Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Nhà Tây

12/04/201318:47(Xem: 13398)
4. Nhà Tây
Nhà Tây

Thủ Tòa: Nếu nhà Tây gọi là Thủ lãnh tiêu biểu tòng lâm phụ tá Trụ Trì phân phiên thuyết pháp, khai thị đàn em lớp sau. Lãnh chúng ngồi thiền, giữ gìn qui củ, lo cơm cháo thiếu đủ, nhắc nhở các ban làm việc. Có tăng sinh nào làm mất nghi cách, chiếu Nội Quy xử phạt. Người già bịnh qua đời, lo lễ lược, chôn thiêu…Phàm làm việc chúng phải được công cử, như áo có bâu, như lưới có móc vậy. Tuy các bậc tôn túc ở phương xa, Trụ Trì đều nên lấy lễ tiếp xử, vui trong phận sự để làm hài lòng người lớn tuổi. Như Ngài Văn Thù làm Thầy của 7 vị Phật, cũng như trợ giúp Phật Thích Ca giáo hóa, vì chúng làm Thượng Thủ (lãnh đạo). Cho nên Ban Chức Sự phải chọn lựa kỹ người mà giao phó để chúng phục tùng. Phải là người có đức và hạnh tu đảm trách công việc mới trôi chảy.

Tại giảng đường là việc của vị Đô Giám. Vai trò thứ nhì của nhà Tây là Thủ Toà, người phải có tài đức mới xứng hợp lãnh đạo. Song dù ở cương vị lãnh đạo cũng đều là huynh đệ đồng học nên cẩn trọng, khiêm nhường, hòa nhã; không nên ngã mạn, cống cao để chúng chê trách.

Những công việc chính tại giảng đường, hậu đường do Thủ tọa đứng đầu nhà trên trông coi, còn đây là hậu đường (nhà sau) nên nói vị đầu của ban sau là vậy. Để tán thán tông phong làm mô phạm chúng chẳng phải công việc thường trụ Tam Bảo mà theo qui tắc là phương trượng đó.

Đường chủ: Công việc là trông coi các dãy nhà (nội tự) trong vai trò đôn đốc, kiêm luôn công việc lo cho người bệnh. Song vì là chủ của một tăng viện cũng phải có tài đức kiêm toàn, từ bi vì chúng mới là quan trọng. Cho đến thiền đường, Đường chủ kiêm luôn việc phụ trách khai thị đại chúng nên cũng liên quan rất nhiều tới ban thủ.

Chứng nghĩa ghi rằng: trở lên tòng lâm có 4 chấp sự, chia phân thành 4 trưởng ban, nhưng vai trò quan trọng nhất là Thủ Tọa. Bởi Trụ Trì công việc nhiều không có tâm phân biệt đối xử, nếu có là có người chuyên quyền. Khai thị răn nhắc, có biện pháp ngăn dè để không cô lập người tới học, là đều do vai trò Thủ tọa. Xưa có Linh Thọ Chi ở với Vân Môn phải đợi trải qua nhiều năm mới được cử làm vai trò này, há không thận trọng hay sao? Nếu các chức vụ nhà Tây chưa có người trách nhiệm, nên để trống, trừ những chức vụ khác khuyết phải bổ túc, làm cho ngọn đèn Tổ được lưu truyền mãi mãi.

Thư Ký viết các văn bản, nhất là nét chữ phải rõ ràng, không viết thảo khó đọc, nghiên cứu kinh điển căn bản đạo Nho, đạo Phật tinh thông mới có thể thích hợp trong vai trò này.

Chứng nghĩa ghi rằng: Cổ nhân chỉ vì việc lớn là thoát ly sanh tử. Khi rãnh nhàn lấy văn tự làm thú tiêu khiển điều hành công việc; sau việc vui nhàn để khai mở nhãn quan cho những người sau; không chuyên dùng từ văn vẽ là công vậy. Nhưng gần đây trong tăng giới hầu như muốn dùng văn hoa như là sở trường, đến nổi hoặc lưu lại nét bút thần tình, gởi hứng nơi cầm kỳ (đàn và cờ tướng) thi họa gọi là thú tao nhã; nhưng toàn quên hẳn tịnh tu, việc sanh tử đến nhanh không đợi một ai.

