Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 8

14/01/201111:42(Xem: 6773)
Trang 8

Hỏi:

Tronglúctụng kinh ta phải tham thiền như thế nào?

Đáp:
Thamthoạiđầu là hỏi câu thoại để kích thích niệm khôngbiết, khán thoại đầu là nhìn chỗ niệm không biết, cứhỏi và nhìn 2 cái đi song song là đủ rồi.

Tụngkinh đến đâu quán tưởng đến đó là cách tu của giáo môn,không phải tham Tổ Sư thiền. Đó là Đại thừa thiền cóSa ma tha, Tam ma bát đề và Thiền na.

Hỏi:
Ngườiphụnữ tu thiền chỉ ngồi bán già, không ngồi kiết già,vì có bệnh của người nữ. Vậy như thế nào?

Đáp:
Tôiđãnói “không cần nhất định phải ngồi bán già hay kiếtgià”, Lục Tổ nói: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”,còn nói: “Ngồi lâu trói thân có ích lợi gì!”. Trong PhápBảo Đàn có kệ phá chấp ngồi:
Lúc sống ngồi chẳng nằm,
Khi chết nằm chẳng ngồi.
Vốn là đống xương thúi,
Đâu thể lập công phu?
Vậytạisao còn hỏi toàn già, bán già nữa?

Bệnhcủa phụ nữ là do sinh lý, đâu phải do cái ngồi! Ngườiphụ nữ có kinh nghiệm đó, cũng như có kinh nguyệt đềuđều mỗi tháng, nhưng có người trước khi có kinh hay hếtkinh, họ cũng có tâm lý bất thường, như nổi giận, buồnrầu.

Hômtrước có người hỏi “tại sao người nam được xuất gia7 lần, mà người nữ chỉ được xuất gia 1 lần”? Đó cũngtại sinh lý, như có 5 chúng xuất gia: Bên nam thì Sa Di lênTỳ Kheo, chỉ có 2 bực. Còn bên nữ phải có 3 bực: Sa DiNi lên Thức Xoa rồi đến Tỳ Kheo Ni.

Banđầu Phật cũng chế Sa Di Ni lên Tỳ Kheo Ni, nhưng sau này pháthiện Tỳ Kheo Ni sanh con, bị người thế gian phê bình côngkích, vì người đó có chồng rồi có thai mà không biết lạixuất gia, tuy chồng có đồng ý cho xuất gia.

Vìvậy, Phật mới chế thêm một cấp nữa là Thức Xoa. ThứcXoa nghĩa là học pháp của Tỳ Kheo Ni, quy định 2 năm mớiđược thọ giới Tỳ Kheo Ni. Mặc dầu quy định 2 năm, thậtra chỉ 12 tháng và thêm một ngày, nhưng cũng tính 2 năm,cũng như tuổi âm lịch vậy.

Vìngười đàn bà có thai 9 tháng 10 ngày thì đã sanh con rồi,12 tháng là đủ kiểm tra có thai hay không. Nếu không có thaithì được thọ giới Tỳ Kheo Ni, ấy là người nữ có sinhlý khác nên Phật mới chế giới thêm.

Theođây mình biết, nếu người nữ hoàn tục một lần có thểsanh thêm một đứa con, hoàn tục hai lần có thể sanh ra 2đứa con,… cứ như thế nhiều lần, vậy làm sao xuất giathêm được? Cho nên, Phật chỉ cho người nữ xuất gia mộtlần thôi.

Hỏi:
Cóngườilấy trộm đồ vật của người khác, rồi đem chongười nghèo để sống. Vậy người lấy trộm có đượcphước không?

Đáp:
Họkhôngphải tự mình làm ra vật đó, mà lại trộm cướp đemcho người khác. Vậy làm sao có phước được? Vì đã hạingười mất đồ bị khổ. Cho nên, người trộm cướp đóbị tội chứ không có phước.

Hỏi:
HưVânlão Hòa thượng thuộc dòng phái nào?

Đáp:
HưVânlão Hòa thượng thuộc dòng phái Lâm Tế. Ở Trung Quốccó 5 phái thiền là: “Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn,Quy Ngưỡng”. Hai phái Lâm Tế, Tào Động thì còn tiếp tụcđến ngày nay, còn ba phái kia tuyệt truyền. Ngài Hư Vân muốnba phái kia tiếp tục truyền, nhưng rồi cũng không thành.

Hỏi:
LờicủaPhật không có nghĩa thật. Tại sao Hòa thượng dùng lờicủa Phật để dẫn chứng? Vậy có phải dùng thuốc giảđể trị bệnh giả có đúng không?

Đáp:
LờicủaPhật gọi là bất định pháp, chỉ là công cụ đểphá chấp. Lời của tôi cũng vậy, tôi cũng bắt chước lờicủa Phật Thích Ca dùng công cụ để phá chấp thôi. Nếuchấp công cụ đó thì Phật không thể giáo hóa.

-TrungQuán Luận: Phẩm Phá “Hành”.

Hỏi:
Như kinh Phật sở thuyết,
Hư vọng chấp lấy tướng.
Vì vọng chấp chư hành,
Nên gọi là hư vọng.

Đáp:
Kẻ hư vọng chấp lấy,
Trong đó lấy cái gì?
Phật thuyết những việc này,
Muốn hiển bày nghĩa không.
Vì các pháp khác nhau,
Biết đều là “vô tính”.
Tínhvôpháp cũng vô,
Vìtấtcả pháp không.
ĐạiThánhchuyển pháp không,
Vìlìachư kiến chấp.
Nếulạithấy có không,
Phậtchẳngthể giáo hóa.

Lượcgiải:
“Hành” là sự hành vi biến hóa, hành vi biến hóa là sátna sanh diệt, nên Phật nói chư hành vô thường, vô thườngthì chẳng thật, chẳng thật nên hư vọng. Hư vọng thì chẳngthể chấp lấy, Phật nói hư vọng chẳng thể chấp lấy làmuốn hiển bày nghĩa không vậy.

