Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Trí Huệ Ba-la-mật

18/12/201006:19(Xem: 8249)
Hạnh Trí Huệ Ba-la-mật

 

Trí huệ là hiểu biết hay tri kiến làm sáng tỏ điều được gọi là vô minh gắn liền với mọi đối tượng hay hiện tượng. Nói cách khác, ta có thể không biết về một số sự vật, nhưng khi ta phát triển trí huệ, ta đạt được tri kiến về chúng hay về các hiện tượng thì vô minh của ta bị tan rã hay bị xóa bỏ. Mặc dù vậy, trí huệ trong quan hệ với Trí huệ ba-la-mật, một cách đặc trưng, là trí huệ liễu ngộ tính Không hay vô ngã, bản chất tối hậu của các hiện tượng. Đây là một sự sáng tỏ bên trong. Có một sự tối tăm tinh thần nào đó ở bên trong khi tìm đến để hiểu về bản chất tối hậu của các hiện tượng. Vậy nên, khi có sự sáng tỏ từ nội bên trong, nơi mà ta liễu ngộ bản chất tối hậu của các hiện tượng, thì đó là trí huệ. Chức năng sơ yếu của Trí huệ ba-la-mật là để nhổ tận gốc điều mà ta gọi là các trạng thái sai lầm của tâm thức nội trong tâm của chúng ta. Trí huệ này chống lại việc luyến chấp của ta và một bản ngã.

Về Hạnh Trí Huệ

Trí huệ ba-la-mật là bản chất chính xác của các sự vật. Các khoa học hiện đại, bao gồm các chủ đề như là các nghiên cứu về hạt sơ cấp hay hóa học cũng là các dạng của trí huệ hay tri kiến. Khi bạn nghiên cứu khoa học về chiến lược quân sự và vân vân, thì điều này cũng bao hàm suy nghĩ, kế hoạch, thông minh, và trí huệ rất nhiều. Nhưng trong Phật giáo, trí huệ không chỉ là tăng cường trí thông minh mà là một hiểu biết về bản chất thật của thực tại.

Trước khi đức Phật thành đạo, Ngài đã nghiên cứu và rèn luyện trong nhiều truyền thống tôn giáo Ấn độ khác. Ngài thấy được rằng dù các thiền giả thâm hậu đã đạt tới những cấp độ cao về tĩnh lặng, họ vẩn không thể giải toả được ý niệm bám níu vào bản ngã. Đức Phật ngộ ra rằng khi còn có bám níu vào sự tồn tại của một bản ngã, thì vẩn còn có điều kiện cho các cảm xúc xáo trộn khởi lên. Do đó, có câu "Những ai phủ định 'ngã' là Phật tử; và những ai khẳng định quan điểm về một bản ngã hay một điều gì tồn tại một cách thật sự thì không phải là Phật tử"[20] Trong Phật giáo, tất cả mọi vật hợp thành đều vô thường, toàn bộ chúng đều là không tinh khiết đều là đau khổ, và tất cả các hiện tượng đều không có thực thể chân thật và là trống rỗng. Đây là điều mà ta cần biết.

Làm thế nào để ta tẩy trừ được ý niệm bám níu vào một ngã? Khi có một nhận thức khác biệt về tính vô ngã của các hiện tượng, thì bạn nuôi dưỡng nhận thức khác biệt đó cho chính sự thiếu vắng bản ngã của mình. Nếu một ai đó hỏi khả dĩ hay không thành tựu được sự giải thoát bằng thiền định lên một điều nào đó khác hơn việc nuôi dưỡng vô ngã, thì câu trả lời là không thể có một nguyên nhân nào khác đem lại được giải thoát. Chỉ bởi thiền định lên vô ngã thì đau khổ mới bị dẹp yên và giải thoát mới thành tựu được. Ngoài việc đó, không có con đường nào khác.