Chích Cổ ghi rằng: Bạch Trưởng Lão núi Nga Mi làm cả nghìn bài tụng cổ để ép Tuyết Bảo sơn chủ Đại Hòa, nhổ nước bọt vào mặt nói: “con quạ đen này thối lắm nên bay đi kẻo mùi hôi dính tới người ta, huống chi còn muốn hơn người ư?” Ngu Am có bài tụng rằng:

Vì tăng tăng say men văn tự

Tham thiền thiền tại tụng thiên thủ

Từng hiểu văn không nằm trên giấy

Cùng luận đạo đạo chẳng khai thông.

Ông không thấy Đại Tạng có tới nghìn quyển, pho sách đầy 2 giá, văn chương tuyệt kỹ như vậy sao? Đạo sáng là cái tinh tế, cái thấy của Khổng Tử về tuyết trắng uống một giọt sáng cười lên không có gì là Hữu, Thượng Tọa Tú giống mọi rợ miền Tây Nam. Một bên không biết làm lụng, một bên ít văn tự, y pháp ai truyền không mất? Tuyết Bảo trăm, ta nghìn, tiếng mèo rừng kêu, sư tử rống, ôi! Là thư ký phải nên biết đó, từ trưởng lão trở xuống đều phải biết đó.

Tri Tạng tinh thông kiến thức, tạng chủ trông coi về đại tạng kinh cũng thuộc phần vụ, nên hợp lực bảo vệ kinh tạng. Phàm kinh để theo pho hàm, tu bổ trang thiếu rách, cho đến việc cho sách vô lấy ra v.v…đều do Tri Tạng trông coi tổng quát; còn Tạng Chủ phân công việc. Tạng chủ giữ Kinh, giữ khóa tủ Kinh, phàm sách Kinh không cho mượn mang ra ngoài mà chỉ giới hạn trong sơn môn. Ngày trời hạ nắng tốt đem Kinh ra phơi, lúc thâu cất vào hàm phải kiểm tra số thứ tự, không nên để sổ rớt mất thứ tự. Người mượn xem phải ghi vô sổ, ngày tháng năm, tên người mượn, mượn Kinh gì, hàm số mấy. Khi trả kinh lại mới xóa sồ. Nếu người mượn tạm và do việc riêng cần đi xa, trước kiểm tra lấy lại; làm mất kinh bắt đền bồi hoặc cho ra khỏi chùa. Phàm giao trả cho ban quản lý nên tại phòng khách, nhà kho hay tại phòng Tri Tạng. Mỗi mỗi kiểm điểm lại rõ ràng, giữa chúng bàn giao qua nguời mới; người làm thiếu phải chịu trách nhiệm bồi thường (Niêm yết tại thiền đường).

Chứng nghĩa ghi rằng: pháp là một trong Tam Bảo mà Phật lấy pháp làm Thầy, thì pháp quan trọng đứng đầu. Hai vị chuyên trách Đại Tạng (pháp bảo) nên trân trọng cẩn thận.

Duy Na, dẫn chúng thủ chuông ngắt nhịp, dứt đoạn Kinh. Việc nội tự do một người trông coi, hai thời công phu, đôn đốc lãnh chúng giờ giấc thuyết pháp, thủ hiệu lệnh và hết thảy các việc hồi hướng, phục nguyện… lấy âm thanh làm Phật sự mà trách nhiệm này rất quan trọng. Phàm trong viện làm mất oai nghi tuân theo nội qui xử phạt, không được dung dưỡng, nên phải huấn luyện người chánh trực nhận vai trò này. Như Trụ Trì có phạm cũng phải không một chút tư vị (riêng tư). Nếu có trình thưa Hòa Thượng phải chấp tay, quỳ gối ngay ngắn tỏ bày.

