bản thân mình từ đau khổ, bấy lâu bạn vẫn không thể thoát ra khỏi nó được. Bao lâu một phần trong cảm nhận về cái tôi của bạn còn được đầu tư vào sự đau khổ về tình cảm, bấy lâu bạn sẽ vẫn còn mê muội phản kháng hay phá hoại mọi nỗ lực nhằm hàn gắp đau khổ của bạn. Tại sao? Thật đơn giản, bởi vì bạn muốn giữ nguyên vẹn cái tôi ảo tưởng của mình, và đau khổ vốn đã trở thành một bộ phận cốt yếu của cái tôi ấy. Đây là một tiến trình bất thức, và cách duy nhất để vượt qua nó chính là tỏ ngộ nó.

Đột nhiên nhận thấy bạn đang hay đã gắn bó với đau khổ của mình có thể là một nhận thức khiến cho bạn thật sự sửng sốt. Ngay khi nhận ra điều này, bạn đã phá vỡ sự ràng buộc ấy. Các quầng chứa nhóm đau khổ chính là trường năng lượng, gần giống như một thực thể, vốn tạm thời kết tụ trong khoảng không gian nội tại của bạn. Nó là luồng sinh lực bị ngưng trệ, luồng năng lượng không còn luân lưu tự do nữa. Dĩ nhiên, cái quầng đau khổ hiện hữu ở đó do một số sự việc xảy ra trong quá khứ. Nó chính là quá khứ sống động bên trong bạn, và nếu bạn đồng hóa với nò, bạn đồng hòa với quá khứ. Sự cố chấp vai trò nạn nhân chính là niềm tin cho rằng quá khứ tác động mạnh hơn hiện tại, vốn đi ngược lại sự thật. Nó là niềm tin cho rằng những người khác và những gì họ đã làm cho bạn phải chịu trách nhiệm đối với con người bạn hiện nay, đối với nỗi đau tình cảm của bạn, hay đối với việc bạn không thể là cái tôi đích thực của bạn. Sự thật là sức mạnh duy nhất hiện hữu được chứa đựng bên trong khoảnh khắc hiện tại: Đó là sức mạnh hiện trú của bạn. Một khi biết rõ điều đó, bạn cũng nhận ra rằng chính bạn phải chịu trách nhiệm đối với khoảng không gian nội tại của bạn vào lúc này – chứ không phải ai khác – và rằng quá khứ không thể đánh bại được sức mạnh của cái Bây giờ.

-ooOoo-

Cho nên sự đồng hóa ngăn cản bạn giải quyết cái quầng chứa nhóm đau khổ. Một số phụ nữ vốn đã tỏ ngộ đủ để giũ bỏ sự cố chấp vai trò nạn nhân của họ ở bình diện cá nhân, nhưng vẫn còn bám víu vào sự cố chấp vai trò nạn nhân tập thể: “những điều nam giới họ đã làm với nữ giới”. Họ đúng – và họ cũng sai lầm. Họ đúng bởi vì cái quầng đau khổ tạp thể của nữ giới phần lớn do bạo hành mà nam giới đã gây ra cho họ và do sự ngăn chặn không chịu thực thi nguyên tắc nữ quyền trên khắp hành tinh này trong hơn mất thiên niên kỷ qua. Họ sai lầm nếu như từ sự kiện này họ hình hành cảm nhận về cái tôi và do đó cầm tù bản thân vào cái định kiến cố chấp vai trò nạn nhân tập thể này. Nếu phụ nữ vẫn còn khư khư bám lấy sự giận dữ, phẫn nộ, hay lên án, người ấy sẽ bám chặt vào cái quầng đau khổ của mình. Tình hình này có thể đam lại cho người phụ nữ cảm nhận điều chịu về định kiến đoàn kết với các phụ nữ khác, nhưng nó lại giam cầm cô ta trong vòng cương tỏa của quá khứ, và ngăn chặn không cho cô ta tiếp cận với cái tinh hoa và sức mạnh đích thực của mình. Nếu nữ giới tách biệt khỏi nam giới, tình hình này sẽ thúc đẩy cảm giác phân biệt và do đó răng cường tự ngã hư ngụy của mình. Và tự ngã này càng mạnh mẽ, thì bạn càng cách xa bản tính đích thực của mình.

