TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 5
3. GIỚI CHỨA Y QUÁ MỘT THÁNG
Ðại thừa vì chúng thì không phạm, tựlàm cho mình cũng phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, y đã xong, Ca-thi-na y đã xả, nếu Tỳ-kheo được vải phi thời, cần thì nhận; nhận xong nhanh chóng may thành y, đủthì tốt, không đủthì được phép chứa 1 tháng vì đợi cho đủ; nếu chứa quá hạn, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO1:
Có Tỳ-kheo, y Tăng-già-lê bịhưrách, trong 10 ngày không thểmay xong, sợphạm giới trước. Ðồng bạn bạch với Phật, nhân ấy Phật cho phép cất chứa cho đến khi may xong đầy đủ. Lục quần có y phấn tảo và các loại y khác, cùng loại vải không đủ, nên lấy một phần trong y phấn tảo giặt nhuộm, may phủlên bốn góc đểtác tịnh, đem y ấy gởi cho các Tỳ-kheo thân hữu rồi đi du hành trong nhơn gian.
Lâu ngày không thấy trởlại, người nhận gởi đem phơi. Các Tỳ-kheo thấy hỏi, biết sựviệc, bạch Phật, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Thời của y: tức là không có lễthọy Ca-thi-na thì sau ngày Tựtứmột tháng, nếu có lễthọy Ca-thi-na thì sau ngày Tựtứnăm tháng. Không phải thời của y tức là quá thời hạn này.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trong 10 ngày, đồng loại của y đủnên cắt may thành y liền, hoặc tịnh thí, hoặc sai cho người. Không làm nhưvậy, đến ngày thứ11, mặt trời xuất hiện, tùy theo sốlượng y nhiều ít, mắc tội Xảđọa. Nếu đồng loại của y không đủđến ngày thứ11, đồng loại của y đủ, nên phải cắt may nhưtrước. Không làm nhưvậy, qua ngày thứ12, khi mặt trời xuất hiện, tùy theo y nhiều ít mắc tội Xảđọa. Cho đến ngày thứ29 cũng vậy. Nếu đến ngày thứ30, đủhay không đủ, đồng hay không đồng, ngày ấy cũng phải cắt may cho xong. Không vậy qua đến ngày thứ31, khi mặt trời xuất hiện đều mắc tội Xảđọa. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu ngày 29, y trông mong được tốt mịn, còn y trước thô. Y trước nên thuyết tịnh, y mới được đó, được phép đểlại một tháng, vì chờđủcùng loại mịn. Nếu y mong được thô, được phép đình lạimột tháng. Nhưvậy triển chuyển2tùy theo sởthích, mong muốn cùng loại, nhưng đừng đểquá một tháng.
4. GIỚI LẤY Y CỦA NI KHÔNG PHẢI BÀ CON
Ðây thuộc vềgiá tội. Ðại thừa không luận là bà con hay không phải bà con, chỉquán sát nên nhận hay không nên nhận. Song ởvào đời mạt pháp cần tránh sựtịhiềm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, thọnhận y từTỳ-kheo-ni không phải thân quyến, trừđổi chác, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO3:
Có một Tỳ-kheo mặc y Tăng-già-lê cũrách, Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc thấy vậy, phát lòng từmẫn, liền cởi chiếc y quý giá đang mặc đổi lấy cái y cũrách đó. Sau đó mặc y cũrách này đeán yết kiến Phật. Phật dạy: Không nên nhưvậy, cho phép cô chứa đủ5 y4lành lẽbền chắc, ngoài ra mới tùy ý cho kẻkhác. Taïi sao vậy? Phụnữmặc y phục lành lẽcòn không coi được, huống là y rách. Phật liền tập chúng kiết giới. Sau đó các Tỳ-kheo đều cẩn thận lo sợ, không dám nhận lấy y của Tỳ-kheo-ni bà con. Phật dạy: Nếu là bà con, nhưng phải biết được họcó khảnăng hay không khảnăng, có nên nhận hay không nên nhận, thì cho phép.
Lại nữa, trong Kỳ-hoàn, hai bộTăng được dâng y chia nhau, Tỳ-kheo nhận lộn y của Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni nhận lộn y của Tỳ-kheo. Ni đem đến trong Tăng-già-lam đểđổi, Tỳ-kheo lại bạch ThếTôn, mới cho phép trao đổi.
GIẢI THÍCH:
Bà con là cha mẹ, bà con cho đến bảy đời gọi là thân lý. Ðổi chác là lấy y đổi y, lấy y đổi phi y, hoặc lấy phi y đổi y, nhưdao, chỉ, ống dựng kim cho đến một hoàn thuốc v.v...
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng mắc tội Ðột-kiết-la.
(Sa-di lấy y của Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na và Sa-di-ni không phải là bà con đều mắc tội Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di ni lấy y của Tỳ-kheo, Sa-di không phải là bà con cũng đều phạm Ðột-kiết-la).
Không phạm: là vì Tăng vì Phật mà lấy.
Luật Ngũphần nói:
Ðến Thức-xoa-ma-na và Sa-di ni không phải bà con mà lấy y đều mắc tội Ðột-kiết-la. Nếu người bà con phạm giới, tà kiến, mà đến họlấy y, mắc tội Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Không phải là bà con, tưởng không phải là bà con, hoặc sanh nghi đều phạm Xảđọa. Bà con tưởng không phải là bà con, hoặc nghi mắc tội ác tác.
Không phạm: Nếu Ni đem y đến cúng cho Tăng hoặc vì thuyết pháp cho nên cúng; hoặc vì khi thọCụtúc cho nên cúng, hoặc thấy bịgiặc cướp cho nên cúng, hoặc ni nhiều lợi dưỡng đem y vật đến chỗTỳ-kheo, đểdưới đất cầu thọnhận, đểđó rồi đi, nhận không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Lấy y đúng lượng mắc Xảđọa, lấy y không đúng lượng, các vật v.v... mắc Ðột-kiết-la.
5. GIỚI SAI NI KHÔNG PHẢI BÀ CON GIẶT Y
Ðại thừa đồng học. Mạt pháp rất nên lưu ý giới này.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, khiến Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến giặt y, hoặc nhuộm, hoặc đập, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO5:
Ca-lưu-đà-di cùng với Tỳ-kheo-ni Thâu-lan-nan-đà đểlộhình mà ngồi, nhìn nhau với tâm dục, nên xuất thứbất tịnh, nhớp y An-đà-hội. Ni ngỏý đem giặt, rồi lấy thứbất tịnh đểvào miệng và đường tiểu tiện.Sau đó có thai, các Ni gạn hỏi biết việc đó, bạch với các Tỳ-kheo, nhờbạch lại ThếTôn, đức Phật quởtrách và kiết giới.
Lúc ấy các Tỳ-kheo đều sợcẩn thận không dám bảo Ni bà con giặt, nhuộm, đập y cũ. Phật lại thêm câu “phi thân lý” (không phải bà con).
GIẢI THÍCH:
Y cũlà y kểcảchỉmới mặc một lần.
Luật Thiện kiến nói:
Ðược phép bảo người con gái xuất gia, cho đến người cháu gái giặt; không được bảo người đàn bà có chồng rồi xuất gia, và người đàn bà nhỏtuổi không phải bà con giặt.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Giặt, nhuộm, đập, mỗi việc một tội đọa. (Y thì chỉxảmột lần tức là tịnh, tội đọa thì có ba, phải sám hối). Bảo họgiặt, nhuộm, đập mà họkhông giặt, nhuộm, đập thì mỗi việc một Ðột-kiết-la. Bảo Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni không phải bà con, thì phạm Ðột-kiết-la. Bảo Ni không phải bà con giặt, nhuộm, đập y mới phạm Ðột-kiết-la; bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu vì hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) đem y bảo Ni giặt phạm tội Việt tỳ-ni. Vì tháp, Tăng bảo Ni giặt, nhuộm, đập không tội.
Luật Thập tụng nói:
Trước tựgiặt sơ, bảo giặt kỹlại đều phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Giới này y đúng lượng hay không đúng lượng tất cảđều phạm.