Khi có một ý niệm về bản ngã, sẽ có một ý niệm về các bản ngã khác. Do từ điều này tất cả các sai lầm được tăng trưởng. Ngài Nguyệt Xứng có dạy, "Các chúng sinh nghĩ đến "cái tôi" trước và nghĩ đến "của tôi". Họ trở nên vô vọng như là các thùng treo trong bánh xe quay nước, và bằng lòng từ bi với các chúng sinh như thế, tôi cúi hạ mình xuống". Đa số chúng ta đều có ý niệm về "cái tôi" hay "mình" trong tâm thức của ta trong hầu hết thời giờ. Ý nghĩ về "cái tôi" trong tâm thức của chúng ta có thể nằm dưới dạng "thân thể tôi" hay "tâm ý tôi". Khi ý nghĩ về "tâm" hay "thân" tôi khởi lên mạnh mẽ và bất chợt, thì đâu là bản ngã này để cho thân thể sở hữu vào? Đâu là bản ngã này để cho tâm thức sở hữu vào? Cái mà được nói là "Tôi" tìm thấy ở đâu? Nó có hay không trong mối quan hệ giữa thân và tâm? Hay ở chỗ giữa hai thứ đó? Nó ở đó và nó không ở đó. Và khi ta nói "thân tôi" hay "tâm tôi", thì ta đang nói về thân hay tâm của ai? Ta dường như chiếm hữu một bản ngã tồn tại riêng rẽ khỏi thân-tâm. Bản ngã này liên kết với thân và với tâm. Nó cũng không phải là trường hợp mà ý nghĩa bản năng về cái ngã này, khởi lên trong tâm của chúng ta, "làm chủ" thân và tâm hay có chủ quyền lên chúng. Bản ngã và ý niệm về bản ngã phụ thuộc vào thân và tâm.

Thánh giả Long Thụ có dạy "Chừng nào còn luyến chấp vào năm Skandhas [ngũ uẩn], chừng đó vẩn có bám níu vào bản ngã". Cá thể nhận diện các uẩn như là "cái tôi". Chừng nào cá thể còn bám víu vào các uẩn như là sự tồn tại thật sự, thì sẽ vẩn còn bám níu vào bản ngã cá nhân. Bám níu này được giải thích như là một cảm xúc xáo trộn -- và nó là cội rể của các cảm xúc xáo trộn. Nhưng, không hề tồn tại một cái ngã bản chất như thế. Thật sự là trống rỗng về sự tồn tại bản chất. Chưa bao giờ có một cái ngã để cho cá nhân có thể dựa vào để tự hào. Tâm thức bám níu vào một tự ngã và tâm thức bám níu vào năm Skandhas thì không khác nhau.

Ngài Long Thụ cũng có dạy "Đức Phật đã nói rằng ý tưởng cho rằng những sự vật được tồn tại thực sự, được khởi lên từ các nhân và duyên là ý tưởng thiếu hiểu biết [vô minh]. Từ vô minh này, dẫn tới Thập Nhị Nhân Duyên[21] . Và Ngài Thánh Thiên trong "Tứ Bách Kệ Tụng" có nói "Giống như là xúc giác của thân thể toả khắp toàn thân, vô minh biểu hiện ở mọi nơi". Cảm xúc xáo trộn của vô minh này bao trùm tất cả các cảm xúc xáo trộn khác. Và ngược lại, không thể nói như thế với các cảm xúc khác.

Vậy nên, nếu vô minh bị khắc chế, thì tất cả các cảm xúc xáo trộn dựa trên vô minh cũng bị khắc chế.

Do đó, khi bám níu vào bản ngã này đã ngừng, khi đối tuợng được định nghĩa là "ngã" đã mất đi, thì ở đó là một giác ngộ về sự thiếu vắng của tự ngã. Một số người gọi đó là trí huệ về thực chứng sự thiếu vắng của cái ngã bản chất.

Thánh Thiên có nói "Nếu một người thấy được duyên khởi thì vô minh không xảy ra. Hãy đặt mọi nổ lực của bạn vào đây. Đó là thông điệp duy nhất của tôi". Vô Minh bị khắc chế bởi hiểu biết về sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các hiện tượng, nói cách khác, đó là "duyên khởi".Vậy thì, ý nghĩa của duyên khởi là gì? Ngài Thánh Thiên còn thêm vào: "Sự vật gì phụ thuộc vào sự vật nào khác, thì sự vật đó không độc lập". Ta không thể nói về một cái ngã trong bất kì ý nghĩa nào tách khỏi điều này. Có nghĩa là sự vật nào đó xuất hiện trong sự phụ thuộc vào sự vật khác thì nó không là thực thể độc lập. Do đó, cái "ngã" này không là một thực thể độc lập. Khi vật nào đó là thực thể phụ thuộc, thì nó không thể tồn tại tự bên trong và của tự nó. Do đó, sự độc lập bị loại trừ. Sự vật gì phụ thuộc lẫn nhau là một thực thể phụ thuộc. Và sự phụ thuộc lẫn nhau đó được gọi là tính Không. Đây là Madhymaka, hay Trung Đạo.

Đức Phật đã dạy về tính Không trong các kinh điển Trí huệ ba-la-mật. Ngài Long Thụ đã nói "Đối với tôi, tính Không tương đương với nguồn gốc phụ thuộc lẫn nhau. Điều gì phụ thuộc lẫn nhau thì điều đó là Không". Ngài cũng đã nói rằng sự vật nào đó mà khởi lên một cách không phụ thuộc thì không tồn tại. Do đó, sự vật không trống rỗng thì không tồn tại.

