Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 7

14/01/201111:42(Xem: 8534)
Trang 7

Hỏi:
Conbịáp huyết cao, thần kinh căng thẳng, con tiếp tục thamhay ngưng rồi uống thuốc cho hết mới được tham?

Đáp:
Nếuvậythì đã kể trên không phải thật rồi, nếu thật quênlàm sao còn nhớ áp huyết cao mà sợ? Người ta chưa quên màcòn phải vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ. Nếu cònnhớ cái sợ, tức là còn nhớ cái ngã, làm sao gọi là quên?

Hỏi:
Nếuvừahỏi vừa nhìn song song, hỏi đến đâu thì nhìn đếnđó, phải vậy không?

Đáp:
Đólàdùng cái “biết”, chứ không phải dùng cái “không biết”.Tổ Sư thiền là dùng cái không biết của bộ não, để chấmdứt cái biết của bộ não, tức là ngưng hoạt động củabộ não. Vì cái biết của bộ não che khuất cái biết củachơn tâm. Cho nên phải dẹp những cái che khuất, rồi chơntâm mới hiện ra, gọi là kiến tánh thành Phật.

Bâygiờ không những không chịu dẹp, mà lại dùng cái biết đểtìm hiểu, vì có tìm hiểu nên biết mình có áp huyết cao,rồi sợ áp huyết cao, sợ chết, làm sao mà không biết được?Nếu đã quên làm sao biết áp huyết cao và sợ chết?

Hỏivà nhìn đi song song thì đâu có trước sau! Đâu có hỏi trướcnhìn sau, rồi nói hỏi đến đâu rồi nhìn đến đó! Vậyhỏi trước nhìn sau rồi, tức là nhìn theo cái hỏi; hỏivà nhìn cùng một lượt, đâu có phải nhìn theo cái hỏi,cái hỏi theo cái nhìn! Như vậy người đó nghịch với TổSư thiền, vì tìm hiểu cái không biết.

Cái“không biết” là từ câu hỏi để kích thích lên niệmkhông biết, nhìn là kéo dài niệm không biết. Nhưng khôngchịu dùng cái “không biết” để ngưng cái “biết”, màdùng cái biết để tìm hiểu, để đuổi theo câu hỏi, nênmới nói là hỏi tới đâu nhìn tới đó.

Nếuđã không biết thì đâu có hỏi tới đâu! Làm sao có chỗđể nhìn tới đó? Vì không biết thì không có chỗ, khôngcó chỗ thì không có mục tiêu. Vậy làm sao biết hỏi tớiđâu nhìn tới đó được? Tức là câu hỏi mâu thuẩn vìdùng cái biết. Dùng cái biết là không phải tham thiền, thamthiền là dùng cái “không biết”.

Tìmhiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết, 3 cái biết này chấmdứt thì đến thoại đầu. Bây giờ không những không chịuchấm dứt, lại còn kéo dài tìm hiểu, dùng tìm hiểu đểtìm hiểu nghi tình, cho nghi tình tới đâu thì tìm hiểu tớiđó, tức là có chỗ rồi. Đã không biết thì không có chỗ,không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nhìn mãi khôngthấy gì vẫn còn không biết, nên gọi là nghi tình.

Hỏithì không biết nên làm sao có chỗ? Vô sở hữu thì khôngcó, không có nên trống rỗng, trống rỗng thì khắp khônggian, khắp không gian tự nhiên không có chỗ. Vì có chỗ nênkhông cùng khắp không gian. Cùng khắp không gian thì không cókhứ lai nên gọi là Như lai.

Vìtrống rỗng cùng khắp không gian tự nhiên cùng khắp thờigian, tại không gian và thời gian thì không thể rời nhau được.Cùng khắp thời gian không có sanh diệt gọi là Niết Bàn.

Tôikhông phải có dạy giáo lý cao siêu, là muốn giải tỏa 5thứ nghi của quý vị để tăng cường lòng tin tự tâm.

Nămthứ nghi là gì? Là nghi lý, nghi sự, nghi pháp, nghi thầy, nghimình.

Tạisao nghi mình? Nghi mình nghiệp chướng nặng; nhiều ngườicho mình là nghiệp chướng nặng, đó là sai lầm.

Tạisao nghi thầy? Như tôi dạy quý vị, mà quý vị nghi không biếtthầy dạy có đúng không? Nên mới hỏi thì tôi mới giảitỏa cái nghi đó. Như nghi mình nghiệp chướng thì tôi giảitỏa nghiệp chướng không có nặng, không có nghiệp chướnggì hết.

Tạisao nghi pháp? Không biết pháp này có đúng hay sai, nên tôigiải tỏa cái nghi đó.

Nghisự và nghi lý cũng như nghĩa này, không biết đúng hay khôngđúng, sanh ra cái nghi nên đề ra câu hỏi để tôi giải đápcho hết nghi.

Quývị có hỏi đều ở trong 5 thứ nghi này, qua sự giải đápthì hết nghi. Vì 5 thứ nghi này làm chướng ngại lòng tintự tâm. Tham thiền là muốn hiện tự tâm của mình, nếukhông tin tự tâm thì tham thiền không hiện tự tâm ra được.

Hỏi:
Thếnàotránh trong thoại đầu? (Ẩn dấu trong thoại đầu).

Đáp:
Khinhữngcái che khuất bị dẹp thì ánh sáng mặt trời hiệnra. Như mặt trời mới mọc thì mình nhìn được, đến chừngánh sáng mạnh thì nhìn không được. Ánh sáng Phật tánh hiệnra thì ma quỷ và Thiên thần đều không thể thấy được.Nên không thể nói là tránh!

Bâygiờ, người nào đều cũng có hào quang, người nào có tuthì hào quang sáng hơn, không tu thì hào quang tối hơn. Vớingười kiến tánh thì hào quang rất mạnh.

SơTổ luật tông là Đạo Tuyên luật sư trì giới rất trangnghiêm, cảm ứng Thiên thần trên trời. Vì trì luật nên ănngọ (chỉ ăn một bữa trưa, quá 12 giờ không ăn), mỗi bữatrưa trước giờ ngọ, Thiên thần đem cơm xuống cúng dườngcho Đạo Tuyên, ngày nào cũng như mọi ngày, tiếng tăm truyềnkhắp các nơi.

MộtThiền sư nghe vậy, muốn biết Thiên thần như thế nào? Nênmới đến thăm Đạo Tuyên để gặp thiên thần. Nhưng hômđó đợi mãi qua 12 giờ không thấy Thiên thần, ông nghĩ rằngThiên thần hôm nay bận việc nên không đến, rồi từ giãĐạo Tuyên đi về.

Saukhi Thiền sư đi về, Thiên thần mới vào. Đạo Tuyên hỏi:Tại sao hôm nay ông đến trễ? Bây giờ quá ngọ thì đâucó ăn được!

Thiênthần nói: Không phải tôi đến trễ, 11 giờ tôi đã đếnrồi, nhưng tòa nhà của ông có hào quang che lấp nên tôi vàokhông được, lúc hào quang tan hết thì tôi mới vào nhà được.

Vậychứng tỏ Thiền sư ngồi đây có hào quang sáng che khắp tòanhà này, nên Thiên thần không vào được. Thiên thần cònvào không được, huống là quỷ sứ của Diêm La Vương cónhằm gì! Vậy sao mà cần dấu? Nếu mình tu đến kiến tánhthì hào quang cũng mạnh vậy.

KimBích Phong có hào quang mạnh nên quỷ sứ của Diêm La Vươngkhông thấy được. Ông đâu có ẩn dấu! Aån dấu thì khôngthể được.

Ngườita nói tụng chú có linh nghiệm, tại sao người này tụng chúlinh nghiệm, mà người kia tụng chú không linh nghiệm? Linhnghiệm là tâm người tụng, chứ đâu phải do chú ấy! Chúấy chỉ là công cụ, làm sao có sức dụng? Sức dụng làdo tâm.

