Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Pháp Nạn

24/02/201116:04(Xem: 9872)
7. Pháp Nạn

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

7. Pháp Nạn

Mặc dù Phật giáo dựa trên căn bản từ bi và trí tuệ, nhưng trong suốt cuộc đời hành đạo, Đức Phật cũng gặp biết bao nhiêu điều cay đắng phát sinh từ lòng đố kỵ của ngoại đạo, tà giáo và lòng ganh ghét của con người.

1) Âm mưu hại Phật của Đề Bà Đạt Đa:

Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là con vua Suppabuddha và hoàng hậu Pamita mà Pamita là bà cô của Đức Phật. Ông cũng xuất gia theo Phật cùng một lượt với tôn giả A Nan và những thanh niên khác của giòng họ Thích Ca. Mặc dầu đi tu, nhưng ông ta không chứng được quả vị nào. Ông chỉ giỏi về một số phép thần thông mà thôi và được vua A Xa Thế (Ajattasattu) của xứ Ma Kiệt Đà ủng hộ. Mặc dù lối sống hư hỏng, tin theo tà kiến và tà hạnh, ông ta vẫn được một số khá đông người tán thành và phục tùng. Khi Đức Phật về già thì ông yêu cầu Phật trao quyền lãnh đạo Tăng già cho ông, nhưng Đức Phật kiên quyết không chấp nhận vì biết ông là người không đủ tư cách.

Quyết định của Đức Phật làm cho ông hết sức căm hận. Ông cùng với vua A Xà Thế âm mưu hại Phật. Họ thuê những tay xạ thủ để thủ tiêu Phật, nhưng tất cả đều bị Phật cảm giáo và trở thành đệ tử của Ngài. Thấy kế nầy không thành, một ngày kia khi thấy Đức Phật đang đi dọc theo bờ núi Linh Thứu (Gijjhakuta) thì Đề Bà Đạt Đa đẩy xuống một tảng đá lớn từ trên đỉnh núi để giết Phật. May thay tảng đá nầy lăn đụng vào một tảng đá khác và bị vở nát vì thế Đức Phật chỉ bị xây xát và chảy máu ở chân mà thôi. Đề Bà Đạt Đa chưa chịu thua nên một ngày kia ông cho một con voi điên uống thật nhiều rượu, rồi xua voi húc Phật. Khi con voi chạy đến gần tới Phật thì bỗng nhiên đứng lại và bị Phật cảm hóa. Thấy bao kế hoạch hại Phật đều thất bại, ông bèn nuôi một âm mưu khác, xảo quyệt hơn, là kết hợp với một số Tỳ kheo xấu như Kokàlika để cố tình chia rẽ tăng đoàn.

Ông đề nghị với Đức Phật 5 điều luật mới như sau:

Tăng sĩ phải sống suốt đời ở trong rừng.
Chỉ được khất thực để ăn.
Chỉ được mặc áo làm bằng giẻ rách lượm ở nghĩa địa.
Chỉ được sống dưới gốc cây.
Suốt đời không được ăn thịt cá.
Đức Phật chỉ trả lời là tùy ý Tăng sĩ chứ Ngài không ép buộc họ. Ông lợi dụng sự từ chối của Phật để lôi kéo theo một số tăng sĩ trẻ, thiếu học thức và không có căn bản giáo lý đi theo mình đến Gayasina. Đức Phật chỉ thị hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đi theo và thuyết pháp để dẫn họ về với chánh pháp.

Sau đó, Đề Bà Đạt Đa mặc bệnh nan y, nhưng trước khi chết ông ăn năn hối lỗi và tỏ ý muốn gặp Đức Phật. Nhưng vì nghiệp ác quá nặng cho nên ông chết mà không gặp được Phật và phải đọa vào địa ngục, chịu khổ bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp.

Khi nói về Đề Bà Đạt Đa, Đức Phật dạy rằng: ”Vì ông ta bị chinh phục bởi các ác pháp, cho nên phải đọa địa ngục, tức là bị chinh phục bởi lợi dưỡng, danh vọng, dục vọng xấu và tà kiến”.

