Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vi Diệu Pháp Nhập Môn

12/12/201116:06(Xem: 9116)
Vi Diệu Pháp Nhập Môn

 

VI DIỆU PHÁPNHẬP MÔN

Tỳ kheo Giác Chánh

NXB Sālā, Sài Gòn, 1974

vdp-nm-bia

Lời Nói Đầu

Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ra đời nhằm vào việc phục vụ cho Tăng Sinh Học Viên mối bước vào ngưỡng cửa Abhidhamma là một môn học đối với người Phật tử sơ cơ phải bóp trán, nặn óc suy tư, vì gặp phải một rừng từ ngữ tân kỳ; tư tưởng mới lạ, nhứt là danh từ Pāli.

Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" được xem như tái bản kỳ III, lần đầu chúng tôi cho in từng tập như "Vi Diệu Pháp tập I, II" v.v... Kỳ thứ nhì, chúng tôi cho in lại dưới hình thức vấn đáp, tức là quyển tập "Vi Diệu Pháp vấn đáp".

Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Đàm; và cũng có thể được xem như món Gia Bảo của Thiền Tông.

Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" nầy còn có công năng đào bứng bốn loại điên đảo, là chấp rằng:

Thường, trong sự vô thường của ngũ uẩn.
Lạc, trong sự khổ não của pháp hữu vi.
Ngã, đói với các pháp đều vô ngã.
Tịnh, trong sự bất tịnh của Pháp hành.

Đồng thời, cũng đánh tan các luận chấp của ngoại đạo cố gắng tìm chân đứng cho thuyết hữu ngã vào trong Phật giáo bằng cách bịa rằng còn 4 sự điên đảo khác của hàng Thinh Văn Giác là: "đối với chơn tâm là Thường, cho vô thường là điên đảo; là Lạc, cho khổ não là điên đảo; là Ngã, cho vô ngã là điên đảo; là Tịnh, cho bất tịnh là điên đảo", sau khi đã am tường lý "Duyên Sinh""Duyên Hệ", nhứt là được tỏ ngộ lẽ Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã trong phần Thiền Quán.

Chúng tôi cố gắng soạn, dịch, giải các loại sách thuộc môn Vi Diệu Pháp là noi bước tiền nhân đã có hoài bảo:

"Vô thượng thậm thâm Vi Diệu Pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa".

Tỳ kheo Giác Chánh
(Sài Gòn, 1974)

-ooOoo-

Diệu Pháp Cương Yếu.

Chia pháp:

Pháp tất cả chia có 2:

Pháp Tục Đế.
Pháp Chơn Đế.

Pháp Chơn Đế chia có 2:

Pháp Vô Vi.
Pháp Hữu Vi.

Pháp Hữu Vi chia có 2:

Danh pháp.
Sắc pháp.

Danh pháp chia có 2:

Tâm.
Sở Hữu Tâm (Tâm sở)

a) Tâm

Tâm chia có 2:

Tâm Siêu Thế.
Tâm Hiệp Thế.

Tâm Hiệp Thế chia có 2:

Tâm Dục Giới.
Tâm Đáo đại.

Tâm Dục Giới chia có 2:

Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.
Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.

Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo chia có 2:

Tâm Vô Nhân.
Tâm Bất Thiện.

Tâm Bất Thiện chia có 3:

Tâm tham.
Tâm sân.
Tâm si.

Tâm Tham chia có 8:

Tâm Tham thọ hỷ hợp tà vô trợ.
Tâm Tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ.

Tâm Tham thọ hỷ ly tà vô trợ.
Tâm Tham thọ hỷ ly tà hữu trợ.

Tâm Tham thọ xả hợp tà vô trợ.
Tâm Tham thọ xả hợp tà hữu trợ.

Tâm Tham thọ xả ly tà vô trợ.
Tâm Tham thọ xả ly tà hữu trợ.

Tâm Sân chia có 2:

Tâm Sân thọ ưu hợp phấn vô trợ.
Tâm Sân thọ ưu hợp phấn hữu trợ.

Tâm Si chia có 2:

Tâm Si thọ xả hợp hoài nghi.
Tâm Si thọ xả hợp phóng dật.

Tâm Vô Nhân chia có 3:

Tâm Quả bất thiện vô nhân.
Tâm Quả thiện vô nhân.
Tâm Duy Tác vô nhân.

Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân chia có 7:

Tâm Nhãn thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Tỷ thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Thiệt thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Thân thức thọ khổ Quả bất thiện.

