Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tu sĩ

12/02/201102:52(Xem: 9586)
11. Tu sĩ

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

11.TU SĨ

VẤN:Tăng đoàn có vai trò quan trọng trong Phật giáo. Mục đíchcủa các tu sĩ là gì, và các vị đó phải làm gì?

ĐÁP:Mục đích của Đức Phật khi thành lập giáo đoàn các tusĩ nam và nữ (tăng và ni) là để tạo ra một môi trườngthích hợp để phát triển tâm linh. Cộng đồng cư sĩ hỗtrợ cộng đồng tu sĩ qua cúng dường tứ vật dụng: thứcăn, y áo, chỗ ở, và thuốc men. Nhờ đó, các vị tu sĩ cóthể dành toàn thì giờ để tu học và thực hành Giáo Pháp.Đời sống đơn giản, có kỷ cương tại tu viện tạo thuậnlợi cho an bình nội tâm và hành thiền. Đáp lại, các vịtăng ni phải chia sẻ những gì họ biết với cộng đồngcư sĩ, và làm gương sáng về đời sống thiện lành cho cácPhật tử cư sĩ noi theo.

Trênthực tế, sứ mạng cơ bản này đã được nới rộng, vượtqua khỏi những gì mà Đức Phật có ý định đầu tiên; vàngày nay, nhiều vị tăng ni đôi khi hoạt động như là cácgiáo viên, cán sự xã hội, nghệ sĩ, bác sĩ, ngay cả chínhtrị gia. Có người cho rằng đảm trách thêm các vai trò đóthì cũng tốt, nếu giúp phát triển Phật giáo. Nhưng cũngcó ý kiến cho rằng nếu làm như thế, e rằng các vị tu sĩsẽ dễ bị vướng bận vào các chuyện thế sự mà quên đimục đính chính khi họ gia nhập tu viện lần đầu tiên.

VẤN:Hạng người nào có thể trở thành tu sĩ?

ĐÁP:Đa số chúng ta có nhiều mối quan tâm khác nhau trong đờisống của mình, như gia đình, nghề nghiệp, thú vui, chínhtrị, tôn giáo, v.v. Trong các mối quan tâm này, có thứ làquan trọng hàng đầu, có thứ kém quan trọng hơn. Khi sự họctập và thực hành những lời dạy của Đức Phật trở thànhmột việc tối quan trọng cho một người nào đó, khi việcấy chiếm ưu tiên hơn các việc khác, do đó, người ấy cóthể sẽ có khuynh hướng trở thành một tu sĩ, Tăng hay Ni.

VẤN:Có cần phải là tu sĩ để được giác ngộ?

ĐÁP:Dĩ nhiên là không. Vài vị đệ tử thành tựu nhất của ĐứcPhật chỉ là nam hoặc nữ cư sĩ. Có vài vị đã phát triểntuệ giác, và để lại những bài giảng thâm sâu. Trong Phậtgiáo, cấp độ trí tuệ của một người là điều tối quantrọng, và điều đó không liên hệ chi đến y áo của ngườiđó, mà cũng không liên hệ chi đến việc người đó sốngở tu viện hay sống tại nhà. Có người thấy rằng đờisống tu viện, với những thuận lợi và những khó khăn, làmôi trường tốt nhất để tăng trưởng tâm linh. Cũng cóngười thấy rằng ở nhà riêng, với tất cả niềm vui vànỗi khỗ, là thích hợp nhất. Mỗi người đều có nhữngtình huống, hoàn cảnh riêng.

VẤN:Tại sao các tu sĩ Phật giáo mặc y màu vàng?

ĐÁP:Ngày xưa, khi người Ấn Độ nhìn vào rừng, họ luôn luôncó thể nói những lá cây nào sắp sửa rơi rụng vì chúngcó màu vàng, cam, hay nâu. Do đó, tại Ấn Độ, màu vàng trởthành màu của sự dứt bỏ. Màu y của các tu sĩ là màu vàngvì màu đó giúp nhắc nhở đến tầm quan trọng của sự khôngchấp thủ, của sự xả ly, buông bỏ.

VẤN:Trở thành tu sĩ là một điều tốt, nhưng việc gì sẽ xảyra nếu mọi người đều trở thành tu sĩ?

