Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Sắc uẩn

18/11/201016:12(Xem: 9417)
I. Sắc uẩn

I. Sắc uẩn (uẩn vật chất) Rūpakkhanda:

Một thuở nọ Đức Phật ngụ tại chùa Kỳ Viên, ngôi chùa do ông Cấp cô Độc dâng cúng. Một vị sư tên là Rādha đến yết kiến Đức Thế Tôn và bạch rằng:

“Bạch Ngài chữ Satta có nghĩa là gì? Xin Ngài giảng giải cho con rõ.”

Đức Phật trả lời:

“Này Rādha, satta có nghĩa là chúng sanh, là kẻ còn có sự tham ái, dính mắc vào các tập hợp vật chất (Rūpakkhanda: sắc uẩn). Và sư tham ái dính mắc vào các hiện tượng vật chất cũng được gọi là satta”.

Nghĩa thứ nhất, Satta, là chúng sanh còn tham ái, dính mắc. Tham ái, dính mắc bao gồm các mức độ của tham ái, dính mắc, luyến ái, bám víu. Tất cả đều có cùng nghĩa chung là tham ái,

Nghĩa thứ hai, dưới hình thức một động từ, Satta có nghĩa là “dính mắc vào”. “Dầu dính mắc vào vật chất một cách thích thú hay dính mắc vào vật chất một cách tự nhiên cũng đều là dính mắc”. Và sự dính mắc có nguyên nhân là si mê.

Nếu phân tích một cách sáng suốt thì chúng ta sẽ thấy vật chất của cơ thể này là gì? Cơ thể con người là sự tập hợp của nhiều thành phần vật chất. Ta có thể chia cơ thể con người thành ba mươi hai thành phần. Hai mươi phần đầu tiên thuộc về nhóm Paṭhavīdhātu(địa đại). Nhóm địa đại có đặc tính cứng mềm và chắc chắn. Tại sao gọi hai mươi thành phần đầu tiên thuộc về nhóm đất bởi vì yếu tố đất chiếm ưu thế. Ba yếu tố khác là Āpodhātu(thủy đại), Tejodhātu (hỏa đại,) và Vāyodhātu(phong đại).

Hai mươi thành phần thuộc về đất gồm:

Tóc, lông, móng răng, da
Thịt, gân, xương, tủy, thận
Tim, gan, ruột, lá lách, phổi
Phèo, bao tử, thực phẩm chưa tiêu, phẩn, óc

Sợi tóc, khi quán sát một cách kỹ càng, chúng ta cũng thấy bốn yếu tố, nhưng yếu tố cứng nỗi bật hơn cả cho nên, tóc được xếp vào nhóm thứ nhất, nhóm địa đại.Cũng vậy, mười chín thành phần còn lại do yếu tố cứng mềm nỗi bật nên cũng được xếp vào nhóm địa đại.

Lúc quán sát vật chất mà thiền sinh cảm nhận được yếu tố cứng là đã có kinh nghiệm về địa đại. Tương tự như vậy, yếu tố lửa được kinh nghiệm khi cảm nhận được nhiệt độ. Yếu tố gió được kinh nghiệm khi cảm nhận sự căng kéo, rung động, giãn nở, và yếu tố nước được kinh nghiệm khi cảm nhận được sự dính hút, thấm ướt.

Khi chú tâm quán sát vật chất xuyên qua tứ đại, chúng ta hãy chú tâm vào đặc tính của chúng là sự cứng mềm, dính hút, nóng lạnh, chuyển động chứ không chú ý đến ý niệm, hình dáng, hay tư thế của chúng.

Tại sao vậy? Nếu không chú ý vào đặc tính của tứ đại mà chú ý đến ý niệm, hình dáng, tư thế thì tâm thiền sinh sẽ lang thang với ý niệm: đây là đàn ông, đàn bà, tóc, lông, móng, chân, tay v.v… Trong lúc hành Thiền Minh Sát, chúng ta phải đặt trọng tâm vào việc quán sát tứ đại mà bỏ qua ý niệm chế định như chân, tay, mặt, mũi, đàn ông, đàn bà… Điểm cốt yếu để thiền sinh chú tâm vào là những hiện tượng tự nhiên của tứ đại.