Vìcácpháp khác nhau thì mỗi mỗi chẳng có tự tánh. Pháp chẳngcó tự tánh thì pháp chẳng có, nên nói tất cả pháp không,Phật thuyết pháp không là để dùng phá 62 kiến chấp vàphá phiền não của nghiệp ái vô minh.

“Không”là công cụ dùng để phá chấp, nếu trở lại chấp “không”thì người ấy chẳng thể giáo hóa. Như có bệnh mới cầnuống thuốc, nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị.Cũng như lửa từ củi ra thì phải dùng cái gì để diệt?

“Không”dụ cho nước, có thể dẹp tắt những lửa phiền não. Nếulại ở nơi “không” mà sanh khởi kiến chấp, hoặc cho làcó cái “không”, hoặc cho là chẳng có cái “không”, vìtranh chấp “hữu” “vô” lại sanh khởi phiền não nữa.

Nếudùng “không” để giáo hóa người này thì họ nói tôi biết “không” đã lâu. Nếu lìa “không” thì chẳngcó đạo Niết Bàn. Như kinh nói: Không, Vô tướng, Vô tác,nơi ba cửa này được giải thoát. Đấy chỉ là ngôn thuyếtthôi. (Không, Vô tướng: Thì chẳng thể tu; Vô tác: Thì khôngcó tu, vậy đâu thể giải thoát).

Lờinói của Phật không còn cho chấp, huống là lời nói củatôi! Tôi chỉ là bắt chước lời nói của Phật, chứ tôikhông chấp lời nói của Phật.

Hỏi:
Tứphápy là gì?

Đáp:
Tứphápy là 4 thứ y chỉ ghi ở trong kinh Duy Ma Cật:

1-Ypháp bất y nhân:
Làytheo pháp chứ không y theo người, tuy người đó có danh tiếng,địa vị cao, nếu nói pháp không đúng cũng không nên theo.Những người nói pháp đúng nhưng không có địa vị cao, khôngcó danh tiếng nên theo.

2-Ynghĩa bất y ngữ:
Ngữlànói, nghĩa là cái ý. Cũng như lời nói của Phật, mìnhkhông y theo, mình y theo ý của Phật.

3-Yliễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa:
Phậtthuyếtpháp có hai thứ: Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa, nhưkinh Đại thừa là liễu nghĩa, kinh Trung thừa và kinh Tiểuthừa là bất liễu nghĩa. Mình phải y theo kinh liễu nghĩa,chứ không y theo kinh bất liễu nghĩa.

4-Ytrí bất y thức:
Thứcthìphân biệt là vọng tâm của bộ não, có phân biệt thìcó tương đối, Tự tánh là bất nhị không có tương đối.Không phân biệt là trí, không có tương đối.

Hỏi:
Conănmặn tu thiền này được không? Và ngồi như thế nào?

Đáp:
TấtcảThiền khác đều chú trọng ngồi, còn Tổ Sư thiền thìkhông chú trọng ngồi, không cần ngồi cũng được. Lục Tổnói: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”, ngộ là do ở nơitâm, không phải ở chỗ ngồi. Lại nói: “Ngồi lâu tróithân có ích lợi gì!” Nhưng các Thiền khác lại chú trọngngồi, ngồi lâu là cao. Tổ Sư thiền là ngồi lâu trói thân,chẳng có ích lợi gì!

Cóngười ngồi đến 6 giờ bị ói máu, phải chở đi bệnh viện.Trong Pháp Bảo Đàn có kệ phá chấp ngồi:
Lúcsốngngồi chẳng nằm,
Khi chết nằm chẳng ngồi.
Vốn là đống xương thúi,
Đâu thể lập công phu?

Chonên, hành giả tham Tổ Sư thiền, không muốn ngồi cũng được,muốn ngồi thì ngồi; đi đứng nằm ngồi đều tham thiềnđược. Nếu có ngồi khỏi cần ngồi kiết già, ngồi saocũng được. Chỉ cần ở trong tâm hỏi câu thoại và nhìnthoại đầu.

Hỏi:
Tamphápấn là gì?

Đáp:
Là3pháp ấn của Tiểu thừa, còn Đại thừa chỉ có 1 phápấn là Thật tướng vô tướng, tức là không có tướng có,cũng không có tướng không. Vì có hữu tướng và vô tướnglà tương đối. Thật tướng vô tướng là công cụ để phátương đối. Cho nên, hữu tướng cũng phá và vô tướng cũngphá, chẳng có tướng nào hết thì mới gọi là Thật tướng.

Cácvị đến đây là tham Tối Thượng Thừa thiền thì luôn cảpháp ấn cũng không có, nên gọi là Tâm ấn. Nhưng tâm nhưhư không vô sở hữu, luôn cả tâm cũng không có, vì như hưkhông.

NhưTiểu thừa là duy vật, Trung thừa là duy tâm, Đại thừa làtâm và vật hợp một, Tối Thượng thừa là phi tâm phi vật(chẳng phải tâm, chẳng phải vật).

Chúngở đây học Tối Thượng thừa là siêu việt Đại thừa,Đại thừa còn gọi là Bồ Tát thừa. Theo giới luật BồTát, khi thọ giới Bồ Tát là học đạo Bồ Tát. Nếu còndạy người ta học giới Tiểu thừa là phạm giới Bồ Tát,hay người tu Đại thừa mà còn học giới Tiểu thừa cũngphạm giới Bồ Tát.

Tạisao? Tiểu thừa là tiểu học, Trung thừa là trung học, Đạithừa là đại học, mà bài đại học không học lại họcbài tiểu học, tức là xuống cấp, đáng lẽ phải lên cấpmới phải, nếu xuống cấp học để làm chi! Người ta họcphải lên cấp, nên giới Bồ Tát không cho người Đại thừahọc Tiểu thừa là vậy. Còn Tiểu thừa học Đại thừa thìđược, vì lên cấp.

Hỏi:
Làmthếnào công phu được liên tục?

Đáp:
Khithamthiền cảm thấy làm biếng thì ngưng tham, nghĩ lại việcsanh tử của mình; cũng như mình đang còn sống, không biếtgiờ nào chết, có khi tối ngủ chết luôn cũng không chừng,chết rồi thì tham thiền đâu có được!

