Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang 6

14/01/201111:42(Xem: 8286)
Trang 6

Hỏi:

Tạisaocó vật mà Lục Tổ nói “bổn lai vô nhất vật”?

Đáp:
Vìtạichấp mới có, nên ngài Lâm Tế nói “gặp Phật chémPhật, gặp ma chém ma”, tại tâm mình chấp Phật nên phảichém tâm chấp Phật, tại tâm mình chấp ma thì phải chémtâm chấp ma.

Hỏi:
Thường5giờ sáng tụng kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi Thập Chú, rồi quatháng khác thì tụng kinh Pháp Hoa, Thủy Sám, Vu Lan. Bây giờbắt đầu tham thiền không tụng kinh nữa, vậy có lỗi không?

Đáp:
Nếunhưtrước kia tụng kinh thì đã có lỗi rồi đó! Tại vìtụng kinh là tu theo giáo môn, tụng kinh tới đâu là thiềnquán tới đó. Nếu tụng kinh mà không thiền quán, cho ngườihiểu lầm tụng kinh có công đức, cũng như câu hỏi đó thìđã có tội rồi, vì để cho người ta hiểu lầm Phật giáo.

ThamTổ Sư thiền phải giữ đúng vai trò hành giả tham Tổ Sưthiền. Thiền Tịnh Độ phải giữ đúng vai trò thiền TịnhĐộ. Thiền Tịnh Độ có 3 cách thiền có ghi trong kinh TịnhĐộ. Nếu tu một pháp môn nào không thành thì có thể tu phápmôn khác cũng được, chứ làm sao có lỗi?

Trướckia tụng kinh không đúng theo vai trò tụng kinh là thiền quántụng kinh. Theo giáo môn tụng kinh là thiền. Như ngài ĐếNhàn, mỗi thời kinh phải 2 giờ, một ngày 3 thời kinh. Nếutụng kinh không đủ 2 giờ thì ngài quở làm biếng. Vậy ngườihỏi tụng kinh có thiền quán không? Nếu không thì đã cólỗi rồi.

Hỏi:
Ngườiăncon nhộng khi kéo tơ tầm hết. Vậy có bị nhân quả không?

Đáp:
Cósátsanh thì phải đền mạng, ăn cục thịt phải trả cụcthịt, chứ không phải có tội hay không có tội! Đó là việcnhân quả, tạo nhân nào thì chịu quả nấy. Tôi nói “nếukhông sợ người ta ăn mình thì mình cứ ăn người ta, nếusợ người ta ăn mình thì mình đừng ăn người ta”.

Hỏi:
Chúngconlà hành giả mới, kính xin Sư Phụ từ bi phổ biến tàiliệu khoa học và tâm linh trong Phật pháp để chúng con tăngtrưởng lòng tin và dạy lại đường lối tham Tổ Sư thiền?

Đáp:
Tâmlinhvà khoa học trong Phật pháp là mục đích tôi muốn hoằngdương người tây phương, vì người tây phương phải có bằngchứng cụ thể thấy được họ mới chịu tin, nếu họ khôngtin thì không học. Cuốn Tâm Linh và Phật Pháp không bằngcuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21, cuốn này bao gồm hết. Tôiđã nói hơn Sinh Lý Giải Phẩu, Tâm Lý Học, Triết Học, TựNhiên Khoa Học của đại học Mỹ, 4 thứ hợp lại giải thíchcòn không thông. Cuốn Vũ Trụ Quan Thế Kỷ 21 giải thích đầyđủ trọn vẹn hơn 4 đại học hợp lại.

Hỏi:
Hànhgiảtham thiền bị những thử thách đau khổ, có phải đólà lúc trả nghiệp không?

Đáp:
Làmsaocứ trả nghiệp trả nghiệp! Ở trong thuận cảnh tu khóhơn ở trong nghịch cảnh. Như người ta chấp nhập thất,tự mình nhốt trong phòng không tiếp xúc bên ngoài, nếu lấycái đó để tu là có hại chứ không có ích, tại vì khôngcó tiếp xúc thì không có cảnh để khởi tâm động niệm.Tôi có kể thằng bé ở trên núi 20 năm, vì không tiếp xúcthì không khởi tâm động niệm, có tiếp xúc mới gọi làtu, không tiếp xúc sao gọi là tu? Rồi người ta nói là thửthách, nói là trả nghiệp! Đó là nói bậy. Vậy như thằngbé xuống núi thấy người nữ gọi là trả nghiệp sao?

Hỏi:
Chúngcontham thiền đã lâu, nhưng vẫn thấy những tập khí vẫncòn nhiều, chỉ bớt chút đỉnh chứ không bỏ hẳn được.Vậy chúng con phải làm thế nào?

Đáp:
Phảihỏivà nhìn thì lâu ngày thấy như khờ ngốc, nên tập khísẽ bớt dần dần. Nhưng người ta không biết coi người đónhư người khờ ngốc, vì cái gì đều cũng không biết.

Hỏi:
Khithiềnthì tâm tịnh trở thành không, khi nào nhận biết đượcbản lai của mình hiện ra?

Đáp:
Nếunóinhư vậy thì người đó không có tham thiền. Vì tham thiềnlà giữ cái không biết. Người đó dùng cái biết để tìmhiểu tâm tịnh, không những không chấm dứt mà còn kéo dàiphát triển tìm hiểu, như thế là nghịch với tham thiền.

Hỏi:
Khithiềntâm tịnh thì cảnh giới Phật được ra, như vậy cảnhgiới Phật thật hay giả? Nếu cảnh thật thì người ngồithiền có tiếp nhận được cảnh giới đó không?

Đáp:
Ngườiđócó thể tẩu hỏa nhập ma, tức là giống ma. Tham thiềnthì không biết, làm sao biết những cái đó? Sao còn đi tìmhiểu mấy cái đó?

TâmtịnhPhật độ tịnh là Tịnh Độ, tức là thật tướngniệm Phật không cần vãng sanh. Còn Thiền chỉ cần hỏi vànhìn để giữ nghi tình.

Hỏi:
Tâmtừđâu ra?

Đáp:
Bâygiờông tự hỏi để mà tham! Tâm là một danh từ ai cũngnói được, nhưng Tâm là cái gì thì ai cũng không biết! Luôncả Phật Thích Ca cũng không biết. Nếu tâm bị Phật ThíchCa biết thì nó thành sở biết. Có sở biết và có năng biếtlà nhị. Còn chân tâm bất nhị hay còn gọi là tự tánh bấtnhị. Cho nên, tự tánh không cho ai biết được, tự tánh tựbiết.

Nếuông muốn ngộ phải nghi, còn dùng bộ não để tìm hiểu thìmột trăm năm, một kiếp hay hai kiếp, muôn ngàn triệu kiếpcũng không thể tìm được. Vì bộ não không thể biết đượctự tánh, tại bộ não là vật chất, còn tự tánh không phảivật chất. Như lục thức phối hợp với lục căn nghe lệnhcủa bộ não, đó là vọng tâm tức là bộ não.

Hỏi:
Tutheopháp môn Tổ Sư thiền được giác ngộ rồi sẽ trừtập khí, sau người ấy chết có đầu thai làm người đểđộ chúng sanh không?

Đáp:
Bâygiờtự lo cho mình được giác ngộ rồi tự biết, nếu dùngbộ não để đoán mò bậy bạ chỉ là chướng ngại thôi!Người hỏi có đọc Bát Nhã Tâm kinh: “Vô vô minh diệc vôvô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận”, không cógià không có chết tức là không có sanh tử, đã ngộ khôngcó sanh tử làm sao đi đầu thai? Nếu còn đi đầu thai thìchưa ngộ. Ngộ là vốn không có sanh tử gọi là liễu thoátsanh tử, mà còn hỏi kiến tánh rồi còn đi đầu thai không?Hỏi gì kỳ vậy!

Hỏi:
Conchưahiểu 2 chữ “năng, sở”, kính xin Sư Phụ giải thích?

Đáp:
Ôngcóăn cơm không?

-Có.

-Ônglà năng ăn, cơm là sở ăn. Ông có uống nước không?

-Có.

-Ônglà năng uống, nước là sở uống. Đó là năng sở. Ông thấycái bình này không?

-Thấy.

-Ônglà năng thấy, cái bình là sở thấy.

Khóabồi dưỡng giảng sư tại văn phòng 2: Từ ngày 10 – 5 => 19 – 5 – 1999.

Thiềnlà gì? Thiền là phương pháp thực hành để vọng tâm lặngxuống, đạt đến an định. Thường thường chữ “thiền”đi đôi chữ “định” gọi là thiền định.