Luật Ma-đắc-lặc-già nói:
Bảo Ni không phải bà con giặt Ni-sư-đàn, phạm Xảđọa, giặt gối, mền v.v... phạm Ðột-kiết-la.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Y giặt sạch sẽcó 5 điều lợi:
- Trừmùi hôi thối.
- Rận rệp không sanh.
- Thân không ngứa ngáy.
- Nhuộm dễăn màu.
- Có khảnăng dùng được lâu.
Ngược lại, không giặt sạch sẽy áo có 5 điều tổn thất. Mặc áo nhiễm sắc cũng có 5 điều lợi:
-Thuận với hình nghi của Thánh.
-Khiến cho xa lìa ngạo mạn.
-Khó bám bụi bặm.
-Không sanh rận rệp.
-Cảm giác mềm mại, dễbảo vệ.
Lâu quá không giặt có 5 điều tổn thất:
-Mau rách.
-Khó chịu.
-Bực bội.
-Nhọc mệt.
-Ngăn cách thiện tâm.
Mặc y màu đẹp cũng có 5 điều tổn thất:
-Nuôi lớn lòng kiêu mạn buông lung, làm cho người ghét.
-Khiến cho người khác biết dáng điệu đẹp đẽ.
-Nhọc nhằn mới tìm được.
-Có khảnăng trởngại việc lành.
-Y thường nhuộm mau rách.
Ðập nhiều cũng có 5 điều tổn thất nhưtrên.
6. GIỚI XIN Y NƠI NGƯỜI KHÔNG PHẢI BÀ CON
Ðại thừa vì chúng sanh nên không đồng học, song phải tính xem thí chủkham hay không kham (có khảnăng hay không).
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, xin y từcưsĩhay vợcưsĩkhông phải thân quyến, Ni-tát-kỳBa-dật-đề, trừtrường hợp đặc biệt. Trường hợp đặc biệt là nếu Tỳ-kheo y bịcướp, y bịmất, y bịcháy, y bịnước cuốn. Ðây gọi là trường hợp đặc biệt.
NGUYÊN DO6:
Thành Xá-vệcó một Trưởng giảđến xem cây cảnh trong vườn, quay xe trởlại tịnh xá Kỳ-hoàn gặp Bạt-nan-đà Thích tử, lễkính xin nghe pháp. Bạt-nan-đà nói pháp khai hóa, Trưởng giảsanh lòng hoan hỷ, bèn hỏi: “Ngài cần gì?” Tôn giảnói: “Không cần gì”. Trưởng giảcốhỏi. Ðược trảlời: “Thôi! Thôi! Ðiều tôi muốn ông không thểcho được.” Trưởng giảtha thiết hỏi.” Bạt-nan-đà trảlời: “Có thểcho tôi chiếc áo ông đang mặc?” Khi ấy, Trưởng giảchỉmặc một chiếc áo lụa trắng, dài rộng, quý giá, nên Trưởng giảnói: “Sáng mai đến nhà tôi, tôi sẽtrao cho.” Bạt-nan-đà cốđòi mãi. Trưởng giảmặc dù trong lòng không vui, nhưng vẫn cởi áo trao cho. Sau đó, lên xe, mặc một chiếc áo lót vào thành.Người giữcửa thành nghi là bịgiặc cướp. Trưởng giảnói rõ vấn đề. Nhân đây cưsĩcơhiềm, cho nên Phật chếgiới cấm này. Từđó các Tỳ-kheo cẩn thận sợkhông dám đến bà con xin y, nên đức Phật lại thêm câu “phi thân lý” (không phải bà con).
Sau đó, ởnước Câu-tát-la có chúng Tỳ-kheo, an cưxong, thọtrì y bát, đến nơi ThếTôn. Vì ban ngày trời nắng nóng không thểđi, nên đi ban đêm lạc đường, và bịbọn cướp lột cảy áo. Ðến nơi, trần truồng đứng ngoài cửa Kỳ-hoàn, các Tỳ-kheo nghi là phái Ni-kiền-tử, báo cáo với ngài Ưu-ba-ly. Ngài hỏi, biết rõ vấn đềnên liền tạm mượn y cho các vịđó mặc đểđến yết kiến đức Phật. Phật an ủi hỏi, được trình bày rõ nguyên nhân. Phật bèn chếcấm: Lõa hình mà đi phạm Ðột-kiết-la.
Lúc bấy giờ, nên dùng lá cây, cỏmềm đểche hình.Nên đến chùa gần nhất, nơi đó có y dưnên mượn mặc. Nếu không có thì biết Tỳ-kheo bạn có y dưnên mượn mặc. Nếu Tỳ-kheo bạn không có, nên hỏi trong Tăng, có loại y nào nên chia. Nếu có nên chia cho. Nếu không, nên hỏi có ngọa cụkhông? Nếu có nên chia cho, nếu không chia, nên tựmởkho xem, nếu có mền, đồtrải đất, áo mỏng, áo lót, nên trích ra đểmay y che thân, rồi ra ngoài xin y.
Khi ấy, các Tỳ-kheo không dám đem vật của trú xứnày đến trú xứkhác. Phật nói: “Ðược phép”. Người kia khi được y khác rồi, y của Tăng không đem trảlại chỗcũ. Phật nói: “Không nên làm nhưvậy. Nếu được y khác rồi nên giặt, nhuộm, vá lại
tửtế, đểlại chỗcũ. Nếu không làm nhưvậy, nhưpháp trị”.
Khi ấy, có Tỳ-kheo y bịđoạt, bịcháy, bịtrôi, cẩn thận sợkhông dám đến xin y nơi người không phải bà con. Phật nói: “Cho phép”. Phật kiết giới này lại.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Xả-đọa, ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: hoặc vì người khác xin, người khác vì mình xin, không xin mà được v.v...
Luật Tăng kỳnói:
Nếu tựxin cho mình, bảo người xin, khởi ý tưởng nóng lạnh mà xin, thuyết pháp đểxin nếu được đều phạm Xảđọa. Nếu xin đãy lọc nước, giẻđểvá y, vật trùm đầu, khăn che ghẻ, áo lót, một điều trong y, đều không phạm. Nếu xin vì hai thầy, mắc tội Việt tỳ-ni. Xin vì tháp, Tăng thì không phạm.
Luật Căn bản nói:
Khi xin, mắc tội ác tác, được y vật, hoặc trịgiá, hoặc màu sắc, hoặc sốlượng, tương ưng với mức lượng cần xin, phạm Xảđọa, không tương ưng thì không phạm.
Tỳ-bà-sa nói:
Hai người cùng xin một cái y, phạm Ðột-kiết-la. Vì người xin, phạm Ðột-kiết-la. Ðặng y đúng lượng phạm Xảđọa, không đúng lượng của y phạm Ðột-kiết-la. Ðến bà con nghèo thiếu xin, phạm Ðột-kiết-la. Cho ít lại đòi nhiều phạm Ðột-kiết-la. Nếu không phải bà con, trước xin cúng y, sau nghèo thiếu không cúng được mà theo đòi, phạm Ðột-kiết-la. Xin cho người cũng phạm Ðột-kiết-la.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Ðến xin y loài phi nhơn, súc sanh, chưthiên thì không phạm.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Luật Tứphầnnói vì người khác xin không phạm. Luật Tăng kỳvà Tát-bà-đa đều kết tội Ðột-kieát-la. Vậy nên theo bên nào?
Ðáp: -Thấy người khác nghèo khổmà sanh lòng từmẫn, Tứphầncho phép làm việc đó không có lỗi. Lợi dụng cái muốn của người khác mà vì mình tác phương tiện, Bà-sa sởdĩkết thành tội, định đoạt vấn đềnày là dựa vào tâm đểbàn luận. (Tát-bà-đa có thểlà Tỳ-bà-sa).
