Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Phật tử Thái Lan

02/06/201200:33(Xem: 6631)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với Phật tử Thái Lan

dalailama_thaibuddhistĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
ĐÀM LUẬN
VỚI PHẬT TỬ THÁI LAN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gở với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôikhông nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1],rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu. Và nơi ở của vị ấy, một thiền thất rất nhỏ trong rừng, không phải như biệt thất của tôi, mà rất nhỏ. Khi tôi thấy như thế,tôi thầm nghĩ vị ấy như một vị Phật, và vị ấy giảng dạy như thế đấy. Tôi nghĩ hiện nay có một số rắc rối ở Thái Lan, giữa những người áo đỏ và áo vàng (mọi người cùng cười), điều ấy có hơi buồn đấy, hơi buồn. Tôi có ấn tượng sâu sắc, và bây giờ tôi có cơhội để chia sẻ với những người ở quốc gia ấy, tôi rất vui mừng, một danh dự lớn. Bây giờ buổi gặp gở hôm nay chỉ để thảo luận.Quý vị có câu hỏi nào chứ?

HỎI: Ngài đã tiếp xúc nhiều với các nhà khoa học phương Tây, ngài thấy biểu hiện gì trongtương lai giữa Đạo Phật ở phương Đông và khoa học ở phương Tây?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi nghĩ rằng ba mươi năm qua chúng tôiđã thảo luận những vấn đề nghiêmtúc hơn về khoa học, chủ yếu là bốn lãnhvực: vũ trụ học, thần kinh học, lượng tử học, và tâm lý học. Bốn lãnh vực ấy. Trong lãnh vực hạt: hạt nguyên tử, quack,v.v... và vũ trụ học. Khoa học Tâyphương tiến bộ vô cùng, và bây giờ tôi không còn tin tưởng ở núi Tu Di nữa. (cười). Trái đất quay quanh mặt trời, và mặt trăng quay quanh trái đất. Không phải mặt trăng im lặng giữa bầu trời,không phải thế... Bây giờ chúng ta thấylà mâu thuẫn với những khám phá của khoa học. Nên những người Phật tử phải chấp nhận thực tế ấy. Chúng ta không được y cứ một cách mù quáng với kinh điển . Tôi đã tuyên bố một cáchcông khai với những tu học viện hơn mười ngàn tu sinh, và nhiều học giả, rằngtôi không còn tin tưởng vào núi Tu Di và những hình ảnh trong Câu Xá Luận(?). Tôi không còn tin tưởng nữa. Những điều ấy không can hệ gì đến Bốn Chân LýCao Quý. Đức Phật không đến trái đất này để đề cập Ấn Độ lớn bao nhiêu, Thái lan lớn bao nhiêu, cho dù nó hình cầu hayhình phẳng không quan hệ gì. Và nhữnglãnh vực khác, như thuyết big bang, những người Phật tử chúng ta chấp nhận nó mộtcách dễ dàng, và từ quan điểm của Đạo Phật, không chỉ có một big bang, trước đóphải có một big bang, nếu không thì tại sao có big bang; Phải có nguyên nhân và điều kiện. và điều ấy tạo ra big bang trước. Như thế đấy, điềuấy rất phù hợp với vũ trụ học của Phật Giáo và thế giới này, xuất hiện, biến mất,xuất hiện, biến mất. Tiếp diễn như thế.

Rồithì, tân sinh học, có nhiều giải thích về kinh điển về những tâm thức khácnhau, những cảm xúc với não bộ với thần kinh học về những cảm xúc. Và trong sự thực hành tantric, vì trong sự thực hành có những sự liên quan đến hệ thống thần kinh, nên có một số giải thích về trung tâm thầnkinh. Nên có rất nhiều lợi lạc trong nhữngsự thảo luận với thần kinh học, hay những chuyên gia về não bộ. Chúng tôi cũng học hỏi rất lợi lạc những khámphá với họ và những kinh nghiệm của chúng tôi những giải thích của Đạo phậtcũng rất lợi lạc cho họ.

Rồithì một số nhà lượng tử học, khoa học lượng tử, khái niệm liên hệ hổ tương của Đạo phật. Mỗi thứ không tồn tại bởi chính nó mà qua sự liên hệ với những nhân tố khác, nhiều nhân tố khác. Một ởđây liên hệ với nhiều nhân tố khác. Khái niệm ấy của Đạo Phật vô cùng thích hợp với tư duy của khoa học hiện đại. Cũng như những hạt vi trần, có những sự tương tự.

Rồithì tâm lý học, tâm lý học hiện đại của phương Tây trong sự so sánh với tâm lýhọc Ấn Độ, tâm lý học phương Tây như ở nhà trẻ (kinder garden). Tâm lý học truyền thống của Ấn Độ tiến bộ hơnnhiều. Nên ở đây nhiều nhà khoa học cho thấy một sự hăm hở để học hỏi với tâm lý học Phật Giáo hay tâm lý học Ấn Độ,tâm lý học cổ điển một cách tổng quát, đặc biệt của Đạo Phật.

Đấylà những lãnh vực chánh trong sự tiếp xúc với khoa học hiện đại. Một cách chính yếu tôi muốn chia sẻ với nhữngPhật tử Thái lan rằng, bốn mươi năm trước, khi tôi ... dĩ nhiên khi tôi là một thiếu niên, tôi thích khoa học, kỷ thuật. Và rồi sau khi tôi đến Ấn Độ, tôi cảm thấy hay đối thoại, thảo luận với những nhà khoa học, tôi đã phát triển một nhiệt tình nào đó. Rồi thì tôi nói với một số Phật tử Hoa kỳ, những người theo Phật Giáo, tôi bày tỏ việc tối muốn thảo luận với các nhà khoa học, tôi muốn bắt đầu thảo luận với các nhà khoa học, rồi thìcác Phật tử Hoa Kỳ nói với tôi rằng, hãy cẩn thận, khoa học là những kẻ giếttôn giáo. Phải cẩn thận. Thế rồi tôi nghĩ, một trong những lời dạy Phạnngữ Phật Giáo đề cập lời Đức Phật: Tất cảnhững hàng môn đệ của ta, không nên chấp nhận lời ta bởi vì ngoan đạo, bởi vìtin tưởng mà tốt hơn là thẩm tra và khảo sát. Nên tôi nghĩ rằng, không có gì nguy hiểm, như tôi nói với quý vị, đáng mừngrằng, đáng kỳ vọng rằng tôi vẫn là một người Phật tử (cười), nhưng không còntin tưởng ở núi Tu Di nữa. Điều ấy khôngcó gì nguy hiểm cho Đạo Phật. Như một cách căn bản mà tôi đã đề cập trước đây, ....và sự tinh khiết của tâm thức, và khả dĩ của việc tiêu trừ những thứ ấy. Đấy là những thứ mà khoa học thật sự thích thú với Phật Giáo. Họ không bao giờ nói, không, không thể là thế. Và cũng như khái niệm kiếp sống tới, càng nhiềuhơn nhà khoa học, những nhà khoa học hàng đầu, nổi tiếng, rất nổi tiếng nhưRichard Davidson, rất nổi tiếng, họ bâygiờ cởi mở. Có thể có kiếp sống tới haysự tương tục của tâm thức. .....Những sự khảo sát như thế.

Cho nên tôi cảm thấy không có gì nguy hiểm, nên những điều nào đó khoa học khám phávà chứng minh một trăm phần trăm, những người Phật tử chúng ta phải chấp nhận,như không cần thiết về núi Tu Di không có vấn đề gì. Nên tôi bắt đầu thảo luận với những nhà khoa học. Khởi đầu đấy là sự tò mò của tôi và cuối cùngnó trở thành Viện Tâm Thức và Đời Sống. Bây giờ trong những đại tu viện,chủ yếu ở Nam Ấn, những học giả này,chúng tôi bắt đầu giới thiệu khoa học hiện đại trong những tu học viện lớn. Mới đầu chúng tôi chọn lựa những tu sinh khoảng bốn hay năm mươi người trong hainăm. Và bây giờ chúng tôi đã có nhữngquyển sách khoa học bằng tiếng Tây Tạng với sự cộng tác của đại học Atlanta,hoàn toàn hợp tác, chúng tôi đã chuyển dịch trong năm năm. Chúng tôi đã giới thiệu khoa học hiện đại trong những tu viện của chúngtôi.

Về phía kia, những nhà khoa học, hằng năm có những buổi gặp gở đề thảo luận giữa khoa học phật giáo và khoa học hiện đại.

Ởđây tôi muốn làm sự phân biệt trong Giáo huấn nhà phật. một loại khoa học phật giáo về tâm lý học vềsự phụ thuộc tương liên. Thứ nhất làKhoa học Phật Giáo, thứ hai là triết lý Phật Giáo về quan điềm vô thường, sựthay đổi trong từng giây phút, rồi thì thứ ba là tôn giáo của Đạo Phật. [ Tức là Phật Giáo được chia theo ba phần:Khoa học, Triết lý và Tín ngưỡng]. Cho đếnkhi mà tôn giáo Đạo Phật được quan tâm thì đây chỉ dành cho những người Phật tửnhưng khoa học Phật Giáo và triết lý Phật Giáo là phổ quát cho tất cả mọi người.