Thôngthường dùng công phu thiền quán chiếu gọi là thiền quán.Như tông Thiên Thai gọi là Chỉ quán thiền. Chỉ là định,quán là đạt đến chỗ định. Định sâu chừng nào thì quáncao chừng nấy, nên thiền định đi đôi với nhau.

Nguồngốc của Phật pháp là Tâm, tức bất nhị. Bây giờ Phậtgiáo chia ra nhiều tông phái, làm sao bất nhị được? Chianhiều tông phái là giáo pháp, chứ không phải Phạât pháp.Phật pháp là pháp bất nhị không thể chia, giáo pháp mớicó thể chia. Phật vì để thích ứng căn cơ của mỗi chúngsanh, mới thuyết 84000 pháp môn.

Phậtpháp là trên phù hợp ý Phật thì không thể chia, dưới khếhợp đương cơ thì có thể chia. Cách dạy của Phật có 84000pháp môn thì nhiều mênh mông, nhưng quy nạp lại gồm có tamthừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát). Có người nói ThanhVăn là Tiểu thừa, Duyên Giác là Trung thừa, Bồ Tát là Đạithừa. Mỗi thừa có thiền tu tập riêng biệt.

ThừaThanh Văn có thiền để tu tập là Ngũ Đình Tâm Quán, Đìnhlà đình chỉ hoạt động của nội tâm, gọi là Ngũ ĐìnhTâm (năm thứ thiền quán). Năm thứ thiền quán là:

- SổTức Quán.
-Bất Tịnh Quán.
-Từ Bi Quán.
-Nhân Duyên Quán.
-Lục Thức Quán.

Bâygiờ phần nhiều theo Sổ Tức Quán, có một số ít theo BấtTịnh Quán, còn ba thứ kia chưa thấy người ta tu, ấy là thiềnquán của Tiểu thừa. Gọi Tiểu thừa nhưng các nước Tiểuthừa họ không nhìn nhận và không nhìn nhận Đại thừa.

ThừaThanh Văn là nghe thanh giáo của Phật mà ngộ đạo. Mục đíchcủa Tiểu thừa là diệt lục căn. Vì tất cả phiền nãovọng tưởng là do lục căn tiếp xúc với lục trần mà sanhkhởi. Cho nên, muốn diệt lục căn đối tượng lục trầnlà vật chất, theo triết học là Chủ Quan Duy Vật Luận.

Trungthừa là thừa Duyên Giác, pháp tu là Thập Nhị Nhân Duyên,Thập Nhị Nhân Duyên bao gồm tam thế (quá khứ, hiệntại, vị lai).

Tôichỉ nói sơ lược nghĩa chữ “Thiền” như vậy thôi.

Theotriết học thì Thanh văn là Chủ Quan Duy Vật Luận, Duyên Giáclà Chủ Quan Duy Tâm Luận. Tại sao? Vì diệt được lục căn,nhưng một niệm không diệt được; muốn diệt lục căn thìphải giữ một niệm. Vậy một niệm đó là nguồn gốc phiềnnão.

NênTrung thừa muốn diệt được một niệm, nhưng một niệm nàykhông phải vật chất mà là tâm pháp, theo triết học gọilà Chủ Quan Duy Tâm Luận. Vậy một niệm phát xuất từ chỗnào? Phát xuất từ nguồn gốc vô thỉ vô minh (căn bản vôminh). Khi đã diệt một niệm rồi thì trở về nguồn gốccũng là vô minh (vô thỉ vô minh), chỗ này không có chỗ bắtđầu.

BồTát thừa (Đại thừa) thấy diệt lục căn và một niệm chưađược, nên cần phải phá vô thỉ vô minh. Muốn phá vô thỉvô minh thì không diệt lục căn và một niệm vô minh.

Thídụ: Muốn diệt những người phản loạn, vua cướp dụ chovô thỉ vô minh, tướng cướp và binh lính cùng binh khí củacướp dụ cho một niệm vô minh.

NhưTiểu thừa là tịch thu vủ khí của cướp cho là xong, nhưnghọ có thể tạo lại được.

Trungthừa như giết hết binh lính của cướp, nhưng vua cướp vẫncòn, rồi ngày nào họ chiêu binh mãi mã, tổ chức lại. Vậychưa có triệt để nên phải bắt luôn vua cướp.

Đạithừa lợi dụng binh lính của cướp, tướng cướp và vủkhí của cướp để bao vây vua cướp, bắt được vua cướpthì tất cả đều bình yên; tướng cướp, binh lính của cướpthành lính chính quy của nhà nước vẫn còn sử dụng, chứkhông diệt họ. Ấy là nghĩa Đại thừa.

Tiểuthừa là duy vật, Trung thừa là duy tâm, Đại thừa là tâmvà vật hợp một.

LụcTổ nói trong Pháp Bảo Đàn: “Ở ngoài tam thừa còn có Tốithượng thừa”, tức là có 4 thừa. Tối thượng thừa khôngở trong tam thừa nên gọi là phi thừa (không phải thừa),là pháp Thiền trực tiếp do Phật Thích Ca truyền dạy, vìđó không phải là thiền gì, mà Phật Thích Ca truyền cho TổMa Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Diếp truyền cho nhị Tổ A Nan, A Nan truyềncho tam Tổ Thương Na Hòa Tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuốngđến Tổ Đạt Ma thứ 28, rồi mới truyền sang Trung Quốc,sau này Trung Quốc mới truyền qua Việt Nam. Thiền đó do TổSư từ đời từ đời truyền xuống, nên mới có tên gọilà Tổ Sư Thiền.

Nóiđến vọng tâm thì phải có chân tâm. Chữ “Tâm” là mộtdanh từ ai cũng nói được, nhưng Tâm là cái gì? Không cóai biết. Tại sao? Vì chân tâm không có hình tướng không cósố lượng, nhưng nó có thực dụng rõ ràng, cái thể mìnhkhông thể thấy được, cái thể không có ai biết, luôn cảPhật cũng không thể biết.

Tạisao Phật không biết? Phật đã chứng chân tâm nhưng chân tâmtự biết. Nếu Phật Thích Ca biết chân tâm thì chân tâm trởthành sở biết, có năng sở là nhị. Chân tâm là bất nhị,vì chân tâm không phải sở nên không có ai biết nó, nó tựbiết cao nhất là Diệu giác. Cái biết bây giờ là cái biếtcủa bộ não, gọi là vọng tâm che khuất cái biết chân tâm.

Chonên, các thiền Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượngthừa đều là ngưng hoạt động của bộ não (vọng tâm),tức là dẹp hết những che khuất thì chân tâm tự hiện.

Chântâm và vọng tâm là những danh từ lộn xộn. Vậy làm saođể phân biệt? Không thể nói, nhưng có thể thí dụ, nênchư Phật nói “Tâm như hư không” mà thí dụ vậy thìkhó lãnh hội. Tổ 14 của Thiền tông là Long Thọ BồTát dùng hư không vô sở hữu để thí dụ cho chân tâm củamọi người.

Theochữ Hán, chữ “vô” là không có, không có sở hữu thìcũng như không có hư không. Mặc dầu nó không có, không cólà lời nói của thế gian, thực tế nó dung nạp và ứng dụng;mình thấy hư không trống rỗng này, khoa học gọi là khônggian. Mặt trời, mặt trăng, đất đai, núi sông, nhà cửa,bất cứ cái gì,… đều phải nhờ cái vô sở hữu này dungnạp và ứng dụng.

Khôngcó cái nào ở ngoài vô sở hữu này, vô sở hữu tức làtrống rỗng là không có gì hết, nhưng trống rỗng nên nódung nạp và ứng dụng. Vì trống rỗng nên không bị khônggian và thời gian hạn chế, nên nó khắp không gian thời gian.Khắp không gian thì không có khứ lai nên gọi là Như Lai (đúngnhư bản lai), khắp thời gian không có gián đoạn thì khôngcó sanh diệt, nên gọi là Niết Bàn (Niết Bàn là tiếng ẤnĐộ nghĩa là không sanh không diệt).

Vìtrống rỗng thì không có chỗ để trói buộc, nên gọi làgiải thoát, chứ không phải bị trói rồi mới mở trói gọilà giải thoát, tại bản thể vốn không có trói buộc. KinhDuy Ma Cật cũng nói nghĩa này.

Vìtrống rỗng thì không có chỗ để trụ, nên gọi là vô trụ.Như Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, kinh Duy Ma Cậtnói “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”, lập tất cảpháp là cái dụng của vô trụ. Lục Tổ nghe Ngũ Tổ giảngkinh Kim Cang đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”liền ngộ đạo triệt để.