7. GIỚI NHẬN Y NHIỀU
Ðây thuộc vềgiá tội, Ðại thừa vì chúng sanh không đồng học, tùy theo sựbốthí nên thọnhận.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, y bịmất, y bịcướp, y bịcháy, y bịnước cuốn. Nếu có cưsĩhay vợcưsĩkhông phải thân quyến đem cho nhiều y, yêu cầu tùy ý nhận.Tỳ-kheo ấy nên biết đủđểnhận y; nếu nhận quá, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO7:
Chúng Tỳ-kheo gặp giặc mất y, đi đến Kỳ-hoàn, có Ưu-bà-tắc đem nhiều y tốt đến, thỉnh các Tỳ-kheo tùy ý nhận. Tỳ-kheo có 3 y, nói rằng: “Không nhận”.Lục quần nói: Tại sao không nhận rồi cho chúng tôi, hay là cho người khác. Các Tỳ-kheo bèn nhận rồi cho họ. Các vịthiểu dục hiềm trách, bạch Phật nên chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Nếu mất một y, không nên nhận. Nếu mất hai y còn một y, mà y ấy hoặc hai lớp, ba lớp, bốn lớp nên chia ra làm các loại y. Nếu ba y đều mất, nên nhận vừa đủ.
Tri túc có hai loại:
Một là tùy theo cưsĩcúng mà nhận (không nên đòi hỏi nhiều).
Hai là đủba y (ngoài ba y không được nhận nhiều).
Nếu cưsĩthỉnh tùy ý, cúng nhiều y, hoặc vải mịn, hoặc vải mỏng, hoặc vải không bền chắc, nên may thành hai lớp, ba lớp, bốn lớp. Phải may chừa đường viền. Trên vai nên lót miếng vải đểngăn mồhôi. Nên may cái móc đểcột dây (may khâu hoàn). Nếu còn dư, nói với cưsĩ: “Vải cắt còn dưnày, làm gì?”. Nếu Ðàn-việt nói: “Tôi không phải cúng do việc mất y, mà tựtôi muốn cúng cho Ðại đức”. Vịkia nếu muốn nhận thì nhận.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Xảđoïa, ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
8. GIỚI CẦU ÐƯỢC Y TỐT ÐẸP HƠN
Ðại thừa đồng chế, tức là ác cầu đa cầu.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có cưsĩhay vợcưsĩvì Tỳ-kheo đểdành tiền sắm y, nghĩrằng: “Mua y nhưthếcho Tỳ-kheo có tên nhưthế”.Tỳ-kheo ấy trước không được yêu cầu tùy ý mà đi đến nhà cưsĩ, nói nhưvầy: “Lành thay cưsĩ. Nếu vì tôi mua y nhưvậy nhưvậy”. Vì muốn đẹp, nếu nhận y, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO8:
Có một Tỳ-kheo vào trong thành khất thực, đến nhà cưsĩ, nghe vợchồng cưsĩcùng bàn: “Sẽsắm y quý giá cho Bạt-nan-đà”. Vịấy vềbáo với Bạt-nan-đà, Bạt-nan-đà hỏi, biết địa chỉ, sáng ngày đến đó nói rằng: “Nếu muốn cho tôi y, nên may rộng lớn, tốt đẹp, chắc bền nhưvậy, đúng là thứy tôi thọtrì”. Do đó, cưsĩcơhiềm nên Phật chếcấm.
Sau đó, có cưsĩtựý thưa rằng: “Ðại đức cần loại y nào?” Tỳ-kheo trong ý nghi ngờ, không dám trảlời.
Lại có cưsĩmuốn sắm y quý giá, nhưng Tỳ-kheo tri túc muốn không nhận y nhưvậy, nhưng trong ý cũng nghi, không dám từchối. Phật dạy: Trước đó có thưa thỉnh tùy ý thì không phạm.
GIẢI THÍCH:
Mong cầu có hai loại:
-Một là mong cầu vềgiá trị, cho đến chỉthêm một đồng tiền nhỏ.
-Hai là cầu y, cho đến chỉthêm một sợi chỉ.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Mong cầu mà được, phạm Xảđọa; không được, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Vì người khác mong cầu v.v...
Luật Ngũphần nói:
Nếu đến bà con đòi hỏi thứtốt, phạm Ðột-kiết-la.
Luật nhiếpnói:
Ðến loại trời... xin, hoặc xin tơlụa dưvà miếng lụa nhỏ, không phạm.
9. GIỚI ÐÒI CHUNG NHAU SẮM Y
Nguyên do, phạm, không phạm v.v... đồng nhưgiới trước.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có hai nhà cưsĩhay vợcưsĩđểdành tiền sắm y cho Tỳ-kheo, đều nghĩrằng: “Mang tiền sắm y nhưthế, đểmua y nhưthế, cho Tỳ-kheo có tên nhưthế”. Tỳ-kheo ấy trước chưa nhận đượcsựtựý yêu cầu của hai nhà cưsĩ, mà đi đến nhà hai cưsĩ, nói nhưvầy: “Lành thay dành sốtiền may y nhưthếcho tôi, hãy chung lại làm một y”.Vì muốn đẹp, nếu nhận được y, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
10. GIỚI ÐÒI Y QUÁ SÁU LẦN
Ðây thuộc vềgiá tội, đại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hoặc vua hoặc đại thần, hoặc Bà-la-môn, hoặc cưsĩhay vợcưsĩ, sai sứgiảmang tiền đến Tỳ-kheo, bảo rằng: “Hãy mang sốtiền sắm y nhưthếcho Tỳ-kheo có tên nhưthế”. Người sứgiảấy đến chỗTỳ-kheo, nói với Tỳ-kheo rằng: “Ðại đức, nay tiền sắm y nầy được gởi đến ngài, ngài hãy nhận”. Tỳ-kheo ấy nên nói với sứgiảrằng: “Tôi không được phép nhận tiền may y này. Khi nào cần y hợp thời và thanh tịnh, tôi sẽnhận”. Người sứgiảnày có thểhỏi Tỳ-kheo rằng: “Ðại đức có người chấp sựkhông? Tỳ-kheo cần y nên nói: “Có”. Và chỉmột tịnh nhơn Tăng-già lam, hoaëc một Ưu-bà-tắc, nói rằng: “Ðó là người chấp sựcủa Tỳ-kheo, thường chấp sựcho Tỳ-kheo”. Bấy giờsứgiảđi đến chỗngười chấp sự, trao sốtiền sắm y, rồi trởlaïi chỗTỳ-kheo, nói nhưvầy: “Ðại đức, tôi đã trao tiền sắm y cho người chấp sựmà ngài chỉ.Ðại đức, khi nào cần hãy đến người ấy sẽđược y”.Tỳ-kheo khi cần y sẽđến chỗngười chấp sự, hoặc hai lần, hoặc ba lần, khiến cho họnhớlại, bằng cách nói rằng: “Tôi cần y”. Hoặc hai lần, hoặc ba lần nhưvậy, khiến cho họnhớlại. Nếu nhận được y thì tốt, bằng không thì bốn lần, năm lần, sáu lần đứng im lặng trước người ấy. Nếu bốn lần, năm lần, sáu lần đứng im lặng trước người ấy mà được y thì tốt, bằng không được y mà cốcầu quá giới hạn ấy, nếu được y, Ni-tát-kỳBa-dật-đề. Nếu không được y, tựmình hoặc sai người đến chỗngười xuất tiền sắm y, nói rằng: “Ngài trước kia sai người cầm tiền sắm y cho Tỳ-kheo tên nhưvậy.Tỳ-kheo ấy cuối cùng không được y. Ngài hãy lấy lại, đừng đểmất”. Nhưvậy là hợp thức.
NGUYÊN DO9:
Thành La-duyệt, một đại thần sai sứgiảcầm sốtiền may y cúng cho Bạt-nan-đà. Bạt-nan-đà dẫn người sứấy vào thành, đem sốtiền may y giao cho ông Trưởng giảquen thân cất giữ. Sau đó một thời gian, đại thần hỏi người sứrằng: “Ngài Bạt-nan-đà có mặc y ấy hay không?” Sứgiảtrảlời: “Không mặc”. Ðại thần liền sai sứđòi lại sốtiền may y. Bạt-nan-đà vội vã đến nhà Trưởng giảđòi y. Lúc bấy giờ, trong thành có cuộc họp các Trưởng giả. Trước đó có quy chếai không đến họp phaït 500 tiền. Trưởng giảnói: “Ðại đức đợi một chút chờtôi dựđại hội về.” Bạt-nan-đà không chịu. Trưởng giảvì vậy mà phải may y cho xong, khi may y xong thì đại hội đã giải tán, nên bịphạt 500 tiền. Các cưsĩbiết, cùng nhau cơhiềm, nên Phật chếcấm giới này.
