Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Khái niệm Bồ-tát

08/04/201115:23(Xem: 9049)
2. Khái niệm Bồ-tát

BỒ TÁT VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA

Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

KHÁI NIỆM BỒ TÁT

Khi nào, tại sao và thế nào khái niệm Bồ-tát (菩 薩) bắt nguồn tại Ấn Độ và tồn tại trong chuỗi lịch sử lâu dài của Phật giáo. Đây là những vấn đề đang được quan tâm trong giới Phật giáo trên khắp thế giới. Khái niệm Bồ-tát đều có xuất hiện trong kinh tạng Nguyên-thủy38(杷 厘 經 藏) lẫn Đại-thừa (大 乘 經 典) nên dễ dàng đưa đến sự khẳng định rằng lý tưởng Bồ-tát sau này gắn liền với lý tưởng Bồ-tát trong Phật giáo Nguyên-thủy (源 始 佛 教). Khái niệm Bồ-tát dường như không có xa lạ với truyền thống Nguyên-thủy, mặc dù từ thế kỷ thứ V tây lịch ngược lại thời điểm của Nikaya, phạm vi phát triển dần dần thu hẹp lại.

Câu trả lời chính xác cho vấn đề liệu kinh điển thời kỳ đầu (Tiểu-thừa)39có vay mượn ý tưởng đó từ Đại-thừa hay không là tùy thuộc vào việc nghiên cứu các nguồn tài liệu Phật giáo cổ điển. Mặc dù có nhiều trường phái khác nhau nhưng đều căn cứ vào lời dạy căn bản của Đức Phật và không vượt ra khỏi truyền thống chung.40

Sự phát triển lý tưởng Bồ-tát (菩 薩 理 想) thật sự là biểu trưng đặc thù của trường phái Đại-thừa (truyền thống Phật giáo Phát triển). Dường như các nhà Nguyên-thủy thừa kế lý tưởng bồ tát này từ truyền thống trùng tụng cổ xưa nhất hơn là vay mượn nó từ trường phái khác. Cũng như vậy, ông E.J. Thomas41có ý kiến rằng không có trường phái Phật giáo nào cho là có người đầu tiên khởi xướng lý tưởng Bồ-tát, cũng không có bất kỳ nguồn thông tin chính xác nào có thể xác nhận các trường phái khác vay mượn khái niệm Bồ-tát.

Khái niệm Bồ-tát trong Đại-thừa là một hệ luận sâu sắc trong giới nghiên cứu Phật giáo. Phật tử thuộc Phật giáo Nguyên-thủy tin rằng duy nhất có Đức Phật Cồ-Đàm mà những kiếp trước của ngài là một Bồ-tát. Như kinh Bổn sanh dạy Bồ-tát được tính từ kiếp khởi đầu khi ngài là một bà-la-môn Tịnh Huệ (Sumedha) cho đến kiếp cuối cùng của ngài trên cung trời Đâu suất (trước khi ngài giáng xuống trần). Là một vị Bồ-tát, ngài đã sống một đời như một người bình thường luôn làm điều tốt và tránh điều xấu. Trong nhiều kiếp, ngài đã hy sinh kể cả thân mạng để thực hành trọn vẹn sáu hạnh ba-la-mật (theo Đại-thừa) hoặc mười ba-la-mật (波 羅 密)(theo Nguyên-thuỷ / Tiểu-thừa).

Theo kinh Thuyết Xuất-thế-bộ của Đại-chúng bộ (Mahāsānghika Lokottaravādis) dạy rằng trong kiếp cuối cùng Bồ-tát là Thái tử Sĩ-đạt-đa, ngài đã không có thụ thai trong bụng mẹ và thật sự không sanh ra như những chúng sanh bình thường. Tuy ngài thị hiện như một con người bình thường, vẫn sống đời sống có gia đình nhưng lại nỗ lực truy tìm con đường thoát khổ.42

Phật giáo Đại-thừa tin rằng họ đã phát triển phong phú khái niệm Bồ-tát của Phật giáo Nguyên-thủy. Họ đã chứng minh rằng trong thế giới con người có những Bồ-tát phát bồ đề tâm, tu tập các hạnh nguyện ba-la-mật như vậy và sẽ trở thành Phật. Sự phát bồ đề tâm đòi hỏi bồ tát phải hy sinh bản thân trong nhiều đời và khi nào chúng sanh giải thoát hết thì mới đến ngài giải thoát. Bởi vì nếu chỉ giải thoát cho riêng mình trước người khác thì ý nghĩa của bồ đề tâm sẽ không được phát triển đầy đủ.

Theo các nhà Đại-thừa, Bồ-tát nhiều vô số như số cát sông Hằng không thể đếm hết được. Thật ra, về bản thể mỗi chúng sanh là một vị Bồ-tát, bởi mỗi con người đều có tiềm năng, chủng tử, bản chất để trở thành Bồ-tát trong đời sống này và nhiều đời kế tiếp. Có nhiều tướng mạo cụ thể và đức hạnh riêng biệt được gán cho một số các Bồ-tát. Trong kinh điển Đại-thừa ban sơ nhấn mạnh về phẩm hạnh của Bồ-tát hơn là hình tướng. Trong khi các kinh điển Đại-thừa về sau thì ngược lại. Trong kinh Pháp hoa, kinh Đại-thừa Trang nghiêm Bảo vương (Kāraṇḍavyūha)và nhiều kinh khác… đã mô tả nhiều về đức hạnh và năng lực của các vị Bồ-tát lập nguyện tiếp độ chúng sanh; còn một chúng sanh nào chưa giải thoát thì các ngài chưa thành Phật. Hoặc nói một cách khác, về mặt siêu hình, tâm của các ngài đã vượt khỏi vòng đối đãi hai bên giữa công đức và không công đức; nên sự thực hiện tu tập từ bi chỉ là phương tiện để cứu khổ chúng sanh.

Theo dòng thời gian, các vị Bồ-tát được gán cho nhiều hình tướng và nhiều biểu tượng đáp ứng mục đích tín ngưỡng thờ phượng với những nghi thức tôn giáo chi tiết và nhiều khái niệm huyền thoại để thêu dệt các hình tượng Bồ-tát nhiều thân giống như các thần và nữ thần của bà-la-môn giáo. Vì vậy, dường như rằng học thuyết Bồ-tát đã được du nhập và làm mạnh yếu tố của Bhakti (tín tâm, 信 心) trong Phật giáo.43

Với khái niệm Bồ-tát này, các nhà Đại-thừa đã thêm chi tiết hạnh nghiệp của Bồ-tát, trong đó nhấn mạnh không chỉ thực hiện đầy đủ các ba-la-mật mà còn tu tập nhiều phương pháp thiền định hướng đến giác ngộ pháp-không (法空) hoặc chân như (真 如). Và điều này rõ rằng đã trở thành phương pháp tu tập của các Bồ-tát.

Khó mà xác định giai đoạn nào khái niệm Bồ-tát được xuất hiện. Muốn rõ điều này chúng ta phải xác định thời gian hình thành kinh Bổn sanh (trong Pali và Sanskrit) và Kinh Thí dụ (Avadāna, tiếng Phạn pha trộn) trong đó tường thuật những kiếp trước của Đức Phật như là vị Bồ-tát. Ở đây có thể nói thêm rằng khái niệm Bồ-tát có thể xuất hiện vào khoảng thời gian sau khi kinh Bổn sanh ra đời. Rồi theo dòng thời gian tiến triển, các nhà Đại-thừa đã chuyển khái niệm Bồ-tát này thành một thừa riêng biệt được biết là Bồ-tát thừa (菩 薩 乘). Thật ra, Bồ-tát là một thuật từ đã được giải thích, diễn dịch và định nghĩa rộng rãi. Từ đó, từ nguyên của từ Bồ-tát đã gây ra nhiều tranh luận và sự ứng dụng của khái niệm này cũng trở nên rất đa dạng. Điều này có thể được xem như một hiện tượng nổi bật của bước ngoặt lịch sử trong đó ý nghĩa và giá trị của từ Bồ-tát đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể trong tiến trình phát triển giáo lý và tiến hóa lịch sử.

Thế nên trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa chuyên môn thuật từ của Bồ-tát.

Định nghĩa từ Bồ-Tát

Như chúng ta biết khái niệm Bồ-tát là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong cả hai truyền thống Phật giáo Nguyên-thuỷ và Đại-thừa. Theo từ nguyên học, từ ‘Bồ-tát’ (Boddhisatta) xuất phát từ từ gốc ‘budh’ nghĩa là tỉnh thức. Danh từ ‘bodhi’ (giác) có ba nghĩa: (i) tri (ii) giác và (iii) trí tuệ của Đức Phật.44

Trong Tăng chi bộ kinh từ bodhi có nghĩa là tri, giác, bất ưng hành pháp (Aparihānīyā Dhammāvà niết bàn ()Nibbāna).45

Thượng-tọa-bộ cho rằng khi ‘bodhi’ (giác) kết hợp với ‘satta’, thì bodhi nghĩa là trí tuệ của bậc thanh tịnh đã vượt qua tất cả phiền não.46

Theo từ nguyên học, ‘Buddhi’ là kết hợp với từ ‘Bodhi’ như thường thấy trong những hệ thống triết lý Bà-la-môn giáo. Trong triết lý Số Luận Du già phái (Sāṅkhya-yoga), ‘buddhi’ mang ý nghĩa tâm lý học, là kết quả đầu tiên của sự tiến triển tự tánh (Prakṛti).47

Vì vậy, từ ‘bodhi’ là đưa đến niết bàn và niết bàn là sự an lạc tối hậu.

Theo Bách-khoa Toàn-thư Phật-học,48từ nguyên học của từ này được chia làm hai phần bodhi sattva: bodhi là từ gốc của budh nghĩa là thức tỉnh hoặc giác và sattva rút từ ‘sant’ là phân từ hiện tại của gốc ‘as’ có nghĩa là một hữu tình hoặc nghĩa đen là ‘một chúng sanh’. Như vậy, bodhisattva nghĩa là hữu tình giác, một người đi tìm cầu giác ngộ hay một vị Phật sẽ thành. Và từ Pāli bodhisatta được rút từ bodhi satta (Sanskrit: Sakta xuất phát từ sañj) là một hữu tình tìm cầu giác ngộ.

Theo Bách-khoa Toàn-thư của Tôn-giáo và Đạo-đức học,49Bodhisattva thường được dịch là ‘chúng sanh có trí tuệ hoàn hảo’ (sattva: bản chất, nhất thể, như svabhāva là thực thể). Có thể rằng đây là nghĩa chính của từ này, tuy nhiên, về mặt lịch sử, thật ra Bồ-tát là ‘một chúng sanh đang trên đường đạt giác ngộ’, nghĩa là một vị Phật tương lai như Monier Williams đã nói trong tự điển Sanksrit-English.

Từ satta (Sanskrit là sattva: tình), rút từ sat+tva thường có ba nghĩa (i) hữu tình, chúng sanh và người có lý trí (ii) linh hồn và (iii) bản chất.50

Har Dayal trong tác phẩm nổi tiếng ‘The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanksrit Literature’ (Học thuyết Bồ-tát trong Văn học Phật giáo tiếng Phạn)51đã đồng ý rằng bodhi nghĩa là ‘giác’ và đã bàn rộng nghĩa sattva theo từ nguyên học52đã đưa ra nhiều cách khác nhau của nhiều từ điển và học giả để chọn ra ý nghĩa gần nhất của từ sattva trong hợp từ bodhivattva.

Sau khi khảo sát những quan điểm có căn cứ chính xác của nhiều nhà học giả, Har Dayal cho rằng: "Cách tốt nhất là luôn luôn tham khảo từ Pāli không coi trọng nhiều sự dịch thuật của những nhà triết học hoặc những nhà tự điển học sau này". Và ông đi đến kết luận rằng "sattva" nghĩa là ‘bất cứ chúng sanh hoặc hữu tình nào’ (như tự điển Sanskrit của M.W) "ein lebendes Wesen" (Skt. Dicy. Pbg). Từ Pāli satta có lẽ là ‘một chúng sanh, con người, sinh vật có tình thức (Pāli. Dicy. S.v). Hầu hết các học giả hiện đại chấp nhận sự dịch này."53Har Dayal đã chú giải đúng từ ‘satta’ trong ngữ cảnh này mà không biểu thị chỉ là một con người bình thường. Har Dayal cũng chứng tỏ thêm rằng rõ ràng liên quan đến từ Vedic, satvan’ nghĩa là ‘kelegar’ ‘một thành viên, anh hùng, người can đãm và mạnh mẽ’.54

Trong Thanh-tịnh đạo-luận (Visuddhimagga) (IX 53) cho rằng Satta: "Chúng sanh (Satta): những người nắm giữ (Satta), chấp thủ (Visatta) do khát ái kết tụ với thể chất tạo ra, do đó họ là chúng hữu tình (Satta).

Đức Phật đã dạy điều này như sau:

"Này Rādha, bất cứ tham ái nào đối với sắc, bất cứ tham dục nào đối với sắc, bất cứ hỉ lạc nào đối với sắc, bất cứ khát ái nào đối với sắc, nắm giữ (Satta), chấp chặt (Visatta) nó, đó là một chúng sanh (Satta)."55

Từ ‘Sat’ xuất hiện trong triết lý Veda có nghĩa là: (i) thế giới xuất hiện hoặc (ii) bản chất thật hiện hữu của Ngã (Ātman).56Trong Triết Số-luận Du già (Sāṅkhya –Yoga), từ ‘Sattva’ biểu thị yếu tố tự tánh (Prakṛti) có bản chất của sự an lạc, khinh an và sáng suốt.57

Từ ‘Bodhisattva’ (Bodhi+sattva) nói chung là một chúng sanh giác ngộ, chúng sanh hướng đến đạt sự giác ngộ hoàn toàn hoặc Phật quả.58Trong lời chú thích của Trường-bộ-kinh59đã định nghĩa từ này như sau: "Bodhisatto ti paṇḍitasatto bujjhanasatto; bodhi-saṁkhātesu vā catūsu maggesu āsatto laggamānaso ti bodhisatto." Nghĩa đen của từ Bồ-tát là (i) người có trí, hoặc (ii) người quyết định hoặc nắm giữ bốn con đường đưa đến giác ngộ.60

Theo Thượng-toạ-bộ định nghĩa Bodhisattva là một người chắc chắn sẽ trở thành Phật. Vị ấy là bậc sáng suốt được người có trí bảo vệ và ủng hộ.61Trong luận Bát-nhã Ba-la-mật (Prajñā-pāramitā Śāstra) của ngài Long thọ (Nāgārjuna) cũng giải thích giống vậy.62

Trong Bồ-đề Hạnh kinh luận (Bodhicaryāvatāra Pañjikā) và Ācārya Prajñākaramati63dạy rằng: Tatra (bodhau) Sattvaṁ abhiprāyo’syeti bodhisattvaḥ.64Tương tự trong Nhất-bách-thiên-tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Śatasāhasrikā Prajñāpāramitā)65cũng nói rằng: "bodhau sattvam abhiprāyo yeṣāṁ te bodhisattvāḥ"66tức Bồ-tát là một vị mà tâm, ý nguyện, tư tưởng hoặc ước mơ hướng đến giác ngộ.