Tạisao tôi làm sự phân biệt như vậy, tôi cảm thấy một cách tổng quát, những ý tưởngđặc thù nào đó của Đạo Phật, những triết lý nào đó, triết lý Phật giáo thì nótrở nên hạn hẹp cho những người phật tử. Nên tôi muốn làm rõ rằng giáo lý là cho ngườiphật tử nhưng triết lý và khoa học Phật Giáo thì cũng giống như khoa họcthôi. hay triết lý phổ quát thì như triếthọc thôi những môn trừu tượng.

Bâygiờ một sống trường đại học đã có nghiên cứu về Phật giáo, tôi thường miễn cưỡngnghiên cứu Phật giáo trong những nước không phải Phật Giáo. Tôi l uôn luôn nhấn mạnh trong việc giữ gìntruyền thống tín ngưỡng của mỗi người, một số người bạn Ki Tô giáo của tôi, rấtthich thú với sự rèn luyện của Phật Giáo, một số nhà khoa học một số anh chị emki tô giáo, họ thực hành từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục nên chúng tôi có thể trau đổi. Rồi thì có một lần một tu sĩ Ki tô giáo rất dễthương, ông ta hỏi tôi về tánh không. Tôinói với ông ta rằng, đấy không phải là chuyện của ông! (cười) Đấy là chuyện củachúng tôi. (cười) Đây là khái niệm của Đạo Phật. Tôi rất e rằngkhái niệm duyên sinh không tuyệt đối có thể làm tổn hại niềm tin của ông ta vềthượng đế. Thượng đế là tuyệt đối. Tôi không muốn như thế . Nên tôi nói với ông ta rằng, đấy không phảilà chuyện của ông (mọi người cùng cười).

Tronglãnh vực tôn giáo, tốt hơn là nên giữ niềm tin của mình, và tôi cũng có một câuchuyện. Vào năm 1959, nhiều người Tây Tạngđến quốc gia này (Ấn Độ), họ trốn thoát khỏi Tây Tạng, và trở thành những ngườitị nạn. Và một người nhân viên chính phủsống ở biên giới Tây Tạng, nên có cơ hội mang cả gia đình đến Nepal. Khi người chồng chết còn lại người vợ và ba đứacon, nên thật sự đối diện với những khó khăn. Và một lần bà ta đến gặp tôi, khoảng năm 1962 hay 63, bà kể cho nghetoàn bộ câu chuyện. Vấn đề bà ta phải đốiphó với những khó khăn như thế nào và rồi bà đề cập rằng Tổ chức Thiên ChúaGiáo đến giúp đở bà phương diện vật chất mà còn chăm sóc cho việc giáo dục chonhững đứa con của bà. Rồi bà nói vớitôi, trong kiếp sống này, bà trở thành một Ki Tô hữu, nhưng kiếp sống tới bà sẽlà một Phật tử (mọi người cùng cười). Vậythì đấy là một dấu hiệu rõ ràng của sự rối rắm (cười). Nhưng người Ki Tô lại không có kiếp sống tới,chỉ kiếp sống này mà thôi, và chờ đợi trong quan tài cho đến phán xét cuối cùng(cười). Nên việc thay đổi tôn giáo luônluôn bối rối trong tư duy [giữa giáo lý Đạo Phật và Ki Tô]. Nên chúng ta là Phật tử nên duy trì là Phật tử,Ki Tô hữu tốt hơn nên duy trì là Ki Tô Giáo, Hổi Giáo nên duy trì là HồiGiáo. Đấy là quan điểm của tôi. Do đó, khi có những người chuyên môn muốn đếnhọc hỏi Phật Giáo tôi hơi ngần ngại.

Nênbây giờ nếu phân biệt những chủ đề, bên cạnh tín ngưỡng Đạo Phật, rồi thì là chủđề có tính chất học thuật [như triết lý Đạo Phật, và khoa học Đạo Phật] thì sẽkhông có gì rắc rối trong trường đại học. Từ những dữ liệu Phật Giáo chúng ta có thể giúp họ,làm phong phú cho họvề khoa học tâm thức của khoa học hiện đại, về những cảm xúc. Như tôi đã đề cập một cách sâu xa, khoa họchiện đại bắt đầu cảm thấy tầm quan trọng của những cảm xúc, sự hòa bình của tâmthức, sự tĩnh lặng của tâm thức, như thế đấy. Nên thường thì khó, không phải nghiêm trọng, nhưng tôi muốn nói với cácnhà khoa học ấy rằng sức khỏe của tôi tốt lắm, không phải do thức ăn tốt, khôngphải...., bởi vì tâm tư tôi rất tĩnh lặng. Nên cho dù một số tin tức buồn đau từ Tây Tạng, nhưng tâm tư tôi hoàntoàn tĩnh lặng. Tôi không bao giờ có nhữngcảm giác tiêu cực, sân giận, thù hận đối với những nhà lãnh đạo hà khắc ở BắcKinh. Tôi thật sự cảm thấy thương hại, mộtsố quan tâm nào đó. Thật lợi ích vô vàntrong việc giữ tâm tôi tĩnh lặng, nên không có áp huyết cao, không bị căng thẳng, không có rắc rối với chất đường,(mọi người cùng cười). Nên quý vị thấytôi không bị nặng cân hay mập phì.

Mộtvấn đề rất lợi lạc là không ăn chiều, kìa vị kia hơi mập đấy (chỉ về một người và mọi người cùng cười). Đức Phật dạy rằng tu sĩ không ăn chiều, quý vịcũng thấy là rất lợi ích trong việc giữ thân thể chúng ta vừa vặn.

Bâygiờ những sự quan tâm trong các nhà khoa học, tôi nghĩ trong khoa học phổ thôngcủa phương Tây, đối với những nhà khoa học nổi tiếng, khi đối diện với những vấnđề tôn giáo họ thường giữ khoảng cách [dường như né tránh hay thu mình lại]. Nhưng bây giờ đối với Phật Giáo họ xem nhưngoại lệ. Nên tôi nghĩ nổ lực của tôitrong ba mươi năm qua thật là ấn tượng, và tôi nghĩ Đạo Phật là một tôn giáokhoa học chứ không phải căn cứ trên sự tin tưởng mù quáng. Dĩ nhiên tôi không bình phẩm những tôn giáokhác. Tất cả các tôn giáo khác rõ ràng có những lợi lạc vô biên cho loàingười. Nhưng sự suy nghĩ khoa học rấtkhó khăn để chứng minh đến TĐ, đấng Tạo Hóa. Nhưng cùng lúc ấy cũng rất khó để bác bỏ Thượng Đế, có phải thế không?(cười)

Nhưngmột sự thảo luận rõ ràng,một người bạn Ấn Độ của tôi, là một người rất ngoanthuần, tâm tư rất sùng tín, không cần sự học hỏi cao độ, không cần nhiều kiếnthức, ông ta cũng nghĩ, đây là sự tạo dựng của TĐ, nên ông ta hỏi tôi một câu hỏinăm ngoái, một cách rất chân thành rằng, trên hành tinh này quá nhiều đau khổ,quá nhiều rắc rối, tại sao TĐ lại tạo ra những thứ ấy? Ông ấy hỏi tôi.

Vànửa đùa nửa thật tôi đã trả lời ông ta rằng, bởi vì TĐ đã tạo ra địa ngục, nênphải có những người nào đó đi vào địa ngục (mọi người cười và vổ tay). Rồi thì ông ta cười, như thế đấy. Nên đây là những sự mâu thuẩn, với việc xemnhư TĐ là tình yêu vô hạn, năng lực vô cùng, tuệ trí vô biên, nhưng lại tạo ramột thế giới khốn cùng. Tại sao? Mâu thuẩn. Đây là quan điểm tín ngưỡng vô thần.

Mộtluận điển Phạn ngữ của Pháp Xứng, một đại học giả của Na Lan Đà, nói về nhận thứcluận, và một vị nữa, một đại đại học giả... trong tác phẩm của Pháp Xứng đã đề cậpnhững vấn đề này.

Nênnhiều nhà khoa học vốn là người Ki Tô nhưng có rất ít niềm tin, nhưng những vịnày đối với Đạo Phật, họ miễn cưỡng nói rằng, tôi theo Đạo Phật, nhưng cường độ,sự suy nghĩ của họ rất gần gũi với Phật Giáo.