GIẢI THÍCH:
Luật Tăng kỳnói:
Ba phen đến đòi, sáu phen nín thinh đứng, hoặc hoãn hay gấp. Thếnào gọi là hoãn gấp? Nếu khi đến đòi mà người ấy nói: “Tôn giảsau một tháng trởlại”. Tỳ-kheo mãn 1 tháng trởlại đòi. Họlại nói: “Một tháng nữa sẽtrởlại”, Vẫn chờđủ1 tháng lại đòi. Họlại nói: “Sau một tháng nữa”. Lại tới đủ1 tháng nữa đến đòi. Quá 3 tháng rồi không được đến đòi nữa, đó gọi là hoãn. Nếu họnói: Nửa tháng, 10 ngày, cho đến trong giây lát thì quá ba giây lát không được lại đòi nữa, đó gọi là gấp. Sáu phen đến đứng nín thinh cũng vậy. Quá 6 tháng hay quá 6 giây lát rồi, không được lại đứng nữa. Nếu khi đến nói với người chủcủa vật, họnói: Trước đây tôi cúng cho Tỳ-kheo, tùy phương tiện đến nhận. Lúc bấy giờđược phép nhưtrước, ba phen đến đòi, sáu phen đến đứng nín thinh.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu không mởmiệng đòi thì được phép 12 lần đòi bằng cách đến đứng nín thinh. Nếu một lần đòi bằng cách nói thì trừhai lần đứng nín thinh, hai lần đòi bằng cách nói, thì trừbốn lần đứng nín thinh; cho đến 6 lần nói thì trừ12 lần nín thinh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Xả-đọa. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Khi Tỳ-kheo này đã nói với người chủcúng tiền sắm y rồi, thì lúc nào có nhân duyên đến chỗngười chấp sự, nếu họhỏi: “Ðến có việcgì?” Trảlời: “Tôi có việc khác nên đến”. Nếu họnói: “Ðem y này về”. Trảlời: “Tôi đã nói với người chủy, ông tựđến đó đểgiải quyết”. Nếu họbảo: “Ngài cứđem về, tôi sẽtrình bày với người chủy”. Lúc bấy giờnhận y đem vềkhông phạm.
Luật Căn bản nói:
Nếu Tỳ-kheo bảo sứgiảbáo rồi, người chấp sựkia đến, nói: “Thánh giảcó theå nhận y này”. Nên trảlời: “Y này tôi đã xảrồi, ông nên trảlại cho người cúng y”. Trảlời nhưvậy là tốt. Nếu lấy y thì phạm Xảđọa. Nếu người chấp sựnói: “Thánh giảcó thểnhận y này, người thí chủkia cùng tôi giải quyết rõ ràng, khiến cho họvui lòng”. Trường hợp nhưvậy lấy y vềkhông phạm”.
11. GIỚI MAY NGỌA CỤBẰNG TƠTẰM
Ðại thừa vì chúng sanh cho nên được phép chứa song không nên tựthọdụng.
Tri môn cảnh huấn nói:
Kinh Ương-quật dạy: Vật thuộc vềtơ, lụa, da, lần lượt khỏi tay người sát sanh, đem cúng cho người trì giới, không nên nhận, là pháp của người Tỳ-kheo. Nếu nhận, thì không phải lòng từ. Ngài Nam Nhạc và ngài Ðạo Hưu không mặc đồtơlụa tốt, mà chỉbận vải thô sơxấu xí. Cho nên ngài Nam Sơn Luật sưnói: Phật pháp đến phương Ðông mới độ600 năm, mà chỉcòn hạnh từcủa ngài Hành Nhạc (Hành Sơn Nam Nhạc) là khảdĩlàm nơi quy ngưỡng mà thôi.
Hỏi:- Ðã không cho mặc tơlụa mà lại cho dùng
lông cừu v.v... cảhai loại đều thuộc vềthân phận củachúng sanh, tại sao một bên cho phép, một bên ngăn cấm?
Ðáp: -Tơlụa và lông tuy đều là thân phận của chúng sanh, nhưng khi luộc kén chỉvì lấy tơ, còn khi giết cừu dê, không phải mục đích đểlấy lông. Hơn nữa, dùng tơlàm ngọa cụthì phải mất nhiều mạng sống mà dùng lông thì sanh mạng tốn ít. Các học xứ, giới điều này đặt nặng ởchỗvận dụng tuần tựvềnhơn tình, chứkhông phải đoạn tuyệt một cách gấp gáp được vậy.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, trộn tơtằm làm ngọa cụmới, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO10:
Lục quần Tỳ-kheo làm ngọa cụmới bằng các loại tơtằm. Ðến các nhà nuôi tằm xin tơ, họbảo: “Chờtằm chín”. Lục quần đứng một bên đợi, xem họkéo tơ, nghe tiếng nhộng kêu, các cưsĩcơhiềm, nên chếcấm.
Luật Căn bản nói:
Ngoại đạo cơhiềm khinh rẻ, nói thếnày, phải giết nhiều loại hữu tình, làm sao gọi là ăn mặc hợp lẽ! Vì đểcho bọn trọc đầu này, mà phải dứt nhiều sanh mạng. Ðức Phật nghe được nên chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Tạp loại tức laø gồm cả: Các loại lông mịn, kiếp bối, câu-giá-la, cỏnhũdiệp, sô-ma11, hoặc gai...
Luật Tăng kỳnói:
Kiều-xa-da có hai loại: một là sanh, hai là tác. Sanh là loại tơnhỏmịn, tác là loại tơkéo sợi.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tựmình làm, dạy người khác làm mà thành, đều phạm Xảđọa; không thành, thì phạm Ðột-kiết-la. Mình vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm Ðột-kiết-la. Xảloại này là dùng rìu, búa chặt nhỏnhồi với bùn trét nơi vách hay dưới đất. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm là nếu nhận được mà đã thành rồi, đem chặt nhỏhòa với bùn đất trét nơi vách đất.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu dùng trong ba y; hoặc đường dọc, đường ngang; hoặc chính giữa hay một bên; hoặc giây ởgiữa hay viền; hoặc may ép lá hẹ; hay chằm vá mà thành, đều phạm Xảđọa; thọdụng thì phạm tội Việt tỳ-ni. Nên xảtrong Tăng. Tăng không nên trảlại cũng không nên dùng vào việc khác. Ðược phép trải dưới đất và làm rèm treo. (Hai giới đều đồng nhưvậy).
Luật Ngũphần nói:
Nên xảcho Tăng, không nên xảcho người khác. Tăng dùng trải dưới đất hay trên sàng. Ngoài ra tất cảTăng, tùy thứtựngồi nằm. Tuy mình không làm không dạy người khác làm, nhưng người khác cúng mà nhận cũng phạm Xảđọa.
BIỆN MINH:
Vấn đềxảnơi đây được y cứvào luật Ngũphần, đại ý chúng Tăng được quyền chứa, không đươc chứa riêng. Nhưvậy cùng với lời dạy trong Ðại thừa phù hợp.
12. GIỚI MAY NGỌA CỤMÀU ÐEN
Ðại thừa đồng học. Nghĩa cũng nhưtrước.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụmới bằng lông dê toàn đen, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO12:
Các Lê-xa Tửởnơi Tỳ-xá-ly, hầu hết làm nghềmãi dâm, dùng toàn lông dê đen may đồmặc đểđi ban đêm khỏi ai thấy. Lục quần baét chước nhưvậy. Lê-xa nói: Chúng tôi vì dâm dục, các ông mặc nhưvậy mục đích đểlàm gì? Tỳ-kheo bạch Phật, nên chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Toàn màu đen tức là hoặc lông dê đen, hoặc nhuộm thành màu đen.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ, nặng đồng nhưgiới trước. Bốn chúngdưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: làm gối hay những đồdùng lặt vặt.
Luật Ngũphần nói:
Nên xảcho Tăng, Tăng dùngtrải trên giường, không được trải trên đất. Ngoài ra nhưtrước đã nói.
