- LỜI DỊCH GIẢ
- Chương 1. LỜI NÓI ĐẦU
- Chương 2. KIẾN LẬP ĐỀ LUẬN
- Chương 3. ĐẠI Ý DUY THỨC
- Chương 4. THỨC NĂNG BIẾN LIỄU CẢNH ( Tri Thức Luận )
- Chương 5. TƯ LƯƠNG NĂNG BIẾN THỨC (Nhân Sanh Luận)
- Chương 6. THỨC A LẠI DA (Alaya) (Bản Thể Luận)
- Chương 7. LUẬN VỀ LÝ TÁNH CỦA DUY THỨC.
- Chương 8. THẬT CHỨNG CỦA DUY THỨC LUẬN
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch:
CHƯƠNG VI
THỨC A LẠI DA (Alaya) (Bản Thể Luận)
I.- LỜI TỰA
1.- BẢN THỂ VŨ TRỤ VÀ THỨC A LẠI DA:
Nơi Triết Học, Vũ Trụ Luận là tìm hiểu những gì xử lý bản thể của vũ trụ, nghĩa là vạn hữu vũ trụ là một vấn đề được thành lập như thế nào. Từ khi có lịch sử cho đến nay, vấn đề này đã được số người tham khảo đến, khởi điểm từ Duy Thần đi đến Duy Tâm và Duy Vật, nói chung lại kẻ có nhân đạo thì thấy có nhân đạo, kẻ có trí thì thấy có trí, không có một pháp nào một học thuyết nào xác định cả; còn trong Phật Học, nhiều học thuyết cũng phức tạp không khác như, nào Do Nghiệp Cảm, nào Tánh Không, nào Duy Thức, nào Duy Tâm Chân Như, tất cả đều không có nhất trí. Tuy nhiên trong Phật Học có một quan điểm giống nhau là mọi người đều thừa nhận Nhân Duyên Luận, cho nên có thể nói Vũ Trụ Bản Thể Luận của Phật Giáo chính là Nhân Duyên Luận. Nhân Duyên Luận đây là thuộc về Duy Thức Tông, vì thế Vũ Trụ Quan của Duy Thức Tông chính là Duy Thức.
Theo chủ trương của Duy Thức, trong các pháp Thức A Lại Da lẽ đương nhiên có thể sử dụng để thuyết minh bản thể vũ trụ. Danh nghĩa của Thức A Lại Da đã được giải thích tường tận trong bài Tụng. Bài Tụng thuyết minh: thứ nhất Thức A Lại Da là gì ? Thứ hai tại sao Thức A Lại Da là bản thể của vũ trụ?
Thức A Lại Da nơi Tâm Lý Học cho là một thứ Tiềm Ý Thức, hoặc gọi là Vô Ý Thức. Tiềm Ý Thức theo họ thuyết minh, công năng tác dụng của nó là một thứ tâm lực ẩn nấp không hoạt động, không hiển hiện. Vô Ý Thức là nói tâm này tác dụng không có Ý Thức hoạt động, còn Tiềm Ý Thức thì riêng có công dụng của nó. Những thứ pháp trình bày trên nơi Duy Thức Học cho là Thức A Lại Da thứ tám. Thức A Lại Da thứ tám nơi Duy Thức Học gọi là “Bất Khả Tri”, nguyên vì sự tác dụng của Thức này rất vi tế không thể biết được, chỉ biết công dụng của nó là tàng trử chủng tử, giữ gìn thân thể, lo duyên thế giới; Ý Thức của chúng ta không thể nào hiểu biết được nó, vì thế Thức A Lại Da được gọi là Tiềm Ý Thức.
Thức A Lại Da là bản thể sanh mạng của chúng ta, bản thể sanh mạng này từ vô thỉ đến nay, cho đến khi thành Phật không bao giờ bị hoại diệt, chỉ là chuyển biến tánh chất của nó mà thôi, thứ pháp này theo Duy Thức cho là rất thâm tế. Như Kinh Giải Thâm Mật giải thích: “Nơi sáu cõi sanh tử, tất cả hữu tình đều bị đoạ vào trong các loài hữu tình, hoặc sanh bằng thai, hoặc sanh bằng trứng, hoặc sanh bằng nơi ẩm thấp, hoặc sanh bằng cách chuyển hoá, khi mỗi loại thân sanh khởi, tất cả chủng tử Tâm Thức nơi trong tối sơ trở nên thành thục, bắt đầu chuyển biến, hoà hợp, tăng trưởng rộng lớn..v..v….”. Trong đây “Tất cả chủng tử Tâm Thức nơi trong tối sơ” [1]nghĩa là chỉ cho Nhân Tướng của Thức A Lại Da. Do nơi nghĩa này, Thức A Lại Da tức là bản thể sanh mạng của nhân sanh, như trong Kinh nói “Căn Bản Thức”, “Cùng Sanh Tử Uẩn”, “Hữu Phần Tâm”, “Ái A Lại Da”..v..v….. [2] đều là trình bày bản thể sanh mạng cả. Tâm Thức của nhân sanh đích thực không bị hoại diệt, sanh mạng thì vô cùng. Từ nơi điểm này mà quán sát có thể biết Thức A Lại Da đã được giải thích là căn cứ nơi phương diện tinh thần và còn phương diện vũ trụ thì không có khai triển rộng lớn đến vật chất.
Kẻ chấp thọ thân thể là Thức A Lại Da. Nơi trong Kinh Đại Thừa, Thức A Lại Da đầu tiên được giải thích là Năng Chấp Thọ “một là có các Căn bằng sắc chất và có chỗ nương tựa để chấp thọ, hai là chấp thọ các tập khí danh tướng, phân biệt, ngôn thuyết, hý luận”. Đây là nói rõ Thức A Lại Da đối với sự quan hệ trực tiếp phát sanh các pháp trong vũ trụ. Thức này cũng gọi là Tâm, “Do Thức đây Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc..v..v….. chứa nhóm thêm lớn” [3], Trung Luận cũng gọi Thức này là Tâm chứa nhóm chủng tử các pháp [4].
Thức A Lại Da là bản thể của vũ trụ. Hệ phái Duy Thức Học truyền mãi cho đến thời đại Vô Trước và Thế Thân mới nhìn nhận Thức này là bản thể của vũ trụ. Như thế trong Giáo Điển, Thức A Lại Da là căn bản của Duy Thức Học, trong Nhiếp Đại Thừa Luận gọi là “Sở Tri Y”. “Sở Tri” là chỉ cho tất cả các pháp của vạn hữu trong vũ trụ, nghĩa là tất cả các pháp tạp nhiễm của thế gian và tất cả các pháp thanh tịnh của xuất thế gian, nói tổng quát và chung lại gọi là “Sở Tri”. Chữ “Y” là ý nghĩa y chỉ, nương tựa, dựa vào. “Sở Tri Y” nghĩa là vũ trụ vạn hữu, các pháp hoặc nhiễm ô, hoặc thanh tịnh, hoặc tinh thần, hoặc vật chất, hoặc vô hình, hoặc hữu hình, tất cả đều phải nương tựa Thức A Lại Da mới có thể sanh khởi và chỉ có Thức này là chỗ nương tựa bình đẳng của các pháp, nên gọi là Sở Tri Y. Như Kinh A Tỳ Đạt Ma giải thích: “Thế giới kể từ vô thỉ đến nay tất cả pháp đều nương tựa nơi Thức này mà có các cõi và có Niết Bàn chứng đắc. Do thâu nhiếp, tàng trử các pháp và tất cả chủng tử cho nên được gọi là A Lại Da, đó là danh nghĩa thù thắng mà ta khai thị”. Tiếp theo Nhiếp Đại Thừa Luận giải thích: “Lại nữa vì nhân duyên gì Thức này thuyết minh A Lại Da? Phẩm chất tạp nhiễm của tất cả pháp hiện hữu đã sanh ra đều là quả tánh đã được thâu nhiếp và tàng trử trong Thức A Lại Da. Hơn nữa Thức này còn làm nhân tánh cho tất cả pháp tạp nhiễm đã được thâu nhiếp và tàng trử nên gọi là Thức A lại Da”. Vì những lý do trên, chúng ta rất dễ dàng thấy được Thức A lại Da là bản thể của tinh thần vũ trụ. Thế nên Thức A lại Da đây có thể cho là thể tổng hợp của vũ trụ và nhân sanh, thể hội tụ của tinh thần và vật chất.
Có người hỏi rằng: Thức này là Duy Thức Tướng mà không phải là Duy Thức Tánh, tại sao cho hiện tượng Duy Thức Tướng là bản thể của vũ trụ mà không căn cứ nơi Duy Thức Tánh để kiến lập bản thể của vũ trụ?
Đáp rằng: Tánh thì có phần lý tánh và phần sự tánh, phần lý tánh thì trừu tượng, phổ biến và vô cùng. Còn phần sự tánh thì cụ thể, hữu hạn và hữu vi. Vũ trụ là pháp hữu vi, cụ thể, trước đó thì chẳng sanh diệt và sau đó thì có sanh diệt. Bản thể của vũ trụ vạn hữu lẽ đương nhiên là thuộc về pháp hữu vi sanh diệt, không phải thuộc loại không sanh diệt. Hơn nữa Tướng của Duy Thức Tướng có hai nghĩa: Thể Tướng và Tướng Trạng, Thể Tướng là nói về bản thể và Tướng Trạng là nói về hiện tượng. Hôm nay trình bày Thức A lại Da là đề cập đến chỗ nương tựa của các pháp, tức là nói đến Thể Tướng mà không phải nói đến chỗ Tướng Trạng, cho nên không trái với nhau.