VàEinstein, một nhà khoa học vĩ đại, rất vĩ đại, ông cũng bày tỏ rằng, trongtương lai một tôn giáo có thể song hành cùng khoa học là Đạo Phật, ông đề cậpnhư thế. Và điều này tôi muốn chia sẻ vớiquý vị, nổ lực chính của tôi, bất cứ nơi nào tôi đến, không phải tuyên truyền ĐạoPhật, mà tôi quảng bá những giá trị của con người, mà Phật Pháp chứa đựng nhữnggiá trị của loài người, không phải nói về những chuyện huyền bí, mà thật sự nóivề những cảm xúc. Nên có một số nhà khoahọc nói Phật Giáo chủ nghĩa (Buddhism) là Nhân bản chủ nghĩa (humanism), Đạo Phậtlà Đạo về loài người (humanist regilion). Do thế lấy một số ý tưởng của Đạo Phật, nhưng thật sự, mục tiêu đơn giảnlà để thúc đẩy những phẩm chất tốt đẹp của loài người, tình cảm, lương thiện,chân thật, hòa hiệp, bất bạo động. Nêntôi thường nói về những giá trị nội tại để có hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc giađình. Những giá trị nội tại này rất thiếtyếu. Đấy là những gì tôi nói mà không hềđụng chạm gì đến tôn giáo. Nên tôi diễntả về những đạo đức thế tục. Nên tôi cóthể nói với quý vị là tôi khá nổi tiếng, nổi tiếng nhất, không phải vì tôi làPhật tử mà tôi thật sự thúc đẩy những giá trị của con người, nhằm để có một xãhội hạnh phúc, một thế giới hạnh phúc, ...., nên có những người yêu mến tôi,hoàn toàn ủng hộ những ý tưởng này, những nổ lực này.

Đấylà những gì về Đạo Phật và khoa học. Câuhỏi kế tiếp.

HỎI: Đây là một câu hỏi về hạnh phúc. Mục tiêu của tất cả chúng sinh là hạnh phúcvà như là một con người và Phật tử, chúng ta phải thực hành buông xả. Vậy thì chúng ta thực hành buông xả thế nào vớihạnh phúc?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Theo một số nhà khoa học, những người đã tiến hành một số thí nghiệm, chủ yếulà ở Hoa Kỳ. Một nhóm người, trước khi họtiến hành một số thực hành, thiền tập, hay rèn luyện tâm, về từ bi, hay chánhniệm.

Trướckhi họ bắt đầu bài học, hay thí nghiệm, họ kiểm tra áp huyết, những căng thẳngvà thái độ của những người ấy. Và rồisau hai hay ba tuần rèn luyện. Sau đó kiểmtra lại, họ thấy áp huyết giảm xuống, thể trạng tinh thần tĩnh lặng hơn, và nhữngmối quan hệ hay tiếp xúc giữa những người, giữa những sinh viên cùng lớp, haytiếp xúc xã hội trở nên hạnh phúc hơn. Mộtsố trường Đại học và một số nhà chuyênmôn đã tiến hành thí nghiệm, họ thật sự thấy thể trạng tinh thần tĩnh lặng, quacách ấy thân thể cũng trở nên tốt hơn. Và cũng như một số thử nghiệm khác mà tôi không nhớ những danh từ chuyênmôn ấy, nhưng mà họ thấy những thay đổi tích cực sau khi rèn luyện tâm chủ yếulà từ bi.

Bâygiờ, từ bi, như tôi đã đề cập hôm qua,tôi nghĩ là hôm qua, việc quan tâm đến sự cát tường một người cố cựu, những ngườithường biểu lộ tích cực với quý vị thì việc quan tâm ấy là thiên vị, thật sự làliên hệ rất nhiều đến dính mắc luyến ái. Và ngay khi dính mắc phát triển, thái độ không thực tế ấy là thiên vị,và sự thiên vị ấy bị giới hạn với dính mắc và thường mang đến thù hận. Rõ không?

Nêntừ bi, là điều chúng ta muốn thúc đẩy lòng từ bi không thiên vị. Lòng từ bi ấy, một khi chúng ta rèn luyệnkhông phải chỉ đối với những người gần gũi mà ngay cả đến kẻ thù. Bởi vì tình cảm thiên vị hay lòng từ bi thànhkiến chủ yếu đưa đến những hành động. Thái độ đối với tôi tốt, tích cực, nên là tình thân hữu, nên tôi yêu mếnnhững người ấy. Còn người này, làm tổn hạitôi, làm những hành vi tiêu cực đối với tôi, nên thay vì tình cảm thì là lòngsân hận. Lòng từ bi không thành kiếnkhông bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người. Họ cũng muốn hạnh phúc, họ có quyền để vượtthắng khổ đau. Nên trên căn bản của sự tỉnhthức ấy, rồi chúng ta phát triển cảm nhận quan tâm chân thành, đấy là lòng từbi không thành kiến, lòng từ bi chân thành. Ở đây không có dính mắc hay luyến ái.

Nêntrong tiến trình rèn luyện hay thực tập lòng từ bi chân thành trước nhất chúngta phải thực tập buông xả. Đối với ngườibạn của quý vị, buông xả. Đối với kẻ thùchúng ta nên thực tập, một lần nữa là tính vô tư. Nên nhìn vào sự cát tường của người thân hữu cảmnhận quan tâm giảm thiểu nhằm để mở rộng lòng từ bi hay cảm nhận quan tâm đến mọingười. Nên trước nhất, điều này không cógì mâu thuẩn. Giảm thiểu dính mắc. Buông xả để phát triển lòng từ ái, bi mẫnkhông thiên vị đến toàn thể chúng sinh. Nên buông xả là bước đầu tiên để phát triển lòng từ bi vô biên. Lòng từ bi vô biên có thể đi đôi với tuệtrí. Dính mắc luyến ái không thể đi đôivới tuệ trí. Rõ chứ?

Đấylà câu trả lời. Nên hạnh phúc, cảm nhậntừ bi, nguyện ước tốt đến cho mọi người. Nên không có chỗ cho thù hận, không có chỗ cho sợ hãi. Trái tim của bạn mở ra cho tất cả mọi người. Qua cách ấy, quý vị có thể mang lòng tin đếntừ người khác. Càng nhiều lòng tin càngít căng thẳng. Không có căn bản cho sợhãi. Trái tim rộng mở, thái độ từ bi thậtsự mang đến sức mạnh nội tại, sự tựtin. Điều ấy do mang niềm tin đến từ ngườikhác.

Nêncác nhà khoa học nói sợ hãi, sự sợ hãi liên tục, sân hận, thù oán đang phá hoạihệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Cácnhà y học nói thế. Nên tâm càng từ bicàng mang đến sức mạnh nội tại, sự tự tin. Sự cởi mở, giảm thiểu sợ hãi, không còn căn bản cho sân giận và thù hậnnữa. Qua cách ấy sự thực tập từ bi cótác động vô biên cho tâm thức tĩnh lặng chúng ta và cả thân thể chúng ta. Rồi thì chúng ta có thể xem người hàng xómchúng ta, có thể rất giàu, nhưng thường gây gỗ, xung đột. Gia đình ấy không bao giờ có hạnh phúc. Trái lại những gia đình nghèo, mọi người thươngyêu lẫn nhau, rất hòa hiệp, không khí rấtthân tình. Có thể về vấn đề kinh tế khókhăn, nhưng hạnh phúc hơn.

Nênhôm qua tôi đã đề cập, niềm hạnh phúc chân thật đến từ sức khỏe tinh thần, chứkhông phải đến từ tiền bạc, quyền lực. Như thế đấy, nên việc thực tập lòng từ bi liên hệ mật thiết đến đời sốnghạnh phúc, đời sống tĩnh lặng, tâm thức tĩnh lặng. Với tâm tư tĩnh lặng là đời sống hạnhphúc. Tôi nghĩ đến một thí dụ nhỏ, nếutôi như là Đạt Lai Lạt Ma, đi khắp mọi nơi với khuôn mặt [nhăn nhó cau cónghiêm trọng] như thế này, tôi nghĩ tôi sẽ có ít thân hữu hơn (mọi người cười). Tôi luôn luôn nói đùa, tôi luôn cười, luônmĩm nụ, nên sẽ có nhiều thân hữu đến hơn (mọi người cười). Hoàn toàn tự nhiên, ngay cả con chó, nếu dễthương, rất dễ làm bạn với những con chó khác, nó được vây quanh bởi những conchó khác, con chó ấy rất tĩnh lặng, nó ngủ. Những con chó nào luôn sủa vang, thì lại bị cô đơn (mọi người cười).

Rồithì chúng ta là những con người, hoặc là do Thượng đế tạo ra hay do nghiệp báohình thành, chúng ta là những động vật xã hội. Tôi nghĩ Quốc Vương Thái Lan, một vị vua tuyệt vời, tôi nghĩ thế, tôi đãgặp hai lần, thật là tuyệt diệu. Bây giờhình như bệnh nặng lắm phải không? Bệnh nặng lắm. Bây giờ ngài bao nhiêu tuổi? Tám mươi, à tám mươi tư. Bây giờ là một vị vua, mà không có đối tượng,không thể là một vị vua. Không có ngườidân, không thể là một vị tổng thống. Mộtngười với thân thể cường tráng, giọng nói mạnh mẽ, sống cô độc ở một nơi, nói rằng, tôi là một vị vua vĩ đại, tôi là mộttổng thống vĩ đại. Có lẽ là một ngườiđiên (mọi người cười). Có phải thếkhông?

Nênnhững con người của nó, chúng ta là một bộ phận của xã hội. Mỗi con người phụ thuộc vào tất cả những ngườikhác. Tôi là một người trong bảy tỉ người. Tương lai của tôi lệ thuộc vào toàn thể thếgiới, vào toàn thể nhân loại, vào sự hạnh phúc của thế giới.

