Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đoạn trừ lậu hoặc

07/08/201204:59(Xem: 16839)
Đoạn trừ lậu hoặc
ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC
Tác giả: Acharya Buddharakkhita
Dịch giả: Pháp Thông


Buddha_14

MỤC LỤC

Tựa

Lời Giới Thiệu (1)

Lời Giới Thiệu (2)

Lời Người Dịch

PHẦN I

KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC (Sabbāsava Sutta)

DIỄN GIẢI TRÊN TINH THẦN CHÚ GIẢI KINH TẤT CẢ LẬU HOẶC

Định nghĩa và phân loại các lậu hoặc

Các pháp môn đoạn trừ

Như lý tác ý và phi như lý tác ý

Các cấp độ thanh tịnh

Thiền chỉ và thiền quán

Liệt kê các tà niệm

Các chi phần giác ngộ

Sự thức tỉnh tối thượng

Các cách xả ly

KHINASAVA - LẬU TẬN

Mục đích cuộc đời theo kinh pháp cú

Câu chuyện tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà)

HẮC - BẠCH PHÂN MINH

Ý nghĩa tối hậu của chánh và tà

PHẤN ĐẤU

Áp dụng trong đời sống tâm linh

Câu chuyện nữ tỳ Punna

NGẠO MẠN VÀ PHÓNG DẬT

Cạm bẫy của si mê

Câu chuyện các tỳ khưu ở Bhaddiya

TỰ MÃN

Cạm bẫy của tính tự mãn

BỚI LÔNG TÌM VẾT

Cạm bẫy của thói ưa chỉ trích

PHẦN II

ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC

Các loại lậu hoặc

Như lý tác ý và phi như lý tác ý

Bảy pháp môn đoạn trừ lậu hoặc

Tính hợp lý của kinh tất cả lậu hoặc

LẬU HOẶC VÀ SỰ GIẢI THOÁT

Tứ thánh đế

Tâm giải thoát môn: Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát

TRÍ TUỆ VẬN HÀNH

Bảy chi phần giác ngộ kể như lối tiếp cận cuộc đời

Tổng tuệ hay sự thận trọng - yếu tố cốt lõi của phương pháp luận

BUÔN LẬU TINH THẦN

Sự khởi sanh của tác ý bất chánh:

Ý niệm về vô ngã và niềm tin vào sự vĩnh hằng

Điên đảo kiến

BẬC HỮU HỌC VÀ BẠN ĐỒNG PHẠM HẠNH

Bậc trí và người ngu

Tứ thánh đế như kinh nghiệm thiền chứng

ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC

PHÁP MÔN THỂ NHẬP

ĐI TÌM SỰ THỰC CUỘC ĐỜI

Những thôi thúc duy trì cuộc sống

Cơ chế cuộc đời đưa đến khổ đau

SỰ THÔI THÚC DAI DẲNG

Phương pháp luận thể nhập

Dục chủ thể và dục đối tượng

Các từ đồng nghĩa với dục (kàma)

Các ảnh dụ về dục trong kinh tạng Pàli

KHÁM PHÁ TÂM

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Pháp (Dhamma) và vi diệu Pháp (Abhidhamma)

Đẳng thức chân lý

Tam tạng

Hiệp thế và siêu thế

Bất thiện tâm, thiện tâm và vô ký tâm

Chiều kích siêu việt (vô vi giới)

Tâm sở

Sắc pháp

Niết-bàn

PHẦN TỤ LẬU

Toát yếu (dhammasangani), Trích yếu (Atthuddhàra) và phần dẫn giải

BẬC ỨNG CÚNG

Những phẩm hạnh của bậc lậu tận

Câu chuyện trưởng lão Xá-lợi-phất

 

ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶC

MỘT NGHIÊN CỨU SÂU SẮC VỀ NHỮNG CẶN BÃ TINH THẦN THEO
QUAN NIỆM PHẬT GIÁO

Kính dâng:

Hòa Thượng Hộ Tông
Hòa Thượng Hộ Nhẫn

Thành kính tri ân:

Hòa thượng Minh Châu
Hòa thượng Tịnh Sự
Thầy Viên Minh
Thượng Tọa Hộ Pháp
Thượng Tọa Giác Chánh

Nhờ những bộ Kinh, những tác phẩm, những lời chỉ giáo của các Ngài mà dịch phẩm này được hoàn thiện hơn.