2.- NGUYÊN LIỆU TỐI HẬU CỦA VŨ TRỤ:
Tất cả sự sự vật trong vũ trụ, ngoại trừ tánh bản chất của chúng có một tướng chung phổ biến, ngoại trừ gọi là khái niệm (lý chung) phổ biến, mỗi mỗi đều là những hiện tượng đã có tướng trạng ngàn sai muôn khác, hoặc gọi là sự tướng, nghĩa là chúng nó luôn luôn bất cứ lúc nào cũng bị biến hoá liên tục. Cũng vì sự biến hoá cho nên mỗi một sự vật đang ở trong thời gian và không gian đồng nhất thì luôn luôn không giống nhau, nghĩa là sát na trước không giống sát na sau, cho đến sự hổ tương biến hoá lại cũng hoàn toàn bất nhất. Tướng chung phổ biến thì chân thật bất biến, còn hiện tượng sai biệt thật tế thì biến động. Riêng tánh tự thể của tất cả pháp, nghĩa là tánh chất tự thể đặc biệt của mỗi sự vật và tự thể cá biệt này cũng là giống với tánh đồng nhất đã có của các pháp. Thứ tự tánh này tự thể đặc biệt lại không giống với tánh khác của tất cả pháp. Thứ tự tánh này trong Phật Học gọi là Tự Tướng và Tự Tướng đây thì chân thật không biến đổi.
Bản thể của tất cả sự vật nếu như căn cứ nơi Phật Học chủ trương thì thuộc về Không và chữ Không đây là duyên khởi, cho nên gọi là Không. Chữ Không thì không có tự tánh và không có tự tánh nghĩa là sự thật như thế, từ xưa đến nay vẫn là Không. Sự thật đứng trên lập trường phân tích cũng có thể cho là Không và Phật Học cho là Nhân Duyên, nghĩa là hiện tượng của tất cả sự vật là hoàn toàn do nhân duyên kết hợp, do bởi nhân hoà hợp với duyên kết thành sự vật, cho nên gọi Giả, là Không. Nhưng thứ nhân duyên này, học phái Ngoại Đạo cho là thật tại, và chủng tử trong học phái Duy Thức cũng cho là thật có, vì thế Phật Học mới chủ trương sự vật do nhân duyên kết hợp tạo thành đều là Không, đều là Giả.
Thuyết Nhân Duyên đây không khác thuyết Những Điều Kiện Giống Nhau Quan Hệ của Tân Thật Tại Luận La Tố chủ trương. Tân Thật Tại Luận thì sử dụng lý quan hệ để thuyết minh tánh chất và hiện tượng của sự vật, còn Triết Học của Phật Giáo thì sử dụng lý Nhân Duyên hoặc lý Duyên Khởi để thuyết minh bản thể và hiện tượng của sự vật. Cho nên học thuyết Vũ Trụ Quan và Nhân Sanh Quan của Phật Học chính là Nhân Duyên Luận. “Nắm lấy “Quan Hệ” gì để thuyết minh tánh chất của sự vật? Nguyên do bất cứ sự vật nào trong vũ trụ đều không thể độc lập; nói ngược lại, không có sự vật nào khác mà không sanh quan hệ. Bởi thế một khi phán đoán thứ tánh chất gì của một sự vật nào thì không khác biện minh địa vị thứ quan hệ nơi sự vật đó”. Tri thức chẳng qua là một thứ quan hệ của tri đới với sở tri, cho nên sở tri cùng với tri đồng là quan hệ trong quan hệ, nhưng sự quan hệ đó nhất định ở ngoài quan hệ, những nhân tố nói trên được gọi là Tánh Quan Hệ Ngoại Tại” (Tân Triết Học Luận Tùng). Có quan hệ ngoại tại thì lẽ đương nhiên có Tâm Linh quan hệ nội tại, trong đó không bỏ thảo luận, chỉ là chứng minh tánh chất và hiện tượng của sự vật trong vũ trụ đều là quan hệ và tổ hợp của quan hệ. Thứ tổ hợp này có nhiều loại không giống nhau, cho nên mới có nhiều thứ sự vật, nhiều thứ nhân quả sanh ra ngàn sai muôn khác, vô lượng số hình hình sắc sắc, tất cả các pháp trong vũ trụ đều nương nhân duyên này làm cơ sở để sanh ra, chủ thể của nhân duyên quan hệ chính là Thức A Lại Da.
“Nguyên liệu tối hậu của vũ trụ không thể nói là vật, cũng không thể nói là tâm, mà chỉ là sự…… Chân thật cùng tột của vũ trụ đối với mọi vật không vượt qua tạm thời”. Chân thật cùng tột đây rất thích hợp với đạo lý “sự chỉ là sự” nơi bốn nguyên lý sự vật vũ trụ là----- Danh, Sự, Tự Tánh, Sai Biệt của Duy Thức Học. Hơn nữa vấn đề “Chân thật cùng tột của vũ trụ đối với mọi vật không vượt qua tạm thời” lý luận này giống nhau với “Chỉ một sát na hiện tại là thật có” của Duy Thức Học. Từ đấy xem ra tất cả sum la vạn tượng trong vũ trụ đều là “Sự” và chỉ có “Sự” của một sát na hiện tại mới là thật có. Nhưng “Sự” đây phải nương nhờ vào Thức để biến hiện. Cho đến tất cả danh ngôn để giải thích, để biểu hiện cho mỗi mỗi sự gì, cho mỗi mỗi vật gì đều chẳng qua là đại danh từ của một thứ nhận thức, một thứ ý niệm hoặc một thứ vọng tưởng phân biệt của nhân loại cảm giác. Tự tánh không thể nương tựa nơi đại danh từ để quy định cho “Sự”, từ đó thứ danh nghĩa trên tìm cầu không thể đạt được chân tướng của sự vật trong vũ trụ ----- không thể đạt được sự thật và chân lý.
3.- “KHẢ NĂNG TÁNH” CỦA TRIẾT HỌC:
Một quan niệm về “Khả Năng Tánh” của Triết Học tương tợ như tham khảo bản thể vũ trụ. “Khả Năng Tánh” thứ quan niệm này nơi quá khứ đại đa số chiếm vị trí rất trọng yếu trong hệ thống Triết Học. Thí dụ như tất cả luận về “Tâïn Tánh” quan niệm cơ bản của Luân Lý Học cho là “Khả năng tánh của con người là tối cao”. Không ít triết gia thường cho rằng người phàm phu chúng ta nếu có những sự việc không làm được thì những sự việc đó không khả năng làm. (Nói ngược lại, thường như hành vi hiện thật chính là hành vi khả năng duy nhất), cho nên phán đoán tất cả đạo đức đều là ảo vọng. Thêm thí dụ nữa, như Triết Học của họ Thị ở Lai Bổn cho rằng: thế giới này là tất cả khả năng tối hảo trong các thế giới. Còn nữa như ông Yêu Hàn Mục Lặc chủ trương rằng: Vật là “khả năng tánh vĩnh cữu của cảm giác”. Ngoài ra như lý thuyết Triết Học của Hắc Cách Nhi giải thích: Toàn bộ Nhân Loại Sử là một thứ khai triển hiện bày khả năng tánh. Lại nữa như hiện nay Triết Học của Hoài Dịch Hắc giải thích: Thế giới có rất nhiều khả năng, nhưng chỉ riêng thế giới này mới được hiện thật, cho nên nhất định phải có một nguyên lý Thượng Đế cụ thể hoá. Ngoài ra Tân Thật Tại Luận giải thích: Trước khi mọi vật chưa từng tồn tại cụ thể, họ đã có cái “Lý” của họ và cái Lý này cũng có thể giải thích sự tác dụng của khả năng tánh. Thay vì liệt kê một số Triết Học trọng yếu, chúng ta nên khảo sát hai Triết Học của Á Lý Sĩ Đa Đức và Khang Đức, Á Lý Sĩ Đa Đức cho là tất cả sự vật mỗi cá thể đều có hai phương diện: hình thức và tánh chất. Căn cứ nơi khả năng tánh mà nói, sự thành tựu tương lai của mỗi cá thể là thuộc về tánh chất; căn cứ nơi địa vị mà nói, những điều mỗi cá thể đã thực hiện là thuộc về hình thức, tất cả biến hoá lưu chuyển đều là do khả năng tánh của cá thể thực hiện. Còn vấn đề khả năng tánh ứng dụng của Khang Đức, thứ quan niệm này là ở nơi Nhận Thức Luận mà không phải ở nơi Bản Thể Luận và nếu như tỷ giảo thì không có rõ ràng. Phàm những người bước qua lãnh vực Triết Học Sử đều tri đạo, Khang Đức cho rằng: tâm chúng ta quy định là một thứ hình thức của tri giác. Thường kinh nghiệm cho thấy, chúng ta xông pha vào trong lãnh vực tâm lý kết quả tất nhiên chỉ biết qua trên thứ hình thức ngoài da của nó, cũng như Thần Tử diện kiến Hoàng Đế lẽ tất nhiên chỉ biết qua áo thượng triều, mũ thượng triều, trừ khi họ cùng vua dẫn nhau rong chơi. Những thứ nguyên tố hình thức đây lại cho là trực giác của tiên nghiệm (thời gian và không gian) và phạm trù của tiên nghiệm. Trực giác của tiên nghiệm thì thuộc về cảm giác và phạm trù của tiên nghiệm thì thuộc về khái niệm. Trực giác của tiên nghiệm, chúng ta hiện tại tạm không chú ý tới. Tại sao một số khái niệm tri đạo nào đó cho là phạm trù của tiên nghiệm? Khang Đức giải thích: “Chúng ta giả sử chứng minh rõ tánh chất của một số khái niệm là như thế; giả như chúng nó không có rõ ràng, lại không có bất cứ đối tượng nào có thể giúp chúng ta kinh nghiệm; nói ngược lại, chúng ta giả sử chứng minh rõ có một số khái niệm chính là phạm trù tiên nghiệm của nhân tâm quy định. Từ một số khái niệm đó làm “điều kiện tất yếu của khả năng kinh nghiệm” tiến tới mà suy đoán cho nó là phạm trù tiên nghiệm của nhân tâm quy định (một bộ phận hình thức tri thức của nội tâm quy định), sự suy đoán nói trên thì không chính đáng và cũng là một vấn đề. Đối với vấn đề này như trong tiểu luận “Hình Học Đích Sơ Sở” của La Tố đã cự tuyệt hồi đáp cho tôi sự khẳng định. Nhưng trong bộ sách đó, La Tố thì hoàn toàn noi theo thứ quan niệm “điều kiện của khả năng kinh nghiệm” mà họ cho là ý nghĩa của “tiên nghiệm”, lại tiến thêm một bước cho rằng tri thức để duy trì thứ “tiên nghiệm” này thì thật có. La Tố hiện tại đáng quý là đã chịu “hối hận về tiểu luận của ông”, chúng ta đã phạm phải không xem qua để phê bình tác phẩm của ông. Hiện tại chúng ta chỉ thẩm vấn: chỗ cho rằng “điều kiện của khả năng kinh nghiệm” là ý gì? Ở đây chúng ta lại bị bức bách đến vấn đề thứ quan niệm về Khả Năng Tánh”. (Được thấy trong Mỗ Kỳ Đông Phương Tạp Chí).