Trong Bát-thiên-tụng Bát-nhã Ba-la-mật (Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā) viết rằng: ‘Không có nghĩa nào thật cho từ Bồ-tát, bởi vì Bồ-tát tu tập không chấp thủ đối với tất cả các pháp. Vì Bồ-tát là bậc đã thức tỉnh không tham đắm, đã hiểu tất cả các pháp và giác ngộ là mục đích của Bồ-tát’.67

T.R.V. Murti quán sát Bodhisattva cho rằng không ngoài nghĩa người lương thiện, đạo đức và là cội nguồn tất cả điều lành cho thế gian.68Charls Elliot nói rằng Bồ-tát là bậc trí tuệ.69H. Kern đồng ý Bodhisattva là một chúng sanh giác ngộ.70

Tóm lại, từ nguyên học Bồ-tát (菩 薩) nghĩa là một chúng sanh giác ngộ (覺 有 情) một vị Phật sẽ thành hoặc một người khát ngưỡng đạt giác ngộ".

Và từ này biểu thị bất cứ ai tìm cầu giác ngộ (菩 偍) bao gồm chư Phật (諸 佛), Bích-chi Phật (緣 覺)và những đệ tử của Đức Phật hay nói chung là thường dùng để chỉ những người khát ngưỡng trở thành Đức Phật. Trong tập sách này, chúng ta có thể hiểu từ Bồ-tát như một người bình thường, vị anh hùng với chính nghiệp lực của mình trong đời sống này như tất cả người khác, nhưng với lòng quyết tâm và nỗ lực tu tập phương pháp thực tiễn do Đức Phật Cồ-đàm khám phá và hướng dẫn, đã vượt qua những nghiệp xấu và đau khổ để đạt giải thoát an lạc. Ngay cả sau này khái niệm Bồ-tát được phát triển trong kinh điển Đại-thừa, Bồ-tát trở thành một người tìm cầu ‘chánh đẳng chánh giác’(Samsak-sambodhi, 正 等 覺) Anuttara-Samsak-sambodh (阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 提, 無 上 正 等 覺),71vì lợi ích của tất cả chúng sanh mà ngài tu tập các Ba-la-mật (pāramitās, 波 羅 密) thời gian và sự đau khổ đối với Bồ-tát không quan trọng, mục đích chính của ngài là đem hết tâm lực, ý chí kiên cường tu tập vì lợi ích cho chúng sanh mà tìm cầu giác ngộ và thực hiện các ba-la-mật giúp tất cả chúng sanh đạt giác ngộ viên mãn. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ một sự thật rằng Bồ-tát trong kinh điển Đại-thừa là những biểu tượng của những đức hạnh kết tinh từ Đức Phật lịch sử, hoặc là sự mô tả thật về các thánh nhân ở các hành tinh khác. Bồ tát là biểu tượng của những đức hạnh kết tinh từ Đức Phật lịch sử được thánh hoá như những bậc thánh nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng và bối cảnh đa thần của xã hội Ấn độ lúc bấy giờ.

Ý nghĩa của thuật từ các bậc Thánh khác

Để hiểu Bồ-tát rõ hơn, chúng ta cũng cần phải phân biệt những thuật từ khác trong Phật giáo cũng biểu thị ý nghĩa các bậc thánh như chư thiên (諸 天), A-la-hán (阿 羅 漢), Thanh-văn (聲 聞), bậc Bích-chi Phật (辟 支 佛) và Đức Phật (佛 陀).

1. Chư thiên

Khái niệm chư thiên (諸 天) mặc dù có trình bày trong kinh Phật nhưng đây không phải là pháp thoại trung tâm, căn bản của tu tập. Phật giáo là hệ thống triết lý vô thần. Điều này có nghĩa là không chấp nhận Chúa trời hoặc Đấng sáng tạo ra con người và thế giới.

Trong kinh Aggañña của Trường bộ (Dīgha Nikāya)72đã trình bày khá rõ ràng thế giới tự nhiên và con người là không phải sản phẩm của bất kỳ mệnh lệnh sáng tạo của một vị Chúa trời nào, mà chúng đơn thuần là những kết quả của tiến trình tiến hoá.

Trong tự điển Pāli-Anh của Hội Pāli Text đã định nghĩa chư thiên theo truyền thống Phật giáo như sau:

"Theo từ nguyên học ‘devā’ xuất phát từ ý nghĩa chơi, vui; một vị trời, vị thiên thần thường số nhiều của devā là Gods (chư thiên). Khi tước vị này được gán cho bất cứ chúng sanh siêu việt nào thì được xem như là thuộc lãnh vực trên loài người… Chư thiên thường đơn giản biểu thị cho sự sáng chói, linh động, nét đẹp, điều thiện và ánh sáng và những thuộc tính này như đối ngược lại với những năng lực bóng tối của điều xấu và hủy diệt."73

Theo Phật giáo, khái niệm thế giới có nghĩa là thế giới của chư thiên và con người. Vì vậy, trong những kinh điển của hai hệ Nguyên-thuỷ (Pāli) và Đại-thừa (tiếng Phạn và Hoa) có nhiều thần và nữ thần được mô tả. Trong Đại Kinh Sư tử hống (Mahā Sihanādāthuộc Trung Bộ74)đã mô tả những cảnh giới khác nhau của sự hiện hữu nhiều loại chư thiên. Thọ mạng của chư thiên cũng tăng từ năm trăm năm trên cõi trời Tứ-đại-thiên vương (Cātummahārājika) hoặc mười sáu ngàn năm trên cõi Tha-hoá-tự-tại thiên (Paranimmitavasavatti) hoặc... lâu mau tùy theo phước đức gieo trồng của chư thiên. Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản (Mahāvastu)75và Thần-thông Du-hí kinh (Lalitavistara, trang 232) đã mô tả khá rõ ràng những tầng bậc khác nhau của chư thiên và thiên nữ. Chẳng hạn những nữ thần như Gauri, Laxmi, Durgā, Kāli, Sarasvati rất được tôn thờ trong thuyết đa thần của đạo Hindu. Điều này cũng ảnh hưởng đến các nhà Đại-thừa đã tạo ra những thiên nữ bằng cách thánh hoá các đối tượng của hiện tượng thiên nhiên, những ý tưởng trừu tượng và những đối thể khác. Tuy nhiên trong Phật giáo vị trí của chư thiên và thiên nữ không được coi trọng như các tôn giáo khác, bởi vì chư thiên như vậy được Đức Phật xem như là một trong những loại chúng sanh chưa giải thoát khỏi luật vô thường và vẫn còn bị chi phối bởi luật sống và chết, ngay cả mặc dù họ siêu nhiên hơn người trong lãnh vực năng lực, điều kiện sống và sự hưởng thụ an lạc ở cõi trời như Kinh Tăng chi dạy rằng:

"Này các tỳ-kheo, vào một thời, Sakka, vị chúa tể của chư thiên đang thuyết pháp ở tầng trời thứ ba mươi ba và nhân cơ hội đó đã thốt lên bài kệ rằng:

Vị ấy có thể giống như tôi nên giữ
Ngày mười bốn, mười lăm và cũng ngày tám
Theo làm lễ bố tát.

Nhưng, các tỳ-kheo, bài kệ này được xướng lên sai, không đúng. Vì cớ sao?

Này các tỳ-kheo, Sakka, vị chúa tể của chư thiên chưa từ bỏ được tham vọng, chưa từ bỏ được sân hận, chưa từ bỏ được si mê: trong khi vị tỳ-kheo là một bậc A-la-hán lậu hoặc đã cởi bỏ, những việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, các kiết sử đã đoạn tận, giải thoát hoàn toàn. Này các tỳ-kheo, với vị tỳ-kheo ấy lời nói này mới là thích đáng.

"Này các tỳ-kheo, vào một thời, Sakka, vị chúa tể của chư thiên… và nhân cơ hội đó đã thốt lên bài kệ rằng…

Nhưng, các tỳ-kheo, bài kệ này được xướng lên sai, không đúng. Vì cớ sao?

Này các tỳ-kheo, Sakka, vị chúa tể của chư thiên chưa giải thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Vị ấy chưa cởi bỏ được những thất vọng và nỗi đau khổ. Vị ấy chưa giải thoát khỏi tật bịnh. Ta tuyên bố như vậy. Trong khi tỳ-kheo là một vị A-la-hán… Vị tỳ-kheo là vị giải thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Vị ấy giải thoát khỏi khổ đau. Ta tuyên bố như vậy.76

(Bhūtapubbaṁ bhikkhave Sakko devānaṁ indo deve Tāvatiṁse anunayamāno tāyaṁ velāyaṁ imaṁ gātham abhāsi:

Cātuddasī pañcadasī yāva pakkhassa aṭṭhamī
Pāṭihāriyapakkhañ ca aṭṭhaṇgasusamāgataṁ
Uposathaṁ upavaseyya yo p’assa madiso naro ti.

Sā kho pan’ esā bhikkhave Sakkena devānaṁ indena gāthā duggītā na sugītā dubbhāsitā na subhāsitā. Taṁ kissa hetu? Sakko bhikkhave devānaṁ indo avītarāgo avītadoso avītamoho. Yo ca kho so bhikkhave bhikkhu arahaṁ khīṇāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppatta-sadattho parikkhīṇabhava-samyojano sammadaññāvimutto, tassa kho etaṁ bhikkhave bhikkhuno kallaṁ vacanāya.

Cātudilasī pañcadasī yāva pakkhassa aṭṭhaṁi
Pāṭihāriyapakkhañ ca aṭṭhaṇgasusamāgataṁ
Uposathaṁ upavaseyya yo p’assa māsido naro ti.
Taṁ kissa hetu? So hi bhikkhave bhikkhu vītarāgo vītadoso vītamoho ti.

Bhūtapubbaṁ bhikkhave Sakko devānaṁ indo deve Tāvatiṁse anunayamāno tāyaṁ velāyaṁ imaṁ gāthaṁ abhāsi:—

Cātuddasī pañcadasī yāva pakkhassa aṭṭhamī
Pāṭihāriyapakkhañ ca atthaṇgasusamāgataṁ
Uposathaṁ upavaseyya yo p’assa mādiso naro ti.

Sā kho pan’ esā bhikkhave Sakkena devānaṁ indena gāthā duggītā na sugītā dubbhāsitā na subhāsitā. Taṁ kissa hetu? Sakko hi bhikkhave indo devānaṁ aparimutto jātiyā jarāya maranena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi aparimutto dukkhasma ti vadāmi. Yo ca kho so bhikkhave bhikkhu arahaṁ khīnāsavo vusitavā katakaraṇīyo ohitabhāro anuppattasadattho parikkhīṇabhavasaṁyojano sammadaññāvimutto, tassa kho etaṁ bhikkhave bhikkhuno, kallaṁ vacanāya.

Cātuddasī pañcadasī yāva pakkhassa aṭṭhamī
Pāṭihāriyapakkhañ ca aṭṭhaṇgasusamāgataṁ
Uposathaṁ upavaseyya yo p’assa mādiso naro ti.

Taṁ kissa hetu? So bhikkhave bhikkhu parimutto jātiyā jarāyā maraneṇa sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi parimutto dukkhasmā ti vadāmi).77

Chư thiên là những chúng sanh chỉ hưởng thụ bằng cách dấn mình vào nhiều loại đam mê để thõa mãn giác quan do phước đức tu tập và gieo trồng ở kiếp trước của họ và niềm vui của chư thiên được xem là vui hơn ở cõi người và những cảnh giới đau khổ khác như Đại kinh Sư-tử hống (Mahāsīhanāda Sutta) của Trung Bộ78nói rằng cõi trời trải qua những cảm giác cực kỳ vui sướng (ekantasukhā vedanā) khi so sánh với những đau khổ hành hình triền miên (ekantadukkhā tibbā kaṭukā) của những chúng sanh ở cõi địa ngục, cực khổ đang đày đọa ăn nuốt lẫn nhau (dukkā tibbā kaṭukā) của cảnh giới súc sanh (tiracchāna yoni), cảm giác đau khổ (dukkhabahulā vedanā) và vui thú (sukhabahulā vedanā) nói chung của cảnh giới con người. Tuy nhiên, chư thiên không biết luật vô thường hoặc sự chấm dứt không thể tránh được của những niềm vui tạm thời đó và sau đó, họ sẽ tái sanh rơi vào cảnh giới ngạ quỷ, địa ngục hoặc súc sanh và do đó vai trò của chư thiên trong Phật giáo được xem như thấp hoặc kém cõi hơn cảnh giới của những vị có tu tập, có chứng đắc ở cõi người.

Cảnh giới trời không phải là những khối, gian trong kiến trúc có tầng trên hoặc ở dưới thế giới loài người mà là những phạm trù hoặc những biểu trưng cho sự phước đức được cấu thành sự hiện hữu tương tự trong môi trường song song và cùng thời gian với cõi người và những cảnh giới khác.

