Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Luận lý về hạnh

12/11/201017:42(Xem: 9892)
Chương 7: Luận lý về hạnh


Chương7

LUÂNLÝ VỀ HẠNH

Tôitừng đề nghị, nếu chúng ta muốn hạnh phúc chân thật,thì giới luật nội tại rất cần thiết. Tuy thế, chúng takhông thể ngưng ở giới luật. Mặc dù nó có thể ngăn ngừata thực hiện các hành sai quấy rất tiêu cực, nhưng chỉgiới luật không chưa đủ khiến ta đạt hạnh phúc với đặctánh an bình nội tại. Muốn chuyển hóa được chính mình— các thói quen và xu hướng — sao cho mọi hành động đềutừ bi, cần phải phát huy được điều có thể gọi là "luânlý về hạnh". Cùng lúc với sự giới chế ý niệm và cảmxúc tiêu cực, ta còn cần phải vun trồng và tăng cường cácphẩm hạnh tích cực. Các phẩm hạnh tích cực đó là gì?Các phẩm tánh cơ bản của loài người, hoặc đức hạnhtâm linh.

Sautừ bi (nying je), hạnh chủ yếu kế tiếp tiếng Tây tạnggọi là "so pa". Một lần nữa, ta lại có một chuyên từ cóvẻ không sẵn có từ tương đương trong ngôn ngữ khác, mặcdù ý nghĩa tiềm chứa vốn rất phổ thông. Thông thường,"so pa" được dịch là "nhẫn nại," mặc dù tự nghĩa củanó là "có thể chịu đựng" hoặc "có thể chống lại." Nhưngtừ này còn chứa một khái niệm về sự quyết định. Nónói lên một phản ứng cẩn trọng (đối nghịch với phảnứng phi lý) chống lại ý niệm và cảm xúc tiêu cực mạnhmẽ có xu hướng trổi dậy khi ta gặp nguy hiểm. Như thế,"so pa" là thứ tạo cho ta sức mạnh để chống kháng đau khổvà bảo vệ khỏi đánh mất tâm từ bi ngay dù đối với kẻlàm hại ta.

Tronghạn định này, tôi nhớ lại thí dụ của Lopon-la, một tăngsĩ ở Namgyal, tu viện riêng của Đạt lai Lạt ma. Sau khi tôithoát khỏi Tây tạng, Lopon-la là một trong nhiều ngàn tăngni và viên chức bị các lực lượng xâm chiếm bắt giam. Cuốicùng được phóng thích, ông được phép đến Ấn độ, nơiđó, ông tái nhập tu viện cũ của mình. Hơn hai mươi nămkể từ lần cuối được gặp ông, giờ tôi thấy Lopon-lacũng chẳng khác gì trong hồi ức của tôi là bao. Ông giàhơn, dĩ nhiên, nhưng về vật lý không bị hư hao, và về tinhthần, tình cảnh tệ hại đã không ảnh hưởng ông chút nào.Sự nhẹ nhàng và thanh tịnh vẫn còn nơi ông. Trong khi tròchuyện, tôi được biết ông đã phải chịu đựng sự đốixử vô cùng khắc nghiệt trong suốt những năm dài bị giamcầm. Giống như những người khác, ông là đối tượng để"học tập cải tạo," trong suốt thời gian đó ông bị bắtbuộc phải từ bỏ tôn giáo, và nhiều lần bị hành hạ tratấn. Khi tôi hỏi có khi nào ông sợ hãi chăng, ông nhìn nhậnchỉ có một điều khiến ông lo sợ: đó là có thể bị mấtđi tâm từ bi và quan ngại đến các kẻ giam cầm mình.

Tôirất cảm động vì điều đó, và rất cảm hứng. Nghe câuchuyện của Lopon-la càng xác quyết điều tôi hằng tin. Đólà không phải chỉ có thân thể vật lý của một người,hoặc trí thông minh hay giáo dục, hoặc cả đến điều kiệnxã hội, có thể cho phép họ chịu đựng gian khổ. Điềuý nghĩa hơn nhiều chính là trạng thái tâm linh của họ. Vàtrong khi một số có thể sanh tồn bằng nghị lực đơn thuần,thì những người đau khổ ít nhất chính là người đạtđến một trình độ cao của "so pa".

Nhẫnnại và nghị lực (can đảm đối diện cùng kẻ địch) làhai chữ tương đối gần với ý nghĩa của "so pa" ở trìnhđộ thứ nhất. Nhưng khi một người triển khai được nhiềuhơn, đó là thái độ trong khi đối kháng, một cảm thứcvề sự không bị quấy nhiễu, phản ánh một sự cố tìnhchấp nhận tân khổ hầu theo đuổi một mục tiêu tâm linhcao hơn. Điều đó bao gồm việc chấp nhận thực tế củatrạng huống qua nhận thức rằng, bên dưới đặc thái đó,là một mạng lưới phức tạp của các nhân duyên và điềukiện liên hệ với nhau.

"Sopa" như thế là phương tiện giúp chúng ta thật hành chân bấtbạo động. Nó cho phép chúng ta không những giới chế đượccác phản ứng vật lý khi bị kích động, mà còn cho phépta buông bỏ được các ý niệm và cảm xúc tiêu cực. Chúngta không thể nói đến "so pa" khi chịu thua cho một ngườiqua sự thù hiềm hoặc oán hận. Thí dụ, một viên chức caocấp trong sở cứ làm ta khó chịu mà ta bắt buộc phải trìhoãn phản ứng mặc dù có cảm tưởng xấu, như thế khôngphải là "so pa". Tinh túy của "so pa" là sự nhẫn nại kiênquyết trước mặt đối phương. Nói cách khác, người hànhkiên trì chịu đựng vốn quả quyết không chịu thua trướccác thúc đẩy tiêu cực (được kinh nghiệm như cảm xúc phiềnnhiễu dưới hình thức của giận dữ, thù ghét, muốn trảthù, vân vân) mà chỉ chống trả cảm thức bị thương tổnvà ý muốn dĩ oán báo oán.

