Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư Sĩ Giới Pháp

07/02/201107:40(Xem: 25110)
Cư Sĩ Giới Pháp

THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
CƯ SĨ GIỚI PHÁP

Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn

PL. 2550 - TL. 2006

cusigioiphap_giacgioi
MỤC LỤC

Chương I. Cư sĩ trong Phật giáo
I.1. Tứ chúng Phật giáo
I.2. Ý nghĩa U-bà-tắc và U-bà-di
I.3. Những cư sĩ đầu tiên

Cận sự nam đầu tiên qui y nhị bảo
Cận sự nam đầu tiên qui y Tam bảo
Cận sự nữ đầu tiên qui y Tam bảo
I.4. Những cư sĩ có công hạnh lớn
Người cư sĩ xây dựng ngôi chùa đầu tiên
Người cư sĩ hộ độ Tam bảo tích cực
Người cư sĩ hộ pháp quan trọng
I.5. Quả vị tu hành của người cư sĩ
I.6. Vai trò cư sĩ trong Phật giáo
Vai trò hộ pháp
Vai trò thừa tự pháp
Chương II. Các pháp môn thuyết cho cư sĩ
II.1. Mười hạng cư sĩ
II.2. Năm pháp tánh người cận sự Tam bảo
II.3. Mười đức lành của người Phật tử
II.4. Bốn điều hạnh phúc của cư sĩ
II.5. Bốn pháp tạo lợi ích hiện tại
II.6. Bốn pháp đem lại lợi ích tương lai
II.7. Bốn đức hạnh người tại gia
II.8. Bốn pháp thịnh của gia đình
II.9. Tám nguồn công đức sanh trời người
II.10. Bốn sự chung sống gia đình
II.11. Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng
II.12. Năm nghề buôn bán trái đạo của cư sĩ
II.13. Mười bất thiện nghiệp đạo
II.14. Mười thiện nghiệp đạo
II.15. Mười phước nghiệp sự, thập hạnh phúc
II.16. Bảy pháp bất thối của người cư sĩ
II.17. Bảy pháp suy thoái của người cư sĩ
II.18. Tám lỗi lầm khiến tăng chúng úp bát
II.19. Chín khuyết điểm - Tăng không đến nhà
II.20. Sáu cửa suy vong cho người cư sĩ
II.21. Bốn hạng ngụy bằng hữu
II.22. Bốn hạng chân bằng hữu
II.23. Các bổn phận giữa cha mẹ và con cái
II.24. Các bổn phận giữa thầy và trò
II.25. Các bổn phận giữa vợ và chồng
II.26. Các bổn phận giữa bạn bè chủ khách
II.27. Các bổn phận giữa người chủ và người làm
II.28. Các bổn phận giữa cư sĩ và sa môn
Chương III. Pháp môn tu tập của cư sĩ
III.1. Qui y Tam bảo (Tisaraṇagamana)
Ý nghĩa và thái độ qui y
Yếu tố để thành tựu qui y
Hình thức qui y
Sự kiện bợn nhơ qui y
Sự kiện đứt đoạn qui y
Lợi ích của sự qui y
III.2. Hạnh bố thí (dāna)
Ý nghĩa pháp bố thí
Điều kiện bố thí
Hình thức bố thí
Tâm lý bố thí
Cung cách bố thí
Quả phúc bố thí
III.3. Hạnh trì giới (sīla)
Ý nghĩa pháp trì giới
Yếu tố trì giới
Phân loại giới của người cư sĩ
Chi của giới
Pháp hỗ trợ cho giới
Quả phúc của sự trì giới
III.4. Hạnh tu tiến (bhāvanā)
Ý nghĩa tu tiến
Các hình thức tu tiến
Pháp môn tu tiến cho người cư sĩ
Điều kiện cho việc thực hành tu tiến
Tu tiến với đề tài tùy niệm:
Niệm Phật
Niệm pháp
Niệm Tăng
Niệm giới
Niệm thí
Niệm thiên
Niệm chết
Niệm thân
Niệm hơi thở
Niệm tịch tịnh
Tu tiến với đề tài bốn phạm trú:
Tu tập tâm từ
Tu tập tâm bi
Tu tập tâm hỷ
Tu tập tâm xả
Tu tiến với đề tài quán tưởng
Chương IV. Các nghi thức khóa lễ
IV.1. Nghi thức tụng niệm
IV.2. Nghi thức qui y
IV.3. Nghi thức thọ ngũ giới
IV.4. Nghi thức thọ bát quan trai giới
IV.5. Nghi thức sám hối lệ kỳ mỗi nửa tháng
IV.6. Nghi thức thính pháp
IV.7. Nghi thức lễ cầu an
IV.8. Nghi thức lễ cầu siêu
IV.9. Nghi thức chúc thọ
IV.10. Nghi thức cúng dường trai tăng
IV.11. Nghi thức cúng dường bát hội
IV.12. Nghi thức cúng dường y tắm mưa
IV.13. Nghi thức cúng dường y kaṭhina
IV.14. Nghi thức cúng dường y ngoại thời
IV.15. Nghi thức cúng dường liêu cốc
IV.16. Nghi thức cúng dường hội trường
IV.17. Nghi thức cúng chánh điện
IV.18. Nghi thức cúng dường thuốc trị bệnh
IV.19. Nghi thức cúng dường tứ sự
IV.20. Nghi thức ấn tống kinh sách
IV.21. Nghi thức lễ an vị Phật
IV.22. Nghi thức lễ nhiễu Phật
Chương Phụ lục. Các vấn đề cần biết
Vấn đề thờ cúng của người Phật tử
Vấn đề lễ nghi của người Phật tử
Vấn đề trang phục của người Phật tử
Vấn đề ngôn ngữ của người Phật tử
Vấn đề ẩm thực của người Phật tử
Vấn đề hưởng thụ của người Phật tử