Nhiềungười nghe đến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”thấy còn mơ hồ. Bây giờ tôi dùng cái tay để thí dụ:

Cáitay hoạt bát vạn năng dụ cho chơn tâm, dùng cái gì cũng được,lấy cái khăn, lấy cái túi, lấy cái bình,… hoạt bát vạnnăng vì nó vô sở trụ. Nếu có sở trụ rồi, như trụ cáikhăn này thì cái hoạt bát vạn năng bị mất, nên lấy cáidĩa, cái bình không được. Bản tánh là vô trụ, thể vôtrụ, dụng cũng là vô trụ.

Chonên, tôi hoằng pháp Tổ Sư thiền, dùng nghi tình là cái chổiautomatic quét sạch tất cả biết và không biết của bộ nãothì khôi phục lại bản tánh vô trụ hoạt bát vạn năng củatự tánh.

Nhưngcái khăn thuộc về pháp có, đối cái có thì phải có cáikhông có. Nếu trụ nơi không (ở trong này chẳng có gì), đãcó sở trụ rồi thì đánh mất hoạt bát vạn năng, muốnlấy cái khăn, cái dĩa, cái bình,… đều không được. Vậycái không này cũng phải quét, mới khôi phục cái dụng vôtrụ. Cho nên, nói “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, sanhkỳ tâm là dụng vô sở trụ.

Bâygiờ, theo triết học, khoa học của thế gian; đối với vọngtâm thì khoa học chưa rõ. Tại sao? Quý vị có học Phật họcrồi, biết có 8 thức với lục căn, mỗi căn đảm nhiệmchức vụ gì? Mỗi thức đảm nhiệm chức vụ gì? Mà nhàkhoa học chưa rõ, nhà khoa học chỉ biết bộ não, lục cănlà hệ thống thần kinh của bộ não, họ chỉ biết có mộtcái thức tức là bộ não. Họ không phân biệt rõ ràng mỗicăn mỗi thức.

ThừaThanh văn chỉ biết có 6 thức, không biết có thức thứ 7và thức thứ 8. Kỳ thật bản thể của vũ trụ và bản thểcủa sanh mạng là thức thứ 8, còn gọi là tạng thức (khotàng). Tất cả chủng tử thiện ác, phi thiện phi ác đềuở trong kho tàng đó. Cho nên, thức thứ 8 là bản thể củavũ trụ, cũng là bản thể của sanh mạng.

TheoDuy Thức, thức thứ 8 là vô ký chẳng che lấp, còn thức thứ7 cũng là vô ký có che lấp. Tại sao có che lấp? Vì có tánhchấp trước, nó luôn luôn ngày đêm chấp thức thứ 8 làta. Thức thứ 7 có 2 nhiệm vụ:

- Chấpthức thứ 8 là ta.

- Truyềntống thức.

Tạisao gọi là truyền tống thức? Nó đem thức thứ 6 lãnh đạo5 thức trước tạo ra thiện, ác, vô ký thành chủng tử truyềnvô thức thứ 8. Thức thứ 7 đem các chủng tử chín mùi ởtrong thức thứ 8, rồi giao cho thứ thứ 6 lãnh đạo 5 thứctrước để thi hành, nên mới có những hiện tượng mìnhđang sống đây.

Dothức thứ 7 chấp thức thứ 8 là ta, thành có ngã chấp, hợptác với lục căn rồi nghe theo lệnh bộ não. Thí dụ: Bộnão là Thủ tướng điều khiển các bộ. Các hoạt độngtạm thời chia ra làm 3 bộ: Bộ tìm hiểu, bộ suy nghĩ, bộghi nhớ.

Theobộ ghi nhớ là lục căn và hệ thống thần kinh đều là vậtchất. Nếu dùng kính hiển vi có thể thấy được, nên nhàkhoa học bắt chước cấu tạo bộ ghi nhớ, chế tạo thànhmáy vi tính. Máy vi tính nhớ rất hay, bao nhiêu phức tạp đềunhớ hết cả, bây giờ mỗi ngày đang cải tiến; cải tiếncách mấy cũng không bằng bộ ghi nhớ của bộ não, nhưngthực dụng nó hay hơn bộ não. Tại sao? Vì bộ não hay quên,còn máy vi tính nhớ không quên. Tại sao bộ não hay quên? Vìbộ não có phần suy nghĩ nên làm nó hay quên.

Đốivới vật chất thì nhà khoa học bắt chước làm được. Chonên nhà khoa học tuyên bố rằng: “Bộ tìm hiểu, bộ suynghĩ vài năm sau sẽ ra đời”. Vì nó là vật chất nên cóthể bắt chước chế tạo được. Còn 8 thứ thức là thểtinh thần, không phải vật chất nên nhà khoa học không thểbắt chước chế tạo được.

Sứcdụng của vật chất bị không gian thời gian hạn chế, cònphi vật chất thì không bị không gian thời gian hạn chế.Theo lực học của Einstein nói “vật chất nhỏ nhất chừngnào thì tốc độ nhanh chừng nấy”, tốc độ nhanh như ánhsáng thì vật chất càng nhỏ, sự quan hệ không gian và thờigian cũng thay đổi, lại nói vật chất có thể biến thànhnăng lượng.

Nănglượng không phải vật chất, mà năng lượng có thể biếnthành vật chất, nhưng năng lượng phải từ vật chất mớibiến thành được. Nếu không có vật chất thì không thểbiến ra được năng lượng. Còn phi vật chất khỏi cần vậtchất, nó sẵn sàng có năng lượng đó, mà lại không bịkhông gian thời gian hạn chế.

NhàThiên văn muốn diễn tả khoảng cách của không gian, nếudùng con số thì không thể thấy được, nên dùng tốc độánh sáng để diễn tả. Tốc độ ánh sáng đi một năm mớiđến thì khoảng cách đó gọi là một quang niên. Ánh sángđi một trăm năm mới đến thì khoảng cách đó gọi là mộttrăm quang niên.

Ánhsáng là tốc độ cao nhất, mỗi giây đi được 300.000 câysố. Nếu ánh sáng đi một trăm năm đến thì tâm mình chỉmột niệm đến. Ánh sáng đi một triệu năm đến thì tâmchỉ một niệm đến. Tại sao? Vì nó trống rỗng, không bịkhông gian thời gian hạn chế. Nên ngài Long Thọ nói “Tâmnhư hư không vô sở hữu”. Mình phải tin sức của tâm mìnhđều sẵn có, nhưng không có hiện ra là bị che khuất.

Bâygiờ phải nói chuyện cụ thể để thí dụ. Có người hỏitôi: Thầy dạy Tổ Sư thiền là dùng cái không biết đểtu, khi đến thoại đầu có phải sắp biết không?

Tôinói: Không phải sắp biết.

Ngườita nói: Nếu vậy thì đâu khác như gỗ đá?

Tôinói: Không phải vậy. Tại sao? Vì cái biết chơn tâm khôngbao giờ ngưng, nếu nó ngưng rồi biết lại thì mới nói làsắp biết.

Ôngđổilại câu hỏi đi! Như hỏi trời gần sáng thì mặt trờisắp chiếu được không? Không được. Mặt trời không thểsắp chiếu. Tại sao? Mặt trời đâu có ngưng chiếu hồi nàomà nói sắp chiếu! Trời đâu phải sáng rồi mới chiếu!Trời chưa sáng nhưng nó cũng đang chiếu vậy. Không thấymặt trời là nó bị che khuất bởi quả đất, mây đen, chứđâu phải mặt trời ngưng chiếu.

Cáibiết chơn tâm của mình cũng vậy, nó không bao giờ ngưngbiết. Đã không ngưng biết thì tại sao nói là sắp biết?Nó chỉ bị che khuất bởi cái biết và không biết của bộnão, nên nó không được hiện ra.

PhápThiền Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối thượng thừađều dẹp hết các thứ che khuất để chơn tâm hiện ra, gọilà kiến tánh thành Phật.

Vừarồi, tôi nói 3 bộ phận biết, các vị học thì phải tìmhiểu, tìm hiểu rồi thì phải suy nghĩ, mới phân biệt đúngsai chánh tà, rồi ghi nhớ. Nhưng 3 bộ phận biết này che khuấtchơn tâm, nên cần phải dẹp hết. Các giáo pháp dạy dẹpnhững che khuất gọi là pháp thiền.

Tiềnngũ căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) và tiền ngũ thức thìcái dụng khác nhau. Năm căn giống như cái đèn chiếu soi,không có sự phân biệt. Như nhãn căn chiếu soi cảnh rồi,nhãn thức mới phân biệt đó là tướng gì? Tức là năm căndùng cảm giác trực tiếp, theo khoa học thì nhãn căn là thịgiác, nhĩ căn là thính giác, tỷ căn là khứu giác, thiệtcăn là vị giác, thân căn là xúc giác. Đó chỉ là cảm giácthôi, qua cảm giác của năm căn rồi mới đến năm thức phânbiệt.