Tôinghĩ vụ chấn động sóng thần Tsunami ở bờ biển đông của Nhật Bản, ảnh hưởng đếnkinh tế Ấn Độ, kỷ thuật, .... ảnh hưởng thật sự. Thế giới ngày nay, điều gì đấy phát sinh ở mộtnơi sẽ ảnh hưởng toàn bộ thế giới. Nêntôi thường nói với mọi người rằng, bây giờ đã đến lúc chúng ta nên phát triền một"chúng tôi rộng lớn" hơn là "chúng ta" và "họ".

Hàngnghìn năm, tâm thức chúng ta, khái niệm về "chúng ta" và "họ". Với quan niệm ấy, bóc lột người khác, bắt nạt người khác, và trên bình diện quốc tế làchiến tranh với người khác. Bây giờ nhậnthức ấy đã lỗi thời rồi, phương đông chúng ta phải nhìn phương tây như một bộphận của chúng ta. Phương bắc phải cảmthấy phương nam là một bộ phận của nhau. Đấy là thời đại của chúng ta. Chúng ta phải nói về vấn đề môi trường, vấn đề ấy thật sự đem chúng ta lạivới nhau. Một nhóm kinh tế cũng đem mọingười lại với nhau. Đấy là hoàn cảnh mới. Và chúng ta phải phát triển cảm nhận cát tườngcho toàn thể thế giới, toàn thể nhân loại. Rồi thì không có chỗ cho khái niệm kẻ thù. Mọi người là một bộ phận của gia đình chúngta. Mọi người là một bộ phận củatôi, một bộ phận của chúng ta. Qua sựgiáo dục, chứ không phải qua sự cầu nguyện,không phải qua sự cầu nguyện của tín ngưỡng, nhưng phải qua sự giáo dục, qua sựtỉnh thức, điều ấy có thể hoàn thành.

Nênchúng ta là những động vật xã hội. Và bấtcứ động vật xã hội trông cũng hòa bình, không có hiến pháp, không có cảnh sát,không tôn giáo, không tòa án, nhưng mà một cách tự nhiên, những con ong làm việcvới nhau. Một ý thức cộng đồng rất mạnhmẽ. Chúng sẽ tồn tại, chúng sẽ tồn tại mộtcách khỏe mạnh.

Nênchúng ta là những động vật xã hội. Nên bấtcứ những động vật xã hội nào hoàn toàn hợptác với nhau một cách căn bản. Bất cứ sựhợp tác nào thì tình thân hữu là thiết yếu, với sự tin tưởng và từ bi. Cảm nhận cát tường cho người khác. Đấy là căn bản của lòng tin. Thái độ vị kỷ đồng nghĩa với việc đem đến sợhãi, mất lòng tin, như thế đấy.

Nên,một đời sống hạnh phúc, một gia đình hạnh phúc rất quan hệ với sự cởi mở, tráitim nồng ấm. Đôi khi tôi dùng chữ -warmheartedness-sự nhiệt tình. Đôi khi người ta cảm thấychán nản khi nghe chữ từ bi - compassion - như nhốm mùi tôn giáo. Rõ chứ?

Câuhỏi khác.

HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, xin ngài hãy dạy tôi cười như thế nào?(mọi người cười)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Khi tôi sống một mình, không có cười (mọi người cười). Chỉ khi với người nào đó, với một sự việc vui vẻ, và rồi tôi luôn luôn cười(cười). Nếu tôi ở trong phòng ngồi thiền và tôi cười, thì những người phụgiúp tôi có thể nói là Đạt Lai Lạt Ma điên (mọi người cùng cười). Nên cười luôn luôn phụ thuộc vào người khác,cũng tùy thuộc vào tình thân hữu, sự cởi mở. Tôi đối đãi với quý vị như những con người, không có gì khác biệt nhau.

Bấtcứ khi nào tôi gặp mọi người, tôi luôn luôn cảm thấy, ô chúng ta cùng là nhữngcon người. Họ muốn hạnh phúc, tôi muốn hạnh phúc. Một cách vật lý, chúng ta giống nhau. Ngoại trừ một vài dấu hiệu khác nhau về thânthể, như lỗ mũi của người Thái hơi thấp, và người Ấn Độ thế này (đưa tay lênmũi - mọi người cùng cười). Theo cảmxúc, theo tinh thần, chúng ta giống nhau. Bảy tỉ con người, một cách căn bản, một cách cảm xúc, một cách tinh thần,thân thể là giống nhau. Như thế đấy.

Câuhỏi khác.

HỎI: Chúngta áp dụng chánh niệm, và tánh không như thế nào trong đời sống hàng ngày?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi nghĩ truyền thống ở Thái Lan và Miến Điện, việc luyện tập tâm mỗi khi tập thiềnhành giả theo dõi từng chuyển động của bước chân, trái phải, trái phải. Nhưng trong đời sống hằng ngày, chúng ta quánsát không chỉ những chuyền động vật lý mà cả những chuyển động tâm lý. Điều ấy quan trọng khi chúng ta gặp ai đấy,hãy nhìn động cở của chúng ta, và phải chân thành, trung thực, ngay cả trong mộthẻm hóc nào của tâm tư, bạn muốn lừa dối, thì hãy tự nghĩ rằng, tôi là Phật tử,tôi là tu sĩ không nên làm thế. Ngay lậptức kềm chế. Một trường hợp nào đó tôinghĩ là ở ... tôi thích đi thăm những siêu thị. Nhiều thứ vật dụng, thì phản ứng đầu tiên của tôi nghĩ là, ô đẹp quá,tôi muốn thứ ấy, tôi muốn mua. Rồi thì ýnghĩa tiếp theo, bạn thật cần thứ ấy sao? Câu trả lời là, không.

Nhưthế đấy, theo dõi tâm tư chúng ta, cảnh giác với dính mắc, tham muốn, ao ước,tham lam phát triển, thì lập tức khảo sát, chúng ta thật sự muốn thứ ấy haykhông? Những thứ cảm xúc tiêu cực, sân hận,thù oán. Một luận điển rất hay đề cập rằng: Nếu ai đấy bình phẩm bạn, rồi bạn muốn trả đủalại với giận dữ, thế thì trong thời điểm ấy hãy nghĩ, lời bình phẩm đã xảy ra rồi,sự trả đủa của bạn sẽ không làm cho lời bình phẩm ấy biến đi, vì nó đã xảy ra rồi. Bây giờ nếu bạn trả đủa, thì càng có nhiều lờibình phẩm sẽ xảy đến. Nên tốt hơn là nhẫnnhục, bao dung và vì vậy sẽ không có những lời bình phẩm xa hơn. Nếu bạn trả đủa càng có nhiều bình phẩm và cuốicùng là những hành động chân tay, (vung tay - cười) và rồi tì có thể có ám sát,vào tù.

Vìvậy nên quán sát tâm tư. Khi chúng tađơn độc một mình quán sát sự trạo cử và hôn trầm dã dượi. Nhưng quán tâm tư là quan trọng khi chúng tađang cùng với những người khác, trong đời sống hàng ngày và hãy nhớ mình là một tu sĩ Phật Giáo, điều ấy rất cần thiết,rất quan trọng. Như tôi đã đề cập sángnay, chính tôi ngay cả trong giấc mơ tôi cũng có thể duy trì chánh niệm, tôi làmột tu sĩ. Nên tôi không đề cập ở đấy,nhưng trong giấc mơ của tôi, khi tôi gặp ai đấy giả sử như muốn đánh nhau, haygặp những phụ nữ dễ thương trong giấc mơ, tôi liền lập tức nhớ tôi là tu sĩ PhậtGiáo, trong giấc mơ.

Đâylà những điều khi chúng ta rèn luyện tâm thì sự chánh niệm liền lập tức hiện diện. Vì vậy để được như thế bạn nên thực tập chánhniệm....

(Tiếngvọng từ thính chúng: Câu hỏi này không phải từ tu sĩ mà từ cư sĩ) thì cũng nhưthế chúng ta phải luôn nhớ chúng ta làPhật tử, tôi phải tuân theo những lời chỉ bảo của Đức Phật.

Cònvề tánh không, nếu không có những thấu hiểu thích đáng, thì không thể thi hànhtrong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nên trước hết chúng ta phải học hỏi. Thí dụ trường hợp của riêng tôi vào lứa tuổi khoảng 15, 16 tôi đã có mộtsự quan tâm hăng hái về tánh không. Trong khi ấy tôi cũng học tập những kinh luận cổ điển. Rồi thì vào cuộc thi cuối khóa của tôi vàolúc tôi khoảng 23 tuổi, tôi thật sự muốn tập trung vào thiền quán về tánh khôngvà rồi năm 24 tuổi tôi rời Tây Tạng, tôi đào thoát khỏi Tây Tạng để là một ngườitị nạn. Rồi đến tuổi cuối những năm 20 đếnđầu những năm 30 tuổi, tôi học hỏi và quán chiếu về tánh không. Những căn bản hàng ngày. Rồi thì sự thấu hiểu của tôi trở nên sâu hơn,sâu hơn, rồi thì sự quán chiếu về tánh không trở thành điều gì đấy sống động chứkhông chỉ là những ý tưởng. Bất cứ khinào tôi gặp chữ "tôi", nếu tôi nhớ về tánh không, thì tôi lập tức cảmthấy không "tôi", không có cái tôi độc lập, chỉ đơn thuần là"tôi" , "của tôi" gần như lỏng lẽo, rời rạc. Điều này gần như đến lúc, nếu tôi chú ý, cònnếu tôi không chú ý, cái "tôi'' mạnh mẽ ấy vẫn ở đấy (cười).