2) Tướng cướp Angulimala:

Tại xứ Kosala, có một tướng cướp khét tiếng hung ác tên là Angulimala. Cha của ông vốn là một quan chức trong triều vua xứ Kosala. Thủa thiếu niên, ông học rất giỏi và rất được các bạn cùng lớp thương yêu. Trong lớp học của ông có vài người ghen tỵ ông nên họ vu cáo với thầy giáo. Vị thầy nầy bắt đầu thù ghét và muốn giết ông bằng cách bắt ông trả học phí bằng 1000 ngón tay phải của con người. Ông rất khổ tâm nhưng phải vâng lời thầy. Ông vào trong rừng Jalini ở Kosala và bắt đầu giết người để có đủ số ngón tay cần thiết. Ban đầu, ông treo các ngón tay người trên cây, nhưng vì các ngón tay bị quạ mổ ăn, cho nên ông xâu ngón tay người lại thành vòng để đeo nơi cổ. Khi ông đã thu thập được 999 ngón thì Đức Phật xuất hiện. Ông rất mừng vì sắp đủ số ngón tay cần thiết để nộp cho thầy giáo ác độc. Thấy Đức Phật, ông liền rút gươm và chạy đuổi theo Phật. Vì Phật dùng phép thần thông nên ông càng đuổi thì càng không bắt kịp được Phật, mặc dầu Phật vẫn đi khoan thai từ từ.

Cuối cùng, mồ hôi dầm dề và mệt lã, ông dừng lại và gọi: ”Này Tu sĩ, hãy dừng chân”. Đức Phật nói từ tốn: ”Mặc dầu ta đang đi, nhưng ta đã dừng chân. Còn nhà ngươi đã dừng chân hay chưa?”. Ông không hiểu ý của Phật bởi vì Đức phật đang đi mà lại nói đã dừng chân. Còn ông thì đã dừng chân mà Phật bảo là hãy dừng chân. Thấy ông thắc mắc, Phật dạy: “Đúng là ta đã dừng mãi mãi bởi vì Ta không bao giờ ta dùng bạo lực đối với chúng sinh. Còn nhà ngươi, hãy dừng tay chớ giết hại đồng loại. Vì vậy mà Ta nói rằng, Ta đã dừng và bảo ngươi cũng hãy dừng tay”.

Nghiệp thiện ngày xưa tác động vào tư tưởng của ông khiến ông vứt gươm xuống đất, quỳ xuống và xin quy y theo Phật. Phật chỉ nói một câu đơn giản: ”Ehi Bikkhu” (Hãy đến! Tỳ kheo).

Dựa trên hai thí dụ trên thì Đức Phật chính là một ông lương y đại tài vì Ngài tùy theo hoàn cảnh mà hóa độ chứ nhất thiết không theo một đường lối cố định nào. Ngài có đủ pháp môn cho họ khai ngộ và quy y theo Ngài cho dù là kẻ thân, người thù, người thông minh hay kẻ đần độn, kẻ giàu sang hay là người nghèo khổ.

Phát huy tinh thần bình đẳng

Ngoài lòng từ bi vô bờ bến, tinh thần bình đẳng là một đức tính cao quý khác mà Đức Phật đã phát huy ngay từ khi còn thơ ấu. Đối với Ngài thì không có sự khác nhau giữa người nghèo với kẻ sang hoặc người thông minh với kẻ chậm tiến. Nhắc lại thời bấy giờ trong xã hội Ấn Độ, sự phân

chia giai cấp được coi là rất thịnh hành. Bất cứ nơi nào cũng có mấy chục giai cấp khác nhau từ hạ tiện đến giàu sang. Người hạ tiện thì không được phép giao du với cấp cao hơn và ngược lại kẻ giàu sang thì càng không muốn gần gủi kẻ khốn cùng.

Điển hình là khi Ngài xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn độ, người nầy sợ làm ô uế cho Ngài, thì Ngài bảo:”Không có giai cấp, vì mọi người trong máu đều đỏ như nhau và trong nước mắt của ai cũng mặn cả. Mọi người sanh ra đều có Phật tánh và có thể thành Phật”.

Ngay cả trong giáo hội của Ngài, Ngài đã thu nhận cả những người thuộc giai cấp hạ tiện. Chẳng hạn như ông Ưu Bà Ly, một người thuộc giai cấp hạ tiện, làm nghề gánh phân, nhưng sau đó trở thành một đệ tử rất nổi tiếng về phương diện giới luật của Phật giáo. Sự thâu nhận nầy đã làm cho một số vua chúa bất mãn. Điển hình là vua Ba Tư Nặc đã bạch Phật rằng: ”Ngài thâu nhận kẻ hèn hạ vào hàng tông đồ như vậy, không sợ rằng đá sỏi lẫn lộn với châu ngọc làm mất giá trị của chúng Tăng sao?

Phật dạy rằng: ”Người hèn hạ mà biết Phật tâm Bồ đề, xuất gia tu hạnh, chứng được chánh quả, thì quý báu vô cùng, chẳng khác gì hoa sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]