Luật Thập tụng nói:
Không phạm: Vì Tháp, vì Tăng, mà làm.
13. GIỚI LÀM NGỌA CỤKHÔNG CÓ MÀU SẮC TẠP
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụmới, phải dùng hai phần lông dê toàn đen, phần thứba trắng, phần thứtưxám. Nếu Tỳ-kheo không dùng hai phần đen, phần thứba trắng, phần thứtưxám, làm ngọa cụmới, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO13:
Lục quần may tọa cụtoàn màu trắng, cưsĩcơhiềm rằng giống nhưvua, hoặc đại thần, cho nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Màu xám: là màu lông nơi đầu, nơi tai, nơi chân, hoặc các màu xám nơi chỗkhác. Nếu làm cái ngọa cụ40 bát-la14thì 20 bát-la lông màu đen, 10 bát-la lông màu trắng, 10 bát-la lông màu xám. Nếu làm cái ngọa cụ30 hay 20 bát-la, dựa theo trên maø tính. (Luật Thập tụngnói: Một bát-la là 4 lượng vậy).
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ, nặng đồng nhưgiới trước. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu nhận được vật đã làm thành thì cắt rọc phá hoại, hoặc may gối, làm đồdùng lặt vặt...
Luật Thập tụng nói:
Dùng màu đen nhiều hơn cho đến một lượng, phạm Xảđọa. Dùng màu trắng nhiều hơn cho đến một lượng, phạm Ðột-kiết-la. Dùng màu xám ít hơn cho đến moät lượng phạm Xảđọa.
Luật nhiếp nói:
Hoặc màu đen dễcó đuợc, các màu khác khó tìm thì sốlượng tăng giảm đều không phạm.
14. GIỚI DÙNG NGỌA CỤKHÔNG ÐỦSÁU NĂM
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụmới phải trì cho đến sáu năm. Nếu dưới sáu năm, không xảmà làm thêm cái mới, trừTăng Yết-ma, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO15:
Lục quần chê ngọa cụhoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc dày hay mỏng, không xảcái cũ, lại sắm cái mới, chứa đểrất nhiều, cho nên Phật chếcấm. Sau đó có một Tỳ-kheo mắc bệnh khô da ghẻchốc, cần đi du hành trongnhơn gian mà các ngọa cụbằng phấn tảo quá nặng, không thểmang theo được. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật cho phép Tăng Bạch nhịyết-ma cho vịTỳ-kheo ấy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nặng, nhẹđồng nhưgiới trước. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳnói:
Giữa Tăng xảrồi, Tăng không nên trảlại. Tăng được thọdụng, chỉkhông được làm áo lót mà thôi. (Giới sau cũng vậy).
15. GIỚI KHÔNG MAY MỘT MIẾNG CŨTRÊN TỌA CỤMỚI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, làm tọa cụmới, phải lấy một miếng của cái cũvuông vức một gang tay Phật, đắp lên tọa cụmới, đểcho hoại sắc. Nếu Tỳ-kheo làm tọa cụmới không lấy một miếng của cái cũvuông vức một gang tay đắp lên tọa cụmới đểcho hoại sắc, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
(Ngoài ra, trong 4 bộđều nói một gang tay của Phật).
NGUYÊN DO16:
Ðức Phật ởnơi vườn Cấp Cô Ðộc sai người đi nhận thức ăn. Thường pháp của chưPhật là, sau khi các Tỳ-kheo đi thọthỉnh, Phật đi khắp các phòng, thấy tọa cụcũbỏbừa bãi khắp nơi. Phật bèn bảo các Tỳ-kheo khi may tọa cụmới, phải lấy một miếng vải của tọa cụcũ, dọc ngang bằng một gang tay may lên trên đểcho hoại sắc. Lục quần không y lời Phật dạy nên Phật chếra giới này.
Luật Tăng kỳnói:
ThếTôn vì 5 việc lợi ích cho nên mỗi 5 ngày một lần đến xem xét phòng chưTăng:
1) Thanh văn đệtửcó đắm vào việc hữu vi?
2) Có đắm vào ngôn luận thếtục?
3) Có đắm vào ngủnghỉ, trởngại việc hành
đạo?
4) Xem có Tỳ-kheo nào bệnh chăng? (Tỳ-kheo bệnh có người chăm sóc chăng?)
5) Vì Tỳ-kheo nhỏtuổi mới xuất gia, thấy oai nghi tường tựcủa đức NhưLai khởi tâm hoan hỷ.
GIẢI THÍCH:
Luật Ngũphần nói:
Một gang tay của Phật vuông vức hai thước. Phá hưcái sắc đẹp: tức là tùy yù phủlên trên cái mới ấy.
Luật Căn bản nói:
Làm hoại sắc: là muốn cho nó được bền chắc vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Tựmình không có cái cũ, được vật đã thành, người khác vì mình làm, làm toàn đồcũ.
Luật Thập tụng nói:
Nếu làm giảm bớt, cho đến nửa tấc, phạm Ðột-kiết-la.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Ni-sư-đãn-na17nên làm hai lớp, chồng làm ba phân, cắt đứt may thành lá, cùng đồng với lá của y.
Luật Thập tụng nói:
Không nên thọNi-sư-đàn một lớp. Không nên lìa Ni-sư-đàn mà ngủ.
16. GIỚI CẦM LÔNG DÊ ÐI ÐƯỜNG XA
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, khi đi đường được lông dê, nếu cần dùng không có người mang, được phép tựmang đi cho đến ba do-tuần18. Nếu không có người mang, tựmình mang đi quá ba do-tuần, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO19:
Bạt-nan-đà trên đường đi, được nhiều lông dê, xâu trên đầu gậy, quảy đi trên đường. cưsĩhiềm trách cho là kẻbuôn bán lông dê, cho nên chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tựmình cầm đi quá ba do-tuần phạm Xảđọa; bảo kẻkhác cầm thì không phạm. Nếu giữa đường tiếp tay cầm, mắc tội Ðột-kiết-la; khiến bốn chúng dưới cầm quá ba-do tuần phạm Ðột-kiết-la. Trừlông dê, cầm các vật khác nhưCâu-giá-la (y, vải)...đi quá ba do-tuần phạm Ðột-kiết-la. Nếu quảy các vật khaùc trên đầu gậy mà đi cũng phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũphần nói:
Nên bảo tịnh nhơn gánh.Nếu không có tịnh nhơn thì cho phép tựmình cầm chứkhông được gánh trên vai, đội trên đầu, mang nơi lưng. Trái phạm, mắc tội Ðột-kiết-la.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Trên không trung cầm lông dê đi hay là đưa cho kẻbiến hóa cầm đi đều phạm Ðột-kiết-la.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Các Tỳ-kheo không nên gánh vác việc gì.
17. GIỚI SAI NI NHUỘM LÔNG DÊ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, sai Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, giặt, nhuộm hay chải lông dê, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO20:
Lục quần, sai Tỳ-kheo-ni Ðại Ái Ðạo giặt, nhuộm, đập lông dê; nhuộm xong nhớp tay, đến yết kiến Ðức ThếTôn. ThếTôn hỏi biết việc ấy, khiển trách lục quần, kiết giới. Sau đó các Tỳ-kheo cẩn thận sợkhông dámbảo Ni có bà con giặt, nhuộm, đập. Ðức Phật lại khai cho.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Giặt, nhuộm, đaäp mỗi cái đều một tội Xảđọa. (tức là một Xả, ba Ðọa nhưđã nói trước). Sai người giặt mà họkhông giặt v.v... mỗi cái đều một Ðột-kiết-la. Sai không phải bà con, hai chúng nữkhác, Ðột-kiết-la
Luận Tát-bà-đa nói:
Sai giặt, nhuộm vật của Tăng phạm Ðột-kiết-la.
18. GIỚI NHẬN VÀNG BẠC
Ðây là giá tội. Ðại thừa vì chúng sanh cho phép nhận, song phaûi giao cho tịnh nhơn cất giữ; trường hợp không có tịnh nhơn, tâm không tham đắm, cũng được phép tựcầm. Nếu chứa cất với tham tâm của mình, tức là đa dục, không tri túc. gọi là nhiễm ô, phạm. Cho nên bộCảnh huấnnói:
- Ruộng, nhà vườn, cây.
