- LỜI DỊCH GIẢ
- Chương 1. LỜI NÓI ĐẦU
- Chương 2. KIẾN LẬP ĐỀ LUẬN
- Chương 3. ĐẠI Ý DUY THỨC
- Chương 4. THỨC NĂNG BIẾN LIỄU CẢNH ( Tri Thức Luận )
- Chương 5. TƯ LƯƠNG NĂNG BIẾN THỨC (Nhân Sanh Luận)
- Chương 6. THỨC A LẠI DA (Alaya) (Bản Thể Luận)
- Chương 7. LUẬN VỀ LÝ TÁNH CỦA DUY THỨC.
- Chương 8. THẬT CHỨNG CỦA DUY THỨC LUẬN
Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG
Người dịch:
CHƯƠNG IV
THỨC NĂNG BIẾN LIỄU CẢNH ( Tri Thức Luận )
A.- LỜI TỰA
1.- NHU YẾU VÀ PHẠM VI CỦA TRI THỨC:
Nhân loại sở dĩ được cho là linh tánh hơn vạn vật nhờ có hai điểm: một là nhân loại có trí tuệ và có khả năng ứng dụng trí tuệ; hai là nhân loại có khả năng chế tạo công cụ và có khả năng ứng dụng công cụ. Tất cả động vật ngoại trừ loài người đều không thể có hai thứ năng khiếu này, cho nên nhân loại có khả năng khống chế tất cả, có khả năng chiến thắng tất cả, có khả năng sản sanh văn minh và có khả năng khai phát tự nhiên. Hai thứ đặc điểm này nói chung chính là tác dụng của tri thức. Nhân loại trong sự sinh hoạt tất nhiên phải tìm cầu tri thức, nguyên vì tri thức chính là vũ khí của nhân loại sinh hoạt. Ở trong thời đại này, loài người không có tri thức thì không thể sanh tồn. Từ trong sự sinh hoạt của nhân loại, văn hoá có thể nhờ đó sản sanh, văn hoá chính là sản phẩm kết tinh của tri thức nhân loại. Xưa nay vấn đề nghiên cứu tri thức nơi trong triết học có chỗ gọi là Tri Thức Luận, đây là thuộc về tánh chất của vấn đề nghiên cứu tri thức. Tánh chất của vấn đề nghiên cứu tri thức thì không cần đến sự trợ giúp của Tâm Lý Học. Vấn đề nghiên cứu tri thức thì trong đó cũng có yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhân sanh và xã hội cho nên được gọi là Tri Thức Xã Hội Học. Nhân đây có người chủ trương rằng, nghiên cứu tri thức cốt yếu phải khởi điểm trên ba phương diện: một là từ phương diện triết học để nghiên cứu; hai là từ phương diện tâm lý học để nghiên cứu; ba là từ phương diện nhân loại xã hội học để nghiên cứu. Một quyển sách nói về văn hoá và tri thức của Trương Đông Tôn chính là chủ trương tổng hợp ba phương diện trên để nghiên cứu.
Phạm vi của Tri Thức thì rất rộng, cho nên đức Phật gọi là Nhất Thiết Trí, hoặc gọi là Nhất Thiết Chủng Trí. Hiện tại nơi trong Tri Thức Luận, Tri Thức theo sự phân biệt thì gồm có Tri Thức Thường Thức, Tri Thức Khoa Học, Tri Thức Triết Học, Tri Thức Lịch Sử. Những thứ Tri Thức trên nếu như hợp chung lại thì không ngoài Tri Thức, chỉ là chủng loại không giống nhau mà thôi. Tri Thức Luận của Phật Học giảng giải Tri Thức thì bao quát, nhưng toàn bộ Phật Học thuyết minh không ngoài một điểm gọi chung là Tri Thức. Tri Thức của Phật Học thuyết minh tóm lược có hai thứ:
1)- Căn cứ nơi Tri Thức Phương Pháp Luận của Nhân Minh Học, Tri Thức được phân làm Ba Lượng, chữ Lượng đây có ý nghĩa là Tri Thức. Ba Lượng cũng gọi là Ba Lượng Trí. Ba Lượng Trí gồm có:
a)- Hiện Lượng: nghĩa là tri thức thật chứng hiện tiền, có thể nói là tri thức chân thật, thứ tri thức này chính là cảnh giới tri thức hiện tiền nương nơi năm Thức Trước để hiện hành; những cảnh giới tri thức này là những cảnh giới đã chứng được của nội tâm tu chứng (của Ý Thức thứ sáu tu chứng), gọi là Cảnh Giới Tri Thức Tu Chứng và cũng gọi là Hiện Lượng Trí.
b)- Tỷ Lượng: nghĩa là do bởi xã hội nhân loại quá phức tạp, tự nhiên giới vô cùng sai biệt, chỗ hiểu biết của chúng ta thì có hạn, cho nên chúng ta cần phải đem những điều đã hiểu biết đi so sánh với những điều chưa hiểu biết để được hiểu biết, đây gọi là Tỷ Lượng Trí.
c)- Phi Lượng: là tri thức sai lầm không chính xác, nói cách khác so với đối tượng khách quan nhận thức không được thiết thực, hiểu biết không được thiệt đúng, giống như tri thức sai lầm.
Ba Lượng đây, thứ nhất là triết học, thứ hai là khoa học, thứ ba là thường thức.