Chonên, người tâm lực mạnh tụng chú thì linh nghiệm, ngườitâm lực yếu tụng chú thì không linh nghiệm. Chứng tỏ chúấy không có linh nghiêm gì hết, có linh nghiệm hay không làtâm người tụng, chứ không phải do chú. Hỏi câu thoại đầucũng vậy, câu thoại chỉ kích thích niệm không biết, chứđâu có sức che dấu!

Hỏi:
Ngườithamthoại đầu, khi nghi tình thành khối thì Diêm La Vươngcó bắt được người ấy không?

Đáp:
Nếudẹphết che khuất thì hào quang hiện ra, tức là được tâmlực mạnh thì nghiệp lực sẽ sửa đổi. Như lúc mình tạoác nghiệp, kiếp trước làm cho người ta chết đói, nhưngtâm lực chỉ 1 độ. Kiếp này mình không tu thì tâm lực cũngchỉ 1 độ, nên phải chịu quả chết đói.

Nếumình biết tu thì tâm lực từ 1 độ lên đến 2 độ,…10độ, tức là không làm ác mà chỉ làm thiện, cái quả sẽđến trước. Các nhân ác đã làm, nhưng yếu hơn nhân thiện,nên nhân ác này phải ẩn lại để nhân thiện hiện ra trước.

Nhưmình tham thiền tâm lực lên 10 độ, rồi không tham thiềnnữa, khi cái quả 10 độ hết thì quả 9 độ đến, dần dầnđến quả 1 độ thì mình phải chịu chết đói. Còn bây giờmình không có ngưng tham thiền, từ 1 độ đến 1 triệu độlà thành Phật, nhưng cái nhân chết đói đó vẫn còn.

Khithành Phật phải độ chúng sanh (nghĩa chữ “Phật” là tựgiác, giác tha. Giác tha là độ chúng sanh). Những người nàomình làm cho họ chết đói thì tự nhiên phải độ họ trước.

Tiềnthân của Phật là Tiên Nhân bị Ca Lợi Vương xẻ thịt, saunày vị Tiên Nhân thành Phật Thích Ca, Ca Lợi Vương là KiềuTrần Như thì được độ trước, nên cái nhân mới hết.

Khikiến tánh thành Phật thì không phân biệt thiện ác, ngườicó ân với mình thì cũng được độ, người có thù vớimình (hại mình) cũng được độ, như tiền thân Kiều TrầnNhư hại tiền thân Phật cũng được ưu tiên độ trước.

Chánhpháp phải phá ngã chấp, nếu tu có ngã chấp thì không baogiờ kiến tánh được. Tu là phải quên thân mình, đừng coinặng thân này, coi nặng thân này là ngã chấp. Như có ngườinói là xuất gia, đáng lẽ xuất gia là ra gia đình, tức làkhông có gia đình. Nhưng cũng phải lo cho gia đình, lo cho concái, lo cho cháu chắc.

Nếudùng tiền của Thí chủ 10 phương để lo cho gia đình thìsau này phải làm trâu làm ngựa trả nợ cho Thí chủ. Cho nênPhật giáo có bài kệ:
Hạt gạo của Thí chủ,
Lớn bằng núi Tu di.
Nếu không tu giải thoát,
Mang lông đội sừng trả.

Chonên, một hạt gạo của Thí chủ không dễ gì ăn! Không phảimình cạo đầu mặc áo tu cho là có địa vị cao, mà đểcho người ta kính lễ cúng dường, nếu mình thiếu tu thìkhông thể được.

Ngườitại gia có bổn phận của chồng, vợ, con cái. Người Tu sĩcó bổn phận của người Tu sĩ, Sa Di có bổn phận của SaDi, Tỳ Kheo có bổn phận Tỳ Kheo, Sa Di Ni và Tỳ Kheo Ni đềucũng vậy.

Nếukhông giữ đúng vai trò của mình, như kinh Lăng Nghiêm nóicó 4 thứ địa ngục:

1-Hư tiêu Tín thí: Là những việc ăn, ở, đi,… đều củaThí chủ cúng dường cho mình, nếu mình không tu giải thoáttheo đúng nghĩa chữ Phật, phải đầu thai trâu ngựa trảnợ cho Thí chủ sau khi chết. Cho nên, mình làm Tu Sĩ thọ nhậncủa 10 phương Thí chủ, mình phải tu giác ngộ, rồi giácngộ cho người khác, mới đúng nghĩa chữ “Phật” là tựgiác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

2-Lạm nhận cung kính: Như người tại gia lạy người xuấtgia, nếu người xuất gia không giữ đúng bổn phận của mình,tức là không có tu thì gọi là lạm nhận cung kính của ngườitại gia, cũng là tội địa ngục, phải đầu thai trâu ngựađể trả nợ cho Thí chủ.

3-Phỉ báng đại thừa.

4-Phá hoại luật nghi.

Hỏi:
VừarồiSư Phụ nói chấp nghiệp sâu nặng là sai lầm. Vậy nhưthế nào?

Đáp:
MộtKỹsư người Mỹ, khoa học và Phật pháp đều thông suốt.Kỹ sư nói với tôi: Con có nghiệp chướng phiền não nhiềuquá, thầy dạy cho con trừ nghiệp chướng đó.

Tôihỏi Kỹ sư: Nghiệp chướng của ông phải không?

Kỹsư đáp: Phải.

Tôihỏi: Nếu nghiệp chướng của ông thì ông biết nghiệp chướngtừ đâu mà ra? Như tiền trong túi của ông thì ông biết tiềnđó từ đâu mà có phải không?

Kỹsư suy nghĩ trả lời không được. Tôi nói tiếp: Ông khỏitrả lời, tôi sẽ nói cho ông biết, nghiệp chướng của ônglà do ông suy nghĩ mà ra. Tâm ông là năng suy nghĩ, nghiệp chướnglà sở suy nghĩ. Năng thì không phải sở, sở thì không phảinăng. Tâm của ông không có nghiệp chướng, tại ông suy nghĩnên mới có sở sanh ra nghiệp chướng.

Tâmlà danh từ mà ai cũng nói được, nhưng ai cũng không biếtđược. Kỹ sư giỏi khoa học, thông suốt giáo lý, nhưng đốivới danh từ “tâm” còn mơ hồ. Tôi nói vậy Kỹ sư chưahiểu được, vì tâm là một danh từ trống rỗng, không cóhình thể, không có số lượng. Nên tôi phải nói cái khác,nói cái có hình thể có số lượng.

Haichân của ông là năng đi, con đường gai gốc cứt sình làsở đi của hai chân, tại vì hai chân của ông ham giẫm trêncon đường đó, rồi bị dính cứt sình, tự cho cứt sìnhcủa mình.

Kỹsư hỏi tôi: Có cách nào để rửa sạch cứt sình đó?

Tôinói: Khỏi cần, cái đó là sở thôi, hai chân của ông sạchđâu có cứt sình! Vì hai chân của ông ham đi con đường đó,mới bị dính cứt sình, cho cứt sình đó của ông, rồi nhờtôi tìm cách rửa sạch cứt sình đó. Mặc kệ nó, chỉ cầnhai chân không giẫm trên con đường đó thì đâu có bị dính!Vì nó là sở.

Tâmcủa ông cũng vậy, tâm của ông đâu có nghiệp chướng! Tạiông ham suy nghĩ nên mới có nghiệp chướng, nghiệp chướngđó là sở suy nghĩ.

Hỏi:
Câu“bổnlai vô nhất vật”, hiện tại con tham câu “chẳngphải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật là cái gì?”Ý 2 câu này có giống nhau không ?