Chonên, người phát tâm xuất gia, cũng như phát tâm tham thiềnphải có chánh nhân là muốn giải thoát sanh tử. Có chánhnhân mới có chánh quả, còn những người không có chánh nhân,cũng như vợ chồng gây lộn rồi đi tu thì không phải chánhnhân, hay sự nghiệp thất bại rồi bỏ đi tu cũng không phảichánh nhân.

Nhưthấy Thiền thất đông người, mình cũng bắt chước thamthiền, chứ không phải vì giải quyết vấn đề sanh tử.Vì hứng thú mà tu nên ngài Hư Vân nói “năm đầu thì sơtham, năm thứ hai là lão tham, năm thứ ba không tham”, vì họhết hứng thú thì không tham.

Nếusanh tử chưa giải quyết thì phải tiếp tục tới chừng nàođược giác ngộ, giải thoát được sanh tử mới thôi. Vìvậy mình phải vì sanh tử mà tham thiền, gọi là sanh tửthiết tức là thiết tha giải quyết sanh tử.

Hỏi:
Ngườichưaăn chay, có tu Tổ Sư thiền được không?

Đáp:
Aicũngtu Tổ Sư thiền được. Theo nhân quả là “ăn cục thịtphải trả cục thịt, giết một mạng phải trả một mạng”.Có người hỏi: Tham thiền cần ăn chay không?

Tôinói: Cần và không cần là tương đối. Tham thiền là phátương đối. Nếu ông sợ người ta ăn mình thì đừng ănngười ta, không sợ người ta ăn mình thì cứ ăn người ta.Kiếp trước mình ăn người ta thì kiếp sau người ta ăn lạimình, tức là thay phiên ăn với nhau. Thay phiên ăn với nhaulàm sao giải thoát được sanh tử?

Hỏi:
LụcTổdạy: Dụng tánh chứ không dụng thức là sao?

Đáp:
LụcTổkhông nói dụng tánh, vì tánh không thể chỉ chỗ nào.Trí thì đối với thức. Vừa rồi nói “y trí bất y thức”là dùng trí không dùng thức, vì thức là phân biệt tươngđối, trí không phân biệt phá tương đối.

Hỏi:
ThamTổSư thiền tu thêm Bát Quan Trai giới được không?

Đáp:
BátQuanTrai giới là giới cấm chứ không phải pháp tu, cũng nhưcác vị xuất gia là Sa Di thọ 10 giới, Bát Quan Trai là thọ9 giới của Sa Di, chỉ bỏ không cầm tiền bạc. Vì ngườitại gia được phép cầm tiền bạc. Theo giới luật nhà Phậtkhông cho Tu sĩ cầm tiền bạc, phải giao cho cư sĩ giữ, gọilà tịnh thí.

Tứclà Tu sĩ thí tiền cho cư sĩ, nhưng cư sĩ không được dùngtiền đó, chỉ là giữ giùm, Tu sĩ muốn dùng tiền thì phảihỏi cư sĩ. Tịnh thí là thí cái tên, cư sĩ đã giữ tiềnrồi thì Tu sĩ cũng không dám dùng bậy, vì dùng bậy thì cưsĩ biết, phải vì Phật sự mới được dùng.

BátQuan là giới, chỉ tập tu một ngày một đêm, còn Sa Di, SaDi Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni phải giữ giới suốt đời. Vậyhọ tham thiền không được sao? Giới là giúp cho sự tu.

Cóthiền thì mới có tu, thiền Tiểu thừa, thiền Trung thừa,thiền Đại thừa và thiền Tối Thượng thừa. Tịnh Độcũng có 3 thứ thiền: Thật tướng niệm Phật, Quán tưởngniệm Phật, Trì danh niệm Phật.

Hỏi:
Tronglúctu tập thiền định, Ngài có gặp những chướng duyênnào?

Đáp:
Tulàsửa chướng duyên, chướng duyên là nghiệp giúp cho mìnhtu, còn thuận duyên có thể hại cho mình tu. Tại sao? Vì thuậnduyên là mình ham thích thỏa mãn dục vọng, không còn nhớđến việc tu nữa. Có chướng duyên là kích thích mài giũacho mình tu thêm. Cho nên, người tu không sợ chướng duyênmà sợ thuận duyên.

Hỏi:
Thuậnduyênnào mà Ngài có?

Đáp:
Thuậnduyênlà mình muốn việc gì thì được đáp ứng việc ấy.Như muốn nhà cửa thì có nhà cửa, muốn ruộng đất thìcó ruộng đất, muốn xe cộ thì được xe cộ,…

Còntôi ăn, mặc, ở đều của Thí chủ ủng hộ, tự mình tôikhông có tiền. Có bài kệ:
Hạt gạo của Thí chủ,
Lớn bằng núi tu di.
Nếu không tu giải thoát,
Mang lông đội sừng trả.

Tusĩ ăn gạo của Thí chủ không dễ gì ăn! Nếu không tu giảithoát thì phải đầu thai trâu ngựa để trả nợ cho Thí chủ.

Hỏi:
Phiềnnãorất nhiều, có phương pháp nào để tu giải thoát?

Đáp:
Mộtkỹsư rất thông suốt giáo lý tam thừa, cũng là nhà khoahọc. Một ngày y nói với tôi: Con phiền não rất nhiều, nghiệpchướng nặng quá, thầy có cách nào dạy cho con bớt phiềnnão?

Tôihỏi: Có phải phiền não của ông chăng?

Kỹsư đáp: Phải.

Tôihỏi: Phiền não của ông từ đâu có? Như tiền trong túi củaông thì ông biết từ đâu mà có rồi!

Kỹsư nghĩ đi nghĩ lại một hồi nói không ra, tôi nói: Bây giờ,ông khỏi nói, tôi nói cho ông biết, phiền não của ông làdo tâm ông suy nghĩ mà ra, tâm của ông là năng suy nghĩ, phiềnnão là sở suy nghĩ, sở thì không phải năng, năng thì khôngphải sở. Như ăn cơm, tôi là năng ăn, cơm là sở ăn. Vậytâm của ông không có phiền não, vì ông suy nghĩ nên mớicó.