Khôngđiều nào trên đây có ý muốn phủ nhận cũng có những lúcthích đáng để phản ứng lại cùng kẻ khác bằng các biệnpháp mạnh. Cũng không phải thật hành nhẫn nại theo nghĩamô tả trên, là phải chấp nhận tất cả mọi điều kẻkhác làm và chỉ chịu thua đơn giản.

"Sopa" không nên bị lẫn lộn với sự thụ động đơn thuần.Trái lại, còn phải chọn nhận một thái độ đối khángmạnh mẽ mới đúng nghĩa thật hành "so pa". Có những lúctrong đời của bất kỳ ai, các ngôn từ cứng rắn — thậmchí cả sự va chạm vật lý — phải được dùng đến. Nhưngvì sự bình tỉnh bên trong đã được bảo toàn, chứ khôngbị tràn ngập bởi các ý niệm và cảm xúc tiêu cực, nên"so pa" có nghĩa là ta ở một vị thế mạnh mẽ hơn để lượngđịnh một phản ứng bất bạo động thích đáng. Do vậy,ta thấy đó chính là đối cực của sự hèn nhát. Hèn nháttrổi dậy khi ta mất tự tin do bởi sợ sệt. Nhẫn nại chịuđựng có nghĩa là chúng ta vẫn kiên định cho dù có sợ.

Khinói đến chấp nhận, tôi không ngụ ý là chúng ta không thểlàm bất cứ điều gì trong quyền lực hầu giải quyết cácvấn đề đến lúc khả thi. Nhưng trong trường hợp hiệnđang đau khổ — mà ta đã nhận chịu trước đó — chấpnhận có thể giúp đảm bảo cho kinh nghiệm không bị trộnvào thêm các thứ gánh nặng đau khổ tinh thần và cảm xúc.Thí dụ, không có điều gì ta có thể làm được trước tuổigià. Tốt hơn là chấp nhận các điều kiện của nó thay vìsợ hãi. Thật vậy, tôi thường cảm thấy sự kiện các ngườigià lão cứ muốn làm ra vẻ trẻ trung là điều hơi rồ dại.

Nhẫnnại chịu đựng, như thế, là một phẩm hạnh giúp chúngta ngăn ngừa các ý niệm và cảm xúc tiêu cực đến xâm nhập.Nó bảo toàn cho an bình nội tại trước trở lực. Khi thậthành nhẫn nại bằng cách đó, hành vi của ta có tánh thiệnlành hợp luân lý. Như ta đã thấy, bước đầu trong việcthật hành luân lý là kiểm soát phản ứng trước ý niệmvà cảm xúc tiêu cực khi chúng khởi dậy. Bước kế tiếp— điều phải làm sau khi đã đạp thắng — là đối khánglại sự thách đố bằng sự nhẫn nại.

Ởđây, độc giả có thể phản đối là chắc chắn có nhữngtrường hợp không thể làm được. Có những lúc kẻ thâncận ta nhất, biết hết các nhược điểm của ta, đối xửvới ta một cách không thể nào ngăn được cơn giận trànđến vượt mọi khả năng kháng chế? Trong các trường hợpđó, thật ra ta có thể thấy không sao giữ được tâm từbi đối với kẻ khác, nhưng ít ra ta nên giữ gìn đừng phảnứng bạo động hoặc hung hăng. Rời phòng và ra ngoài đi bộ,hoặc đếm hai mươi hơi thở dài, có thể là điều tốt nhất:ta cần tìm cách nào đó để lắng dịu xuống một chút. Đólà vì sao ta cần phải đặt việc thật hành nhẫn nại làmtrọng tâm trong đời sống hàng ngày. Đó là vấn đề thânquen cùng nó ở trình độ sâu xa nhất, sao cho mỗi khi gặphoàn cảnh khó khăn, mặc dù cho phải nỗ lực thêm, ta vẫncòn nhận biết có những gì dính dấp trong đó. Mặt khác,nếu ta cứ lơ là việc thật hành nhẫn nại cho đến khi phảikinh nghiệm trở ngại, hẳn ta rất khó thành công trong việckhắc phục thách đố.

Mộttrong các phương cách tốt nhất để khởi sự làm quen cùngđức tánh nhẫn nại, hoặc "so pa", đó là bỏ thời giờ quánchiếu có hệ thống về các lợi lạc của nó. Nó là nguồncủa sự tha thứ. Hơn nữa, không gì có thể vượt qua "sopa" trong việc bảo toàn sự quan tâm đến tha nhân của ta,cho dù họ hành xử ra sao. Khi "so pa" được phối hợp cùngkhả năng phân biệt giữa hành động và tác nhân, tha thứtự nhiên khởi dậy. Nó cho phép ta vẫn giữ được sự phánđoán về hành động, và cho phép ta có được tâm từ bi đốivới người. Tương tự, khi ta triển khai được khả năngchịu đựng một cách nhẫn nại, ta thấy mình phát huy đượcmột bảo toàn cân phân sự điềm tĩnh và an nhiên. Ta sẽbớt tánh đối kháng và dễ hòa hợp hơn. Điều đó sẽ tạomột không khí tích cực quanh ta khiến cho người khác dễliên hệ hơn. Và nhờ căn bản cảm xúc vững chắc qua việcthật hành, chúng ta thấy chẳng những tinh thần và tâm linhtrở nên vững vàng, mà cả vật lý cũng khỏe mạnh. Tôi cósức khỏe tốt chắc chắn nhờ tôi thường có tâm điềmtĩnh và an bình.