Đáp:
Thamthiềnlà dùng cái không biết để chấm dứt tìm hiểu biết,suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Không được tìm hiểu câu thoạiđầu, tìm hiểu nghi tình. Tìm hiểu đáp án câu thoại làsai lầm lớn. Ba cái biết trên (tìm hiểu, suy nghĩ, ghi nhớ)hết, đến thoại đầu mới hy vọng kiến tánh. Nếu dùngcái biết tìm hiểu nghi tình thì vĩnh viễn không thể kiếntánh được.

Hỏi:
ĐứcPhậtThích Ca mới sanh ra nói: “Thiên thượng thiên hạ duyngã độc tôn”. Chúng con chưa rõ, xin Sư Phụ khai thị?

Đáp:
PhậtThíchCa mới sanh ra nói câu này là muốn hiển bày Tự tánhbất nhị. Thiền tông có một công án cũng ý này:

Tăngđem việc này hỏi Vân Môn. Vân Môn nói: “Nếu lúc ấy gặp,tôi sẽ đánh chết cho chó ăn”.

Tạisao? Phật Thích Ca nói “duy ngã độc tôn” là không có đốiđãi, tức là bất nhị. Nếu có Phật thích Ca và Vân Mônkhác nhau là nhị rồi. Đánh chết mà còn xác cũng là nhị,nên phải đem xác cho chó ăn thì không còn xác mới gọi làbất nhị. Cho nên, Vân Môn nói: “Đánh chết cho chó ăn”cũng là hiển thị nghĩa bất nhị.

Hỏi:
HoànghậuMa Gia nơi vườn Lâm Tỳ Ni sanh ra Thái tử, có nơi gọilà đản sanh, có nơi nói là sanh bên hông, xin Sư Phụ từbi khai thị?

Đáp:
Tựtánhbất nhị không thể dùng lời nói để diễn tả được.Thường thường dùng văn học cổ truyền của Ấn Độ đểthí dụ diễn đạt. Nếu lấy đó để giải thích thì vôlý, giống như thần thoại, không nên hiểu theo ý của mình.

Lờicủa chư Phật chư Tổ là muốn mình ngộ, không phải muốnmình hiểu. Nếu mình không ngộ thì không hiểu, không hiểuthì sẽ phát nghi, giữ cái nghi đó sau này sẽ được ngộ.

NgàiLong Thọ nói “Tâm như hư không vô sở hữu” tức là trốngrỗng thì không có nghĩa lý gì hết. Nhưng bộ não đem cáikhông đó hạn chế thành cái không của cái tách, cái bình,cái nhà,… thì muôn ngàn thứ nghĩa không khác biệt, vì cóhạn chế nên mới sanh ra nghĩa lý, có nghĩa lý rồi mới cósự tranh cải.

Nếukhông có cái không làm sao dựng cái nhà lên được? Làm saocó cái không của cái tách? Làm sao có cái không của cái bình?Cái không ở trong nhà và cái không ở ngoài nhà, cái khôngở trong tách và cái không ở ngoài tách thì đâu có khác?

Nhưngđem cái không này không kia để hạn chế thành ra có khác.Cái dụng của mỗi thứ đều khác, nhưng nguồn gốc củanó thì không có khác, mà luôn nghĩa lý của nó không có nữa.Vì kiến lập rồi nên mới có nghĩa lý khác nhau.

Chonên, Phật Thích Ca rất sợ người ta đuổi theo lời nói,vì vậy Phật nói “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nóimột chữ”. Kinh Kim Cang nói “ai nói Phật có thuyết pháplà phỉ báng Phật”. Vì không thể nói được, nếu nói đượcthì không phải rồi. Nói ra là để mình ngộ nhập, chứ khôngphải để hiểu nghĩa lý, nên tìm hiểu nghĩa lý là sai lầm,nghịch với ý Phật.

Hỏi:
Alạida thức là gì?

Đáp:
Alạida thức là thức thứ 8. Tiền ngũ căn (nhãn căn, nhĩcăn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn) là đối với tiền ngũtrần (sắc, thinh, hương, vị, xúc) mới có tiền ngũthức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức).Thứ thứ 6 là đối với pháp trần (không cần trước mắt),cũng như quá khứ, vị lai cách xa đều thấy được.

Thứcthứ7 gọi là mạt na thức, có 2 nhiệm vụ:
-Chấp thức thứ 8 là ta.

- Truyềntống thức là đem chủng tử thiện ác của thức thứ 6 vàothức thứ 8 và khi chủng tử thiện ác chín mùi từ thứcthứ 8 giao cho thức thứ 6 cùng 5 thức trước thi hành.

Thứcthứ 8 còn gọi là tạng thức, tức kho chứa chủng tử thiệnác. Đầu thai là thức thứ 8 đi, nhưng thức này bao gồm hết7 thức kể trên, chứ không phải có 8 thức riêng biệt.

Bảnthể là A lại da thức cũng là bản thể sanh mạng và bảnthể vũ trụ. Vì bản thể này trống rỗng tức là vô sởhữu mà dung nạp và ứng dụng. Như hư không trống rỗng dungnạp mặt trời, mặt trăng, đất đai, nhà cửa,… bất cứcái gì cũng đều nhờ cái trống rỗng này.

Hỏi:
Tâmviêný mã ẩn dụ như thế nào?

Đáp:
Nhưconkhỉ ở trên cây nhảy qua nhảy lại, con ngựa hay chạynhảy, không bao giờ yên tịnh.

Tâmcủa mình cũng vậy, suốt ngày nổi niệm này sang niệm khác,cứ suy nghĩ liên tục không bao giờ ngưng, nên gọi là “tâmviên ý mã”. Trong Phật học gọi là nhất niệm vô minh, banđêm hoạt động gọi là nhắm mắt chiêm bao, ban ngày hoạtđộng biến hiện ra mở mắt chiêm bao.

Nhưbây giờ tôi đang giảng và các vị đang nghe đều ở trongmở mắt chiêm bao là do tâm thức hoạt động biến hiện ra.

Hỏi:
Thếnàolà giới tánh?

Đáp:
Giới luật nhà Phật chia ra làm 2 thứ: Tánh giới và giá giới.

- Nhữnggiới có dính líu đến sát, đạo, dâm, vọng gọi là tánhgiới.

- Nhữnggiới thuộc về oai nghi gọi là giá giới. Ở trong giới luậtTỳ Kheo có 100 giới oai nghi thuộc về giá giới, giới nàykhông có tội nhân quả mà có tội phạm giới.

Tạisao Phật muốn chế giới? Vì Phật muốn đem Phật pháp hoằngdương ở nước nào cũng hoan nghinh, nên phong tục tập quáncủa nước nào thì giới luật cũng có thể thuận theo.

Nhưphong tục ở Ấn độ không cho Tu sĩ đi làm ruộng, nếu Tusĩ đi làm ruộng thì phạm giới, nên Tu sĩ phải đi khấtthực để sống. Ở Trung Quốc, nếu Tu sĩ đi làm ruộng thìđược hoan nghinh, còn đi khất thực thì người ta chê là“con sâu ăn gạo”.

Chonên, Tu sĩ ở Trung Quốc làm ruộng là giữ giới, ở Ấn Độlà phạm giới, tức là theo phong tục truyền thống của địaphương, nên gọi là giá giới. Để Phật giáo khỏi bị phêbình là không tốt, giá giới có thể tùy theo địa phươngmà thay đổi.

Tánhgiới thì không thể thay đổi, tánh giới là có cái phạmpháp luật nhà nước, có tội nhân quả. Như sát, đạo, dâm,vọng thì bất cứ nước nào cũng có pháp luật để cấm.

Mặcdầu, những giới mà nhà nước không cấm, nhưng có tội nhânquả. Như giới sát, nếu giết hại con người thì cấm, còngiết hại súc sanh thì không cấm, nhưng có tội nhân quả,tức là giết một mạng phải trả một mạng, ăn cục thịtphải trả lại cục thịt.