Nênở trình độ thứ nhất, chúng ta phải chú ý hơn, phải học hỏi, nghiên cứu. Rồi thì quán chiếu, cố gắng điều gì đấy như cảmgiác, rồi thì làm cho quen thuộc hơn, sau đó cảm nhận tự động phát sinh. Từ bi cũng vậy, trước tiên phải nghĩ về điềunày, rồi thì đem đến sự tin chắc hơn về giá trị của từ bi, sau đó chúng ta pháttriển nhiệt tâm để thực hành từ bi. Rồithì làm cho quen thuộc hơn trong căn bản của đời sống hàng ngày, nếu có thể làbuổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Trong mọi trường hợp, suy tư, thiền quán, rồi thì nó sẽ trở thành một bộphận trong đời sống cùa quý vị. Như thếđấy.

Mộtsố đại tỳ kheo, được xem như a la hán, giai tầng ấy không phải chỉ phát triểntrong một ngày. Thập niên này nối tiếpthập niên khác, nên yếu tố thời gian là quan trọng. Chỉ kiến thức, hay học tập chỉ trong một vàigiờ, quý vị có thể biết những điều ấy, nhưng cảm nhận thật sự, cần phải có thờigian. Việc làm cho quen thuộc, có nghĩalà việc rèn luyện tâm thức, có nghĩa là thiền tập.

Câuhỏi tiếp.

HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, tôi có câu hỏi về sự khó khăn trong việc thực hành Giáo Pháp, trong thời gian hiệntại vì chủ nghĩa vật chất rất mạnh, nên khó để thực hành Giáo Pháp. Nhưng cho một sự thực hành thực tiển và hiệuquả xin ngài hãy vui lòng so sánh việc thực hành của Thanh Văn Thừa và Phật Quảcủa Đại Thừa, xin ngài hãy so sánh?

dalailama-thailand-2ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Như tôi đã đề cập sáng nay, ngay cả trong những nhà khoa học, ngày càng có nhiềungười hơn nhận ra rằng tâm tư tĩnh lặng, tâm thức hòa bình là rất thiết yếu. Nó rất quan trọng cho một đời sống đầy đủ ýnghĩa hay một cuộc sống hạnh phúc.

Nêngiá trị của vật chất, đời sống vật chất, tự nó đã cho thấy một sự thiếu vắngnào đó. Rõ chứ? Tôi nghĩ những người ấy, người Thái, ở nhữngvùng xa xôi trong thôn xóm, ngay cả đây ở Dharamsala, nhiều tu sĩ Tây Tạng, nhữngngười cảm thấy không đầy đủ với vật chất rất hăm hở trong việc di cư sang Hoa Kỳvà Canada. Tôi thường nói với người TâyTạng rằng, một cách trực tiếp, một cách thân mật rằng, người Tây Tạng cũng muốnvăn minh hiện đại, lý do mà tôi không tìm kiếm sự ly khai, tôi với sự quan tâmcủa chính tôi, nên tôi đề cập, người Tây Tạng cũng muốn tiền bạc, người Tây Tạng cũng muốn vănminh hiện đại, nên có một số người Tây Tạng di cư bất hợp pháp sang Hoa Kỳ,không phải tìm kiếm Phật Pháp mà tìm kiếm đô la (mọi người cười). Nên đấy là một thực tế. Do vậy, những người thiếu thốn tiện nghi vậtchất, những người ấy vẫn cảm thấy ưu tiên trước nhất của họ sự thoải mái vật chất. Những người đã có đầy đủ tiện nghi vật chất,bây giờ họ cảm thấy thiếu thốn điều gì đó.

Bâygiờ ở Trung Hoa, mới đây một trường đại học đã thực hiện một cuộc thăm dò đểxem có bao nhiêu Phật tử ở Trung Hoa. Theo cuộc thăm dò đó, có gần ba trăm triệu người [Phật tử], trong số đó,nhiều người học thức trẻ, đa số trong sốđó, những lớp người này, không phải là những người nông dân, điều này cũng chothấy rằng, những ai có điều kiện tiện nghi hơn, họ vẫn cảm thấy có điều gì đóthiếu thốn, điều gì đấy trống vắng. Nên ởđây vấn đề là, học vấn. Người Phật tử nếuchỉ đơn giản cầu nguyện Buddha, Buddha; quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngay cả những người đầy tiền bạc, đầy đô lamà cứ đọc quy y Phật, quy y Pháp,... Sai! Một số người biết Phật Pháp là gì và áp dụng vào đời sống và được mộthương vị nào đó và cảm nhận được Phật Pháp chân thật.

Nêncho vấn đề ấy, trước nhất là học hỏi hay giáo dục. Phật Pháp thật sự là gì? Phật dạy những gì? Chỉ đơn giản ... (chấp tay). Một trong những người em trai của tôi vừa mớithăm Úc Đại Lợi. Khi trở về từ Úc Đại Lợiqua Singapore, ông trong cùng hàng với một phụ nữ người Hoa, trông là một giađình giàu sang. Và trong những câu traođổi ngẫu nhiên, bà cho biết bà là một Phật tử. Rồi thì em trai tôi nhẹ nhàng hỏi, Phật giáo gì? Rồi thì bà ta đề cập đến việc cầu nguyện (vớimột bó nhang quơ qua quơ lại trước tượng Phật) như là Phật Giáo (cười). Bà ta đề cập thế.

Rấtthường, tôi thăm viếng một số cộng đồng Phật Giáo ở Lhadak,..., và năm trước ởLucknow (thủ phủ của bang Uttar Pradesh) và gặp những người với áo màu vàng, vàhọ nói là học hỏi Phật Giáo. Sau đó tôihỏi, Phật Giáo là thế nào? Và họ tụng lạicâu, quy y Phật, quy y Pháp ,quy y Tăng. Và tôi hỏi một sinh viên, Phật Giáo là gì? - Không có câu trả lời. Và trong một trường hợp tôi hỏi một Phật tử,và câu trả lời của người ấy là, quy y Phật, quy y Pháp ,quy y Tăng, lập đi lậplại những câu ấy và cho đó là Phật Giáo. (Lắc đầu) Không. Điều ấy cho thấy rõ ràng một sự trống vắng vềtri thức Phật Pháp.

Ngoạitrừ chúng ta học hỏi, năm này qua nămkhác, còn nếu chỉ đơn giản theo truyền thống (chấp tay đọc nhanh), quy y Phật,quy y Pháp ,quy y Tăng; không phải là Phật Giáo. Đặc biệt là những người chỉ tiếp nhận quy y bằnglời. [Đấy không phải là sự giàu có vềtinh thần hay sức khỏe của Đạo Phật]. Nên tôi nghĩ là học vấn hay giáo dục hay nghiên cứu Phật Giáo là rất cầnthiết.

Bâygiờ tôi đã hơn 76 tuổi, nhưng tôi vẫn xem tôi như một học nhân của Đạo Phật. Tôi vẫn đọc, vẫn học hỏi và quán chiếu tối đanhư có thể.

Theotruyền thống Theravada (Phật Giáo Nguyên Thỉ), tôi nghĩ là bất hạnh thay có mộtsố nhấn mạnh, sự nhấn mạnh sai lầm, như tôi đã đề cập hôm qua, cái gọi là PhậtGiáo Tiểu Thừa và Đại Thừa. Và mọi ngườicảm thấy hoàn toàn khác biệt. Hoàn toànsai.

Giáohuấn Theravada là nền tảng của Phật Pháp, rồi Phật Giáo phát triển - Bồ Tát Thừahay còn gọi là Phật Giáo Đại Thừa, nói đặc biệt về lòng vị tha. Và về lãnh vực triết lý luận bàn sâu hơn vềtánh không, như tôi đã đề cập trước đây như Duy Thức (Duy Tâm) luận và TrungQuán Luận và trong mỗi trường phái có những quan điểm khác nhau, và hoàn toàn hữuích. Trong truyền thống Tây Tạng chúngtôi học hỏi tất cả những quan điểm này, tất cả những luận điển được các đại sưcủa Na Lan Đà sáng tác. Lợi lạc vô cùng.