Mười hai thành phần tiếp theo là:

Mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ,
Nước mắt, nước mỡ, nước miếng, nước mũi, nước khớp xương, nước tiểu

Những yếu tố hay thành phần này có đặc tính lỏng, dính hút nên được ghép vào thủy đại.

Chúng ta có thể nhận ra được hỏa đại trong cơ thể chúng ta. Có bốn loại lửa.

- Thân nhiệt và
- Sức nóng làm cho cơ thể tưởng thành, già nua
- Nhiệt độ quá cao khiến chúng ta khó chịu và than phiền là quá nóng.
- Nhiệt độ cần thiết để tiêu hóa thức ăn.

Bốn loại nhiệt độ này có đặc tính chính là nóng và lạnh. Bởi vậy, khi chú ý đến hỏa đại, chúng ta chỉ chú ý đặc tính nhiệt độ chứ đừng quá chú ý đến đặc tính này.

Có sáu loại gió:

- gió hướng lên khiến ta nôn
- gió hướng xuống giúp nước tiểu và phẩn ra ngoài
- gió trong ruột
- gió ngoài ruột nhưng nằm trong bụng
- mọi tác động của cơ thể như đi, đứng, ngồi, co, duỗi v.v…
- hơi thở vào ra

Tất cả sáu loại gió này đều có đặc tính bành trướng, rung chuyển, chẳng có cái gì có thể gọi là tôi, ta, linh hồn, vật thể vĩnh cữu, đàn ông, đàn bà, anh, chị v.v…

Chúng ta đã nói sơ lược đến tứ đại và biết rằng cơ thể này chỉ là sự tập hợp của tứ đại.

Khi các “đại” tập hợp lại thì chúng ta có hình dáng. Và nếu không nhìn bằng cặp mắt trí tuệ thì chúng ta sẽ thêm vào đó tôi, ta, đàn ông, đàn bà v.v… Do ý niệm sai lầm này nên sự dính mắc phát sinh trong tâm ta. Thật ra, cơ thể chúng ta được so sánh như “mảng bọt trên mặt nước” bao gồm những bong bóng nước mà sự hiện hữu của nó là không khí bên trong. Thọat nhìn những mảng bọt lớn chúng ta có thể thấy chúng là một khối bền vững, nhưng nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy chúng chỉ là những mảng bọt vật chất tạm bợ.

Cũng vậy, khi nhìn cơ thể vật chất bằng mắt thường chúng ta thấy nó bền vững, tồn tại lâu dài, hấp dẫn, đẹp đẽ với những bộ phận riêng biệt chẳng hạn như đầu, tay chân v.v… như là một chúng sanh. Dưới con mắt của người không hành thiền thì cơ thể này là một thực thể trường tồn, đáng yêu, có thể kiểm soát, điều khiển được với cái tôi, cái ta được thêm vào trong đó. Và vì thế họ sẽ dính mắc vào chúng một cách đầy tham ái. Tuy nhiên, dưới nhãn quang của người hành thiền thì cơ thể này chỉ là mảng bọt nước trống rỗng, không có cốt lõi, không có gì bên trong, chúng chỉ là sự tập hợp của ba mươi yếu tố đáng ghê tởm, chẳng có gì trường tồn, đẹp đẽ.

Đó là cách quán sát cơ thể vật chất xuyên qua trí tuệ của người hành Thiền Minh Sát. Đức Phật dạy rằng:

“Dính mắc mạnh mẽ vào các hiện tượng vật chất, Như Lai gọi đó là satta", có nghĩa là chúng sanh, là kẻ còn tham ái vào những hiện tượng vật chất”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]