Phápgiới tánh thì lại khác, pháp giới là bao gồm tất cả vũtrụ. Chữ Hán là tùy theo chỗ hợp danh từ này thì nghĩathế này, với danh từ kia là nghĩa thế kia, danh từ có nghĩakhác nhau. Như thường nói tánh và tướng khác nhau, chưa giácngộ thì khác, khi giác ngộ rồi thì tánh và tướng chẳngkhác, gọi là bất nhị. Cho nên, nguồn gốc vạn vật là thậttướng. Nói là Tự tánh bất nhị thì thật tướng cũng làbất nhị vậy.

Hỏi:
Vừanhìnvừa hỏi song song với nhau. Vậy nhìn vào câu hỏi haynhìn chỗ không biết mới đúng?

Đáp:
Câuthoạiđầu là kích thích niệm không biết, không phải nhìnvào câu thoại đầu; nhưng hỏi với nhìn phải cùng một lượt,không có trước sau, phải một tâm hỏi và một tâm nhìn;hỏi và nhìn cùng một tâm đồng thời 2 thứ, 2 thứ khônggián đoạn đều một lượt.

Nhưmìnhmuốn 3 thứ một lượt cũng được. Ví dụ cái đồnghồ này, nhìn kim giờ, kim phút và kim giây và 3 kim này chạykhông gián đoạn.

Hỏi:
XinSưPhụ kể lại người bán đậu hủ đi 3 vòng trong ThiềnĐường thì được lợi ích, lúc chết không đầu thai làmcon chó, mà được tăng thêm 30 năm nữa?

Đáp:
Phậtnói:“Tất cả đều do tâm tạo”, Phật pháp muốn hiểnbày cái tâm, tâm ấy là chơn tâm, không phải bộ não. Ngườita nói tâm là bộ não, biết tìm hiểu, biết suy nghĩ, biếtghi nhớ. Như vậy không phải là chơn tâm, mà là vọng tâmche khuất chơn tâm.

Chơntâm là không hình thể, không số lượng, không phải vậtchất. Vọng tâm là bộ não, hệ thống thần kinh đều làvật chất. Vật chất có thể hoại diệt. Còn phi vật chất,như 8 thức thì không thể hoại diệt.

Thamthiền được tâm lực mạnh, những thứ che khuất bị dẹpthì chơn tâm hiện ra. Sức chơn tâm rất mạnh không bị khônggian và thời gian hạn chế.

Ngườithiền định đến mức nào thì có thể biết được quá khứ,biết được vị lai. Ông bán đậu hủ thiền định chưa đếnmức đó, nhưng cũng hiện ra một chút dụng. Các nghiệp áccủa ông tạo yếu thì ẩn lại sau, các nghiệp thiện củaông tạo mạnh hơn thì hiện ra trước. Không phải ông đóđi 3 vòng mà được lợi ích.

NhưKimBích Phong chỉ có 1 tuần lễ ra sức tham thiền thì quỷsứ không thấy được ông. Tham thiền được tâm lực mạnhthì có thể sửa đổi nghiệp quả của mình, nên đời sốngcũng được sửa đổi.

Hỏi:
KínhxinHòa thượng giảng chữ “tri” của Ngài Huyền Giác?

Đáp:
Chữ“tri”của Ngài Huyền Giác là cái tri của Phật tánh, tricủa Phật tánh thì không thể kiến lập, vì vốn sẵn cóđã kiến lập rồi. Nếu có kiến lập thì thành 2 cái tri.Một người chỉ một cái tri, nếu kiến lập thành 2 cái tri,nên Thiền tông gọi là “đầu mọc thêm đầu”.

Bâygiờ mình có một cái đầu thì đủ dùng, nếu ở trên đầumọc thêm một cái đầu nữa thì khổ lắm, phải mời bácsĩ cắt bỏ mới được, cho nên tri không thể kiến lập.

Bốnbài kệ của Ngài Huyền Giác nói về chữ “tri”:
1-Bàikệ thứ nhất là kiến lập sở tri tịch lặng, bình thườngngười ta tu đến thanh tịnh cho là cao, nhưng kiến lập sởtri biết tịch lặng thành chướng ngại, không hiện ra cáidụng hoạt bát vạn năng của bản tri (vô duyên tri), vì cósở tri thì phải có năng tri. Như tay cầm như ý thì trụ nơingoại cảnh, đánh mất sự hoạt bát vạn năng của tay, taychẳng cầm cây như ý thì tay muốn lấy gì cũng được, hễtay cầm cây như ý thì muốn lấy gì cũng chẳng được.

2-Bài kệ thứ hai là tiến thêm một bước, dù chẳng lập sởtri nhưng biết mình có năng tri vẫn là kiến lập sự tri,nên chẳng phải vô duyên tri. Như tay chẳng cầm vật bên ngoàimà tự làm nắm tay (tức là trụ nơi cái tri của tự mìnhkiến lập) thì mất hết sự dụng hoạt bát vạn năng củacánh tay, nên chẳng thể cầm lấy đồ vật nào cả.

3-Vậy chẳng biết ngoại cảnh cũng chẳng tự có biết, ngườita thường cho như thế là lọt vào vô tri như gỗ đá chẳngbiết gì cả, nên có bài kệ thứ ba: Vì tự tánh rõ ràng,chẳng đồng như gỗ đá. Thế thì làm sao chứng minh được?

4-Nên có bài kệ thứ tư dùng cánh tay để chứng tỏ: Như taychẳng cầm vật ngoài, cũng tự làm nắm tay, chẳng phải làkhông tay, vì tay vẫn an nhiên chẳng hề bị mất, nên chẳngđồng như sừng thỏ, vì sừng thỏ chỉ có tên gọi mà chẳngcó vật thật vậy.

NgàiHuyền Giác luôn cả cái tri cũng không kiến lập, nhưng ngườitham thiền hay ham thích cái biết, dùng vọng tâm để tìm hiểu;dùng vọng tâm là mây đen che khuất, Phật dạy mình dẹp hếtche khuất, lại không chịu dẹp mà càng tăng thêm. Ngài HuyềnGiác dạy mình đừng kiến lập cái biết, vì cái biết chơntâm sẵn có, chỉ cần dẹp những che khuất thì cái biếtchơn tâm hiện ra dùng.

Nhưngbây giờ người ta khó tin, khi đã sanh ra thì cha mẹ dạy mìnhchấp thật rồi, tin cái biết vọng tâm. Vào trường thầycô cũng dạy mình vậy. Bổng nhiên sửa lại, nghịch vớithói quen của mình, nên rất khó. Cho nên, Phật dạy lấy cái“không biết” của bộ não để chấm dứt cái “biết”của bộ não, tức là ngưng hoạt động của bộ não.

Hỏi:
Phậtcaonhất xích, ma cao nhất trượng. Nghĩa này như thế nào?

Đáp:
Thuốclàdùng để trị bệnh; Phật pháp là trị bệnh chấp ngã,nhưng người ta không biết, như học giáo lý, học sơ cấprồi lên trung cấp, lên cao đẳng; theo chánh pháp thì phảiphá ngã chấp mới đúng, thực tế thì không phải vậy.

Lúchọc sơ cấp thì cái ngã còn nhỏ, học hết trung cấp thìcái ngã lớn hơn, đến cao đẳng thì ngã càng lớn nữa chomình biết nhiều. Chỗ này kinh Viên Giác, Phật có chỉ ra:Những người cho mình thuyết pháp tứ là thuyết cái ngã tướng,không phải thuyết pháp Niết Bàn. (Ở văn phòng 2 có đọc.Trang 333).
-----------------------------------------------------------

Tứclà thông suốt giáo lý mà tăng cường ngã chấp, ngã chấpđó là ma. Cho nên, Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượnglà vậy. Cho ta thuyết pháp, các ngươi là người nghe pháp,đó là cái ngã.

Hiểuhết giáo lý của Phật, rồi cho ta là cao nhất, ta biết còncác ngươi không biết, đó chính là cái ngã, ngã là ma, vìthế không ngộ được bản giác trong sạch.

