Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp An Cư của Tăng

23/07/201121:07(Xem: 4439)
Pháp An Cư của Tăng

PHÁP AN CƯ CỦA TĂNG
Thích Thái Hòa

Ý Nghĩa vàDuyên khởi:

phapancuSau khi thành đạo, từ duới gốc cây Bồ đề, Đức Thế Tôn đến vườn Nai, chuyển vận bánh xe Chánh pháp Tứ Thánh Đế, độ năm anh em Kiều Trần Như[1],từ đó Phật, Pháp và Tăng hiện hữu đầy đủ cả hai mặt sự trong thế gian,làm chỗ nương tựa phước đức và trí tuệ cho hai thế giới nhân và thiên, nhằm hướng đến đời sống giải thoát, giác ngộ.

Giới luật hành trì đầu tiên của Tăng đoàn, theo Luật Tứ Phần, trong mười hai năm đầu chỉ bao gồm những lời dạy căn bản như sau:

“Khéo phòng hộ lời nói,
tâm ý tự lắng trong,
thân không làm các ác,
ba nghiệp đạo nầy tịnh,
thực hành được như thế,
là đạo đấng Đại Tiên”[2].

Vàsau mười hai năm, kể từ khi thành đạo, Đức Thế Tôn mới dạy nhiều về giới luật vàpháp an cư cho Tăng đoàn. Ngài dạy pháp an cư cho Tăng đoàn, vì những lý do nhưsau:

-Do một số cư sĩ than phiền nhóm sáu tỷ kheo luôn luôndu hành trong dân gian, bất luận mùa nào, dẫm đạp làm chết vô số côn trùng.

-Họ còn than phiền rằng, những du sĩ ngoại đạo, mộtnăm còn có những tháng ở yên một chỗ để tịnh tu. Ngay cả những loài vật, chúngcũng còn có những mùa trú ẩn, huống nữa Tăng sĩ dòng họ Thích, tại sao không cóđời sống như vậy.

Do duyên cớ trên, Đức Phật quở trách nhóm sáu tỷ kheoấy. Và Ngài chế định pháp an cư cho Tăng đoàn[3].

Song,an cư của Tăng đoàn không phải chỉ để tránh dẫm đạp sâu bọ hay cỏ non, khiếnlàm thương tổn lòng từ bi đối với muôn vật hay vì tránh những gì than phiền củahàng cư sĩ, mà còn có những ý nghĩa và mục đích sâu sắc hơn nữa, đó là:

- Nhằm trau dồi vànuôi lớn pháp Tam vô lậu học là giới, định tuệ, để xứng đáng là “Chúng TrungTôn” của bậc Trí Đức hoàn toàn.

- Nhằm biểu lộ tinhthần thanh tịnh, hòa hợp và đồng bộ của Tăng đoàn. Và khi nào Tăng đoàn biểu lộđược tính chất ấy, thì Chánh pháp của Đức Thế Tôn do Tăng đoàn tuyên dương mớicó hiệu quả và chứng nghiệm hiện thực.

- Và nhằm củng cốniềm tin cho hàng đệ tử tại gia của Đức Thế Tôn, đối với ngôi vị thế gian Trútrì Tăng bảo.

- Và an cư là pháptruyền thống để trau dồi Giới định tuệ của Tăng đoàn, đệ tử Đức Thế Tôn trongba đời.

Ý nghĩa pháp an cư như vậy, không phải chỉ được thựchành bởi Thanh Văn Tăng mà còn phải thực hành bởi Bồ Tát Tăng nữa[4].

Thanh Văn Tăng là Tăng chỉ thọ và hành trì theo Biệtgiải thoát luật nghi, nhằm phòng hộ và giải thoát theo từng đối tượng cá biệtcủa các loại phiền não do duyên xúc và thọ, mà ái, thủ, hữu sinh khởi hay doduyên vô minh và hành, mà phiền não và các đối tượng của phiền não khởi sinhlàm vẩn đục đời sống giải thoát hay đời sống chánh mạng vốn thiết lập trên nềntảng của Tứ thánh chủng. Tứ thánh chủng là pháp hành của vị tỷ kheo, pháp hànhấy đã được Đức Thế Tôn cụ thể hóa từ bản thể tịch diệt, thanh tịnh của Niếtbàn.