Tiềnngũ căn và tiền ngũ thức dễ phân biệt, còn ý căn và ýthức khó phân biệt. Ý căn là đảm nhiệm suy nghĩ, ý thứclà phân biệt thiện ác đúng sai. Tác dụng năm căn trướccũng giống, nhưng tác dụng đối với tiền trần (tiền làtrước mắt nên gọi là tiền ngũ căn, tiền ngũ thức).

Còný căn và ý thức là đối với pháp trần, không phải vậtchất, mà cũng có thể là cái sanh diệt của vật chất, nhưngnó không phải trước mắt. Quá khứ, vị lai cách xa, nếudùng ý thức nhớ lại chuyện quá khứ, nhớ lại thân nhânở nước ngoài, như nước Mỹ, nước Pháp,… quý vị ngồiđây có thể nhớ lại cái tủ cái chén để trong nhà củaquý vị, dùng ý thức nhớ lại những thứ ấy, khỏi cầntrước mắt nên gọi là pháp trần, chứ không phải tiềntrần (sắc, thinh, hương, vị, xúc).

Tôiđại khái phân biệt lục căn lục thức, nhiệm vụ mỗi cănmỗi thức đều khác biệt. Nhưng sự luân hồi làm sao giảithích đây?

-BátThức Quy Củ Tụng có câu “khứ hậu lai tiên tác chủ công”.

Thứcthứ 8 chứa các chủng tử thiện ác nghiệp, khi đầu thaithì đến trước (lai tiên), khi chết là rời nhục thân saucùng (khứ hậu), do tính chấp ngã của thức thứ 7 kết hợpsinh lý của cơ thể mà làm chủ nơi thân này. Bắt đầu tinhcha trứng mẹ kết thành thai nhi, nhờ bát thức làm cơ nhân(DNA) mà dần dần hình thành hệ thống thần kinh của bộnão, đồng thời cùng khắp các tế bào và lục phủ ngũ tạngcủa toàn thân, do bộ não làm thủ tướng.

Dosự lôi kéo của ngã chấp, khiến lục thức và lục căn hợptác mà nghe theo lệnh của bộ não. Nhưng mà, lục căn thuộcvề sắc pháp (thể vật chất), lục thức thuộc về tâm pháp(thể tinh thần), căn có thể hoại diệt, thức thì không thểhoại diệt. Nếu tu hành đến kiến tánh thì chuyển đượcbát thức thành tứ trí, mà ra khỏi luân hồi; chấm dứt sựđầu thai chuyển thế, tự do tự tại vĩnh viễn, chẳng còntạo nghiệp và bị nghiệp lực trói buộc.

Hỏi:
Vừaquanói bản thể sanh mạng theo Duy Thức, hiện tại khoa họcphối thai trong ống nghiệm:
Thứnhấtđi đến trình trạng vô tính mà nghiệp cảm duyên sanhluân hồi, thì phải có linh hồn cha mẹ và linh hồn đồngcảm, mới có một chúng sanh ra đời. Cái này là điều thôngthường, nhưng nó quan trọng vô cùng, những nhà khoa học chorằng: “Có thể đảo lộn thế giới”. Bởi vì vô tínhthì không có đồng cảm của linh hồn. Như vậy vật chấtsanh ra con người hay sao? Hay trường hợp này dẫn đến thếgiới hóa sanh?

Nghĩalà muốn hỏi Hòa thượng giải thích cho chúng con biết làcái dục phải đi tò mò tọc mạch của thần thức tìm nơisáng khi mà phôi thai? Còn vô tính là chỉ có một người đànông thôi, lấy 2 vật chất trong người đàn ông sanh ra đứacon, chứ không phải do sắc thể của nam và nữ?

Đáp:
Cáicơnhân vừa rồi đọc là bao gồm các chủng tử thức thứ8. Bây giờ khoa học khỏi cần giao phối mà họ cũng tạora được, nhưng phải có cơ nhân, cũng như lấy tế bào củacon dê này làm cơ nhân để trồng vô trứng con dê cái, mớitạo ra dê con. Họ không có thể tạo ra cơ nhân, cơ nhân đólà chủng tử thức thứ 8.

Hỏi:
XinHòathượng giảng rõ thần thức ở chỗ khác, tìm đến đóđể vô thai. Đó là nghiệp cảm duyên sanh ở dạng đặc biệthay là nhà khoa học tạo ra một linh hồn?

Đáp:
Khôngcótạo được! Vì cơ nhân mà khoa học không thể tạo được.Ấy chỉ là có sẵn, qua sự sẵn có mà biến đổi thôi, chứkhông phải từ chỗ không có. Tôi xin giảng lời nói củaPhật là “vô thỉ” chứng minh cho quý vị biết.

Tạisao nói là vô thỉ? Thỉ là bắt đầu, vô là không có; tứclà không có bắt đầu, không có bắt đầu là nghĩa vô sanh,cũng là không có sự sanh khởi. Vì có sự sanh khởi thì cósự bắt đầu. Nên người chứng quả là ngộ pháp vô sanh,cũng gọi là chứng vô sanh pháp nhẫn.

Tạisao chắc chắn không có sự bắt đầu? Vì nguồn gốc bắtđầu chỉ có 2 cái: Bắt đầu chỗ có và bắt đầu chỗkhông có.

Nếubắt đầu chỗ có thì không thể nói là bắt đầu, vì cáicó kia đã bắt đầu rồi, tức nói cái cơ nhân vừa nói đãcó sẵn.

Nếubắt đầu chỗ không có thì thế giới này loạn hết. Tạisao? Cây đào khỏi cần cây đào sanh, cây lý khỏi cần câylý sanh, con người khỏi cần con người sanh, con dê khỏi cầncon dê sanh. Nhưng nhà khoa học muốn sanh con dê cũng phải lấytế bào từ con dê để trồng vô trứng con dê cái, chứ khôngphải khi không từ chỗ không có mà tạo ra được!

Nếumà chỗ không có tạo ra được thì không có giá trị gì hết,vì tại không có tạo ra cái gì cũng được, tạo ra con người,con dê, cây đào cũng được. Như vậy thế giới loạn hết.

Hỏi:
VừarồiHòa thượng có nói trong kinh Kim Cang là “ưng vô sởtrụ nhi sanh kỳ tâm”. Vậy một hành giả dụng công phảinhận biết như thế nào? Bây giờ nhận biết các pháp vôsở trụ hay chúng ta dụng công phu trên lục căn không trụtrên lục trần, ấy là nhận vô sở trụ? Hoặc nhận tánhcác pháp vô trụ, rồi mình sống vô trụ đó?

Đáp:
Phậtpháplà muốn hiển bày chơn tâm cũng gọi là tự tánh. Chơntâm là bất nhị không có tương đối, không có tương đốinên không thể dùng lời nói của thế gian để diễn đạtđược. Vì muốn diễn đạt thì phải có tương đối, màchứng tỏ cái tương đối đó đúng hay sai gọi là logic, nócó hai cái mới thành logic được.

Cònchơn tâm thì không có tương đối là bất nhị, siêu việtlogic, nó không có thể dùng logic để chứng tỏ, vì dùng logicđể chứng tỏ là tương đối rồi. Cho nên, muốn chứng minhphải qua tự tâm của cá nhân.

Hỏi:
Vậyngườihành giả phải thế nào để trọn vẹn cái nghĩa vôsở trụ?

Đáp:
Tôinói“ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là lời nói củathế gian. Kinh Duy Ma Cật, kinh Lăng Già, cho đến Đại ThừaKhởi Tín luận, phải lìa văn tự lìa lời nói, vì lời nóivăn tự không thể diễn tả. Mặc dầu, tôi nói “ưng vôsở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì cái đó cũng là lời nói. Nếuchấp vào lời nói văn tự thì nghịch ý của Phật.

Hỏi:
Ýconmuốn hỏi là một hành giả đang dụng công, trong kinh Phậtdạy “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, cũng như trướccó nói “bất ưng vị sắc sanh tâm, bất ưng vị thinh sanhtâm,… mới ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Như vậy mộthành giả nhận theo cái ý, tức là trên lục căn trên lụctrần là đúng hay nhận như thế nào mới gọi là đúng?

Đáp:
Nếumàcó đúng thì có sai, đúng sai là tương đối.

Hỏi:
Nếuvậy,mình tiếp xúc trên căn trần không trụ trước, đólà lối của con tu tập hay là có lối dụng công cao hơn nữađể dụng công tiến xa hơn?

