Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Tám trai giới

11/01/201115:27(Xem: 5311)
08. Tám trai giới

THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

TÁM TRAI GIỚI

(Bát quantrai giới)

1. Chủ ý Phật chế "Tám TraiGiới"

Lòng từ bi của Phật dạy khắp Phật tửcả không gian vô biên, thời gian vô tận. Ngài muốn hết thảy chúng sinh đều đượcnhư Ngài, không còn vô minh mà giác ngộ, giải thoát hỏi nhà lửa Tam giới, đểbước sang giới thanh tịnh an vui. Chỉ vì căn cơ trí thức tánh dụng của chúngsinh không đồng mà Phật phải tùy cơ để giáo hóa. Lòng từ bi của Phật tuy khắptuy đồng, như ánh trăng chiếu diệu cả muôn phương, nhưng pháp môn dẫn đạo lạichia ra muôn ngàn sai khác. Biết rằng khác mà cố gắng thực hành thì cũng đi đếnchỗ đồng là đồng được giải thoát.

Phật tử chúng ta khi đối trước TamBảo phát nguyện quy y, là trong tâm chí mình đã nảy ra một niệm hương thượng,vươn mình ra ngoài bể khổ, phát tâm hướng đến con đường giải thoát, rời bỏ trầnlao, đến cảnh thanh tịnh, lìa địa vị phàm phu bước đến địa vị Chánh giác, xađời sống ích kỹ hẹp hòi tà vạy, tập một đời sống vị tha rộng rãi chánh đáng. Dovạy, trong đời sống mới, theo con đường chư Phật chỉ dạy, phải tuân hành theonhững quy luật của Phật thiết chế. Những quy luật ấy tức gọi là Giới mà hàngtại gia cũng như hàng xuất gia, ai nấy đều phải thọ trì, không để trái phạm.

Sau thời kỳ Chánh pháp và tượngpháp, đến thời kỳ mạt pháp cách đạo càng xa, lòng người nguời thấp kém, mộtphần là vì giới luật của hàng Phật tử không được truyền thọ phân minh, một phầnnữa vì đại đa số nghe nói giới luật Phật chế thì sợ hãi, xem đó như một cái gìkhắc khổ đối với người ta, là cho người ta mất hết cả tự do, đi đến chỗ hènyếu. Biết đâu rằng lời thẳng thường khó nghe, thuốc hay thường khó uống, nên takhông thể vì lẽ trái với thị dục phiền não mà không giữ, hoặc sợ hãi, khinhlờn. Huống chi Phật là vị như pháp ngữ, soi thấy căn bịnh chúng sinh mà phânchia giới thành nhiều tạng, nào là Ưu-bà-tắc giới,Ưu-bà-di giới, Sa-di giới,Sa-di-ni giới, Tỷ-kheo giới, Tỷ-kheo-ni giới, Bồ-tát giới, mỗi người đều tùytrường hợp của mình mà lãnh thọ. Tựu trung, Phật còn muốn hàng tại gia có thểxuất gia trong từng thời gian ngắn để gieo nhân xuất thế về sau, nên chế địnhcho kẻ tại gia phép "Bát quan trai giới". Tuy thọ trong từng thờigian ngắn mà công đức vô lượng vô biên.

2. Bát quan trai giới

Bát quan nghĩa là tám cửa. Ý nóirằng tạo tác tám điều: sát, đạo, dâm, vọng... là mở cửa rộng lớn, chúng sinh từđó mà đi vào đường tội lỗi, bị sống chết trong nẻo luân hồi ác đạo; nếu muốngiải thoát thì phải đóng tám cửa ấy lại, nghĩa là phải diệt trừ tám điều: sát,đạo, dâm, vọng v.v. ấy đi. Diệt được tám ác pháp này là đóng kín tám cửa, khôngđể đi đến cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đồng thời cũng tức là mở támnẻo đường đi lên địa vị Thánh giả.