Trên phương diện lời nói, điều trọng yếu trong Triết Học là ước định tổng quát về quan niệm “Khả Năng Tánh”này. Chúng ta nếu căn cứ vào quan niệm trên để phân tích một cách triệt để thì tợ hồ như đối với nhiều Triết Học cần phải phát sanh một số ảnh hưởng không cho sơ hở. Thật tế theo tôi nhận xét, quá khứ rất nhiều Triết Học làm rùm beng lên, đều là lợi dụng thứ quan niệm đây của Mạt Hồ. Chứng thật những câu nói đó tất cả quan trọng đều được đề cập trong những sách khác. Hiện tại trong đây tôi chỉ có thể nêu lên vấn đề này.
4.- CÔNG NĂNG LỰC TRONG DUY THỨC HỌC:
Chúng tôi biết rõ đạo lý bản thể của vũ trụ, lại còn sáng tỏ một thứ quan hệ như thế nào đối với vũ trụ vạn vật và hiện tại chúng tôi chỉ thảo luận đến vấn đề “Công Năng Lực” của vũ trụ vạn vật mà thôi.
Vũ trụ sự vật hoàn toàn là tổ hợp của “Nhân Duyên Quan Hệ”. Như thế Tổ Hợp nghĩa là có hiện tượng sự vật thật tại. Đây chính là nói: có đầy đủ thứ Tánh Năng của sự vật nào đó, có đầy đủ mấy thứ Tánh Năng khác của “Sự” để tổ hợp và lại còn có thứ “Sự” thật tại nào đó sanh khởi. Ý kiến đây thì thích hợp với Duy Vật Biến Hoá của Lịch Sử, nguyên vì Vật thì biến động luôn. Thí dụ như nói giai đoạn hiện tại của một xã hội đều do tổng hợp bao thứ nhân duyên quan hệ tạo thành. Thường cho rằng hoàn cảnh biến hoá xã hội chính là chỉ cho nhân duyên quan hệ lẫn nhau biến hoá. Chúng ta chủ yếu chỉ hỏi tại sao sự tổ hợp lẫn nhau của các thứ sự vật nói trên gọi là “Nhân Duyên”, gọi là “Quan Hệ” mà các thứ sự vật có thể trao đổi, tổ hợp và biến hoá như thế nào? Có một thứ “Năng Lực” có thể trao đổi, tổ hợp và biến hoá chính là “Khả Năng Tánh” đã nói ở trước. Thứ “Khả Năng Tánh” này nơi Duy Thức Học gọi là “Chủng Tử” và cũng gọi là “Công Năng”. Chủng tử của “Khả Năng Tánh” đây cứ mỗi một thứ pháp đều có đầy đủ. Chủng tử của vũ trụ vãn hữu ---- Công Năng Lực của nó hàm chứa đầy đủ ở nơi trong Thể Quan Hệ (Thức A Lại Da) của vũ trụ vạn pháp, một thứ Công Năng Lực này cùng tổ hợp với những thứ Công Năng Lực khác nó, nghĩa là “Khả Năng Tánh” của hiện tượng có thể tổ hợp đầy đủ để phát khởi mỗi cá thể sự vật. Cho nên “Khả Năng Tánh” đây cũng chính là “Lực Nhân Duyên Quan Hệ” của các pháp. Vấn đề trên Duy Thức Học giải thích: “Công năng sai biệt đích thân sanh ra quả của nó”. Mọi vật đích thân sanh ra của chúng chính là do nhân duyên; “Công Năng” chính là “Khả Năng Tánh” sanh ra quả của chúng và cũng chính là “Nhân Duyên Lực”. Tất cả sự vật của vũ trụ khi sanh khởi thì Khả Năng Tánh tổ hợp các thứ nhân duyên; còn tất cả sự vật của vũ trụ khi hoại diệt thì Khả Năng Tánh tan hoại các thứ nhân duyên. Mỗi mỗi sự vật đều từ nơi Công Năng Lực để thành tựu, mà mỗi mỗi sự vật lại có đầy đủ “Khả Năng Tánh” của các sự vật khác trong sự tổ hợp để thành tựu. Theo đó quan sát, “Khả Năng Tánh” cũng là công năng tổ hợp của mỗi mỗi sự vật trong vũ trụ, thể tướng của mỗi mỗi sự vật đều tiềm phục và nương tựa Công Năng ---- tức là “Khả Năng Tánh” của các sự vật khác trong thứ tổ hợp này. Nói thiết thực hơn, “Khả Năng Tánh” chính là sức tác dụng ----- sanh hiện hành nơi thể tướng của mỗi mỗi sự vật. Nguyên vì mỗi mỗi sự vật của vũ trụ đều có Thể và Tướng của mỗi mỗi sự vật, đã có Thể và Tướng lẽ đương nhiên phải có Công Năng tác dụng của nó; có Công Năng tác dụng thì mới có thể cùng nhau quan hệ để sanh khởi hiện tượng sự vật.
5.- HỆ THỐNG CỦA KHẢ NĂNG TÁNH: ----- THỨC A LẠI DA.
Ba điều kiện trên đầy đủ mới gọi là Thức Dị Thục. Chỉ Thức Dị Thục thứ tám mới có đầy đủ ba nghĩa này nên được gọi là Thức Dị Thục. Thành Duy Thức Luận giải thích: “Nó có thể dẫn dắt các giới sanh vào các cõi, nghiệp thiện bất thiện và Dị Thục Quả nên gọi là Dị Thục. Lìa khỏi Dị Thục đây, mạng căn, chúng đồng phận..v..v….. hằng, thời, tương tục, Dị Thục Quả thù thắng thì không thể thành tựu được…… Thức Quả Tướng đây tuy nhiều loại nhiều thứ, Dị Thục mặc dù rộng lớn nhưng không cùng chung một tướng cho nên nói là Thiên”.
C)- NGHĨA NHÂN TƯỚNG:
“Nhất Thiết Chủng” gọi cho đủ là Nhất Thiết Chủng Thức là danh xưng của Thức thứ tám này. Nhất Thiết Chủng hay Nhất Thiết Chủng Thức chính là chỉ cho Nhân Tướng của Thức Năng Biến thứ tám. Nhất Thiết Chủng Tử nghĩa là chủng tử tất cả pháp của Thức A Lại Da tàng trử làm nhân cho các pháp sanh khởi và chỉ có Thức này mới có khả năng tàng trử cho nên gọi là Nhất Thiết Chủng Tử. Thành Duy Thức Luận giải thích: “Nó có thể giữ gìn chủng tử các pháp khiến không cho mất nên gọi là Nhất Thiết Chủng. Lìa ngoài pháp này ra không có pháp nào có thể giữ gìn chủng tử các pháp….. Nhân tướng của Thức này mặc dù có rất nhiều chủng tử và giữ gìn chủng tử không cùng tận cho nên gọi là Thiên”.
Ba tướng của Dị Thục Năng Biến đã trình bày ở trên giờ đây đem ba danh nghĩa và ba ngôi vị của Thức Năng Biến này xin liệt kê như dưới đây:
THỨC THỨ TÁM gồm có: (ba tên) (ba tướng) ( ba thứ vị) ( Thánh và Phàm, Có và Không )
1)- A Lại Da (tên) … Tự Tướng (tướng) …. Ngã Ái Chấp Tạng Vị (ngôi vị) thông qua Phàm Phu và Sơ Địa Hữu Học.
2)- Dị Thục (tên) … Quả Tướng (tướng)…. Thiện Ác Nghiệp Quả Vị (ngôi vị) thông qua Phàm Phu, Sơ Địa Hữu Học và Bát Địa Vô Học.
3)- Nhất Thiết Chủng (tên) … Nhân Tướng (tướng) …. Tương Tực Bất Đoạn Vị (ngôi vị) thông qua Phàm Phu, Sơ Địa Hữu Học, Bát Địa Vô Học và Phật Quả Vị.
Tên Thức A Lại Da thì chỉ thông được Phàm Phu, Sơ Địa và Tiểu Thừa Hữu Học; Thức Dị Thục thì thông đến ngôi vị khá rộng, từ ngôi vị Phàm Phu có thể đến ngôi vị Kim Cang Đạo và cho đến thành Phật trước một sát na mới xả bỏ được cái tên; Thức Nhất Thiết Chủng thì thông được tất cả ngôi vị Phàm và Thánh. Ba Thức Tướng đây trong Nhiếp Luận cho là “Sở Tri Y”, ý chỉ Thức này là chỗ nương tựa bình đẳng của tất cả pháp để sanh khởi và cũng là bản thể của tất cả pháp trong vũ trụ.