2)- Căn cứ nơi thế gian và xuất thế gian, Tri Thức gồm có tám loại thấy gọi là Kiến; “Kiến” hoặc gọi là “Tri Kiến” cũng chính là tám thứ Tri Thức. Tám thứ Kiến đó Câu Xá cho rằng: “Gọi là Thân Kiến,..v..v…. là năm thứ Kiến ô nhiễm, thế gian chánh kiến, hữu học chánh kiến, vô học chánh kiến” [1]. Trong năm thứ Kiến ô nhiễm đây, ô nhiễm là nói không thanh tịnh, tức là tri thức sai lầm không chính xác. Năm thứ Kiến đây gồm có:
a)- Thân Kiến: tiếng Phạn gọi là Tát Ca Da Kiến, “Tát Ca Da Kiến là chấp ngã và ngã sở. Huỷ hoại gọi là Tát, chứa nhóm gọi là Ca Da, Tát Ca Da nghĩa là vô thường và hoà hợp; Ca Da tức là Tát gọi là Tát Ca Da, Tát Ca Da đây chính là năm thủ uẩn, nghĩa là một loại tưởng thường che lấp, cho nên thành lập tên này…… mục tiêu của tên này là chỉ cho sự chấp ngã và ngã sở, nhưng đúng ra Tát Ca Da thì hoàn toàn chỉ cho ngã và ngã sở mà không có chữ chấp trong đó và khi chữ kiến duyên với Tát Ca Da thì lúc đó mới có vấn đề chấp ngã và ngã sở. Như Khế Kinh thường nói: Các Tỳ Kheo phải biết! Thế gian, Sa Môn, Bà La Môn,..v..v…. các vị đó đều có chấp ngã cả theo sự nhìn thấy của họ, tất cả chỉ phát khởi ở nơi năm uẩn”.
b)- Đoạn Kiến: nghĩa là tri thức cố chấp một bên, “nghĩa là đối với sự việc chấp ngã và ngã sở, vấn đề chấp đoạn hoặc chấp thường đều cho là kiến chấp một bên, do vọng chấp bên đoạn hoặc vọng chấp bên thường tạo nên”.
c)- Tà Kiến: nghĩa là tri thức phủ nhận sự thật phủ nhận chân lý, “Vấn đề khổ trong Tứ Đế thật sự có bản chất mà lại khởi lên kiến chấp phủ nhận cho là không có bản chất nên gọi là Tà Kiến. Hơn nữa tất cả vọng kiến đều chuyển biến điên đảo, đều thích ứng với danh nghĩa tà thuyết, nhưng lại phủ nhận cho là không phải tà thuyết nên gọi là Tà Kiến do thổi phòng quá mức”.
d)- Kiến Thủ Kiến: nghĩa là chấp trước chỗ kiến thủ. “Đối với chỗ yếu kém thì lại cho thù thắng nên gọi là Kiến Thủ. Hữu lậu là chỗ yếu kém mà bậc Thánh nhân cần phải đoạn diệt nhưng lại chấp trước cho hữu lậu là thù thắng, gọi chung là Kiến Thủ”.
e)- Giới Cấm Thủ Kiến: nghĩa là chấp trước giới cấm thủ. “Đối với Đạo phi nhân thì chấp cho là nhân đạo, gọi chung tất cả là Giới Cấm Thủ. Như Đại Tự Tại Thiên cho là Thượng Đế hoặc cho là Thần Linh, họ không phải là kẻ sanh ra thế gian mà mê vọng khởi tâm chấp trước cho là kẻ sanh ra thế gian. Những thứ tà hạnh như nương tựa vào Thần Lửa, Thần Nước,..v..v….. không phải là yếu tố sanh lên cõi trời mà mê vọng khởi tâm chấp trước cho là yếu tố sanh lên cõi trời. Chuyên thọ trì giới cấm tà thuyết cho số phận mình phù hợp với trí tuệ,..v..v…. không phải là đạo giải thoát mà mê vọng khởi tâm chấp trước cho là đạo giải thoát”.
g)- Thế Gian Chánh Kiến: nghĩa là kiến chấp những điều hiểu biết của thế gian cho là chân chánh, đây là loại tri thức các thứ chính xác không lầm lẫn của nhân loại. “Thế gian Chánh Kiến nghĩa là trí tuệ của thiện hữu lậu thì tương ưng với Ý Thức. Tại sao Thế Gian Chánh Kiến chỉ tương ưng với Ý Thức? Lý do trí tuệ câu sanh của năm Thức Trước thì không thể quyết định mức độ. Đầu tiên là xét nghiệm và kế đến là quyết định mức độ mới gọi là Kiến, nhưng trí tuệ câu sanh của năm Thức Trước thì không có khả năng như thế”.
h)- Hữu Học Chánh Kiến: Hữu Học nghĩa là chỉ cho những bậc Thánh của sơ quả, của nhị quả và của tam quả, những bậc Thánh này “trong thân thể của họ có các kiến vô lậu” tức là trí vô phân biệt và trí hậu đắc nên gọi là Hữu Học Chánh Kiến, nguyên vì Hữu Học Chánh Kiến đây là tri thức cảnh giới của họ thân chứng.
k)- Vô Học Chánh Kiến: Vô Học nghĩa là chỉ cho những bậc đã chứng quả A La Hán thứ tư. Những bậc này trong thân của họ có Vô Lậu Kiến gọi là Vô Học Chánh Kiến. Trong tám thứ Kiến đây, năm thứ trước là loại Tri Thức Phi Lượng, nghĩa là tri thức sai lầm của thường thức; Thế Gian Chánh Kiến là loại tri thức bao gồm cả Hiện Lượng và Tỷ Lượng, chính là tri thức của Triết Học và của Khoa Học; còn hai thứ tri thức sau cùng là loại tri thức của thật chứng, thuộc về Trí Tuệ Chân Hiện Lượng.