Trai nghĩa là đúng thời. Trong bathứ ăn, mặc, ở, người thế gian thường chú trọng bao nhiêu thì trái lại kẻ tuhành càng biết kiềm chế bấy nhiêu, miễn sao vừa đủ để giúp đỡ đường tu, phảilành xa sự đắm say luyến tiếc, nhất là sự ăn. Trong luật thường chia hai lối:ăn phải thời và ăn trái thời. Từ sớm đến trưa mà ăn là phải thời, từ trưa vềtối mà ăn là trái thời. Kẻ tu hành cần y lời Phật chế, không ăn trái thời nêngọi là trai.

Giới là đều răn, điều cấm để hướngthân tâm theo con đường chánh, con đường giải thoát mà lánh xa tội ác.

Tám trai giới là:

1. Xa lìasự sát sinh
2. Xa lìa sự trộm cắp
3. Xa lìa sự dâm dục
4. Xa lìa sự nói dối
5. Xa lìa sự uống rượu.
6. Xa lìa sự trang sức, hát múa và xem nghe hát múa
7. Xa lìa sự nằm ngồi những chỗ cao tốt.
8. Xa lìa sự ăn trái thời.

Tám điều này là cả trai và giới gồmlại. Bảy điều trước là giới, điều thức tám là trai. Ấy là "Tám traigiới" Phật chế cho kẻ tại gia được tập xuất gia trong những thời gian ngắnvậy.

3. Phép thọ "Bát quan traigiới"

Trong kinh Thiện Sinh, kinh TăngNhất A-hàm, đức Phật dạy: "Các vị Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di trong những ngàymồng 8, ngày 14, ngày 15 nên đến trước các vị xuất gia Đại đức cầu thọ tám traigiới, chớ để thất thời". Lại có chỗ đức Phật thêm rằng "truyền thọphép Bát quan trai sáu ngày trong mỗi tháng là mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30"(tức là lục trai mỗi tháng). Xuống đến ngày nay, luật pháp không minh, hành trìkém sút, nên đã từ chỗ tu trì nhất định đi đến chỗ phát nguyện tùy tâm. Dù sao,có còn hơn không. Bởi còn có phát nguyện, còn có tu trì, thì thế nào cũng đếnđạo quả giải thoát.

Nếu luận về ngày thì có hai cách:

a) Phép Bát quan trai thọ trì chánhtrong một ngày đêm (vào những ngày mồng 8, 14, 23 và 5, 18)

b) Phép Bát quan trai thọ trì phụthêm ngày rước đưa (vào những ngày mồng 1, 4, 5, 6, 7, 9, 13, 16, 17, 19, 22,24, 28).

Ngày rước ngày đưa nghĩa là hai ngàyđêm trước và sau một ngày đêm chánh thọ. Bởi người tại gia thường bị bao vâytrong thế duyên ràng buộc, không thể một phút một giờ có thể bỏ hẳn được, nếukhông sắp đặt dứt bỏ trước để dự bị thanh tịnh trong một ngày đêm chánh thọ thìkhông có lợi ích lớn. Vậy nên muốn cầu thọ "Bát quan trai giới" thìtrước một ngày đêm của ngày đêm chánh thọ, phải một ngày đêm thọ trì dự bịchánh giới ấy và sau một ngày đêm chánh thọ, phải một ngày đêm nữa để hoànthành giới ấy.

Trong hai cách thọ giới "Bátquan trai" trên, cách thọ trì chánh phải tìm đến thọ nơi các vị xuất gia,còn cách thọ trì phụ thì không, chỉ tự phát nguyện cũng đủ. Trong cách thọ trìchánh, có thể ở nhà mà vẫn hành trì được, nhưng phải đến thọ với người xuất giatrước đã. Nếu gặp hoàn cảnh minh tướng (bình minh vừa tỏ) xuất hiện mà liệuchưa đi đến người xuất gia được thì phải đối trước tượng Phật phát nguyện thọgiới, rồi vẫn phải tìm đến người xuất gia mà thọ mới đắc giới. Khi đến thọ vớingười xuất gia dù muộn cũng cần bằng thọ khi minh tướng xuất hiện vì mình đãphát nguyện.