Ngài Long Thụ dạy rằng, "Chừng nào còn có sự bám níu vào các uẩn, chừng đó còn có sự bám níu vào một bản ngã. Chừng nào còn có sự bám níu vào một bản ngã, chừng đó sẽ có hành vi dẫn đến tái sinh". Để chống lại luân hồi, thì hãy chống lại việc bám níu vào các uẩn. Việc bám níu vào tự ngã và bám níu vào bản ngã của các hiện tượng -- phải được nhận thức ra từ sự thiếu vắng của cả hai loại ngã.

Chừng nào chưa phân tích các hiện tượng, thì ta có thể dể dàng gán lên chúng một loại nhãn "như thế này hay như thế kia". Nhưng ngay khi ta bắt đầu phân tích thực chất của chúng về không chỉ riêng sự trình hiện mà cả cách thức chúng tồn tại thật sự, thì là ta đang làm công việc phân tích thực chất tối hậu của chúng. Nếu quan sát cẩn thận, không có gì tìm thấy được ở đó. Giống như nước mà bạn thấy trong một ảo tưởng[22] -- đến càng gần với nó, thì nước càng trở nên ít và càng không thấy rõ, và cuối cùng ở đó trở nên không hề có nước.

Một sự vật tồn tại một cách thật sự phải khởi lên hoặc từ một nguyên nhân hay không có nguyên nhân, từ tự nó hay từ vật nào khác, hay là từ cả tự nó lẫn từ vật khác nào đó. Nhưng Thánh giả Long Thụ có nói "Không từ tự nó, mà cũng không từ vật khác, không từ cả hai, mà cũng không có nguyên nhân làm cho một vật bất kì khởi lên bằng cách nào đó". Theo khẳng định này thì không có dấu vết dù nhỏ nhất nào của một sự định danh cho một vật nào đó là tồn tại một cách độc lập.

Sự không tồn tại, mặc dù vậy, cũng không có nốt. Nếu không thấy rõ điều này, thì sự bác bỏ về sự tồn tại chỉ là sáo rỗng.

Các uẩn, cơ sở của sự lưu tâm của ta về tự ngã, không hề tồn tại. Điều này không có nghĩa là cá nhân không tồn tại. Nếu không có các cá nhân, thì ta không thể nói về luân hồi và niết bàn, về hạnh phúc và đau khổ. Do đó sự thiếu vắng của một bản ngã sẽ mâu thuẫn với kinh nghiệm trực tiếp của ta. Chúng ta có tồn tại một cách nào đó. Nhưng cái cơ sở mà dựa lên đó một bản ngã được quy gán thì không có tí nào tồn tại thật sự dù là nhỏ nhất. Dù vậy, vẩn có một cái gọi là "sự tồn tại định danh" hay "chỉ thuần một tên gọi". Có sự vật mà tên gọi gán cho, nhưng vật đó không thể tìm thấy được. Chỉ có tên gọi được tìm ra. Điều này thật là kì quặc phải không? Ngay cả tính Không cũng không có gì ngoại trừ chỉ là tên gọi. Đây là "tính Không của tính Không" hay tính Không bản chất. Niết-bàn cũng được phân tích theo cùng một cách thức. Dù niết-bàn là thứ rất nổi tiếng, thật chỉ tìm thấy tính Không của niết bàn, không phải tự niết-bàn.

Khi tính Không như là một sự thiếu vắng trong tâm thức, thì nó chỉ kéo dài trong một thời điểm ngắn ngủi ngoại trừ bạn đã tiến hành rất nhiều thiền định. Sự chắc chắn của thiền định, gọi là sự thăng bằng tựa không gian, thì thật khó để lưu giữ bên ngoài sự thiền định. Nó là điều mà bạn phải phấn đấu để phát triển trong nhiều tháng nhiều năm. Vậy nên việc hiểu và giác ngộ tính Không ngay lập tức thì rất khó đạt được.

Lời cuối từ đức Đạt-lai Lạt-ma

Sự phát triển về tâm thức và mục tiêu của chúng ta trong các kiếp sống tương lai nằm trong tay ta. Không ai có thể giúp ta được. Điều thật sự quan trọng là mỗi người trong chúng ta hãy gánh lấy trách nhiệm cho chính mình. Hãy giữ gìn sự toàn tâm 24 giờ một ngày.
Xin cảm tạ. Đó là tất cả.

(Bài giảng kết thúc tại đây)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]