(THE WHEEL OF LIFE)
Thích Nữ Giới Hương
VÒNG 12 NHÂN DUYÊN
13. SƠ ĐỒ 12 NHÂN DUYÊN
Trong 12 nhân duyên, cái nhân làm duyên cho quả. Quả làm nhân cho duyên, tạo thành xâu chuỗi luân hồi vô tận mà sự sống và chết từ thiên thu đã không ngừng tái diễn. Nếu chia theo nhân quả chuyền níu của quá khứ, hiện tại, tương lai và ‘hoặc-nghiệp-khổ’ thì vòng 12 nhân duyên được hiểu như sau:
Hai nhân -/ Vô minh: vọng hoặc che tối -> Hoặc
quá khứ -/ Hành: vọng dấy nên ba nghiệp hiện hành chẳng dừng ->Nghiệp
Năm quả -/ Thức: hạt giống nghiệp phát sanh ra thức.
hiện tại Thức là biết đối cảnh để phân biệt
Nghiệp thức là nghiệp quả, một nghiệp -> Khổ
-/ Danh sắc: thức tâm là danh. Năm căn là sắc
-/ Lục nhập: sáu căn đều đủ. Tùy theo căn thì trần nhập vào căn nấy.
-/ Xúc: căn nào đối trần nấy sanh xúc
-/ Thọ: căn xúc trần thọ tốt xấu.
-> Bốn thứ này chỉ về sắc thân và sự cảm thọ của sắc thân trong sanh tử nên thuộc -> Khổ
Ba nhân -/ Ái: bởi lãnh thọ sanh ái
hiện tại -/ Thủ: vì tham ái đắm nhiễm, nên
theo đuổi kiếm tìm kiếm.
-> là ái nhiễm đắm trước nên thuộc về -> Hoặc
-/ Hữu: do theo dõi mong cầu
nên gây ra các nghiệp hữu lậu.
Hai quả -/ Sanh: Vì đã có nghiệp nhân tất phải
vị lai với lấy cái thọ sanh đời sau
->đây là các hành của thân khẩu ý nên thuộc -> Nghiệp
-/ Già bịnh chết: đã có sanh thân tức chịu
cái khổ của bịnh, lão tử.
-> đây là sự thọ quả trong sanh tử nên -> Khổ
12 nhân duyên tùy ý đoạn được một cái nào thì các cái kia đều tan rã.
Hễ nhân đã đoạn thì không còn hạt giống nữa.
Hễ duyên đã đoạn thì không còn cảnh phụ trợ.
Đức Phật kết vòng 12 nhân duyên như sau:
“Hai pháp có thể biết và phải thông suốt là danh và sắc;Hai pháp có thể biết và phải tận trừ là vô minh và ái dục;
Hai pháp có thể biết và phải thực tập là giới và định;
Hai pháp có thể biết và phải chứng ngộ là giải thoát và trí tuệ”.