Bồ Tát Tăng, là Tăng không những chỉ hành trì đầy đủ Biệtgiải thoát luật nghi như Thanh Văn Tăng, mà còn thọ và hành trì Đại thừa bồ tát giới, tức là giới làm lợi íchcho hết thảy muôn loài, lấy bồ đề tâm làm bản thể và tác nhân, lấy bồ đề quảlàm định hướng cho bồ đề nguyện và bồ đề hạnh.

Bất cứ xứ sở nào, các Tỷ kheo cùng nhau tu tập, cùngnhau hòa hợp để an cư, sống bằng đời sống hòa hợp và thanh tịnh, thì xứ sở ấy,xem như Phật, Pháp Tăng, có mặt một cách đúng ý nghĩa, làm chứng cứ cho niềmtin của chư Thiên và loài người đối với Chánh pháp.

Nội DungPháp An Cư:

Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mựcđời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miênmật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh, gồm:

- Thanh tịnh về biệt giải thoát luật nghi: Ấy là hànhtrì đầy đủ đối với các học giới của một vị tỷ kheo mà pháp và luật đã quy định,khiến cho ngay cả những học giới quy định những điều nhỏ nhặt như trăm phápchúng học, cần phải thực hành bởi một tỷ kheo cũng không bị tỳ vết, rạn nứt vàsứt mẻ.

- Thanh tịnh vềcác căn môn: Vị tỷ kheo có đầy đủ giới hành, vị ấy luôn hành trì thanh tịnh đốivới các quan năng nhận thức, khiến cho các quan năng nhận thức luôn luôn ởtrong sự phòng hộ và thanh tịnh. Chẳng hạn, khi mắt tiếp xúc với sắc, vị tỷkheo có đầy đủ giới hạnh, gồm có niệm và giác, khiến cho sắc không thể khuấyđộng tâm ý và tâm ý không khởi lên các cảm thọ thèm khát và chiếm hữu. Cho đếntai nghe thanh trần, mũi ngửi hương trần, lưỡi nếm vị trần, thân xúc với xúctrần và ý tiếp xúc với pháp trần, đều luôn luôn có niệm và giác, khiến cho cáctrần tướng ấy, không thể khuấy động tâm thức qua các quan năng nhận thức, khiếntâm thức luôn được an trú ở trong sự thanh tịnh.

- Thanh tịnh về mạng: Thanh tịnh về mạng, chính làthanh tịnh về sự nuôi dưỡng đời sống, tức là sống theo Bốn thánh chủng. Thánhchủng là dòng giống cao quý của các bậc thánh hay của những bậc giác ngộ.

Xã hội Ấn độ bấy giờ có bốn giai cấp. Giai cấp Bà lamôn hay giáo sĩ là giai cấp nuôi dưỡng đời sống bằng sự tế tự thần linh; giaicấp Vua chúa nuôi dưỡng đời sống bằng những vũ khí quyền lực và chính trị; giaicấp Phệ xá hay thương gia, nuôi dưỡng đời sống bằng sản xuất, buôn bán cạnhtranh trao đổi hàng hóa,…và giai cấp Thủ đà la nuôi dưỡng đời sống bằng nghề làmthuê hay nô lệ. Đời sống của các đệ tử Thế Tôn, nuôi thân bằng một bình bát,khất thực ngày một bữa đúng ngọ, ngủ nghỉ qua đêm dưới gốc cây, nơi rừng vắnghay ở những hang động, che thân bằng ba y phấn tảo, trị bệnh của thân bằng cácdược liệu của cỏ cây. Sống cuộc đời ít ham muốn, biết vừa đủ để tinh cần đoạn trừ các dục lậu, hữu lậu và vôminh lậu ở nơi tâm, và nuôi tâm bằng các pháp vô lậu, nhằm hướng tới đời sốngly dục, tịch tịnh tối thắng của Niết bàn.

