Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Ngã là Niết Bàn

10/05/201205:46(Xem: 6138)
Vô Ngã là Niết Bàn

VÔNGÃ LÀ NIẾT BÀN

HòaThượng Thích Thiện Siêu

---o0o---

Mặcdù biết Phật pháp mênh mông, cũng không ngoài một vị giải thoát cho nên dù chỉhọc một câu kinh, tu hành một pháp môn cho thấu đáo cũng có thể hưởng đượchương vị giải thoát mà không cần uống hết cả biển giáo lý. Nhưng điều cốt yếulà phải thực hành chứ không phải nói suông mà hiểu đạo được.

Đạolà con đường, nhưng đi trên con đường đạo không như đi trên đường cái. Đườngcái dễ đi, dễ đến, có khoảng cách rõ rệt, bao nhiêu cây số là bấy nhiêu thờigian tương ứng, có điểm khởi hành, có điểm đến hẳn hoi. Nhưng đường đạo thì không như thế. Khi bắt đầu tu gọi là khởi điểm, mà khởi điểm này cũng ở tạiTâm. Tu hành gọi là đi, cũng chỉ trong một Tâm ấy mà khi đạt đến đích giác ngộ,thì cũng ở một Tâm ấy chứ đâu khác.

Thế mà tại sao đi mãi vẫn không đến? Đó chính là vì cái Ta (Ngã) cứ ngăn chận làmcho trễ nãi, biếng nhác, sa ngã, bước được một bước thì bị lục căn lục trần xenvào kéo lui ba bước. Muốn tinh tấn tu hành nhưng cái ngã nó xen vào và bảo: Đểta ăn cái đã, để ta ngủ cái đã, để ta coi cái đã, để ta nghe cái đã. Cái ngãchấp đó càng bành trướng càng gây tai họa. Ngã chấp của ta càng to càng dễ gâyđụng chạm với cái ngã của người khác. Người khác cũng bồi bổ cái ngã của họ nênlại va chạm với ta. Ví như có một ngôi nhà rộng thênh thang mười người ở khôngkhắp, thế mà một khi những người ở trong đó để cái Ta nổi lên thì sẽ va chạmnhau đến nỗi rốt cuộc mỗi người đi mỗi ngả, khi còn một người mà vẫn thấy chật.Đó là vì ngã chấp. Tôi lấy ví dụ để minh họa vấn đề ngã chấp này:

Ngàyxưa có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến thiên đàng gõ cửa Thượng Đế,Thượng Đế hỏi:

--Ai đó?

--Tôi, Linh hồn đáp.

ThượngĐế hỏi:

--Tôi là ai?

--Tôi là tôi.

ThượngĐế bảo:

--Ở đây không đủ chỗ cho ta và ngươi cùng ở. Ngươi hãy đi nơi khác.

Linhhồn ấy trở lui về trần gian tu luyện thêm một ngàn năm nữa, sau đó lên trời gõcửa lại.

ThượngĐế hỏi: -- Ai đó?

Đáp:-- Tôi.

--Tôi là ai?

--Tôi là Ngài, Linh hồn đáp.

Khiấy Thượng Đế liền mở cổng cho vào.

Thídụ trên cho ta thấy, một ngàn năm trước tôi là tôi - còn ngã chấp, thì khôngvào thiên đàng được. Một ngàn năm sau, tôi là Ngài, mới vào được, vì hết ngãchấp. Vì ta với mình tuy hai mà một. Niết bàn là cái tuyệt đối không dung ngã.Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn vô tướng - vô tướngnên rất khó vào. Muốn vào Niết bàn, ta cũng phải vô tướng như Niết bàn. CửaNiết bàn rất hẹp, chỉ bằng tơ tóc nên ta không thể mang theo một hành lý nào màhy vọng vào Niết bàn được cả. Cái thân đã không mang theo được, mà cái ý niệmvề tôi, về ta, cũng không thể mang theo vào được. Cái ta càng to thì càng xaNiết bàn. Nên biết hễ hữu ngã thì luân hồi mà vô ngã là Niết bàn chứ không phảiđòi hỏi có cái ta để vào Niết bàn.

Mộthôm có người đến hỏi Thiền sư Duy Khoang: "Đạo ở đâu?" Sư đáp:"Đạo ở trước mắt" - "Sao tôi không thấy?", người ấy hỏi.Ngài đáp: "Vì ngươi đang bận nghĩ tới mình ta cho nên không thấy"-" còn Hòa Thượng có thấy không?", người ấy hỏi. Ngài đáp: "Hễcòn bận nghĩ tới ta, ngươi thì đều không thấy" - "Khi không còn bậnnghĩ tới ta, ngươi nữa thì có thấy không?", người ấy hỏi. Ngài đáp:"Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi, thì bấy giờ ai hỏiđạo ở tại đâu?"