VìlờiPhật dạy đâu phải của mình tu chứng! Nhưng rồi cholà của mình, mình thông suốt giáo lý, thuyết pháp độ sanh,lại chấp vào đó, chính là “ma cao nhất trượng”.

Hỏi:
Từvôthỉ, Đạo cùng một cội nguồn. Nay ta theo đạo Phật,ta có thể tìm thêm kiến thức cho ta để chứng ngộ không?Vậy có phải ngay đó tự đến? Tìm ai? Tìm ở đâu?

Đáp:
Câuhỏinày đã sai lầm rồi, Phật đã nói vô thỉ thì khôngcó cội nguồn, có cội nguồn tức là có thỉ (có bắt đầu).Phật đã nói trắng ra là không có sự bắt đầu, cũng lànghĩa vô sanh tức là không có sanh khởi. Nếu có sanh khởithì mới có nguồn, đã không có sanh khởi làm sao có nguồn!Có nguồn thì mới có bắt đầu. Nhưng thực tế thì khôngthể bắt đầu. Cho nên, người chứng quả là ngộ pháp vôsanh, cũng là chứng vô sanh pháp nhẫn.

Nếubắt đầu thì bắt đầu từ chỗ nào? Theo mình hiểu thìphải 2 chỗ bắt đầu: Chỗ có và chỗ không có.

-Nóibắt đầu từ chỗ có thì không gọi là bắt đầu. Tại sao?Vì cái có kia đã bắt đầu rồi.

-Bắtđầu chỗ không có là vô lý. Tại sao? Vì bắt đầu chỗkhông có thì không sanh ra đủ thứ. Như cây lý khỏi cầncây lý sanh, cây đào khỏi cần cây đào sanh, con người khỏicần con người sanh, con dê khỏi cần con dê sanh. Nếu vậythì loạn hết rồi, nhưng thực tế thì không phải vậy. Conngười thì phải con người sanh, con dê thì phải con dê sanh,cây đào thì phải cây đào sanh, cây lý thì phải cây lý sanh,chứ không phải từ chỗ không có mà sanh được.

Khôngcần tinh trùng con dê đực cũng có thể làm ra con dê được,tuy không có tinh trùng nhưng phải có tế bào của con dê đực;tế bào của con dê đực là chủng tử thức thứ 8, tức làthức thứ 8 làm cơ nhân, đem tế bào của con dê đực chíchvào trứng con dê cái, rồi ở trong tử cung con dê cái sanhra con dê con. Đâu phải chỗ không có mà sanh ra được? Nếuchỗ không có mà sanh được thì loạn hết! Vì tất cả khôngcó sự bắt đầu, không có sanh khởi, vậy làm sao có nguồn?

Câu“từ vô thỉ đến nay” đã là bệnh. Vô thỉ làm sao cóđến nay được? Phải hữu thỉ mới có đến nay, phải bắtđầu kiếp nào rồi đến kiếp nào. Vô thỉ thì không cólúc bắt đầu, sự thật câu nói của thế gian đều là bệnh,vì ở trong tương đối. Như nói kiến tánh, nếu chấp 2 chữ“kiến tánh” cũng là bệnh. Vì Tự tánh không có sở kiến,nếu Tự tánh có sở kiến thì có năng kiến rồi, có năngsở là nhị. Tự tánh là bất nhị không có năng sở.

KinhViên Giác nói: “Biết có sở chứng thanh tịnh Niết Bàn cũnglà ngã tướng”. Người hỏi này có ngã tướng quá nặngkhông thể cứu nổi. Chánh pháp Phật pháp thì phải phá ngãchấp. Tứ tướng là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng,thọ giả tướng (kinh Kim cang), kinh Viên Giác gọi là thọmạng tướng. Bốn thứ tướng này là cảm giác sai lầm củavọng tâm. Như nói chứng quả là ta chứng, đó là ngã tướng,nói thuyết pháp là thuyết cái bệnh ngã tướng, không phảithuyết pháp Niết Bàn.

Hỏi:
Cáibiếtsẵn có, có thể sáng chế như cái biết của các khoahọc gia không?

Đáp:
Khôngthểkiến lập cái biết, nếu có kiến lập thì giống nhưtrên đầu mọc thêm đầu, làm chướng ngại cái đầu chính,cần bác sĩ cắt bỏ mới được.

Hỏi:
Tánhhungác, tánh không chân thật, tánh tham lam,… Vậy tánh nàolà chân tánh của các tánh trên và có khác với tánh thấytánh nghe không?

Đáp:
Tấtcảđều là vọng, kinh Lăng Nghiêm nói: “Chơn với vọnglà 2 thứ vọng”, phàm có tương đối đều là vọng, hễcó dùng lục căn nhận biết đều là vọng.

Hỏi:
Nóicótâm độc ác, có tâm tham, có tâm thiện. Các tâm ấy đềulà vọng, trước không khởi, đó có phải là chơn không?

Đáp:
Chơnvớivọng là hai thứ vọng, còn thực tế thì không có đốiđãi, không có chơn với giả, không có chơn với vọng, gọilà Tự tánh bất nhị hay Thật tướng vô tướng, không phảichấp vào một bên mà nói vô tướng. Tức là hữu tướngcũng vô và vô tướng cũng vô, Thật tướng là phá vô tướngvà hữu tướng. Nếu chấp thật cái hữu tướng là biên kiến,chấp thật vô tướng cũng là biên kiến.

Ngườihỏi này thì Phật không thể giáo hóa nổi, vì có ngã chấpquá nặng.

Hỏi:
Támthứcchuyển thành tứ trí chỉ là tên gọi chẳng chân thật,nghĩa là chỉ chuyển cái tên mà cái thể chẳng thể chuyển.Vậy bản lai diện mục của vô thỉ vô minh và bản lai Phậttánh giống nhau không?

Đáp:
Chuyểnthứcthành tứ trí của Pháp Bảo Đàn có 8 câu kệ:

Đạiviên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bìnhđẳngtánh trí tâm chẳng bệnh.
Diệuquansát trí chẳng tác ý,
(Sựthấycủa Diệu quan sát trí chẳng cần tác ý)
Thànhsởtác trí đồng viên cảnh.
Ngũ,bát,lục, thất quả nhân chuyển,
Chỉdùngtên gọi chẳng thật tánh.
Nếungaynơi chuyển chẳng dính mắc,
Ởchỗnáo động cũng đại định.

Lượcgiải:
1.Đạiviên cảnh trí tánh thanh tịnh: Thức thứ 8 chuyển thànhtrí, như gương tròn chiếu soi, phổ chiếu vạn pháp là trívốn thanh tịnh của bản tánh.

2.Bình đẳng tánh trí tâm chẳng bệnh: Thức thứ 7 chấp thứcthứ 8 là ta (thức thứ 8 là bản thể tất cả pháp) thànhô nhiểm, nay chuyển thành “bình đẳng tánh trí”, ảnh hưởngthức thứ 6 chẳng khởi phân biệt tưởng thì tâm chẳng bệnh.

3.Diệu quan sát trí chẳng tác ý: Do sự chấp ngã của thứcthứ 7 khiến thức thứ 6 sanh khởi vọng tưởng phân biệt,khi chuyển thành Diệu quan sát trí rồi, dù thấy mà chẳngcó tác ý phân biệt, nên gọi là chẳng tác ý.
4.Thànhsở tác trí đồng viên cảnh: Tiền ngũ thức duyên theosự lãnh đạo của thức thứ 6 mà khởi vọng tưởng phânbiệt, khi chuyển thành sở tác trí rồi, tức đồng như Đạiviên cảnh trí, dù dùng nhưng chẳng tác ý phân biệt.