Đáp:
Nếumàtự tâm chứng được sẽ biết không có nghĩa lý gì hết,nếu lập ra nghĩa lý thì có tương đối, có đúng lý và khôngđúng lý, hợp lý với không hợp lý. Ở trong tương đốithì có tranh luận, mỗi người mỗi khác. Còn tuyệt đốithì không có tương đối, lấy cái gì để tranh luận! Nhưngcái ấy tự tâm ngộ mới dược, chứ không phải học. Cáihọc là phương tiện tương đối, như thầy nói thí dụ, thídụ là dùng logic.

Mặcdầu, Phật dùng đủ thứ thí dụ, nhưng sau khi nói xong đềuphủ định liền. Như ai cũng biết Phật tự phủ định nói“49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói một chữ”. Vì khôngthể nói, tất cả lời nói là phương tiện tạm thời, chứkhông phải là chơn lý. Lại Phật giáo không kiến lập chơnlý, tất cả các tôn giáo đều có kiến lập chơn lý.

Chonên, cái nào có kiến lập chơn lý thì sẽ bị lật đổ,còn Phật Thích Ca không thể bị lật đổ, vì không có kiếnlập chơn lý. Tất cả đều không thể kiến lập chơn lý,nên mới gọi là “vô thỉ vô sanh”. Nếu có kiến lập thìcó “thỉ” (bắt đầu) tức là có sanh rồi, tức là nghịchvới ý Phật.

Bâygiờ danh từ của Phật nói chỉ là phương tiện thôi, chứkhông được cho chấp thật. Như các vị có học Phật pháp,nói là “thật tướng vô tướng”, tức là thật tướngthì không có tướng. Chữ “vô” là lời nói của thế gian,nếu theo thực tế thì hữu cũng vô, mà vô cũng vô. Tức làphủ định tương đối, hữu và vô đều phủ định, mớilà thật tướng.

Nếuchấp vô tướng là thật tướng thì lọt vào biên kiến (mộtbên). Phật pháp có năm thứ ác kiến, mà biên kiến làmột trong năm thứ ác kiến (thân kiến, biên kiến, tà kiến,kiến thủ kiến và giới cấm thủ). Nhưng bây giờ nhiềungười lọt vào biên kiến mà tự mình không hay biết. Tứclà chấp vào một bên, không chấp cái có lại chấp cái không.

Vừarồi tôi dùng “ưng vô sở trụ” thì không được chấp,nên cũng phải quét. Vì chơn tâm trống rỗng là vô sở hữu,không có thể kiến lập, nên Phật mới nói là “vô thỉvô sanh”, người chứng quả gọi là ngộ pháp vô sanh haylà chứng vô sanh pháp nhẫn, nếu có sanh thì không phải.

Nhưngbây giờ mình thấy có sanh, thấy có bắt đầu; cái bắt đầunày là bắt đầu từ chỗ có, bắt đầu từ chỗ có tứclà ở chính giữa rồi, không phải là chỗ bắt đầu.

Hỏi:
Cóngườitu kinh Kim Cang, cuộc sống hằng ngày họ không trụlục căn lục trần, trong lúc tọa thiền không trụ trên pháptrần. Như vậy công phu dần dần họ đạt đến chỗ lặnglẽ thường tịch, công phu đó còn tiến thêm lên nữa không?

Đáp:
Cáitịchlặng này cần phải tiến lên nữa, vì đó là Đạithừa thôi, chứ chưa phải là Tối thượng thừa. Đại thừalà tâm vật hợp một, Tối thượng thừa là phi tâm phi vật(chẳng phải tâm chẳng phải vật).

Hỏi:
Đếngiaiđoạn đó thì hành giả phải làm sao để tiến lên?

Đáp:
Đến giai đoạn đó thì hành giả phải dùng cái “không hiểukhông biết” của bộ não để dẹp cái “biết” của bộnão, gọi là nghi tình. Như dùng câu thoại đầu để hỏi“khi chưa có trời đất ta là cái gì?” thì khởi lên mộtniệm không biết, rồi khán thoại đầu là nhìn chỗ “khôngbiết”, nhưng chỗ “không biết”, mặc dầu nói chỗ, nhưngkhông có chỗ, vì có chỗ là biết rồi.

Khôngcó chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, không có mục tiêuđể nhìn thì nhìn mãi không thấy gì, chỉ trống rỗng vẫncòn không biết, chính cái trống rỗng không biết đó, Thiềntông gọi là nghi tình; cứ hỏi và nhìn hai cái song song đểgiữ nghi tình, sẽ đưa hành giả đến thoại đầu, rồi kiếntánh thành Phật, lúc ấy ngộ rồi tự biết, chứ không phảido ai phát hiện.

Hỏi:
Nếuhànhgiả đến giai đoạn “không biết”, mà vẫn giữ côngphu “không biết” để diệt trừ những cái biết của tâmthức. Nhưng giai đoạn đó, hành giả vẫn còn ôm lấy côngphu, như vậy có vượt thoát chưa hay còn kẹt trong công phu?

Đáp:
Phảitớingộ mới được! Vừa rồi tôi nói là mục đích muốnđến thoại đầu là căn bản vô minh, cũng là vô thỉ vôminh, ấy là nguồn gốc của ý thức, Thiền tông gọi là đầusào trăm thước. Thầy nói dùng cái biết để tu theo kinh làNhư Lai thiền. Kinh giáo thuộc về giáo môn là Như Lai thiền,mục đích cũng đến thoại đầu.

CònTối thượng thừa là dùng cái “không biết” để tu, cũnggọi là tham Tổ Sư thiền. Nếu dùng “không biết” thì khôngbiết trụ, không biết vô trụ. Biết vô trụ tức là đãbiết rồi, chứ không phải là không biết! Vì không biếtlà không có cái gì dính mắc, không có cái trụ và vô trụdính mắc.

Hỏi:
Hànhgiảcòn biết chỗ “không biết” thì sao?

Đáp:
Nếucònbiết chỗ “không biết” thì không phải Tổ Sư thiền.Đó là cái biết để tìm hiểu cái “không biết”, chứkhông phải dùng “không biết” để chấm dứt tìm hiểubiết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Những người đi sai lầmlà dùng cái biết để tìm hiểu cái “không biết”, tứclà không phải Tổ Sư thiền, không có tham thiền.

Hỏi:
Nhưvậy,còn dụng công là còn kẹt trong công phu phải không?

Đáp:
Cáiđógọi là Như Lai thiền, ấy là tùy cái biết mà tiến lên,tức là có 52 cấp (Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, ThậpHồi Hướng, Thập Địa là 50 cấp và Đẳng Giác, Diệu Giác.Tổng cộng là 52 cấp). Còn Tổ Sư thiền dùng cái “khôngbiết” là không có cấp nào hết, từ địa vị phàm phu tuchứng Đẳng Giác.

Hỏi:
PhẩmĐịnhHuệ của Pháp Bảo Đàn nói: “Định huệ thì đồngđẳng”, còn kinh khác nói: “Có giới rồi mới có định,đến sau phát huệ”. Như vậy định huệ đồng đẳng củaLục Tổ Huệ Năng so với định huệ của kinh điển có khácnhau như thế nào?

Đáp:
Tựnhiênhai cái khác nhau rồi, vì định huệ của kinh điểnlà dùng cái “biết” của giáo môn. Còn định huệ củaLục Tổ là Thiền môn dùng cái “không biết” để tu.

Biếtvà không biết là hai mặt khác nhau, dùng cái biết thì cógiai cấp, vừa rồi tôi nói có 52 cấp. Còn dùng cái khôngbiết thì không có giai cấp nào hết.

Hỏi:
Nếudùngcái không biết thì Lục Tổ nói “định huệ đồngđẳng”, vậy ngay khi có định có huệ thì cái huệ có biếthay không?

Đáp:
Thầycóđọc 36 pháp đối của Lục Tổ dạy không?

Có.

Ngườita hỏi: Thế nào là sáng? Thì trả lời là: Tối.

Ngườita hỏi: Thế nào là tối? Thì trả lời là: Sáng.

Theogiáo môn thì đâu có được vậy? Hỏi sáng thì giải thíchcó mặt trăng, mặt trời, có đèn mới sáng. Còn Lục Tổthì không phải vậy, hỏi tối thì đáp sáng, hỏi sáng thìđáp tối. Tại sao? Vì sáng với tối làm nhân với nhau, tạicó sáng mới có tối, có tối mới có sáng.

Sángtối là hai pháp sanh diệt, đều không phải thực tế là tươngđối mới có. Như con gà với trứng gà, vậy con gà có trướcđược không? Không được. Tại sao? Vì không có trứng gàlàm sao có con gà! Trứng gà có trước được không? Khôngđược. Tại sao? Vì không con gà thì không thể có trứng gà.