Theo lời dạy trong kinh điển Pāli, chư thiên trong đạo Phật không phải là đối tượng để cầu nguyện hoặc thực hành các nghi lễ tôn giáo nhưng bởi vì trên con đường phát triển tinh thần của con người và y báo cõi trời là kết quả kết hợp với sự tu tập của họ, những điều này được xem tuỳ thuộc hoàn toàn vào con người, chớ không phải yếu tố bên ngoài, chư thiên hoặc ai khác can thiệp và gia hộ cho. Bởi thế, chư thiên là không thích hợp cho sự đạt đến niết bàn. Chư thiên không có chức năng quan trọng và trung tâm trong Phật giáo.

Trong khi Bồ-tát được thánh hoá như là bậc thánh thiêng liêng đáp ứng với nhu cầu ảnh hưởng của tín ngưỡng đa thần của Hindu giáo, nhưng Bồ-tát nỗ lực đi theo con đường của Đức Phật cho mục đích giải thoát bản thân cũng như dùng vô số phương tiện thiện xảo để giúp con người tự giải thoát đau khổ. Thế nên, bản chất, tính cách và trí tuệ của Bồ-tát được đánh giá cao trong Phật giáo.

2. A-la-hán

Bách khoa Toàn thư Phật học79đã đề cập đến từ ‘Arahanta’ (阿 羅 漢) xuất phát từ gốc ‘arh’, nghĩa là đáng, xứng đáng, thích hợp và được dùng để biểu thị cho một người đã đạt được mục đích của đời sống phạm hạnh (theo Phật giáo Nguyên-thuỷ).

Arahanta được hình thành từ hai phần: Ari hanta. Ari nghĩa là kẻ thù hoặc phiền não. Hanta là giết hoặc tiêu hủy. Thế nên, A-la-hán là một vị đã giải thoát tất cả các phiền não như khao khát (rāga), sân hận (dosa) và vô minh (moha). I.B. Horner80đã đưa ra bốn mẫu của danh từ A-la-hán như sau:

arahā, arahat, arahanta arahan.

Trong Phật giáo Nguyên-thuỷ, từ này chỉ người đã đạt được bản chất thật của các pháp (yathābhūtañāṇa) và Đức Phật được coi là vị A-la-hán đầu tiên. Sau khi thuyết bài pháp đầu tiên ‘Kinh chuyển Pháp luân’ (Dhammacakkappavattana Sutta), năm anh em của Kiều-trần-như Kondañña (pañcavaggiya) cũng trở thành những bậc A-la-hán. Những vị A-la-hán này được mô tả như là buddhānubuddh: những người đã đạt được giải thoát sau Bậc giác-ngộ hoàn toàn (Đức Phật).81Rồi, khi thời gian trôi qua, khái niệm A-la-hán từ từ được Đức Phật và những đệ tử ngài kế tiếp mở rộng và chi tiết hoá. Do đó, A-la-hán cũng có nghĩa là người hiểu lý Duyên sanh (nidanas), đã diệt ba lậu hoặc (asravas),82tu tập thất giác chi (Pali: sambojjhanga)83cởi bỏ được năm triền cái (nīvaraṇas), thoát khỏi căn bản phiền não, mười tà kiến (samyojana). Vị ấy đã tu tập giới, định và đạt được nhiều năng lực siêu nhiên và thức tỉnh được bản chất đau khổ của thế giới ta bà. Vị ấy đã tu tập bốn thiền, đạt được bốn định, sáu thắng trí (abhiññā),84ba minh (tisso vijjā)… đưa đến giải thoát an lạc tối hậu. Sự giải thoát này đưa vị ấy thành bậc A-la-hán, thoát khỏi vòng trói buộc của sanh tử luân hồi (sanh, già, bịnh, chết) và an hưởng niết bàn (Pali: Nibbāna, Sanskrit: nirvāṇa), trở thành bậc xứng đáng được cúng dường ở thế gian… mà chúng ta sẽ thấy đề cập rất nhiều ở các kinh Pāli như Tương ưng bộ kinh,85Tăng Chi bộ kinh,86Trung bộ kinh87…

Cũng cùng ý kiến trên, trong kinh Thanh-tịnh (Pasādika Sutta) của Trường bộ kinh, Đức Phật đã đưa ra công thức về A-la-hán như sau:

‘Vị ấy là bậc A-la-hán, lậu hoặc đã diệt trừ, những việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, đã giải thoát hoàn toàn những trói buộc của tái sanh, vị ấy giải thoát bởi sự thức tỉnh các pháp (sammadaññā)…’88

(Yo so āvuso bhikkhu arahaṁ khīṇāsavo vusitavā katakararaṇiyo ahita-bhāro anuppata sedattho pāraikkhīṇa-bhava-saṁyojano sammas-aññā vimutto).89

Mục đích tu tập của đệ tử Phật là đạt đến A-la-hán. Nói cách khác, A-la-hán là bậc giác ngộ hay bậc mô phạm đức hạnh đã đạt được đỉnh cao nhất trong tiến trình phát triển tâm linh.

Khi chúng ta so sánh A-la-hán với chư thiên, Phật giáo đã đưa ra căn bản rất rõ ràng A-la-hán là bậc vượt ra ngoài phạm vi của chư thiên, ma vương và ngay cả Phạm thiên (Brahmā) – vị trị vì một cảnh giới khác của thế giới tà bà (saṁsāra), mặc dù cảnh giới này có thể là lâu dài và an vui hơn. Vài Phật tử thành tâm cầu nguyện chư thiên nhưng họ hoàn toàn ý thức rằng chỉ cầu khẩn cho những nhu cầu trần gian như sự giàu có, tình yêu, buôn bán… Theo họ, chư thiên có thể thật sự ban những lợi ích vật chất, nhưng những kết quả tinh thần thì hoàn toàn là vấn đề của sự nỗ lực và tu tập của từng cá nhân.

3. Thanh-văn

Śrāvaka (聲 聞) nghĩa là ‘đệ tử’ (disciple)’90hoặc ‘người nghe’, người khát ngưỡng trở thành bậc A-la-hán (阿 羅 漢) thường nhờ bậc đạo sư hướng dẫn, sau khi nghe xong, vị ấy thức tỉnh được bản chất của pháp và giác ngộ. Chỉ cần một sự hướng dẫn, gợi ý nhỏ của bậc đạo sư sáng suốt và kinh nghiệm cũng đủ cho vị ấy tinh tấn tu tập tiến trên con đường giác ngộ. Chẳng hạn, tôn giả Xá-lợi-phất (Śāriputta, 舍 利 弗) đã đạt quả Tư-đà-hoàn sau khi chỉ nghe nửa bài kệ do A-la-hán Ác-bệ (Assaji) đọc. Tỳ-kheo Cula Panthaka trong bốn tháng đã không thể nhớ nổi một bài kệ, nhưng chỉ quán về tánh chất vô thường của một chiếc khăn tay sạch… đã đạt A-la-hán.

A-la-hán là bậc giải thoát khỏi vòng sanh tử và đạt được trạng thái niết-bàn (Nibbāna, 涅 槃). Thanh-văn cũng giác ngộ khi nghe pháp và có thể đạt được một trong bốn bậc giải thoát như sau:

1. Tư-đà-hoàn (Sotāpanna, 入 流, 七 來),
2. Tu-đà-hoàn (Sakadāgāmi, 一 來)
3. A-na-hàm (Anāgāmi, 不 來) và
4. A-la-hán (Arahanta, 阿 羅 漢).

A-la-hán hoặc Thanh-văn là bậc đã giải thoát khỏi các phiền não, ô nhiễm, tu tập thiền định, một lòng hướng đến giải thoát. A-la-hán tượng trưng cho mẫu bậc mô phạm đức hạnh thanh tịnh. Thế nên, A-la-hán là một đối tượng đáng kính và ruộng phước cúng dường mà chúng ta có thể tu tập theo và bày tỏ sự kính lễ.

Có những học giả đã xem lý tưởng A-la-hán là thấp, nhỏ hơn Bồ-tát nhưng thật ra cả hai bậc đó đều được đánh giá cao và mỗi lý tưởng có ý nghĩa đặc biệt mà sẽ được bàn bạc trong Chương ba sau.

4. Bích-chi Phật

Bích-chi Phật (Pāli: Pacceka-buddha, Sanskrit: Pratyeka-buddha, 緣 覺, 辟 支 佛) còn gọi là Độc giác Phật.

Trong Tự-điển Phật-học Hán-Việt,91Bích-chi Phật là vị sanh ra trong đời không có Đức Phật, nên không có chân lý nào được giảng. Bích-chi Phật được coi là bậc cao hơn Thanh-văn (Śrāvaka) vì Bích-chi Phật đã tự giác ngộ, đã đạt được mục đích giải thoát bằng chính sự nỗ lực giác ngộ được lý Duyên khởi, chớ không tìm cầu các trợ lực bên ngoài. Do đó, ngài được mệnh danh là một vị Phật riêng một mình hoặc vị Phật im lặng. Là Phật, vì ngài thức tỉnh được bản chất thật của các pháp, nhưng ‘một mình’ vì tự ngài nỗ lực chớ không ai hướng dẫn, hoặc ‘im lặng’ vì ngài thiếu năng lực thuyết pháp để giác tỉnh và phục vụ những chúng sanh khác.

Có hai bậc Bích-chi Phật: (1) tu tập một mình và (ii) cùng với bạn đồng tu và cùng giác ngộ.

Vị Phật như vậy – "chỉ tự mình giác ngộ nghĩa là đã đạt được trí tuệ hoàn hảo và tối cao nhưng nhập diệt mà không tuyên bố thông điệp giải thoát cho đời"92rõ ràng là khác với lý tưởng Bồ-tát. Tuy nhiên, chúng ta cũng thừa nhận rằng biết bao nỗ lực mà vị Bích-chi Phật đã dốc tâm cương quyết để tự giải thoát. Chẳng hạn, trong khi Thanh-văn nghe pháp hướng dẫn mà giác ngộ, còn Bích-chi Phật đạt mục tiêu của mình bằng sự tự tu tập và tinh tấn. Vì vậy, ngài cũng thật xứng đáng cho chúng ta kính lễ và chiêm ngưỡng. Mặc dù, Đức Phật Cồ-đàm (瞿 曇 佛) của thời đại này đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn sống trong thời tượng pháp vì lời dạy của ngài vẫn còn tồn tại. Và như thế không có Đức Phật Bích-chi nào ra đời trong thời này.

5. Đức Phật

Trong Bách khoa Toàn thư Phật học93định nghĩa Đức Phật như là một từ chung, chỉ cho các bậc giác ngộ. Quá khứ phân từ của ‘Buddha’ xuất phát từ chữ ‘budh’ nghĩa là tỉnh thức, nhận biết và hiểu biết.

Từ Phật (Buddha, 佛 陀) trong ý nghĩa Phật giáo được ứng dụng bắt đầu với ý nghĩa biểu thị cho đức Phật Cồ đàm (Gotama, Sanskrit: Gautama, 瞿 曇), tức Đức Thích-ca mâu-ni (Śākyamuni) - nhà sáng lập ra Phật giáo. Đức Phật Cồ đàm được sanh ra nơi mà ngày nay gọi là Nepal, cách đây 2600 năm đã đạt giác ngộ và truyền bá thông điệp (Pāli: Dhamma, Skt: Dharma, 法) mà ngài đã giác ngộ đến cho loài người và vào lúc tám mươi tuổi nhập niết bàn. Đức Phật Cồ-đàm cũng thường được gọi là Như lai (Tathāgata, 如 來), Thế-Tôn (Bhagavat, Bhagavā 世 尊). Về sau, Đức Phật thường nói ngài chỉ như bậc đạo sư tối thượng:

"Ta là bậc xứng đáng được tôn kính trên thế gian này. Ta là bậc Đạo sư tối thượng, nhưng Ta chỉ là một người đạt được sự Chánh đẳng Chánh giác thôi."

(Ahaṁ hi arahā loke, ahaṁ satthā anuttaro, eko’mhi sammāsambuddho).94

"Ta thật sự không phải là chư thiên, cũng không phải là Càn-thát-bà, không phải là Dạ-xoa, không phải là con người, nên biết Ta là một vị Phật."

(Na kho ahaṁ devo bhavissāmi, na kho ahaṁ gandhabbo bhavissāmi… yakkho… manusso… buddho ti maṁ dhārehi).95

Khái niệm Phật trong Phật giáo Nguyên-thuỷ (源 始 佛 教) là người đã hoàn thiện mình bằng cách giác ngộ ‘ngã’ ở mức độ cao nhất mà con người có khả năng đạt đến. Ngài chỉ là một người khám phá lại chân lý đã bị bỏ quên. Sự vĩ đại của Đức Phật là khám phá lại điều mà các đạo sư đương thời ngài chưa khám phá hoặc khám phá ra chưa được hoàn toàn. Hiện tượng đản sanh đã cho biết Đức Phật là một thiên tài siêu xuất, bậc đạt được tiến trình tâm linh cao nhất của con người. Đức Phật là bậc có mười lực (Balāni, 十 力),96bốn tín (Vaijāradyāni, 四 信),97mười tám pháp bất cộng (Āveṇika-dharmas, 十 八 法 不 共)98để phân biệt Đức Phật khác với Bồ-tát. Bởi những phẩm hạnh này, nên ngài là một bậc vĩ nhân (mahāpurisa, 大 人) tối thượng trong đạo đức và trí tuệ.

Theo nghĩa đen, Đức Phật nghĩa là ‘bậc giác ngộ’ (覺 者). Qua định nghĩa và giải thích các bậc A-la-hán (阿 羅 漢), Thanh-văn (聲 聞), Bích-chi Phật (辟 支 佛), và Đức Phật (佛 陀) đã cho thấy tất cả đều là những bậc giác ngộ, nhưng Đức Phật được biểu thị như là bậc tối thượng, hoàn hảo, đạt Chánh đẳng Chánh giác (Anuttara-Samsak-sambodhi (阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 提, 無 上 正 等 覺). Một vị Phật như vậy, mỗi người chúng ta đều có thể và sẽ trở thành nếu chúng ta muốn. Đây là mục đích và lý tưởng của Bồ-tát. Các vị Bồ-tát nên biết và hiểu những phẩm chất và tính cách của Đức Phật trước khi vị ấy có thể bắt đầu sự nghiệp Bồ-tát của mình.