Tâmlà danh từ không nói được, không có ai biết. Mặc dầu,y là kỹ sư nhưng nói đến tâm lại mơ hồ, vì không có hìnhthể, không có số lượng để nắm.

Tôimới thí dụ cái khác, ông có hai chân là năng đi, con đườngđầy gai gốc cứt sình là sở đi của hai chân, tại vì haichân của ông ham đi con đường đó nên bị dính cứt sình.Rồi nói với tôi: “Cứt sình đó của tôi”.

Tôinói: Đâu phải! Cứt sình là sở đi của hai chân ông, rồinhờ tìm cách rửa hết cứt sình. Khỏi cần, thúi cách mấymặc kệ nó. Đừng có biết tới, chỉ cần hai chân của ôngkhông giẫm lên con đường đó thì không bị dính.

Nhưtâm không suy nghĩ làm sao có phiền não, tại ông ham suy nghĩmới sanh ra phiền não. Cho nên, mình cần hỏi và nhìn, giữcái “không biết” làm sao có phiền não được? Tìm hiểu,ghi nhớ đều ngưng hết làm sao có phiền não và nghiệp chướng?

Hỏi:
Ănchaymà ăn trứng gà công nghiệp có được không?

Đáp:
Trứnggàkhông có trống là không có sanh mạng thì không có sátsanh. Mục đích ăn chay là tránh sát sanh, trứng gà đó khôngphải thịt, con gà đẻ trứng gà thì con gà vẫn còn sống,nếu để trứng lâu ngày trứng cũng thúi hư. Vậy ăn trứnggà đâu khác gì ăn cứt gà!

Đểbiết gà có trống hay không trống, chỉ cần đem trứng gàtrước ngọn đèn thấy chấm đen thì trứng đó có trống,còn không có chấm đen thì trứng đó không có trống.

Hỏi:
Ngàicónhững chướng duyên nào trong lúc thiền định? Và khắcphục như thế nào?

Đáp:
Tâmlàdanh từ mà ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gì thìchẳng ai biết? Luôn cả Phật Thích Ca cũng không biết nữa!Nếu Phật Thích Ca biết thì nó thành sở biết. Vừa rồitôi nói năng sở, ông có hiểu không?

Chântâm không phải sở biết, nên không bị ai phát hiện. Nếubị ai phát hiện thì nó thành sở, nên Phật chỉ nói “Tâmnhư hư không” mà không thể giải thích.

NgàiLong Thọ là Tổ 14 Thiền tông nói: “Tâm như hư không vôsở hữu”, hư không vô sở hữu là không có hư không. Mặcdầu không có hư không, nhưng nó dung nạp và ứng dụng. Nhưmặt trời, mặt trăng, đất đai,… bất cứ cái gì, luôncả ông đều ở trong cái vô sở hữu này.

Vôsở hữu này cũng là tâm của ông, nhưng tại ông không biếtlại cho là chướng duyên và không có chướng duyên! Aáy làông bị trúng độc tri chướng mới nói như thế đó! Kỳthật, vô sở hữu thì không có chướng duyên, vì ông có bệnhchấp nên mới thấy có chướng duyên.

Vôsởhữu là trống rỗng, trống rỗng thì không có chỗ tróibuộc tức là giải thoát. Đâu phải có sự trói buộc chướngduyên để mở trói mà được giải thoát! Nó vốn không cótrói buộc, vì nó trống rỗng.

Ôngở thế gian học hết lớp nào? Nếu học hết đại học thìông biết toán học. Định lý của toán không có số nhỏnhất và lớn nhất phải không? Không có số nhỏ nhất nênvô thỉ (không có bắt đầu), nếu có số nhỏ nhất thì cóbắt đầu.

Toánhọc là công cụ của khoa học, nếu không có toán học thìkhông có khoa học. Toán học chứng tỏ là không có sự bắtđầu, không có sự bắt đầu là nghĩa vô sanh tức là khôngcó sanh khởi, nếu có sanh khởi là có sự bắt đầu. Cho nên,người chứng quả thì ngộ pháp vô sanh, cũng gọi là chứngvô sanh pháp nhẫn.

Hỏi:
CóphảiHòa thượng an trú trong cõi Thánh Tăng, còn con ở trongphàm nhân?

Đáp:
Ôngcũngbiết giáo lý, Phật tánh của mỗi chúng sanh đều bằngnhau. Tôi hỏi ông thì trả lời ngay, đừng có suy nghĩ, trảlời có hay không có, phải hay không phải.

-Ôngtin ông có Phật tánh không?

-CóPhật tánh.

-Phậttánh có giảm bớt được không?

-Giảmbớt.

-NếuPhật tánh giảm bớt thì ông khỏi cần tu, vì tu rồi Phậttánh vẫn còn sanh diệt! Tu là muốn hiện ra Phật tánh, Phậttánh thì không thể tăng giảm, nó mới tồn tại vĩnh viễn.Nếu Phật tánh giảm được thì sẽ hết, nó thành pháp sanhdiệt rồi, nên đâu phải là Phật tánh! Phật tánh là khôngsanh không diệt tức là Niết Bàn.

Nếuông không hiểu Phật tánh thì những câu hỏi của ông đềulà dư thừa. Bây giờ, ông nói “Phật tánh không có tănggiảm” là đúng rồi.

-Phậttánh có gián đoạn không?

-Khôngcó gián đoạn.

-Đúngrồi, nếu Phật tánh không gián đoạn thì bây giờ thần thông,trí huệ, năng lực của ông bằng Phật Thích Ca. Vừa rồiông nhìn nhận Phật tánh không có gián đoạn thì hiện nayông đã là Phật, sao ông còn cho ông còn phàm phu! Phải mâuthuẫn không?

Hỏi:
Thiềnlàgì?