III.- CHỦNG TỬ CỦA THỨC A LẠI DA:
Biệt Danh của Thức A Lại Da thì có rất nhiều, ở đây chỉ nêu ba tên, còn danh xưng khác sau này sẽ đề cập đến. Nghĩa chủng tử của Thức Nhất Thiết Chủng điểm đặc biệt trọng yếu nói cho đúng và nói chung là thuộc về Nhân và Nhân cũng có nghĩa là chủng tử, nơi Duy Thức Học rất quan hệ trọng yếu, đó là đạo lý của quan hệ nhân quả. Học thuyết Phật Giáo rất trọng nhân quả, nếu như không thấu rõ nghĩa chủng tử thì không thể hiểu rõ nghĩa nhân quả, cho nên đặc biệt thuyết minh lại nghĩa chủng tử này.
1)- THỂ TÁNG CỦA CHỦNG TỬ:
Bản thể của chủng tử là gì? Thành Duy Thức Luận giải thích: “Trong nó có những pháp gì gọi là chủng tử? Nghĩa là trong Thức căn bản, tự quả đích thân sanh ra công năng sai biệt”. Đây là trình bày trong Thức A Lại Da thứ tám gồm có Thức trực tiếp làm nhân mà nhân đây có thể sanh ra quả tự loại gọi là chủng tử. “Công năng” là biệt danh của chủng tử, đồng thời cũng là chỉ cho đặc tánh của chủng tử, Triết Học gọi là Khả Năng Tánh, hoặc gọi là Tánh Năng. Chữ “Năng” bao gồm có ý nghĩa lực lượng và tác dụng. Như hạt giống mễ cốc mặc dù một hạt quá nhỏ, trước khi chưa bị tổn hoại, chỉ một hạt mễ cốc này đã có Khả Năng Tánh của mầm sanh, gồm có Tánh Năng của một số thân lá to lớn. Hạt giống mễ cốc nếu như bị tổn hoại thì mất Khả Năng Tánh của nó để sanh ra quả. Tâm Thức chúng ta nhân có các thứ hành vi làm nghiệp, một số nghiệp lực này lưu lại rất nhiều tập tánh vết tích ở trong tân điền, một số tập tánh này gọi là tập khí và những tập khí đó thì ở trong tâm không bị tiêu mất. Một số chủng tử của hành vi đây có thể sanh ra tự quả (cũng như hạt giống mễ cốc có thể sanh ra hạt lúa), cho nên gọi là Công Năng. Chủng tử thì có nhiều loại không giống nhau cho nên gọi là Công Năng Sai Biệt.
2)- ĐỊNH NGHĨA CỦA CHỦNG TỬ:
Học thuyết chủng tử được thành lập là một yếu điểm quan trọng của Duy Thức Học. Lý do chủ yếu muốn kiến lập luân hồi ba đời, muốn kiến lập nhân quả tuần hoàn không dứt thì nhất định phải kiến lập một pháp để liên hệ với quá khứ, hiện tại và vị lai, khiến nó không đoạn diệt. Đồng thời lại chủ trương một thứ hành vi nghiệp lực chính yếu để bảo tồn, không luận bảo tồn đến khi nào đều không thể mất đi hiệu năng. Từ điểm này, những chủng tử ác cũng có thể trừ khử để tăng trưởng những chủng tử thiện, nghĩa là yếu điểm chuyển phàm thành thánh và nhân đây chủ thuyết chủng tử hoàn toàn thuận tiện sanh sản. Tự thể an lập của Thức A Lai Da giống như một, giống như thường cũng từ quan điểm này có ra. Chủng tử sở dĩ được thành lập là chủng tử, căn cứ theo chủ trương của Thành Duy Thức Luận thì có sáu thứ nghĩa:
a)- Nghĩa Sát Na Diệt: bản thân chủng tử thì sanh diệt trong một sát na nên gọi là sát na sanh diệt, tức là mới sanh liền diệt, diệt rồi liền sanh. Vấn đề sanh diệt trong một thời kỳ nhất định, như sự sanh và tử của con người chúng ta có thể thấy được, nhưng quá trình sanh diệt của một sát na không phải chúng ta có thể thấy được. Nguyên là bất kỳ một thứ gì cả Đông lẫn Tây cũng đều cho là ở trong thời thời khắc khắc sanh diệt biến động liên tục, chỉ vì chúng ta không nhìn thấy được sự biến động của nó, nguyên vì chính nó tốc độ liền sanh liền diệt rất nhanh, rất vi tế. Một loại sự vật sở dĩ chủ yếu biến hoại, chung quy vô thường chỉ là do bản thân nó thời khắc nương tựa nơi biến động, nương tựa nơi sanh diệt; bằng không thì không có tướng sanh diệt tức là sự vật gặp được trạng thái thường tại bất hoại. Nói ngược lại, con người chính vĩnh viễn không bị già và cũng không bị chết. Chủng tử vì có Tánh cho nên điều kiện của bản thân nó tất yếu phải sát na sanh diệt. Thành Duy Thức Luận giải thích: “Nghĩa là thể vừa mới sanh, không gián đoạn liền diệt. Có công lực thù thắng mới gọi là chủng tử”. Giả như chủng tử không bị sát na sanh diệt thì không thể phát khởi tác dụng biến hoá. Thứ đến, chủng tử thì nhất định phải có đủ đặc tánh công năng thù thắng để sanh khởi tự quả, cũng như hạt giống mễ cốc nếu như không có công năng biến hoá làm mầm thì hoàn toàn không thể thành chủng tử.
b)- Nghĩa Quả Câu Hữu: đây là trình bày nơi pháp quả hiện hành đồng thời không có mất đi Tánh Năng của chủng tử, mà hại hai thứ đó không phân ly nhau. Như Luận giải thích: “Chủng tử cùng với chỗ pháp quả sanh hiện hành cùng nhau hoà hợp hiện khởi nên mới gọi là chủng tử”. Như hạt giống mễ cốc sanh ra mầm, thân cây, nhánh, lá, hoa, nhị, nguyên hạt chủng tử đó ở dưới đất tuy nhiên đã bị hoại diệt, chỉ riêng Tánh Năng Chủng Tử đồng thời không phải là không có, Công Năng của chủng tử thì cùng với Tánh Năng Chủng Tử đều phát triển ở nơi mầm, thân cây, nhánh, lá,..v..v…. hoà hợp làm một thể. Chẳng qua người ta chỉ thấy toàn là thân cây và nhánh lá mà không thấy được chủng tử của nó. Kỳ thật thân cây, nhánh, lá đây chính là hạt giống mầm mở rộng lớn, chính là bản thân phát triển của hạt giống mầm. Nói ngược lại, chủng tử chính là mầm, thân cây, nhánh, lá đình chỉ co rút lại chứa ở trong. Cho nên ở giai đoạn trên, chủng tử cùng với mầm, thân cây..v..v…. đồng thời hiện hành và bản thân của chủng tử quyết định chưa bị tiêu mất. Ngoài Tâm Thức, chủng tử cùng với pháp hiện hành thì cũng như thế, Nghiệp quả hiện hành của nhân sanh chúng ta và nghiệp chủng tử của năng lực chiêu cảm quan hệ với nhau cũng giống như thế, cho nên chủ trương rằng hiện hành cùng với chủng tử thì hoà hợp không thể phân ly. Hiện tại sanh mạng thân thể con người là pháp hiện hành, sanh mạng này là do chủng tử nghiệp của quá khứ chiêu cảm. Công Năng của chủng tử nghiệp đây khi ở trong bào thai mẹ giúp chủng tử biến hoá lần lần thành pháp hiện hành. Thời gian của sự biến hoá tức là đất lần lần lâu dài, đất lần lần nở ra và lớn lên, đó chính là nghĩa Chủng Hiện Đồng Thời.
c)- Nghĩa Hằng Tùy Chuyển: đây là thuyết minh chủng tử theo thời gian tánh của pháp hiện hành. Theo Luận giải thích: “Cốt yếu ở chỗ khi trưởng thành một loại liên tục nối tiếp nhau đi đến quả vị cứu cánh thì mới thành chủng tử”. Nghĩa là chủng tử chuyển biến theo pháp hiện hành và cùng một loại với pháp hiện hành liên tục nối tiếp nhau đi đến quả vị cứu cánh. Chủng tử ở bên ngoài đã trình bày trên đến khi kết thành thật quả thì lúc đó được chấm dứt. Còn chủng tử hiện hành ở bên trong đã trình bày trên đến khi chiêu cảm quả báo dị thục đã hết thì lúc đó cũng được chấm dứt, hoặc nói cách khác đến khi đối trị được đạo sanh khởi thì mới đạt đến quả vị cứu cánh. Căn cứ nơi Đạo Vô Lậu mà nói: cốt yếu ở chỗ đến khi thành Phật thì lúc đó mới gọi là đạo cứu cánh.
d)- Nghĩa Tánh Quyết Định: đây là thuyết minh chủng tử có điểm sai biệt của tánh chủng loại. Theo Luận giải thích: “Nghĩa là tùy theo năng lực của nhân sanh thiện ác..v..v..v…. công năng quyết định mới thành chủng tử”. Như chủng tử thiện làm nhân thiện để cảm ứng quả báo của an vui do tánh chất thiện đây quyết định. Chủng tử tánh ác lại cũng như thế. Chủng tử nơi các pháp bên ngoài đều cũng giống như trên, thí dụ hạt giống dưa ngọt không thể nào sanh ra khổ qua được.