Giảsử lúc đó người ấy hỏi ngài Niết bàn ở tại đâu thì chắc Ngài cũng đáp tương tựnhư thế, và câu đáp cuối cùng hẵn là: "Khi không còn có tâm phân biệt bậnnghĩ tơi ta, ngươi thì bây giờ ai hỏi Niết bàn ở tại đâu? Sao tôi không vàođược? Vì đã không còn tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì tức lúc ấy tâmthanh tịnh không còn vọng tưởng tham ái, tức là Niết bàn đó rồi, chứ có phải ởđâu xa mà phải tìm kiếm?"

Vậycho nên cần phải biết: Niết bàn chính là từ bỏ ba độc tham, sân, si do ngã chấpgây nên. Vô ngã là Niết bàn. Giờ phút nào cởi bỏ được ba độc, giờ phút đó làNiết bàn. Cho nên chúng ta thấy Niết bàn vừa là cái chung, vừa là cái riêng.Cái chung là ai cũng tu được, vào được. Cái riêng là chỉ ai tu người ấy đắc.Đức Phật, Ngài không bưng Niết bàn đến cho ta ngồi lên. Ngài chỉ dạy cho ta conđường tu chứng Niết bàn mà thôi. Ngài dạy:

"Aicòn tham luyến (tức còn ngã ái chấp đây là của tôi, ngã mạn chấp đây là tôi,ngã kiến chấp đây là tự ngã của tôi), thời có dao động. Ai không tham luyến,thời không dao động. Ai không dao động, thời được khinh an. Ai được khinh anthời không thiên chấp (nati). Ai không thiên chấp, thời không có đến và đi. Aikhông có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh, thờikhông có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổđau". (Niết bàn - Tương Ưng Bộ Kinh 4/65, 1982)

Vậythì nói Phật độ chúng sanh là gì? Ở đây chúng ta cần phân biệt chữ"độ" và chữ "cứu rỗi". Chữ "cứu rỗi" thì chỉ cầnđức tin, tin có một đấng tối cao, đấng ấy sẽ rước ta vào cõi phúc lạc của Ngàiở một nơi nào đó, nếu ta đầy đủ lòng tin. Trái lại chữ "độ", nghĩa làvượt qua, có nghĩa là làm cho chúng sanh thấy rõ rằng: chính vì bản ngã mà nổichìm trong biển phiền não sanh tử. Vậy chỉ cần trừ cái ngã chấp thì phiền nãokhông còn đất đứng. Khi phiền não đã trừ thì kiến hoặc, tư hoặc, vô minh hoặccũng dứt mà vượt qua bờ giác. Khi phiền não chấm dứt thì dù bất cứ đang ở đâu,bất cứ giờ phút nào cũng là Niết bàn, không cần phải cất bước đi đến một nơinào cả để tìm cõi Niết bàn. Bởi thế đức Phật dạy luôn luôn quán vô ngã, bốnđại, năm uẩn tạo nên thân này đều là những thứ do duyên ở ngoài kết hợp lại màthành chứ cái thân "đồng nhứt" với cái ngã thì không thực có.

ĐứcPhật được tôn xưng là đấng Pháp vương vì Ngài tự tại với tất cả các pháp, vàotất cả thời, xứ. Dù ở đâu Ngài cũng không bị dính mắc vào sáu trần, không bịchúng lôi kéo. Nên chúng ta phải biết, nếu chúng ta đối với một việc gì trongmột thời gian nào đó mà được tự tại, không bị nó lôi kéo, chi phối, thì ta cũngđáng được gọi là vua của pháp đó, nhưng chỉ đối với một việc đó, trong một thờigian đó mà thôi, còn ở giờ khác, đối với việc khác, thì ta lại bị ràng buộc,cho nên ta không được như Phật xưng là Đấng Pháp Vương đối với toàn diện cácpháp và tất cả các thời, xứ.

Muốnđược như Phật phải quán vô ngã luôn luôn. Quán vô ngã thì tất cả cái gọi là:phải, trái, được, thua ở đời đều là một cái duyên cho ta tu, hoặc trở thànhbình thường không có gì bận tâm cả. Quán vô ngã cũng như người võ sĩ luyện thânthể cho rắn chắc. Khi chưa rắc chắc thì dễ bị quật ngã trước một tác động bênngoài. Người tu vô ngã cũng vậy, khi chưa thuần thục còn nhiều ngã chấp thì dễđau khổ trước một lời nói độc. Nếu khi ngã chấp tiêu bớt, thì chỉ còn thấy đaukhổ sơ sơ và cuối cùng thì không còn ngã chấp thì cũng không còn chút đau khổnữa. Nên kinh Pháp Cú nói:

Như ngọn núi kiên cố

Không gió nào lay động

Cũng vậy giữa khen chê

Người trí không giao động. (Pháp Cúcâu 81)

Kếtluận: Cái Trí ở đây chính là cái trí thấy lý vô ngã vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]