- Thanh tịnh vềniệm: Thanh tịnh về niệm là thanh tịnh về chánh niệm, tỉnh giác. Nghĩa là vị tỷkheo, luôn luôn có chánh niệm, tỉnh giác trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm,ngồi. Khi bước tới hay bước lui, đứng lại, nằm hay ngồi, hoặc mọi động tác coduỗi của thân thể, vị ấy đều có chánh niệm tỉnh giác đối với chúng. Khi ăn,uống, đi đứng, nằm ngồi, làm việc các cảm thọ, các chủng tử tâm hành, nội phápvà ngoại pháp hiện khởi và ẩn tàng như thế nào, vị tỷ kheo đều biết rõ chúngđang diễn ra như thế ấy. Và do thực tậpniệm thanh tịnh, khiến cho đời sống của một vị tỷ kheo đệ tử của Thế Tôn luônluôn ở trong sự thanh tịnh với đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh có khảnăng đoạn trừ tất cả những loại phiền não thô phù và tinh tế, làm dẫn sinh cácthánh quả giải thoát.

Vậy, pháp an cư của Tăng là cơ hội tốt để cho các tỷkheo và tỷ kheo ni, thực tập bốn sự thanh tịnh nầy một cách miên mật ở trongchánh niệm tỉnh giác hay ở trong thiền định.

Nói cách khác, an cư là để cho các tỷ kheo Tăng và cáctỷ kheo ni an trú tại một trú xứ nhất định để thực hành vững chãi đối với bốn sựthanh tịnh.

Nên, Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ nói rằng: “Vào thời kỳ ancư mùa mưa, các tỷ kheo ngoại trừ việc đi đại tiện và tiểu tiện, còn tất cả đềungồi kiết già tại chỗ để tu tập thiền định”[5].

Kỳ Hạn Thọ VàXả Pháp An Cư:

Kỳ hạn an cư của Tăng đoàn đệ tử Thế Tôn, ngày naykhông nhất định, vì tùy theo khí hậu và lịch biểu từng vùng.

Tăng đoàn các nước Phật giáo Nam phương như Tích Lan, Miến Điện,Thái Lan, Lào,… bắt đầu an cư vào ngày mười sáu, tháng sáu, theo lịch TrungQuốc. Và Tăng Đoàn Phật Giáo các nước Bắc phương như Trung quốc, Nhật bản,Triều tiên, Việt nam,… bắt đầu an cư vào ngày mười sáu, tháng tư theo lịchTrung quốc.

Tăng đoàn phật giáo Bắc phương an cư vào thời giantrên, là do dựa vào bản kinh Vu lan. Theo kinh nầy, thì ngày Rằm tháng bảy làngày Tự tứ của Tăng.

Theo Luật tạng của Thanh Văn Tăng, chỉ qui định mỗinăm vào mùa hạ là mùa an cư của Tăng và chỉ có một ngày tự tứ cho Tăng, sau khiđã an cư mà thôi và các Tỷ kheo lấy tuổi hạ làm tuổi của giới đức.

Có hai hạn kỳ an cư, gọi là tiền an cư và hậu an cư.Tiền an cư là an cư vào phần đầu của mùa hạ, tức là an cư vào ngày mười sáutháng tư, theo lịch Trung quốc, cho Tăng đoàn Bắc phương. An cư từ mười bảytháng tư đến hết mười sáu tháng năm theo lịch Trung quốc gọi là thời kỳ hậu ancư. Hậu an cư cũng có hai thời kỳ, gọi là trung an cư và hậu an cư. Trung an cưbắt đầu từ ngày mười bảy tháng tư, đến hết ngày mười lăm tháng năm. Hậu an cưlà bắt đầu ngày mười sáu tháng năm.