- Gieo trồng cây cối.
- Chứa đểlúa gạo.
- Nuôi dưỡng tôi tớ.
- Chăn nuôi súc vật.
- Tiền bạc vật quý.
-Mền, dạ, lu, vạc.
- Voi, vàng, giường đẹp và các vật trọng.
Tám thứnày kinh, luận và luật đều liệt vào một loại rõ ràng tội lỗi không nên chứa giữ.
Lại trong kinh luật nói:
Nếu chứa giữthì không phải đệtửcủa Ta. Vì tám món này, làm cho lòng tham lớn mạnh, phá hưđạo nghiệp, nhơnhớp phạm hạnh, đưa đến kết quảxấu nhơ. Cho nên gọi là không sạch vậy.
Kinh Niết-bàn nói:
Nếu các đệtử, không có ai giúp đỡthời buổi đói khổ, miếng ăn khó được. Vì muốn hộtrì, kiến lập Chánh pháp, Ta cho phép đệtửthọnhận vàng bạc, xe ngựa, ruộng nhà, lúa gạo, đổi chác vật cần dùng. Tuy cho phép chứa giữcác vật nhưvậy, nhưng cốt yếu là phải tịnh thí cho người Ðàn-việt giàu lòng tin.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tựtay cầm tiền, hoặc vàng, bạc, hoặc bảo người cầm, hoặc đểxuống đất mà nhận, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO21:
Tại thành La-duyệt có vịđại thần thân thiện với Bạt-nan-đà. Một bữa nọ, vịđại thần nhận được nhiều thịt heo, bảo người vợđểphần cho Bạt-nan-đà. Khi ấy, trong thành nhân ngày tiết hội, có ban nhạc giúp vui, suốt đêm không ngủ. Con của vịđại thần đói, hỏi mẹcòn thịt không, mẹnó bảo: “Chỉcòn phần của Bạt-nan-đà”. Ðứa nhỏliền lấy 5 tiền đưa cho meï nó và nói:“Mẹđem tiền này mua thịt trảlại cho Bạt-nan-đà”. Sáng sớm Bạt-nan-đà đến nhà vịđại thần, vợvịÐại thần nói rõ việc ấy. Bạt-nan-đà lấy tiền đem gởi cửa hàng nơi chợmà đi. cưsĩvà đại thần của vua, cùng nhau cơhiềm. Chỉcó vịđại thần tên là Châu Kế, khéo léo nói pháp giải thích. Sau khi giải thích xong đến bạch ThếTôn, ThếTôn khen vịđại thần đã khéo nói, tạo nhiều lợi ích.
Ðức Phật nói:“Ðại thần nên biết: Mặt trời mặt trăng có 4 cái nạn làm cho chúng không sáng, không sạch, không thểchiếu soi, cũng không oai thần. Bốn cái đó là: A-tu-la, khói mây, bụi và sương mù. Ðó là đại nạn cho mặt trời, mặt trăng. Sa-môn, Bà-la-môn cũng có 4 nạn: không sáng, không sạch, không thểchiếu soi, cũng không oai thần. Bốn cái nạn đó là: Không bỏuống rượu, không bỏdâm dục, không bỏtay cầm vàng bạc, không bỏsống theo tà mạng. Ðó là 4 đại nạn”.
Khi ấy, Tỳ-kheo thiểu dục cũng hiềm trách Bạt-nan-đà, bạch Phật kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vấn đềxảnơi đây là, nếu vịkia có lòng tin đối với người giữvườn hoặc là Ưu-bà-tắc, thì nên nói với họrằng: “Ðây là vật mà tôi không nên nhận, người nên biết việc ấy”. Nếu người đó nhận rồi, hoàn lại cho Tỳ-kheo, nên vì vật người ấy đã nhận, bảo sứgiảcủa tịnh nhơn cất giữ. Nếu được y, bát, ống kim, Ni-sư-đàn thanh tịnh, thì nên đổi lấy đểthọtrì. Nếu Ưu-bà-tắc nhận rồi cho Tỳ-kheo y, bát, Ni-sư-đàn, ống đựng kim thanh tịnh, nên nhận đểthọtrì. Nếu người đó nhận rồi không trảlại thì nên bảo Tỳ-kheo khác nói với họrằng: “Phật có dạy vì cần thanh tịnh nên cho ngươi, ngươi nên trảlại vật kia cho Tỳ-kheo đó.” Nếu các Tỳ-kheo khác khoâng nói thì nên tựđến nói: “Phật có dạy vì thanh tịnh nên cho ngươi, ngươi nay có thểcúng cho Tăng, cho Tháp, cho hai thầy, cùng với bạn tri thức đồng học, hoặc là trảlại cho chủ. Tại sao vậy? Vì không muốn mất của tín thí vậy.” Nếu không nói với người kia: Biết vậy, xem vậy, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng sau Ðột-kiết-la.
Phần thứba của luật Tứphần nói:
Có một Tỳ-kheo nơi gò mảnhận được tiền, tựtay cầm đi. Phật nói: Không nên lấy nhưvậy. Tỳ-kheo ấy cần đồng, Phật dạy: Ðập phá cho hưhoại hình tướng, sau đó được tựtay cầm đi.
Luật Tăng kỳnói:
Người bệnh được sai tịnh nhơn cất chứa, nhưng đừng tham đắm. Nếu vật phạm Xảđọa, xảgiữa Tăng rồi, vật ấy không được trảlại cho Tỳ-kheo kia, Tăng cũng không nên chia. Nếu nhiều nên cho vào trong vật vô tận (quĩtiết kiệm), khi có lợi tức, được làm phòng xá, sắm y trung (y An-đà-hội), không được dùng vào thức ăn.
Tỳ-kheo được tiền và an cưrồi được y tài, không nên tựtay lấy, nên bảo tịnh nhơn biết. Nếu không có tịnh nhơn thì chỉchỗđất gần chân, nói rằng: Trong đó nên biết. Họđặt xuống đất rồi, tựtay lấy lá cây, hayngói gạch, từđằng xa liệng đến phủlên trên, đợi tịnh nhơn đến bảo cho biết. Tùy theo cách sửdụng của quốc độđó, hoặc tiền bằng đồng, bằng sắt, bằng hồgiao, bằng da, thẻcây tre, tất cảkhông nên cầm. hoặc có quốc độlấy không thành tựu hình tướng, đểdùng, hoặc có nước không dùng, thành tựu hình tướng, cầm nắm đều phạm tội Việt tỳ-ni. Trong nước không dùng, không thành tựu tướng, nắm vật làm bằng đồng, bằng thiếc thì không có tội.
Luật Ngũphần nói:
Tăng nên Bạch nhịyết-ma sai một Tỳ-kheo làm người bỏvàng bạc và tiền. Tỳ-kheo ấy nên bỏvật này trong hầm, trong lửa, trong dòng nước chảy, trong đồng trống, không nên ghi nhớchỗấy. Nếu cầm nắm bỏchỗkhác không được nắm lại. VịTỳ-kheo ấy không nên hỏi rằng: “Vật này nên làm thếnào.”Tăng cũng không nên dạy bảo làm nhưthế, nhưthế.Nếu không bỏ, không hỏi mà sai tịnh nhơn đổi lấy y thực cho Tăng, đem đến cúng Tăng, Tăng được phép thọ.Nếu chia thì chỉngười phạm tội không được thọphần.
Không phạm: Tuy thí cho Tỳ-kheo mà Tỳ-kheo không biết. Tịnh nhơn thọ, rồi mua vật tịnh cho Tỳ-kheo.
Trường hợp có các Tỳ-kheo muốn đi xa, đến Trưởng giảxin lương thực đi đường. Người ấy sai người đem vàng, bạc, tiền, vật tiễn đưa. Ðến nơi đồtích trữdưrất nhiều, sứgiảtrởlại thưa với chủ. Chủnói: “Tôi đã dâng cúng, không nên trảlại, ông có thểđem đến trong chỗcó Tăng đểcúng cho Tăng”. Phật dạy: “Cho phép tịnh nhơn vì Tăng thọnhận đểđổi lấy vật cần dùng cho Tăng.Các Tỳ-kheo không nên biết tới”.