Vì vậy, đừng dùng cái quầng đau khổ để đem lại cho bạn định kiến về nhân thân của mình. Thay vì thế, hãy dùng nó để giác ngộ. Hãy chuyển hóa nó thành ý thức tỏ ngộ. Một trong các thời điểm thuậ n lợi nhất cho việc này chính là kỳ hành kinh. Tôi tin rằng trong những năm sắp tới nhiều phụ nữ sẽ tiến đến trạng thái tỏ ngộ hoàn toàn vào thời điểm ấy. Thông thường, nó là thời điểm vô minh đối vối nhiều phụ nữ, khi họ bị chế ngự bởi cái quầng chứa nhóm đau khổ tập thể của nữ giới. Tuy nhiên, một khi đại đến mức độ ý thức tỏ ngộ nhất định, bạn có thể đảo ngược tiến trình này; vì vậy, thay vì trở nên vô minh mê muội hơn, bạn càng tỏ ngộ hơn nữa. Tôi đã miêu tả tiến trình căn bản này, nhưng xin nhắc sơ lược lại ở đây, lần này đặc biệt đề cập đến cái quầng chứa nhóm đau khổ tập thể của nữ giới.

Vào dịp kỳ hành kinh đang đến gần, trước khi cảm nhận được các dấu hiệu đầu tiên của cái thường được gọi là căng thẳng tiền kinh nguyệt, vốn là sự trỗi dậy của cái quầng chứ nhóm đau khổ tập thể của nữ giới, bạn hãy cảnh giác và lưu trú ở cơ thể mình thật triệt để. Đến khi dấu hiện đầu tiên xuất hiện, bạn càng cần phải thật cảnh giác hơn để “tóm lấy” nó trước khi nó chế ngự bạn. Dấu hiện đầu tiên ấy có thể là cơn cáu kỉnh đột ngột và dữ dội hay là cơn giận dữ kịch liệt, hay có thể là một triệu chứng thuần túy ở thể xác chẳng hạn. Dù nó là gì đi nữa, bạn hãy tóm lấy nó trước khi nó chiếm lĩnh tâm trí hay thao túng hành vi của bạn. Hành động này đơn giản có nghĩa là tập trung chú ý vào dấu hiệu đó. Nếu nó là một xúc cảm, bạn hãy cảm nhận luồng năng lượng mạnh mẽ ẩn đằng sau nó. Nên biết rằng luồng năng lượng ấy chính là cái quầng chứa nhóm đau khổ của bạn. Cùng lúc đó, hãy là cái tri kiến ấy, tức là hãy nhận biết sự hiện trú tỉnh thức của bạn và cảm nhận sức mạnh của nó. Bất kỳ xúc cảm nào gặp phải sự hiện trú của bạn cũng sẽ nhanh chóng lắng dịu đi và được chuyển hóa. Nếu nó là một triệu chứng thề xác thuần túy, thì sự chú ý mà bạn tập trung vào nó sẽ ngăn cản không cho nó biến thành một xúc cảm hay một ý nghĩ. Sau đó, hãy tiếp tục đề cao cảnh giác để chờ đợi dấu hiệu kế tiếp của cái quầng đau khổ. Khi nó xuất hiện, hãy tóm lấy nó lần nữa theo cùng cách thức như trước.

Sau này, khi cái quầng đau khổ đã trỗi dậy hoàn toàn khỏi tình trạng ngủ vùi của nó, bạn có thể sẽ trải nghiệm sự hỗn loạn đáng kể trong khoảng không gian nội tại của mình trong một thời gian, có lẽ kéo dài đến vài ngày. Cho dù sự hỗn loạn này xuất hiện dưới hình thức nào đi nữa, bạn hãy cứ giữ vững sự hiện trú. Tập trung toàn bộ chú ý để quan sát cơn hỗn loạn đang diễn ra bên trong bạn. Biết rõ nó hiện diện ở đó. Giữ vững cái tri kiến ấy đừng để cho nó nhạt nhòa đi, và hãy là cái tri kiến này. Hãy ghi nhớ. Đừng để cho cái quầng đau khổ lợi dụng tâm trí bạn và chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Hãy quan sát nó. Hãy cảm nhận nguồn năng lượng của nó một cách trực tiếp bên trong cơ thể nạn. Như bạn đã biết, tập trung toàn bộ chú ý có nghĩa là chấp nhận hoàn toàn.

Nhờ tập trung chú ý lâu dài vào cái quầng đau khổ và do đó chấp nhận nó, sự chuyển hóa sẽ diễn ra. Cái quầng này chuyển hóa thành ý thức tỏ ngộ rực sáng, giống như miếng gỗ được đặt vào bên trong hay gần đống lửa, chính miếng gỗ này bốc cháy thành ngọn lửa. Lúc ấy, kỳ kinh nguyệt sẽ trở thành không chỉ là một dấu hiệu đáng vui mừng của nữ tính, mà còn là thời điểm chuyển hóa thiêng liêng khi bạn sản sinh ra một ý thức tỏ ngộ mới mẻ. Bản tính đích thực của bạn lúc đó sẽ rực sáng lên, cả trong khía cạnh nữ tính của nó dưới dạng Bản thể hiện tiền linh thiêng giúp bạn vượt lên trên sự phân biệt đối đã giữa nam và nữ.