Tâm Tiếp thâu thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Quan sát thọ xả Quả bất thiện.

Tâm Quả Thiện Vô Nhân chia có 8:

Tâm Nhãn thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Tỷ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Thiệt thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Thân thức thọ lạc Quả thiện vô nhân.

Tâm Tiếp Thâu thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Quan Sát thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Quan Sát thọ hỷ Quả thiện vô nhân.

Tâm Duy Tác Vô Nhân chia có 3:

Tâm Khai Ngũ môn thọ xả.
Tâm Khai ý môn thọ xả.
Tâm Ưng cúng vi tiếu thọ hỷ.

Tâm Dục Giới Tịnh Hảo chia có 3:

Tâm Thiện dục giới tịnh hảo hữu nhân (còn gọi là Tâm Đại Thiện).
Tâm Quả dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Đại Quả).
Tâm Duy tác dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Đại Tố hay Đại Hành).

Tâm Thiện Dục Giới Tịnh Hảo Hữu Nhân chia có 8:

Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ.

Tâm Thiện thọ hỷ ly trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ.

Tâm Thiện thọ xả hợp trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ xả hợp trí hữu trợ.

Tâm Thiện thọ xả ly trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ xả ly trí hữu trợ.

Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân chia ra có 8 thứ như Tâm Thiện dục giới hữu nhân.

Tâm Đáo Đại chia có 2:

Tâm sắc giới.
Tâm vô sắc giới.

Tâm Sắc Giới chia có 3:

Tâm Thiện sắc giới.
Tâm Quả sắc giới.
Tâm Duy Tác sắc giới (Tâm Tố sắc giới).

Tâm Thiện Sắc Giới chia có 5:

Tâm Thiện sơ thiền.
Tâm Thiện nhị thiền.
Tâm Thiện tam thiền.
Tâm Thiện tứ thiền.
Tâm Thiện ngũ thiền.

Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới cũng có 5 thứ Tâm như Tâm Thiện sắc giới.

Tâm Vô Sắc Giới chia có 3:

Tâm Thiện vô sắc giới.
Tâm Quả vô sắc giới.
Tâm Duy Tác vô sắc giới.

Tâm Thiện vô Sắc Giới chia có 4:

Tâm Thiện không vô biên xứ.
Tâm Thiện thức vô biên xứ.
Tâm Thiện vô sở hữu xứ.
Tâm Thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới cũng có 4 thứ tâm như tâm Thiện vô sắc giới.

Tâm Siêu Thế chia có 2:

Tâm Đạo (Tâm Thiện siêu thế).
Tâm Quả siêu thế.

Tâm Đạo chia có có 4:

Tâm Sơ đạo.
Tâm Nhị đạo.
Tâm Tam đạo.
Tâm Tứ đạo.

Tâm Sơ đạo chia có 5:

Tâm Sơ đạo Sơ thiền.
Tâm Sơ đạo Nhị thiền.
Tâm Sơ đạo Tam thiền.
Tâm Sơ đạo Tứ thiền.
Tâm Sơ đạo Ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ đạo cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ đạo.

Tâm Quả Siêu Thế chia có 4:

Tâm Sơ Quả.
Tâm Nhị Quả.
Tâm Tam Quả.
TâmTứ Quả.

Tâm Sơ Quả chia có 5:

Tâm Sơ Quả Sơ thiền.
Tâm Sơ Quả Nhị thiền.
Tâm Sơ Quả Tam thiền.
Tâm Sơ Quả Tứ thiền.
Tâm Sơ Quả Ngũ thiền.

* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ Quả cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ Quả.

b) Sở hữu tâm:

Sở Hữu Tâm chia có 3:

Sở hữu Tợ tha.
Sở hữu Bất thiện.
Sở hữu Tịnh hảo.

Sở Hữu Tợ Tha chia có 2:

Sở hữu Biến hành.
Sở hữu Biệt cảnh.

Sở Hữu Biến Hành chia có 7:

Xúc.
Thọ.
Tưởng.
Tư.
Nhất hành.
Mạng quyền.
Tác ý.

Sở Hữu Biệt Cảnh chia có 6:

Tầm.
Tứ.
Thắng giải.
Cần.
Hỷ.
Dục.