Nênđiều được gọi là Đại Thừa, đặt căn bản Phật Pháp trên Bốn Chân Lý Cao Quý và 37Trợ Đạo Phẩm, những thứ này và đặc biệt là Luật Tạng. Đây là nền tảng của Phật Pháp. Đức Phật đã đề cập rằng, nơi nào có sự thực tậpGiới Luật là có sự hiện diện của Đức Phật. Nên có là Phật Giáo hay không, thì nơi mà cộng đồng tu sĩ xuất gia thựchành giới luật, an cư kiết hạ là có Phật Giáo ở đấy. Còn nếu không thì không có Đạo Phật ở đấy. Như thế đấy. Cho nên, ngoại trừ quý vị biếtnhững thứ này, [bằng không] thì các quốc gia Phật Giáo Theravada, nói rằng, ô,Phật Giáo Tây Tạng là Đại Thừa, hầu như không phải là Đạo Phật. Một số tác giả phương Tây cũng diễn tả Đạo PhậtTây Tạng là Lạt Ma Giáo. Sáng nay tôi đãđề cập, bất hạnh thay trong cộng đồng Tây Tạng, xã hội Tây Tạng, những thế kỷqua, tulku (các vị tái sinh) được xem như một giai tầng, một vị trí của xã hội,và tôi là cao nhất (cười). Gần như là mộtvị thế xã hội. Hoàn toàn sai. (Chỉ vào một lạt ma trẻ) ông ấy là một vị táisanh nhỏ, vị kế bên không phải. Nhưng thật sự vị này có tri thức về PhậtPháp,..., nên vị này thật sự là một lạt ma, và vị kia cũng có học hỏi về Giáohuấn nên là một lạt ma. Và may mắn thaytôi cũng là một lạt ma nho nhỏ (cười) có mang trong tâm tư một số giáo huấn.

Kémmay mắn thay, một số người, bình phẩm rằng, có những vị mang danh là tulku lớn và có ngaicao, tri thức là số không, kinh nghiệmlà số không, làm thế nào là một vị thầy, như thế ấy. Ngày nay tôi hoàn toàn minh bạch rằng, nói vớimọi người, kể cả người Trung Hoa, rằng có những lạt ma thoái hóa, những vị táisinh giả mạo đang tìm kiếm sắc dục, tìm kiếm tiền bạc. Thật sự là sai lạc.

Tôinghĩ là người Thái ít nguy hiểm hơn, tôi không biết, tôi không biết. Giống nhau à? (Cười) Phật Giáo Thái có truyềnthống tốt đẹp. Nhưng tôi đã nói côngkhai rằng trong các giáo sĩ Do Thái, các giáo sĩ Hồi Giáo, các giáo sĩ Ki TôGiáo đã có rồi những tu sĩ tinh ranh thế ấy, điều này không phải không thường xảyra. Có những kẻ láu lĩnh trong đoàn thể. Qua những việc ấy mà cho rằng cả cộng đồng HồiGiáo là sai lạc là hoàn toàn không công bằng. Trong Phật Giáo Theravada cũng có những kẻ lém lĩnh như vậy, điều này cóthể hiểu được, những kẻ liên hệ đến giết người, trộm cắp, lừa dối, sắc dục ở đấy.

Sángnay tôi đã đề cập một cách rõ ràng, một số người Tây Tạng mặc đồ tu sĩ, nhưngcó vợ. Rất là bất hạnh. Ngày nay tôi đã đề cập một cách công khai rằng,chúng ta đã phát triển những ngôn ngữ, danh xưng rất lạ lùng, tu sĩ có vợ, tusĩ không có vợ, là rất bất hạnh. Tu sĩlà phải độc thân, còn nếu không thì không phải là tu sĩ nữa. Một cách chính yếu, những tu sĩ Mongolia,trong thời gian cách mạng thì có thể hiểu được, một vài tu sĩ già với vợ, họ thậtsự đã giữ gìn truyền thống tôn giáo trong tu viện của họ, thì okay.

Mộtlần nọ, ở Mongolia, một vị trụ trì Mongolia, trụ trì một tu viện chính, giớithiệu với tôi, đây là con gái tôi (mọi người cười). Tôi ngạc nhiên (mọi người cười). Và sau đấy tôi nói rõ ràng với họ, nếu ông làtu sĩ, phải nên là một tu sĩ chân thật. Tu sĩ với vợ là không thể được. Hai năm trước tôi ở Warsaw, thủ đô Ba Lan. Một nữ giáo sư Đại Học, nghiên cứu vềMongolia, bà ta hỏi tôi:-" Một số tu sĩ Mongolia nói với tôi rằng, chúngtôi là những tu sĩ Mongolia, những tu sĩ hiện đại, chúng tôi nên cho phép kếthôn". Bà hỏi tôi, có thể được haykhông? Và tôi nói với bà ta, không. Giới luật của tu sĩ, Đức Phật đặt để. Nên chúng tôi không thể nói, thời hiện đại cónhững thứ khác biệt. Không (mọi người cười). Hai nghìn sáu trăm năm luật lệ của Đạo Phật,phải được giữ gìn một cách chân thành. Tôi nói với bà ta, một số tu sĩMongolia thật sự muốn quyền giải phóng [giải phóng tu sĩ](mọi người cười). Có lẻ, kiếp này trong một thời gian ngắn cóthể có một chút giải phóng và kiếp sau thì đi vào địa ngục (mọi người cười).

Câuhỏi tiếp.

HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, trong Phật Giáo Theravada có một huyền ký rằng Đạo Phật chỉ tồn tạitrong năm nghìn năm, trước khi suy tàn. Vậy thì có một sự tiên đoán hay huyền bí nào về sự tồn tại của Đạo Phật trong Đại Thừa Phật Giáokhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Giống thế thôi. Một luận điển đề cập rõràng rằng, mười lần năm trăm năm, tức là năm nghìn năm. Giống nhau.

Bâygiờ mới đây thôi, ở Afghanistan, một số công ty Trung Hoa khai thác hầm mỏ, họđã tìm thấy một hang động cổ xưa, một hang động Phật Giáo. Tôi đã thấy những hình ảnh, một số hình tượngBồ Tát Tara, Phật, cùng như tượng của Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cũng ở đấy. Và một số nhà chuyên môn phương Tây, nhữngnhà khảo cổ học, họ tiến hành một số thử nghiệm, họ thấy rằng những bức tượngnày, lâu hơn hai nghìn sáu trăm năm.

Chúngta phải theo dõi sự khảo sát của họ. Nếuhọ thật sự chứng minh rằng những hình tượngPhật Giáo này lâu hơn 2.700 năm, thí dụ vậy, thế thì niên đại 2.500 năm tính đếnnăm 1956, chúng ta phải xem xét lại, điều chỉnh lại niên đại của Đức Phật. Theo một số học giả Tây Tạng có quan điểm rằng,thời điểm Đức Phật Thích Ca hiện diện gần ba nghìn năm. Một cách tổng quát chúng ta tin tưởng là2.600 năm. Nên chúng ta phải theo dõisát vấn đề này.

Tốtnhất, trong nhiều năm tôi tuyên bố rằng, một số xá lợi của Đức Phật đã sẳn đấy,ở Đạo Tràng Giác Ngộ cũng sẳn ở đấy, ở Sanchi cũng sẳn rồi. Và với sự tôn kính vô hạn, chúng ta khảo nghiệmxem những xá lợi ấy bao nhiêu tuổi. Vànhư thế tôi nghĩ là có câu trả lời đúng đắn.

Nhưngtôi nghĩ những Phật tử chúng ta rất ngại, không dám thẩm nghiệm những xá lợi ấybao nhiêu tuổi. Khó khăn có phảikhông? Tôi nghĩ cứ đề những nhà khoa họclo liệu vụ này. (cười). Chúng ta cứ chờđợi sự khám phá của họ.

HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, trong cuộc đàm luận với Buddhadasa Bhikkhu trong những năm 1960, phương pháp chính hay vấnđề chính nào các ngài đã bàn thảo?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA: Tôi nghĩ chỉ là những sự thực hành tổng quátcủa Đạo Phật, và giới luật của tu sĩ. Vànhững sự thực hành chính yếu hoàn toàn giống nhau. Như tôi đã đề cập sáng nay, hôm qua, giới luậthoàn toàn giống nhau. ... Chỉ có một số khác biệt không đáng kể trong giới điềutỳ kheo của tăng cũng như ni. .... Một số cách ăn mặc. Khi ăn không nên hả miệngquá rộng, không nên nhai ra tiếng... Khingồi xuống phải nhẹ nhàng không gây tiếng ồn. Nhưng bây giờ đầu gối của tôi hơi có vấn đề nên khi tôi ngồi xuống hơi mạnh(cười).

...Khithọ giới nếu vùng ấy đầy đủ tăng chúng thì phải có mười vị giới sư. Nếu không sẳn sàng như thế, thì phải có tốithiểu năm vị.

Mớiđây ở Sarnath-Lộc Uyển, một trường đại học Phật Giáo mà chúng tôi mới xây dựng,chúng tôi có một cuộc gặp gở lớn giữa những vị tỳ kheo của Miến Điện, Thái Lan,Tích Lan, Tây Tạng và Trung Hoa. Chúngtôi có một số thảo luận. Loại gặp gở nàyrất cần thiết. Rất rất cần thiết. Qua sự tỉnh thức về những khác biệt quốc gia,một cách căn bản thì cùng truyền thống. Bằng khác đi chúng ta thấy có khoảng cách cùng với những tin tức sai lạctạo nên một số biểu hiện gây chia rẻ.

Nóichuyện một cách thân hữu bằng tiếng Anh,tôi tiếp xúc với người Ki Tô khá hơnkhi nói chuyện với người Phật Giáo. Đấylà một thực tế. (cười). Phật Giáo TrungHoa, Đại Hàn, Việt Nam, Nhật Bản theo truyền thống Phạn ngữ hơi gần gũihơn. Rồi theo đó là truyền thống Palihơi có khoảng cách hơn. Nhưng tôi nghĩ khôngnên xảy ra như thế.