Thời hạn tiền an cư theo truyền thống Tăng đoàn Bắcphương là bắt đầu từ ngày mười sáu, tháng tư và đến mười lăm tháng bảy, âm lịchlà kết thúc. Nếu hậu an cư, kể từ mười bảy tháng tư thì đến ngày mười sáu thángbảy âm lịch là kết thúc. Và nếu an cư sau ngày mười bảy tháng tư, thì sau đó phảitính đủ chín mươi ngày để kết thúc pháp an cư[6].

Tác Pháp AnCư:

Cácchùa hay các tự viện của Tăng, phần nhiều đều có tác pháp yết ma kết cương giới của trú xứ, đểthuận tiện cho sự tu học và tiến hành các pháp thuộc về tăng sự của trú xứ, thìkhỏi phải tác pháp yết ma để kết đại giới của trú xứ an cư.

Nếutrú xứ nào chưa có kết đại giới của trú xứ, thì khi Tăng an cư phải tiến hành phápyết ma kết đại giới của trú xứ an cư, trước khi tiến hành pháp an cư của Tăng.

Nếucương giới trú xứ trước đó đã kết quá nhỏ, nay lượng tỷ kheo an cư của Tăngtrong trú xứ quá lớn, cần nới rộng cương giới của trú xứ cho thích hợp, thì tăngphải tiến hành tác pháp giải cương giới cũ, sau đó mới tiến hành tác pháp kếtlại cương giới mới rộng hơn.

Saukhi nhắc lại cương giới cũ của trú xứ hoặc tiến hành tác pháp yết ma kết cươnggiới mới của trú xứ, Tăng mới tiến hành tác pháp an cư như sau:

Tăngtiến hành tác pháp an cư có hai loại:

1- Tác pháp an cư của hàng Thượng tọa:

Tácpháp hàng Thượng tọa không có y chỉ luật sư, vì hàng Thượng tọa là bắt buộcphải thông hiểu luật và phải trì luật để làm chỗ y chỉ cho các hàng trung tọavà hạ tọa.

HàngThượng tọa tác pháp thọ an cư bằng đối thủ. Nghĩa là vị thượng tọa nầy đối diệnvới vị thượng tọa kia hoặc quỳ, hoặc đứng để tác pháp thọ an cư.

Văntác bạch thọ an cư của hàng Thượng tọa như sau: “Đại đức nhất tâm niệm. Tôi tỷkheo,… nay y (tên của trú xứ an cư) Tăng già lam, an cư ba tháng đầu của mùahạ. Nếu phòng xá có hư hại, sẽ tu bổ”[7](Bạchba lần).

2- Tác pháp an cư của hàng đại chúng:

Tácpháp thọ an cư của đại chúng là phải có vị luật sư cho đại chúng y chỉ, để vịluật sư luôn nhắc nhở, hướng dẫn cho những tỷ kheo ở trong đại chúng chưa thôngsuốt luật, phải y luật hành trì đúng theo pháp an cư và xử trị đối với các tỷkheo an cư không như pháp.

Thọan cư đại chúng theo thứ tự lớn nhỏ, tỷ kheo có tuổi hạ lớn nhất trong đạichúng tác bạch thọ an cư trước, tuần tự cho đến vị tỷ kheo hạ tọa sau cùng. Vịthọ an cư đảnh lễ Thượng tọa y chỉ luật sư một lạy, rồi quỳ xuống tác bạch, văntác bạch như sau:

“Đạiđức nhất tâm niệm. Con tỷ kheo,… nay y nơi (nói tên của trú xứ) Tăng già lam ancư ba tháng đầu của mùa hạ. nếu phòng xá có hư hại sẽ tu bổ”.

Thượngtọa nói: “Vậy, hãy cẩn thận chớ buông lung”. Người thọ, đáp: “Y giáo phụnghành”. Thượng tọa hỏi tiếp: “Y vị nào làm luật sư?”. Người thọ đáp: “ Y (nóihiệu của vị luật sư y chỉ) làm luật sư. Thượng tọa nói: “Có điều gì nghi ngờ,nên đến hỏi”. Người thọ đáp: “Kính vâng”. Và lễ Thượng tọa ba lễ, lui về chỗcũ, đợi những vị khác thọ xong và cùng hồi hướng.