Nói tóm, thọ trì giới "Bát quantrai" phải 20 ngày mỗi tháng kể cả chánh thọ và phụ thọ. Nhưng ngày nayhoàn cảnh người tại gia khó bề thực hành được như thế. Vậy nên phương tiện cóthể hành pháp như thế này:

a) Phảithọ mỗi tháng 3 ngày chánh như Phật chế là mồng 8, 14 và 15. Hoặc một trongnhững ngày ấy.

b) Phảitìm đến các vị xuất gia (Sa-di, Tỷ kheo) truyền cầu thọ giới cho. Ngoại trừtrường hợp không có các vị xuất gia hoặc có mà không cách gì tìm đến được, thìtự phát nguyện trước tượng Phật mà thọ lãnh giới, nghĩa là như cách "thọtrì phụ" mà thôi.

c) Trướckhi thọ, phải một ngày đêm dự bị sắp đặt tất cả chướng duyên để đến một ngàyđêm "thọ trì chánh" được thanh tịnh.

4. Nghi thức thọ "Bát quan traigiới"

Người thọ giới "Bát quantrai" y phục phải chỉnh tề, nghe gọi là đứng vào giữa bàn thờ Phật, theotiếng chuông đảnh lễ ba lạy. Xong quỳ xuống, chấp tay nghe Thầy truyền giớidạy:

- Bể khổvô biên, nếu không nương thuyền Bát nhã không thể lên bờ Giác, luân hồi nhiềunẻo, chẳng thọ trì tịnh giới thì không thể được giải thoát. Chư Phật do tịnhgới mà thành Chánh giác. Đại thừa, Tiểu thừa, đồng thọ tịnh giới, thế gian hayxuất thế đều giữ tịnh giới. Nhưng tại gia Phật tử vì trần lụy bao vây, khôngthể quyết chí chung thân thọ trì. Bởi thế, Như lai từ bi, phương tiện dạy mỗimột ngày đêm, thọ trì tám thứ trai giới này. Tám trai giới này công đức siếuphàm nhập thánh vượt qua ba cõi, thẳng đến Giác ngộ.

Phật tử! (Ngườithọ giới nói:Mô Phật)

Các người,từ vô thỉ đến nay, tạo các ác nghiệp vô lượng vô biên, nay phải chí thành, thathiết sám hối, để cho thân tâm thanh tịnh tinh khiết, rồi mới thọ trì tám thứtrai giới. Vậy các người hãy đọc theo lời tôi: (Người thọ giới đứng dậy,chấp tay đọc theo).

- Đệ tử...(nói tên họ, hoặc pháp danh)từ vô thỉ đến ngày nay, gây ra tội ác, nhưba nghiệp, mười ác, tà kiến v.v. nay hướng lên Tam Bảo trong khắp mười phương,cần cầu sám hối, nguyện đều trừ diệt.

(Đọcba phen như thế. Xong, Thầy truyền giới xướng:)

Nhất tâmđảnh lễ Thập Phương Thường Trứ Tam Bảo(xướng ba lần, mỗi lần người thọ giớilạy một lạy. Xong, quỳ xuống, chấp tay đọc ba phen theo Thầy:)

Đệ tử vốntạo các vọng nghiệp,
Đều do vô thỉ tham sân si,
Tử thân miệng ý phát sinh ra,
Đệ tử thảy đều xin sám hối.

(Ngưòithọ giới đứng dậy, đảnh lễ ba lạy, rồi quỳ xuống, chấp tay, nghe Thầy dạy).

- Phật tử!(Người thọ giới nói:Mô Phật). Đã chí thành sám hối ba nghiệp thanh tịnhrồi, vậy từ giờ này cho đến sáng mai hãy chí tâm tu tập tám thứ trai giới củaPhật chế. Tám thứ trai giới là những gì?

Một làkhông được sát sinh
Hai là không được trộm cướp
Ba là không được dâm dục
Bốn là không được vọng ngữ
Năm là không uống rượu
Sáu là không trang sức hương hoa cùng phục sức đẹp, không được múa hát hay cố ýxem nghe múa hát.
Bảy là không được nằm ngồi giườong ghế cao rộng
Tám là không được ăn trái thời.

Tám thứnày, bảy giới trước gọi là giới, nghĩa là đóng bít cửa ngõ ác đạo; giới thứ támgọi là trai, nghĩa là giống như Như lai, bứoc theo đường lối trung đạo, ăn đúngvào lúc mặt trời vừa đứng bóng. Gồm cả tám thứ giới trai, gọi là tám quan traigiới. Các người nên phát tâm vô thượng, thọ giới vô thượng ấy. Vậy các ngườihãy nói theo lời tôi chỉ dẫn.