e)- Nghĩa Đãi Chúng Duyên: những chủng tử chứa trong Thức thứ tám thì chưa sanh, nguyên vì những chủng tử này cần phải có rất nhiều điều kiện đến giứp đỡ thì mới phát sanh tác dụng. Như trong Kinh Luật Phật bảo các đệ tử rằng: “Giả sử trăm ngàn kiếp, chỗ gây nghiệp (chủng tử) không mất, khi nhân duyên hoà hợp quả báo lại tự thọ”. “Chỗ gây nghiệp không mất” chính là chủng tử nghiệp ở trong Thức thứ tám không bị mất và cũng không bị hoại, khi gặp được các nhân duyên hoà hợp tự biết sanh ra quả. “Khi nhân duyên hoà hợp” chính là nghĩa đợi các duyên. Cho nên trong Luận giải thích: “Nghĩa là những chủ yếu đây tự động đợi các duyên hoà hợp. Công năng thù thắng thì mới thành chủng tử”. Trong đó vũ trụ vạn hữu do Học Thuyết Cá Nhân Luận hoàn toàn bị phủ định.
g)- Nghĩa Dẫn Tự Quả: chủng tử lẽ tất nhiên có thể sanh ra tự quả mới gọi là chủng tử. Như trong Luận giải thích: “Nghĩa là đối với sự khác biệt nhau của các quả sắc tâm, mỗi mỗi đều tự sanh khởi thì mới thành chủng tử”. Từ một điểm này trình bày, tất cả pháp được sanh ra đều từ nơi chủng tử riêng của chính nó mà sanh ra quả của chính nó, quyết định không bao giờ có một nhân mà có thể sanh ra tất cả quả, như học thuyết Thượng Đế sáng tạo vạn vật chủ trương. Mỗi chủng tử đều có đủ sáu thứ ý nghĩa đã được giữ gìn trong Thức thứ tám, cho nên giải thích rằng: “Chỉ trong Thức căn bản, công năng sai biệt mới đầy đủ sáu nghĩa này để thành chủng tử không dư thừa”. Lại nữa, “Những hạt giống mễ cốc bên ngoài do Thức biến hiện tạm thiết lập danh xưng chủng tử, nhưng kỳ thật chúng không phải là chủng tử”. Đây là phân biệt tổng quát những pháp chủng tử bên ngoài không phải là bản thể của vũ trụ.
3)- SỰ SANH SẢN CỦA CHỦNG TỬ:
Sanh mạng của con người và vạn hữu của vũ trụ đều do chủng tử thiện ác của riêng phần mình tự biến hiện, nhưng những chủng tử thiện ác và vô ký đây thì như thế nào? Vấn đề đây thì rất trọng đại, nơi Duy Thức Học ở Ấn Độ đã giải thích nhiều thuyết, nhưng trong đây xin đề cử ba thuyết:
a)- Thuyết Bản Hữu: nghĩa là chủng tử có nguồn gốc, như trong Luận giải thích: “Tất cả chủng tử đều có bản tánh, không phải mới sanh. Nhờ sức huân tập chỉ có thể tăng trưởng”. Nếu căn cứ nơi Học Thuyết Chủng Tử Bản Hữu Vô Lậu, như giải thích về Phật Tánh: “Người người đều có Phật Tánh, người người đều có thể thành Phật” xưa nay đều đầy đủ. Chủng Tử Phật Tánh chính là chủng tử bản hữu vô lậu, thông thường gọi là hạt giống Phật. Như Vô Tận Ý Kinh giải thích: “Tất cả hữu tình từ vô thỉ đến nay có nhiều loại giới”. Chữ “Giới” trong đây trình bày tức là chủng tử, “Nhiều loại giới” chính là nhiều loại chủng tử, những chủng tử đây đã có đầy đủ từ vô thỉ, không phải mới sanh. A Tỳ Đạt Ma Kinh giải thích: “Những giới từ vô thỉ đến nay, tất cả pháp đều nương tựa”. Nghĩa là những chủng tử từ vô thỉ đến nay đều làm chỗ nương tựa bình đẳng cho tất cả pháp và sau đó mới sanh khởi hiện hành. Du Già Sư Địa Luận giải thích: “Từ vô thỉ đến nay, Tánh mặc dù đã có sẳn, nhưng cần phải nhờ nhiễm tịnh huân tập mới phát sanh”. Đây cũng là nói chủng tử vốn đã có sẳn từ lâu, nhưng cốt yếu cần phải trải qua huân tập thì mới có thể phát khởi tác dụng.
b)- Thuyết Tân Huân: nghĩa là chủng tử không phải có từ ban sơ và chúng nó đều là do huân tập lẫn nhau sanh ra. Tại sao vừa nói chúng ta đã có chủng tử Phật Tánh? Chính yếu ở đây là có sự huân tập nghe nhiều, sự thấy nghe chánh pháp, nương theo pháp tu hành, huân tập như thế thì chủng tử thành Phật tăng trưởng. Như bồi dưỡng chủng tử thiện, tiêu diệt chủng tử ác, cho đến sau cùng là thành chủng tử vô lậu của bậc thuần thiện. Cho nên nói tất cả chủng tử đều là loại do Tân Huân Sanh Khởi. Nếu như bản hữu thì không phải do huân tập tạo nên và cũng không phải do dụng công tu tập đạt thành. Như Đa Giới Kinh giải thích: “Tâm của các hữu tình là chỗ huân tập các pháp nhiễm tịnh, là nơi chứa nhóm vô lượng chủng tử”. Thành Duy Thức Luận cũng giải thích: “Chủng tử đều do huân tập sanh ra, sở huân tập và năng huân tập đã có từ vô thỉ, cho nên các chủng tử thành tựu cũng từ vô thỉ. Chủng tử chính là tên khác của tập khí, tập khí tất nhiên do huân tập mà có, như hơi thơm của cây hương không ướp mà vẫn thơm”. Đoạn trên trình bày các pháp năng huân và sở huân là vô thỉ của bản hữu, nhưng chủng tử thì lại do huân tập sanh ra. Nhiếp Đại Thừa Luận giải thích: “Nội chủng tử nhất định có huân tập, ngoại chủng tử hoặc có hoặc không”. Lại trình bày tiếp: “Văn huân tập nghĩa là những chủng tử do nghe pháp thanh tịnh và tất cả chánh pháp lưu chuyển để được huân tập”. Đây là thuyết minh Tân Huân và cũng gọi là Lý Thành.
Trong đây hai học thuyết Bản Hữu và Tân Huân chính là hai thứ đặc tánh bản năng và học tập. Như Tâm Lý Học giải thích: “Nam nữ ăn uống, chúng ta không thừa nhận là bản năng nguyên vì một bộ phận sinh hoạt những thứ này là học tập, đồng thời chúng ta cũng không thừa nhận là tập quán nguyên vì một bộ phận hoạt động những thứ này là không phải học tập. Mỗi thứ hoạt động đều có một loại không phải nồng cốt học tập, nhưng phải nhờ học tập mới phát triển. Những thứ hoạt động này có rất nhiều là thuộc về sự hoạt động cơ bản của cơ thể do xã hội hình thành mô hình kiểu khác”. Lại nói tiếp: “Chúng ta đối với mỗi thứ động cơ, một mặt tìm kiếm nồng cốt bất ngờ đạt được mà không phải do học tập, một mặt theo đuổi ảnh hưởng của nó qua sự học tập”. Tôi trình bày những nồng cốt không phải do sự học tập và những ảnh hưởng của sự học tập đây chính là chỉ cho chủng tử bản hữu và chủng tử tân huân. Nguyên vì bản năng và tập quán dễ đưa đến sự hiểu lầm, cho nên gần đây các nhà Tâm Lý Học đều giải thích: “Không phải học tập là nồng cốt và học tập là nhánh lá” (Tâm Lý Học của Ngô Vĩ Sĩ).
c)- Thuyết Triết Trung: phái chủ trương triết trung là Luận Sư Hộ Pháp, ông tiếp nhận học thuyết của hai phái Bản Hữu và Tân Huân, nguyên Bản Hữu và Tân Huân đều có lý do, đều không thể thiên lệch, cho nên ông giác ngộ được Bản Hữu và Tân Huân nhất định phải đợi nhau để kết thành, lẽ tất nhiên phải dung hợp để sanh khởi thì mới có thể hoàn thành nhân quả quan hệ. Chủng tử bản hữu nếu như không trải qua tân huân thì không có pháp để sanh khởi, ngược lại tân huân nếu như không có bản hữu làm căn bản của sự huân tập thì tân huân không có pháp để kết thành, hai nhân tố này không thể chia xẻ được.
4)- NGHĨA HUÂN TẬP:
Nghĩa Huân Tập trong Thành Duy Thức Luận giải thích có hai phương diện: Sở Huân và Năng Huân và mỗi phương diện đều có bốn nghĩa đầy đủ không thể thiếu một mới được gọi là Sở Huân và Năng Huân.
Từ nơi học thuyết trên, chúng ta biết trọng tâm của đạo lý nhân quả là ở nơi chủng tử mà trọng tâm của chủng tử lại là ở nơi huân tập, huân tập chính là sự tác dụng hoạt động của tâm lý và của hành vi, loại hoạt động đây đòi hỏi hai thứ động tác cùng một lúc, chẳng qua một thứ thì có sức mạnh có thể ảnh hưởng đến các pháp khác mà không bị các pháp khác ảnh hưởng, đó chính là Năng Huân. Một thứ thì yếu kém không sức mạnh, luôn luôn bị động, chỉ có thể dùng để hấp thụ sức ảnh hưởng của các pháp khác, đó chính là Sở Huân. Sở Huân thì như thế nào? Sở Huân là Thức A Lại Da thứ tám, nó thì thuộc về tánh vô phú vô ký. Lực lượng bản thân của nó thì rất bạc nhược, không có sức kháng cự, cho nên nó dùng để làm chỗ tiếp nhận những sự huân tập. Còn Năng Huân thì như thế nào? Năng Huân là chỉ cho bảy Tâm Thức và các pháp Tâm Sở ở trước, tánh hoạt động của chúng có năng lực rất mạnh, những sự hoạt động của chúng tức là những hành vi động tác của chúng ta, những tâm tư và những ý tưởng..v..v….. của chúng ta đều do năng lực hoạt động đây huân tập vào trong Thức thứ tám. Sự hoạt động của bảy Thức ở trước đối với những cảnh giới chính là hành động tạo nghiệp, mỗi một sự hoạt động được huân tập thành mỗi một loại chủng tử. Những chủng tử nhờ Thức thứ tám bảo trì nên không bị hoại diệt, khi gặp được duyên liền sanh ra quả. Cho nên chúng ta mỗi khi khởi tâm động niệm chính là tạo nghiệp huân tập. Năng Huân và Sở Huân đều có bốn nghĩa và bốn nghĩa đây thì như thế nào?