Nhưnglợi lạc quan yếu nhất của "so pa", hay nhẫn nại, nằm ởsự kiện nó hành xử như một kháng dược mạnh mẽ trướcsự phiền nhiễu của sân hận — đe dọa lớn nhất cho sựan bình nội tại và hạnh phúc. Thật vậy, chúng ta thấy nhẫnnại là phương tiện tốt nhất để tự bảo vệ nội tâmcủa mình chống lại các ảnh hưởng tàn hại do sân hận.Thử quán xét: giàu có không thể nào bảo vệ khỏi sân hận.Học thức cũng không, cho dù người đó uyên bác hoặc thôngminh đến đâu. Ngay cả luật pháp cũng không giúp gì đượctrong vấn đề này. Và danh vọng cũng vô ích. Chỉ có sựbảo vệ nội tâm của chịu đựng nhẫn nại mới có thểgiúp ta khỏi kinh nghiệm hỗn loạn của ý niệm và cảm xúctiêu cực. Tâm thức, hoặc tinh thần ("lo"), không phải làvật lý. Nó không thể sờ chạm hoặc tác hại một cách trựctiếp. Chỉ có ý niệm và cảm xúc tiêu cực có thể làm hạinó. Do đó, chỉ có một phẩm tánh tích cực tương ứng mớicó thể bảo vệ được nó.

Trongbước thứ nhì trong việc thân quen cùng đức tánh nhẫn nại,rất cần nghĩ rằng nghịch cảnh không phải là mối đe dọalớn lao cho an bình nội tâm, ngược lại còn có thể dùngnhư phương tiện hầu đạt được sự nhẫn nại. Qua phốicảnh đó, chúng ta thấy những kẻ hại mình, trong một ýnghĩa nào đó, lại là thầy của sự nhẫn nại. Những ngườiđó dạy chúng ta rằng, ta không bao giờ có thể học khi nghengười khác nói, dù rằng họ khôn ngoan hay thánh thiện đếnđâu. Cũng như độc giả không thể hy vọng học được đứchạnh chỉ nhờ việc đọc quyển sách này — trừ phi, dĩnhiên, nó buồn nản đến độ đòi hỏi phải kiên trì mớiđọc được! Đứng trước trở lực, chúng ta có thể họcgiá trị của sự chịu đựng nhẫn nại. Và, đặc biệt,kẻ hại ta lại cho ta cơ hội tốt để thật hành thái độgiới luật.

Điềuđó không có nghĩa kẻ đó không chịu trách nhiệm về hànhđộng của họ. Nhưng chỉ để nhắc nhở rằng họ có thểhành động phần lớn vì vô minh. Một đứa bé lớn lên trongmôi trường bạo động có thể không được biết cách hànhxử nào khác. Kết quả, vấn đề trách cứ trở thành thừathãi. Phản ứng thích đáng đối với người tạo khổ chota — ở đây dĩ nhiên tôi không bàn đến các trường hợpđối phương chống ta hợp lý, hoặc từ khước các yêu cầuvô lý của ta — là nhận thức rằng trong khi tác hại, cuốicùng họ đã đánh mất sự an bình nội tâm, sự quân bình,và từ đó hạnh phúc của họ. Và điều tốt nhất chúngta làm được là khởi tâm từ bi đối với họ, đặc biệtphải nhận biết nếu chỉ ước ao đơn giản nhìn thấy họbị đau sẽ không thể làm hại họ thật sự. Nó lại cònchắc chắn sẽ làm hại cả chúng ta.

Thửtưởng tượng hai người láng giềng đang tranh chấp nhau. Mộtngười xem nhẹ chuyện cãi cọ đó. Người kia bị ám ảnhvà âm mưu toan tính kế hoạch làm hại đối phương. Nhưngđiều gì xảy ra? Nuôi dưỡng nghiền ngẫm ác niệm trong lòng,chẳng bao lâu người đó sanh bệnh. Khởi đầu là mất ăn,rồi đến mất ngủ. Dần dà sức khỏe suy sụp. Người đóngày đêm khổ sở — kết quả đáng tức cười là — cuốicùng đã giúp ước muốn của đối phương được trọn vẹn.

Thậtvậy, khi chúng ta suy nghĩ tận tường, có một điều gì khônghoàn toàn hợp lý khi đơn cử các cá nhân như là đối tượngcủa sự sân hận. Thử làm một thực tập đơn giản bằngsự tưởng tượng. Quán xét trường hợp một người dùnglời lẽ ngược đãi chúng ta. Nếu ta cảm thấy nghiêng vềsân hận trong trường hợp bị thương tổn đó, phải chăngtiêu điểm của cảm xúc ta là các lời lẽ đó, bởi vì chínhchúng làm thương tổn ta? Hoặc ta sân hận đối với cá nhânđã la lối với ta? Có thể phản đối rằng, chính cá nhânđó đã la lối, và chúng ta đúng khi đặt trách nhiệm đạođức lên kẻ đó chứ không phải lên lời của hắn. Điềuđó có thể đúng. Nhưng đồng thời, nếu ta giận vì điềuthật sự tạo ra cơn đau, thì chính lời lẽ mới là nguyênnhân trực tiếp. Hơn nữa, ta có thể trút cơn giận của mìnhlên điều đưa kẻ đó đến hành động ngược đãi ta, tứclà các cảm xúc tiêu cực hay không? Bởi vì nếu kẻ đó điềmtĩnh và an bình, hắn sẽ không hành xử như thế. Vậy màtrong ba yếu tố đó — lời lẽ gây thương tổn, người lalối chúng, và các động cơ tiêu cực thúc đẩy chúng —ta lại hướng cơn giận của mình vào người đó. Có mộtđiều gì ở đây không được thông suốt lắm.