5.Ngũ, bát, lục, thất quả nhân chuyển: Nghĩa là lục và thấttrong nhân chuyển, thức thứ 6 là nhân tiệm tu của Giáo môn,thức thứ 7 là nhân đốn ngộ của Thiền môn. Ngũ và bátlà trên quả chuyển, vì vọng chấp của thức thứ 7 chuyểnthì ngũ và bát cũng chuyển theo.

6.Chỉ dùng tên gọi chẳng thật tánh: Nghĩa là 8 thức kể trênchuyển thành tứ trí chỉ là tên gọi chẳng có tánh thật,nghĩa là chỉ chuyển cái tên, chẳng thể chuyển cái thểvậy.

7.Nếu ngay nơi chuyển chẳng dính mắc: Nghĩa là ở ngay nơichuyển mà chẳng chấp trước, chẳng chấp thật.

8.Ở chỗ náo động cũng đại định: Nghĩa là ở chỗ náođộng cách mấy cũng đều đại định, chẳng có nhập địnhvà xuất định tức là vĩnh viễn ở trong định.
Đâylàchuyển 8 thức thành 4 trí.

Hỏi:
NhưLaithiền dùng cái “biết” để tu, tu khác với Tổ Sư thiềnnhư thế nào?

Đáp:
NhưLaithiền là dùng cái “biết” để tu, còn Tổ Sư thiềndùng cái “không biết” để tu. Bộ não của mình gồm có2 mặt: Mặt biết và mặt không biết. Dùng mặt biết đểtu là Như Lai thiền, Như Lai thiền của Phật dạy, còn dùngcái biết của tà ma ngoại đạo thì không phải.

Dùngcái không biết cũng là Phật Thích Ca dạy, do Phật Thích Catruyền xuống cho Ma Ha Ca Diếp, rồi Ma Ha Ca Diếp truyền choA Nan, A Nan truyền cho Thương Na Hòa Tu,… từ Tổ từ Tổ truyềnxuống, nên gọi là Tổ Sư thiền. Thiền này chỉ hỏi vànhìn, hỏi là kích thích niệm không biết, nhìn là giữ niệmkhông biết được kéo dài.

TuNhư Lai thiền gồm có 52 cấp (Thập Tín,Thập Trụ, Thập Hạnh,Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác và Diệu Giác).Tổ Sư thiền từ địa vị phàm phu tu chứng Phật quả, khôngqua giai cấp nào.

Hỏi:
Banđêmtham Tổ Sư thiền, ban ngày học giáo lý. Vậy con đi 2cái song song được không?

Đáp:
-Biếtvàkhông biết có nghịch nhau không?

-Có nghịch nhau.

- Nếucó nghịch nhau làm sao song song được? Bây giờ cô học giáolý Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa?

- Conhọc sơ cấp Phật học năm thứ hai ở chùa Tòng Lâm.

Cônói đại khái sơ cấp là gì?

- Bàiđầu tiên là vô thường, kế đến nghiệp và nhân quả, luânhồi, thiểu dục tri túc, đó là năm thứ hai của con.

- Theocô nói thì gần như Tiểu thừa, nhưng phải căn cứ kinh nào?Vì giáo môn phải căn cứ lời kinh.

- Bâygiờ có lẽ là kinh Tiểu thừa, nhưng ở chùa con có chươngtrình Cao đẳng Phật học thì học Diệu Pháp Liên Hoa.

- KinhDiệu Pháp Liên Hoa là kinh Đại thừa, thiền của Đại thừathì khác thiền của Tiểu thừa và Trung thừa. Thiền Đạithừa gọi là Bồ Tát thừa. Thiền Trung thừa gọi là DuyênGiác thừa. Thiền Tiểu thừa gọi là Thanh Văn thừa.

ThiềnThanh văn thừa là Ngũ Đình Tâm Quán có 5 thứ thiền quán:Sổ Tức Quán, Bất Tịnh Quán, Từ Bi Quán, Lục Thức Quán,Nhân Duyên Quán. Những thiền quán này là đình chỉ cái tâm.

Côhọc Tiểu thừa mà không biết Tiểu thừa thiền là gì! CònTrung thừa là Duyên Giác, thiền của thừa Duyên Giác là ThậpNhị Nhân Duyên là từ vô minh đến lão tử (12 thứ nhân duyên).Trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận có giải thích 4 thừa.

Bathứ thiền quán ghi trong kinh Lăng Nghiêm, nhưng chỉ dịch âmkhông có dịch nghĩa, gọi là Sa ma tha, Tam ma bát đề, Thiềnna.

KinhViên Giác giải thích 3 thứ thiền:

-Sama tha là thiền quán cực tịnh, thí dụ như gương soi cáctướng; bất cứ người nào đến gần trước gương thì nóchiếu soi rõ ràng, nhưng nó không lay động.

-Tamma bát đề là biến hóa mình không thể thấy được, nó đangbiến hóa, thí dụ lúa mạ dần dần tăng trưởng, như mìnhđem hạt lúa bỏ vào đất thì mọc thành cây mạ, không thấynó tăng trưởng, nhưng nó đang tăng trưởng trong từng sátna.

-Thiềnna thí dụ tiếng ẩn trong chuông trống, như chuông trống đâucó tiếng, nhưng trong đó có tiếng, đánh nhẹ ra tiếng nhỏ,đánh mạnh ra tiếng lớn, mà tiếng không bị hạn chế trongchuông trống, nó vượt ra ngoài xa tùy theo mức độ đánh.

TôngThiên Thai Trung Quốc có 3 thứ Chỉ quán thiền:

-Sama tha giống như Không quán của tông Thiên Thai.

-Tamma bát đề giống như Giả quán của tông Thiên Thai.

-Thiềnna giống như Trung quán của tông Thiên Thai.

Nhưngchỉ giống thôi, chứ không phải hoàn toàn không có khác!4 tông thiền quán Đại thừa của Trung Quốc là : Thiên Thai,Hiền Thủ, Tam Luận, Duy Thức. Mỗi thừa đều có thiền quánriêng biệt, thiền quán đó không ngoài Sa ma tha, Tam ma bátđề, Thiền na. Nhưng mỗi mỗi khác, không phải hoàn toàngiống nhau hết, cuối cùng có một cái giống nhau là “ từnghi đến ngộ”.

TổSư thiền là bắt đầu từ nghi rồi đến ngộ. Hành giảmới bắt đầu tham thiền, tôi đã dạy hỏi và nhìn tứclà giữ cái nghi (không hiểu không biết) để đưa đến ngộ.

TôngThiên Thai mới trải qua rất lâu đến cùng tột rồi mớiphát nghi. Như ban đầu thì quán giả, quán mãi thấy khôngthật giả, rồi đến quán không, nhưng không thì không phảithật không, chẳng phải giả chẳng phải không thì quán trung.

Nhưnggiả với không là hai đầu, hai đầu không có làm sao quántrung được? Tức là hai đầu không có làm sao có chính giữađược? Cho nên mới phát nghi “không phải giả, không phảikhông, không phải trung là cái gì?” Ấy là phát nghi rồi,phát nghi là đến thể chơn chỉ, gọi là tam chỉ tam quán.

Banđầu là hệ duyên chỉ, tùy duyên chỉ đến thể chơn chỉ.Thể chơn chỉ là thể cứu Chơn Như bằng tham Tổ Sư thiền,nhưng đến chỗ cùng tột mới tự nhiên phát nghi. Vì cáigì đều cũng không phải thì tự nhiên phát nghi: Tại sao?Là cái gì vậy? Là cái gì mới phải?

Bấtcứ tông nào cũng vậy, như tông Hiền Thủ gọi là Pháp GiớiQuán thiền, gồm có: Lý pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới,rồi đến sự sự vô ngại pháp giới, mới phát nghi giốngnhư tông Thiên Thai vậy.

Vìcó nghi mới có ngộ, cho nên cuối cùng các pháp môn đềuphải phát nghi, như tông Tịnh Độ cũng vậy.