Tựa

Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Đức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận - Khināsava, bậc đã đoạn trừ mọi lậu hoặc. Chính vì thế, người đi tìm chân lý cần phải hiểu rõ những lậu hoặc này là gì, và làm cách nào để loại trừ được nó. Câu trả lời nằm trong bài kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabbāsava Sutta), ở đây Đấng Giác Ngộ đã mở ra một phương pháp luận mà việc áp dụng của các pháp ấy là hoàn toàn hiệu quả.

Ngoài việc chọn bài Kinh sâu sắc này làm đề tài căn bản, bần tăng còn góp nhặt tư liệu từ các nguồn khác nhau, rải rác trong Thánh điển Pāli, nhằm giới thiệu một nghiên cứu tương đối toàn diện về chủ đề quan trọng này. Các tài liệu tham khảo hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý liên quan đến các lậu hoặc là một phần không thể thiếu được của Tam Tạng Pāli - một truyền thống kinh điển đáng tin cậy nhất của Phật Giáo. Chỉ có trong những bản Kinh và Chú giải ấy mới luận bàn tỉ mỉ và làm sáng tỏ bản chất của Lậu Hoặc đồng thời rút ra được những pháp môn đoạn trừ thực tiễn. Tuy nhiên, nếu chỉ làm một bản liệt kê toàn diện về những gì liên quan đến Lậu Hoặc sẽ chẳng khác gì một sự luyện tập thuần lý thuyết, và như thế sẽ không đáp ứng được yêu cầu giải thoát tâm linh!

Bần tăng hy vọng rằng tác phẩm này sẽ được dùng như một hướng dẫn thực tiễn cho việc hoàn thiện tự thân, đem lại sự an tịnh nội tâm và giải thoát khỏi cõi thế gian đang ngày càng trở nên rối ren với những giá trị hão huyền. Ngưỡng nguyện pháp thí khiêm tốn này sẽ là một đóa hoa nở dưới chân Đấng Giác Ngộ, tác giả chính thức của tác phẩm này.

Cầu mong hết thảy chúng sanh đều được an vui!

Maha Bodhi Society
Bangalore, 1978
Hòa thượng Sri Acharya Buddharakkhita

Lời Giới Thiệu (1)

Kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabbāsava Sutta)là một trong những bài kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya)được nhiều thiền sư cũng như hành giả lưu ý nhất vì đó là pháp môn được Đức Phật trình bày một cách khúc chiết, thiết thực và toàn diện. Toàn diện vì trong kinh này hàm súc phần lớn yếu tính Giáo Pháp của Đức Phật về con đường Giác ngộ giải thoát.

Tính toàn diện rất quan trọng, nhất là trong thời mạt pháp, khi mà phần đông chỉ thích đi theo nhánh ngọn, có tính phân ly và cục bộ, nghĩa là chỉ biết hành theo những phương pháp vận dụng phiến diện, thiếu cái nhìn phổ quát, nhất hướng và chu toàn.

Dĩ nhiên một phương pháp cục bộ cũng có thể đưa đến một số thành quả nhất định nào đó, khiến cho hành giả cảm thấy hài lòng, mãn nguyện, nhưng chẳng khác nào một người bị lạc lối trong rừng sâu, tuy hái được một vài trái cây thơm ngon qua cơn đói khát, hay vượt qua một vài bụi bờ khó vượt thì đã vội vàng mừng rỡ, thật ra anh ta vẫn còn quanh quẩn trong khu rừng bao la mù mịt đầy hiểm trở, chông gai.

Cũng vậy, muốn thoát khỏi khu rừng luân hồi đầy phiền não khổ đau này, không thể dựa trên một vài phương tiện nghèo nàn cục bộ nào đó, mà phải y cứ trên chân lý, có định hướng cùng với những pháp môn thực tiễn, rõ ràng và toàn diện.

Nhìn thấy tầm quan trọng này của bài kinh, với khả năng uyên bác của mình, ngài Acharya Buddharakkhita đã khéo triển khai, giảng giải từng phương diện, trình tự những pháp môn tu tập trong kinh một cách vừa rộng rãi, rõ ràng vừa đúng theo truyền thống Chánh Tạng và Chú Giải của Giáo Pháp Nguyên Thủy, giúp những ai muốn thực hành chánh pháp có kim chỉ nam trong tay, không còn phân vân do dự, không sợ lạc lối lầm đường.