Nếuphản đối như là bản chất của kẻ ngược đãi mới chínhthật là nguyên nhân của sự thương tổn, thì ta lại khôngcó căn cứ hợp lý cho cơn giận đối với cá nhân đó. Nếubản chất tối hậu của người đó là ác cảm đối vớichúng ta, thì họ không thể nào hành xử khác đi. Trong trườnghợp này, giận họ chỉ là vô nghĩa. Nếu ta bị đốt cháy,thật vô nghĩa nếu nổi giận cùng lửa. Bởi vì bản chấtcủa lửa là đốt cháy. Nhưng để nhớ lại rằng khái niệmvề ác cảm cố hữu hoặc sự tà ác cố hữu là điều giảtạo, chúng ta thử xét trường hợp trong các hoàn cảnh khácnhau, một người từng làm hại ta vẫn có thể trở thànhbạn tốt. Chẳng có gì là lạ khi nghe các câu chuyện vềcác chiến sĩ của hai phe thù địch lại trở thành đồngminh trong thời bình. Và hầu hết chúng ta đều có kinh nghiệmgặp được những người từng có tiếng xấu lại trở thànhrất dễ mến.

Dĩnhiên tôi không đề nghị chúng ta phải luôn nên đưa cácquán chiếu trên vào bất cứ hoàn cảnh nào. Khi ta bị đedọa thân thể, tốt nhất nên tập trung năng lực, không phảivào việc lý luận như trên, mà nên bỏ chạy đi! Nhưng rấthữu ích nếu chịu bỏ thì giờ làm quen cùng các khía cạnhvà lợi ích đa diện của sự nhẫn nại. Điều này có thểgiúp ta đương đầu cùng mọi trở lực với một thái độxây dựng.

Tôiđã nói đến "so pa", hoặc nhẫn nại, tác động như mộtđối lực trước sân hận. Thật vậy, đối với bất cứtrạng thái tiêu cực nào, chúng ta đều có thể nhận ra mộtthứ đối kháng cùng nó. Thí dụ, khiêm tốn đối kháng kiêumạn; hài lòng đối kháng tham dục; tinh tấn đối kháng phóngdật. Do đó, nếu chúng ta muốn vượt qua trạng thái bấtthiện khởi từ sự bành trướng của các ý niệm và cảmxúc tiêu cực, thì việc vun trồng đức hạnh không thể táchrời khỏi giới luật phản ứng trước cảm xúc tiêu cực.Chúng đi sát bên nhau.

Chínhvì vậy mà kỷ luật luân lý không thể thu hẹp chỉ trongsự giới chế hoặc chỉ qua sự xác định các phẩm tánhtích cực.

Đểthấy rõ tiến trình giới luật song đôi cùng hành động đốikháng như thế nào, thử quán xét về sự lo âu. Có thể môtả đó là một hình thái của lo sợ, nhưng có một cấu tạotinh thần phát huy cao hơn. Ta bị buộc phải đối kháng cùngcác kinh nghiệm và sự kiện đã từng quan tâm đến. Nhưngtừ sự quan tâm chuyển thành lo âu khi ta bắt đầu nghiềnngẫm và để cho trí tưởng thêm vào các phản ảnh tiêu cực.Rồi ta bắt đầu cảm thấy lo âu và phiền muộn.

Vànếu càng buông thả vào phiền muộn, ta lại càng tìm thấynhiều lý do hơn cho nó. Cuối cùng, ta sẽ thấy mình đang ởtrong một trạng thái khốn khổ thường xuyên. Trạng tháinày càng phát triển, thì ta càng giảm khả năng hành độngđối kháng, và nó càng mạnh mẽ hơn lên. Nhưng nếu suy nghĩcẩn thận, chúng ta thấy bên dưới tiến trình này là mộtnhãn quan hạn hẹp và thiếu phối cảnh thích đáng.

Điềunày khiến ta quên khuấy là sự vật và sự kiện vốn hiệnhữu như kết quả của vô số nguyên nhân và điều kiện.Ta cứ tập trung vào chỉ một hoặc hai khía cạnh của hoàncảnh. Khi làm vậy, ta khó tránh tự hạn chế trong việc tìmra phương thức vượt qua các khía cạnh đó. Vấn đề lànếu ta không thể làm vậy, sẽ có nguy cơ mất hẳn đạođức. Như thế, bước đầu để vượt khỏi lo âu là triểnkhai được một phối cảnh thích đáng cho hoàn cảnh củata.

Điềuđó có thể làm bằng nhiều phương cách khác nhau. Một cáchhữu hiệu nhất là cố chuyển trọng điểm ra khỏi cái ngãvà hướng về tha nhân. Khi thành công trong điều này, chúngta sẽ thấy tỷ lệ khó khăn của vấn đề riêng tư giảmbớt. Không phải chúng ta nên quên đi nhu cầu tổng quát củamình, mà đúng hơn nên cùng lúc nhớ đến cả nhu cầu củatha nhân, cho dù đang bị cấp bách đến đâu. Điều này hữuích, vì khi sự quan tâm đến tha nhân được chuyển vào hànhđộng, ta tức khắc tìm được sự tự tin, và phiền muộnlo âu giảm bớt. Thật vậy, hầu hết các đau khổ tinh thầnvà cảm xúc đều như một nét chính của đời sống hiệnđại — bao gồm cả cảm thức tuyệt vọng, cô đơn, vânvân — sẽ giảm thiểu khi ta bắt đầu dấn thân vào hànhđộng với động lực quan tâm đến tha nhân. Theo ý tôi, điềuđó giải thích được, nếu chỉ thể hiện hành động tíchcực bằng bề ngoài, không đủ để giảm thiểu lo lắng.Khi động cơ bên dưới vượt quá mục tiêu ngắn hạn củata, thì ta chỉ gia tăng thêm vấn đề mà thôi.