Khái niệm Bồ-Tát trong Kinh điển Pali

Vài thế kỷ sau khi Đức Phật Cồ-đàm nhập niết bàn, khái niệm Bồ-tát có thể coi như là sự gặt quả cuối cùng của những khuynh hướng đang thịnh hành ở Ấn độ và đã đóng góp cho sự sanh khởi và phát triển học thuyết mới về Bồ-tát.

Bồ-tát là một trong những tư tưởng quan trọng nhất của Phật giáo Đại-thừa. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho là khái niệm Bồ-tát là một sáng tạo của Phật giáo Đại-thừa. Thuật từ Bồ-tát (Bodhisatta, 菩 薩) đã được đề cập trong kinh điển Pāli và xuất phát từ Phật giáo Nguyên-thuỷ đã ít nhiều biểu thị đó là Bồ-tát Cồ đàm trước khi giác ngộ. Tuy nhiên, nếu chúng ta khảo sát các nguồn Pāli như kinh Trung bộ, Trường bộ, Kinh tập và kinh Bổn sanh thuộc Tiểu bộ kinh đã cho thấy rằng khái niệm Bồ-tát có bốn ý nghĩa như sau:

1. Từ lúc thái tử Sĩ-đạt-đa Xuất gia (Mahā-bhinikkhamaṇa) cho đến trước khi Ngài đạt giác ngộ

Trước tiên, từ Bồ-tát (Bodhisatta) đã phản ảnh một cách cụ thể cuộc đời Đức Phật từ lúc xuất gia cho đến trước khi ngài giác ngộ, nghĩa là khi ngài còn là thái tử Sĩ-đạt-đa ở cung thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) cũng bị chi phối bởi vòng sống và chết như chúng ta. Rồi một ngày khi đi dạo ngoài cổng thành và thấy trực tiếp những cảnh thật của đời sống như cảnh người già hom hem lụ khụ, cảnh người bịnh tật ốm yếu, cảnh một thây chết hôi thúi và cảnh một bậc ẩn sĩ trầm tĩnh thanh cao kinh hành. Ba cảnh đầu tiên đã chứng minh một cách hùng hồn về bản chất vô thường của cuộc sống và sự bịnh tật phổ thông của con người. Cảnh thứ tư biểu thị con đường để vượt qua những đau khổ của đời sống và tìm được sự an lạc tâm hồn. Ngài liền quyết định từ bỏ đời sống gia đình để trở thành một ẩn sĩ đi tìm chân lý.

Rời cha mẹ, vợ đẹp, con thơ và cung điện huy hoàng sau lưng, với trái tim đầy nhiệt huyết cùng với Sa nặc và con ngựa kiền trắc ngài đi vào rừng. Một mình với không đồng xu nào trong tay, ngài bắt đầu đi tìm chân lý. Vì vậy, đây là cuộc từ bỏ vĩ đại. Đó không phải là cuộc xuất gia của một người nghèo không có gì để lại mà là một cuộc từ bỏ của một hoàng tử đang tuổi thanh xuân trai tráng với đầy đủ sự giàu sang và sung sướng – Một cuộc xuất thế vô song trong lịch sử.

Chính là lúc hai mươi chín tuổi, thái tử Sĩ-đạt-đa đã thực hiện cuộc từ bỏ lịch sử này. Quyết định phi thường của ngài trở thành Bồ-tát đi tìm chân lý ngay khi ngài vừa hiểu những tình trạng nô lệ trói buộc và tù ngục của đời sống thế gian như Đại kinh Saccaka (Mahāsaccaka) thuộc Trung bộ mô tả như sau:

"Này Aggivessana, trước khi giác ngộ, khi ấy ta còn là một vị Bồ-tát, chưa chứng Chánh đẳng giác, Ta suy nghĩ như sau: Chật hẹp là đời sống gia đình, con đường đầy bụi bặm, đi về phía trước là sự mở ra, không phải dễ trong khi trú ngụ trong một căn nhà để đưa đến hoàn thành hoàn toàn con đường phạm hạnh, thanh tịnh tuyệt đối, bóng đẹp như vỏ ốc xà cừ. Hãy cạo bỏ râu tóc, đắp y phấn tảo, xuất gia, từ bỏ gia đình, đi đến chỗ không gia đình? Như vậy, Aggivessana, sau một thời gian, khi ta còn trẻ, tóc ta đen như than biểu hiện của thanh niên cường tráng, thanh xuân… Như vậy, Aggivessana, ngồi xuống vừa trầm ngâm: Thật sự điều này đã cuốn hút sự quan tâm của ta."99

(Kim hi no siyā Aggivessana. Idha me Aggivessana pubbe va sambodhā anabhisambuddhassa bodhisattass’ eva sato etad - ahosi: Sambādho gharāvāso rajāpatho, abbhokāso pabbajjā, na-y-idaṁ sukaraṁ agāraṁ ajjhāvasatā ekanta-paripuṇṇaṁ ekantaparisuddhaṁ saṅkhalikhitaṁ brahmacariyaṁ carituṁ, yannūnahaṁ kesamassuṁ ohāretvā kāsāyani vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṁ pabbajeyyan - ti. So kho ahaṁ Aggivessana aparena samayena daharo va samano susu kāḷakeso... (repeat from p. 163, 1. 28 top. 167, 1. 8; for bhikkhave substitute Aggivessana)... alam-idaṁ padhanayati).100

Hoặc trong kinh Thánh-cầu (Ariyapariyesana) tường thuật như sau:

"Này các tỳ-kheo, ta cũng vậy trước khi giác ngộ, trong khi ta còn là vị Bồ-tát, chưa tỉnh thức hoàn toàn, tự mình có khả năng bị sanh, lại tìm cầu cái bị sanh; tự mình có khả năng bị già, lại tìm cầu cái bị già; tự mình có khả năng bị bịnh, lại tìm cầu cái bị bịnh; tự mình có khả năng bị chết, lại tìm cầu cái bị chết; tự mình có khả năng bị ô nhiễm, lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Rồi này các tỳ-kheo, điều này đã xảy ra trong ta: ‘Tại sao Ta có khả năng bị sanh, lại tìm cầu cái bị sanh; có khả năng bị già, lại tìm cầu bị già; có khả năng bị bịnh, lại tìm cầu bị bịnh; có khả năng bị chết, tìm cầu cái bị chết; có khả năng bị ô nhiễm, lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Ta nghĩ rằng (mặc dù) tự mình có khả năng bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, nên tìm sự không sanh, vô thượng an ổn, niết bàn? Tự mình có khả năng bị già, ... không già...; ... bịnh..., ... không bịnh...; ... chết..., ... không chết...; ... sầu..., ... không sầu...; tự mình có khả năng bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, nên tìm sự không ô nhiễm, vô thượng an ổn, niết bàn?"101

(Aham-pi Sudaṁ bhikkhave pubbe va sambodhā anabhi-sambuddho bodhisatto va samāno attanā jātidhammo samāmo jātidhammaññeva pariyesāmi, attanā jarādhammo samāno jarādhammaññeva pariyesāmi, attanā byādhidhammo..., attanā maraṇadhammo..., attanā sokadhammo..., attanā saṅkuesadhammo samāno saṅkilesadhammaññeva pariyesāmi.

Tassa mayhaṁ bhikkhave etad - ahosi: Kin - nu kho ahaṁ attanā jatidhammo samano jatidhamman-neva pariyesami, attana jaradhammo samāno - pe - attanā saṅkilesadhammo samāno saṅkilesadhammaññeva pariyesāmi; yan-nūnāhaṁ attanā jātidhammo samāno jātidhamme ādīnavaṁ viditvā ajātaṁ anuttaraṁ yogakkhemaṁ nibbānaṁ pariyeseyyaṁ, attanā jarādhammo ... ajaraṁ... pariyeseyyaṁ, attanā byādhi-dhammo... abyādhiṁ... pariyeseyyaṁ, attanā maraṇadhammo... amataṁ pariyeseyyaṁ, attāna sokadhammo... asokaṁ... pariyeseyyaṁ, attanā saṅkilesadhammo samāno saṅkilesa-dhamme ādīnavaṁ viditvā asankiliṭṭham anuttaraṁ yogak-khemaṁ nibbānaṁ pariyeseyyan - ti).102

2. Từ khi thái tử Sĩ-đạt-đa Nhập thai cho đến trước khi Giác ngộ

Thứ hai, khái niệm Bồ-tát được mở rộng để biểu thị thời kỳ từ khi thái tử Sĩ-đạt-đa nhập thai cho đến trước khi giác ngộ như đã mô tả dưới đây: Vào ngày thọ thai, hoàng hậu Ma-da (Maya) đã nguyện giữ chay tịnh và khi bà nghỉ ngơi, bà đã mơ thấy có bốn thiên vương đã tắm cho bà ở hồ nước Anotatta, mặc cho bà những y phục chư thiên và đặt bà trong một lâu đài bằng vàng lộng lẫy. Khi bà vừa đặt lưng xuống thì ‘Bồ-tát trong hình thức của con voi trắng đã bước vào bên hông phải bụng của bà’.103Lúc đó, trái đất chấn động và mười nghìn thế giới phát ánh sáng rực. Kinh Vị-tằng-hữu-pháp (Acchariyabhuta-dhamma Sutta) thuộc Trung-bộ đã mô tả sống động thời điểm lịch sử này như sau:

"Bạch đức Thế-tôn, chính khi diện kiến với ngài, chính con đã nghe như vậy: Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất giáng xuống với tâm sáng suốt, thuần tịnh đã bước vào thai mẹ, khi ấy ánh sáng huy hoàng vô lượng vượt qua ánh sáng của chư thiên chiếu sáng khắp thế giới – bao gồm những thế giới ở trên các cõi trời, thế giới của các ma vương, phạm thiên và những thế giới ở dưới gồm các vị sa môn, những bà-la-môn, những hoàng tử và dân chúng. Cho đến các cảnh giới ở giữa các thế giới, không có nền tảng, tối tăm, u ám, những cảnh giới mà mặt trời, mặt trăng với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, vượt qua ánh sáng của chư thiên hiện ra và các chúng sanh đang trú ngụ tại đây, nhờ hào quang ấy mới thấy lẫn nhau và cùng nói rằng: ‘Cũng có những chúng sanh khác đang sống tại đây’. Và mười ngàn thế giới trong khắp vũ trụ đã chấn động, rung chuyển mạnh. Ánh sáng huy hoàng vô lượng này đã chiếu sáng khắp thế giới, vượt qua ánh sáng của chư thiên. Như thế, bạch Thế tôn, con nhận biết việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế tôn."104

(Sammukhā, me taṁ, bhante, Bhagavato sutaṁ sammukhā paṭiggahītaṁ; Sato sampajāno, Ānanda, Bodhisatto Tusitā kāyā cavitvā mātu kucchiṁ okkamīti; yam pi, bhante, sato sampajāno Bodhisatto Tusita kāyā cavitvā mātu kucchiṁ okkami, idam p’ahaṁ Bhagavato acchariyaṁ abbhutadhammaṁ dhāremi).105

Hoặc trong kinh Đại bổn (Mahapadana Sutta) thuộc Trường bộ kinh cũng tường thuật giống vậy:

"Này các tỳ-kheo, Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassi) như một vị Bồ-tát đã từ giả cõi trời Đâu-suất thiên, với tâm thuần tịnh và chánh niệm đã bước vào thai mẹ. Trường hợp như vậy là quy luật.

Này các tỳ-kheo, quy luật là như vậy, khi Bồ-tát bước vào thai mẹ, khi ấy ánh sáng huy hoàng vô lượng vượt qua ánh sáng của chư thiên, chiếu sáng khắp thế giới – bao gồm những thế giới ở trên các cõi trời, thế giới của các ma vương, phạm thiên và những thế giới ở dưới gồm các vị sa môn, những bà-la-môn, những hoàng tử và dân chúng. Cho đến các cảnh giới ở giữa các thế giới, không có nền tảng, tối tăm, u ám, những cảnh giới mà mặt trời, mặt trăng với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, vượt qua ánh sáng của chư thiên hiện ra và các chúng sanh đang trú ngụ tại đây, nhờ hào quang ấy mới thấy lẫn nhau và cùng nói rằng: ‘Cũng có những chúng sanh khác đang sống tại đây’. Và mười ngàn thế giới trong khắp vũ trụ đã chấn động, rung chuyển mạnh. Ánh sáng huy hoàng vô lượng này đã chiếu sáng khắp thế giới, vượt qua ánh sáng của chư thiên. Quy luật là như vậy."106

(Dhammatā esā bhikkhave, yadā Bodhisatto Tusitā kāyā cavitvā mātu kucchiṁ okkamati atha sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa- brāhmaṇiyā pajāya sadeva-inamissāya anpamāṇo uḷaro obhāso pātubhavati atikkamma devānaṁ devānubhāvaṁ. Ya pi tā lokan-tarikā aghā asaṁvutā andhakārā andhakāra-timisā, yattha pi ‘me candima-suriyā’ evaṁ mahiddhikā evaṁ mahānubhāvā ābhāya nānubhonti, tattha pi appamāno uḷāro obhāso pātubhavati atikkamm’ eva devānaṁ devānubhāvaṁ. Ye pi tattha sattā upapannā, te pi ten’ obhāsena aññaṁ aññaṁ sañjānanti: "Aññe pi kira bho santi sattā idhūpapannā ti." Ayañ ca dasa-sahassi loka-dhātu saṁkampati sampakampati sampavedhati. Appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pātubhavati atikkamm’ eva’ devānaṁ devānubhāvaṁ. Ayam ettha dhammatā).107

Bách-khoa Toàn-thư Phật-học108cũng tường thuật sự tái sanh sau cùng của Bồ-tát với nhiều phép lạ vì cả hai nguồn kinh điển Pāli Sanskrit đã nỗ lực cho thấy sự kiện nhập thai của Bồ-tát lúc đó không có sự kết hợp của tinh cha huyết mẹ.109

Sau khi sanh ra, A Tư đàm (Asita) - một vị ẩn sĩ đạo cao đức trọng đã chiêm ngưỡng ba mươi hai tướng tốt của thái tử Sĩ-đạt-đa sơ sanh và tiên đoán ngài sẽ sống đời sống phạm hạnh không nhà, bậc ẩn sĩ đi tìm chân lý và trở thành bậc giác ngộ tối thượng, là thầy của trời người. Lời của ẩn sĩ A-tư-đàm như sau:

"Thái tử sẽ đạt đến đỉnh cao nhất của sự giác ngộ hoàn toàn. Ngài sẽ chuyển bánh xe pháp, thấy cái gọi là sự thuần tịnh siêu việt (niết bàn), mang đến phúc lợi cho số đông và tôn giáo của ngài sẽ được lan truyền rộng rãi khắp nơi."110

(Sambodhiyaggam phusissat’ āyam kumāro, so dhammacakkam paramavisuddhadassī vattes’ āyam bahujanahitānukampi, vitthārik ‘assa bhavissati brahmacariyam).111

Có lẽ đó là những nguyên nhân mà khái niệm Bồ-tát được phát triển với ý nghĩa là ngay khi còn trong thai mẹ - hoàng hậu Ma-da hoặc khi còn là thái tử sơ sanh, ngài cũng đã có những tướng tốt của bậc vĩ nhân – Bồ tát.