Nếu người bạn đời nam giới đủ tỏ ngộ, anh ta có thể giúp bạn thực hành như tôi vừa miêu tả bằng cách giữ vững tần số hiện trú toàn triệt, nhất là vào thời điểm này. Nếu anh ta vẫn luôn hiện trú bất ký lúc nào bạn lại bất thức rơi vào tình trạng đồng hóa với cái quầng đau khổ, vốn có thể và sẽ xảy ra ngay bước đầu thực hành của bạn, bạn sẽ có thể nhanh chóng tái hội diện với anh ta trong trạng thái hiện trú ấy. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào cái quầng đau khổ tạm thời chiếm lĩnh bạn, bất kể trong các kỳ kinh nguyệt hay vào những lúc khác, người bạn đời nam giới cũng sẽ không nhầm nó với con người của bạn. Cho dù cái quầng đau khổ ấy có tấn công anh ta đi nữa, sự việc có lẽ sẽ xảy ra như thế, anh ta vẫn sẽ không phản ứng với nó như thể nó chính là “bạn” vậy, sẽ không thu người lại, hay dựng ra một hàng rào phòng thủ nào đó. Anh ta sẽ giữ vững khoảng không gian hiện trú toàn triệt, và không cần phải làm bất cứ việc gì khác để thúc đẩy chuyển hóa. Vào những lúc khác, bạn có thể làm điều tương tự cho anh ta, hay giúp đỡ anh ta giải thoát ý thức khỏi sự khống chế của tâm trí bằng cách khiến cho anh ta tập trung chú ý vào cái Bây giờ và ở đây bất cứ lúc nào anh ta bị đồng hóa với sự suy nghĩ của mình.

Bằng cách này, một trường năng lượng thường trực có tần số cao và thuần túy sẽ nảy sinh giữa hai người. Không ảo tưởng, không đau khổ, không xung đột, không thứ gì không phải thuộc về con người bạn, và không thứ gì không phải là tình yêu có thể tồn tại được trong đó. Tình hình này biểu trưng cho sự hoàn tất mục đích thiêng liêng vượt ra khỏi phạm vi cá nhân trong mối quan hệ của bạn. Nó trở thành một cơn lốc ý thức tỏ ngộ sẽ lôi kéo nhiều người khác tham dự vào.

Từ bỏ mối quan hệ với chính mình

Khi đã hoàn toàn tỏ ngộ, phải chăng người ta vẫn còn cần đến một mối quan hệ nào đó? Liệu người nam vẫn còn bị người nữ lôi cuốn không? Liệu người nữ vẫn còn cảm thấy mình bất toàn nếu không có người nam không?

Dù có tỏ ngộ hay không, bạn vẫn là đàn ông hay đàn bà, cho nên ở bình diện hình tướng bạn vẫn không toàn vẹn. Bạn chỉ là phân nửa cái toàn vẹn. Sự bất toàn này được cảm nhận như tính thu hút giữa nam và nữ, sự lôi kéo về phí đối cực năng lượng, bất kể bạn tỏ ngộ đến mức độ nào đi nữa. Nhưng trong trạng thái cộng thông nội tại, bạn cảm thấy lực kéo này chỉ ở đâu đó trên bề mặt hay ở ngoài rìa cuộc sống của mình. Mọi thứ xảy ra cho bạn trong trạng thái đó đều được cảm nhận phần nào giống như thế. Toàn thể thế gian giống như các đợt sóng lăn tăn trên bề mặt đại dương bao la và sâu thẳm. Bạn là đại dương đó, và dĩ nhiên cũng đồng thời là ngọn sóng, nhưng là ngọn sóng đã nhận ra được bản thể đích thực của nó chính là đại dương; và khi so về sự bao la và sâu thẳm, thì thế giới nhỏ hẹp của những ngọn sóng chẳng quan trọng chút nào.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không quan hệ sâu sắc với người khác hay với người bạn đời. Thực ra bạn chỉ có thể tương quan sâu sắc khi nào bạn tỏ ngộ Bản thể hiện tiền. Xuất phát từ Bản thể hiện tiền, bạn có thể nhìn thấu suốt qua bức màn hình tướng. Trong Bản thể hiện tiền, nam và nữ là một, không có sự phân biệt. Hình tướng của bạn có thể tiếp tục có một số nhu cầu, nhưng Bản thể hiện tiền không hề có nhu cầu nào cả. Nó vốn đã toàn vẹn và là cái toàn thể rồi. Nếu những nhu cầu ấy được đáp ứng thì cũng tốt, nhưng dù có được thỏa mãn hay không cũng chẳng khác biệt gì đối với trạng thái nội tại sâu thẳm của bạn. Vì vậy, đối với người đã giác ngộ, bên ngoài họ có thể có cảm giác thiếu thốn hay bất toàn khi nhu cầu nam nữ không được đáp ứng, nhưng đồng thời bên trong họ vẫn cảm thấy hoàn toàn trọn vẹn, mãn túc, thanh thản, và an bình.