Đáp:
Thiềnkhôngphải là gì, nếu là gì thì không phải thiền, thiềnlà công cụ để dẹp loạn tâm, tức là đình chỉ vọng tâm.

Hỏi:
Tánhthônglà gì?

Đáp:
Thônglàtrống rỗng, như hư không trống rỗng là thông, không cóchướng ngại.

Hỏi:
ThườngtrụTam bảo là gì?

Đáp:
ThườngtrụTam bảo gồm có: Tượng Phật thay cho Phật bảo, kinhcủa Phật thay cho Pháp bảo, Tăng chúng thay cho Tăng bảo, Tănglà hòa hợp chúng là từ 4 người thanh tịnh sắp lên mớigọi là Tăng.

Hỏi:
Làmthếnào để khai thác điều kỳ diệu của tâm?

Đáp:
ThamTổSư thiền như hỏi câu thoại đầu “khi chưa có trờiđất ta là cái gì?” là khởi lên niệm không biết, gọilà tham thoại đầu; đồng thời khán là nhìn, nhìn chỗ khôngbiết, chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thìkhông có mục tiêu để nhìn, cho nên nhìn đi nhìn lại khôngthấy gì vẫn còn không biết, cái vẫn còn không biết đó,Thiền tông gọi là nghi tình.

Cứhỏi và nhìn một lượt 2 cái đi song song, đồng thời giữcái không biết đó được kéo dài, cái không biết này sẽđưa hành giả đến thoại đầu, rồi sẽ kiến tánh thànhPhật.

Hỏi:
Khithamthoại đầu, nhìn chỗ thùng sơn đen không đáy và đềthoại đầu trong lúc lái xe đi đường, phải làm như thếnào cho tương ưng như lúc ngồi ?

Đáp:
Mớitậptham thiền mà chưa tự động nghi tình khởi lên, nênngưng tham thiền trong lúc lái xe hay làm việc, khi không cóviệc gì thì mới tập tham thiền; tập quen trong lúc khônglàm việc rồi, tự động trong lúc làm việc hay lái xe thìnghi tình khởi lên, lúc đó không thấy xe cộ mà không bịđụng xe.

Hỏi:
Chúngconhọc Phật pháp và tham thiền làm sao không trở thành ngoạiđạo?

Đáp:
Phángãchấp thì không thành ngoại đạo, vì ngoại đạo khôngphá ngã chấp. Chánh pháp phá ngã chấp, như tham thiền điềuthứ nhất trong Đường Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền là“vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ”. Tất cả các phápmôn khác của Phật dạy đều phải phá ngã chấp mới đượcgiải thoát.

Hỏi:
Sựlợiích của quy y Tam bảo là gì?

Đáp:
QuyyTam bảo là để cho mình có lòng tin. Tăng bảo là trực tiếpđem Pháp bảo trực tiếp truyền dạy cho chúng sanh. Nhữngngười đã quy y là đệ tử của Tam bảo, được sự giáohóa của Tam bảo, tu đúng theo lời Phật dạy được giảithoát tự do tự tại vĩnh viễn.

Hỏi:
Tâmlàdanh từ chỉ bản tánh, kể cả Phật Thích Ca không giảithích được, nên con dùng “Tâm là cái gì?” làm câu thoạiđầu để tham. Vậy có được không?

Đáp:
Tâmkhôngcó bản thể, ai cũng nói được, nhưng tâm là cái gìthì không có ai biết. Vì bản thể trống rỗng, nên chỉ nóilà “Tâm như hư không vô sở hữu”. Mặc dầu, nói vô sởhữu là không có nhưng có thực dụng, như nhà cửa, đấtđai, cây cối,… bất cứ cái gì đều phải nhờ vô sở hữunày dung nạp và ứng dụng.

ChưPhật chư Tổ dùng lời nói diễn đạt là muốn mình hiểutheo ý. Vì vậy 49 năm thuyết pháp, cuối cùng Phật dạy phápmôn Tổ Sư thiền để cho mình khởi nghi tình, tức là từnghi đến ngộ.

Tấtcả các công án là muốn cho người ta ngộ, không phải muốncho người ta hiểu. Mình cứ hỏi và nhìn để đạt đếnngộ, tức là dùng cái không biết của bộ não để chấmdứt tất cả biết của bộ não, cái biết của bộ não gồmcó tìm hiểu biết, suy nghĩ biết và ghi nhớ biết, 3 thứbiết này hết thì đến thoại đầu.

Thoạiđầu là chưa khởi ý niệm, nếu có khởi ý niệm là thoạivỉ. Tuy nói tham thoại đầu nhưng vẫn còn khởi ý niệm,nên chưa phải đến thoại đầu. Bắt đầu tham thiền làrời thoại vỉ, đang đi giữa đường đến thoại đầu.

Nhữngngười tìm hiểu nghi tình là sai lầm lớn, vĩnh viễn khôngđến thoại đầu được. Vì tham thiền là muốn chấm dứttìm hiểu, suy nghĩ và ghi nhớ; trái lại không chấm dưtùmà tìm hiểu, muốn tìm hiểu nghi tình như thế nào là đạinghi hay tiểu nghi? Vậy làm sao chấm dứt được cái biết?

Hỏi:
Cóngườicho rằng: “Thời gian có tánh co giãn”, nghĩa nàynhư thế nào?

Đáp:
Thờigianđâu phải vật chất mà có tánh co giãn! Đặt ra thờigian là do cảm giác sai lầm của bộ não. Không gian, thờigian, tất cả hiện tượng vũ trụ chỉ là cảm giác củabộ não hiện ra. Bộ não là vọng tâm tạo ra, gọi là “nhấtthiết duy tâm, vạn pháp duy thức”.

Tâmtạo thì không phải thật, không phải thật nên gọi là chiêmbao. Có 2 thứ chiêm bao: Mở mắt chiêm bao và nhắm mắt chiêmbao. Tôi đang nói và các vị đang nghe là mở mắt chiêm bao.Chiêm bao thì không phải thật, không phải thật nên khỏicần tìm hiểu.