Duyệt Chúng thủ mõ, cùng Duy Na thay nhau làm việc tùy theo số người. Nếu đông là 2, 3, 4 người. Trường hợp Duy Na vắng mặt, Duyệt Chúng thay thế. Mỗi tuần lễ 7 ngày luân phiên nhau phụ trách 2 thời khóa tụng; ngoài ra những lễ quan trọng khác lập thành 2 phó ban để bổ sung với số đông người. Rằm, Mồng Một thu nhận đồ vật cúng, dạy người mới tham thiền, chỉ cách lễ v.v… Mọi việc Phật sự tụng niệm phân công rõ ràng. Người rành lễ nghi phép tắc có thể nắm giữ vai trò này.

Tham Đầu (tham câu thoại đầu), người đứng đầu thiền đường trông coi việc tham thiền, tham học kẻ hậu học. Là người chủ trì quán sát xét nghiệm công phu, khai thị kẻ hậu học, giúp đỡ tham thiền, chẳng phải việc thừa. Việc thiền đường bắt đầu từ Thủ Tọa đến Tham Đầu là ngừng; cần phải chọn nói câu thoại đầu nào đầy đủ không vượt trình độ người nghe. Thủ Tọa ở nhà Tây đều không được thuyết (thoại đầu). Tây đường, hậu đường trở xuống không được thuyết, cho chí Duyệt Chúng trong lúc tham thiền cũng không thuyết thoại đầu.

Chứng nghĩa ghi rằng: y cứ sách phiên dịch danh từ, Duy Na là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là thứ tự, có nghĩa là biết việc tăng theo thứ tự. Sách Tam Bảo cảm ứng lục ghi rằng: thời Lưu Tống niên hiệu Thái Thủy có Ngài Thích Huệ Quả chùa Ngõa Nghi tại Dương Châu, lúc trẻ tụng Kinh Pháp Hoa và Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Địa, bổng nhiên thấy có một con quỉ xuất hiện chỗ nhà xí, Ngài thành kính nói rằng:

- Ngươi trước kia trong tăng làm Duy Na không đúng như pháp bị đọa địa ngục, nay sanh làm quỉ thích ăn phẩn nhà xí.

- Pháp sư vì lòng từ bi xin mong cứu giúp hộ. Truớc tôi có 3000 quan tiền chôn dưới cây thị, mong Ngài lấy lên làm phước.

Ngài Huệ Quả bảo chúng đào lên quả nhiên thấy tiền, rồi cho tụng Kinh Pháp Hoa, thiết lập hội thí. Đêm mộng thấy con quỉ hiện ra nói: “Đã được thoát khỏi khổ báo xưa” rồi biến mất.

Ngoài ra, như chư tăng tụng Lương Hoàng Sám đều nghiệm thấy có báo rõ ràng. Người phụ trách vai trò này phải xét cẩn thận. Ngoài các phần vụ khác nêu rõ ở đây cần phải biết.

Thanh Chúng gồm trong ngoài, mà bên trong là giữ oai nghi, ngoài nhà gọn sạch, hết thảy chiếu theo nội quy, áp dụng tùy chúng bàn công việc sao cho thích hợp.

Chứng nghĩa ghi rằng: Đại bộ thành Phật, làm Tổ đều do từ nơi Thanh Quy thiền môn mà ra. Xưa qui định các công việc trong ngoài, không chỉ một việc tham cứu. Nay tuy không hiếm người nhưng chỉ nhận người phát tâm, tu tập đạo giác ở chùa. Tọa hương, an cư, giải hạ, các công việc chùa không một mảy may phiền toái mà chỉ muốn mọi người làm xong phận sự. Ôi! Đây là trường chọn người làm Phật, làm chúng thanh tịnh phải như thế nào để có sự phấn khởi chứ? Nếu dựa nơi chùa viện làm chỗ lánh việc đời quả thật là đáng tiếc; thậm chí kẻ ẩn nấp an nhàn không chịu bị ràng buộc (không theo nội quy) cũng thật đáng thương xót! Song Ban Thủ chúng kinh nghiệm phải tùy nghi thường chỉ chỗ mê không được quấy nhiễu làm động chúng; cũng chớ nên gượng ép nhận công việc để làm hại sơ tâm. Phần nhiều tụng Kinh sám để giữ vững chánh niệm, nếu công phu ngưng trệ lâu ngày là không thành. Đến như đồ dùng bên ngoài nhà, phàm của Tam Bảo nên bảo vệ, không được dời đổi, dấu cất chỗ khuất, có cất dấu phải bạch trước cho chúng biết.