Cònnhững trường hợp cảm thấy như bất mãn cả trọn đời,và có lúc đau khổ ngập tràn — điều mà thỉnh thoảng xảyđến cho tất cả mọi người với mức độ khác nhau? Nếuđiều này xảy ra, quan trọng nhất là phải nỗ lực tìm cáchnâng cao tinh thần. Chúng ta có thể làm thế bằng cách hồitưởng các sự may mắn trong đời. Chúng ta có thể, chẳnghạn như, từng được người nào thương yêu; có thể cótài năng nào đó; có thể nhận được một nền giáo dụctốt; có thể có đầy đủ các nhu cầu căn bản — thứcăn, áo quần, nhà cửa —; có thể làm được vài việc thiệntrong quá khứ. Không khác nào một ngân hàng thu tiền lờicho dù trên các món nợ nhỏ nhất, chúng ta có thể cứu xétmỗi khía cạnh tích cực dù nhỏ nhặt nhất trong đời mình.Bởi vì nếu thất bại trong việc nâng cao tinh thần, ta sẽgặp nguy cơ chìm đắm vào trong ý nghĩa bất lực. Điều nàykhiến ta sẽ tin tưởng mình hoàn toàn bất lực. Từ đó tạothành điều kiện của sự tuyệt vọng. Ở điểm đó, tựtử là điều duy nhất để lựa chọn.

Trongnhiều trường hợp vô vọng và tuyệt vọng, chúng ta thấyvấn đề chính do nhận thức của cá nhân về hoàn cảnh củahọ hơn là do thực tế. Thật vậy, không thể giải quyếtthiếu sự cộng tác của người khác. Trong trường hợp đó,vấn đề trở thành yêu cầu người khác giúp đỡ. Tuy nhiên,quả thật có những hoàn cảnh hầu như vô vọng. Đây làlúc đức tin tôn giáo có thể trở thành nguồn an ủi, nhưngđó lại là một đề tài khác.

Mộtluân lý về hạnh gồm có những gì khác nữa? Như nguyên tắctổng quát, điểm trọng yếu là tránh cực đoan. Tương tựnhư ăn nhiều quá hoặc ít quá đều có hại, sự theo đuổivà thật hành đức hạnh cũng thế. Chúng ta nhận thấy ngaycả các nguyên nhân cao thượng khi đưa đến cực đoan cũngtrở thành một nguồn tác hại. Thí dụ, can đảm quá độvà bất kể tình huống nào sẽ nhanh chóng trở thành điênrồ. Thật vậy, cực đoan làm mai một các mục tiêu chínhcủa việc thật hành đức hạnh, sẽ làm sai lệch khuynh hướngcủa ta qua các phản ứng tinh thần và cảm xúc quá trớn đốivới tha nhân hay sự kiện, và tạo cho ta sự đau khổ khótránh.

Điềuquan trọng cần nhớ là, trong việc chuyển hóa tâm và trísao cho hành động của ta có tánh luân lý tự khởi, đòi hỏita phải đặt sự theo đuổi đức hạnh làm trọng tâm củađời sống hàng ngày. Đó là vì thương yêu và từ bi, nhẫnnại, tử tế, khiêm tốn, vân vân đều có tánh bổ sung. Vàbởi vì rất khó thanh lọc mọi cảm xúc phiền nhiễu, nênta phải tự kết thân cùng các đối lập của chúng ngay trướckhi ý niệm và cảm xúc tiêu cực khởi dậy. Thí dụ, sựvun bồi lòng quảng đại rất cần để đối kháng xu hướnggiữ của quá kỹ và năng lực bỏ vào việc đó. Thật hànhbố thí giúp ta vượt qua thói quen sẻn tham, mà ta thườngtự biện bạch bằng cách nói, "Tôi sẽ còn lại thứ gì nếubắt đầu cho đồ vật của mình đi?"

Bốthí hay trao tặng được nhận thức như một đức hạnh trongtất cả mọi tôn giáo và xã hội văn minh, và nó rõ ràngcó lợi cho cả người cho lẫn người nhận. Người nhậnđược nhẹ bớt gánh nặng của nhu cầu. Người cho đượcthoải mái vì niềm vui mà món quà của mình mang lại cho thanhân. Đồng thời, phải nhận thức rằng có rất nhiều hạngloại và mức độ bố thí hay trao tặng. Khi ta cho với độngcơ bên dưới là để tô điểm hình ảnh của mình trướcngười khác — hầu nổi tiếng hoặc khiến họ nghĩ ta cóđức hạnh hoặc thánh thiện — ta đã làm hoen ố hành độngđó. Trong trường hợp đó, điều ta đang thật hành khôngphải là lòng quảng đại, mà là việc tự thổi phồng lên.Tương tự, kẻ cho thật nhiều có khi cũng chẳng quảng đạihơn người cho ít. Tất cả tùy thuộc vào phương tiện vàđộng cơ của người cho.