Nhưngcác vị đề ra câu hỏi, tôi lại giải đáp. Tại sao? Vìtôi giải đáp là không phải cho hiểu giáo lý, mà muốn cácvị giải tỏa cái nghi để tăng thêm tin tự tâm. Nghi lý,nghi sự, nghi pháp, nghi thầy, các vị có hỏi đều ở trong5 thứ nghi này. Nếu còn nghi thì tin tự tâm chưa đầy đủ100%, làm chướng ngại việc tham thiền, nên tôi mới cho cácvị hỏi.

Chỗthực tế như hư không vô sở hữu thì đâu có cái gì caosiêu! Chư Phật chư Tổ muốn mình ngộ, chứ không muốn mìnhhiểu, vì không có cái gì để hiểu. Chính cái hiểu đó làmchướng ngại, gọi là lý chướng. Tức là có nghĩa lý thànhchướng ngại, tất cả hiểu biết của bộ não là sở trichướng.

Nhưnghằng ngày mình phải dùng bộ não để ứng phó cuộc sống.Nếu nói vậy mình khỏi sống sao? Không phải vậy. Mình sốngtheo phương pháp do Phật dạy, như mình vì sự đói khát ănuống thì cứ ăn uống, chứ đừng suy nghĩ cái khác; vì chethân chống lạnh cần mặc áo thì cứ mặc áo, chỉ cần đừngnghĩ cái khác. Vậy đâu bỏ cuộc sống!

Mỗimỗi chức nghiệp làm theo vị trí vai trò của mình, nên chagiữ đúng vai trò của cha, mẹ giữ đúng vai trò của mẹ,con cái giữ đúng vai trò của con cái, chồng giữ đúng vaitrò của chồng, vợ giữ đúng vai trò của vợ, Tu sĩ giữđúng vai trò của Tu sĩ.

Vậymỗi mỗi giữ đúng vai trò của mình thì được an cư lạcnghiệp, thiên hạ thái bình. Đâu phải mình bỏ nghề! Vẫnsống bình thường, làm cái nghề gì thì cứ làm, chỉ cầnmình đừng có suy nghĩ bậy bạ, suy nghĩ cái khác.

Hỏi:
Từvôthỉ các loài hữu tình do đâu mà có?

Đáp:
Đãlàvô thỉ thì vô sanh rồi, công cụ của khoa học là toánhọc, nếu không có toán học thì không có khoa học. Nhữngngười nghiên cứu khoa học thì phải giỏi toán, nhưng địnhlý của toán thì không có số cực nhỏ, tức là không cóbắt đầu, nên Phật Thích Ca gọi là “vô thỉ”. Không cóbắt đầu thì vô sanh là không có sự sanh khởi.

Tạisao? Vì có sự sanh khởi phải có sự bắt đầu. Tại khôngcó bắt đầu thì không có sanh, nên người chứng quả ngộpháp vô sanh, gọi là chứng vô sanh pháp nhẫn. Pháp vô thỉvô sanh mà sao còn hỏi nữa!

Hỏi:
NgàiTriệuChâu nói: “Một chữ Phật không thích nghe”, nghĩađó như thế nào?

Đáp:
Vìngườita chấp Phật, như Lâm Tế nói: “Gặp Phật chém Phật,gặp ma chém ma”, tức là chém tâm chấp.

Nghĩachữ “Phật” là giác ngộ, không phải là một thần linh.Nhiều người mê tín cho Phật là một thần linh, người nàogiác ngộ thì người ấy là Phật.

Hỏi:
“Duytuệthị nghiệp” là gì?

Đáp:
Trítuệnày không phải trí tuệ của bộ não, mà là trí tuệcủa Phật tánh gọi là bát nhã. Trí tuệ của bộ não thìphải qua suy nghĩ tác ý mới dùng ra được, còn trí tuệ củabát nhã không qua bộ não suy nghĩ, nó tự động luôn luônkhắp thời gian. Bây giờ mình học Phật là để phát huy trícủa Phật tánh, lấy cái đó để làm sự nghiệp.

Hỏi:
Conđếntịnh Xá có vị sư hỏi con: “Ông từ đâu đến, rồisẽ về đâu”? Con ngơ ngác không hiểu. Xin Sư Phụ từ bikhai thị?

Đáp:
Thìởnhà đến đây, chút nữa từ đây về nhà. Đó là việcthế gian, tại sao không biết?

Chântâm của mình khắp không gian khắp thời gian, khắp không giankhông có khứ lai gọi là Như Lai. Đã không có khứ lai màcòn hỏi đi về đâu? Người hỏi câu đó sai lầm thì đâucần phải trả lời!

Hỏi:
Khoahọcngày nay có đưa ra lý thuyết, nếu có 2 người cùng 20tuổi, một người lên phi thuyền bay bằng vận tốc ánh sángmột năm, khi quay về thì 21 tuổi, còn người ở lại quảđất thì 60 tuổi. Chúng con không hiểu nghĩa này như thếnào? Như vậy thời gian có phụ thuộc vào lực từ trườngvận tốc đó không?

Đáp:
Theolýluận của Einstein: Vận tốc gần bằng ánh sáng thì quanhệ không gian và thời gian có sự biến đổi, vật chất nócàng biến nhỏ. Einstein nói: “Vật chất có thể biến thànhnăng lượng, năng lượng có thể biến thành vật chất”,nhưng tất cả năng lượng cũng phải có vật chất mới biếnra năng lượng được.

Lựchọc Thích Ca Mâu Ni ngoài vật chất biến ra năng lượng, còncó năng lượng phát từ phi vật chất (không phải vật chất),thuộc về phạm vi Tâm pháp, vật chất thuộc về sắc pháp,vì thế nó không bị thời gian không gian hạn chế. Vì bâygiờ dùng cảm giác của bộ não thì mỗi mỗi có cảm giác,nên có tranh cãi, vì người này cho thế này, người kia chothế kia.