Thiền Đường Hương Đăng: Đốt nhang, cúng nước, mồi đèn, tắt đèn, tan lớp học, lúc đại chúng lên chánh điện, quét tước, lau bàn, thầy quản lý lo hành lý, 2 bửa cháo cơm quá đường; nửa tháng đến kho lấy hương đèn, dầu, giấy. 5 ngày nhận giày rơm, nồi nấu cơm; kỳ thất chưng trái, tham phóng, tập họp trên chánh điện, yết bảng…Những việc khác chiếu theo nội quy chúng. Coi về nước mỗi ngày sáng sớm: nước nóng rửa mặt, nước súc miệng, súc bình, nước dùng. Nên quét tước trước sau trên các thềm bậc và vặn vòi nước nhỏ để rửa mặt v.v.. không phí phạm nước. Trong chùa có việc cùng nhau giúp sức. Đốt đèn tham phóng, điểm tâm, thâu cất đồ dùng mọi việc v.v…Lúc rảnh, cắt cành dương, thỉnh thoảng dọn dẹp liêu chúng. Buổi sáng, trưa, cúng xuất sanh ở trai đường, chiều cúng thí thực nơi chánh điện. Ngoài những việc trên, chiếu Nội quy trong chúng thi hành.

Trở lên là những việc của liêu thứ nhứt, thứ nhì là tịnh nghiệp đường. Xem chương đại chúng ở sau – ban chức sự giống thiền đường.

Chứng nghĩa ghi rằng: hương đăng, coi nhang đèn, nhưng chuyên trách là người của ban chức sự thiền đường. Nếu biết quán xuyến hết mọi việc lớn, chúng lý rất tiện làm việc chúng mà thực tế không có chỗ nào bị gượng ép cả. Song người làm việc này phải biết lo nước, đốt nhang, tận lực gia tâm. Quét bụi, rửa lau, sáng sạch mát mẻ để dứt trừ tâm duyên hẳn dứt cảnh, nơi động mà đạt được; tịnh thắng là công phu.

Hầu Tổ kiêm ảnh đường lo hương đăng: Hầu phụng Tổ nên làm ảnh đường luôn thường quét dọn. Các việc cúng ngọ, vào bếp kho lấy đồ thức ăn; rằm, mồng một lấy hương đèn, dầu; sáng tối đốt đèn rọi đường. Cúng tháp Tổ khai sơn, hầu Tổ quỳ dâng các thứ: trà, quả, đũa, rau, đồ điểm tâm, nước sôi, cơm, trà xanh…những vật đặt cúng trước tháp, hầu Tổ châm trà. Phàm cúng giỗ chư Tổ, bạch trước với Phương Trượng có cúng ngọ. Cúng giỗ liệt Tổ niêm dán nơi liêu chính; hễ quên sót, lầm lộn ngày kỵ Tổ không thưa trình bị phạt. Người lãnh đạo trông liêu, Trụ Trì thuyết pháp v.v…như tiểu tham tại chánh điện. Nhịp 3 hồi khánh, đốt 3 nén nhang, Trụ Trì niệm hương, trải tọa cụ, lễ 3 lạy; thăng tòa thuyết pháp, đại chúng lên điện cúng ngọ. Cúng giỗ, quét tháp, tiểu tham các việc nên chuẩn bị trước: lư nhang, đồ cúng, 2 tay bưng nâng cao đi trước Trụ Trì.