“Tri Thức” đã là một thứ kết quả (Lượng Quả) và thứ kết quả đây nhất định phải có nhân tố của sự sanh sản, như vậy học thuyết Tri Thức thì như thế nào? Đây là một vấn đề nếu muốn được thuyết minh thì rất tổn phí từ chương. Vấn đề này xin trình bày đại lược qua như: “Tri (Năng Tri) là tác dụng xét nghiệm để hiểu biết, được phát sanh từ nơi Sở Tri để sanh ra Thức”. Do đó có thể biết Tri Thức là một loại sản vật tổng hợp. Thí dụ như Duy Thức nói Nhãn Thức,..v..v…. do chính duyên sanh ra. “Tri” là tổng hợp “nghĩa là trên một loại đối tượng nào đó, các thứ nhân tố tổng hợp trình diện, tức là trong một tư tưởng nào đó các phân tử đặc thù tổng hợp hiện bày, nghĩa là nhờ sự tổng hợp của Tri các thứ đơn vị Tâm Lý Học phức tạp như tri giác, quan niệm và khái niệm (Thọ, Tưởng,..v..v…. ) cùng nhau sanh sản”. Do đây có thể nói rằng: “Căn bản tác dụng của Tri Thức chính là tổng hợp, là khái niệm, là kết quả của sự tổng hợp. Sở dĩ phân tích không phải là mục đích căn bản của Tri Thức, nhưng nó chính là công cụ để đạt đến chỗ tổng hợp”. Biểu tượng này là pháp tướng, là tánh duyên khởi của tổng hợp, là nghĩa của Duy Thức và với Duy Thức thì giống nhau đều là đối lập; nhưng phân tích cũng là tánh duyên sanh và cũng là nghĩa pháp tướng. Phân tích Pháp Tướng là để chứng ngộ biết được tánh chân thật của Duy Thức Duyên Khởi. “Vả lại vấn đề “Tri” đã là tổng hợp mà trước đã phân tích cho nên ở nơi Tri Thức thì phần đông đều giả tạo mà không phải chân thật, nếu như mong cầu chân lý thì đây không phải là chỗ tích cực để phát huy sự kiến giải chân thật, chính là chỗ giả tạo sai lầm tiêu cực phá hoại, Tri Thức của nhân loại luôn luôn chế tạo toàn là những thứ giả huyễn sai lầm không bao giờ chấm dứt và lại còn căn cứ nơi đó giải thích theo chiều phá hoại”. Trong Phật Học “Đây có thì Kia có, Đây sanh thì Kia sanh”, nghĩa là “Đây” đã có trước thì nhất định “Kia” phải có sau. Ơû nơi “Đây” là chỉ cho sự tổng hợp và ở nơi “Kia” là chỉ cho sự phân tích. Nguyên vì nhân loại hoàn toàn không thể đạt đến Tánh Duyên Khởi, tất cả Tri Thức đều rơi vào “phân biệt hư vọng” mà không thể chứng nhập được chân lý. Chân lý hoặc Tánh Chân Như là vĩnh viễn như thế, chỉ cốt yếu ở chỗ phá trừ được vọng chấp thì mới có thể hiển hiện được.
Thảo luận tánh chất của Tri Thức thì nhất định phải thuyết minh Khái Niệm, nguyên vì “Tri Thức là do Khái Niệm làm đầu”, có Khái Niệm thì nhất định mới có tri thức. Căn cứ nơi học thuyết Tác Dụng Của Tâm Lý Học, Khái Niệm là do tâm lý tác dụng, là tri giác. Nguyên do sự cấu tạo mô hình Khái Niệm là được phát sanh từ nơi cơ sở cấu tạo mô hình tri giác và cơ sở cấu tạo mô hình ký ức. Nhà Tâm Lý Học Tư Thái Ti nói rằng: “Chúng ta không thể nói ra Tâm như thế nào và lấy gì để cấu tạo thành Khái Niệm. Nhưng cái điều để cấu tạo thành Khái Niệm thì không có một thứ nào vô cùng quan trọng hơn ngoài sự thật. Sự thật là tánh chất cơ bản của Khái Niệm để cấu tạo thành hệ thống tư tưởng, đây là chỗ phát hiện của chúng ta, vả lại điều đó nên thành kính thừa nhận vậy”. (Thấy trong Tri Thức và Xã Hội).
Từ đó nhận thấy Khái Niệm là chỗ nương tựa của tri thức, Khái Niệm đây Anh Văn cho là Conception, chính là “Tưởng” của Duy Thức trình bày. “Tưởng” ở nơi Duy Thức cho là “lấy hình tượng làm thể”, vấn đề Khái Niệm như ở trước đã giải thích là căn cứ nơi tri giác để thành lập, lấy mô hình kiểu mẫu làm cơ sở và mô hình kiểu mẫu thì lại lấy hình tượng làm bản thể. Vấn đề Khái Niệm thì căn cứ nơi tri giác nào để thành lập? Các nhà Tâm Lý Học cho rằng: “Tri Giác” đều có “tổ chức chỉnh hình” mà chỉnh hình đây chính là kinh nghiệm, cho nên phạm vi hình tướng được lưu lại trong Tâm. Hình tướng nói trên rất là mơ hồ, chỉ là thứ hình bóng mà thôi. Do Tri Thức khiến cho bóng dáng của chỉnh hình sau khi chuyển hoá mô hình lại biến thành Khái Niệm. “Khái Niệm sở dĩ phát sanh là do khuynh hướng tự nhiên của nhân tâm. Khái Niệm là nhờ Tri Giác mà phát triển, nghĩa