Nêntôi cực kỳ sung sướng khi có những nhóm Phật tử cộng đồng Thái Lan đến đây cũng như một số vị Tì Kheo, tôithật sự cảm kích. Và mới đây ở trường đại học Bombay. Khi tôi thuyết giảng, có một số tăng sinh đếntừ Miến Điện. Tôi cũng có một số thảo luậnvới họ. Họ rất nhiệt tình trong việc họchỏi kinh điển từ Phạn ngữ. Nên tôi đãnói với họ rằng nên thường lui tới trường đại học của chúng tôi ở Sarnath, tạiđấy chúng tôi đã nghĩ đến một phân khoa nghiên cứu Pali, và cuối cùng là tiếngMiến Điện, Thái Lan, những thứ này. TrườngĐại Học ấy sẽ là nơi nghiên cứu giảng dạy Phật Giáo Quốc Tế. Điều ấy rất quan trọng, những sự tiếp xúc củachúng ta rất quan trọng.

Trongquá khứ, những cuộc gặp gở với các nhà khoa học, tổ chức Tâm Thức và Đời Sống,xảy ra với sự hiện diện của một số tu sĩ Theravada, trong một vài trường hợp đượcmời đến, nhưng không phải là người Á châu mà là người Anh. Một số người Anh được thọ giới với truyền thốngTheravada, tôi nghĩ là có hai người đã tham dự, trong một vài trường hợp. Nên những cuộc gặp gở với các nhà khoa học củatôi, đối thoại với khoa học hiện đại, tôi nghĩ một số tu sĩ học giả từ TháiLan, chúng tôi rất hân hoan chào đón. Vàtừ Miến Điện, Miến Điện tôi không biết, khó khăn hơn. Thái Lan dễ dàng hơn, thế ấy. Nhưng sự viếng thăm của tôi đến Miến Điện làkhông bao giờ, bởi vì là một quốc gia Phật Giáo; rồi thì Tích Lan, không bao giờ,bởi vì là một quốc gia Phật Giáo. TháiLan trong những năm sáu mươi, vâng, tôi đã ở đấy. Và cuối cùng Thái Lan thiết lập quan hệ ngoạigiao với Liên Bang Sô Viết, với Cộng HòaNhân Dân Trung Hoa, nên không có khả năng nào cho sự viếng thăm của tôi (mọingười cười). Phức tạp, phức tạp. Thế ấy. Okay, không có vấn đề gì. Thế nàođi nữa, rất quan trọng , trong những anh chị em Phật Giáo, chúng ta cần nhiềutiếp xúc hơn với nhau. Rất quan trọng.

Bâygiờ, sự thảo luận của tôi với Buddhadasa là những sự thực tập tổng quát. Bây giờ tôi không nhớ chi tiết của những thảoluận. Nhưng tôi nhớ Buddhadasa cho thấytánh không về triết lý Duy Tâm (mind only - Duy thức), tôi nhớ ... ngài đã có mộtsố thông tin về tánh không từ Duy Thức luận từ luận điển Trung Hoa. Bởi vì ở Trung Hoa, quan điểm và tài liệu vềDuy Thức rất phong phú. Những luận điểncủa Long Thọ ở đấy, luận điển của Nguyệt Xứng (Chandrakirti) cũng ở đấy, nhưngnhững luận giải quan trọng nhất của Nguyệt Xứng không được dịch, mà chỉ cótrong tiếng Tây Tạng (được dịch ra từ Phạn ngữ). Bây giờ một số người Trung Hoa, với sự cộngtác trọn vẹn của chúng tôi để chuyển dịch, một số luận điển triết lý quan trọngchỉ có trong tiếng Tây Tạng, mà không có trong tiếng Trung Hoa. Bây giờ chúng tôi đã bắt đầu chuyển dịch sangtiếng Trung Hoa và Nhật Bản. Như thế đấy. Câu hỏi tiếp.

HỎI: Ngài ápdụng thế nào để hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng trên trường quốc tế?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Không. Một thực tế, cho đến khi nào tôiliên hệ, đáng tiếc là chính quyền Bắc Kinh thường tuyên bố là, không có vấn đề Tây Tạng, nhưng rắc rối là Đạt Lai LạtMa (mọi người cười). Bây giờ tôi vềhưu. Nên giới chức thẩm quyền Tây Tạnglãnh trách nhiệm ấy. Nên tôi đang chờ đợichính quyền Bắc Kinh nói gì, những người Trung Cộng nói gì (mọi người cười). Rồi thì, lý do chính là truyền thống bốn thếkỷ, thể chế Đạt Lai Lạt Ma như lãnh tụ thế quyền và tâm linh của Tây Tạng, truyềnthống bốn thế kỷ, bây giờ phải chấm dứt, nhằm để phát triển một thể chế dân chủhoàn toàn, nên truyền thống này phải chấm dứt. Tôi không muốn phải kết thúc như ở Ai Cập (mọi người cười) bởi những ngườilàm cách mạng, điều đó thật không danh dự. Qua áp lực, qua bất cứ áp lực nào,không đẹp cho lắm. Bây giờ chấm dứt truyềnthống bốn thế kỷ một cách tự nguyện, một cách vui vẻ, một cách tự hào. Tôi cảm thấy tự nó là một sự phụng sự cho nhữngvị Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm. Nếu thể chếnày chấm dứt như với những người áo đỏ (cười) hay áo vàng (ở Thái Lan) như thế là không đẹp. Tôi muốn người Tây Tạng có một thể chế dân chủhoàn toàn. Nên khi nào tôi vẫn còn ở đấy,một cách cảm xúc, hay tâm lý, người ta nhìn vào tôi và một cách vô thức tôi làcản trở cho một chế độ dân chủ trọn vẹn. Đấy là lý do chính. Rồi trong thậtsự không có gì thay đổi nhiều. Bởi vìtrong mười năm qua, tôi đã ở trong vị thế bán hưu trí, trong mười năm gầnđây. Vì từ năm 2001, chúng tôi đã có nhữnglãnh tụ dân cử, tất cả những trách nhiệm được vị ấy đảm đương. Tôi duy trì như một người cố vấn. Nên bây giờ hoàn toàn hưu trí, tôi có thể cồnghiến trọn vẹn cho việc thúc đẩy những giá trị nhân bản, thúc đẩy hòa hiệp tôngiáo. Và trong một vài trường hợp cầnthiết cao độ thì tôi sẳn sàng, như thế đấy, không có vấn đề gì (cười).

Câuhỏi chót.

HỎI: ĐứcThánh Thiện có thể tái sanh là một người nữ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠTMA:Đôi khi tôi đề cập rằng, cũng có thể việc tái sanh là một người nữ (mọi ngườicười và vổ tay). Nếu những vị tu sĩ chophép (cười). Quý vị thấy trong truyền thốngTây Tạng, một số lạt ma cao cấp tái sanh là người nữ, tôi nghĩ là trên bảy trămnăm, đã có rồi. Rồi thì với sự cho phépcủa quý vị (chắp tay về những tu sĩ - cười).

Tôicũng thường nói với mọi người, sau khi chúng tôi quán sát vài thế kỷ gần đây, rấtnhiều cuộc tắm máu, rất nhiều bạo động. Những sự bạo động này không phải do thiếu học vấn, không phải qua thiếu kỷthuật, nhưng kỷ thuật tự nó hổ trợ cho việc tạo nên nhiều bạo động hơn, nhiềutàn phá hơn, nhiều khổ đau hơn. Tạisao? Một cách chính yếu là cảm nhận từbi, cảm nhận nhiệt tâm ở đây (chỉ vào ngực) vào đời sống của người ấy.

Nênbây giờ, bên cạnh học vấn, qua học vấn, chúng ta phải cải thiện giáo dục vớilòng nhiệt tình, một trái tim nồng ấm. Không phải nói về Đức Phật, không phải nói về Giê-su Ki-tô, không phảinói về Mô-ha-mét, mà chỉ đơn giản sử dụng những giác quan, cảm nhận thông thườngvà những khám phá khoa học. Qua cách ấygiáo dục con người tầm quan trọng của từ bi, karuna. Trong sự quan tâm này, phụ nữ, một cách sinhhọc, nhạy cảm hơn với khổ đau của người khác. Này nữa, khoa học thử nghiệm hai người, một người nam, một người nữ, haingười quán sát, rồi thì hình ảnh hay điều gì đấy, một người trải qua những kinhnghiệm đớn đau vô cùng. Phản ứng từ ngườinữ mạnh mẽ hơn, mạnh hơn. Và rõ rànghơn. Ngay cả những con chó, chim, bà mẹthật sự chăm sóc toàn diện những đứa con. Những con chim cũng như thế.