Chứng nghĩa ghi rằng: người xưa gần thiện tri thức phần nhiều ở hậu liêu, vì trưởng lão bình thường tiếp xúc người với lời thích nghi nên ở sát bên cạnh không rời để tùy nghi cắt đặt việc làm. Xưa Nam Tuyền sắp xếp tới ngày thết trai đãi Mã Tổ.

- Hỏi: Mã Tổ đến có không?

- Động Sơn đáp: đợi có bạn liền đến.

Thị giả Vân Cư cầm đèn tới thấy bóng trên tường. Ông tăng hỏi

- 2 hình giống nhau là như thế nào?

- Vân Cư đáp: một cái là bóng cái kia là hình.

Nay đang hầu Tổ, đây có phủ nhận tánh lanh lợi chăng?

Quy Sơn hầu Bách Trượng, có lần Bách Trượng bảo:

- Con lại lò bươi xem có lửa không?

- Bạch, không có lửa, Quy Sơn đáp.

Bách Trượng bươi sâu được chút lửa, đưa lên hỏi:

- Chứ cái gì đây?

Quy Sơn liền ngộ.

Nay trong lúc đốt nhang có nên nhanh nhẹn đáp phủ nhận chăng?

Ký Lục lo việc bên trong (nội tự), thư ký lo việc ngoài (hành chánh). Phàm có các việc như tiểu tham, lên chánh điện, vào thiền đường v.v...viết bản thông báo niêm yết ngoài cửa sơn môn. Mời Phương Trượng thuyết pháp, viết câu pháp ngữ (lời dạy ngắn gọn ý nghĩa) dán lên bảng. Ban nầy lấy giấy bút ghi lại bài pháp; mỗi việc đều do ban lo. Cho nên lời ngữ lục (lời dạy) của trưởng lão Hoà Thượng phần nhiều đều do tay Ban Thủ ghi. Chức vụ này nên cân nhắc kỹ, mời người đảm trách, vì rất là quan trọng.

Chứng nghĩa ghi rằng: ở tòng lâm tiếng văn hay chữ tốt do người đứng đầu là Ký Lục, vị này phải nhanh nhẹn, khiêm hạ, có phẩm hạnh. Sách Vân Thê Sùng Hành Lục ghi rằng: vào đời Đường có thiền sư Lỗ Chánh ở chùa Chí Tương núi Chung Nam, tu trong động 28 năm không tiếp xúc việc đời. Đệ tử là Trí Hiện vâng lời Thầy trước thuật gương tu mô phạm, tọa thiền tư duy. Trí Hiện cầm giấy đứng hầu bên, Thầy nói ra câu gì theo đó viết lại, đứng suốt ngày không ngồi. Một hôm bị đau nhức nên sanh buồn phiền, bất chợt ngã lăn ra đất. Sư Lỗ Chánh bèn nói:

Người xưa nhón gót (đứng chân hỏng lên) 7 ngày được. Nay Ông mới đứng chưa lâu đã ngã qụy, tâm yếu đuối thế!

Ôi, cổ nhân quên mình vì pháp, cung cách như thế, là vai trò của Ký Lục, ta há không được vậy sao?

Y Bát: Phận sự Giám Viện lo việc ngoài, trong lo y bát, đảm trách việc Tam Bảo cho trang nghiêm. Các đồ pháp khí, vật dụng trông coi cử người lớn tuổi, tâm phải chín chắn, gặp việc biết ứng phó ngay, ngỏ hầu giữ trên dưới điều hòa trôi chảy. Cho nên người bộp chộp hay câu chấp không thể dùng được.