ĐÁP:Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi tương tự như thế chocác nghề nghiệp khác. "Trở thành nha sĩ là một điều tốt,nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu mọi người đều trở thànhnha sĩ? Như thế, sẽ không còn có các giáo viên, đầu bếp,tài xế lái xe taxi, ...." Rồi, "Trở thành giáo viên là mộtđiều tốt, nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu mọi người đềutrở thành giáo viên? Như thế, sẽ không còn có các nha sĩ,đầu bếp, tài xế lái xe taxi, ..." v.v. Đức Phật không đềnghị tất cả mọi người nên trở thành tu sĩ, và thật thế,điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, bao giờ cũngcó một số người thích đời sống đơn giản và xả ly,và họ hoan hỷ với các lời dạy của Đức Phật, nhiềuhơn tất cả các sự việc khác. Và cũng như các nha sĩ, nhữngtu sĩ đó có các khả năng và kiến thức đặc biệt đểphục vụ xã hội mà họ đang sống.

VẤN:Điều đó có thể đúng cho các vị tu sĩ thuyết giảng hayviết sách. Còn các vị tu sĩ chỉ biết hành thiền thì sao?Họ giúp được gì cho xã hội?

ĐÁP:Bạn có thể so sánh một vị sống ẩn tu với một nhà nghiêncứu khoa học. Xã hội hỗ trợ nhà nghiên cứu khoa học đểông ấy ngồi làm việc miệt mài trong phòng thí nghiệm, vìchúng ta hy vọng rằng cuối cùng, ông ấy sẽ khám phá hoặcphát minh được việc gì đó có lợi ích chung. Cũng như thế,cộng đồng Phật giáo hỗ trợ nhà sư hành thiền (mà thậtra, nhu cầu của vị ấy rất ít oi) bởi vì chúng ta mong rằngvị ấy sẽ thành tựu trí tuệ và minh triết, để mang đếnlợi ích chung.

Ngaycả trước khi điều ấy xảy ra, hoặc nếu điều ấy khôngxảy ra, một nhà sư ẩn cư hành thiền vẫn mang lợi ích đếncho người khác. Trong các xã hội hiện đại, chủ trương"lối sống của người giàu và nổi tiếng", với các điềuxa hoa, tiêu thụ phung phí và ích kỷ, thường được xem nhưlà một lý tưởng, được nhiều người mơ ước. Tấm gươngsống đơn giản của một vị thiền sư nhắc nhở rằng takhông cần phải giàu có để được an lạc, thỏa lòng. Tấmgương đó cho ta thấy được một lối sống dịu dàng vàgiản dị cũng mang lại rất nhiều lợi ích.

VẤN:Tôi nghe nói là hiện nay không còn có các nữ tu sĩ nữa. Cóđúng thế không?

ĐÁP:Khi còn tại thế, Đức Phật thành lập giáo đoàn các vịnữ tu sĩ, gọi là tỳ khưu ni. Trong 500 năm tiếp theo, ni đoànđã có một vai trò rất quan trọng trong công tác phát triểnvà hoằng dương Phật giáo.

Tuynhiên, trong bối cảnh xã hội và văn hóa thời đó, các vịtỳ khưu ni không được nhiều ưu đãi như các nam tu sĩ (tỳkhưu). Sau đó, không rõ chính xác vì các lý do gì, ni đoànNam tông ở Ấn Độ và Đông Nam Á không còn tồn tại nữa.Mặt khác, ni đoàn Bắc tông ở Trung Hoa, Đài Loan, Đại Hàn,Nhật Bản và Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển.

Hiệnnay, tại Tích Lan và Thái Lan, đã có những nỗ lực để táiphục hồi ni đoàn Nam tông, bằng cách tiếp nhận truyền giớitừ ni đoàn Bắc tông của Đài Loan, mặc dù có nhiều ngườitrung thành với truyền thống cũ đã không ủng hộ việc này.

Dùsao, để gìn giữ ý định nguyên thủy của Đức Phật, chúngta cần phải tạo ra những cơ hội đồng đều cho cả namlẫn nữ Phật tử để sống đời sống xuất gia, nếu họmuốn, và được lợi lạc trong đời sống đó.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]