Chonên, trứng gà và con gà mà tương đối mới có, thì sángvới tối cũng vậy, hữu vô cũng vậy, tất cả tương đốiđều là vậy. Chỗ thật tế (thật tướng) thì phủ nhậntương đối. Không có tương đối thì không thể dùng lờinói để diễn tả.

Kếtluận của Vũ Trụ Quan: (Trang 3).
----------------------------------------------------------

Ởtrên là vai trò của người thế gian, như vai trò cha, mẹ,vợ, chồng, con cái. Tu sĩ có vai trò của người Tu sĩ, tứclà Sa Di phải giữ đúng vai trò của Sa Di, Tỳ Kheo phải giữđúng vai trò Tỳ Kheo, Sa Di Ni phải giữ đúng vai trò củaSa Di Ni, Tỳ Kheo Ni phải giữ đúng vai trò Tỳ Kheo Ni, mỗimỗi đều giữ đúng vai trò của mình thì tự nhiên tập khísẽ dứt dần dần.

Cũngnhư vừa nói “vì đói khát ăn uống thì cứ ăn uống, đừngnghĩ cái khác. Vì che thân chống lạnh cần mặc áo thì cứmặc áo, đừng nghĩ cái khác”. Cần nhất là “đừng nghĩcái khác”, tại mình ham nghĩ cái khác nên tập khí khôngdứt được. Cứ giữ đúng vai trò của mình, đói bụng thìăn cơm, lạnh mặc thêm áo, nực cởi áo ra. Cho nên Phật phápchỉ là vậy thôi.

Hỏi:
Chúngconbiết Hòa thượng là bậc tu thiền, xin Hòa thượng chỉdạy, tại sao những vị tu thiền bị tẩu hỏa nhập ma? Xinchỉ dạy phương pháp điều thân điều tâm như thế nào?

Đáp:
Ngườitubị nhập ma vì có ngã, tức là có cái ta nên ma mới nhậpđược. Tham Tổ Sư thiền có 10 điều kiện, điều thứnhất có 9 chữ “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”là phá ngã chấp. Ban đầu tôi nói “vô sở sợ”, họ nóikhông được, phải nói là “vô sở úy”, tôi nói phải “vôsở sợ”, tại sao? Vì tôi nói “vô sở sợ” là 10 ngườithì 10 người đều hiểu, còn nói “vô sở úy” là 10 ngườithì chỉ 5 người hiểu. Thành ra, tôi muốn 10 người đều10 người hiểu, nên mới nói như vậy.

Nếuthực hành được “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ”thì không bị ma nhập. Tham đúng Tổ Sư thiền thì ma làm saonhập? Chỉ các Thiền khác có ngã chấp nên ma mới nhập được.Như kinh Lăng Nghiêm có 50 thứ ma ngũ ấm, do người đó cómong cầu, nên ma thừa mong cầu mà nhập vào; muốn đắc thìma hóa ra có sở đắc để nhập, có sở sợ cũng vậy.

Chánhpháp Phật giáo đều phá ngã chấp, mới giác ngộ ra khỏisanh tử luân hồi; tất cả các tôn giáo khác không phá ngãchấp, nên không được giải thoát cái khổ sanh tử luân hồi.

Hỏi:
Ngàyxưa,Tổ Huệ Năng nói với các Thiền giả rằng: “ Các vịtu thiền phải làm sao cho nhân tâm tử thì đạo tâm mới trườngtồn”. Chúng con thấy chánh pháp này là pháp giải thoát,nhưng nó gắn liền với pháp thế gian. Đối với thế gianpháp, mà các lãnh đạo của chúng ta hết sức bâng khuângviệc này.

Vìtâm sanh nên các pháp sanh, tâm diệt nên các pháp diệt; mànhân tâm không chịu tử, làm sao đạo tâm trường tồn được?Chỗ này con thấy các ban trị sự, ban đại diện, giữa TăngNi, giữa tự viện, nhân tâm sao không biết mà nó xảy ra nhữngchuyện va chạm với nhau, thậm chí thưa kiện đến chánh quyềnnày nọ.

Đâylànhững vướng mắc của các giảng sư sắp đến các vùngsâu. Nhờ Hòa thượng chỉ cho con, làm sao cho nhân tâm nàytử, không cho các tâm sanh thì các pháp không sanh, tất nhiênmọi việc sẽ được êm đẹp?

Đáp:
Thếgianpháp tức là Phật pháp, chứ không phải ngoài thế gianmà có Phật pháp.

Thếlưu bố tưởng và trước tưởng (trích từ kinh Đại NiếtBàn):
Hỏi:
Ởnơithế gian Thánh phàm khác biệt, phàm phu ngoài tâm chấppháp, vọng lập kiến văn, bậc Thánh đã ngộ nhất tâm, tạisao còn tri kiến như phàm phu?

Đáp:
BậcThánhdù có tri kiến nhưng thấu rõ vật hư như huyễn, chẳngsanh chấp trước.

Nhưkinh Đại Niết Bàn nói: “Bồ Tát Ca Diếp bạch Phật: ThếTôn, nếu như phiền não sanh bởi điên đảo tưởng thì tạisao tất cả bậc Thánh đều thật có điên đảo tưởng màchẳng có phiền não?

Phậtbảo: Sao nói bậc Thánh có điên đảo tưởng?

BồTát Ca Diếp bạch Thế Tôn: Tất cả bậc Thánh cũng gọi contrâu là trâu, gọi con ngựa là ngựa và gọi nam nữ, lớnnhỏ, nhà cửa, xe cộ… ấy tức là điên đảo tưởng.

Phậtbảo: Thiện nam tử, tất cả phàm phu có hai thứ tưởng: Thếlưu bố tưởng (thế gian đã phổ biến lưu hành) và trướctưởng. Phàm phu chấp trước, ở nơi thế lưu bố tưởnggsanh trước tưởng. Bậc thánh chỉ có thế lưu bố tưởng,khéo giác quán nên ở nơi thế lưu bố tưởng chẳng sanh trướctưởng. Cho nên, phàm phu gọi là điên đảo tưởng, bậc thánhdù tri mà chẳng gọi điên đảo tưởng. Lại, do cảnh vốntự không, đâu cần hoại tướng! Do linh tâm tự chiếu, đâunhờ cảnh sanh! Nên chẳng như phàm phu chấp trước năng sởtri kiến vậy”.

TriệuLuận nói: “Hễ có sở tri thì có sở bất tri. Do Thánh tâmvô tri nên vô sở bất tri”. Cái tri của bất tri là nhấtthiết tri, nên kinh nói: “Thánh tâm vô tri mà vô sở bấttri” thật đáng tin vậy. Cho nên bậc Thánh trống rỗng nơitâm mà thật tế chiếu soi suốt ngày tri mà chưa từng (cholà) tri, như nước lắng soi bóng, há có lập tâm năng sở;cảnh trí đều sáng, đâu có tư tưởng giác tri ư!

Theosự hình thành trên đây (kinh Đại Niết Bàn) thì biết: Ởnơi thế gian chẳng sanh khởi trước tưởng tức là pháp xuấtthế gian, cũng là Phật pháp. Chứ không phải ngoài pháp thếgian mà có pháp xuất thế gian đặc biệt gọi là Phật phápvậy.

Nóitóm lại, đối với cuộc sống hằng ngày, đói thì ăn, khátthì uống, lạnh thì mặc thêm áo, nóng thì cởi bớt áo ra,cho đến nói năng tiếp xúc, làm việc… đủ thứ pháp thếgian đều chẳng sanh khởi trước tưởng, tức là Phật phápvậy. (Chẳng đem chủ quan của mình xen vào sự vật của thếgian tức là chẳng sanh trước tưởng, cũng chẳng có “cholà” để lọt vào nhị biên đối đãi vậy).

Hỏi:
Hòathượngdạy chúng con nhận thức điểm đó, con suy nghĩ nghiệpvụ hoằng pháp như ở đây thì rất dễ vì là giáo hội.Giáo hội thì có hành giáo và thiền giáo, mà pháp môn Hòathượng giảng từ sáng đến giờ là tu để cầu giải thoát.Nhưng con thấy Phật pháp đã đi sâu vào xã hội để phổhoá độ sanh, để vượt qua khổ não trần lao. Phải nhờpháp môn giải thoát này để trấn an cho pháp thế gian. Vìvậy chúng con nhờ Hòa thượng khai thông những giới xuấtgia của Phật.

Haichúng xuất gia cũng còn bất đồng quan điểm với nhau, điđến chỗ cho giáo hội phải nhọc nhằn. Đây là công táctrước mắt của các giảng sư về những vùng sâu đến cácvị trụ trì. Hòa thượng cho con biết thêm làm sao nhân tâmtử thì đạo tâm mới trường tồn? Nếu nhân tâm không tửthì vạn pháp thế gian sanh mãi mãi, làm cho Phật pháp khóthực hiện ở thế gian?