3. Từ thời gian các Đức Phật Nhập thai cho đến trước khi đạt Giác ngộ

Thứ ba, khái niệm Bồ-tát với ý nghĩa là tất cả chư Phật nhập thai cho đến trước khi đạt giác ngộ. Văn học Ấn độ đương thời và sớm hơn đã gợi ý rằng khái niệm Bồ-tát cùng với khái niệm Đức Phật và Chuyển-luân-vương (Cakkavattī / Cakravartin, 轉 論 王) đang thịnh hành ở Ấn độ thậm chí trước khi Đức Phật Cồ-đàm xuất hiện. Khi thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhattha / Sidhārtha, 士 達 多) nhập thai, nhà tiên tri đã tiên đoán con trai của vua Tịnh-phạn (Suddhodana, 淨 梵) sẽ trở thành bậc Chuyển-luân-vương hoặc Đức Phật.112Có một lần khi trả lời câu hỏi của một bà-la-môn (Brāhma), chính Đức Phật đã xác nhận rằng ngài không phải là Chúa trời cũng không phải là chư thiên mà là một đấng giác ngộ, nghĩa là một vị kế thừa chư Phật. Sự kế thừa đó được diễn tả qua bài kệ Pháp-Cú dưới đây:

‘Không làm các điều ác,
Gắng làm các việc lành,
Giữ tâm ý trong sạch.
Đó lời chư Phật dạy.’

(Sabba-pāpassa akaraṇaṁ kusalasse upasampadā,
Sa-citta-pariyodapanaṁ etaṁ Buddhāna Sāsanaṁ).
113

Điều đó đã khẳng định không phải chỉ có một Đức Phật mà là có nhiều Đức Phật trên đời (cũng đã từng ban pháp thoại như vậy). Cũng cùng một nội dung này, kinh Āmagandha114tường thuật rằng còn có Đức Phật Ca-diếp (Kassapa, 迦 葉) chớ không chỉ Đức Phật Cồ-đàm. Về sau, việc ứng dụng từ Bồ-tát được mở rộng bao gồm cả không chỉ Đức Phật Thích-ca mâu-ni mà còn cho tất cả chư Phật từ lúc nhập thai cho đến trước khi thành đạo. Cũng thế, việc ứng dụng học thuyết nghiệp (karma) và tái sanh lúc đầu được chấp nhận một cách chung chung trong Ấn độ trước thời Đức Phật và các nước lân cận, nhưng về sau học thuyết này được mở rộng xa hơn để chỉ cho các đời sống quá khứ không chỉ của Đức Phật Cồ đàm mà còn những vị Bồ-tát nữa.115

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên-thuỷ sớm nhất, chẳng hạn như kinh Đại bổn (Mahāpadāna) thuộc Trường bộ kinh đã kể rất chi tiết sáu vị Phật xuất hiện trước thời Đức Phật Cồ-đàm. Đoạn văn dưới đây mô phỏng như sau:

"Cách đây chín mươi mốt kiếp có Đức Phật Tỳ-Bà-Thi ra đời, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác. Cách đây ba mươi mốt kiếp có Đức Phật Thi-Khí ra đời, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác. Trong kiếp thứ ba mươi mốt đó cũng có xuất hiện Đức Phật Tỳ-Xá-Phù, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác. Trong Hiền kiếp có Đức Phật Câu-Lưu-Tôn ra đời, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác. Cũng trong Hiền kiếp này có xuất hiện Đức Phật Câu-Na-Hàm Mâu-Ni, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác. Và cũng trong Hiền kiếp này có Đức Phật Ca-Diếp ra đời, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác."116

(Ito so bhikkhave eka-navuto kappo yaṁ Vipassī bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho loke udapādi. Ito so bhikkhave eka-tiṁso kappo yaṁ Sikhī bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho loke udapādi. Tasmiṁ yeva kho bhikkhave eka-tiṁse kappe Vessabhū bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho loke udapādi. Imasmiṁ yeva kho bhikkhave bhadda-kappe Kakusandho bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho loke udapādi. Imasmiṁ yeva kho bhikkhave bhadda-kappe Konāgamano bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho loke udapādi. Imasmiṁ yeva kho bhikkhave bhadda-kappe Kassapo bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho loke udapādi. Imasmiṁ yeva kho bhikkhave bhadda-kappe ahaṁ etarahi arahaṁ sammā-sambuddho loke uppanno).117

Nghĩa là chính Đức Phật trong bài kinh Đại Bổn (Mahāpadāna) đã giới thiệu thời gian, đẳng cấp, dòng họ, thọ mạng vv… của những đức Phật trước ngài. Các vị Phật đó là Tỳ-Bà-Thi (Vipassī, 毘 婆 施), Thi-Khí (Sikhī, 施 氣), Tỳ-Xá-Phù (Vessabhū, 毘 舍 浮), Câu-Lưu-Tôn (Kakusandha, 拘 留 尊), Câu-Na-Hàm Mâu-Ni (Koṇagamana, 拘 那 含 牟 尼) và Ca-Diếp (Kassapa, 迦 葉).

Trong Trường bộ kinh cũng đưa ra danh sách bảy vị Phật bao gồm Đức Phật Cồ-đàm với những yếu tố mang màu sắc của những sự kiện huyền thoại như sau:

"Này các tỳ-kheo, đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassi) như một vị Bồ-tát đã từ giả cõi trời Đâu-suất, với tâm thuần tịnh, chánh niệm đã bước vào thai mẹ. Trong trường hợp như vậy là một quy luật."118

(Atha kho bhikkhave Vipassī Bodhisatto Tusitā kāyā cavitvā sato Kampajāno mātu-kucchiṁ oldami. Ayam ettha dhammatā).119

Trong Phật sử (Buddhavaṁsa, số 14 thuộc Tiểu bộ kinh (Khuddha Nikaya) liệt kê số lượng gia tăng của các vị Phật đến hai mươi lăm vị và được cố định trong kinh điển: "Suốt trong thời gian Đức Phật tu tập hạnh Bồ-tát, ngài đã gặp hai mươi bốn vị Phật này." (tính thêm đức Phật Thích ca nữa là hai mươi lăm vị). Toàn bộ danh sách này như được trình bày dưới đây:

"1.Dīpaṇkara Buddhavaṁso, 2.Koṇḍađđa Buddhavaṁso, 3.Maṅgala Buddhavaṁso, 4.Sumana Buddhavaṁso, 5.Revata Buddhavaṁso, 6.Sobhita Buddhavaṁso, 7.Anomadassī Buddhavaṁso, 8.Paduma Buddhavaṁso, 9.Nārada Buddhavaṁso, 10.Padumuttara Buddhavaṁso, 11.Sumedha Buddhavaṁso, 12.Sujāta Buddhavaṁso, 13.Piyadassī Buddhavaṁso, 14.Atthadassī Buddhavaṁso, 15.Dhammadassī Buddhavaṁso, 16.Siddhattha Buddhavaṁso, 17.Tissa Buddhavaṁso, 18.Phussa Buddhavaṁso, 19.Vipassī Buddhavamso, 20.Sikhī Buddhavaṁso, 21.Vessabhū Buddhavaṁso, 22.Kakusandha Buddhavaṁso, 23.Koṇāgamana Buddhavaṁso, 24.Kassapa Buddhavaṁso, 25.Gotama Buddhavaṁso."120

Sáu đức phật trước kế cận đức Phật Cồ-Đàm là Phật Tỳ-Bà-Thi, Thi-Khí, Tỳ-Xá-bà, Câu-Lưu-Tôn, Câu-Na-Hàm Mâu-Ni và Phật Ca-Diếp. Nếu nói đủ là tiền thân của hai mươi tám vị Phật quá khứ. Sở dĩ có nơi nói hai mươi lăm vì tính từ Phật Nhiên-Đăng đến thời đức Phật Thích-ca. hai mươi lăm vị Phật này tiền thân Đức Phật thích Ca đều có gặp và đã thọ ký cho ngài sẽ thành Phật tương lai hiệu là đức Phật Thích-ca mâu-ni. Trước Phật Nhiên-Đăng có ba vị Phật nữa là hai mươi tám vị, tiền thân Đức Phật Thích-Ca có gặp nhưng chưa được thọ ký thành phật tương lai, vì vậy trong kinh tạng Nguyên-thuỷ hay Đại-thừa có nơi chỉ nói hai mươi lăm vị (tính từ Phật Nhiên Đăng trở đi). Tóm lại, dù hai mươi lăm hay hai mươi tám vị Phật tính từ lúc nhập thai đến thời gian trước khi giác ngộ đều được xem là những Bồ-tát.

Trong Phật sử (Buddhavamsa)121kể nhiều sự tích về các vị Phật quá khứ. Câu chuyện của mỗi đức Phật khá dài, nơi đây chỉ đề cập về thời gian tu hạnh Ba-la-mật, tuổi thọ và đặc biệt là sự giác ngộ của các Bồ-tát đều dưới các gốc cây khác nhau. Đây cũng là điểm đặc thù của Phật giáo. Các bậc giác ngộ rất hoà hợp với môi trường giản dị, tự nhiên và trong sáng của thiên nhiên như Đức Phật Thích-ca Mâu-ni khi Đản sanh, Giác ngộ, Chuyển pháp luân và Nhập Niết-bàn đềâu dưới các bóng cây thiên nhiên, hoặc các dẫn chứng dưới đây cho thấy cả hai mươi tám vị Phật đều giác ngộ dưới các cội cây thiên nhiên.

Truyện bắt đầu như sau: Một hôm, Đức Thích-ca Mâu-ni Phật đã giảng cho tôn giả Xá-Lợi-Phất nghe rằng: Cách đây bốn a-tăng-kỳø kiếp và một trăm ngàn đại kiếp có bốn Đức Phật nối tiếp ra đời trong quả địa cầu này:

1. Đức Phật Tan-han-ca (Tanhanka Buddha-vaṁso): Ngài đã tu tập trong mười sáu a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tọa thiền bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Sứ. Tuổi thọ mười muôn năm (khác với Bồ-tát Cồ-đàm, tọa thiền bốn mươi chín ngày và giác ngộ dưới cây Bồ đề, tuổi thọ tám mươi).

2. Đức Phật Mi-đa-ca (Midhanka Buddhavaṁso): tu tám a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tọa thiền mười bốn ngày và giác ngộ dưới gốc cây Vông Đồng. Tuổi thọ chín muôn năm.

3. Đức Phật Sa-ra-nan-ca (Sarananka Buddha-vaṁso): tu tám a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tọa thiền ba mươi ngày và giác ngộ dưới gốc cây Cẩm lai. Tuổi thọ bảy ngàn năm.

(Những tiền thân quá khứ của Đức Phật Thích-ca có gặp ba vị Phật này, nhưng chưa được ba ngài thọ ký).

4. Đức Phật Nhiên-đăng (Dīpaṅkara Buddha-vaṁso): tu mười sáu a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tọa thiền bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Sơn. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp của ngài được lưu truyền một trăm ngàn năm.

Sau khi Đức Phật Nhiên-đăng nhập diệt, trải qua một thời gian một a-tăng-kỳø kiếp không có Đức Phật nào ra đời. Rồi Đức Phật kế đó là

5. Đức Phật Kiều-trần-như (Koṇḍañña Buddha- vaṁso): đã tu mười sáu a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tu tập mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Thị. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp được lưu truyền mười muôn năm mới mãn.

Sau đó một a-tăng-kỳø kiếp, có bốn Đức Phật kế tiếp là:

6. Đức Phật Kiết-tường (Maṅgala Buddhavaṁso): tu mười sáu a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tu tập tám tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mù u. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp lưu truyền chín muôn năm mới mãn.

7. Đức Phật Tu-mạt-na (Sumana Buddhavaṁso): Ngài tu tập mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mù u. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp được hưng thạnh chín muôn năm mới mãn.

8. Đức Phật Ly-bà-đa (Revata Buddhavaṁso): Ngài tu tập bảy tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mù u. Tuổi thọ sáu muôn năm. Giáo pháp lưu truyền sáu muôn năm mới mãn.

9. Đức Phật So-bi-ta (Sobhita Buddhavaṁso): Ngài hành pháp Ba-la-mật đã được bốn a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối tu tập bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề. Không có giáo pháp để lại.

Sau khi Đức Phật So-bi-ta nhập diệt trải qua một a-tăng-kỳø đại kiếp không có Đức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu khác có ba đức Phật kế tiếp ra đời là:

10. Đức Phật A-no-ma-đà-si (Anomadassī Buddhavaṁso): tu mười sáu a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tu tập mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Gòn rừng. Tuổi thọ chín muôn năm. Không có giáo pháp để lại.

11. Đức Phật Hồng-liên (Paduma Buddhavaṁso): tu mười sáu a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tu tập tám tháng và giác ngộ dưới gốc cây Mã Tiền. Tuổi thọ mười muôn năm. Không có giáo pháp để lại.

