Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Nhất thừa đạo

26/03/201103:11(Xem: 14993)
7. Nhất thừa đạo

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

NHẤTTHỪAĐẠO

Cómột câu trong phẩm Phương tiện của kinh Pháp Hoa mà ngườihọc Phật thường để ý, đó là câu:

"ChưPhật lưỡng túc tôn,

Tripháp thường vô tánh,

Phậtchúng tùng duyên khởi,

Thịcô thuyết nhất thừa.

Thịpháp trụ pháp vị,

Thếgian tướng thường trụ,

Ưđạo tràng tri dĩ,

Đạosư phương tiện thuyết." 2

Bâygiờ lần lượt chúng ta tìm hiểu câu này có ý nghĩa gì?

ChưPhật: Chỉ tất cả Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai.Các đức Phật đều có danh hiệu Lưỡng túc tôn. Bằng đôichân, chúng ta đi chỗ này chỗ kia, thì đức Phật cũng cóhai chân phước đức và trí tuệ dạo khắp tam giới đểcứu độ chúng sanh. Phước đức và trí tuệ hay đại bi vàđại trí, hai đức tính tôn quí đó Phật đã thành tựu,nên Ngài được tôn xưng là đấng Lưỡng túc tôn. Vì cóđại bi đại trí nên Phật biết rõ tánh các pháp. Tánh đólà tánh bình đẳng, bất sinh bất diệt hay còn gọi là vôtánh mà chỉ có trí Bát-nhã mới có thể ngộ nhập. Chư Phậtrõ được tánh ấy, nên nói: "Tri pháp thường vô tánh". Câunày được giải thích khác nhau tùy theo tinh thần của mỗitông phái. Tánh Tông giải thích: Các pháp là chơn không, vôtự tánh, vì các pháp nhờ nhiều nhân duyên, nhờ đối đãimà thành. Lìa các duyên, lìa sự đối đãi thì không có cácpháp. Như vậy, các pháp có mà như không, vì cái có đó khôngcó tự tánh, tức không có tánh độc lập với cái khác. Vớitâm lý phàm phu, chúng ta thấy có pháp này pháp kia sai khác,cái thấy đó không đúng với thực tướng các pháp. ĐứcPhật thì thấy các pháp trùng trùng duyên khởi, tương quanlẫn nhau vô cùng tận mà hình thành. Như vậy, một pháp hiệnhữu giữa tất cả các pháp, tất cả các pháp hiện hữutừ một pháp. Ngoài một pháp không có tất cả pháp, ngoàitất cả pháp không có một pháp. Nếu thấy các pháp riêngbiệt là không hiểu rõ lý duyên khởi ấy. Đức Phật biếtrõ các pháp đều vô tự tánh. Pháp sinh cũng vô tự tánh,pháp diệt cũng vô tự tánh, pháp có, pháp không, đều vôtự tánh. Chẳng hạn, khi ta thấy pháp hiện hữu trước mắt,thì pháp đó cũng vô tự tánh, mà khi nó không hiện hữu,cũng là vô tự tánh. Các pháp có khi thành, khi hoại, khi có,khi không, gọi là sanh tử thành hoại, nhưng cái vô tự tánhcủa các pháp thì không có sanh tử thành hoại, nên Bát-nhãtâm kinh có câu: "Thị chư pháp không tướng bất sanh, bấtdiệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm". Câu nàycó thể giải thích ý nghĩa câu "Tri pháp thường vô tánh"của kinh Pháp Hoa.

Nhưngtheo tinh thần Tướng tông, ngài Khuy Cơ giải thích như sau:Các pháp chia ra pháp thường tánh và pháp vô tánh. Pháp thườngtánh là viên thành thật, pháp vô tánh là biến kế chấp vày tha khởi. Các pháp do duyên mà hiện hữu, nên gọi là y thakhởi. Chúng sanh chấp các pháp y tha này là có thực, đó làbiến kế chấp, nghĩa là một sự hiểu biết theo vọng tình.Các nhà Duy thức thường lấy ví dụ đêm thấy sợi dây thànhcon rắn. Con rắn đó trên vọng tình thì có mà trên sự thựckhách quan thì không. Trong luận có một bài kệ để diễntả ba tự tánh nói trên của các pháp:

"Bạchnhất kiến thằng, thằng thị ma,

Dạlý kiến thằng, thằng thị xà.