(Ngườithọ giới nói theo Thầy truyền giới)

- Đệ tử (Ngườithọ giới xưng tên và pháp danh)qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng. Nguyệnmột ngày đêm sống theo tinh hạnh Ưu-bà-tắc (hoặc Ưu-bà-di nếu là đàn bà).Đức Như lai Chí Chân Chánh Biến Giác là Thế Tôn của con (Nói ba lần như thếrồi nghe Thầy dạy).

- Phật tử!(Người thọ giới: Mô Phật). Tôi đã thọ ba pháp qui y, các người hãy nóitheo lời tôi chỉ dẫn (Người thọ giới nói theo Thầy truyền giới):

- Đệ tử! (Ngườithọ giới xưng tên họ và pháp danh)qui y Phật cảnh, qui y Pháp cảnh, qui yTăng cảnh. Nguyện một ngày đêm sống theo tinh hạnh Ưu-bà-tắc (hoặc Ưu-bà-dinếu là đàn bà). Đức Như lai Chí Chân Chánh Biến Giác là Thế Tôn của con.

(Nóiba lần như thế, rồi đứng dậy đảnh lễ ba dạy, rồi quỳ xuống, nghe Thầy dạy)

- Đệ tử! (Ngườithọ giới: Mô Phật).Tôi đã thọ cho các người ba pháp qui y, ba pháp cứucánh, thế là giới thể đã viên mãn rồi. Nay tôi lại nói rõ giới tướng để cácngười lạnh thọ giữ gìn, không được hủy phạm. Vậy các người hãy nói theo lời tôi(Người thọ giới nói theo lời thầy truyền giới).

Như PhậtThế Tôn suốt đời không sát sinh, đệ tử... (Người thọ giới tự xưng tên họ,hoặc pháp danh)thề một ngày đêm xa lìa sự sát sinh

Như PhậtThế Tôn suốt đời không trộm cướp, đệ tử... thề một ngày đêm xa lìa sự trộmcướp.

Như PhậtThế Tôn suốt đời không dâm dục, đệ tử.. thề một ngày đêm xa lìa sự dâm dục.

Như PhậtThế Tôn suốt đời không vọng ngữ, đệ tử... thề một ngày đêm xa lìa sự vọng ngữ.

Như PhậtThế Tôn suốt đời không uống rượu, đệ tử... thề một ngày đêm xa lìa sự uốngrượu.

Như PhậtThế Tôn suốt đời không trang sức, đệ tử... thề một ngày đêm xa lìa sự trang sức

Như PhậtThế Tôn suốt đời không múa hát và xem nghe múa hát, đệ tử... thề một ngày đêmxa lìa sự múa hát và xem nghe múa hát.

Như PhậtThế Tôn suốt đời không ăn trái thời, đệ tử... thề một ngày đêm xa lìa sự ăntrái thời

(Ngườithọ giới đứng dậy, đãnh lễ ba lạy, rồi quỳ xuống, nghe Thầy dạy phát nguyện)

Phật tử! (Ngườithọ giới: Mô Phật). Các người đã thọ tám trai giới phải phát thệ nguyện.Hết thảy việc thế gian, cho đến việc xuất thế, nếu không phát nguyện, khôngviệc gì thành tựu. Vậy các người hãy chí thành phát nguyện theo lời tôi chỉ dẫn(Người thọ giới nói theo).

- Đệ tử...(Người thọ giới xưng tên họ và pháp danh)chí tâm phát nguyện, nguyện docông đức thọ giới "Bát quan trai", giải thoát ba đường, xa lìa támnạn, nguyện đem công đức ấy, hồi hướng cho hết thảy hữu tình, hoặc thấy, hoặcnghe đồng sinh Tịnh độ, đồng thấy Như lai, đồng chứng pháp nhẫn đồng chuyểnchúng sinh, đồng thành Phật đạo.