Cómột số người không nhìn nhận tu Tịnh Độ là thiền, tấtcả pháp môn của Phật dạy đều là Thiền, 3 cách tu TịnhĐộ là thiền, có số người tu Tịnh Độ không biết. 3 cáchtu của Tịnh Độ là:

1-Thậttướng niệm Phật giống như Tổ Sư thiền.

2-Quántưởng niệm Phật là thiền quán trong kinh Quán vô LượngThọ là kinh của Tịnh Độ. Tịnh Độ chỉ có 3 thứ kinh:Kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ và A Di Đà (tiểuA Di Đà, đại A Di Đà). Phật có dạy 16 pháp thiền quán ghiở trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Nhưngsaosố người tu Tịnh Độ không nhìn nhận Tịnh Độ cóthiền? Tôi cũng không hiểu nữa! Mà lại những người ấybài xích thiền! Vì bất cứ pháp môn nào đều phải có thiềnmới gọi là tu. Nhưng thiền có đủ thứ, tà ma ngoại đạocũng có thiền vậy.

3-Trìdanh niệm Phật là muốn đến chỗ “nhất tâm bất loạn”,nếu đến nhất tâm bất loạn là thiền rồi. Vì nhất tâmbất loạn là thiền định, mà tại sao số người đó phảinhờ tha lực, còn thiền thì phải nhờ tự lực? Họ khôngchịu tự lực, sự thật đâu có ai tu giùm! Phải tự lựctu chứ không phải nhờ người khác hay Phật A Di Đà tu giùmcho mình.

Họcòn không biết đại nguyện của kinh A Di Đà là mình sanhvề cõi cực lạc rồi, Phật A Di Đà mới dạy pháp Tổ Sưthiền là “từ nghi đến ngộ”. Bây giờ các vị đồngtham chưa chết mà đã tham Tổ Sư thiền rồi.

Hỏi:
Diệudụngcông phu Tổ Sư thiền và làm thế nào hành giả đi đúngđường lối Tổ Sư thiền?

Đáp:
Chỉcầnhỏi và nhìn, hỏi là kích thích niệm không biết gọilà tham thoại đầu, khán là nhìn chỗ không biết, nói chỗkhông biết nhưng không có chỗ, vì có chỗ là biết rồi.Không có chỗ là không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn trốngrỗng thì không biết gì, chỉ cần giữ cái niệm không biếtđược kéo dài (nghi tình). Tham thoại đầu và khán thoạiđầu là 2 cái đi song song, đó là công phu của Tổ Sư thiền.

Đoạnnàydiễn tả hiện ra cái dụng:

-Chẳngthể thấy mà hợp logic kia, cần phải nhờ tâm lực cá nhâncủa chúng ta sẵn có chứng minh, khi chúng ta y theo pháp thiềntrực tiếp (Tổ Sư thiền) do Phật Thích Ca truyền dạy, thựchành đến trình độ N tức là đến giai đoạn tự độnghóa được một khoảng thời gian khiến 3 thứ biết: Tìm hiểu,tư duy, ghi nhớ được tạm ngưng. Nghĩa là bộ não đượcngưng hoạt động thì phát huy được công năng sẵn có, chẳngdùng bộ não mà hoàn thành công tác bộ não chẳng thểlàm. Khi ngưng hoạt động của bộ não càng lâu thì độ thiềncàng sâu có công năng phát ra càng lớn.

Tiểuthừa cũng ngưng hoạt động của bộ não, tức là dùng NgũĐình Tâm Quán để đình chỉ Tâm, Trung thừa và Đại thừacũng vậy. Nhưng Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa là dùngcái biết để tu, còn Tổ Sư thiền là dùng cái không biếtđể tu.

Hỏi:
LụcDiệuPháp Môn có phải tu bước đầu không?

Đáp:
LụcDiệuPháp Môn của thừa nào? Tiểu thừa cũng có Lục Diệu.Nếu là Tổ Sư thiền thì khỏi cần Diệu, chỉ cần hỏivà nhìn tức là hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biếtvà không đi tìm hiểu là đủ rồi. Khi nào kiến tánh rồitự nhiên sẽ Diệu, nếu chưa kiến tánh có muốn Diệu cũngkhông được.

Hỏi:
Hiệntượngcầu hồn cầu cơ của người dân tộc đối với trongPhật pháp phải giải thích như thế nào?

Đáp:
TrongPhậtpháp thì Phật cấm những mê tín dị đoan, cầu hồn,cầu cơ. Nếu dùng những thứ đó để sanh sống thì Phậtpháp gọi là tà mạng thực, tức là dùng pháp tà để kiếmăn.

Hỏi:
Hànhgiảtham Tổ Sư thiền có vượt qua 50 thứ ma ngũ ấm không?

Đáp:
Tạicóchấp ngũ ấm là ta nên mới có ma ngũ ấm. Tổ Sư thiềnđiều thứ nhất trong 10 điều của Đường Lối Thực HànhTham Tổ Sư Thiền là phá ngã chấp. Tức là không có ta, vìkhông có ta nên vô sở đắc, vô sở cầu và vô sở sợ. Tacòn không có thì ngũ ấm cũng không có, ngũ ấm còn khôngcó làm sao có ngũ ấm ma?

Hỏi:
Conngườicó trí khôn hơn các loài động vật, tu hành sẽ mauthành Phật. Loài động vật nhỏ bé như con kiến, con muỗi,cua, ốc, côn trùng,… với ý thức nhỏ bé có thành Phậtkhông?

Đáp:
ThànhPhậtkhông phải nhờ trí khôn. Chứng Đạo Ca nói: “Ngoạiđạo thông minh chẳng trí huệ”. Súc sanh muốn thành Phậtphải đầu thai thành người, tức là ngoài con người và cácngoại đạo không thể thành Phật. Chỉ có người tu theo chánhpháp của Phật mới thành Phật.

Bênngoài nhìn thấy hành giả tham thiền giống như khờ ngốc,nếu thật sự hành giả tham thiền đến giai đoạn khờ ngốcthì mới hy vọng thành Phật. Vì giữ được công phu tốtnên người ta nói mình như khờ ngốc. Vì vậy không cần phảinhờ trí khôn để tu thành Phật.

Hỏi:
Phápthícó thể đổi được tài thí không? Ví dụ có ngườicho mình nhiều đồ vật, rồi ta đem pháp mà nói cho họ nghehoặc đem kinh tặng cho họ. Như vậy có thể đổi đượcđồ vật của họ cho mình không?

Đáp:
Ngườihỏikhông biết pháp thí là gì! Nếu chấp có pháp để thícho người thì người đó đã có ngã tướng. Kinh Viên Giácnói: “Cho ta có thuyết pháp là ngã tướng”, mà có sở đắccó sở chứng cũng là ngã tướng.

Ngãtướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng làtừ thấp lên cao. Chứng đến thanh tịnh Niết Bàn cũng cònngã tướng, vì không tham luyến ngũ uẩn ngã, nhưng tham luyếnNiết Bàn ngã, cho Niết Bàn là ta chứng, nên vẫn còn ngã.

Tạicó ngã nên mới thấy có người để ta thí pháp, ta thấycó pháp để thí cho người là còn ngã, chứ không phải phápNiết Bàn.

Hỏi:
Connhặtđược của rơi, rồi đem cho người bạn dùng. Vậynhân quả đó ai chịu?

Đáp:
Nhânquảlà “ai làm nấy chịu”, như ăn cơm là “ai ăn nấyno”, không có người khác ăn no giùm cho mình được! Ngườinào làm người ấy chịu, không phải con làm mà mẹ chịu,không phải mẹ làm con chịu.

Hỏi:
Tiểuthừathiền và Đại thừa thiền có phải thuộc về Như Laithiền không?

Đáp:
Nhữngphápthiền do Phật dạy dùng cái biết để tu là Như Lai thiền,như phạm vi thiền thì khác.