Trongtrường hợp có những trú xứ chỉ một tỷ kheo, không có ai để y chỉ, tỷ kheo ấyđược phép tác pháp tâm niệm an cư. Vị ấy đến trước hình tượng của đức Phật haychánh điện, kính lễ như pháp và tác bạch như sau: “Con tỷ kheo,…nay y nơi (nóitên trú xứ) an cư ba tháng đầu của mùa hạ”. (tác bạch ba lần).

Cảm Nhận VàKế Thừa:

Ởtrên trời và dưới đất hay bất cứ ở đâu trên thế gian nầy, không thể có một aitrồng quýt mà lại gặt hái kết quả của cam.

Cũngvậy, ởtrên trời và dưới đất không một ai có quyền cho ta hạnh phúc, khi mà ta đã gieonhân bất thiện và không một ai có quyền làm cho ta đau khổ, khi ta đã gieo xuốngmảnh đất tâm của ta những hạt giống lành của bồ đề và đại nguyện. Hạnh phúc củata thực sự chỉ có mặt, khi thân ta hành thiện, miệng ta nói thiện và tâm ta luônluôn an trú ở trong điều thiện của bồ đề và đại nguyện ấy.

Giớiluật, uy nghi và các pháp hành khác của Tăng như bố tát, an cư, tự tứ cũng vậy,chúng có tác dụng giúp cho các tỷ kheo thực hành đời sống xuất gia và sinh khởicác thiện pháp giải thoát cho họ. Trong Tăng đoàn có nhiều tỷ kheo thành tựu đựơctâm giải thoát và tuệ giải thoát là tăng đoàn vững mạnh, làm chỗ quy tín cho hàngcư sĩ tại gia và khiến cho ma quân chuyển đổi tà tâm, khởi sinh chánh tín đối vớiTăng.

Vìvậy, ở trú xứ nào có các tỷ kheo, bố tát, an cư và tự tứ đúng pháp, đúng luật, đúngthời, thì ở trú xứ đó có Tăng bảo thường trú, nhằm khẳng định sự có mặt của chánhpháp một cách hiện thực, làm ngọn đuốc soi đường cho thế gian trong đêm dài tămtối.

Nên,pháp an cư của Tăng không phải mang một ý nghĩa hình thức, mà đó là một pháp hành,chuyển tải một nội dung thanh tịnh và trong sáng, đầy đủ các chất liệu của Giới,Định và Tuệ mà phận sự của các tỷ kheo phải miên mật hành trì, để kế thừa dòngmáu cao cả của chánh pháp, khiến cho dòng máu ấy không bao giờ bị đứt đoạn giữathế gian nầy.

Thích Thái Hòa



[1]PhậtThuyết Tam Chuyển Pháp Luân kinh, Tạp, tr 504, Đại Chính 2.

[2]Giớikinh của Đức Phật Thích Ca, muời hai năm đầu, kể từ khi thành đạo, theo Tứ PhầnLuật, Đại Chính 22.

[3]Tứ PhầnLuật 37, An cư kiền độ, tr 830b, Đại Chính 22. Pàli, A, A, ii 97.

[4]Phạm Võng Kinh, tr 1008a, Đại Chính 24.

[5]Dẫn theoTứ Phần Luật San Phiền Bổ Khuyết Hành Sự Sao, tr 58a, Đại Chính 40.

[6]Theo LuậtTứ Phần 58, có ba thời kỳ an cư: -Tiền an cư – Trung an cư - Hậu an cư, tr998b11, Đại Chính 22. Theo Luật Tăng kỳ 27: Tiền an cư từ 16 tháng 4 đến 15 tháng 7. - Hậu an cư từ 16 tháng 5 đến15 tháng 8., tr 451b10, Đại chính 22.

[7]Tứ Phần37, tr 380, Đại Chính 22.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]