Tuy nhiên, có bản đồ trong tay chưa hẳn là đã có thể khởi hành một cách dễ dàng, khinh suất, khi chưa định được vị trí đích xác của chính mình trên lộ trình giác ngộ. Đó là bí quyết mà mỗi người phải tự mình khám phá để thấy lại chính mình, trước khi lên đường một cách ung dung, xác tín.

Sư Pháp Thông, một dịch giả mới xuất hiện trong mấy năm gần đây nhưng đã giới thiệu cho giới học Phật những dịch phẩm có giá trị về mặt pháp học cũng như pháp hành, đồng thời cống hiến cho kho tàng Văn học Phật Giáo Việt Nam ngày thêm phong phú.

Xin trân trọng giới thiệu.

Tháng 09-2002
Tỳ kheo Viên Minh

Lời Giới Thiệu (2)

"Đoạn Trừ Lậu Hoặc"là tập luận giải bài kinh Sabbāsava Suttatrong Majjhima Nikāya (Trung Bộ) mà tác giả đã sử dụng phép "Quy nạp luận" gom các Phật ngôn tương ứng với từ Āsava (lậu hoặc) và "Tổng phối kiểm" các nghĩa lý về Āsava, cuối cùng dùng Abhidhamma là hệ phân tích (Vibhaṅga)của truyền thống Theravāda để xác định Pháp (Dhamma va vaṭṭhānaṃ).

Đây là một phương pháp rất khoa học và rất chuẩn xác mà chính bản thân chúng tôi thường làm: Khi đọc kinh sách Việt văn thấy có những từ ngữ Phật học mới cũng như cũ, trước hết, nên tìm coi từ ngữ đó được dịch từ chữ gì của Pāli, thí dụ như chữ "Āsava", có người dịch là "lậu", "lậu hoặc", "trầm luân"... Khi biết được nghĩa Āsava của Pāli rồi, mới tìm hiểu chi pháp của Āsava, theo Abhidhamma gồm có những chi pháp nào, thì thấy Kinh tạng thường nói "Lậu hoặc" có 3 điều pháp là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu. Nhưng Abhidhamma lại có đến 4 điều pháp là thêm "Kiến lậu" và tìm thấy chi pháp Chân đế (Paramattha sacca)chỉ có 3 tâm sở: Dục lậu, Hữu lậu là tâm sở Tham (Lobha cetasika), Kiến lậu là tâm sở Tà kiến, và Vô minh lậu là tâm sở Si (Moha cetasika).

Khi tìm thấy các tâm sở thuộc lậu hoặc rồi mới xét đến chỗ ở, bạn bè, đối tượng... của lậu hoặc. Chỗ ở thì lậu hoặc chỉ ẩn náu trong phạm vi 12 tâm Bất thiện chớ không có nhiều hơn nữa; bạn bè thì lậu hoặc chỉ kết giao với 13 tâm sở Tợ tha và 14 tâm sở Bất thiện mà thôi; còn đối tượng thì lậu hoặc chỉ biết các tâm hiệp thế (81 tâm), các tâm sở phối hợp với tâm Hiệp thế, 28 Sắc pháp và đa số lậu hoặc biết theo kiểu chế định (Paññatti)của Tục đế (Sammutisacca)chứ các tâm Siêu thế, các sở hữu phối hợp với tâm Siêu thế, và Níp bàn thì không bao giờ lậu hoặc biết được.

Tham, Si và Tà kiến là 3 tâm sở trong 14 tâm sở Bất thiện, chính nó là lậu hoặc. Trong 4 tâm tham hợp tà thì có đủ cả 3 lậu hoặc (hay 4 lậu hoặc); trong 4 tâm Tham ly tà thì có 2 hoặc 3 lậu hoặc (trừ Kiến lậu); trong 2 tâm Sân và 2 tâm Si chỉ có 1 lậu hoặc (Vô minh lậu tức tâm sở Si). Do đó mới có những luận đề:

- "Pháp lậu mà bất tương ưng lậu" là tâm sở Si trong 2 tâm Sân, 2 tâm Si.

- "Pháp lậu và tương ưng lậu" là tâm sở Si, Tham, Tà kiến trong 4 tâm Tham hợp tà; và tâm Si, Tham trong 4 tâm Tham ly tà (lậu tương ưng với lậu).

- "Pháp tương ưng lậu mà phi lậu", là các tâm Bất thiện và các tâm sở hợp với tâm Bất thiện (trừ Tham, Si, Tà kiến).