là nhờ một lịch trình suy cầu tương duyên thuận tiến để phát triển, nhưng Khái Niệm và Tri Giác đều không phải hai vật khác nhau. Cho nên mỗi một Khái Niệm tất nhiên phải ẩn núp một hình tướng trong đó”. Đây là lịch trình khởi điểm từ Tri Giác đi đến Khái Niệm. Sự cấu tạo của Khái Niệm ngoại trừ mô hình của Tri Giác lại còn có Ngôn Ngữ, tức là danh ngôn mà Duy Thức Luận gọi là “Tưởng”, là thứ danh ngôn đã được an lập, Duy Thức Luận nói rằng: “Tưởng nghĩa là đối với cảnh thâu nhận hình tượng làm tánh, thiết lập các thứ danh ngôn làm nghiệp, nghĩa là an lập phần cảnh đều nhau làm nồng cốt thì mới có thể theo các thứ danh ngôn để khởi lên”[3]. Đây là nói về “Tưởng” có hai thứ đặc tánh: một là đối với những cảnh đã thâu nhận hình tượng, hai là phát khởi lời nói. Ngôn Ngữ xưa nay chỉ biểu thị giới hạn về nguyện vọng và cảm tình xuyên qua sự phát triển lời nói trở thành phù hiệu tư tưởng và tri thức đại biểu cho Khái Niệm. Bởi lẽ đó, Ngôn Ngữ và Phù Hiệu Danh Xưng nơi Phật Học được gọi chung là Danh Ngôn và Danh Ngôn này phần nhiều biểu thị cho Tri Thức và Tư Tưởng mà “Tri Thức và Tư Tưởng thì lại ký thác nơi Khái Niệm. Sự hình thành của Khái Niệm có thể thấy được trên hai phương diện: một là do nơi mô hình chuyển hoá của tri giác, hai là do nơi phù hiệu chuyển hoá của biểu thị; một trong hai phương diện đó thúc đẩy thì Khái Niệm liền phát sanh và xuất hiện ra ngoài. Ở nơi tri giác, một phương diện như làhình tướng của ảnh tượng nào đó nổi lên thì ở nơi phương diện Khái Niệm Ngôn Ngữ phụ thuộc liền xuất hiện”[4]. Thứ pháp đã nói ở đây tợ hồ như tương phản với Duy Thức. Theo Duy Thức chủ trương, do “Tưởng” (Khái Niệm) nên mới thiết lập danh ngôn; nhưng nói đến Khái Niệm đây (Tưởng) là do ngôn ngữ sanh ra. Kỳ thật theo chỗ tôi biết, danh ngôn sở dĩ có thể thiết lập là do có Danh Ngôn Tập Khí và Danh Ngôn Tập Khí đây lại là do nhân duyên cơ bản của Tưởng Tượng (Khái Niệm) sanh ra. Cho nên nói rằng: “Mô hình cấu tạo của Khái Niệm đích thực đều là ẩn chứa mô hình cấu tạo mọi mặt của tri giác”. Chữ “Xúc” trong tri giác đây cũng tức là chỗ đề cập của Duy Thức. Nghiêm Cách Địa nói rằng: Sự tiếp xúc nơi hai thứ Căn và Cảnh đều bị giới hạn. Mỗi mỗi Khái Niệm (Tưởng) của Danh và Sự đều được sanh ra từ nơi “Xúc”. Do đó nên biết Khái Niệm đều do tri giác sanh ra; chúng ta kiến lập tất cả danh từ của lời nói để cấu tạo phổ thông tư tưởng tri thức của kia và đây. Khái Niệm ở nơi Duy Thức cũng gọi là “Ý Ngôn”, ở nơi Hưu Mô (Hume) cho là “Nghĩa Niệm”, ông ấy nói: “Nghĩa Niệm là tri giác mờ nhạt mà sau đó lại biến thành”. Đúng ra, Khái Niệm (Nghĩa Niệm) không phải là tri giác mờ nhạt rồi sau đó mới biến thành, chính là tri giác một khi lìa khỏi nguồn gốc đến nương gá vào đối tượng và nó không thể không nương cậy vào một loại khác ở chỗ này hoặc ở chỗ khác làm điểm tựa, lẽ tất nhiên Khái Niệm không phải bay đi, nó không hình ảnh và bị tiêu diệt hoàn toàn không có dấu vết. Khái Niệm khi nương tựa vào một loại nào đó ở chỗ này hoặc ở chỗ khác thì nhất định có đầy đủ hình ảnh và âm thanh,..v..v….. Nói cách khác, tri giác là một đối tượng hoàn toàn siêu việt và hiện thật thì nhất định biến thành Khái Niệm. Đồng thời Khái Niệm chỉ là một loại Tâm ảnh ( Ý Ngôn) thì không thể ở lâu được, nhất định phải có một loại khác để nương gá và loại để nương gá đó chính là phù hiệu danh ngôn. Đồ biểu dưới đây sẽ cho biết đại ý:
Quá Trình Ý Thức sanh sản:
D.- BA PHƯƠNG DIỆN CỦA SÁU THỨC:
Ba phương diện của sáu Thức là chỉ cho ba tánh của sáu Thức trong đó có thể tánh và hành tướn thiện, ác và vô ký “Liễu biệt làm tánh tướng”: Liễu nghĩa là hiểu rõ bằng cách phân biệt tức là nhận thức, cảnh phân biệt là đối tượng tức là thế giới hiện tượng của sở duyên (sáu cảnh) bên ngoài. Sáu thứ hiểu biết này đều lấy sự nhận thức làm thể tánh và cũng lấy cảnh nhận thức bên ngoài làm hành tướng (tác dụng), cho nên dùng hai ý nghĩa trên hiệp lại một để giải thích.