Tiểuthừa thiền là muốn dứt lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt,thân, ý). Vì Tiểu thừa cho rằng lục căn tiếp xúc lục trầnsanh ra phiền não, nên phải dứt lục căn mới hết phiềnnão. Lục trần là vật chất, theo triết lý gọi là Duy VậtLuận.

Trungthừa biết dứt lục căn là không đúng, vì muốn dứt lụccăn thì phải giữ một niệm, chính một niệm đó gọi lànhất niệm vô minh, cũng từ đó sanh ra phiền não. Nhưng nhấtniệm đối với pháp trần thì ở trong nội tâm, nên triếtlý gọi là Duy Tâm Luận.

Đạithừa không dứt lục căn, không dứt nhất niệm vô minh, chỉcần phá vô thỉ vô minh (căn bản vô minh).

NgàiNguyệt Khê đã kiến tánh tịch năm 1965, có thí dụ: Nhấtniệm vô minh và lục căn là vũ khí và binh lính của cướp,vô thỉ vô minh là vua cướp; Đại thừa là dùng vũ khí vàbinh lính của cướp để bao vây bắt vua cướp.

Lụccăn như vũ khí của cướp, nhất niệm là binh lính của cướp.Nếu tịch thu hết vũ khí, nhưng cũng có thể sắm lại vũkhí, hay giết hết binh lính, nhưng vua cướp còn thì có thểchiêu binh mãi mã lại.

Chonên, Đại thừa không tịch thu vũ khí và không giết línhcủa cướp, mà lại dùng vũ khí và binh lính của cướp đểbao vây bắt vua cướp. Vua cướp bắt được rồi thì vũ khívà binh lính của cướp đều trở thành tài sản và lính chínhquy của nhà nước, khỏi cần giết chết binh lính. Đó làpháp thiền Đại thừa.

Tiểuthừa gọi là Duy Vật, Trung thừa gọi là Duy Tâm, Đại thừagọi là Tâm Vật hợp một, Tổ Sư thiền gọi là Tối ThượngThừa, không phải tam thừa, còn gọi là Phi tâm phi vật (chẳngphải tâm chẳng phải vật), không có gì hết, trống rỗng.

Hỏi:
Cóngườisuốt đời làm thiện, khi cuối đời gặp ác duyên.Vậy việc này như thế nào?

Đáp:
Cóngườinói: suốt đời không có làm ác, sao tôi bị tai nạnđến hoài?

Tôihỏi: Ông có ăn cá thịt không? Có giết kiến, giết muỗikhông?

Ngườiấy không trả lời được, vì một bửa cơm đã ăn biếtbao nhiêu con cá con tép rồi? Vậy từ nhỏ đến lớn đã ănhết bao nhiêu chúng sanh? Giết hại hết bao nhiêu chúng sanh?Làm sao nói không có làm ác? Theo nhân quả giết một mạngphải trả một mạng, ăn cục thịt phải trả cục thịt.

NhưLương Võ Đế đã làm việc thiện, nhưng cũng có làm ác,thành ra làm ác thì phải chịu khổ báo, làm thiện thì đượcphước báo, 2 việc này thì không thể trừ với nhau được.Mà lại nhân quả là tam thế, như kiếp trước làm thì kiếpnày phải chịu, kiếp này làm thì kiếp sau phải chịu, vìmình không thấy chứ không phải là không có nhân quả.

Hỏi:
Thếnàolà đới nghiệp vãng sanh?

Đáp:
Cónghiệpnhân phải có nghiệp quả, nhân quả rõ ràng. Nếumuốn được đới nghiệp vãng sanh, mặc dầu nghiệp nhânđã gieo mà được vãng sanh, tức là quả báo kiếp này khỏiđến, nhưng phải có cái nguyện. Tịnh Độ có đại nguyệnvà tiểu nguyện.

Nếutiểunguyện cầu một mình mà được vãng sanh thì không hợpnhân quả, vì ăn cục thịt phải trả cục thịt, giết mộtmạng phải trả một mạng, nên phải đi đầu thai để trảnợ, chứ không được vãng sanh.

Cònđại nguyện như mình thiếu nợ mà không có tiền để trả,thiếu tiền rất nhiều, nhưng mình có trương mục ngân hàng,tiền ở ngân hàng có ít không đủ trả nợ, mình có thểký kỳ phiếu là 10, 20 năm sau trả. Người tu Tịnh Độ đượcvãng sanh rồi mới trả, việc ấy giống như kỳ phiếu cũnggọi là đại nguyện.

Phátđại nguyện là cùng tất cả chúng sanh đều được vãngsanh, phải thực hành đại nguyện là coi chúng sanh bình đẳng,khi đã được vãng sanh rồi thành Phật thì những chúng sanhchủ nợ thịt chủ nợ mạng được ưu tiên độ trước.Như mình mỗi ngày gởi tiền vào ngân hàng thì sau này ngườita cầm kỳ phiếu đến ngân hàng mới lãnh được tiền.

Phátđại nguyện mà không thực hành đại nguyện của mình phát,còn ăn thịt chúng sanh, giết chết chúng sanh, tức là mỗingày không gởi tiền vô ngân hàng thì sau này người ta đếnngân hàng lãnh không có tiền, như thế là ngân phiếu giả,ở thế gian phải bị tù, làm sao có công đức để đượcvãng sanh? Vì chỉ miệng nói tâm nghĩ nhưng không thực hành,gọi là nguyện giả.

Đượcđới nghiệp vãng sanh đâu phải dễ! Thực hành được đạinguyện cũng không phải dễ! Nói dễ là tham thiền mới thậtlà dễ, chỉ cần hỏi và nhìn, ngoài ra không cần biết đếncái gì hết, chỉ giữ cái không biết là đủ.

Hỏi:
NgườituTổ Sư thiền có cần phát đại nguyện và hồi hướngđến quả Vô thượng Bồ đề không?

Đáp:
Ngườihỏinày không biết lại chấp cái biết của mình và theogiáo môn cũng còn không biết. Kinh Đại Niết Bàn thuộc vềgiáo môn có 3 cửa giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện.

-Vônguyện là không có nguyện, nếu còn ôm cái nguyện thì khôngđược kiến tánh, vì tâm như hư không vô sở hữu (trốngrỗng) là giải thoát, không bị trói buộc, nó đã sẵn nhưvậy. Chỉ cần phát hiện vốn không có sanh tử, vốn khôngcó trói buộc thì đâu cần nguyện gì nữa!

Nếucó nguyện tức là còn có trói buộc, những người có bệnhchấp thì còn trói buộc, nên mới có cái nguyện để mởtrói. Tổ Sư thiền ngộ thấy không có trói, vì trống rỗng.Ngộ không có trói thì đã giải thoát rồi, đâu phải làbị trói rồi mới mở trói cho là giải thoát! Vậy đâu cầnmở trói, vì đâu có ai trói!

Hỏi:
Cóphảitất cả chiêm bao đều là giả không? Và chuyện nàngdâu châm kim thêm 19 lần cho bà mẹ chồng như lời nhắc nhởtrong mộng, khi bà nằm ngủ. Vậy chuyện này chiêm bao hay khôngphải chiêm bao?

Đáp:
Ngườihỏinày không biết, nên Phật nói “rất đáng thương xót!”.Chân tâm là bất nhị thì không có tương đối. Họ bỏ chấpthật lại chấp giả, nếu chấp thật thì bệnh còn dễ trị,chấp giả thì bệnh khó trị hơn. Vì thật và giả là tươngđối, chấp thật và chấp giả đều lọt vào biên kiến.Biên kiến ở trong Phật pháp là một thứ trong 5 thứ ác kiến,nhưng chính người hỏi lại không biết, thành ra mới đặtra câu hỏi vậy.

Đãlà chiêm bao thì không có thật, chơn thật không phải thật,cái giả cũng không phải thật. Vì chiêm bao đâu có cái nàothật, đâu có cái nào giả? Thật không thành lập làm saolập ra cái giả?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]