Liêu phòng quy định 7 điều nên ghi nhớ kỹ lưỡng như sau:

1. Đồ pháp khí trang nghiêm nên lấy ra, cất vào phải nhẹ tay cẩn thận

2. Tiền bạc thu chi theo sổ sách mỗi tháng kiểm toán 2 lần

3. Trái cây, thực phẩm nên quí tiếc cất giữ cho tinh khiết

4. Trụ Trì đi xa, mọi việc trong ngoài phải để ý lưu tâm tới

5. Khách đến muốn gặp Phương Trượng, cần biết tên và hỏi việc gì; đã có Tri Khách giải quyết và Giám Viện quyết định

6. Tiếp đồng liêu và hành giả phải đàng hoàng nghiêm chỉnh, không được nói cười đùa giởn thô tháo

7. Vật dụng ở phòng khách xử dụng hay cất phải có chỗ thích hợp không để tổn thất, hư hao.

Ngày… tháng… năm… Phương Trượng ấn ký.

Chứng nghĩa ghi rằng: y bát là người tâm phúc của kẻ xuất gia, đi đâu phải mang theo bên mình (y pháp bất ly thân), vật nâng thay vai trò nặng nề của Trụ Trì. Vì uy tín Trụ Trì nên tiền của tổn thất (hao hụt) hoàn toàn do vai trò này (Giám Viện) không thể không cẩn thận.

Sách Chích Cổ ghi rằng: thầy Thạch Song Cung đạo hạnh sáng ngời, đặc biệt có tài, nương theo học Thiên Đồng Hoằng Trí lâu ngày, làm nhiều việc quan trọng rất cẩn thận, lịch lãm; không chịu ra ứng thí. Khi về nhà (làng) mẹ hỏi:

- Ông là người chủ sự, đâu không hiểu rõ nhân quả mà sắp chôn tôi xuống đất vậy?

Cung nói:

- Con đối với của Tam Bảo một sợi tóc cũng không khinh thường.

Không đáng suy nghĩ sao? Ôi! Lãnh phần trách nhiệm này một sợi tóc không khinh thường, đây quả không hổ vậy.

Thuốc thang là bên trong lo về thang dược, bên ngoài thuộc phần điển tòa; hợp thời cung cấp đúng mực. Hai bên ứng tiếp lo liệu an ủi khuyến khích hành giả. Chức vụ này nên giao người cần kiệm đảm trách mới thích hợp.

Thị giả nghĩa là theo hầu có chung và riêng. Thị giả chung từ việc đốt nhang đến hầu các bậc thánh tăng tôn túc làm hết phận sự; còn riêng là hầu thầy Phương Trượng Trụ Trì để khi cần giúp đỡ. Mỗi ngày hầu Phương Trượng tại liêu, phòng giảng pháp, điện Phật, thay nhang, thay nước, lau bàn, quét dọn hết thảy sạch sẽ, rồi đứng hầu Thầy. Nước tắm, châm trà, giặt giũ quần áo, thay giày, sớm tối thăm hỏi, hầu lúc đi khi về, làm mọi công việc lao nhọc, trước hết phải tỏ lòng hoan hỷ vâng phục. Khách đến châm trà, cúng xuất sanh lúc thọ trai; hữu sự tới phòng khách làm việc. Thị giả như người con hiếu thờ cha mẹ mới phải phép. Công việc này không nên giao cho người quá trẻ mà phải là người trưởng thành có ý tứ mới chu toàn được.

Chứng nghĩa ghi rằng: xưa nay hầu hết những vị thầy lớn tuổi đều có người hầu; trước hết phải ở bên cạnh thay thầy làm việc khó nhọc, nhẫn nhục làm việc mới có thể đạt được pháp vô đắc. Điều này có nghĩa là trọng pháp mà xem nhẹ bản thân, từ ngàn xưa đã vậy. Nơi luật tạng và Sa Di yếu lược có ghi đầy đủ rõ ràng. Ngoài ra, sách Vân Thê Sùng Hành Lục ghi rằng, vào đời Đường Chiêu Hiền Thông một thời làm chức lục cung; nhân đến gặp Ô Sào thiền sư xin xuất gia học đạo. Ô Sào không chấp thuận, ông kiên nhẫn xin mãi mới cho xuống tóc; rồi làm thị giả hầu cạnh chuyên cần không rời thầy, trải qua 16 năm không được khai thị muốn bỏ đi. Ô Sào hỏi tại sao?