Sở Hữu Bất Thiện chia có 5:

Sở hữu Si phần (bất thiện biến hành).
Sở hữu Tham phần.
Sở hữu Sân phần.
Sở hữu Hôn phần.
Sở hữu Hoài nghi.

Sở Hữu Si Phần chia có 4:

Si.
Vô tàm.
Vô Úy.
Phóng dật.

Sở Hữu Tham Phần chia có 3:

Tham.
Tà kiến.
Ngã mạn.

Sở Hữu Sân Phần chia có 4:

Sân.
Tật.
Lận.
Hối.

Sở Hữu Hôn Phần chia có 2:

Hôn trầm.
Thụy miên.

Sở Hữu Tịnh Hảo chia có 4:

Sở hữu Tịnh hảo biến hành.
Sở hữu Giới phần.
Sở hữu Vô lượng phần.
Sở hữu Trí tuệ.

Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành chia có 19:

1) Tín. 2) Niệm. 3) Tàm. 4) Úy. 5) Vô tham.
6) Vô sân. 7) Hành xả. 8) Tịnh thân. 9) Tịnh tâm. 10) Khinh thân.
11) Khinh tâm. 12) Nhu thân. 13) Nhu tâm. 14) Thích thân. 15) Thích tâm.
16) Thuần thân. 17) Thuần tâm. 18) Chánh thân. 19) Chánh tâm.

Sở Hữu Giới Phần chia có 3:

Chánh Ngữ.
Chánh Nghiệp.
Chánh Mạng.

Sở Hữu Vô Lượng Phần chia có 2:

Bi.
Tùy hỷ.

c) Sắc pháp:

Sắc Pháp chia có 2:

Sắc Tứ đại.
Sắc Y Đại sinh.

Sắc Y Đại Sinh chia có 10:

Sắc Thần kinh.
Sắc Cảnh giới.
Sắc Trạng thái.
Sắc Ý vật.
Sắc Mạng quyền.
Sắc Vật thực.
Sắc Hư không.
Sắc Biểu tri.
Sắc Đặc biệt.
Sắc Tứ tướng.

Sắc Thần Kinh chia có 5:

Thần kinh Nhãn.
Thần kinh Nhĩ.
Thần kinh Tỷ.
Thần kinh Thiệt.
Thần kinh Thân.

Sắc Cảnh Giới chia có 4:

Sắc Cảnh sắc.
Sắc Cảnh thinh.
Sắc cảnh khí.
Sắc Cảnh vị.

* Ghi chú: Sắc Cảnh xúc là đất, lửa, gió nên không kể riêng.

Sắc Tính (Sắc Trạng thái) chia có 2:

Sắc Nam Tính.
Sắc Nữ Tính.

Sắc Biểu Tri chia có 2:

Sắc Thân biểu tri.
Sắc Khẩu biểu tri.

Sắc Đặc Biệt chia có 3:

Sắc Khinh.
Sắc Nhu.
Sắc Thích nghiệp.

Sắc Tứ Tướng chia có 4:

Sinh.
Tiến.
Dị.
Diệt.

Pháp Tục Đế chia có 2:

Danh chế định.
Nghĩa chế định.

Danh Chế Định chia có 6:

Danh chơn chế định.
Phi danh chơn chế định.

Danh chơn phi danh chơn chế định.
Phi danh chơn danh chơn chế định.

Danh chơn danh chơn chế định.
Phi danh chơn phi danh chơn chế định.

Nghĩa Chế Định chia có 7:

Hình thức chế định.
Hiệp thành chế định.
Chúng sanh chế định.
Phương hướng chế định.
Thời gian chế định.
Hư không chế định.
Tiêu biểu chế định.

Gồm Pháp:

- Tâm Tham, tâm Sân và tâm Si gồm lại gọi là Tâm Bất Thiện.

- Tâm Quả bất thiện vô nhân, Tâm Quả thiện vô nhân và Tâm Duy Tác vô nhân gồm lại gọi là Tâm Vô Nhân.

- Tâm Bất Thiện và Tâm Vô Nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

- Tâm Dục giới vô tịnh hảo và Tâm Dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới gồm lại gọi là Tâm Sắc Giới.

- Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Vô sắc Giới.

- Tâm sắc giới và Tâm Vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Đáo Đại.

- Tâm Dục giới và Tâm Đáo đại gồm lại gọi là Tâm Hiệp Thế.

- Tâm Sơ, Nhị, Tam và Tứ đạo gồm lại gọi là Tâm Đạo Siêu Thế.