12. Đức Phật Na-ra-da (Nārada Buddhavaṁso): tu Ba-la-mật trong bốn a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp. Kiếp cuối cùng tu tập bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Gáo. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp ngài được lưu truyền đến chín muôn năm.

Sau khi Đức Phật Na-ra-da nhập diệt trải qua một a-tăng-kỳø kiếp không có Đức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có một đức Phật kế tiếp ra đời là:

13. Đức Phật Pa-du-mu-ta-ra (Padumuttara Buddhavaṁso): Ngài tu tập bốn mươi chín ngày và giác ngộ dưới gốc cây Dương. Tuổi thọ mười muôn năm.

Sau khi Đức Phật Pa-du-mu-ta-ra nhập diệt trải qua một thời gian bảy muôn đại kiếp không có Đức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có hai đức Phật kế tiếp ra đời là

14. Đức Phật Tịnh-huệ (Sumedha Buddhavaṁso): Ngài tu tập tám tháng, đến rằm tháng tư thành đạo dưới gốc cây Sầu-đông. Tuổi thọ chín muôn năm.

15. Đức Phật Thiện-sanh (Sujāta Buddhavaṁso): Ngài tu tập chín tháng và giác ngộ dưới bụi tre ngà. Tuổi thọ chín muôn năm.

Sau khi Đức Phật Thiện-sanh nhập diệt, trải qua một thời gian một muôn sáu ngàn đại kiếp không có Đức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có ba đức Phật kế tiếp ra đời là:

16. Đức Phật Thiện-kiến-vương (Piyadassī Buddha-vaṁso): Ngài tu tập sáu tháng và giác ngộ dưới gốc cây Cầy. Tuổi thọ chín muôn năm. Giáo pháp lưu truyền chín muôn năm mới mãn.

17. Đức Phật A-tha-đa-si (Atthadassī Buddha-vaṁso): Ngài tu tập tám tháng và giác ngộ dưới gốc cây Cầy. Tuổi thọ mười muôn năm.

18. Đức Phật Đa-ma-đa-si (Dhammadassī Buddha-vaṁso): tu tập bảy ngày đến sáng ngày thứ tám nhận bát cháo sữa của cô Vicikoliyā cúng dường. Tối hôm đó giác ngộ dưới cây Bimaba. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp lưu truyền mười muôn năm mới mãn.

Sau khi Đức Phật Đa-ma-đa-si nhập diệt, trải qua một thời gian một muôn ba ngàn chín trăm lẻ bảy đại kiếp không có Đức Phật nào ra đời và sau đó trên một quả địa cầu có một đức Phật kế tiếp ra đời là:

19. Đức Phật Sĩ-đạt-đa (Siddhattha Buddhavaṁso): tu tập mười tháng và giác ngộ dưới gốc cây Gòn rừng. Tuổi thọ mười muôn năm.

Kế đó trên một quả địa cầu có hai vị Phật kế tiếp giáng sanh như:

20. Đức Phật Để-sa (Tissa Buddhavaṁso): tu tập trong nửa tháng và giác ngộ dưới gốc cây Cẩm lai. Tuổi thọ mười muôn năm. Giáo pháp của ngài lưu truyền mười muôn năm mới mãn.

21. Đức Phật Công-đức (Pussa Buddhavaṁso): tu tập trong sáu tháng bảy ngày và giác ngộ dưới cây Tầm ruột rừng. Tuổi thọ chín muôn năm.

Kế đó trên một quả địa cầu có vị Phật ra đời kế tiếp là:

22. Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī Buddhavamso): tu tập tám tháng và giác ngộ dưới cây Cẩm lai. Tuổi thọ tám muôn năm. Giáo pháp lưu truyền tám muôn năm mới mãn.

Sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập diệt, trải một thời gian là năm mươi chín đại kiếp không có Đức Phật nào ra đời. Kế đó có một quả địa cầu có hai vị Phật ra đời kế tiếp là:

23. Đức Phật Thi-khí (Sikhī Buddhavaṁso): tu tập tám tháng và giác ngộ dưới gốc cây Xoài tượng. Tuổi thọ bảy muôn năm. Giáo pháp lưu truyền bảy muôn năm mới mãn.

24. Đức Phật Tỳ-xá-phù (Vessabhū Buddhavaṁso): tu tập trong sáu tháng và giác ngộ dưới cây Song Thọ. Tuổi thọ sáu muôn năm.

Sau đó trải qua hai mươi chín đại kiếp không có Đức Phật nào ra đời dạy đạo cả. Cho tới khi quả địa cầu chúng ta đang ở đây xuất hiện. Và tại đây có năm vị Phật giáng sanh (ba vị quá khứ, một vị hiện tại và một vị vị lai). Ba vị quá khứ như:

25. Đức Phật Câu-lưu-tôn (Kakusandha Buddha-vaṁso): tu tập trong tám tháng. Ngày cuối cùng, ngài thọ bát cháo sữa (dê) của cô Vajirinddhā cúng dường và nhận bó cỏ tranh của Subhatta để trải dưới gốc cây Sung tọa thiền và giác ngộ trong đêm đó. Tuổi thọ bốn muôn năm. Giáo pháp lưu truyền bốn muôn năm mới mãn.

Khi ấy chúng sanh làm điều hung dữ nhiều nên tuổi thọ của chúng sanh lần lần bị giảm xuống tới mười tuổi hoặc hơn một chút. Sau đó chán nản những điều tội lỗi, nên quay về làm thiện và tuổi thọ lại tăng đến một a-tăng-kỳø năm con người mới già chết. Rồi lần lần hạ xuống cho tới thời gian tuổi thọ chúng sanh còn ba muôn năm, khi ấy ra đời Đức Phật

26. Đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni (Koṇāgamana Buddhavaṁso): tu tập trong sáu tháng và giác ngộ dưới gốc cây Sung. Tuổi thọ ba muôn năm.

Sau đó, tuổi thọ chúng sanh lần giảm hạ xuống còn mười tuổi hoặc hơn, rồi lần lần trở lên cho tới một a-tăng-kỳø tuổi; rồi lại hạ xuống lần lần thọ tới hai muôn năm tuổi, thì có Đức Phật ra đời là:

27. Đức Phật Ca-diếp (Kassapa Buddhavaṁso): tu tập trong bảy ngày và giác ngộ dưới gốc cây Da. Tuổi thọ hai muôn năm. Giáo pháp lưu truyền đến hai muôn năm mới mãn.

28. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Gautama Buddhavaṁso): tu tập sáu năm. Vào rằm tháng tư, ngài nhận bát cháo sữa của nàng Tu-xà-đa (Sujātā) và bó cỏ Kiết Tường của một người chăn cừu trải dưới gốc Bồ đề và tại đây vào canh ba đêm đó ngài đã giác ngộ. Tuổi thọ tám mươi năm. Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca hưng thịnh đến năm ngàn năm mới mãn.

Đức Phật Thích ca giảng tiếp cho tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Tất cả hai mươi tám vị Phật trên Như Lai đều gặp cả, nhưng chỉ được hai mươi lăm vị tính từ Đức Phật Nhiên-Đăng cho đến Đức Phật Ca-Diếp (khoảng thời gian dài là bốn a-tăng-kỳø và một trăm ngàn đại kiếp) là có thọ ký cho Như lai sẽ thành Phật. Như Lai đã thực hành mười pháp ba-la-mật (Parāmi) tròn đủ, khi kiếp sau cùng sanh lên cung trời Đâu Suất, lúc đó chư thiên ở mười ngàn thế giới tới thỉnh Như Lai giáng xuống cõi ta-bà để độ sanh vv…".

Đây là hai mươi tám vị Phật quá khứ mà theo tinh thần Phật giáo Nguyên-thuỷ đều là những vị Bồ-tát.

Cũng nên chú ý rằng danh sách hai mươi tám vị được cho ở đây chỉ là tương đối. Trong kinh Đại Bổn (Mahāpadāna) cũng có nói rõ về vấn đề này. Mở đầu câu chuyện Đức Phật chỉ giới thiệu đơn giản rằng cách đây chín mươi mốt kiếp có xuất hiện một vị Phật như vậy. Điều này ngụ ý rằng những vị Phật như vậy thì nhiều vô số; chắc hẳn là còn có nhiều vị Phật ở trước và sau chín mươi mốt kiếp đó nữa. Chính điều này mà về sau Đại-thừa Phật giáo đã phát triển đầy đủ và làm phong phú khái niệm Bồ-tát này, bởi lẽ nếu số lượng chư Phật là vô số kể thì số lượng Bồ-tát cũng sẽ không hạn định. Chính dựa trên chính hệ luận lô-gic này thì các vị Bồ-tát phải trải qua nhiều kiếp tu tập mới thành Phật được.

Để hiểu rõ hơn Bồ-tát là gì, trước hết chúng ta cũng nên giải thích danh từ Phật. Trong Phật giáo Nguyên-thủy, Phật không phải là một đối tượng để thờ phượng và sùng bái. Ngài cũng không phải là một bậc thiên về duy tâm hoặc duy vật; cũng không phải là một bậc đạo sư đòi hỏi lòng tin tuyệt đối vào đấng Cứu thế. Ngài chỉ là một con người như mọi con người khác nhưng ngài hoàn thiện chính mình trong sự giác tỉnh "ngã" ở mức độ tối cao mà con người có thể đạt tới được. Cốt yếu lời dạy của Đức Phật là lấy con người làm trung tâm, bởi vì chỉ có con người mới có khả năng trở thành bậc giác ngộ, còn các loài hữu tình khác thì không có thể. Mặc dầu có thể có những loại chúng sanh siêu nhiên sống ở những cảnh giới khác cao hơn, nhưng họ không có khả năng để thành Phật. Ngay cả dù những chúng sanh đó sống một đời sống hạnh phúc hơn trong hình thức phi nhân nhưng vẫn bị chi phối bởi luật vô thường và tiến hoá (aniccā / vaya-dhammā) và như vậy họ chưa thoát khỏi sanh tử và phiền não ràng buộc nên họ vẫn còn bị khổ đau. Đức Phật là một con người nhưng ngài hơn những con người khác là ngài đã nhận thức ra rằng có một trạng thái an lạc cao hơn những trạng thái hạnh phúc tạm bợ trong thế giới hữu vi đối đãi. Trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt, ngài giác ngộ rằng trạng thái tâm linh vô vi (asaṅkhata) vượt ra ngoài sự đối đãi hai bên, nghĩa là sự vắng mặt của mâu thuẫn.

Nói một cách khác, về mặt tâm lý học là vượt khỏi cả sự chấp thủ đau khổ và hạnh phúc trong nghĩa thường tình. Đó chính là trạng thái hạnh phúc cao nhất (paramaṁ-sukhaṁ) trong ý nghĩa siêu thoát, vì nó không còn chi phối bởi sự thay đổi nên nó là quả vô sanh bất diệt (akālika amata), vì nó bất di bất dịch (avyaya) nên là thường hằng (dhuva). Đó chính là trạng thái Niết bàn.

Đức Phật là người đầu tiên đã khám phá, phơi bày lại chân lý này trong lịch sử nhân loại. Bởi chính sự tự nỗ lực này mà từ đó ngài được gọi là bậc Đạo sư (Satthā / Śāstā) và cũng từ đó trở đi nhiều đệ tử của ngài đã đặt niềm tin tuyệt đối vào Tam bảo (Phật, Pháp và Tăng). Các bậc A-la-hán chỉ tuân theo lời dạy của Đức Phật, sống phạm hạnh và một lòng mong giải thoát sớm. Trong khi đó, Bồ-tát là những người khao khát thành Phật, khao khát được độ chúng sanh, chớ không muốn thành A-la-hán giải thoát. Nói một cách chính xác, cuộc đời của Đức Phật bắt đầu không chỉ từ lúc ngài giác ngộ, mà là lúc ngài còn là Bồ-tát Sĩ-đạt-đa. Chính Đức Phật trong các pháp thoại thường dùng từ Bồ-tát trong ý nghĩa này, hơn là chỉ Đức Phật Cồ Đàm. Và thỉnh thoảng được dùng để chỉ cho các kiếp trước của ngài để làm sáng tỏ những điểm giáo lý đặc biệt của ngài.

4. Những Đời sống trước của Đức Phật Cồ đàm

Thứ tư, khái niệm Bồ-tát có nghĩa là những đời sống trước của Đức Phật Cồ đàm. Kinh Bổn sanh (Jataka) là một phần của Tiểu bộ kinh (Khuddaka Nīkaya) (biên soạn sau này) được T. W. Rhys Davids122giới thiệu theo bản niên đại của văn học Pāli như sau:

1. Những lời dạy đơn giản của Đức Phật được tìm thấy trong những từ giống nhau, trong những đoạn hay những bài kệ thường thấy trùng lập trong tất cả kinh điển.

2. Những tình tiết được tìm thấy trong những từ giống nhau, trong hai hoặc nhiều kinh sách hiện hữu.

3. Giới luật.

4. Trường bộ, Trung bộ, Tăng chi và Tương ưng.

5. Kinh Bổn sanh và Pháp cú.

Sự phân loại này được một số các học giả chấp nhận và sử dụng như Maurice Wintemitz, tác giả của cuốn ‘History of Indian Literature’ (Lịch sử Văn học Ấn độ), H. Nakamura trong tác phẩm ‘Indian Buddhism’ (Phật giáo Ấn độ) và nhiều vị khác nữa.

Mặc dù Kinh Bổn sanh là một phần của Tiểu bộ kinh, nhưng chúng ta có thể tìm thấy một số mẫu truyện kinh Bổn sanh giống như trong những kinh tạng Pali khác. Trong kinh Đại-điển-tôn (Mahagovindha) thuộc Trường bộ kinh đã trích dẫn một đoạn giống kinh Bổn sanh như sau:

"Ngày xưa có một vị vua tên là Disampati. Tể tướng của vua Disampati là Bà-la-môn tên Govinda (người quản lý). Vua Disampati có một người con trai tên Renu, Govinda có một người con trai tên Jotipala. Hoàng tử Renu và chàng Jotipala cùng với sáu thanh niên thuộc dòng quý tộc khác là những bạn thân với nhau." 123

(Bhūta-pubbaṁ bho rājā Disampatī nāma ahosi. Disaropatissa rañño Govindo nāma brāhmaṇo purohito ahosi. Disampatissa rañño Reṇu nāma kumāro putto ahosi.