(Phátnguyện xong, người thọ giới đứng dậy đảnh lễ ba lạy, rồi quỳ xuống nghe Thầydạy)

- Phật tử!(Người thọ giới: Mô Phật). Các người, nếu đã thọ tám trai giới rồi, phảigiữ từng như giữ tròng mắt, trong một ngày đêm đừng có hủy phạm. Trong tám traigiới ấy, nếu phạm một giới thì thành người bất tịnh. Tám trai giới nàylà giớirất vi diệu, làm cho nguời tại gia được xuất gia, vậy các ngươi trong suốt mộtngày đêm này, phải nhiếp tâm lại, chánh tâm giữ gìn như giữ bờ đê, không chonước chảy, các người nhờ phước thiện đời trước, ngày nay được sinh làm người,được gặp Phật pháp, đựoc thọ tịnh giới, làm căn bản cho Giải thoát, vậy phảitrân trọng, đừng nên tự khinh (Người giới đáp lại:Con xin y giáp thựchành). (Xong, đứng dậy đảnh lễ theo lời xướng sau đây, mỗi hiệu một lạy).

Nhất tâmđảnh lễ Thập Phương Thường Trú Tam Bảo

Nhất tâmđảnh lễ Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Thế tôn

Nhất tâmđảnh lễ Truyền Giới Bổn Sư

Nghi thức truyền "Bát quan traigiới" đến đây là xong. Nếu còn thì giờ thì sau khi đảnh lễ, nên niệm Phật,còn không có thì giờ thì thôi.

5. Ích lợi giới "Bát quantrai"

Điểm này muốn rõ ràng mà vắn tắt, tôitrích dịch lời Phật dạy về "Bát quan trai giới" trong kinh Ưu-bà-tắcGiới để mọi người cùng rõ:

"Thiện nam tử! Nếu ai tìm ngườixuất gia lãnh thọ ba qui y, tám trai giới (bằng cách nói ba lần) trong một ngàyđêm thì người ấy được hoàn thành trai giới Ưu-bà-tắc trong một ngày đêm".

Qua hôm sau, khi minh tướng (mặttrời mọc vào lúc sáng sớm) xuất hiện thì giới ấy hết. Giới ấy không được tự thọtrước tượng Phật, cần phải thọ với người xuất gia. Thọ rồi căn bản thanh tịnh,cứu cánh thanh tịnh, trang nhiệm thanh tịnh, giác quán thanh tịnh, thế gọi làpháp "Ba quy y, tám trai giới thanh tịnh". Thiện nam tử! Thanh tịnhthọ trì Ba qui y, Tám trai giới như vậy thì trừ diệt đước năm nghịch tội, tấtcả tội lỗi khác cũng đểu tiêu diệt. Tám trai giới không được hai người cùng nóithọ một lần... Năng lực của tám trai giới này có thể làm cho các đời sau sinhra không bao giờ làm ác... Những ai có trách nhiệm... muốn tổ chức thọ "Baqui y và tám trai giới" này, trước hết phải yêu cầu và khuyến thỉnh địahạt thuộc phạm vi của mình... trong ngày đêm sắp thọ giới "Bát quantrai" nên đình chỉ tất cả các điều ác, các hình phạt. Nếu thanh tịnh thọtrì tám trai giới như vậy, thì người ấy sẽ được rất nhiều đều an lạc, cho đếnđược phước lạc tối thượng".

"Đức Di-lặc ra đời, người ta sẽthọ trì tám trai giới mỗi lần một trăm năm. Không như bây giờ một ngày đêm, vìchúng sinh bây giờ đủ cả năm thức ô trọc. Thế nên đức Phật nói với bà Lộc-mẫurằng: "Thiện nữ! Cho đến loài vô giác như cây sa-la mà nếu thọ trì támtrai giới, cũng sẽ được vô lượng an lạc trong loài Người loài Trời, cho đến sẽđược sự an lạc vô thượng. Thiện nam tử! Tám giới này là chuỗi anh lạc trang sứctrí-giác-vô-thượng vậy. Giới như vậy dễ thực hành mà kết quả vô lượng. Nếu dễthực hành mà không thực hành thì ấy là kẻ phóng dật".

