Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 19 - Nói về sự khẩn cấp của tu tập

23/12/201103:23(Xem: 3966)
Bài 19 - Nói về sự khẩn cấp của tu tập

TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ
[Bài 19]
Nói về sự khẩn cấp của tu tập
Kalu Rinpoche
Bản Anh: On the Urgency of Practice
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Các bạn, nam và nữ đang ở đây,
Đừng nghĩ rằng cái chết sẽ đến từ từ
Nó đến nhanh như tia chớp.
Milarepa, “Một trăm ngàn bài ca”

KaluRinpocheTất cả các hiện tượng đều vô thường. Thân của chúng ta cũng là kết quả của một tập hợp các thành tố khác nhau: nghiệp tốt và xấu, tinh trùng của cha và trứng của mẹ, các nguyên tố (các đại) và dĩ nhiên, thức căn bản. Tất cả các hữu tình trong vũ trụ đều chết. Những kẻ của thời quá khứ đã chết; nhưng kẻ của thời hiện tại và vị lai cũng sẽ chết. Mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi thời điểm, chúng ta tất cả đều đến gần hơn thời điểm cái chết của mình, và chúng ta can đảm hoặc mạnh mẽ như thế nào, chuyện đó không thành vấn đề, chúng ta không thể ngăn cản cái chết. Chúng ta không thể trốn thoát cái chết, dù chúng ta có thể chạy nhanh tới mức nào. Dẫu cho sự học của chúng ta mênh mông bao nhiêu, thì kiến thức uyên bác sâu sắc của chúng ta cũng không thay đổi được nó. Cũng không phải chủ nghĩa anh hùng của quân đội, ảnh hưởng của những đội quân huấn luyện tinh nhuệ, đầy năng lực, cũng không phải các mưu kế của những người thông minh -- chẳng có gì có thể chặn đứng cái chết, cũng như chẳng có gì có thể giữ cho mặt trời không lặn và biến mất đằng sau những núi đồi.

Không ai biết mình sẽ sống bao lâu. Có kẻ chết trong khi vẫn còn trong thai tạng, kẻ khác thì chết lúc sinh ra hoặc trước khi có thể đứng được, kẻ thì chết trong tuổi trẻ, kẻ thì chết trong tuổi già. Chúng ta cũng không có ý niệm nguyên nhân cái chết của chúng ta sẽ là gì; không ai biết bất kể nó là lửa, nước, gió, chớp, té xuống vực, một bão tuyết lở hoặc đất chuồi, sự sụp đổ của một căn nhà, một đội quân, chất độc, một cuộc tấn công bất ngờ, hoặc một bệnh tật. Chúng ta yếu đuối biết bao, giống như ngọn đèn nến trong gió, một bọt nước, hoặc một giọt sương trên một lá cỏ.

Khi cái chết đến, ngay dù chúng ta không muốn nó, thì chúng ta vẫn phải để cho tất cả tham dục ra đi và buông bỏ hoàn toàn mọi thứ: đất đai, nhà cửa, giàu có, cha mẹ, con cái, gia đình, phối ngẫu… rời bỏ ngay cả thân chúng ta, và chúng ta đi một mình, không tự do và không bạn bè, tới một nơi gây ra sợ hãi này, đó là trung hữu. Đó là phần chia sẻ chung của mọi người, sớm hơn, hoặc muộn hơn. Khi chúng ta thấy một người chết, nghe cái chết của một người, hoặc nghĩ về nó, nó nên được xem như một nhắc nhở rằng chúng ta cũng nhất định sẽ chết. Bao lâu chúng ta mạnh mẽ, tươi sáng, và hạnh phúc, chúng ta không nghĩ về nó, nhưng khi lâm một bệnh tật sẽ tử vong, chúng ta mất hết sức mạnh, dáng vẻ tàn tạ, chúng ta gần như xác chết, và chúng ta thành ra không hạnh phúc. Sau đó, khi tất cả những thuốc men, cách chữa trị, và nghi lễ thành ra vô hiệu, và không có cái gì khác có thể xua đuổi được sự hành hạ của bệnh tật, chúng ta biết chúng ta sẽ chết. Chúng ta sẽ kinh hoảng về nó và sẽ đau đớn khủng khiếp, tuyệt vọng khi phải ra đi một mình, bỏ lại đằng sau mọi thứ.

Khi chúng ta thì thào những lời cuối, chúng ta nhận định lần cuối rằng chẳng có lối nào thoát khỏi cái chết. Sau khi chúng ta chết, ngay cả những người yêu mến chúng ta sẽ không muốn nhìn thấy xác chết của chúng ta ở lại với họ ngay cả một ngày hoặc hai ngày. Chỉ cần nhìn nó cũng đủ làm họ phát ớn và phát sợ. Băng qua ngưỡng cửa căn nhà một lần cuối cùng, thân chúng ta được các nhân viên tang lễ đem đi và hoặc an nghỉ nơi nghĩa địa hoặc nhà hoả thiêu. Chẳng ai sẽ gặp lại chúng ta. Khi chúng ta thấy, nghe, hoặc nghĩ về cái chết trong đời sống hàng ngày của chúng ta, do bất cứ duyên cớ nào mà chúng ta được biết về cái chết, thì chúng ta nên áp dụng những tâm niệm này về cái chết đối với chính mình, để nhắc nhở mình rằng mình cũng cùng một bản chất như thế.

Đời sống chúng ta thì giống như một đồng hồ cát chẳng bao giờ ngừng. Mỗi thời điểm có một thời điểm tiếp theo chẳng có ngừng nghỉ. Từ mỗi phút tới mỗi phút, đời sống tự nó hao mòn: chúng ta là những đứa bé sơ sinh, rồi những người lớn, rồi già, rồi chết. Một sát na theo một sát na không ngừng nghỉ.

Nếu chúng ta có ý thức được rằng chết thì không thể tránh được, vậy chúng ta không nên cố gắng tu tập Chính Pháp ngay chính từ thời điểm này hay sao?

Thân con người quý báu - chúng ta đang có ngay lúc này - có thể truyền đạt, có thể lí hội thông hiểu các giáo pháp, thì được cung cấp phẩm tính với tất cả những quan năng cần thiết, và đã gặp được Chính Pháp. Nếu chúng ta phí phạm nó, thì không những chúng ta sẽ chỉ chịu đựng vòng cương toả của những đau khổ trong sinh tử tương tục, nhưng chúng ta sẽ không có một dịp may mắn tìm thấy được một cơ hội tương tự. Đó là lí do tại sao chúng ta phải quyết tâm vững chắc sử dụng đời sống này một cách tốt đẹp, bằng tu tập Chính pháp một cách nhiệt tình trong suốt thời gian còn lưu lại cõi đời này--thời điểm sáng chói, nhanh chóng, giống như ánh sáng mặt trời xuyên thấu qua những đám mây.

------------------------------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]