Govindassa brāhinaṇassa Jotipālo nāma māṇavo putto ahosi. Iti Reṇu ca rājaputto Jotipālo ca māṇavo aññe ca chalddiattiyā ice ete aṭṭha sahāya ahesuṁ).124

Cũng tương tự có một đoạn văn trong kinh Makhādeva thuộc Trung bộ như sau:

‘Này, A-nan, ngày xưa chính tại nước Mithilā có một vị vua tên là Makhādeva là vị pháp vương như pháp, sống với chánh pháp, có lòng tin vững chắc trong chánh pháp, một vị vua vĩ đại sống trong chánh pháp giữa các bà-la-môn, các gia chủ, dân chúng và đã hành trì lễ bố tát vào những ngày mười bốn, mười lăm và tám của mỗi nửa tháng…’125

(Bhūtapubbaṁ, Ānanda, imissā yeva Mithilāyaṁ rājā ahosi Makhādevo nāma dhammiko dhammarājā dhamme ṭhito Mahārājā dhammiko carati brāhmaṇagahapatikesu negamesu c’ eva jānapadesu ca, uposathañ ca upavasati cātuddasiṁ pañcaddasiṁ aṭṭhamiñ en pakkhassa).126

Sự thay đổi quan trọng hơn trong ý nghĩa Bồ-tát được trình bày rõ hơn trong những kinh tạng Nguyên-thuỷ biên soạn về sau đặc biệt là Tập truyện Kinh Bổn sanh. Ý nghĩa của kinh Bổn sanh đặc sắc ở chỗ là đã mô tả sinh động những đời sống trước của Đức Phật Cồ-đàm mà theo ý kiến của Hoà Thượng Minh Châu127có thể tóm gọn dưới bốn tiêu đề như sau:

1. Paccuppanna-Vatthu (Những câu chuyện hiện tại liên quan đến nghiệp quá khứ của Đức Phật);

2. Atitavatthu (Chuyện quá khứ liên quan đến những nhân vật hiện tại);

3. Veyyākaraṇa (Giải thích những bài kệ hoặc thuật ngữ liên quan đến những câu chuyện quá khứ); và

4. Samodhana (Kết hợp hai câu chuyện quá khứ và hiện tại, rồi chỉ ra những nhân vật trước đó cũng như đưa ra mối quan hệ giữa những câu chuyện quá khứ và hiện tại).

Khái niệm Bồ-tát trong kinh Bổn sanh rất nhiều và phong phú qua những hình thức đa dạng như chư thiên, ẩn sĩ, bà-la-môn, vua, thái tử, triệu phú, chủ đất, thương buôn, nông dân… hoặc có khi Bồ-tát trong hình thức loài súc sanh như cá, chim, bò, nai… Tuy nhiên, bởi vì Bồ-tát đóng vai trò là tiền thân của Đức Phật nên tánh cách của Bồ-tát rất đạo đức, tiết hạnh, từ bi, trí tuệ… Một số những câu chuyện tiêu biểu trong kinh Bổn sanh thường bắt đầu như sau:

"Ngày xưa cách đây năm kiếp, tại vương quốc Seri, Bồ-tát làm người buôn bán ấm, bình, lọ, nồi chảo và được gọi là Serivan. Cùng với người lái buôn khác bán những món hàng giống Bồ-tát, gã tham lam ấy cũng được gọi như Serivan, gã đi ngang qua sông Telavāha và vào thành phố Andhapura. Hai người đã phân chia những con đường để đi, Bồ-tát bắt đầu đi bán hàng xung quanh những con đường trong khu của mình và gã cũng đi bán hàng trong khu của hắn… "

(Atīte ito pañcame kappe Bodhisatto Serivaraṭṭhe Serivo nāma kacchapuṭavāṇijo ahosi. So Serivā nāma ekena lolakacchapuṭavaṇijena saddhiṁ Telavāhaṁ nāma nadiṁ uttaritvā Andhapuraṁ nāma nagaraṁ pavisanto nagaravīthiyo bhājetvā attano pattavīthiyā bhaṇḍaṁ vikkiṇanto can. Itaro attano pattaṁ vīthiṁ gaṇhi).

‘Ngày xưa, khi vua Brahmadatta đang thống trị ở thành Ba la nại, Bồ-tát lúc đó tái sanh làm một con hươu. Chú hươu có da màu sắc vàng óng, đôi mắt sáng như hai viên châu ngọc, hai cái sừng óng ánh như bạc, miệng đỏ như tấm vải màu đỏ tươi, bốn chân cứ như thể sơn, đuôi giống như đuôi chú bò Tây tạng và thân tướng to như chú ngựa con. Tháp tùng theo hươu có năm trăm con hươu khác, chúng sống trong một khu rừng dưới sự trị vì của nai chúa Banyan. Sát cạnh bên rừng, cũng có một con nai chúa khác tên Branch cùng với năm trăm con nai khác sinh sống và nai chúa này cũng có sắc vàng như Bồ-tát…’

(Atīte Bārānasiyaṁ Brahmadatte rajjaṁ kārayamāne Bodhisatto migayoniyaṁ paṭisandhiṁ gaṇhi. So mātu kucchito nikkhanto suvaṇṇavaṇṇo ahosi, akkhīni c’ assa maṇi-guḷasadisāni ahesuṁ, siñgāni rajatavaṇṇani, mukham ratta-kambalapuñjavaṇṇaṁ, hatthapādapariyantā lākhā parikammakatā viya, vāladhī camarassa viya ahosi, sarīraṁ pan’ assa mahantaṁ assapotakappamāṇaṁ ahosi. So pañcasatamigaparivāro araññe vāsaṁ kappesi nāmena Nigrodhamigarājā nāma. Avidūre pan’ assa añño pi pañcasatamigaparivāro Sākhamigo nāma vasati, so pi suvaṇṇavaṇṇo va ahosi).

‘Ngày xưa khi vua Brahmadatta đang trị vì ở thành Ba-la-nại, Bồ-tát được sanh trong một gia đình giàu có trong kinh đô Kāsi. Đến tuổi trưởng thành, Bồ-tát hiểu được sự đau khổ từ tham vọng và hạnh phúc chân thật sẽ đến từ việc tiêu diệt tham vọng. Do đó, ngài từ bỏ tất cả và đến núi Hi mã lạp sơn để làm vị ẩn sĩ, đã tu tập đạt được thiền định, năm trí và tám quả. Ngài đã sống hỉ lạc trong cảnh giới Quang minh, có năm trăm vị sa môn theo tu tập và Bồ-tát làm thầy của họ…’128

(Atīte Bārānasiyaṁ Brahmadatte rajjaṁ kārente Bodhisatto Kesiraṭṭho mahābhugakulo nibbatto viññūtaṁ patvā kāmesu ādīnavaṁ nekkhamme cānisaṁsaṁ disvā kāme pahāya Himavantaṁ pavisitvā, isipabbajjaṁ pabbajitvā kasiṇa-parikammaṁ katvā pañca abbiñña aṭṭha samāpattiyo uppādetvā jhānasukhena vītināmento aparabhāge mahāparivāro pañcahi tāpasasatehi parivuto gaṇassa satthā hutvā vihāsi).129

Đây là điều quan trọng. Chúng ta nên chú ý rằng dường như không có sự sưu tập các kinh Bổn sanh thì cũng không có khái niệm phát triển Bồ-tát tu tập các ba-la-mật cho đến nhiều thời kỳ sau này. Vì vậy, dường như rằng khái niệm Bồ-tát có thể chia làm hai phần, khái niệm nguồn gốc và khái niệm phát triển do các vị tổ sáng suốt sau này tạo ra.

Điều này có nghĩa là việc sử dụng sớm nhất của từ Bồ-tát trong văn học với ý nghĩa đầu tiên dường như biểu thị từ thời gian Thái tử Sĩ-đạt-đa xuất gia đến thời gian trước khi ngài giác ngộ. Đây là khái niệm chính của Bồ-tát trong kinh điển Pāli, rồi bắt đầu phát triển với ý nghĩa thứ hai, ba và tư chẳng hạn như từ thời thái tử Sĩ-đạt-đa nhập thai đến trước khi giác ngộ, từ thời các Đức Phật nhập thai đến trước khi giác ngộ và tiền thân của Đức Phật Cồ đàm như đã mô tả trong kinh điển Pāli bao gồm các mẫu câu chuyện tiền thân trong các kinh Bổn sanh sau này.

*

GHI CHÚ:

38Đầu tiên Phật giáo được phân chia thành hai là Phật giáo Nguyên-thuỷ và Đại Chúng bộ. Trải qua nhiều thế kỷ sau này, khi ý thức hệ đã xảy ra thì Phật giáo lại được chia thành hai là Đại-thừa (Mahāyāna) và Tiểu-thừa (Hinayāna).

39Từ Tiểu-thừa thường dùng trong trường hợp phân chia bộ phái.

40Tỳ kheo Telwatte Rahula, A Critical Study of the Mahāvastu, trang 49-62.

41E.J. Thoma, Buddhism, London, trang 256.

42Indian Buddhism, Meerut, trang 351.

43Như trên, trang 351.

44PED, tập I, trang 14.

45A, tập IV, trang 23.

46Bs, trang 20.

47The Sāṅkhya Sūtra I.71, vide S. Chatterjee and D.M. Datta, An Introduction to Indian Philosophy, Calcutta, 1954, trang 272.

48EB, tập III, trang 224.

49Encyclopaedia of Religion and Ethics, như trên, tập II, trang 739.

50PED, tập I, trang 132.

51BDBSL, trang 4-9.

52

1. Sattva nghĩa là ‘Wesen, Charakter’, ‘Bản thể, bản chất, tính chân thật’ (Skt. Dicy. Pbg. & Skt. Dicy. M.W). Từ Pāli, satta cũng có nghĩa là ‘thực chất’ (substance) (Pali Dicy.s.v). Phần lớn những nhà từ điển học thường dịch từ này theo nghĩa này. Monier Williams dịch như sau: ‘Người tỉnh thức hoặc trí tuệ’ (trang 688b). C. Eliot: ‘Hữu tình giác’ (Eliot, ii, 7). H. Hackmann: ‘Người đang trở nên tỉnh thức’ (Buddhism, trang 52). Cũng có thể thêm rằng từ Hindi hiện đại ‘sat’ là rút từ Sanskrit ‘sattva’, nghĩa là ‘thực chất, nguồn gốc’.

2. ‘Sattva’ (masculine) có nghĩa là ‘Bất cứ chúng sanh hay hữu tình nào’ (Skt. Dicy. M.W). Từ Pali, satta là ‘Một chúng sanh, sinh vật có tình thức, con người’ (Pali Dicy. s.v). Hầu hết các học giả hiện đại chấp nhận sự giải thích này. H. Kern: ‘Một chúng sanh hoặc hữu tình có tình thức’ (Manual, trang 65, dòng 11). T. W. Khys Davids và W. Stede: ‘Một chúng sanh giác ngộ’, nghĩa là chúng sanh hướng đến đạt Chánh đẳng Chánh giác’ (Pali Dicy. s.v). L. D. Barnett: ‘Hữu tình giác’ (Path, trang 20). M. Anesaki: ‘Một chúng sanh đang tìm cầu giác ngộ’ (Ere., v, 450). E. J. Thomas: ‘Chúng sanh giác’ (Buddha, trang 2, ghi chú I). D.T. Suzuki: ‘Chúng sanh có trí’ (Outlines, trang 277). Csoma de Kors: ‘Tinh thần mạnh mẽ và thanh tịnh’ (Csoma, trang 6). Tác giả của Tam-muội-vương kinh (Samsāhi-raja-sutra) đã dịch sattva như ‘chúng sanh có tình thức’, nhưng cho rằng từ bodhisattva nghĩa là ‘Bậc trợ duyên và ủng hộ tất cả chúng sanh’ (bodhettisattvan. Sam. Ra., fol. 25a, 4). P. Ghosa dường như dịch sattva như ‘chúng sanh’, ‘bodhihsa casau maha-krp-Sfayena sattv-alambanat sattvaf cet’t bodhisattvaḥ.’ nghĩa là một chúng sanh có cả giác và tình thức.

3. ‘Sattva’ có lẽ là ‘tinh thần, tâm, tri giác, thức’ (Skt. Dicy. M.W. and Pbg). Từ Pali, satta cũng có nghĩa là ‘tinh thần’ (Pali Dicy. s.v). Theo L. de la Vallee Poussin, những nhà từ điển học Ấn độ cũng giải thích sattva như đồng nghĩa với ‘tâm’ (citta) hoặc vyavasaya (quyết định, kiên tâm). P. Ghosa trích dẫn từ một nhà bình luận cổ đại đã dịch sattva là abhipraya (dự định, mục đích): ‘bodhau sattvam abhiprayo yes am te bodhisattvah’ (Prajnaparamita Qata., trang 2, ghi chú 2). Vì vậy, từ này có nghĩa là ‘tâm, tư tưởng, dự định hoặc ước nguyện của một người hướng đến giác ngộ’. P. Oltramare chối bỏ ý nghĩa này cho rằng không chính xác, nhưng L. de la Vallee Poussin dường như chấp nhận điều này, trong khi cùng thời ông cũng chấp nhận ý nghĩa gốc của từ này có thể rút từ ý nghĩa ‘thực chất, bản chất’.

4. Sattva có lẽ cũng có nghĩa là ‘còn phôi thai’ (Skt. Dicy. M.W) và H.S. Gour dịch rằng: ‘Người mà trí tuệ còn tiềm ẩn và chưa phát triển’ (Buddhism, trang XI).