“Thiện bất thiện câu phi” (đều đầy đủ Thiện, Ác và Vô Ký): đây là nói tánh chất của sáu Thức, hai chữ “Câu Phi” trong bài Tụng tức là chỉ cho tánh Vô Ký. Sáu loại Thức này đều thông cả ba tánh và Bát Thức Quy Củ Tụng cũng giải thích “thông cả ba tánh”, cho nên tánh chất của sáu Thức đều có cả Thiện, Ác và Vô Ký. Nguyên vì sáu Thức của chúng ta khi quan sát và suy xét thế giới này có lúc thương, có lúc ghét, có lúc bình thường, cho nên có ba loại tình cảm. Từ ba phương diện đây, sự hiểu biết của sáu Thức so với hai Thức thứ bảy và thứ tám thì không giống nhau. Căn cứ nơi thể tánh để nói: sáu Thức thì phân biệt, còn Thức thứ bảy và thứ tám thì không phân biệt. Căn cứ nơi hành tướng để nói: sáu Thức phân biệt thì dễ biết, nhưng hai Thức thứ bảy và thứ tám thì không thể biết. Căn cứ nơi tánh chất để nói: hai Thức thứ bảy và thứ tám thì thuộc về Vô Ký, nhưng sáu Thức nói trên thì thuộc về cả Thiện, Ác , Vô Ký, vì thế sáu Thức được cho là rất trọng yếu. Riêng trong sáu Thức, Ý Thức thì lại được cho là trung tâm, vì Tâm Thức này có năng lực mạnh mẽ, có khả năng làm tất cả thiện và ác.
E.- NHỮNG TÂM LÝ VÀ SỰ CẢM THỌ CỦA SÁU THỨC:
1.- GIẢI THÍCH CHUNG CÁC TÂM SỞ:
“Thử Tâm Sở Biến Hành, Biệt Cảnh Thiện Phiền Não, Tùy Phiền Não Bất Định, giai tam thọ tương ưng……”. Từ Thử Tâm Sở Biến Hành trở về sau gồm có sáu bài Tụng đều trình bày rõ các pháp Tâm Sở quan hệ với sáu Thức. Tâm Sở chính là những hiện tượng tâm lý tác dụng như Tham dục, Tín ngưỡng, Sân hận, Tình cảm..v..v….. Có rất nhiều Tâm Sở quan hệ với sáu Thức, trong 51 loại Tâm Sở không có một loại nào là không quan hệ với sáu Thức. Nguyên vì sự nhận thức, sự quan sát thế giới hiện tượng này của chúng ta đều hoàn toàn do sự tác dụng của sáu Thức. Các pháp Tâm Sở ở trong Duy Thức Luận tính chung gồm có 51 thứ, chia tổng quát thành sáu loại, cho nên có câu “Lục vị Tâm Sở”. Trong những câu “Thử Tâm Sở Biến Hành…..” vừa nêu ở trên, ba câu đầu là nói chung. Chữ “Thử” là chỉ cho Thức Năng Biến phân biệt cảnh giới, còn Tâm Sở dịch ý là “những pháp lệ thuộc nơi Tâm”, tức là những pháp thuộc quyền sở hữu của Tâm. Những pháp thuộc quyền sở hữu của Tâm được phân làm sáu loại như dưới đây:
Sự tương ưng của năm Thức Trước đối với 51 pháp Tâm Sở nếu như phân tích một cách nghiêm chỉnh đến nơi đến chốn không nhiều thì ít có chỗ không giống nhau; chỉ Thức thứ sáu thì tương ưng đầy đủ tất cả pháp Tâm Sở. Bát Thức Quy Củ Tụng giải thích rằng: “Ý Thức thứ sáu thường tương ưng với 51 Tâm Sở, khi gặp thiện thì tương ưng riêng biệt với những Tâm Sở Thiện và khi gặp ác thì tương ưng với những Tâm Sở Ác”. Một cá nhân khi phát khởi thiện tâm thì những Tâm Sở Thiện tác dụng tương ưng, khi niệm ác phát động thì những Tâm Sở Ác tác dụng tương ưng. Những Tâm Sở Thiện Ác nói trên sở dĩ tác dụng phản ứng là do hoàn cảnh đương thời dẫn khởi Ý Thức và gặp cơ hội phối hợp phân biệt, đây là chỉ cho những cảnh giới bên ngoài làm trợ duyên. Những thứ Tâm Sở bất đồng này chính là những tâm lý cá biệt tác dụng không giống nhau.
2.- THỌ VÀ TÌNH CẢM:
2)- TÁC Ý: Tâm Lý Học cho là “Chú Ý”. Thành Duy Thức Luận giải thích: “Tác Ý nghĩa là khiến tâm cảnh giác làm tánh, nơi cảnh sở duyên làm nghiệp”. Đối diện với cảnh giới gì khi tiếp xúc khiến Tâm sanh khởi chú ý và thường có tánh cảnh giác về cảnh giới đó. Giả như khi làm một việc gì, Tâm thường cẩn thận, như tham thiền niệm Phật nêu lên câu thoại đầu làm cương yếu và tất cả chú ý cảnh giác về câu thoại đầu đó. Tâm lý Tác Ý thường khiến tâm niệm chúng ta chuyên chú đến cảnh giới sở duyên mà không dám sơ ý.
3)- THỌ: Thọ “nghĩa là tiếp nhận những cảnh tướng thuận, những cảnh tướng nghịch và những cảnh tướng không thuận không nghịch làm tánh, phát khởi sự yêu thích và không yêu thích làm nghiệp”. Đây là tình cảm phát sanh, nghĩa là tiếp nhận những cảnh thuận, những cảnh nghịch hoặc những cảnh bình thường. Tiếp nhận những cảnh thuận thì yêu thích những cảnh lạc thú, vì mình có những lợi ích khiến tâm hoan hỷ. Tiếp nhận những cảnh trái nghịch là những cảnh không phải lạc thú, vì mình có chỗ tổn hại khiến sanh tâm chán ghét. Hai chữ “Câu Phi” nghĩa là chỉ cho những cảnh giới bình thường không phải những cảnh yêu thích và những cảnh không yêu thích. Tâm Sở Thọ đây nơi Tâm Lý Học gọi là sự tiếp nhận của tình cảm, nhờ hoàn cảnh bên ngoài sự tiếp nhận của tình cảm được mỹ mãn cùng không mà định mức giá trị cái khổ vui, cái an lạc và ở nơi nội tâm khởi lên một thứ cảm thọ biến hoá của thuận cảnh, của nghịch cảnh, của câu phi (không phải thuận cảnh, không phải nghịch cảnh).