Trong cuộc tìm cầu giác ngộ, liệu tình trạng tính dục đồng giới là lợi điểm hay chướng ngại? Chẳng phải tình trạng này khác biệt với bình thường sao?

Khi bạn đến tuổi trưởng thành, tình trạng không xác định về giới tính của bạn được tiếp nối bằng nhận thức rằng mình “khác biệt” với người khác có thể buộc bạn phải giải trừ sự đồng hóa với các khuôn mẫu suy nghĩ và hành vi vốn đã được qui định bởi xã hội. Tình hình này sẽ tự động nâng trình độ ý thức của bạn lên cao hơn đại đa số người vẫn còn bị cầm tù trong vòng mê muội, mà các thành viên của nó đều tuyệt nhiên không nghi ngờ gì cứ việc thừa hưởng tất cả các khuôn mẫu ấy. Về phương diện đó, tình trạng đồng tính có thể có lợi cho bạn. Trong chừng mực nhất định, ai đó phải đứng ngoài cuộc do “bất đồng” với người khác hay bị họ tẩy chay vì bất cứ lý do nào, thì cuộc sống quả là khó khăn; nhưng nó cũng đặt bạn vào hoàn cảnh ưu thế về mặt tìm cầu giác ngộ. Nó hầu như cưỡng bách bạn phải làm mọi cách để thoát ra khỏi trạng thái ý thức vô minh.

Ngược lại, nếu lúc đó bạn xây dựng cảm nhận về tự ngã hư ngụy căn cứ vào tình trạng đồng tính của mình, thì hóa ra bạn trốn thoát một chiếc bẫy chỉ để rơi vào một chiếc bẫy khác mà thôi. Bạn sẽ đóng các vai diễn và tham dự các trò chơi định sẵn bởi hình ảnh tâm trí bạn có được về chính mình là người đồng tính. Bạn sẽ trở nên vô minh. Bạn sẽ trở nên phi thực. Bên dưới chiếc mặt nạ tự ngã hư ngụy, bạn sẽ vô cùng bất hạnh. Nếu tình hình này xảy ra cho bạn, thì sự đồng tính sẽ là chướng ngại lớn lao. Nhưng dĩ nhiên bạn luôn có một cơ may khác. Sự bất hạnh cùng cực có thể là nhân tố thức tỉnh thật tuyệt vời.

Chẳng phải quả thực bạn cần phải có một mối quan hệ tốt với chính mình và yêu thương bản thân mình, rồi mới có thể có được mối quan hệ thỏa nguyện với người khác sao?

Nếu bạn không cảm thấy dễ chịu khi sống độc thân, bạn sẽ tìm kiếm một mối quan hệ để che đậy sự khó chịu. Nhưng chắc chắn rằng sự ray rứt sẽ xuất hiện trở lại trong mối quan hệ ấy dưới một hình tướng nào đó, và có lẽ bạn sẽ lại đổ thừa trách nhiệm ấy cho người bạn đời của mình.

Điều thực sự cần thiết là chấp nhận hoàn toàn khoảnh khắc này. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu với cái Bây giờ và ngay ở đây, cảm thấy dễ chịu với chính mình.

Nhưng bạn có cần đến mối quan hệ với chính mình không?

Tại sao bạn không là chính mình? khi bạn có quan hệ với chính bản thân mình, có nghĩa là bạn đã tách mình ra làm hai: “Tôi” và “chính tôi”, chủ thể và đối tượng. sự lưỡng phân do tâm trí tạo ra đó là nguyên nhân căn của tất cả mọi điều phức tạp không cần thiết, của tất cả mọi rắc rối và xung đột trong cuộc sống của bạn. Trong trạng thái tỏ ngộ, bạn là chính mình – “bạn” và “chính mình” hòa làm một. Bạn không còn phán xét mình nữa, bạn không thấy thương hại mình nữa, bạn không hãnh diện về mình nữa, và vân vân. Sự chia chẻ gây ra bởi ý thức tự phản chiếu đã được chữa lành, lời nguyền của nó đã được giải trừ. Chẳng có “cái tôi” nào để bạn phải bảo vệ, phòng thủ, hay tiếp tục nuôi dưỡng thêm. Khi bạn tỏ ngộ, có một mối quan hệ duy nhất mà bạn không còn nữa: đó là quan hệ với chính bạn. Một khi đã giũ bỏ được mối quan hệ đó, tất cả những mối quan hệ khác đều là quan hệ tình yêu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]