Tấtcả nhà khoa học khắp thế giới đều công nhận định luậtcủa Newton là đúng. Nhưng sau này Einstein lật đổ lý luậncủa Newton cho là không đúng. Tức là lý luận của nhà khoahọc A, tất cả nhà khoa học thế giới công nhận là đúng,sau này nhà khoa học B phát minh cái mới lật đổ lý luậnnhà khoa học A cho là không đúng. Sau này nhà khoa học C phátminh cái mới lật đổ nhà khoa học B cho là không đúng.

Cứlý luận sau lật đổ lý luận trước, định luật cho ngườita sau này lật đổ, vậy làm sao định luật đó đúng được?Vì lập ra cái lý thì có thể bị lật đổ. Còn lực họccủa Thích Ca Mâu Ni thì không có lý, nên không có cái nàolật đổ được? Tại nó không có cái để lật đổ được.Nó vốn trống rỗng không có gì hết thì lật đổ cái gì!

TrongVũ Trụ Quan Thế Kỷ 21: Năng lượng phát từ vật chất thìNewton từ 0 đến 50, Einstein từ 0 đến 50 rồi 50 đến 100là cùng tột. Vật chất nhỏ nhất gọi là quang tử là tổchức thành ánh sáng thì vận chuyển ánh sáng nhanh nhất, tức1 giây đi 300.000 km là cao nhất.

Nhưngnăng lượng phát từ phi vật chất thì tốc độ ánh sánglà thấp nhất. Chơn tâm của mình là phi vật chất. Phàm vậtchất thì có thể biến mất. Nhưng nhà khoa học cũng dẫnchứng vật chất không có biến mất, nó chỉ chuyển biếnthôi, như nước mình dùng, nó vĩnh viễn còn hoài, số lượngbao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu, không có mất, các vật chấtkhác cũng vậy.

Nóchuyển biến là ảo tượng, cũng nói về không gian: Ánh sángđi một ngàn năm hay một triệu năm, như tâm mình chỉ mộtniệm đến. vật chất thì có tốc độ nên có thời gian,còn phi vật chất không có tốc độ nên phi thời gian. Nếukhông có thời gian làm sao nói là bao nhiêu tuổi?

Tạivì có cảm giác chấp thật của bộ não, nên mới nói cótuổi, tức là sanh cái lý thì phải có sự tranh chấp. CuốnYếu Chỉ Trung Quán Luận phá tất cả tương đối, không cócái gì để thành lập được. Hữu vi pháp, vô vi pháp đềuphá, vì không thể kiến lập nên gọi là vô thỉ vô sanh.Pháp không thể kiến lập làm sao kiến lập cái lý cho làcái tuổi có xê xích, thời gian có xê xích!

Cũngnhư tương đối luận của Einstein nói về cảm giác của thờigian, có thí dụ: Có ý trông chờ thì cảm thấy 1 ngày như1 năm, như chơi với người yêu cảm thấy 1 ngày như tên bắn(thấy rất mau), 3 năm thì giống như 1 ngày.

Thựctế thì không gian và thời gian không thành lập được. Tạisao? Căn cứ quả đất xoay xung quanh mặt trời là 1 năm bằng365 ngày 4 giờ và mấy phút. Cho nên, dương lịch 4 năm phảithêm 1 ngày. Người ta đem 1 ngày đêm chia ra làm 24 lần cholà 24 giờ. 1 giờ chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây, 1giây nhà Phật chia làm 60 sát na. Sát na đó mình có thể tưởngtượng được.

Nếuđemchia 3 lần theo toán học, 1 sát na chia làm 60 A, 1 A chialàm 60 B, 1 B chia làm 60 C. Tôi nói chưa dứt lời thì đã quahết bao nhiêu C rồi, tức là hiện tại không thành lập được.Nếu tôi đem chia 30 lần, 300 lần, 3.000 lần thì con số vẫncòn biểu thị thời gian đó, nhưng thời gian do con số biểuthị đó, thực tế ra sao!

Tôichỉ chia 3 lần mà hiện tại không thành lập được, huốnglà 30 lần, 300 lần, 3.000 lần! Con số vẫn còn, nhưng thờigian làm sao nói? Bây giờ nói hiện tại cũng không được,nói quá khứ cũng không được, nói vị lai cũng khôngđược. Quá khứ không thành lập, hiện tại không thành lập,vị lai cũng không thành lập. Vậy tuổi thọ làm sao thànhlập?

Tôidùng toán là chứng tỏ đúng theo khoa học, vì toán là côngcụ của khoa học, muốn nghiên cứu khoa học thì phải giỏitoán. Định lý của toán là không có số cực nhỏ, tức làkhông có sự bắt đầu, cũng là nghĩa vô thỉ, vô sanh củanhà Phật vậy. Nhưng những người si mê đó lại tìm bắtđầu của vũ trụ, sanh mạng!

Nhưnhà khoa học hạng nhất ở Luân Đôn dạy toán, ông có đềra 2 câu hỏi: Vũ trụ có bắt đầu chăng? (Muốn tìm bắtđầu của vũ trụ). Con gà có trước hay trứng gà có trước?(Muốn tìm bắt đầu của sanh mạng). Thực tế con gà có trướckhông được và trứng gà có trước cũng không được, haicái đều không thể bắt đầu, tức là nghĩa vô sanh củanhà Phật.

Mỗimỗi theo nhận biết của bộ não đều phải theo tương đốimới có thể thành lập, chứ không thể độc lập được.Tại mình có tư tưởng chấp thật, cha mẹ sanh ra mình đãdạy mình chấp thật rồi, đi học ở trường thầy cô giáocũng dạy mình chấp thật, ra xã hội thì xã hội cũng dạymình chấp thật, nên chấp thật đã thành sẵn.

Nhưngchấp thật không đúng với thực tế, vì không đúng thựctế nên Phật mới phá, nên dùng hiểu biết của mình đểbiết sự hiểu biết là không đúng.

(Giảngtánh thấy kinh Lăng Nghiêm- trang 204)

Vìtánh thấy là tâm pháp thuộc thể tinh thần, thể vật chấtlà lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) sẽ chết mất;còn lục thức thì tồn tại vĩnh viễn, không thể chết mất,vì nó không lay động nên không có biến đổi.