Nhữngcon người chúng ta cũng thế. Một trườnghợp, chuyến bay dài của tôi nghĩ là từ Tokyo đến San Francisco thì phải. Trong số những hành khách có một đôi vợ chồng,có hai đứa con, một bé trai và một bé gái. Một bé rất nhỏ và một bé khoảngnăm tuổi. Vào lúc đầu, đứa lớn chạy tớichạy lui đây kia và la hét, nhưng đứa nhỏ thì khóc luôn. Đôi cha mẹ trẻ kia lúc đầu trông theo những đứatrẻ, đặc biệt là đứa bé hơn. Vào khoảngnửa đêm, người cha vẫn ngủ, như thế này (cười). Còn người mẹ cả đêm, không ngủ, chăm sóc đứa bé. Sáng hôm sau, đôi mắt người cha hẳn là bìnhthường; đôi mắt người mẹ trở nên đỏ. Tôibiết trong hai người cha mẹ thì người mẹthật sự hy sinh sự thoải mãi của bà nhằm để chăm sóc đứa trẻ.

Việcnày thì không can hệ gì với tôn giáo, nhưng mà là nhân tố sinh học. Và đôi khi tôi tuyên bố một cách công khai rằng,hầu hết những người anh hùng, anh hùng nghĩa là hàng nghìn người giết, giếthàng nghìn người. Đôi khi chúng ta gọilà anh hùng, hầu hết những người anh hùng là đàn ông. Ngay cả ngày nay, những người đồ tể, nhữngngười cắt cổ thú vật, hầu hết mọi trường hợp là đàn ông, có phải thếkhông? Có thể giết cá, những bà nội trợcó thể đã làm thế một cách chuyên môn (cười). Người Thái tôi không biết. Trườnghợp này là thế nào? Những người TrungHoa .. ở Thái Lan có nhiều cá không? NgườiThái có xem những sinh vật nhỏ này có quyền vượt thắng khổ đau chứ? Tôi truyền thống Kỳ Na Giáo (Jain) tôn trọngmọi hình thức của sự sống.

Tôicó một câu chuyện, một số người Tây Tạng di cư sang Hoa Kỳ, một cách hợp pháp,khoảng một nghìn người. Một số nhân viênchính quyền của chúng tôi cũng tham dự trong đấy, sau này tôi đã gặp một số nhữngngười ấy, và họ nói với tôi rằng trong trường Đại Học Cộng Đồng (college), khilàm trong nhà bếp, cắt rau cải, vợ ông cũng là Phật tử, khi họ gặp phải côntrùng hay sâu bọ, họ bắt đề qua một nơi, và sau đó họ nhẹ nhàng đưa những consâu này đến một nơi nào đấy an toàn cho chúng. Vào lúc ban đầu, một số người làm việc trong nhà bếp ngạc nhiên, tại sao quý vị làm thêm việc lonhững con sâu bọ như thế. Nhưng sau nàyhọ cũng làm thế, để những con sâu bọ vào nơi an toàn cho chúng. Nên một ngườicó thể làm cho nhiều người hơn chăm lo cho đời sống của những con sâu bọ.

Mộtlần nọ, chuyến bay của tôi, từ một thành phố của Ấn Độ đến một thành phố miềnĐông Ấn, và ngừng lại ở một phi trường trước khi đến nơi. Lúc ở đấy một khách ngoại quốc người Âu châu,khi chúng tôi chờ đợi, và người ấy đến gần tôi nói chuyện, rồi thì một con muỗibay đến. Người ấy lập tức đập con muỗi bằnghai tay. Tôi la lên, ô, khôngkhông. Sau đó người phụ nữ ây hứa vớitôi, sau này người ấy không bao giờ giết muỗi nữa (cười).

Nênthái độ của chúng ta đối với sự sống của chúng sinh khác, đấy là điều mà tôinghĩ là quan trọng. Những ai không có cảmgiác gì cả về sự sống của kẻ khác, giếtthú vật, những việc thế ấy. Rồi thì đếncon người cũng vậy, những con thú vẩy,la hét biểu lộ sự đớn đau nhưng họ vô cảm, rồi thì đến con người cũng vậy, tratấn, đánh đập, la hét đến người kia. Màhọ ngay cả cảm thấy vui vẻ, không có cảm giác quan tâm đến nổi đớn đau của ngườikhác.

Tôinghĩ chúng ta phải ban rải sự bất bạo động không chỉ đến con người mà đến nhữnghình thức sống khác. Tốt nhất là ănchay. Chính tôi năm 1965, tôi đã từ bỏăn thịt, trừng và cá, hoàn tay chay lạt. Và sau đó 23 tháng tôi vấn duy trì chay lạt hoàn toàn. Rồi theo một số người bạn Ấn Độ của tôi, theosự cố vấn của họ, tôi ăn nhiều kem, sửa, hạt, ... nhưng rồi thì tôi bị vấn đề ruột(gan?), thân thể bị biến thành màu vàng, móng tay tôi vàng, mắt trở nên vàng. Vào lúc ấy tôi diễn tả tôi thật sự như là mộtvị Phật Sống (mọi người cười). Phật Sốngmàu vàng. Không phải qua tâm linh, nhưngdo bệnh hoạn. (cười). Rồi thì qua sự cốvấn của những y sĩ (?)Tây Tạng tôi nên trơ lại sự ăn uống kiêng khem thường lệ[truyền thống] của tôi. Nhưng thế nào đinữa, cộng đồng Tây Tạng ở Ấn Độ, thúc đẩy, tất cả những tu học viện lớn phục vụthực phẩm chay lạt, cá nhân thì tùy mỗi người. Chúng tôi khuyến khích ăn chay.

ỞThái Lan có phong trào nào không? .....(tiếng từ thính chúng nói)..... Điều ấy là quan trọng. Tôi rất ấn tượng với một tu sĩ bảo vệ cây cốimôi trường, treo y áo màu vàng trên cây. Thật là kỳ diệu, thật đáng ca ngợi.

Chúngta là những tu sĩ Phật Giáo, nên đảm nhận thêm những vai trò năng động hơn trongxã hội. Trong lần thăm Thái Lan lần đầutiên vị Tăng Vương của Thái Lan, khoảng năm 66 hay 67, tôi nghĩ là 66, và tôi nói với ngài rằng, tu sĩ nam nữ của Ki TôGiáo hy hiến rất tận tụy trong phụng sự xã hội, nhất là lãnh vực giáo dục, sứckhỏe. Nên những tu sĩ Phật Giáo chúngta, nên đãm nhận những vai trò năng động hơn trong lãnh vực phục vụ xã hội,giáo dục cũng như sức khỏe.

Vàtôi nghĩ rất đúng, ngài Tăng Vương đãnói với tôi, tu sĩ nên giữ khoảng cách với xã hội, tu sĩ phải duy trì ở trongtu viện. Điều ấy cũng đúng. Thế nào đấy, tôi nghĩ tu sĩ nên tổ chức nhữnglớp học trong tu viện, hay là giáo viên trong một số trường học. Giảng dạy Phật Giáo là gì?

Mộtlần nữa nói chuyện một cách thân mật với người Thái, một trường hợp nhiều năm vềtrước, tôi nghĩ là mười lăm năm về trước, một số sinh viên Thái ở trường Đại Học(?), họ đến đây và nói với tôi rằng, họ không biết Đạo Phật là gì. Và những tu sĩ ở Thái Lan không giảng dạy ngoạitrừ phải đến tu viện để hỏi. Không ainói về Phật Pháp ở trường học. Họ nói vớitôi rằng, trái lại những trường truyền giáo Ki Tô, giáo viên trong trường học dạyvề giáo lý Đạo Ki Tô. Vậy là học sinh PhậtGiáo không ai giảng dạy về Đạo Phật. Điềuấy tôi nghĩ cũng là quan trọng.

Tôinghĩ có lẻ tu sĩ nên đảm nhận thêm vai trò trong lãnh vực giáo dục, rồi thì nhữngngười áo đỏ, áo vàng, khủng hoảng có thểít có hơn (mọi người cười). Rõkhông? Tôi nghĩ việc tu ở chùa vài thángvài năm thì chưa đủ. Tôi nghĩ về nhữngtrường học công cộng, nên giảng dạy về căn bản của Đạo Phật nhằm để thay đổi xãhội, không phải qua những tu viện, quý vị không thể làm thế. Mà chỉ qua việc giáo dục mới có thể. Nên tu sĩ phải đảm nhận một vai trò năng độnghơn trong lãnh vực giáo dục, không nhất thiết phải đến trường, nhưng quý vị cóthể giảng trong những trường hợp nào đó ở tu viện, và giải thích về Phật Pháp,về bất bạo động, về từ ái, về bi mẫn, những thứ này tôi nghĩ là quan trọng. Dĩ nhiên đây chỉ là những góp ý nhỏ nhoi,hoàn toàn tùy thuộc ở quý vị, nếu quý vị cảm thấy okay, thì hãy thực hiện, cònnếu quý vị thấy không quan trọng thì hãy quên đi, không có vấn đề gì.

Cảmơn rất nhiều!

dalailama-thailand-3

Nguyêntác: Question & Answer Session with Thai Buddhists
ẨnTâm Lộ ngày 23-5-2012
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=xl9ycLV7IKA


[1]PhraDharmakosacarya: (27/5/1906 - 25/5/1993) là một sa môn triết gia ảnh hưởng nổitiếng của Thái Lan. Được xem như ngườiđã tái diễn dịch giáo lý Đạo Phật và những niềm tin dân gian của người Thái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]