- Tâm Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả gồm lại gọi là Tâm Quả Siêu Thế.

- Tâm Đạo và Tâm Quả Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm Siêu Thế.

- Tâm Hiệp Thế và Tâm Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm.

- Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý gồm lại gọi là Sở Hữu Biến Hành.

- Tầm, Tứ, Thắng, Giải, Cần, Hỷ, Dục gồm lại gọi là Sở Hữu Biệt Cảnh.

- Sở hữu Biến hành và Sở hữu Biệt cảnh gồm lại gọi là Sở Hữu Tợ Tha.

- Si, Vô Tàm, Vô úy, Phóng dật gồm lại gọi là Sở Hữu Si Phần.

- Tham, Tà kiến, Ngã mạn gồm lại gọi là Sở Hữu Tham Phần.

- Sân, Tật, Lận và Hối gồm lại gọi là Sở Hữu Sân Phần.

- Hôn trầm, Thụy miên gồm lại gọi là Sở Hữu Hôn Phần.

- Sở hữu Si phần, sở hữu Tham phần, sở hữu Sân phần, sở hữu Hôn phần và sở hữu Hoài nghi gồm lại gọi là Sở Hữu Bất Thiện.

- Tín, Niệm, Tàm, Úy, Vô tham, Vô sân, Hành xả, Tịnh thân, Tịnh tâm, Khinh thân, Khinh tâm, Nhu thân, Nhu tâm, Thích thân, Thích tâm, Thuần thân, Thuần tâm, Chánh thân và Chánh tâm gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo Biến Hành.

- Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng gồm lại gọi là Sở Hữu Giới Phần.

- Sở hữu Bi và Tùy hỷ gồm lại gọi là Sở Hữu Vô Lượng Phần.

- Sở hữu Tịnh hảo biến hành, Sở hữu Giới phần, Sở hữu Vô lượng phần và Sở hữu trí tuệ gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo.

- Sở hữu Tợ tha, Sở hữu Bất thiện và Sở hữu Tịnh Hảo gồm lại gọi là Sở Hữu Tâm.

- Sở Hữu tâm và Tâm gồm lại gọi là Danh Pháp.

- Đất, Nước, Lửa, Gió gồm lại gọi là Sắc Tứ Đại.

- Thần kinh nhãn, Thần kinh nhĩ, Thần kinh tỷ, Thần kinh thiệt và Thần kinh thân gồm lại gọi là Sắc Thần Kinh.

- Sắc Cảnh Sắc, Sắc Cảnh Thinh, Sắc Cảnh Khí và Sắc Cảnh Vị gồm lại gọi là Sắc cảnh Giới.

- Sắc Trạng thái Nam và Sắc Trạng thái Nữ gồm lại gọi là Sắc Trạng Thái.

- Sắc Thân biểu tri và Sắc Khẩu biểu tri gồm lại gọi là Sắc Biểu Tri.

- Khinh, Nhu và Thích nghiệp gồm lại gọi là Sắc Đặc Biệt.

- Sinh, Tiến, Dị và Diệt gồm lại gọi làSắc Tứ Tướng.

- Sắc Thần kinh, Sắc Cảnh giới, Sắc Trạng thái, Sắc Ý vật, Sắc Mạng quyền, Sắc vật thực, Sắc Hư không, Sắc Biểu tri, Sắc Đặc biệt và Sắc Tứ tướng gồm lại gọi làSắc Y Đại Sinh.

- Sắc Tứ đại và Sắc Y đại sinh gồm lại gọi là Sắc Pháp.

- Danh Pháp và Sắc Pháp gồm lại gọi là Pháp Hữu Vi.

- Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi (Niết Bàn) gồm lại gọi là Pháp Chơn Đế.

- Danh chơn chế định, Phi danh chơn chế định, danh chơn phi danh chơn chế định, Phi danh chơn danh chơn chế định, danh chơn danh chơn chế định, phi danh chơn phi danh chơn chế định gồm lại gọi là Danh Chế Định.

- Hình thức chế định, Hiệp thành chế định, Chúng sanh chế định, Phương hướng chế định, Thời gian chế định, Hư không chế định và Tiêu biểu chế định gồm lại gọi làNghĩa Chế Định.

- Danh chế định và Nghĩa chế định gồm lại gọi là Pháp Tục Đế.

- Pháp Chơn đế và pháp Tục đế gồm lại gọi là Pháp.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]