BỐN NGHĨA CỦA SỞ HUÂN: ----- tóm lược học thuyết của Thức thứ tám:
a)- Tánh Kiên Trụ: Pháp Sở Huân chủ yếu thỉ chung chỉ có một loại duy nhất là tương tục, không có biến dịch cho nên gọi là Kiên Trụ. Nó mặc dù có sanh diệt, nhưng tánh chất của nó thỉ chung thì giống nhau. Bảy Thức ở trước không đầy đủ nghĩa này, cho nên không phải là Sở Huân.
b)- Tánh Vô Ký: Pháp Sở Huân thì không thể có tánh chất đối đãi lợi hại. Thiện và ác thì đối đãi, làm cho mất tác dụng lẫn nhau, lực lượng chúng nó thì rất mạnh, nghĩa là thiện thì hoàn toàn thiện, không tiếp nhận pháp ác huân tập, thế nên không thể cho là Sở Huân. Còn lực lượng của pháp Vô Ký Tánh thì yếu kém, cho nên không luận pháp thiện đến huân tập cũng tốt, pháp ác đến huân tập cũng tốt, đều có thể tiếp nhận sự ảnh hưởng của nó. Như người có cá tánh cứng cỏi không có thể tiếp nhận sự ảnh hưởng của người khác; người có cá tánh bạc nhược lại dễ tiếp nhận sự khuyến cáo của người khác. Hơn nữa như hương thơm của một đoá hoa không thể tiếp nhận mùi hôi huân tập để điều hoà. Hương thơm của lá trà thì không có tánh sức mạnh cho nên dễ tiếp nhận sự huân tập. Bảy Thức ở trước không có đặc tánh này, nhưng Thức thứ tám lại có đặc tánh này cho nên có thể tiếp nhận sự huân tập.
c)- Tánh Khả Huân: ở trong các Tâm pháp, chỉ Thức thứ tám mới có đặc tánh khả huân, nghĩa là đặc tánh của Thức thứ tám có khả năng huân tập nên gọi là Tánh Khả Huân. Đặc tánh khả huân của Thức thứ tám mặc dù có khả năng tự tại trong sự huân tập, nhưng không phải là thể thường trụ kiên cố chặt chẽ nên mới có thể tiếp nhận sự huân tập. Đặc tánh khả huân của Thức thứ tám nếu kiên cố chặt chẽ như đầu núi đá thì không thể tiếp nhận sự huân tập.
d)- Cùng Với Pháp Năng Huân Chung Tánh Hoà Hợp: hoà hợp tức là tương ưng, nghĩa là hai pháp Năng Huân và Sở Huân đều cùng một thời gian, sanh diệt cùng một lúc, tự tạo nhân tự thọ quả, tánh hoà hợp là có khả năng tiếp nhận sự huân tập.
BỐN NGHĨA CỦA NĂNG HUÂN: ----- tóm lược học thuyết của bảy Thức ở trước:
a)- Có Tánh Sanh Diệt: các pháp của Năng Huân Tập đều không phải thường trụ, mà chúng nó luôn luôn sát na sanh diệt, nhờ có tác dụng chuyển biến cho nên mới có khả năng huân tập, nguyên vì chúng nó có thể chuyển thành thiện và cũng có thể chuyển thành ác.
b)- Có Tánh Thắng Dụng: nghĩa là có tánh tác dụng thù thắng. Thắng Dụng có hai nghĩa: Một là tác dụng năng duyên, nghĩa là chỉ cho Tâm và những Tâm Sở của bảy Thức ở trước có khả năng duyên đến Thức thứ tám và những cảnh giới của Thức thứ tám biến hiện. Hai là tác dụng cường thịnh, nghĩa là các pháp nhiễm tịnh đều có khả năng tác dụng mãnh liệt của sự huân tập. Hai nghĩa này đầy đủ nên gọi là có tánh thắng dụng.
c)- Có Tánh Tăng Giảm: số lượng của các pháp thiện ác ở trong tâm thức và nơi hành vi của chúng ta có tăng có giảm, khi đến quả vị Phật ác pháp tiêu mất, thiện pháp viên mãn và thiện pháp lúc đó không còn bị tăng giảm. Cho nên từ khi thành Phật trở về trước, trong tất cả ngôi vị, bảy Tâm Thức và các pháp Tâm Sở đều có tánh năng huân tăng giảm.
d)- Cùng Các Pháp Sở Huân Chung Tánh Hoà Hợp: bảy Thức ở trước của Năng Huân và Thức thứ tám của Sở Huân lẽ tất nhiên đòi hỏi phải đồng một thời gian, sanh diệt cùng một lúc, hoà hợp cùng một chỗ thì mới có thể huân tập.
5)- NHỮNG LOẠI RIÊNG BIỆT VÀ NHỮNG TÊN KHÁC CỦA CHỦNG TỬ:
Thức thứ tám là chỗ hàm chứa vô lượng vô số chủng tử, trong đó có nhiều loại riêng biệt, phân chia tổng quát như dưới đây:
A)- Thuyết Nương Tựa Sanh Khởi:
1)- Bản Hữu Chủng Tử, cũng gọi là “Bản Tánh Trụ Chủng” thuộc loại “Tiên Thiên” cũng gọi là “Bản Năng”.
2)- Tân Huân Chủng Tử, cũng gọi là “Tập Sở Thành Chủng Tử” thuộc loại “Hậu Thiên” cũng gọi là “Học Tập”.
B)- Thuyết Nương Tựa Hữu Lậu và Vô Lậu:
1)- Hữu Lậu Chủng Tử: là những chủng tử thuộc loại thọ nhận sanh tử nơi sáu cõi trong tam giới.
2)- Vô Lậu Chủng Tử: là những chủng tử xuất thế của quả vị A La Hán và Phật nhằm để đối trị đạo sanh khởi sau khi vào được Kiến Đạo.
C)- Thuyết Nương Tựa Ba Tánh:
Bất khả tri (không thể biết) chỗ chấp thọ của Thức thứ tám gồm có hai loại:
a)- Sáu Căn, như Nhãn Căn, Nhĩ Căn,..v..v…. tức là chỉ cho sáu Căn thuộc nhục thân của chúng ta. Thân thể này nếu như không nhờ Thức thứ tám nắm giữ thì lẽ tất nhiên phải bị hoại diệt. Thức thứ bảy thì không có công năng này và Thức thứ sáu thì bị gián đoạn, cho nên chỉ có Thức thứ tám từ khi sanh khởi nắm giữ thân thể này cho đến lúc chết khiến không bị hoại diệt, lại còn cùng an nguy với thân thể. Còn Căn của Ý Thức thứ sáu nương tựa, theo Thượng Tọa Bộ chủ trương: là Nhục Đoàn Tâm; theo Sinh Lý Học chủ trương: quản lý toàn bộ tri giác của chúng ta mà phát sanh tri thức, không phải là Nhục Đoàn Tâm mà là Đại Não. Nơi Phật Học tuyệt nhiên chưa đề cập đến Đại Não, vào khoảng thượng cổ chưa có phát minh này, hôm nay không thể phỏng đoán Nhục Đoàn Tâm cho là Đại não. Lại có Bộ chủ trương cho Ý Căn là ảnh tử quá khứ của sáu Thức, cũng có thể cho là Ấn Tượng lưu lại trong đại não, tức là Ý Căn thứ sáu.
b)- Chủng tử tức là hạt giống của tất cả pháp được tàng trử và bảo trì trong Thức thứ tám. Thân căn và chủng tử là chỗ tiếp nhận, còn Thức thứ tám là tâm thức có khả năng tiếp nhận. Vì thế Thức đây là một loại tương tục khiến cho thân căn không bị hư hoại, vả lại cùng an nguy với thân căn, còn khiến cho chủng tử không bị tiêu mất, chờ đợi duyên để phát sanh hiện hành, cho nên gọi là chấp thọ. Nếu như năng lực của Thức thứ tám không chấp thọ thì thân căn trở nên thối nát, như trong Luận giải thích: “Như Khế Kinh nói: Có sắc thân căn là do Thức chấp thọ, nếu như không có Thức này chấp thọ sắc thân căn kia tự nó không thể chấp thọ, nghĩa là năm sắc thân căn và căn y xứ có thể chấp thọ chỉ ở trong đời này, còn qua đời khác Tâm có thể chấp thọ chính là Tâm Dị Thục, một loại Năng Biến, trước hết do nghiệp dẫn dắt liên tục chấp thọ, đi đến có sắc thân căn và những nghiệp đây hoàn toàn không phải loại thiện ô nhiễm”.