Luật Thập tụng nói:
Tựtay cầm đồbáu, nếu ít thì nên bỏ, nếu nhiều, gặp tịnh nhơn đồng tâm, nên nói: “Vì không tịnh nên tôi không nhận, người nên lấy.” Tịnh nhơn lấy rồi, nói với Tỳ-kheo: “Vật này cho Tỳ-kheo.” Tỳ-kheo nói: “Ðây là vật không tịnh, nếu tịnh sẽthọ.” Nếu không gặp tịnh nhơn đồng tâm, nên làm ngọa cụcho tứphương Taêng, nên vào trong Tăng nói: “Các Ðại đức, tôi tựtay cầm đồbáu, mắc tội Ba-dật-đề. Tôi nay phát lồ, không dám che giấu, ăn năn tội lỗi.” Tăng nên hỏi: “Thầy đã xảvật báu ấy chưa?” Nếu đáp: “Ðã xả.” Tăng nên hỏi: “Thầy có thấy tội không?” Nếu nói: “Thấy tội.” Tăng nên nói: “Sau đừng làm lại.” Nếu nói: “Chưa xả.” Tăng nên hướng dẫn cho xả. Nếu không hướng dẫn, tất cảTăng mắc tội Ðột-kiết-la. Nếu hướng dẫn mà không xả, Tỳ-kheo ấy mắc Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu vì sửa sang phòng xá các việc, nên xin cỏ, cây, xe cộ, nhơn công, không nên xin vàng, bạc, tiền... Nếu cầm loại tiền mà trong nước đó dùng thì phạm Xảđọa. Nếu cầm loại tiền mà trong nước đó không dùng thì mắc tội ác tác. Nếu cầm đồng đỏ, thau, đá, đồng thiếc, chì, kẽm thì không phạm. Nếu có người cúng y tài, cần thì nhận. Nhận rồi liền nghĩlà vật của người đó, mà cất chứa, nên giao cho tịnh nhơn giữ, không nên tựmình cầm. Nếu không có tịnh nhơn thì đem vật ấy đối trước một Tỳ-kheo, nói nhưthếnày: “Cụthọ22, nhớcho: Tôi tên là... được vật bất tịnh này, tôi sẽđem vật bất tịnh này đổi lấy tịnh tài.” Nói nhưvậy ba lần, rồi tùy theo việc thọ, không đến nổi sanh nghi.
Nếu trong chùa Tăng có giặc đáng sợthì vàng, bạc, tiền, vật báu của Tháp, Tăng nên cất giữchắc chắn, mới dời đi nơi khác. Nếu không có người cưsĩtịnh tín nên sai cầu tịch (Sa-di), cầu tịch cũng không có thì tựtay Tỳ-kheo đào hầm cất giấu. NhưLai vì trường hợp gặp nạn khai cho, sau khi nạn hết thì không được tiếp tục việc làm ấy.
Luật nhiếp nói:
Nếu khi an cư, thí chủđem y quí đến cúng cho Tỳ-kheo, liền khởi ý nghĩgởi cho thí chủnày rồi nhận lấy. Nên tìm cưsĩtịnh nhơn tín kính đểlàm tịnh thí. Khởi ý tuởng là của thí chủ, cầm nắm, không phạm. Nếu không có thí chủ, có thểđược phép đem vàng, bạc, các vật đối trước một Tỳ-kheo nói rằng: “Cụthọ, nhớcho: Tôi Tỳ-kheo... đặng của cải bất tịnh này, nay đem của bất tịnh này đổi lấy tịnh tài. nói nhưvậy ba lần rồi tựcất giữ, hoặc sai kẻkhác cất giữ.” (Theo tập Yết-ma của ngài Hoài Tốcũng chọn lấy pháp này. Ðời mạt pháp này, đây là phương tiện dễlàm, nên phải tuân hành).
Nếu Tỳ-kheo ởtrên đường, nhận được vàng, bạc,làm lương thực đi đường, nên tựcất giữ. Hoặc sai tịnh nhơn vaø cầu tịch mang đi. Nên biết: Cầu tịch đối với vàng, bạc v.v... chỉcấm chưùa cho riêng mình chứkhông ngăn cấm việc cầm nắm.
CHỨNG MINH:
Kinh Ðại bát niết-bànnói:
Nếu nói Phật cho phép Tỳ-kheo nuôi người tôi tớ, chứa đểvật bất tịnh, vàng, bạc, trân bảo, lúa, gạo, kho tàng, trâu, dê, voi, ngựa, mua bán cầu lợi, đối với đời đói kém. Ðó chỉlà thương xót con vậy. Lại cho phép các Tỳ-kheo cất chứa đồăn cách đêm, tựtay làm đồăn, không thọmà ăn. Không nên dựa vào những lời dạy nhưvậy.
PHỤ:
Luật Thiện kiến nói:
Có 4 loại thọdụng:
1) Dùng có tàm quý, nghĩa là người không có tàm quý gần gũi với người có tàm quý.
2) Dùng không tàm quý, nghĩa là người có tàm quý gần gũi với người tàm quý, gọi là thọdụng không tàm quý, mắc tội. Người có tàm quý gần gũi với người không tàm quý, sau đó ắt phải tùy theo làm điều ác, cho nên gọi là người không tàm quí. Người không tàm quý, gần gũi vớicó tàm quý ắt sẽcải ác tu thiện, gọi là người có tàm quý.
3) Dùng có pháp, nghĩa là người có tàm quý, y nơi Chánh pháp mà thọnhận.
4) Dùng không pháp, nghĩa là người không tàm quý không y theo Chánh pháp mà thọnhận. Nếu được vật nhưthếnày thì nhưđược thuốc độc không khác.
Luật Tăng kỳnói:
Có một Tỳ-kheo dẫn một Sa-di vềnhà thăm bà con, đi qua khoảng đồng trống vắng, có một phi nhơn hóa làm hình con rồng, đi quanh phía bên phải của Sa-di, rải hoa khen rằng: “Lành thay! Ông được lợi lớn, bỏnhà ra khỏi nhà.” Tỳ-kheo đến nhà thăm bà con xong, khi sắp trởvềngười vợtrong gia đình nói: “Ông nay trởvề, trên đường đi thiếu thốn nhiều, có thểcầm sốtiền này, đổi lấy vật cần dùng”. Sa-di nhận lấy, cột nơi chéo y. Trên đường đi, phi nhơn lại hóa thành con rồng, đi quanh phía bên trái của Sa-di, lấy bùn rải lên, nói rằng: “Ông mất thiện lợi, xuất gia tu đạo, mà cầm tiền đi”. Sa-di kêu la. Tỳ-kheo quay lại hỏi sựviệc. Sa-di đáp: “Con không nhớcó lỗi gì, vô cớmaø bịquấy rối”. Tỳ-kheo bảo: “Ông có cầm cái gì chăng?” Sa-di đáp: “Cầm tiền đi”. Thầy Tỳ-kheo bảo Sa-di bỏmà đi.Bỏrồi, phi nhơn lại trởlại nhưtrước cúng dường. Do nhân duyên ấy, Tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy: “Từnay không cho phép Sa-di cầm vàng, bạc, tiền. Nếu Tỳ-kheo sai Sa-di trước đó đã cầm rồi, sau sai cầm thì không tội”.
19. GIỚI MUA BÁN BẢO VẬT
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, kinh doanh tài bảo dưới mọi hình thức, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO23:
Bạt-nan-đà đến nơi cửa hàng dùng tiền đổi tiền, cầm đi. cưsĩcơhiềm cho nên Phật chếcấm.
Tiền có 8 loại: Tiền bằng vàng, bằng bạc, bằngđồng, bằng thiếc, bằng bạch lạp, bằng chì, bằng cây, bằng hồgiao.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Pháp xảđồng nhưgiới trước.
Tỳ-kheo-ni phạm Xảđoïa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Dùng tiền đổi lấy dụng cụtrang hoàng nhưchuỗi ngọc mà vì Phật, Pháp, Tăng hoặc lấy đồanh lạc đổi lấy tiền mà vì Phật, Pháp, Tăng.