Mathượng sanh thằng, do trí loạn,

Khởikham thằng thượng cánh sanh xà?"

Tạmdịch:

"Banngày thấy dây, dây là gai,

Trongđêm thấy dây, dây là rắn.

Gaithấy thành dây, trí đã loạn,

Dâycòn hóa rắn nữa sao đang?"

Tấtcả các pháp đều do duyên sinh gọi là y tha khởi, vì y thakhởi nên như huyễn, không có thực. Thấy dây là gai (thằngthị ma) tức thấy rõ thực tướng của dây, thì gọi là viênthành thật. Thấy gai là dây (ma thượng sanh thằng) là y thakhởi tánh. Thấy dây thành rắn (thằng thượng cánh sanh xà)là biến kế chấp. Các pháp y tha và biến kế chấp đềulà pháp hư vọng, vô tánh, chỉ có viên thành thật là phápthường tánh.

Phápnhất thừa cũng là chân như, thật tế pháp trụ, pháp vị.Chữ "pháp trụ, pháp vị" ở trong câu kệ trên đồng nghĩavới chân như, pháp tánh, thật tế, thật tướng, nghĩa làđều chỉ tánh bình đẳng nhất như, tánh thường hằng trongtất cả pháp. Chân như cũng là thật tướng thường trú củathế gian. Ngộ được lý chân như này thì thấy rõ tất cảcác pháp thế gian đều ở trong chân như, đều thường trúbất biến kiến "thế gian tướng thường trú". Tướng đâylà thực tướng, không phải tướng hư vọng bên ngoài, (giảtướng thì có sinh trú diệt, mà thực tướng thì luôn luônlà chân như thường trú).

ĐứcPhật ở Bồ-đề đạo tràng chứng ngộ được pháp tánhấy và ngộ được Bồ-đề chủng tử của chúng sinh phảicần có duyên mới phát khởi được, cho nên Ngài dùng cácphương tiện để làm phát khởi Bồ-đề chủng tử, nên mớinói pháp nhất thừa. Bồ-đề chủng tử là hột giống lớn,hột giống làm Phật, thì phải có pháp lớn là pháp nhấtthừa mới đủ sức làm duyên cho nó phát khởi (Phật chủngtùng duyên khởi, thị cố thuyết nhất thừa... ư đạo tràngtri dĩ, Đạo sư phương tiện thuyết).