4)- TƯỞNG: Tưởng “nghĩa là đối với cảnh giới nhận lấy hình tượng tàm tánh, thiết lập các thứ danh ngôn làm nghiệp”. Đây là vấn đề sau khi tiếp xúc thứ cảnh giới nào và đối với cảnh giới đó cộng thêm sự đo lường tính toán (căn cứ vào hình tượng). Nơi cảnh giới nào đó, tâm lý trước hết đã an bày một thứ hình tượng, nghĩa là tạo nên một thứ mô hình tưởng tượng nào đó gọi là khái niệm. Tiến thêm bước nữa đối với thứ hình tượng nói trên an lập tiếp một thứ danh xưng gọi là danh ngôn để đại biểu cho thật thể của mỗi sự vật và những danh ngôn của người đời đều được từ nơi tâm lý nói trên.
5)- TƯ: chữ Tư “là nghĩa khiến tâm tạo tác làm tánh”. Tạo tác nghĩa là hoạt động như tục ngữ có câu: “ba lần suy nghĩ rồi sau đó mới làm”, thế thì chữ Tư nghĩa là suy nghĩ, là hoạt động. Những động tác và những hành vi của tất cả Tâm và Tâm Sở đều được thúc đẩy bởi Tâm Sở Thọ và Tâm Sở Tư nói trên, vì thế mới cho rằng Tâm Sở Tư là căn bản điều thiện của hành vi. “Đối với những điều lành..v..v….. đầy tớ tâm làm nghiệp”. Đầy tớ là ông chủ sai khiến, tức là nghĩa chi phối, chúng ta cử tâm động niệm đều bị Tâm Sở Tư này làm chủ chi phối và sai khiến. Những điều lành..v..v….. chữ vân vân (..v..v…) là bao gồm cả những điều ác, nghĩa là đối với hai phương diện những điều lành và những điều dữ hành vi của Tâm Sở Tư này có thể thúc đẩy và sai khiến Tâm chúng ta đi hành động.
Năm pháp Tâm Sở đây nghĩa căn bản tuy giải thích như thế, nhưng sự hoạt động và sự tác dụng của nó có mạnh mẽ hay yếu kém là tùy thuộc vào quan hệ của các Tâm Sở như thế nào để xác định. Năm loại Tâm Sở đây nếu như cùng lúc quan hệ với Ý Thức thứ sáu để sanh khởi thì sức hoạt động rất mạnh; nếu như cùng lúc quan hệ với Thức thứ bảy và năm Thức Trước thì sức tác dụng không được mười phần mười; nếu như cùng lúc quan hệ với tánh vô phú vô ký của Thức A Lại Da thì rất yếu kém, nguyên vì hành tướng bản thân của Thức thứ tám vẫn còn không thể biết thì làm sao biết được năm Tâm Sở này quan hệ như thế nào?
b.- LOẠI BIỆT CẢNH:
F.- BÀN QUA TINH THẦN TÌNH CẢM VÀ TÂM SỞ PHÁP:
Phương pháp phân loại 51 Tâm Sở trên là căn cứ nơi quan điểm phân tích của Luân Lý Học, cho nên tổng quát chia thành ba loại: thiện, bất thiện và bất định. Phương pháp phân loại này nếu như so sánh với tình cảm cùng với lối phân tích tinh thần của Tâm Lý Học hiện tại thì có phần sâu sắc hơn. Ở Aâu Châu, năm 1879 có một nhà Thí Nghiệm Tâm Lý Học tên là Bằng Đức, ông ta đem tâm lý tình cảm chia thành ba phương hướng:
a)- Do trạng thái thích thú, đến trạng thái không thích thú và trạng thái trung lập.
b)- Do vô cùng phấn khởi đến mềm yếu như cây liễu.
c)- Do khẩn trương đến thả lỏng buông trôi.
Phương pháp phân tích này ở Âu Châu thì rất có giá trị, nhưng kỳ thật xét kỹ thì rất bình thường. Phân tích kết quả của tâm lý tình cảm như thế không phải chỉ có ba loại nói trên mà thôi. Như trong Phật Học, từ Tham cho đến Vô Tham,..v..v……, từ Tín cho đến Bất Tín,..v..v……, chủng loại của nó rất nhiều.
Hơn nữa danh từ Tình Cảm nơi Tâm Lý Học thì rất nhiều, như nơi Tâm Lý Học của Ngô Vĩ Sĩ [11], danh từ Tình Cảm được phân tích thành 11 loại, xin trình bày như dưới đây:
1)- Thích thú, vui vẻ, hoan lạc, cao hứng, đắc ý, mừng điên.
2)- Không thích thú, không vừa ý, sầu muộn, bi thương, bi ai, thối chí.
3)- Đùa giỡn, ham vui, chơi ngông.
4)- Cổ vỏ, phấn khởi.
5)- Yên lặng, hài lòng, mơ mộng, vô tình, chán chường, buồn chán.
6)- Khát vọng, ái mộ, hy vọng, dốc lòng tin, dũng cảm.
7)- Hoài nghi, thẹn thùng, buồn khổ, nóng ruột, lo âu, run sợ, sợ hãi, hoảng sợ.
8)- Ngạc nhiên, kinh ngạc, kỳ lạ, yên ổn, thất vọng.
9)- Ham muốn, tham dục, cảm thông, ngưỡng mộ, luyến ái.
10)- Chán ghét, chê trách, ganh ghét, oán ghét.
11)- Phẫn nộ, uất hận, tức giận, thịnh nộ, giận dữ.