Mặcdù không phải là thay thế, nhưng trao tặng thời giờ và nănglực cũng tiêu biểu cho một loại tặng phẩm còn cao hơn làtặng quà cáp. Ở đây tôi đặc biệt nghĩ đến món quà phụcvụ cho những người khuyết tật tâm thần hoặc thể xác,cho người không nhà, cho người cô đơn, cho người bị giamcầm, và người từng bị giam cầm. Nhưng loại trao tặng đócòn gồm cả, chẳng hạn như các vị thầy đã trao truyềnkiến thức của mình đến học trò. Như thế, theo tôi hiểu,hình thức từ bi nhất của bố thí là khi nó được làm màkhông có ý niệm hoặc cầu vọng sự đền trả hoặc tưởngthưởng nào, và đặt nền tảng trên sự quan tâm chân thậtđến tha nhân. Đó là vì khi ta càng nới được tụ điểmtích lũy lợi tha rộng bao nhiêu, thì càng thiết lập đượcnền tảng hạnh phúc tự lợi vững chắc bấy nhiêu.

Bảorằng khiêm tốn là một chất liệu chủ yếu cho sự thậthành chuyển hóa, thoạt nghe có vẻ không phù hợp với sựphát biểu về nhu cầu tự tin. Nhưng cũng vì có thể phânbiệt rõ rệt giữa loại tự tin hiệu lực, mang ý nghĩa tựtrọng, và loại tự phụ — mà ta có thể mô tả như là mộtnhận thức về tầm quan trọng đặt nền tảng trên hình ảnhgiả tạo của ngã — do đó cần phân biệt giữa khiêm tốnthật sự, như một sự nhũn nhặn, khác với sự thiếu tựtin. Hai thứ hoàn toàn khác biệt, tuy lại hay bị lẫn lộn.Điều này có thể giải thích phần nào, tại sao hiện naykhiêm tốn lại bị xem như là một nhược điểm hơn là chỉdấu của sức mạnh nội tại — đặc biệt trong sinh hoạtdoanh thương và nghiệp vụ. Đương nhiên, xã hội hiện đạikhông thích ứng cho khiêm tốn, khác với vị thế tại Tâytạng, hồi tôi còn bé. Khi đó, cả nền văn hóa lẫn dântộc đều có sự ngưỡng mộ cơ bản đến khiêm tốn, tạomột khí hậu phù hợp cho sự nảy nở của đức hạnh này,trong khi tham vọng (cần phân biệt khác với nguyện vọng thíchđáng muốn thành tựu trong các nhiệm vụ thiện lành) đượcxem như là một đặc tánh khác dễ dẫn đến tư tưởng hướngngã. Tuy thế trong cuộc sống hiện đại, khiêm tốn lại quantrọng hơn bao giờ cả. Con người càng thành công, cả cánhân lẫn gia đình qua sự phát triển khoa học và kỹ thuật,lại càng cần phải bảo tồn sự khiêm tốn. Bởi vì cácthành quả tạm bợ càng lớn, thì chúng ta lại càng dễ bịsa vào sự kiêu hãnh và ngã mạn.

Mộtkỹ thuật hữu ích giúp phát huy được sự tự tin chân thậtvà khiêm tốn, phản ánh qua thí dụ về những người hợmmình là quan trọng trở thành trò cười cho người khác. Họcó thể không ý thức được bề ngoài trông họ điên rồlàm sao, nhưng đối với người khác thì thật hiển nhiên.Tuy nhiên đây không phải là chuyện ngồi đánh giá ngườikhác. Đúng hơn đây là vấn đề đưa ta trở lại cùng cáchậu quả tiêu cực của các trạng thái tâm trí như thế.Khi nhìn thấy, qua thí dụ của người khác, chúng ta có thểlập quyết định tránh chúng. Nếu chỉ trên ý nghĩa đó,chúng ta đã dùng nguyên tắc, ta không hại người chỉ vìcăn bản là không muốn người hại, và dùng sự kiện làdễ nhận thấy sự sa ngã của kẻ khác hơn chấp nhận đứctánh của họ. Cũng thế, rất dễ bắt lỗi kẻ khác hơn lànhận lỗicủa mình.

Ởđây tôi phải thêm vào, nếu khiêm tốn không thể lầm lẫnvới thiếu tự tin, thì nó lại chẳng có liên hệ gì đếný nghĩa của vô giá trị. Thiếu một nhận định thích đángvề chân giá trị của mình luôn luôn là điều tai hại cóthể đưa đến một trạng thái phân liệt tinh thần, cảmxúc và tâm linh. Trong trường hợp đó, cá nhân còn có thểđi đến chỗ ghét bản thân mình; dù tôi phải thú nhận làlần đầu tiên tôi nghe các nhà tâm lý học Tây phương giảithích, tôi cảm thấy khái niệm tự ghét có vẻ thiếu chặtchẽ. Nó có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc ước muốn nềntảng của con người là hạnh phúc và tránh đau khổ. Nhưnggiờ thì tôi chấp nhận khi con người mất tất cả mọi ýthức về phối cảnh, có nguy cơ tự ghét. Tất cả mọi ngườiđều có khả năng thiện cảm. Lại nữa, ta vẫn có khuynhhướng hành thiện, ngay dù mới chỉ tượng hình qua ý niệmtích cực. Giả thiết rằng ta vô giá trị quả là một điềukhông đúng.

Mộtcách khác hầu tránh sự hạn hẹp của nhãn quan có thể dẫnđến các trạng thái cực đoan như tự ghét và tuyệt vọng,là hãy vui theo sự tốt lành của người khác, bất cứ lúcnào ta được gặp. Như một phần của cách thật hành này,có thể sử dụng mọi cơ hội hầu bày tỏ sự kính trọngngười khác, ngay cả khích lệ họ bằng lời khen tặng khithích đáng. Nếu lời khen đó có thể bị xem như là nịnhhót và khiến họ cảm thấy bị lừa, dĩ nhiên, tốt hơn lànên giữ thiện chí đó một cách kín đáo. Và khi chính mìnhđược khen tặng, cần nhất là đừng để lời khen đó khiếnta khoái trá và tưởng mình quan trọng. Thay vì vậy, hãy nhìnnhận sự tử tế của người khác khi coi trọng phẩm chấttốt của ta.