PhápPhật chứng bất khả tư nghị, chỉ có Phật với Phật hiểunhau, còn chúng sanh không thể ngộ nhập trực tiếp, (TrườngBộ Kinh nói: Pháp này do Ta chứng được thật là sâu kín,khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận,vi diệu, chỉ người có trí mới hiểu thấu. Còn quần chúngnày thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thậtkhó thấy được định lý y tánh duyên khởi pháp. Thật làkhó thấy được tịnh lý tất cả hành là tịch tịnh, tấtcả sanh y được từ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, áidiệt Niết-bàn), nên Phật phải dùng phương tiện, tuỳ căncơ trình độ chúng sanh để nói. Nghĩa là khi nói pháp khôngphải Ngài luôn luôn đem lý nhất thừa ra dạy. Chẳng hạnđối với phàm phu, ngoại đạo, căn cơ thấp thì Ngài chỉdạy bố thí, trì giới. Với hàng Thanh Văn trình độ kháhơn, Ngài dạy Tứ diệu đế để thấy khổ, nguyên nhân khổ,sự diệt khổ và con đường diệt khổ. Cao hơn nữa, đốivới hàng Duyên giác quán được lý nhơn duyên sinh, Ngài mớidạy 12 Nhơn duyên để đưa họ đến giác ngộ. Tất cả nhữngpháp đó đều là phương tiện Phật dùng để dìu dắt chúngsinh cho đến khi phát khởi được Bồ-đề chủng tử (Bồ-đềtâm) mới nói nhất thừa. Vì chỗ chứng của Phật thâm diệu,căn cơ của chúng sinh không thể một lần mà ngộ được,Phật phải dùng phương tiện giáo hóa dần dần. Phẩm Phươngtiện trong kinh Pháp Hoa do đó giữ vai trò rất quan trọng.Thí dụ về phương tiện được Phật dùng để giáo hóa:Một bà mẹ sầu khổ vì con chết, bà không nỡ đem chôn,cứ ôm con khóc lóc mà đi đến Phật, Ngài bảo bà hãy đixin lửa ở nhà nào không hề có người chết, đem về đểNgài cứu đứa con. Bà vâng lời ra đi, đến nhà nào cũngsẵn sàng cho lửa, nhưng khi hỏi đến người chết thì khôngnhà nào khỏi có người chết. Nhà thì chết cha, chết mẹ,anh em, chị em, con cháu. Cứ mỗi câu trả lời như là mộttia lửa chiếu sáng tâm tư. Cuối cùng bà dần dần tỉnh ngộtrước sự thật, nên nỗi đau khổ cũng nguôi dần. Bà trởvề đức Phật trong tâm trạng bình tĩnh hơn. Bà bạch lạivới đức Phật rằng: "Việc Ngài dạy con đã làm xong". ĐứcPhật nhân đấy thuyết pháp cho bà, bà hoan hỶ kính thọ,đem xác con đi chôn, cầu nguyện cho nó mà không còn quá đaukhổ như trước. Đó là phương tiện mà nếu đức Phật khôngdùng thì không thể dẫn bà mẹ đau khổ ấy ra khỏi phiềnnão, đạt đến trí tuệ. Đối với căn cơ của một ngườiđang ngập chìm trong đau khổ như bà này thì cần phải nhờbài học thực tế trực tiếp như Đức Phật dạy mới thứctỉnh nổi, chứ nếu chỉ giảng lý thì thật khó làm cho bàlay chuyển. Không có quyền trí (hay phương tiện trí) thì cănbản trí không thể hiển bày được.

Ngườita thường xem đức Phật như một đấng thiêng liêng, mộtvị thần. Ngài đã đánh tan hiểu lầm đó một cách dứtkhoát trong câu trả lời Bà-la-môn Dona. Bà-la-môn này, mộthôm, trông thấy dấu chân Ngài và chú ý đến những đặcđiểm khác thường nơi dấu chân ấy, ông ta lần tìm đếnchỗ đức Phật và hỏi:

- Ngàicó phải là một vị trời chăng? Phật đáp: Không, Bà-la-mônlại hỏi: Vậy Ngài là Càn-thát-bà chăng ? (Là một loài nhạcthần). Ngài đáp: Không. - Ngài là quỉ Dạ xoa chăng ? Ngàiđáp: Không phải. Vậy có phải Ngài là người chăng ? Ngàiđáp: Ta không phải là người. Quá ngạc nhiên, Bà-la-môn hỏitiếp: Vậy Ngài là ai? Khi ấy đức Phật trả lời như sau:Nầy Bà-la-môn, Ta không phải là trời, nhưng đối với loàitrời chưa giác ngộ, còn mê hoặc thì Ta là một vị trờiđã giác ngộ, hết mê hoặc. Ta không phải là Càn-thát-bà,là Dạ-xoa, là người.., nhưng đối với loài Càn-thát-bà,loài Dạ-xoa, loài người... chưa giác ngộ, còn mê hoặc, thìTa là loài Càn-thát-bà... đã giác ngộ, hết mê hoặc. Vínhư hoa sen sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, nhưng khôngbị nước thấm ướt. Ta sanh ra trong đời, lớn lên trong đời,Ta chinh phục đời, không bị đời làm ô nhiễm. Như vậyTa là Phật.

Bà-la-mônDona sụp lạy và xin quy y Phật.

Quachuyện ấy, chúng ta thấy đức Phật ở trong tất cả Trời,Càn-thát-bà, Dạ-xoa, người... nhưng vượt lên tất cả Trời,Càn-thát-bà, Dạ-xoa, người... Ngài không có xa vời đốivới chúng ta, nhưng rất khác chúng ta, vì Phật là một ngườiđã hết mê hoặc, đã giải thoát và viên mãn lòng từ bicứu độ chúng sanh, chỉ có thế. Nhưng chính đó là điềucao quí nhất, siêu việt nhất mà tất cả chúng ta hết lòngtôn thờ để tu theo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]