5. Sattva có lẽ cũng giống ý trên như trong Kinh Du-già (Yoga-sūtras), nơi mà nó ngược với Purusa (thần ngã) và có nghĩa là ‘tâm, trí’. Đây là do E. Senart dịch vì ông tin rằng Yoga đã ảnh hưởng sâu sắc Phật giáo. Thật sự, sattva thường xuất hiện trong kinh Du-già và G. Jha đã dịch như sau ‘gốc hoặc tâm suy nghĩ’: (Yoga Sutras, II, 41, trang 109, ‘Sattva-fuddhl-saumanasy-aikagry-endrlya-jay-atma-darfana-yogyatvani ca’). E. Senart đã chỉ ra rằng: Sattva là khác biệt với purusa (thần ngã) trong Yoga-Sutras (III, 55, Sattva-purusayoh fuddhi-samye kaivalyam, trang 174). H. Kern có ý kiến bodhi có lẽ liên quan đến buddhi của hệ thống Yoga (Du-già), đặc biệt như từ buddhisattva được tìm thấy trong kinh điển Yoga. Vậy, bodhisattva hẳn phải là một sự hiện thân của trí tuệ tiềm ẩn.

6. Sattva có lẽ là một hình thức sai tiếng Phạn của từ Pāli satta, có thể tương ứng với sakta trong Sanksrit. Vì vậy, từ Pāli bodhisatta là rút từ Sanskrit bodhi-sakta: ‘Người hướng đến hoặc gắn bó với giác ngộ’. Sakta (từ từ gốc sanj) nghĩa là ‘Trung thành với, yêu mến, hoặc nắm giữ, gia nhập hoặc liên lạc với, dự định, nỗ lực hoặc tận tụy (Skt. Dicy. M.W). Theo tự điển Pāli, từ Pali satta tương ứng với nhiều từ Sanskrit như: sattva, sapta, sakta và sapta. Như từ Pali sutta cũng liên quan đến từ Skt. sukta. Điều này có thể hợp lý rằng từ Skt. bodhi-sakta là có thể tương đương với từ Pali bodhisatta. Theo ý kiến của các nhà tư tưởng Phật giáo đã chấp nhận dịch là sattva mà không coi trọng vấn đề chúng ta đã có một từ tiếng Phạn sai, chẳng hạn như smrty-upasthana (cho từ Pāli sati-patthana), samyak-prahana (cho từ Pāli sammappadhana)... Bodhisattva cũng có lẽ thuộc về loại tiếng Phạn sai này. P. Oltramare đã từ chối dịch ý này vì động từ sanj không biểu lộ được sự gắn bó với những lý tưởng tinh thần và đạo đức và những nhà tác giả sau này không nên phạm ‘lỗi lầm’ như vậy trong khi dịch từ Pali ra Sanskrit.

7. Sattva có lẽ có nghĩa là ‘Sức mạnh, năng lực, tinh tấn, năng lực và can đãm’ (Skt. Dicy. M.W., trang 1052). Từ bodhisattva do đó có nghĩa là ‘người có đầy năng lực để hướng đến giác ngộ’. Sattva trong ý nghĩa này thường được thấy trong Ksemendra’s Avadana-kalpa-lata: ‘sattv-abdhih’ (II, trang 713, kệ 42); ‘sattv-ojjvalam bhagavataf caritam nifamya’ (II, trang 85, kệ 74); ‘kumarah sattva-sagarah’ (II, trang 723, kệ 21); sattva-nidhir (II, trang 945, kệ 21); ‘bodhisattvah sattva-vibhusitah (II, trang 113, kệ 8). Từ này giống như ý nghĩa trong B.C. (IX, 30—‘bodhisattvah parlpurna-sattvah’). E. B. Cowell dịch: ‘Sự hoàn thiện của vị ấy là tuyệt đối’; nhưng nghĩa này không giải thích chính xác ý của sattva. Những nhà tự điển học Tây tạng đã dịch bodhisattva như là byan-chub sems-dpah. Trong từ phức này, byan-chub nghĩa là bodhi, sems là ‘tâm’ hoặc ‘trái Tim’và dpah có ý nghĩa là ‘người anh hùng mạnh mẽ’ (= Skt. sura, vira). (Tib. Dicy. Jaschke, 374b và 325b; Tib. Dicy. Das, 883b, 787b và 276b). Sự dịch thuật này dường như đã kết hợp hai nghĩa của saliva., nghĩa là ‘tâm’ và ‘can đãm’ (như số 3 và 7 ở trên). Nhưng không làm từ nguyên học của từ ghép bodhisattva trở nên rõ và sáng sủa hơn. Có thể luận ra rằng những nhà dịch thuật Tây tạng kết hợp với ý tưởng của ‘tâm’ và ‘can đãm’ với sattva. Theo E. J. Eitel, tiếng Hoa dịch bodhisattva là ‘hữu tình giác ngộ’ (trang 34a).

53Cùng trang sách đã dẫn.

54Như trên.

55Bhikkhu Dāṇamoli (Tr), The Path of Purification (Visuddhi-magga), Sri Lanka, Buddhist Publication Society, 1975, IX, 53, trang 310.

56Xem chi tiết S.N. Dasgupta, A History of Indian Philosophy, Tập I , Cambridge, 1963, trang 445-52.

57S. Radhakrishnan, Indian Philosophy, Tập II, London, 1966, trang 475-85.

58PED, tập I, trang 114.

59Trường bộ kinh, Tập II, trang 427.

60DPPN, tập II, trang 322 và tiếp theo.

61Bs, trang 30.

62Như trên, trang 20.

63Thầy đem lại trí tuệ cho đệ tử.

64BDBSL, trang 6.

65Trang 2, ghi chú số 2.

66Cùng trang sách đã dẫn.

67Xem Edward Conze (dịch), Astāhasrika Prana-paramita (kinh Thập-bát-thiên-tụng Bát-nhã Ba-la-mật).

68T.R.V. Murti, The Central Philosophy of Buddhism, London, 1960, trang 264.

69Charles Elliot, Buddhism and Hinduism, Tập II, London, 1968, tr. 1.

70H. Kern, Manual of Indian Buddhism, Delhi, rpt. 1974, trang 65.

71DCBT, trang 337.

72DB, tập III, trang 77 và tiếp theo.

73EB, tập V, trang 349-0.

74Trung-bộ, tập I, trang 73.

75Phật-bản-hạnh Tập kinh dị bản, tập II, trang 282.

76BGD, tập I, Chương Ba Pháp, iv, Phẩm Sứ giả của Trời, trang 127.

77A, tập I, trang 143-5.

78Trung Bộ, Tập 1, trang 73.

79EB, tập II, trang 41.

80Isaline B. Horner, The Early Buddhist Theory of Man Perfected: A Study of the Arahanta, London: Williams & Northgate Ltd., 1979, trang 52.

81Theragāthā, ed. H. Bendall, JRAS, 1883, trang 111.

82A, tập III, trang 376.

83Như trên.

84S, tập II, trang 217.

85S, tập I, trang 12; tập II, trang 120-6, tập IV, trang 252.

86A, tập IV, trang 145.

87M, tập II, trang 29.

88DB, tập III, số 29, Kinh Thanh Tịnh (Pasādika Sutta), trang 125.

89D, tập III, trang 138.

90BIHP, 259; The Boddhisattva Ideal, Ven. Narada Maha Thera, the Journal ‘The Maha Bodhi’, tập 80 – Oct. & Nov., Delhi, 1972, trang 481.

91Tự-Điển Phật-học Hán-Việt (A Dictionary of Vietnamese-Chinese Buddhist Terms), Phân Viện Phật học xuất bản, Việt Nam: Hà Nội, 1992, trang 446.

92BDBSL, trang 3 cũng xem Gala-paññatti, trang 14.

93EB, tập III, trang 357.

94Vinayapitaka, ed. H. Oldenberg, tập I, London, 1879, trang 8.

95A, tập II, trang 38-9.

96Mười lực: Mười khả năng trí giác của đức Phật

1. Thị xứ phi xứ trí lực: Trí lực biết về sự vật nào là có đạo lý, sự vật nào là không có đạo lý;

2. Nghiệp trí lực: Tri tam thế nghiệp báo trí lực: Trí lực biết rõ ba đời nghiệp báo của chúng sanh.

3. Thiền định trí lực: Tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực: trí lực biết các thiền định và trí lực biết tám giải thoát, ba tam muội.

4. Căn tính trí lực (Tri chúng sanh tâm tính trí lực): trí lực biết tâm tính của tất cả chúng sanh.

5. Nguyện dục trí lực (Tri chủng chủng giải trí lực): trí lực biết mọi loài trí giải của tất cả chúng sanh.

6. Giới trí lực (Tri chủng chủng giới trí lực): trí lực biết khắp và đúng như thực mọi loại cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sanh.

7. Đạo chí xứ trí lực (Tư nhất thiết chí đạo sở trí lực): Trí lực biết hết đạo mà người tu hành sẽ đạt tới, như người tu ngũ giới thập thiện thì được ở cõi người, hoặc lên cõi trời, người tu pháp vô lậu thì sẽ chứng đạt niết bàn.

8. Túc mạng trí lực (Tri thiên nhãn vô ngại trí lực): Trí lực vận dụng thiên nhãn nhìn thấy sự sinh tử và nghiệp thiện ác của chúng sanh, lại còn biết rõ vô lậu niết bàn.

9. Thiên nhãn trí lực (Trí túc mạng vô lậu trí lực): Trí lực biết túc mạng của chúng sanh, lại còn biết rõ vô lậu niết bàn.

Lậu tận trí lực (Trí vĩnh đoạn tập khí trí lực): Trí lực có thể biết rõ được như thực đối với mọi tàn dư tập khí sẽ vĩnh viễn đoạn diệt chẳng sinh. (Xem A, V, từ trang 33.7 trở đi; M, I, trang 69 trở đi; DCBT, 46; BDBSL, 20)

97Bốn lòng tín (Vaisāradyas):

1. Đức Phật tin rằng ngài đã đạt Chánh đẳng giác và Nhất thiết trí .

2. Đức Phật tin rằng ngài đã đoạn diệt tất cả các kiết sử lậu hoặc (āsravas).

3. Đức Phật tin rằng các chướng ngại đối với đời sống cao hơn mà ngài mô tả, thực sự sẽ tạo ra sở tri chướng thâm sâu.

4. Đức Phật tin rằng con đường mà ngài chỉ dẫn để đi đến diệt khổ, thực sự là có kết quả. (Xem M, I, 71; A, II, 9)

98Mười tám Pháp bất cộng (Āveṇika-dharmas) để phân biệt đức Phật khác với chúng sanh khác.

1. Thân vô thất: Thân không có sai sót.

2. Khẩu vô thất: Miệng không có sai sót.

3. Niệm vô thất: Ý niệm không có sai sót.

4. Vô dị tưởng: Không có tư tưởng khác.

5. Vô bất định tâm: Đức Phật dù đi đứng nằm ngồi đều không lìa thắng định.

6. Vô bất tri dĩ xả: Phật đối với tất cả các pháp đều biết rõ rồi mới xả bỏ.

7. Dục vô giãm: Phật có đủ điều thiện thường muốn độ cho tất cả chúng sanh, tâm không biết chán.

8. Tinh tiến vô giãm: Siêng năng làm các việc thiện không mệt mỏi.

9. Niệm vô diệt.

10. Tuệ vô diệt: Chư Phật ba đời, hết thảy trí tuệ sáng ngời đầy đủ.

11. Giải thoát vô giãm.

12. Giải thoát tri kiến vô giãm.

13. Tất cả thân nghiệp đều làm theo trí tuệ.

14. Tất cả khẩu nghiệp đều làm theo trí tuệ.

15. Tất cả ý nghiệp đều làm theo trí tuệ.

16. Trí tuệ biết đời quá khứ vô ngại.

17. Trí tuệ biết đời vị lai vô ngại.

18. Trí tuệ biết đời hiện tại vô ngại.

(xem Divy-āvadāna, ed. E.B.Cowell & R.A.Neil, Cambridge, 1886, trang 148; DCBT, trang 45)

99MLS, tập I, số 36, Đại kinh Saccaka, trang 295.

100M, tập I, trang 240.

101MLS, tập I, số 26, kinh Thánh cầu, trang 207.

102M, tập I, trang 163.

103EB, tập III, trang 229.

104MLS, tập III, số 123, Kinh Vị tằng hữu Pháp, trang 165.

105M, tập III, trang 119-0.

106DB, tập II, số 14, kinh Đại bổn (Mahapadana Sutta), trang 8-9.

107D, tập II, trang 12.

108EB, tập III, trang 229.

109Điều này dường như có nghĩa là ‘thánh thai’ (virgin birth). Xem MLS, the Acchariya-abbhuta-dhamma-sutta, tập III, trang 165; Mahāvastu, ed. E. Senart, Paris, 1882-97, tập II, trang 6 và Lalitavistara, ed. P.L. Vaidya, PST, tập I, trang 29-0.

110GD, Nālaka sutta, Kệ số 693, trang 125.

111Sn, Nālakasuttam Nitthitam, Kệ số 693, trang 125.

112EB, tập III, trang 228.

113Dha, kệ 183, trang 97-8.

114DPPN, tập II, trang 578.

115Cùng trang sách đã dẫn.

116DB, tập II, số 14, kinh Đại bổn (Mahapadana Sutta), trang 5.

117D, tập II, trang 2.

118DB, tập II, số 14, kinh Đại bổn, trang 8 (cũng xem DB, tập II; số 17, Kinh Đại thiện kiến vương, trang 192; số 19, Kinh Đại điền tôn, trang 253.

119D, tập II, trang 12.

120The Buddhavaṁsa, ed. R. Morris, tập 38, London: PTS, 1882, trang 240-1.

121Xem CD: The Great Chronicle of Buddhas, International Theravada Buddhist Missionary University, Yangon, Mymmar, Developed by CE Technology Co., Ltd, 2002; Tham khảo thêm Buddha Vamsa (Chánh Giác Tông), do Bhikkhu Bửu Chơn soạn dịch, Đà Nẳng, 1966, trang 11-2.

122T.W. Rhys Davids, Buddhist India, Motilal, rpt.1993, trang 188.

123DB, tập II, trang 266.

124D, tập II, trang 230.

125MLS, tập II, số 83, Kinh Makhadeva, trang 268.

126M, tập II, trang 74-5.

127Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch), Chuyện Tiền Thân Đức Phật (Jātaka), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1991, trang 5-6.

128SBFB, tập I, truyện số 3, trang 12; số 12, trang 39; số 43, trang 114.

129J, tập I, trang 111, 149 và 245.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]