2.- TÁC DỤNG CÓ CẢNH:
Bất Khả Tri Xứ: chữ “Xứ” là sứ sở, nghĩa là Khí Thế Giới, tức là chỉ cho sơn hà đại địa vũ trụ vạn hữu. Chữ Khí là nghĩa thọ dụng, những cảnh giới bị các loài hữu tình thọ dụng đều gọi là Khí Giới và cũng gọi là Y Báo. Đây chính là đối tượng để duyên của Thức thứ tám, theo như Thành Duy Thức Luận giải thích: “Chỗ gọi Xứ nghĩa là do năng lực chủng tử cộng tướng của Thức Dị Thục đã thành thục, biến ra tướng khí thế gian tương tợ sắc..v..v…… tức là chỉ cho các loại sắc đã được kiến tạo khắp cả bên ngoài, mặc dù các loài hữu tình biến hiện có chỗ sai biệt nhau, nhưng hình tướng tương tợ không có chỗ nào khác biệt cả. Cũng như các ngọn neon đốt cháy đều soi sáng tương tợ như một”. Đây là thuyết minh những hiện tượng của tất cả thế giới đều do Thức thứ tám của mỗi mỗi hữu tình biến hiện ra. Như Khế Kinh giải thích: “Năng lực nghiệp tăng thượng của tất cả hữu tình chung nhau phát khởi”. Trong đây chỗ gọi Chủng Tử Cộng Tướng của Thức thứ tám biến hiện chính là hiển bày tất cả vạn vật đều không lìa khỏi Tâm Thức, đều có ở trong Tâm. Cũng từ đó, Tống Nho cho rằng vũ trụ vạn hữu đã có trong Tâm của ta; người đời gần đây cũng cho rằng vạn vật đều có Thức. Nghĩa Cộng Biến ở đây cũng có thể phát minh nghĩa Hổ Tương và cũng có thể biểu thị Thức A Lại Da chính là bản thể của vũ trụ.
3.- TÁC DỤNG LIỄU BIỆT:
Thành Duy Thức Luận giải thích: “Chữ “Liễu” trong đây nghĩa là tự biến hiện của Thức Dị Thục có tác dụng liễu biệt, tác dụng liễu biệt đây bao gồm cả Kiến Phần ở trong”. Chữ Liễu chính là liễu biệt, cũng tức là hành tướng, Thức dùng liễu biệt làm hànnh tướng. Hành tướng là tác dụng của Thức, hoặc là tác dụng, là thuộc về Kiến Phần. Hành tướng kiến phần của Thức thứ tám rất vi tế mà Ý Thức thứ sáu không thể nào thông suốt kiệp, cho nên gọi là Bất Khả Tri “Liễu”.
Thức thứ sáu không thể biết rõ, nếu nói danh từ thời đại hiện nay là không thể dùng để thuyết minh hành tướng của Thức A Lại Da. Thức A Lại Da trong các kinh luận cũng chứng minh cho là có trên suy luận và hành tướng của Thức này như thế nào thì không thể biết rõ. Như Kinh Giải Thâm Mật giải thích: “Thức A Đà Na rất vi tế, tất cả chủng tử lưu chuyển như dòng thác nước chảy, chúng ta là kẻ phàm ngu không thể nào khai triển được, sợ mọi người chấp trước cho là ngã”. Duy Thức Tam Thập Luận cũng giải thích: “Luôn luôn chuyển biến như thác nước chảy xuống dốc (Hằng chuyển như bộc lưu)”. Nếu như sử dụng danh từ hiện đại giải thích: Thức A Lại Da có thể cho là Tiềm Ý Thức, hoặc là Hạ Ý Thức, hoặc là Vô Ý Thức, nguyên vì nó tác dụng không phát khởi Ý Thức. Vấn đề này trong Tâm Lý Học gọi là Một Loại Trung Tâm. Tiềm là tiềm ẩn ở trong mà ý tứ không hiển hiện. Tâm Lý Học gọi Hạ Ý Thức là bộ phận rất trọng yếu, rất thâm thiết, đại biểu cho sự sinh hoạt của tâm lý. Tiềm Ý Thức thì không phải bất động, nhưng Ý Thức bình thường không thể nào nhận thức được. Tiềm Ý Thức đây đương nhiên có thể cho là Thức A Lại Da, nhưng không có danh từ đặc biệt nào khác có thể đại biểu được.
Một khi đề cập đến Thức, bản thân của Thức chính là có tác dụng liễu biệt, đồng thời cũng chính là có cảnh sở duyên của nó, đây là bộ phận không thể mở bày. Liễu biệt của Thức chính là tri thức, thành phần của tri thức thì như thế nào? Thành phần tổ hợp của tri thức nhất định phải có liễu biệt mới gọi là Tri Thức (Liễu Biệt) và cũng nhờ đó mới thành là một thứ tri thức. Hoặc nói cách khác: do Căn, Cảnh, Thức..v..v…. các duyên hoà hợp mới có thể sản sanh ra ý tứ của tâm thức.
4)- BỐN PHẦN CÙNG VỚI LƯỢNG VÀ QUẢ CỦA TÂM THỂ:
Thành Duy Thức Luận trình bày nghĩa của Tâm Thể có bốn phần: một là Tướng Phần, hai là Kiến Phần, ba là Tự Chứng Phần, bốn là Chứng Tự Chứng Phần. Tướng Phần theo Tiểu Thừa giải thích là chỉ cho cảnh sở duyên; Tướng Phần cũng tức là hành tướng (ảnh tượng), cũng giống như chúng ta dùng máy chụp hình chụp lấy hình ảnh và chỉ lấy ảnh tử của cảnh giới sở duyên. Kiến Phần là phần sự thể, tức là sự tác dụng của căn, cũng chính là Tâm và Tâm Sở, như đồ biểu sau đây:
Đại Thừa giải thích Tướng Phần là sở duyên, Kiến Phần là hành tướng, sở y của Kiến Tướng là Tâm Thể, chính là Tự Chứng Phần. Phàm một sự vật bị nhận thức, chúng ta nương nơi cảnh giới đó liền có một tri thức, bản thể của tri thức này chính là bốn phương diện quan hệ. Lại có một thuyết: Tướng Phần là Sở Lượng, Kiến Phần là Năng Lượng, Tự Chứng Phần là Lượng Quả, Lượng Quả chính là Tri Thức. Theo thuết của Hộ Pháp, có thể chứng biết Lượng Quả không lầm lẫn cho nên cần phải một loại Chứng Tự Chứng Phần. Vấn đề này được trình bày theo đồ biểu như sau:
Tướng Phần là Sở Duyên, Kiến Phần là Năng Duyên, Kiến Phần khi lấy được Tướng Phần là do Tự Chứng Phần chứng biết phần sở chứng, tức là Tri Thức (Lượng Quả). Chứng Tự Chứng Phần cùng với Tự Chứng Phần năng duyên lẫn nhau, chứng biết lẫn nhau, mà ở đây không dùng đến phần thứ năm. Vấn đề này được trình bày như sau:
1)- Tướng Phần ------- Sở Lượng
Kiến Phần --------- Năng Lượng
2)- Kiến Phần --------- Sở Lượng
Tự Chứng Phần --- Năng Lượng
3)- Tự Chứng Phần --------------- Sở Lượng
Chứng Tự Chứng Phần ------- Năng Lượng
4)- Chứng Tự Chứng Phần ------ Sở Lượng
Tự Chứng Phần --------------- Năng Lượng
Đây là trình bày tổng quát. Các vị cổ sư trong học phái Duy Thức Ấn Độ giải thích: ngài An Huệ chỉ trình bày có một phần, nghĩa là chỉ có duy nhất một Tâm Thể mà thôi. Kinh Lăng Nghiêm thì cho rằng: “Do tự tâm chấp trước, tâm biến chuyển giống như ngoại cảnh, chỗ thấy biết của nó không phải có thật cho nên gọi là Duy Tâm”. Ngài Nan Đà,..v..v…. thì phân thành hai phần Kiến và Tướng, hai phần này đều do Tự Chứng mà có, nghĩa là Tâm Thể tức là Kiến và Tâm Thể khi phát khởi thì tất nhiên có Tướng; ngài Trần Na thì phân thành ba phần và ngài nói ngoài Kiến Phần tất nhiên có Tự Chứng Phần, vấn đề đây trong Tập Lượng Luận phân tích thì tường tận hơn; ngài Hộ Pháp thì phân chia thành bốn phần và nhờ đó sau này không đem lại sự khó khăn nan giải. Cho nên Thành Ngữ có câu: “An Nan Trần Hộ một, hai, ba, bốn”. Trong bốn phần nói trên, Thành Duy Thức Luận đã tranh biện rất sâu rộng, hôm nay ở đây chỉ trình bày sơ lược.
Hai bài Tụng: “Thường dữ Xúc Tác Ý, Thọ Tưởng Tư tương ưng”. Nghĩa là Thức A Lại Da luôn luôn tương ưng với Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng và Tư. Đây là trình bày Thức A Lại Da tương ưng với các pháp Tâm Sở. Tâm Sở là một thứ hiện tượng tâm lý như trước đã thuyết minh. Thành Duy Thức Luận giải thích: “Tự thể và hành tướng của Thức thứ tám thì không thể biết được, cho nên chỉ biết được Thức này khi nó tương ưng với năm Tâm Sở Biến Hành, nguyên vì năm Tâm Sở Biến Hành là hiện tượng tâm lý biến khắp tất cả Tâm”, cũng có thể cho rằng, năm Tâm Sở này là hiện tượng tâm lý phổ biến.
Năm thứ Tâm Sở nói trên là: Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng và Tư. Tương ưng nghĩa là cùng sanh diệt và cùng hoà hợp với Tâm Thức không thể phân ly. Thức thứ tám luôn luôn tương ưng với năm thứ pháp Tâm Sở đây không thể tách rời cho nên gọi là “Thường tương ưng”. Danh nghĩa của năm Tâm Sở đã được giải thích ở trước mà nơi này không cần tường thuật lại.