Triểnkhai một thái độ hối tiếc và sám hối có thể dùng nhưmột phương tiện vượt qua các cảm xúc tiêu cực về chínhmình, khởi dậy liên kết với các trường hợp trong quá khứta từng bỏ mặc cảm nghĩ của người khác và buông lung chocác tham muốn ích kỷ và tư lợi của mình. Ở đây, độcgiả xin đừng nghĩ tôi đang biện thuyết cho một ý thứctội lỗi mà rất nhiều bạn hữu Tây phương của tôi từngnói đến. Trong ngữ vựng Tây tạng không có chữ gì có thểdịch chính xác chữ "tội lỗi" ("guilt"). Và bởi vì sự liêntưởng xã hội mạnh mẽ đó, tôi không chắc mình có hiểuthật trọn vẹn khái niệm đó chăng. Nhưng đối với tôi,trong khi thật tự nhiên và có thể hiểu là chúng ta có cảmxúc khó chịu liên hệ đến các sai lầm quá khứ, đôi khiphải có một yếu tố nhu nhược bản thân nào đó mới khiếncho điều đó nới rộng ra thành cảm xúc tội lỗi. Khôngcó nghĩa lý gì khi cứ gậm nhấm một cách lo âu về các hànhđộng tác hại đã từng làm trong quá khứ, cho đến độphải tê liệt vì việc đó. Điều đã làm, đã qua đi. Nếungười đó tin nơi Thượng đế, hành động thích đáng làtìm phương thức nào đó để tái hợp cùng Ngài.

Cũngnhư trong thật hành Phật giáo, có nhiều nghi thức và thậthành thanh lọc. Khi cá nhân không có đức tin tôn giáo, quảthật đây là vấn đề nhận thức và chấp nhận các cảmxúc tiêu cực mà ta có thể liên hệ đến các việc làm sai,và do đó triển khai một cảm thức hối tiếc và buồn rầu.Tuy nhiên, thay vì ngưng lại ở việc hối tiếc và buồn rầu,nên dùng đó như một căn bản để giải quyết, tạo mộttrách nhiệm sâu xa hơn là không bao giờ làm hại đến ngườikhác nữa, và quyết định sẽ làm điều ích lợi cho tha nhân.Việc phát lộ, hoặc thú tội, về hành động tiêu cực củata cùng một người khác — nhất là người mà ta thật sựkính trọng và tin cẩn — cũng khá ích lợi trong trường hợpđó. Trên hết, chúng ta nên nhớ rằng, một khi vẫn còn giữđược sự quan tâm đến tha nhân, thì khả năng tự chuyểnhóa vẫn tồn tại. Chúng ta sai lầm nếu chỉ tự nhìn nhậnmức độ trầm trọng của lỗi lầm, và rồi, thay vì đốidiện cùng cảm xúc, lại đánh mất mọi hy vọng và khônglàm gì cả. Điều đó chỉ tạo phiền phức sai lầm hơn.

Chúngtôi có một thành ngữ Tây tạng là, sự dấn thân vào thậthành một đức hạnh khó khăn như kéo một con lừa lên đồi,trong khi dấn thân vào sinh hoạt phá hoại lại dễ dàng nhưlăn đá tảng xuống dốc. Câu đó còn nói, các động cơ tiêucực khởi dậy đột phát như là mưa và tụ tập tức khắcnhư nước đổ xuống do trọng lực. Điều khiến vấn đềtệ hại hơn nữa là xu hướng dung dưỡng cho các ý niệmvà cảm xúc tiêu cực, ngay cả khi đồng ý rằng điều đókhông nên làm.

Dođó, chủ yếu là hãy tác động thẳng vào thứ xu hướngbuông lung việc phải làm; bỏ thời giờ vào các sinh hoạtvô nghĩa; và co rút tránh né trước thách thức của sự chuyểnhóa các thói quen chỉ vì công tác đó quá lớn lao. Đặc biệt,điều quan trọng là không nên cho phép mình buông xuôi trướctầm mức lớn lao của sự đau khổ của tha nhân. Sự đaukhổ của bao nhiêu triệu người không phải là một duyêndo để thương hại. Đó là duyên do để phát huy tâm từ bi.

Chúngta còn phải nhìn nhận đã thất bại trong cách hành xử khirõ ràng là hành động tuy cần thiết đó lại có tánh tiêucực. Cho dù bất động trước cơn giận, sự độc ác hoặctham dục, cảm xúc phiền nhiễu cũng đủ xem như là yếu tốđộng lực. Điều đó đúng trong các việc giản dị cũngnhư trong các trường hợp phức tạp hơn. Nếu người chồngkhông cảnh cáo người vợ về một cái dĩa nóng mà bà sắpnhặt lên, chỉ vì ông ta muốn bà vợ bị bỏng, rõ ràng cảmxúc phiền nhiễu đã hiện hữu. Mặt khác, khi bất độngchỉ là kết quả của sự buông lung, trạng thái tinh thầnvà cảm xúc của cá nhân tuy không quá sức tiêu cực, nhưnghậu quả vẫn rất nghiêm trọng; vì sự bất động đó cũngthuộc vào loại ý niệm và cảm xúc tiêu cực, như là sựthiếu vắng tâm từ bi. Như thế điều quan trọng là chúngta phải quả quyết vượt qua xu hướng thói quen biếng nhác,cũng ngang bằng với sự thật tập giới luật trong các phảnứng trước cảm xúc phiền nhiễu.