Mười một loại tâm lý đây cộng chung gồm 55 thứ, thật ra trong 55 thứ này có thể lược bớt, như trong loại thứ tám, ngạc nhiên, kinh ngạc, kỳ lạ chỉ là một thứ tâm lý. Ái mộ trong loại thứ 6 và ngưỡng mộ trong loại thứ 9 cũng chỉ là một thứ tâm lý..v..v…..
Giờ đây 51 pháp Tâm Sở của Duy Thức tóm lược thành 7 loại như sau:
1)- Xúc…… Thọ (Khổ, Ưu, Hỷ, Lạc)
2)- Tham…. Dục…… San….. Xiểm…… Cuống…… Vô Tham.
3)- Sân…. Phẩn….. Hận….. Não….. Tật…… Hại….. Vô Sân.
4)- Si….. Vô Minh….. Ác Kiến…. Phú….. Kiêu…. Mạn….. Vô Tàm…..
Vô Quý…… Nghi….. Bất Tín……. Hối…… Vô Si….. Minh…. Huệ…..
Chánh Kiến….. Tàm Quý…… Thắng Giải…… Tín.
5)- Phóng Dật…… Tán Loạn…… Trạo Cử…… Giãi Đãi….. Bất Phóng Dật……
Cần…… Tinh Tấn.
6)- Hôn Trầm…… Thùy Miên……. Hành Xả…… Khinh An…… Định.
7)- Thất Niệm…... Tầm……. Tứ……. Tác Ý……. Tưởng…….Tư….. Niệm.
Trong 51 Tâm Sở này, Tâm Sở Xúc là đầu mối, Xúc chính là cơ bản để sanh khởi tất cả Tâm và Tâm Sở pháp. Kế đến Tâm Sở Thọ là do Xúc làm đầu mối liền phát sanh cảm thọ. Khổ Lạc..v..v…. bốn nguyên nhân này thật ra không phải do Tâm tiếp nhận mà chính là do nơi Thọ sanh ra. Hơn nữa mỗi một loại, trong đó đều do Bất Thiện mà đi đến Thiện, cho nên mới dùng phù hiệu trên để biểu thị.
G.- SỰ SẢN SANH CỦA NĂM THỨC TRƯỚC:
“Y CHỈ CĂN BẢN THỨC, NGŨ THỨC TÙY DUYÊN HIỆN, HOẶC CÂU HOẶC BẤT CÂU, NHƯ BA ĐÀO Y THỦY” ( Nương nhờ Thức căn bản, năm Thức tùy duyên hiện, hoặc cùng nhau hiện hoặc chẳng cùng nhau hiện, như lượng sóng nương nơi nước).
Đây là trình bày về chỗ nương tựa để duyên của Thức Năng Biến. Thức Năng Biến thứ ba sanh khởi như thế nào? Trong đây trước hết thuyết minh năm Thức Trước và kế đến thuyết minh Thức thứ sáu. Điều kiện duy nhất năm Thức Trước chỉ nương nơi Thức Căn Bản, tức là Thức A Lại Da thứ tám để sanh khởi (Thức A Lại Da thứ tám dung thông tất cả ngôi vị cho nên gọi là Thức Căn Bản). Năm Thức Trước đều nương nơi Thức Căn Bản để sanh khởi và hơn nữa sự sanh khởi của năm Thức Trước cũng tùy theo sự tập hợp những điều kiện khác nhau của Tăng Thượng Duyên. Với những điều kiện gì của hoàn cảnh khiến cho những Thức đó sanh khởi, theo Bát Thức Quy Củ Tụng giải thích: “Cữu duyên thất bát hảo tương lân” (chín duyên, bảy duyên và tám duyên quan hệ lẫn nhau rất tốt). Câu Tụng đây là thuyết minh Tăng Thượng Duyên không giống nhau của năm Thức Trước sanh khởi, nghĩa là năm Thức Trước khi sanh khởi đòi hỏi phải nương đầy đủ chín duyên như: Căn, Cảnh, Khoảng cách, Ánh sáng, Chủng Tử, Nhiễm Tịnh Y (Thức thứ bảy), Căn Bản Y (Thức thứ tám), Phân Biệt Y (Thức thứ sáu), Tác Ý (Chú ý). Nhãn Thức nếu như thiếu một duyên trong chín duyên nói trên thì không thể sanh khởi, cho nên lìa ngoài chín duyên này Nhãn Thức không có tự tánh riêng biệt. Do đó Duy Thức giải thích Nhãn Thức riêng nó không có tự tánh và bốn Thức khác thì cũng thế. Nhĩ Thức chỉ cần đến tám duyên thì có thể sanh khởi, nghĩa là trong chín duyên nói trên trừ đi duyên ánh sáng. Tỷ Thức, Thiệt Thức và Thân Thức chỉ cần đến bảy duyên thì có thể sanh khởi, nghĩa là trong chín duyên nói trên trừ đi hai duyên là khoảng cách và ánh sáng. Cũng vì các Thức phải nhờ đến các duyên mới sanh khởi được, cho nên bài Tụng đây giải thích: “Ngũ Thức tùy duyên hiện” ( năm Thức tùy duyên hiện) và chữ Hiện đây là nghĩa sanh khởi. “hoặc câu hoặc bất câu” (hoặc cùng nhau hiện hoặc chẳng cùng nhau hiện), nghĩa là trong năm Thức, hai Thức có khi cùng nhau sanh khởi hoặc ba Thức cho đến năm Thức có khi cùng nhau sanh khởi, hoặc mỗi Thức tự sanh khởi riêng. Tuy nhiên đặc biệt Thức thứ sáu, Thức thứ bảy và Thức thứ tám thì nhất định phải cùng nhau sanh khởi. Cho nên Duy Thức Luận thường bàn đến rất nhiều về tám Thức có thể cùng nhau sanh khởi. “như ba đào y thủy” (như lượng sóng nương nơi nước), nghĩa là lượng sóng là dụ cho năm Thức Trước và nước là dụ cho Thức thứ tám. Lượng sóng thì nhơn nơi gió và nương nơi nước để sanh khởi, nghĩa là năm Thức đây nhơn nơi ngoại cảnh và nương nơi Thức Căn Bản để sanh khởi, đạo lý này cũng giống như lượng sóng nhơn nơi gió và nương nơi nước để sanh khởi nói trên không khác.