- "Pháp phi lậu, phi tương ưng lậu nhưng là cảnh lậu" là 18 tâm Vô nhân, 24 tâm Dục giới tịnh hảo, 27 tâm Đại hành, 13 tâm sở Tợ tha, 25 tâm sở Tịnh hảo và 28 Sắc pháp, vì những pháp này còn bị lậu hoặc (tâm sở Tham, Si, Tà kiến) biết được, nhưng các pháp này không phải là lậu hoặc, cũng không tương ưng với lậu hoặc.

Tác giả và dịch giả đã thành công trong tập luận giải "Đoạn Trừ Lậu Hoặc" này, qua lời phân tích kỹ lưỡng, dùng từ chuẩn xác và sáng tỏ, khiến người đọc có thể nhận định, hiểu biết rõ ràng về lý pháp, rất có lợi cho việc tu tập thiền Quán (Vipassanā): Vì "Đoạn Tận Lậu Hoặc" đồng nghĩa với A-la-hán quả, cũng như nói vị ấy là bậc A-la-hán tức là vị ấy đã đoạn tận lậu hoặc. Những ai chưa đoạn tận lậu hoặc không phải là A-la-hán của Phật giáo, mà chỉ là A-la-hán của ngoại đạo. Vì ngoại đạo họ cũng tự xưng là A-la-hán, nhưng A-la-hán của họ còn "câu sanh pháp chấp", còn tái sanh, "thị hiện", còn phải tiếp tục tu tập cho cho đến ngày đắc quả chánh đẳng giác, như vậy chỉ là A-la-hán chế định (danh xưng) chứ chưa phải A-la-hán thật sự theo nghĩa "vô sanh, sát tặc, ưng cúng..." như Đức Phật nói.

Đây là những đặc điểm của tập Đoạn trừ Lậu Hoặc, tuy vậy, cũng có những nhược điểm, đó là những chỗ chi pháp đáng lẽ phải phân tích rộng rãi nhưng tác giả lại sợ lạc đề hay quá dài nên chỉ nói lược khiến cho mất phần hứng thú, cũng như sự lãnh hội toàn diện giáo pháp. Tuy nhiên lại có cái lợi khác là gây sự chú ý, gợi ý tò mò, và kích thích tánh hiếu kỳ của độc giả, khiến họ có thể dấn thân lên đường đi tìm chân lý.

Vì những lợi ích nói trên, nên tôi trân trọng giới thiệu dịch phẩm Đoạn trừ Lậu Hoặc của Đại đức Pháp Thông đến chư Tăng, thiện tín trong và ngoài nước, nên có tập sách này để nghiên cứu và để tu tập.

Biên Hòa, tháng 10-2002
Trưởng ban Văn hóa Phật Giáo Tỉnh Hội Đồng Nai
Tỳ kheoGiác Chánh

Lời Người Dịch

ĐOẠN TRỪ LẬU HOẶCđược dịch từ nguyên bản Anh văn MIND OVERCOMING ITS CANKERS. Một nghiên cứu chuyên sâu về những cặn bã tinh thần nhìn từ viễn cảnh đạo Phật, do Đại sư Acharya Buddharakkhitadày công biên soạn dựa căn bản trên Tam Tạng và chú giải Thánh Điển Pāli, cộng với kinh nghiệm của một đời tu tập nghiêm mật.

Cũng như một số từ Pāli khác, Āsava (A-sà-góa) là một thuật ngữ rất hàm súc, khó có thể dịch ra một ngôn ngữ nào, chỉ bằng một từ mà lột tả được hết sát nghĩa của nó. Trong dịch phẩm này, chúng tôi chọn từ lậu hoặc, một từ Hán dịch với nghĩa tiết rỉ (lậu) và mê lầm (hoặc), tuy cũng chỉ nói lên một khía cạnh nào đó của Āsava song vì nó đã được Hòa thượng Minh Châu và Hòa thượng Tịnh Sự sử dụng khi dịch Kinh và Vi Diệu Tạng. Vì vậy, nếu ở các tác phẩm khác, ô nhiễm, cấu uế, trầm luân... có được dùng để diễn tả Āsava, thì người đọc cũng cần nắm được ý nghĩa chính xác của nó.

Để có một khái niệm rõ ràng hơn trước khi đi vào nội dung bản dịch, mặc dù tất cả những gì có liên quan đến Lậu Hoặc đã được tác giả trình bày thật tỉ mỉ trong tác phẩm, chúng tôi chỉ trích ra đây một số đoạn kinh Đức Phật thường dùng để mô tả thực nghĩa của Lậu Hoặc (Āsava) và tầm quan trọng của việc đoạn trừ nó.