Đókhông phải là một trách vụ dễ dàng, và những người cótâm đạo phải hiểu rõ, không có phép lành cũng không cóđiểm hóa — trừ phi ta có khả năng tiếp nhận — hoặcmột thứ công thức bí mật hoặc nhiệm mầu nào, hoặc thầnchú và nghi thức nào — trừ phi ta có thể khám phá — cóthể giúp ta đạt đến một sự chuyển hóa ngay tức khắc.Nó chỉ đến từng chút từng chút một, chẳng khác nào nhưxây dựng một tòa lâu đài phải đắp gạch từng viên từngviên một; hoặc là như một thành ngữ Tây tạng nói, biểncả được cấu thành qua từng giọt từng giọt một. Trongkhi đó, không giống như thân thể ta rồi sẽ bệnh, lão, haomòn, cảm xúc phiền nhiễu không bao giờ có tuổi, cần phảinhận thức rằng làm việc với chúng là một cuộc đấu tranhtrọn đời. Độc giả cũng không nên giả thiết là chúngta đang nói chuyện ở đây về sự thu thập một thứ kiếnthức nào đó.

Đâycũng không phải vấn đề triển khai một sự xác tín nàocó thể đến từ kiến thức đó. Điều chúng ta nói đếnlà việc đạt được một kinh nghiệm về đức hạnh nhờthật hành thường xuyên và thân quen với nó đến độ biếnthành tự khởi. Điều chúng ta thấy là khi càng triển khaiđược sự quan tâm đến lợi tha, càng dễ đi đến hành xửcho tha lợi. Khi chúng ta học được thói quen về nỗ lựcđòi hỏi đó, việc tranh đấu sẽ nhẹ nhàng hơn. Dần dà,nó trở thành một bản chất thứ hai. Nhưng không thể cócon đường tắt.

Dấnthân vào sinh hoạt đạo đức hơi giống như nuôi dưỡng mộtđứa bé. Có rất nhiều yếu tố liên hệ. Và, đặc biệtlúc ban đầu, chúng ta cần phải thật thận trọng và khéoléo trong sự tận hiến hầu cải thiện thói quen và xu hướngcủa mình. Chúng ta cũng cần phải thực tế về điều ta mongsẽ đạt đến. Phải mất một thời gian dài để ta trởnên ta hiện giờ, và thói quen không thể thay đổi một sớmmột chiều. Vì thế, trong khi các dấu hiệu tiến bộ hiệnra là điều tốt, nhưng lại sai lầm khi lượng định tháiđộ của ta bằng cách dùng một lý tưởng nào làm tiêu chuẩn;giống như ta thật điên rồ khi dùng trình độ đại họcđể đánh giá việc học và thành tựu của con ta đang họclớp vỡ lòng. Thành tựu là điều lý tưởng, chứ không phảilà tiêu chuẩn. Cũng bởi lý lẽ này, làm việc đều đặnnhư một dòng nước xuôi chảy về phía mục tiêu chuyển hóasẽ hữu hiệu hơn các nỗ lực đầy hùng khí nhưng ngắnngủi nối tiếp bằng thời gian dài buông lung, hữu hiệu hơnrất nhiều.

Mộtphương pháp rất hữu ích giúp ta duy trì được sứ mạngchuyển hóa trọn đời này, đó là áp dụng một thời khóabiểu có thể điều chỉnh theo tầm mức tiến bộ. Dĩ nhiên,cũng như trong việc thật hành đức hạnh nói chung, nếu sửdụng một pháp thật hành tôn giáo là điều rất đáng khíchlệ. Nhưng không có lý do gì những người không tín ngưỡnglại không thể sử dụng một số ý niệm và kỹ thuật đãphục vụ cho nhân loại rất nhiều suốt mấy thiên niên kỷ.Tạo một thói quen quan tâm đến tha lợi, và bỏ vài phúthàng ngày khi vừa thức giấc để quán chiếu giá trị củađời sống bằng một thái độ luân lý kỷ luật, đó làcách tốt để khởi đầu, cho dù tín ngưỡng của ta là gì,hoặc vả không có tín ngưỡng. Điều này cũng đúng khi bỏít thời gian vào cuối ngày để thẩm định ta đã thành tựuđược bao nhiêu trong việc đó. Giới luật đơn giản nhưvậy cũng đủ ích lợi trong việc triển khai quyết địnhngưng hành xử theo cách tự dung dưỡng nữa.

Nếucác đề nghị trên có vẻ hơi nặng nhọc cho độc giả khôngphải muốn đi tìm Niết-bàn hoặc cứu rỗi, mà chỉ muốnđạt hạnh phúc của loài người, tưởng cần tự nhắc lại,điều mang đến niềm vui và sự mãn nguyện lớn lao nhấttrong đời chính là các hành động ta làm vì quan tâm đếnngười khác. Thật vậy, chúng ta có thể đi xa hơn. Bởi vì,trong khi các câu hỏi căn bản về hiện hữu của loài người,như tại sao ta ở đây, từ đâu ta đến, ta sẽ về đâu,và vũ trụ có sự khởi đầu hay chăng... mỗi câu đều gợilên nhiều cách trả lời khác nhau theo các truyền thống triếtlý khác nhau; nhưng rõ rệt một điều là, một cái tâm quảngđại và các hành động thiện lành quả thật dẫn đến mộtsự an bình lớn lao. Điều cũng rõ như thế, là các thứ tiêucực đối nghịch sẽ mang đến các hậu quả không mong muốn.Hạnh phúc vươn lên từ các duyên khởi đạo đức. Nếu tathật sự mong muốn hạnh phúc, không có cách hành xử nàokhác ngoài con đường đạo đức: đó là phương pháp đểthành đạt hạnh phúc. Và, chúng ta có thể thêm, căn nguồncủa đạo đức, nền tảng của nó, chính là giới luật luânlý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]