6. Những điều cần ghi nhớ

* Sự sinh sống:Trong các nghề sinh sống đặc biệt là nghề buôn bán, Phật tửtại gia muốn sự sinh sống chân chánh thì trong nghề buôn bán không nên:

1. Buônbán khí giới.
2. Buôn bán người.
3. Buôn bán thú.
4. Buôn bán rượu.
5. Buôn ván thuốc độc.

Không những tự mình không nên màkhông được khuyên hay tán đồng người buôn bán năm nghề ấy.

* Những điều hại: Đây là năm điều phá hoại giới đức và sự sống chân chánh củangười tại gia, người tại gia tuyệt đối phải tránh:

1. Khôngtin tưởng công đức Tam Bảo.
2. Phá giới đã thọ.
3. Không quyết định.
4. Chấp kẻ có tà thuật ban cho ta sự tội phước.
5. Tìm phước nơi người ngoại đạo.

Ai phạm một trong năm điều ấy thìkhông còn là người Phật tử chân chánh nữa, gọi là người đáng cho các bậc thiệntrí thức bỏ rơi, xa lìa.

* Những điều lợi:Trái lại, năm điều sau đây lợi ích cho giới đức và sự sốngchơn chánh của người tại gia, người tại gia tuyệt đối phải giữ:

1. Tinchắc nơi ân đức Tam Bảo.
2. Giữ giới đã thọ.
3. Tâm quyết định.
4. Tin lý nhân quả, không tin tà thuật ngoại đạo.
5. Không xu hướng theo ngoại đạo, chỉ tìm phước nơi người tu theo Phật pháp.

Những người Phật tử tại gia giữ đúngnăm điều này, thì tức là người Phật tử cao thượng, ví như hoa sen không vấy bùnnhơ mà hương sắc kỳ diệu.

* Những điều tiến bộ đạo đức:Đây là mười đều tăng thêm, phát triển đức nghiệp cho ngườiPhật tử tại gia. Người tại gia phải chí tâm thọ trì:

1. Qui yTăng rồi thì, Tăng vui mình vui, Tăng khổ mình khổ.
2. Thân và khẩu thanh tịnh.
3. Lấy đạo làm gốc, nghĩa là mỗi khi làm một công việc gì phải noi theo đạo lýlàm điều tối trọng hơn hết, không bao giờ quên.
4. Ưa thích bố thí tùy sức mình, nghĩa là có ít cho ít, có nhiều cho nhiều,không để lòng bỏn xẻn làm chủ.
5. Siêng năng trong việc học hỏi cho thấu rõ lý đạo của Phật đã truyền dạy.
6. Có chánh kiến, nghĩa là có trí tuệ thấy biết điều phải lẽ thật.
7. Tránh xa những người không có ý quyết định. Không tin kẻ tà thuật cho mìnhhoạ phúc. Chỉ tin lý nhân quả. Làm lành được vui, làm ác phải khổ.
8. Không quên Tam Bảo: Dù gặp hoạn nạn đến nỗi nguy hại đến tánh mạng mình cũngkhông bỏ đạo, không bỏ lòng tin Tam Bảo mà nghe theo kẻ khác, tôn kín họ làmthầy, hoặc bảo họ là hơn Tam Bảo.
9. Muôn sự đồng ý cùng nhau.
10. Tu hành chín chắn theo Phật pháp.

Những người tại gia Phật tử hết lòngsống theo mười đều ấy thì làm cho sự tu hành của mình mau được kết quả, cũng làhạt giống Niết-bàn được gieo trồng vậy. Tất cả những điều cần thiết trên đây làtrích ở trong Luật, nhất là Luật Nam tông (Pali). Những đều này cốt dạy chongười thọ trì Tam qui và Ngũ giới. Nói cách khác, người qui y rồi là phải giữđúng những điều cần ấy. Nay trích ra đây để các vị thọ giới Bát quan trai biếtmà giữ, bởi lẽ thọ năm giới còn phải giữ huống chi thọ trì Tám giới dự tập xuấtgia trong thời gian ngắn!

Đạo có khó mới gọi là đạo. Đạo cókhó làm mới có hiệu quả lớn. Dù ở từng bực nào trong đạo, Phật tử chúng ta cũngphải cố gắng làm đúng theo đạo mới mong giải thoát, như mục đích chúng ta điđến với đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]