H.- SỰ SANH KHỞI CỦA Ý THỨC:
“Ý THỨC THƯỜNG HIỆN KHỞI, TRỪ SANH VÔ TƯỞNG THIÊN, CẬP VÔ TÂM NHỊ ĐỊNH, THÙY MIÊN DỮ MUỘN TUYỆT” ( Ý Thức thường hiện khởi,ngoại trừ sanh lên cõi Trời Vô Tưởng và vào hai Thiền Định Vô Tâm, hoặc ngủ say và chết ngất [chết giả])
Bài Tụng đầu là thuyết minh nhân duyên sanh khởi của Thức thứ sáu, nghĩa là Thức thứ sáu luôn luôn nương tựa nơi Thức Căn Bản để hiện khởi. Sự sinh hoạt của Ý Thức chúng ta bình thường bằng cách tâm niệm cử động, nói năng đều là do năng lực hoạt động của Ý Thức điều khiển, cho nên bài Tụng này giải thích rằng: “động tác này hoặc nói năng này đều có Ý Thức”, cho nên Ý Thức đại bộ phận thường hiện khởi. Chỉ có thời gian Ý Thức hoàn toàn nương nơi xứ sở nào đó, hoặc nương nơi hoàn cảnh đặc thù nào đó, hoặc bị thứ sức lực gì đó thì không hiện khởi. Có năm cơ sở đặc thù mà Ý Thức quan hệ trong những thời gian không hiện khởi như:
1)- VÔ TƯỞNG THIÊN: là cõi Trời Vô Tưởng, một trong mười tám cõi trời thuộc Sắc Giới. (Trong cõi Trời Quảng Quả của cõi trời thứ mười tám thuộc Thiền thứ tư nơi Sắc Giới có cõi Trời Vô Tưởng). Cõi Trời Vô Tưởng cũng gọi là Vô Tưởng Hữu Tình, kẻ được sanh lên cõi trời này là do năng lực của Định Vô Tưởng nơi quá khứ kết thành và các Tâm cùng những Tâm Sở đều bị diệt hết ở nơi cõi Trời Vô Tưởng này, cho nên sáu Thức trước đều không còn hoạt động nữa. Theo trong cõi Trời Vô Tưởng cho biết, mạng sống của con người phải trải qua 500 kiếp và trong 500 kiếp đó Ý Thức không khởi tác dụng.
2)- VÔ TƯỞNG ĐỊNH: ngoại đạo vì mong cầu quả vị Niết Bàn của họ cho nên tiến tu Thiền Định Vô Tưởng để diệt sáu Tâm Thức trước và các Tâm Sở, đặc biệt là diệt Tâm Sở Tưởng, cho nên gọi là Vô Tưởng. Nhờ định lực vô tưởng, người tu sau khi chết được sanh lên cõi Trời Vô Tưởng, đó là cõi Niết Bàn của họ. Nhưng họ sau khi trải qua 500 kiếp thì Tâm Sở Tưởng của họ liền phát khởi trở lại, do đó cõi Thiền Định Vô Tưởng nói trên thật ra không phải là cõi Niết Bàn, vì cõi đó không chân thật giải thoát, còn bị đọa lạc trong ba cõi, cho nên người bậc trí không chịu tu phương pháp này.
3)- DIỆT TẬN ĐỊNH: cũng gọi là Diệt Thọ Tưởng Định, hoặc gọi là Diệt Định. Người tu thiền định này chỉ cầu tịch tịnh, thấu rõ hai Tâm Sở Thọ và Tưởng là nguồn gốc sanh khởi tất cả tham trước và phân biệt, mà cũng là nguồn gốc của sự tranh đua. Cho nên chủ yếu của người tu thiền định này là diệt cho được Thọ và Tưởng, mà muốn diệt được Thọ và Tưởng trước hết phải khiến cho sáu Thức và các Tâm Sở đều diệt hết không cho sanh khởi, thế nên thiền định này được gọi là Diệt Thọ Tưởng Định hoặc gọi là Diệt Tận Định. Người tu vào thiền định nói trên đều không cho đây là Niết Bàn. Diệt Định là thiền định cao nhất trong định thứ chín của bậc Thánh tu tập. Định lực của Diệt Định này áp chế khiến cho Thức thứ sáu không thể sanh khởi.
4)- THÙY MIÊN: nghĩa là người khi vào trong giấc ngũ mê không có chút cảnh mộng thì lúc đó Ý Thức không có hoạt động. Nếu như khi có giấc mộng, Phật Học cho hiện tượng đó là Độc Đầu Ý Thức hoạt động.
5)- MUỘN TUYỆT: nghĩa là trạng thái tâm lý của người hôn mê bất tỉnh, không có Ý Thức tác dụng. Thứ trạng thái tâm lý này hoặc do tiếp nhận sự kích thích quá độ, hoặc do bệnh nóng quá cao, hoặc do say rượu, hoặc bị người khác gây tổn hại, tất cả hiện tượng đó đều có thể do thần kinh hôn mê, cho nên Ý Thức không khởi tác dụng. Ngoại trừ năm thứ cơ sở đặc thù trên, Ý Thức đều luôn luôn hiện khởi.
------------
[1] Câu Xá Luận
[2] Tri Thức và Xã Hội.
[3] Thành Duy Thức Luận, quyển 3, trang 2.
[4] Tri Thức Dữ Xã Hội.
[11] Ngô Vĩ Sĩ Tâm Lý Học, Trung Hoa xuất bản.
---o0o---