Đáp:
Quívịđều là giảng sư, đi giảng cho mọi người nghe, tạocho xã hội được hạnh phúc, cũng như tất cả ngành nàocũng muốn cho nhân loại được hạnh phúc. Kinh Viên Giác nóivấn đề thuyết pháp:

-Bạch Thế Tôn! Nếu giác tâm này bản tánh trong sạch, vìsao bị ô nhiễm, khiến những chúng sanh mê muội chẳng thểngộ nhập? Xin Như Lai vì chúng con khai thị pháp tánh, đểlàm đạo nhãn cho tương lai, khiến cho đại chúng trong hộinày và chúng sanh đời mạt pháp dễ được ngộ nhập.

NgàiTịnhChư Nghiệp Chướng Bồ Tát nói xong, 5 vóc gieo sát đất,đảnh lễ thưa thỉnh 3 lần như vậy.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tịnh Chư Nghiệp chướng Bồ Tát rằng:

- Lànhthay! lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát vàchúng sanh thời mạt pháp, hỏi Như Lai về những phương tiệnnhư thế. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
KhiấyTịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ Tát và đại chúng hoan hỷvâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.

-Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vọngchấp thật có 4 tướng: Ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng, nhậnlầm 4 tướng điên đảo là thật thể của mình, do đó liềnsanh 2 cảnh yêu ghét, vậy nơi thể hư vọng lại chấp thêmmột lớp hư vọng nữa. 2 thứ vọng nương nhau sanh ra vọngnghiệp, vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có luân hồi; kẻnhàm chán luân hồi lại liền thấy có Niết Bàn, do sựchấp thật ngã tướng này nên chẳng thể ngộ nhập đượcbản giác trong sạch. Chẳng phải bản giác chống cự vớinhững kẻ năng nhập, vì có kẻ năng nhập (ngã tướng) thìchẳng phải bản giác vậy.

Chonên, động niệm và dứt niệm đều là mê muội. Tại sao?Vì có bổn khởi vô minh đã làm chủ cho mình từ vô thỉrất khó đoạn trừ, phải có huệ nhãn mới trừ được.Vì tất cả chúng sanh, sanh ra chẳng có huệ nhãn, hiện tiềncác tánh thân tâm đều là vô minh, vô minh chẳng thể tựdứt vô minh, cũng như người có sinh mạng, sinh mạng chẳngthể tự dứt sinh mạng vậy.

Vậyngươi nên biết, có người yêu ta tùy thuận với ta thì tâmsanh hoan hỉ, người chẳng tùy thuận thì liền sanh oán ghét.Có tâm yêu ghét để nuôi dưỡng vô minh, làm cho vô minhtương tục mãi, nên cầu đạo chẳng thể thành tựu.

Thiệnnam tử! Thế nào là ngã tướng? Những chúng sanh tu hành, tâmbiết có sở chứng đều thuộc về ngã tướng.

Thiệnnam tử! Ví như có người cơ thể điều hòa thư thái, taychân thư giãn, bỗng quên mất thân ta, vì ăn uống thất thườngsanh bệnh hoạn, nhờ thầy thuốc châm cứu thấy đau mớibiết có ta còn đây, cho nên người chấp có sở chứng mớihiện ra ngã tướng.

Thiệnnam tử! Nếu tâm liễu tri rốt ráo biết có sở chứng, dùchứng đến thanh tịnh Niết Bàn của Như Lai đều thuộc vềngã tướng.

Thiệnnam tử! Thế nào là nhơn tướng? Như những chúng sanh tâmcó sở chứng, cho kẻ năng chứng là ta, nay tiến thêm mộtbậc, ngộ biết chứng chẳng phải là ta, ngộ này siêu việttất cả chứng, nhưng còn giữ tâm ngộ tức là nhơn tướng.

Thiệnnam tử! Những tâm biết có năng sở đều thuộc về ngã,tâm dù chỉ còn chút năng ngộ để chứng lý cùng tột củaNiết Bàn đều gọi là nhơn tướng.

Thiệnnam tử! Thế nào là chúng sanh tướng? Chỗ này là những chúngsanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều chẳng thể biết.

Thiệnnam tử! Ví như có người nói rằng: “Ta là chúng sanh”,thì biết kẻ nói chúng sanh kia chẳng phải ta cũng chẳng phảingươi. Sao nói chẳng phải ta? Vì “ta là chúng sanh” thìchẳng phải ta, sao nói chẳng phải ngươi? Vì nói “ta làchúng sanh” thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy.

Lượcgiải:
Nói“talà chúng sanh” vì chúng sanh là nhiều người nhiều loài.Nay nói “ta” chỉ có một mình ta, như thế thì chúng sanhchẳng phải “ta”; nói ngươi cũng vậy, nghĩa là chỉ cómột mình ngươi chẳng phải nhiều chúng sanh, nên nói “talà chúng sanh” thì chẳng phải “ngươi” cũng chẳng phải“ta” vậy.
(lượcgiải hết).

Thiệnnamtử! Nếu những chúng sanh có tâm biết năng chứng năngngộ đều là Ngã tướng, Nhơn tướng. Nay tiến thêm mộtbậc, liễu tri chỗ này là Ngã tướng, Nhơn tướng chẳngthể đến, nhưng còn có sở liễu tri, biết có năng chứngnăng ngộ để lìa, nên gọi là Chúng sanh tướng.

Thiệnnam tử! Thế nào là Thọ mạng tướng? Những chúng sanh tiếnthêm một bậc nữa, tâm quán chiếu sáng tỏ chiếu soi tâmliễu tri cũng bất khả đắc, chỉ còn một giác thể trongsạch; giác thể này tất cả nghiệp trí trong luân hồi đềuchẳng thể tự thấy được, cũng như con mắt chẳng tự thấymắt, tất cả tịch diệt. Vì trụ nơi tịch diệt thì mạngcăn chưa dứt, nên gọi là Thọ mạng tướng.

Thiệnnam tử! Nếu tâm chiếu soi thấy tất cả người giác tri vàcấu bẩn của trần lao. Có năng giác sở giác là chẳng lìađược trần lao. Ví như nước canh làm băng tan, nước canhlà năng tan, băng là sở tan; khi băng đã tan thì nước canhvà băng đều thành nước, năng tan (nước canh) sở tan (băng)đều diệt, nếu còn có kẻ biết băng tan thì còn cái năngbiết, cái biết đó là ngã. Nói “còn Thọ mạng tướng”thì nghĩa cũng như vậy.

Thiệnnam tử! Chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ 4 tướng khôngthật, dù trải qua nhiều kiếp siêng năng khổ hạnh tu hành,chỉ gọi là pháp hữu vi, rốt cuộc chẳng thể thành tựutất cả Thánh quả (pháp vô vi), cho nên gọi là “chánh pháptrong đời mạt pháp”. Tại sao? Vì lầm nhận tất cả ngãtướng cho là tướng Niết Bàn; cho có chứng có ngộ mớigọi là thành tựu. Cũng như có người nhận giặc làm conthì tài sản nhà họ chẳng thể thành tựu. Tại sao? Như cóngười luyến ái ngã, cũng luyến ái Niết Bàn, đè nén gốcluyến ái ngã trở thành tướng Niết Bàn; có người chánngã, cũng chán sanh tử, chẳng biết gốc luyến ái ấy mớithật là chơn sanh tử vậy. Nay có tâm nhàm chán sanh tử, nêngọi là chẳng giải thoát.

Tạisao biết được pháp ấy chẳng giải thoát?

Thiệnnam tử! Chúng sanh đời mạt pháp tu tập Bồ đề, cho sựchứng của mình tự trong sạch, chứng được chút ít cho làđủ, chưa dứt sạch cội gốc của ngã tướng nên chẳnggiải thoát. Nếu có người tán thán pháp mình thì liền sanhtâm hoan hỉ, muốn cứu độ họ; nếu phỉ báng pháp sở đắùccủa mình thì liền sanh tâm sân hận. Vậy thì biết cái tâmchấp ngã tướng rất kiên cố, tiềm ẩn trong tạng thức,gặp ngoại cảnh kích thích thì phát khởi hiện hành nơi cáccăn, mãi chẳng gián đoạn.

Thiệnnam tử! Người tu hành vì chẳng dứt sạch ngã tướng nênchẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.

Thiệnnam tử! Nếu biết ngã tướng vốn không, thì chẳng có cáibản ngã để cho họ tán thán và phỉ báng; nay thấy “cóta thuyết pháp” thì ngã tướng chưa dứt, nhơn tướng, chúngsanh tướng, thọ mạng tướng đều cũng như thế.