Mấynăm trước tôi đi nước Úc thuyết pháp đến chỗ này, cómột Phật tử hỏi tôi: Thầy nói tánh của con tồn tại vĩnhviễn, không có chết mất. Vậy sau khi con chết thì tánh thấycon ở đâu?

Tôinói: Bây giờ, tôi chưa chết, ông cũng chưa chết, chuyệnsau khi chết làm sao nói được? Ông ngồi đây cùng nhiềungười và bàn, ghế, bình, tách,… có phải do tánh thấy củaông thấy không?

Ôngấy đáp: Phải.

Tôihỏi: Vậy ông còn sống hãy tự chỉ ra tánh thấy của ôngở đâu?

Ôngấy ngó qua ngó lại chỉ không ra. Tại sao chỉ không được?Vì cùng thấy một lượt, cũng như 100 người cùng thấy mộtlượt, nếu chỉ tánh thấy ở người này thì 99 người kiakhông có tánh thấy. Vậy làm sao chỉ một lượt? Đâu phảithấy người này, rồi đến người kia, thấy từng ngườirồi mới chỉ được?

Nếuchỉ ra được thì tánh thấy chỉ có tiếp xúc một người,còn 99 người kia không có tiếp xúc.Vậy làm sao tiếp xúcthấy một lượt? Cho nên có chỗ thì không cùng khắp, vìtánh thấy cùng khắp nên không có chỗ để chỉ.

Cùngkhắp không gian thì không có chỗ để chỉ, cùng khắp thờigian thì không có lúc để chỉ. Nếu có lúc để chỉ thìkhông cùng khắp thời gian, có chỗ để chỉ thì không cùngkhắp không gian. Nhưng tất cả tâm pháp của mình (tánh thấy,tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết) đềucùng khắp không gian và thời gian.

Hỏi:
TổTrúcLâm nói: “Đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ”, và LinhChiếu cũng nói: “Đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ”. Vậyý trên như thế nào?

Đáp:
VũTrụQuan Thế Kỷ 21 nói: “Tất cả đều là Phật pháp”và không dùng 2 chữ “cho là”, tức thế lưu bố tưởngkhông sanh ra trước tưởng là Phật pháp. Nếu sanh ra trướctưởng là thế gian pháp điên đảo tưởng, vì có cho “cholà”, cho là đúng, cho là sai, cho là có, cho là không,… đềuthuộc chủ quan của mình xen vào sự vật.

Nếukhông có chủ quan thì đói cứ ăn, khát thì uống, lạnh mặcthêm áo, nóng cởi bớt ra. Tất cả ăn uống, nói năng, tiếpkhách, làm việc đều là Phật pháp. Còn sanh trước tưởngthành điên đảo tưởng (kinh Đại Niết Bàn).

Lờitác bạch của Thượng tọa Minh Hiền đại diện cho hành giảtham Tổ Sư Thiền dự Thiền thất tại chùa Hưng Phước, Quận3.

Nammô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
NgưỡngbạchHòa thượng viện chủ chùa Hưng Phước.
NgưỡngbạchSư Phụ.

Conxin thay lời hành giả tham Tổ Sư thiền, ngưỡng bạch Hòathượng và Sư Phụ. Vì sự cần cầu tu tập của chúng con,Hòa thượng đã từ bi cho chúng con tu tập thời gian qua, trongkhi chúng con tham thiền có điều gì sơ sót, ngưỡng mong Hòathượng từ bi cho chúng con được sám hối. Và Sư Phụ tuổigià sức yếu, vì thương tưởng chúng con mà khai thị đểcho chúng con trên đường tu tập được lợi ích. Vậy chúngcon hôm nay xin đầu thành đảnh lễ Hòa thượng và Sư Phụ.
Nammôbổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
NgưỡngmongHòa thượng và Sư Phụ chứng minh cho.

Lờiđáp từ của Hòa thượng viện chủ chùa Hưng Phước.

Nammô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-NgưỡngbạchHòa thượng Thiền sư.
-KínhthưaĐại đức Tăng Ni và đạo hữu hành giả Thiền thất.

Chúngtôi hết sức hoan hỷ, bởi vì từ xa xôi cũng nghĩ nhớ đấtnước là nói chung, nhớ đến Phật tử nói riêng, Hòa thượngcũng có quan tâm về đây, có những hoàn cảnh điều kiệnhọp các Phật tử lại sinh hoạt về tu tập thiền định,rồi chúng ta thực hiện, như vậy đã qua 3 thiền thất. Chúngtôi hết sức cảm kích với tinh thần cao cả truyền phápcủa Hòa thượng hết sức cao quý.

Chonên, tôi nghĩ rằng công đức này, các Phật tử chúng ta ghitâm khắc cốt, riêng chùa của chúng tôi thì thấy quá nhỏchật hẹp, những chỗ nghĩ ngơi và chỗ ăn uống chưa đượcchu đáo. Nghĩ rằng vì tánh chân tình mến mộ Phật pháp màquý vị quan tâm thực hiện được 3 thiền thất. Như vậytôi nghĩ công đức này hết sức lớn lao, vì mỗi ngày chúngta tu hành như thế! Chư Phật long thần hộ pháp hết sứchoan hỷ và ghi nhận công đức của chúng ta.Việc chùa thiếuthốn như vậy, các vị cũng niệm tình hoàn cảnh, vì đạopháp mà bỏ qua cho những gì thiếu sót.

Chúngtôikính chúc Hòa thượng được nhiều sức khỏe và tăngcường đạo lực, trí tuệ được trang nghiêm, cũng cầu chúccho Tăng Ni và Phật tử trong lớp tu thiền của chúng ta đượcđạt nhiều kết quả và tạo những thắng duyên sau khi lâmchung thị hiện Niết Bàn.
Vàmộtlần nữa gởi đến lời cầu chúc gia đình quý vị đượcan khang, tu hành tinh tấn mau gặp được Phật pháp, để hổtrợ chúng ta trong việc tu hành được nhiều kết quả.
Nammôbổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567