Trả lời:

- Đi tìm các nơi khác cầu học Phật Pháp.

Ô Sào nói:

- Phật Pháp ở đây cũng đâu phải thiếu.

Liền lấy ngón tay nâng tấm vải lông lên thổi. Hiền Thông bổng nhiên đại ngộ, do đó hiệu là thị giả bố mao. Ngài Liên Trì nói: “Người ta chỉ thấy thị giả qua tấm vải lông liền đạt ngộ mà không biết qua 16 năm nhẫn nại với bao nhiêu chịu đựng lao khổ, há chẳng nói lên được sự ân cần lắm sao? Nếu nay gặp được minh sư là điều may mắn không thể tâm dao động mà đón nhận được.”

Hầu Thánh Tăng: trải giường, quét tước, dọn dẹp tòa ngồi, dâng trà, lau bụi, kéo màn, bưng cơm, hầu nước, đả thất, đáp ứng mọi việc, có mặt túc trực chờ có việc cần. Buổi quá đường lo cúng xuất sanh, dọn rửa sau khi Thầy dùng xong.

Trở lên bên trên là phần việc trưởng liêu có 8 mục, có đầy đủ như bảng niêm yết ở Thiền đường.

Chứng nghĩa ghi rằng, Thánh Tăng tức là trong Thiền đường nơi tôn trí tượng các bậc Thánh Tăng. Thiền đường xưa gọi là tăng đường, do chúng tăng cùng ở chung một nhà. Trong tăng đường có chỗ tôn trí A Nhã Kiều Trần Như đại thánh tăng. Việc hầu bậc thánh tăng, như ở thiền đường lo hương đèn cúng dường thánh tăng. Phòng, chỗ ở trụ trì kiêm việc trà nước, hương đèn v.v…nên gọi là hầu thánh tăng. Xưa nay thiền đường phần nhiều thờ Phật nên tượng thánh tăng đương nhiên không có. Nay đổi tên tăng đường là thiền đường, nhưng nghĩa 2 chữ thánh tăng không làm sai ý nghĩa.

Trở lên hầu liêu có 8 việc nên tuân thủ quy tắc: Không được ở trước Trụ Trì kể lỗi người, không được cùng người đồng phòng cười giởn, không được biếng nhác lánh nặng tìm nhẹ. Ba việc này cần phải giữ gìn.

Chích Cổ ghi rằng: riêng Phong Ấn ở với Tuyết Bảo có một thầy nhỏ tố lỗi của vị lãnh chúng. Ngài Phong Ấn nghe được quở trách hỏi rằng:

- Ông là sư tiểu có tâm bao dung - trên dưới thì được, ngược lại bươi móc lỗi người mà ở bên hẳn làm hư việc của Ta.

Bèn dùng gậy đánh cho; người đời nghe thế lấy làm thán phục.

Văn Hoằng Trí ở với thiền sư Thuần làm thị giả; trong tăng dùng lời bởn cợt mỉa mai; Trí bất chợt cười lớn. Sư Thuần đi ngang qua nghe được đến tối gạn hỏi, Trí nói “lỡ nói lời thô với chư tăng”; bị cấm không được cười lớn. Sư Thuần nghiêm khắc quở trách.

Lại nữa, thị giả Chân Như Triết tập ngồi thiền, cảm thấy khó khăn, lấy cây tròn làm đồ kê ngủ say làm rớt gây tiếng động, biết rồi đứng dậy ngồi ngay ngắn lại như cũ. Vì do dụng tâm quá sức. Triết nói: “đối với tôi, phần tuệ trí còn mỏng cạn, nếu không chuyên cần gắng sức e bị vọng (mê) nhiễm làm mê mờ, huống gì mộng chẳng thật mà an ổn lâu dài”.

Ôi, đó là phần Tây đường bên trên xong. Hành giả tịnh nhơn, đây là 3 việc nên cẩn thận theo gương người xưa, 2 phần phụ Chương Trụ Trì trước.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]