LỜI GIỚI THIỆU

Cư Sĩ Giới Pháp là tập sách giáo khoa Phật học của người cư sĩ, giải thích rõ ràng về nghi lễ giới luật và pháp môn tu cho người Phật tử tại gia biết để thực hành cho đúng ý nghĩa cận sự nam, cận sự nữ (hay thiện nam, tín nữ) trong Phật giáo.

Mặc dù đời sống của người Phật tử đặt trên tinh thần tự giác, và giáo lý nhà Phật cũng không phải là giáo điều áp đặt, bắt buộc tín đồ phải chấp nhận, thế nhưng cũng có những điều nên làm và những điều nên tránh, được y cứ trên luật nhân quả nghiệp báo mà Đức Phật là đấng Đạo Sư sáng suốt thấy rõ chân lý, như các nhà khoa học phát minh những công thức điện học, quang học v.v...

Những giới pháp trong quyển Cư Sĩ Giới Pháp này như là những công thức hơn là giáo điều, để giúp người cư sĩ tại gia tu tập tiến hóa.

Tôi xin trân trọng giới thiệu đến chư Phật tử.

Namo buddhāya.
Tỳ Kheo Giác Chánh




LỜI NÓI ĐẦU

Người tu Phật có hai giới, giới xuất gia và giới tại gia. Giới tại gia là những nam, nữ cư sĩ có niềm tin Phật pháp, tạo thiện phước, cũng tu tập nhưng chưa rời bỏ gia đình.

Người cư sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn vong của Phật giáo. Người cư sĩ cần phải có kiến thức Phật pháp căn bản và biết về lễ nghi khi đến chùa làm phước hay ở nhà xử sự cho hợp lẽ đạo. Tất nhiên, có sự khác biệt giữa Phật tử Nam Tông, Phật tử Bắc Tông và Phật tử Khất Sĩ. Ở đây quyển Cư Sĩ Giới Pháp này nhằm hướng dẫn cho cư sĩ Phật tử Nam Tông.

Đã từ lâu Phật tử Nam Tông vẫn mong mỏi có được một quyển kinh hướng dẫn luật nghi và pháp môn tu tập cho hàng cư sĩ.

Những quyển kinh Nhật Hành của cư sĩ hay quyển Kinh Tụng cho người tại gia đã được các vị Hòa Thượng như Ngài Hộ Tông, Ngài Pháp Tri biên soạn, cũng đáp ứng được nguyện vọng của Phật tử. Nhưng gọi là để nêu rõ nét về vai trò cư sĩ, nghi lễ thực hành, pháp môn tu tập dành riêng cho cư sĩ ... thì phải nói là chưa có quyển kinh Nhật Hành nào đáp ứng được.

Chúng tôi tài hèn sức mọn nhưng cũng cố gắng sưu tập và biên soạn quyển Cư Sĩ Giới Pháp này nhằm đáp ứng nguyện vọng của giới Phật tử cư sĩ. Thật ra, chúng tôi đã san định lại quyển Cư Sĩ Giới Pháp ấn hành năm Tân Dậu 1981, của Hội Học Tam Tạng do Thượng Tọa Giác Chánh chủ xướng; nay chúng tôi soạn lại theo sự yêu cầu và khích lệ của Thượng Tọa.

Quyển Cư Sĩ Giới Pháp này, gồm có năm chương:

Chương I - Cư sĩ trong Phật giáo
Chương II - Các pháp môn dành cho cư sĩ
Chương III - Pháp tu tập của cư sĩ
Chương IV - Các nghi thức khóa lễ
Chương Phụ lục - Các vấn đề cần biết

Chúng tôi soạn trích dẫn từ Kinh tạng, Luật tạng những điều Đức Phật thuyết liên quan đến đời sống người cư sĩ; riêng phần nghi lễ thì chúng tôi soạn dựa theo các kinh Nhật Hành đã có và cũng theo kinh nghiệm cá nhân qua quá trình hướng dẫn Phật tử từ trước đến nay.

Chúng tôi thật sự rất mạo muội khi làm công việc này. Nhưng với thiện chí phụng sự Phật pháp và giúp ích cho hàng Phật tử cư sĩ, chúng tôi mong được sự khích lệ của chư tăng, không phải là sự khiển trách; cũng mong giúp nhiều lợi ích cho tín đồ Phật giáo Nam Tông. Được vậy chúng tôi rất hoan hỷ và mãn nguyện.

Mong cho Phật pháp thịnh hành, tứ chúng đồng tu trong niềm an lạc.

Tỳ Kheo Giác Giới
Bodhisīlabhikkhu




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]