Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Tựa

30/10/201015:54(Xem: 11427)
Lời Tựa


CHÚ GIẢI KINH PHẠM VÕNG
BRAHMAJĀLA SUTTA
Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: THE DISCOURSE ON THE ALL EMBRACING NET OF VIEWS by Bhikkhu BODHI
Dịch Giả: Tỳ-kheo GIÁC LỘC - Pháp Bảo Tự - PL. 2543 - DL. 2000

 

LỜI TỰA

Kinh Phạm Võng là một trong những kinh quan trọng nhất do Đức Phật thuyết. Đương nhiên kinh này được tôn kính độc nhất vô nhị vì đứng vị trí hàng đầu trong các Nikāyacủa tam tạng PĀLI. Sự trọng yếu của Kinh xuất phát từ đối tượng chính, phân tích về một hệ thống trong sáu mươi hai trường hợp, được thiết lập để bao gồm tất cả những quan điểm suy đoán trên hai mối quan tâm chủ chốt về tư tưởng suy đoán - bản chất của ngã và thế giới. Giải thích về những quan điểm này là một bước thiết yếu trong toàn thể cấu trúc của Phật Pháp, là sự đo lường tiên khởi vốn cần thiết để làm sáng tỏ lập trường thành lập chánh kiến - yếu tố đầu tiên trong Bát Thánh Đạo, con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, mục đích của toàn bộ giáo pháp. Kinh này đã dệt nên tấm lưới về các quan điểm, cung cấp một dụng cụ thích hợp để khẳng định bất cứ xu hướng triết học này và quyết định xem nó có như nhất với chánh pháp không. Vì bất cứ vấn đề nào thỏa hiệp với những lập trường được đưa ra trong kinh này có thể được nhận ngay là một quan điểm sai lầm, đi lệch con đường đưa đến giải thoát.

Vì lý do này, mô hình của kinh Phạm Võng đã được sở hữu bởi toàn thể di sản Phật giáo sau như phương tiện chính xác giúp cho việc phân chia ranh giới giữa điểm bắt đầu của Phật giáo và những quan điểm của những hệ thống tín ngưỡng khác. Sáu mươi hai quan điểm đã được đề cập trong kinh tạng, trở thành một phạm trù tiêu chuẩn của các chú giải và tiếp tục mãi qua những tác phẩm triết học thuộc nhiều giai đoạn tư tưởng Phật giáo sau đó như một phương tiện thích hợp cho việc phân loại nhiều dạng ngoại giáo.

Ý thức về sự quan trọng cốt lõi của kinh Phạm Võng, một nền văn học chú giải đồ sộ đã được dựng lên xung quanh nó, bao gồm một chú giải dài, một chú giải phụ và một chú giải hiệu đính. Chú giải kinh này bao gồm trongSumangala-vilāsinīhoặc Atthakathācho Dīghanikāya. Nó được sáng tác bởi nhà đại chú giải ẤnBhadantācariya Buddhaghosa(đầu thế kỷ thứ năm sau công nguyên), trên cơ sở của những chú giải cổ không còn nữa, Ngài đã duyệt lại và phối hợp thành một văn bản thống nhất mà đã truyền đến chúng ta ngày nay. Chú giải này được cung ứng với một chú giải phụ hoặc Tìkà bở Ācariya DhammapālaBadaratittha(Nam Ấn) vào khoảng thế kỷ thứ sáu: tác phẩm của Ngài Dhammapālagồm có hai mục đích: Giải thích những từ khó và những điểm rắc rối nằm trong chú giải. Thứ hai là xem xét đầy đủ những vị trí được đưa ra trong kinh, quan sát cơ sở suy luận, những tương quan, những nghi vấn có thể xảy ra v.v… Thật ra phần thú vị và giá trị nhất của Tīkā là những khảo sát của nó thường được trình bày dưới dạng một câu hỏi hoặc sự đối kháng được theo bởi một phần giải đáp dài hoặc sự biện minh. Nhưng Tīkāđầu thì thường khá ngắn gọn trong cách diễn đạt, hoặc quá phức tạp trong những chuỗi biện luận của nó, khiến cho nghĩa chính xác của đoạn văn đôi khi khó nhận ra. Để sửa chữa khuyết điểm này, một chú giải mới (abhinavatīkā)cho phần đầu của Dīghanikāya được sáng tác vào cuối thế kỷ 18 bởi Hòa thượng người MiếnNānābhivamsa. Tác phẩm hiệu đính này có tên là Sādhuvilāsinī, phần lớn sao chép nội dung của chú giải phụ tiêu chuẩn nhưng mở rộng và gọt giũa nó cho văn phong sáng sửa nhiều hơn, thêm những điểm dẫn giải nơi nào cần thiết.

Văn phong Pālitrong các Tīkā khó và phức tạp, lời văn đầy những giải thích chằng chịt, những biện luận và nghĩa bóng. Vì tác phẩm hiện tại so với kiến thức của chúng tôi là nỗ lực đầu tiên về một bản dịch có qui mô bao quát từ các Tīkā, chúng tôi e rằng vài khuyết điểm có thể phạm phải. Vì phép hành văn chúng tôi phải uyển chuyển khi hoàn thành những cụm từ và trích dẫn trong nguyên bản, sắp xếp lại những cấu trúc rườm rà, những chuyển đạon luận lý trong các suy luận từ chú giải phụ. Chúng tôi hy vọng các thế hệ học giả Pāli trong tương lai sẽ tiếp tục khảo sát cácTīkāvà phô diễn thêm khía cạnh tế nhị về phương diện triết học và tâm lý học của văn học Pālisang Anh văn.

Tựa của tác phẩm toàn tập "The Discourse on The All-Embracing Net of Views" (Kinh về lưới bủa khắp các quan điểm)là phóng dịch từ vài tựa khác được nêu ra ở phần kết đề của Kinh Phạm Võng.

Bhikkhu Bodhi
Forest Heritage, Kandy,
Sri Lanka 11-07-1977



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]