Thiệnnam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chưa dứt ngã tướng,cho sự thuyết pháp là “do ta thuyết”, nên pháp của họthuyết là cái bệnh của ngã tướng, chẳng phải thuyết cáipháp của Niết Bàn vậy, cho nên gọi là kẻ đáng thươngxót! Dù siêng năng tinh tấn, chỉ tăng thêm các pháp bệnh,nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.

Thiệnnam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chẳng thấu rõ 4 tướngkể trên, chấp chỗ hành và kiến giải của Như Lai cho làkiến giải của mình, vì chẳng phải do tự mình tu chứng,nên rốt cuộc chẳng thể thành tựu. Hoặc có chúng sanh chưađắc nói đắc, chưa chứng nói chứng, thấy người hơn tathì sanh ganh tỵ, ấy là do chúng sanh chưa dứt ngã kiến, nênchẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.

Thiệnnam tử! Chúng sanh đời mạt pháp muốn tu thành đạo, chớnên sanh tâm cầu ngộ; người sanh tâm cầu ngộ thì muốnhọc rộng nghe nhiều để hiểu thêm giáo lý, vậy chỉ thêmđa văn tăng trưởng ngã kiến, chẳng phải người chơn tu.

Ngườichơntu chỉ nên tinh tấn hàng phục phiền não, khởi tâm đạidũng mãnh: Niết Bàn chưa đắc khiến cho đắc, phiền nãochưa dứt khiến cho dứt. Những tâm tham, sân, si, mạn, siểmkhúc, ganh tỵ đối cảnh chẳng sanh, ân ái giữa mình và ngườitất cả đều tịch diệt, Phật nói người ấy sẽ dần dầnthành tựu Thánh quả. Nương theo nhân địa này tu hành đểcầu thiện trí thức thì chẳng đọa tà kiến, nếu có sởcầu khác với nhân địa phát tâm kể trên, lại sanh lòngyêu ghét thì chẳng thể ngộ nhập biển giác trong sạch.

Lúcấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
TịnhNghiệpChướng nên biết,
Tấtcảnhững chúng sanh,
Đềudochấp ngã tướng,
Luânhồitừ vô thỉ.
Chưadứtsạch bốn tướng,
Chẳngđượcthành Bồ Đề.
Yêughétsanh nơi tâm,
Siểmkhúcgiữ trong niệm.
Chonênbị mê muội,
Chẳngthểvào giác thành.
Nếumuốnvề cõi Phật,
Phảibỏtham sân si,
Tâmchẳngluyến ái pháp
(phápNiếtBàn),
Dầndầnđược thành tựu.
Thântavốn chẳng có,
Yêughétdo đâu sanh?
Cầuthầybạn chánh tu,
Thìchẳngđọa tà kiến.
Nếutâmcầu pháp khác,
Rốtcuộcchẳng thành tựu.

“Tađã chứng Niết Bàn” thì Thiền tông gọi là mạng căn chưadứt, cũng còn ngã tướng. Trong kinh Viên Giác diễn tả: “Ngã,Nhân, chúng sanh, thọ mạng”, còn kinh Kim Cang nói: “Ngã,nhân, chúng sanh, thọ giả”. Vì nhận lầm 4 tướng này, nêntu hành không dứt được ngã kiến.

Hỏi:
NgàiHươngnghiêm nói với một vị Tăng rằng: “Có người ngậmmột cành cây, dưới cây có một hố sâu, có một ngườiđi ngang qua hỏi: Thế nào là Phật? Người ấy trả lời liềnmất mạng. Nếu không trả lời thì phụ câu hỏi của ngườikia. Ngưỡng mong Hòa thượng khai thị cho chúng con rõ?

Đáp:
ÔngNewtonthấy trái bôm ở trên cây rơi xuống đất, ông phátnghi tại sao trái bôm không rơi lên trời, mà lại rơi xuốngđất? Từ đó ông mới dùng bộ não đi nghiên cứu tìm hiểu,cuối cùng ông ngộ được hấp dẫn lực của quả đất,rồi đến ngộ hấp dẫn lực vạn hữu.

Phápthiền của Phật cũng từ nghi đến ngộ, nhưng không phảitìm hiểu; tìm hiểu không thể ngộ được, vì tìm hiểu làsản phẩm của bộ não, bộ não là che lấp chơn tâm, nênPhật dạy phương pháp dẹp nó.

Nếutiếp tục tìm hiểu thì giống như mây đen nhiều thêm chelấp ánh sáng mặt trời không hiện ra được. Cho nên côngán là để cho mình ngộ, chứ không cho mình tìm hiểu; cònnhững người không ngộ tất nhiên là không hiểu, nhưng giữcái không hiểu đó (nghi tình), sau này sẽ được ngộ.

Hỏi:
Lúcthamthiền bị hôn trầm thì phải làm sao? Và tán loạn thìphải như thế nào?

Đáp:
Nếuhôntrầm thì phải mở mắt to ra, mở mắt to mà còn hôn trầmthì lấy nước lạnh rửa mặt, rửa mặt bằng nước lạnhmà còn hôn trầm thì phải đứng dậy đi kinh hành hay kiếmcông việc làm, cũng phải tiếp tục thiền nữa. Nếu có tánloạn thì phải nhắm mắt lại.

Hỏi:
ThiềnsưDuy Tính nói: “Lão Tăng 30 năm trước, khi chưa có vàođạo, thấy núi là núi, thấy nước là nước; sau này đượcThiện tri thức dẫn cho lối vào thì thấy núi không phảinúi, thấy nước không phải nước. Rồi sau này ngộ nhậpthiền rồi, thấy núi là núi, thấy nước là nước”. Vậycái đầu tiên thấy núi là núi, thấy nước là nước vàcái sau cùng thấy núi là núi, thấy nước là nuớc, khác nhauchỗ nào?

Đáp:
Đólànghĩa ba câu của kinh Kim Cang, tôi có dịch kinh Kim Cang,trong đó giải thích rất kỹ càng. Nhưng bây giờ có câu hỏirồi thì tôi giải thích.

KinhKim Cang từ đầu đến cuối đều là nghĩa ba câu. Như Phậtnói: “chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh. Thếgiới, tức phi thế giới, thị danh thế giới. Đệ nhất bala mật, tức phi đệ nhất ba la mật, thị danh đệ nhất bala mật”, đều là nghĩa ba câu.

Vừarồi thầy hỏi, ban đầu thấy núi sông thì chấp thật cónúi sông, khi tu đến giai đoạn thấy núi sông không phảithật tức là phi (chẳng phải) núi sông; sau cùng đã ngộrồi thấy núi sông vẫn là núi sông.

Câuthứ nhất “núi sông” là giả danh, câu thứ nhì “phi núisông” cũng giả danh, câu thứ ba “thị danh núi sông” cũnggiả danh. Tức là chẳng trụ nơi câu thứ nhất, chẳng trụnơi câu thứ nhì và chẳng trụ nơi câu thứ ba. Ấy là nghĩa“vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” của kinh Kim Cang.

Khaithị Thiền thất ngày 15-5 =>21-5-1999 tại chùa Hưng Phước.

Hỏi:
ConthamTổ Sư thiền khoảng 2 tháng, khi tham một tháng bắt đầuquen; con ăn rồi tắm, chừng nửa giờ sau, không biết mìnhăn và đã tắm xong; lúc ấy con đi chợ mua đồ, đưa tiềncho người bán, người bán thối tiền, con cũng không nhớ;hiện tại con dọn dẹp đồ đạc trong nhà không biết cấtở đâu, sự sinh hoạt của con hằng ngày có phần xáo trộn.Vậy cái quên của con có tương ưng với công phu không?

Đáp:
NếuthamTổ Sư thiền, hỏi và nhìn mà quên như vậy là hiệntượng tốt, không có ảnh hưởng đến sự sống; nếu sựtu tiến bộ như cảnh giới này thì dùng tiền đâu có thểmua được!

Thamthiền quên mọi cảnh xung quanh là tốt, nếu là bệnh tâmthần mà quên thì không được. Như Truyền Nam mua bán khôngđể ý đến tiền, người ta trả bao nhiêu thì lấy, mỗingày bán bao nhiêu lời lỗ không cần biết! Nhưng thật sựcông phu đến mức này mới được.

Hỏi:
Thamthiềnđang đi ở ngoài đường, đến mức độ quên khôngbiết về nhà. Có trường hợp này không?

Đáp:
Cóchứ,nhưng không hại gì hết, cũng có người như vậy, nhưTrương quốc Anh tham thiền trong lúc đi về nhà mà không biếtvô nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]