V.- CẢM THỌ CỦA THỨC A LẠI DA:
“TƯƠNG ƯNG DUY XẢ THỌ. THỊ VÔ PHÚ VÔ KÝ, XÚC ĐẲNG DIỆC NHƯTHỊ”( Nhưng chỉ tương ưng với Xả Thọ. Thức này thuộc vô phú vô ký và Xúc vân vân cũng vô phú vô ký như thế).
“Tương ưng duy Xả Thọ”, câu này thuuyết minh chữ “Thọ” của Thức thứ tám tương ưng, Thọ là Thọ Uẩn trong Ngũ Uẩn. Thọ đây là chỉ ngoại cảnh đến kích thích, cũng chính là sinh hoạt cảm giác, chúng ta khi tiếp xúc hoàn cảnh bên ngoài trên nội tâm tự nhiên gặp một thứ cảm giác phát sanh và có chỗ cho là cảm giác, nghĩa là thứ cảm giác này kích thích có khi là thống khổ, có khi là khoái lạc, mà phổ thông thường cho Thọ là cảm giác, cho nên chữ Thọ phần đông phân biệt cho là sáu Thức tương ưng. Hôm nay chữ Thọ của Thức thứ tám tương ưng chính là Xả Thọ của tánh trung lập, nguyên vì tánh cảm thọ của Thức này thì rất chậm chạp, đối với ngoại cảnh sức hấp dẫn thì rất yếu kém, không có cảm giác được vấn đề khổ hoặc vui. Sự cảm thọ nói chung đối với ngoại cảnh thì có ba Thọ: Khổ Thọ, Lạc Thọ và Xả Thọ; có chỗ cho là năm Thọ: Khổ Thọ, Lạc Thọ, Ưu Thọ, Hỷ Thọ và Xả Thọ, như bảng đồ sau đây trình bày. Hơn nữa căn cứ nơi công năng cảm thọ của Tâm thì có Thân Thọ của sáu Thức hoặc Thân Thọ của tám Thức, trong đây sự tiếp nhận của năm Thức Trước thì gọi là Thân Thọ và sự tiếp nhận của ba Thức sau thì gọi là Tâm Thọ.
Chữ Thọ của Thức thứ tám tương ưng độc nhất chỉ có Xả Thọ. Ngoài Xả Thọ, Thức thứ tám không tương ưng bốn Thọ còn lại cho nên gọi là “Duy Xả Thọ”.
Trong ba Tánh, Thức A Lại Da tiếp nhận tánh nào? Thức A Lại Da tiếp nhận Tánh Vô Ký.
1)- Tánh Vô Ký: Tánh là tánh loại, nghĩa là tánh chất có ba loại, loại thiện, loại ác và loại vô ký. Không luận là pháp gì đều có tánh chất của loại này. Tánh chất của Thức A Lại Da thì thuộc về loại “Vô Phú Vô Ký”, cũng có thể nói là tánh trung lập. Vô Ký có hai loại: loại thứ nhất có bị ngăn che mà không ghi nhận và loại thứ hai không bị ngăn che mà cũng không ghi nhận. Thiện và ác thì có ghi nhận biệt tánh, nghĩa là có thể ghi nhận kết quả thế nào của tương lai, đây là căn cứ nơi nhân mà nói. Vô Ký là pháp dị thục, đây là căn cứ nơi quả mà nói. Pháp quả là chỉ cho nhân trước thực hiện, không thể có ghi nhận biệt tánh cho nên gọi là “Vô Ký”. Nguyên vì Vô Ký thì mới có thể phát khởi chuyển biến, mới có thể tiếp nhận sự huân tập, mới có thể tu chứng. Thức thứ tám thì có cơ tánh sanh mạng, nhưng nó không có tánh tình cảm, cho nên nó ở nơi Thọ thì thuộc về Xả Thọ, ở nơi Tánh thì thuộc về Tánh Vô Phú Vô Ký. Hữu Phú là nghĩa nhiễm trước, nghĩa là có phiền não chướng ngăn che nên gọi là Hữu Phú Vô Ký, vấn đề này sẽ được giải thích ở sau. Thức A Lại Da không có phiền não tương ưng cho nên tánh của nó là Vô Phú Vô Ký, nơi Duy Thức Học cũng gọi là Bạch Tịnh Vô Ký. Nhờ tánh vô ký, Thức A Lại Da đây mới có thể tiếp nhận sự huân tập, nhưng sự kết quả của nó hoặc thiện hoặc ác đều có tánh kháng cự thì không thể tiếp nhận sự huân tập. Tu hành đoạn hoặc đều hoàn toàn đặc trọng tâm vào nơi bảy Thức trước công phu hành hoạt. Thức thứ tám chỉ chờ sự chuyển biến của bảy Thức trước thì mới chuyển biến sau cùng. Nhờ tánh vô ký, Thức thứ tám mới có thể làm chỗ nương tựa bình đẳng của các pháp thiện ác, nguyên vì nó không kháng cự bất cứ một pháp nào, một lãnh vực nào.
2)- Tâm Sở Trường Hợp Giống Nhau: nghĩa là “Xúc,..v..v…. cũng như thế”. Thức A Lại Da tất nhiên là tánh vô ký thì trên bề mặt nói nó tương ưng với Tâm Sở Xúc,..v..v…. cũng thuộc về tánh vô phú vô ký, vì năm Tâm Sở đã tương ưng cùng với Tâm Vương. Thêm nữa điểm này nói rộng ra: trường hợp câu “Cũng như thế” đây không những chỉ năm Tâm Sở là vô phú vô ký, thứ đến hành tướng và chỗ duyên của Thức thứ tám đã là không thể biết mà cho đến hành tướng và chỗ duyên của năm Tâm Sở này thì cũng không thể biết; Thức A Lại Da khi đến được ngôi vị A La Hán mới có thể xả bỏ thì năm Tâm Sở Xúc, ..v..v…. đây cũng phải đến ngôi vị nói trên mới có thể chuyển biến; vả lại, Thức thứ tám luôn luôn chuyển biến như dòng thác nước chảy thì những Tâm Sở tương ưng với Thức này cũng bị luôn luôn chuyển biến như dòng thác nước chảy. Nhờ Thức thứ tám có những đặc tánh nói trên, năm Tâm Sở đây mới có thể tương ưng được, nguyên vì Tâm Sở tất nhiên phải cùng hợp tác tương ưng với Tâm Thể.
VI.- NHÂN QUẢ CỦA THỨC A LẠI DA:
VII.- QUẢ VỊ XẢ CỦA THỨC A LẠI DA:
“A LA HÁN VỊ XẢ” đây là thuyết minh thư lớp quả vị thừa nhận đoạn diệt. “A La Hán” dịch đúng là Ứng, lại dịch là Sát, có nghĩa là phá hoại đoạn diệt. Ứng là ứng cúng, ứng đoạn, Ứng là nghĩa không còn thọ sanh tử nữa. A La Hán đã dứt hẳn phiền não, chứng được quả Thánh, chứng đặng quả A La Hán là người Thánh đã ra khỏi ba cõi cho nên có thể thọ nhận sự cúng dường của người và trời. Hơn nữa A La Hán là dứt hẳn phiền não của ba cõi, khi dứt phiền não chứng đến cứu cánh được danh xưng là A La Hán, ba quả Thánh trước chỉ đoạn được phiền não của cõi Dục cho nên không gọi là A La Hán. Người xưa dịch là Sát Tặc, nghĩa là A La Hán đã dứt hẳn phiền não của ba cõi, chứng được Sanh Không Chân Như, đạt đến cõi Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn, cho nên không còn thọ sanh tử nữa; người xưa cũng dịch là Vô Sanh, nghĩa là không còn thọ sanh trở lại trong ba cõi lần nữa, tức là đã dứt hẳn sự luân hồi. Hoặc những người đã ngộ được Tánh Không của các pháp không sanh không diệt được gọi là A La Hán (Thánh Giả). Chữ “Vị” là quả vị, hoặc là ngôi thứ. Chữ “Xả” là nghĩa loại bỏ, chuyển bỏ, hoặc đoạn trừ. Những người đã chứng quả A La Hán tức có thể loại bỏ cái tên Thức A Lại Da, trong đây không gọi đoạn mà gọi xả là có thâm ý, nguyên vì quả vị A La Hán đã đoạn phiền não chướng Ngã Ái Chấp và lúc đó Thức A Lại Da không còn bị Thức thứ bảy tương ưng ngã ái chấp cho là ngã nữa. Lý do cái danh xưng Ngã Ái Chấp Tàng CỦA Thức thứ bảy đã loại trừ xong thì lúc đó dĩ nhiên thể của Thức thứ tám không cần phải đoạn trừ.
Vũ trụ vạn hữu đều không thể rời khỏi Thức A Lại Da để tồn tại, tất cả hữu tình đều có Thức A Lại Da hiện hữu, cho nên Thức này là nguồn gốc của vạn hữu, là nhân của các pháp. Thức A Lại Da có rất nhiều tên khác là do địa vị không giống nhau của nó mà thiết lập, mỗi một danh xưng đều có bao hàm một ý nghĩa, hôm nay xin lược nêu một vài tên như sau:
1.- Thức A lại Da:
2.- Thức Dị Thục:
3.- Thức Nhứt Thiết Chủng: --- là Thức giữ gìn chủng tử của tất cả pháp,
4.- Tâm:
5.- Thức A Đà Na:
6.- Sở Tri Y:
7.- Thức Vô Cấu:
8.- Thức Vô Một:
_______________
[1] Phẩm Tâm Ý Thức của Kinh Giải Thâm Mật.
[2] Phẩm Sở Tri Y của Nhiếp Đại Thừa Luận và Duy Thức Luận.
[3] Phẩm Tâm Ý Thức của Kinh Giải Thâm Mật.
[4] Bách Pháp Luận Sớ.
---o0o---