Trong Trung Bộ Kinh 36-47, Lậu Hoặc được xác định là "chất làm ô nhiễm, mang lại một sanh hữu mới, đưa đến khổ dị thục và sanh, già, chết trong tương lai" (... that defile, bring renewal of being, give trouble, ripen in suffering, and lead to future birth, ageing, and death - MN 36-47). Hay "khi tâm bậc Thánh đệ tử đã được giải phóng khỏi các lậu hoặc, nhờ viên mãn A-la-hán đạo, vị ấy phản khán lại sự giải thoát vừa đạt được của mình và rống lên tiếng rống sư tử: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm xong, không còn phải chịu tái sanh nữa." (when the disciple's mind has been liberated from the cankers by the completion of the path of arahantship, he reviews his newly won freedom and roars his lion's roar: Birth is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming to any state of being.)Như vậy rõ ràng Āsava là một cơ chế gồm phiền não, nghiệp và khổ vận hành trong dòng tâm thức của mỗi người. Sự đoạn trừ các Lậu Hoặc cũng chính là sự chứng đắc các Thánh Đạo mà đỉnh cao là A-la-hán.

Là một tác phẩm nặng tính phân tích và lý giải nhằm vạch trần bộ mặt thực của Lậu Hoặc và cách đoạn trừ nó, nên không thể trông đợi một lối hành văn hoa mỹ, bóng bẩy hơn thế. Dĩ nhiên vẫn không loại trừ những cố gắng sử dụng ngôn ngữ thích hợp để diễn đạt của tác giả, và có dở chăng là vì người dịch không đủ khả năng đó thôi. Ngưỡng mong các bậc Tôn túc và thức giả hoan hỷ bổ khuyết, chỉ giáo thêm, để dịch phẩm được hoàn thiện hơn, người dịch sẵn sàng đón nhận và chân thành tri ân.

Trên hết, Đạo Phật vẫn là một lối sống thực tiễn nhắm đến sự toàn bích tinh thần. Chỉ khi nhận ra các Lậu Hoặc, ta mới có thể thể đoạn trừ được chúng bằng những pháp môn thích hợp như đã được Đức Phật nêu ra và được tác giả trình bày cặn kẽ trong tác phẩm này. Trên bước đường tu tập, mà mục đích chính là để đoạn trừ những kẻ thù tiềm ẩn này, hành giả không chỉ hoàn thiện được những phẩm chất tốt đẹp, sống an vui trong kiếp hiện tại này, mà còn bảo đảm một sự tiến hóa tinh thần liên tục trong các kiếp tương lai. Cùng với sự đoạn trừ tối hậu của các Lậu Hoặc, hành giả sẽ giải thoát vĩnh viễn khỏi tử sanh luân hồi, thể nhập vào trạng thái Bất Tử của Niết Bàn.

Dịch phẩm này được hoàn thành là nhờ nhiệt tâm đóng góp của nhiều người, trong đó không thể không nhắc đến:

- Phật tử Thông Đĩnh, Hương Định đã đánh vi tính phần bản thảo.

- Sư cô Liễu Tánh, Thanh Chi, Ni viện Viên Không đã đọc và sửa chữa những chỗ sai sót.

- Nhóm học viên lớp Giáo lý do thầy phụ trách tại Tổ đình Bửu Long: Viên Dung - Tâm Chơn - Kim Cương... đã hết lòng quan tâm, khích lệ, và quan trong hơn cả là sự tận tâm của cô Minh trong việc giúp chúng tôi hoàn thành giai đoạn cuối của dịch phẩm: sửa sai, trình bày, in ấn v.v...

- Đại đức Tâm Đăng, Đại đức Thiện Đức, Sư cô Liễu Pháp, Sư cô Liễu Nguyên, Sư cô Như Liên, Sư cô Nguyên Hương, các Tăng Ni sinh hiện đang tu học tại Ấn Độ và Myanmar đã khích lệ và gởi tặng những tài liệu Phật Pháp bằng Anh ngữ cho chúng tôi nghiên cứu và dịch thuật.

Ngưỡng mong công đức này sẽ hộ trì chúng con trên bước đường tu tập đoạn trừ các lậu hoặc và thành tựu chánh trí giải thoát trong ngày vị lai.

Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc.

Viên Không, Mạnh Đông Nhâm Ngọ,
Người dịch,
Tỳ kheo Pháp Thông.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]