Luật nhiếp nói:
Nếu vì Tam bảo xuất nhập, hoặc thí chủlàm kho vô tận (quĩtiết kiệm), vì thếmà tìm cầu đều thành phi phạm. Song, những vật này khi xuất đểlàm lợi phải ghi vào sổsách đểlàm tin, tìm cách bảo chứng tốt, lập thành văn bản. Ngày cuối năm phải báo cáo với Thượng tọa và người giao nhận việc, đều phải biết rõ.Hoặc lại báo cáo cho Ô-ba-sách-ca24có tín tâm kia biết.
20. GIỚI MUA BÁN
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO25:
Bạt-nan-đà ởtrong thôn không có trú xứ(Tăng), cầm gừng sống đổi thức ăn mang đi. Ngài Xá-lợi-phất khất thực, đến nơi cửa hàng bán cơm, chủcửa hàng trảgiá. Lại nữa, trong thành Xá-vệ, có ngoại đạo được một y quý giá đem đến Tăng-già-lam, xin được đổi chác. Bạt-nan-đà bảo sáng mai trởlại. Ðêm đó, Bạt-nan-đà bảo giặt nhuộm y cũcủa mình thành nhưy mới. Sáng ngày đổi cho ngoại đạo. Ngoại đạo được y đổi xong, đem vềtrong vườn nơi chỗở, khoe với các ngoại đạo khác, trong đoù có người hiểu biết, nói: “Ông đã bịngười ta lừa dối.” Ngoại đạo liền đem y đến đó, muốn đổi lại. Bạt-nan-đà không chấp thuận đổi lại. Ngoại đạo cơhiềm cho nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức là lấy thời (thuốc có thời hạn) đổi thời, lấy thời đổi phi thời (thuốc không có thời hạn), đổi (thuốc) bảy ngày, đổi (thuốc) suốt đời, đổi Ba-lợi-ca-la26dùng phi thời đổi phi thời, đổi bảy ngày, suốt đời và thời v.v... cho đến dùng Ba-lợi-ca-la đổi thời, phi thời, v.v...
Bán, tức là trịgiá từmột tiền, luôn luôn lên xuống, tăng lên đến ba tiền, năm tiền. Mua cũng nhưvậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức, nếu được, phạm Xảđọa; không được, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ðổi chác với người trong 5 chúng xuất gia, tựthẩm định không nên đểthua thiệt cho nhau.Không nên đổi chác cùng với người khác. Hoặc bảo tịnh nhơn đổi chác, nếu có sựhối hận thì nên hoàn lại. Hay là dùng tô (váng sữa) đổi du (dầu), dùng du đổi tô.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu vật ởtrên cửa hàng, có định giá trước, Tỳ-kheo đem tiền đến mua, khi lấy vật đi nên nói với người chủrằng: “Ðây là giá của vật đó.”Nếu không nói, im lặng cầm đi, phạm tội Việt tỳ-ni.Nếu vật ấy đáng giá 50 mà thách 100 tiền, Tỳ-kheo nói: “Nên biết tôi chỉcó 50.” Nhưvậy không gọi là mua hạgiá. Nếu Tỳ-kheo biết có người muốn mua vật ấy, không nên mua trước. Nếu mua, phạm tội Việt tỳ-ni.
Trường hợp khi mua lúa, nghĩnhưvầy: Sau này lúa sẽđắt, phạm Việt tỳ-ni. Khi bán lúa ra phạm Xảđọa. Trường hợp nghĩ: Sợlúc nào đó lúa sẽđắt, nên nay mua lúa vào, nhờvậy ta được tụng kinh, tọa thiền, hành đạo. Ðến khi lúa đắt, đểdành cúng dường hai thầy, hay làm công đức. Ngoài ra, bán được lợi thì không có tội. Mua bát, mua thuốc v.v... cũng nhưvậy.
Luật Ngũphần nói:
Nếu muốn đổi chác, nên sai tịnh nhơn làm, nói rằng: “Vì tôi đem vật này đổi lấy vật kia.” và tâm nên nghĩ: Thà đểngười kia được lợi nơi ta, chứta không nên được lợi nơi người đó. Nếu mình muốn đổi chác thì nên đổi chác với người trong 5 chúng, nếu đổi chác với bạch y phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Vì lợi mà mua, không vì lợi mà bán. Khi mua phạm ác tác, khi bán không phạm. Nếu không vì lợi mà mua, vì lợi nên bán; khi mua không phạm, khi bán phạm Xảđọa. Nếu vì vềphương khác mà mua đểđem đi, không nghĩđến lợi, khi đến đó bán, tuy được lợi, không phạm.
Luật nhiếp nói:
Khi mua bán, không nương vào thật ngữ, hoặc ngụy lạm cân lít, khi cuống người khác thì mắc tội vọng ngữ. Khi được vật, phạm ăn trộm. Khi cầm tài vật muốn mua bán, trước phải định ý, không có tâm cầu lợi, tùy theo nơi mà thu được lợi, thảy đều không phạm.
Ni-đà-na nói:
Bí-sô không nên vì người khácđoán định giá, không nên trảgiá cao thấp. Nếu không có người thếtục thay thếmình trảgiá thì tựmình có thểtrảhai, ba giá, nếu quá mức này mắc tội ác tác.
Luật Thập tụng nói:
Dùng vật bất tịnh mua thức ăn, mỗi miếng ăn phạm Ðột-kiết-la. Mua y, tùy theo mỗi lần mặc, phạm một Ba-dật-đề. Nếu cùng nhau đổi chác, người kia ăn năn nên hoàn lại, nếu quá bảy ngày không được trảlại. Nếu dùng giá hạmà đòi y quý giá của kẻkhác, phạm Ðột-kiết-la. Nếu vật cần dùng, ba lần xin không được, nên tìm tịnh nhơn bảo họmua giùm cho.
Luận Tát-bà-đa nói:
Thà làm tên đồtểchứkhông làm người mua bán, vì tất cảnhững việc làm đó là lừa dối tai hại. Vật mua bán này đem làm thức ăn cho chúng Tăng, Tăng không nên ăn; làm phòng cho bốn phương Tăng, Tăng không được ở. Làm tháp, làm tượng không nên hươùng vềđó tác lễ. Lại nói: “Chỉnên tác ý Phật mà lễ.” (Tác ý lễlà không dùng đến thân, khẩu đểlễ. Sởdĩcựtuyệt một cách nghiêm ngặt, chính là sợhạng người không biết xấu hổ, lừa dối nói cúng dường Tam bảo là việc làm có công đức, tìm cách bào chữa tội lỗi của mình vậy).
Phàm làm vịTỳ-kheo giữgiới, không nên thọdụng vật thếnày, Nếu vịTỳ-kheo này qua đời, vật này nên Yết-ma đểchia. (Ðã chết thì không có tâm tham chứa cất cho nên cũng giống nhưvật Tỳ-kheo qua đời, Yết-ma chia vậy).
21. GIỚI CHỨA BÁT DƯ
Ðại thừa vì chúng sanh nên không đồng học
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, chứa bát dư, không tịnh thí được phép chứa trong hạn mười ngày, quá hạn, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO27:
Lục quần Tỳ-kheo chứa bát, cái nào tốt thì dùng, cái nào xấu đểmột bên. cưsĩđến phòng xem thấy, cơhiềm: “Nhưthợđồgốm, bán hàng gốm”, cho nên Phật chếcấm.
Ngài A-nan nhận được cái bát quý giá nơi nước Tô-ma, muốn cúng cho ngài Ca-diếp, mà ngài Ca-diếp đi vắng, sợphạm giới này. Phật hỏi: “Tôn giảCa-diếp đibao lâu trởvề.”Trảlời: “Mười ngày”. Vì vậy đức Phật cho chứa bát 10 ngày.
GIẢI THÍCH:
Bát có hai loại: Bát bằng thiếc, bát bằng sành.
Luật Căn bản nói:
Bát lớn nhất đựng được hai thăng gạo nấu cơm. Cỡtrung một thăng rưỡi. Cỡnhỏmột thăng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trong 10 ngày nhận được bát, ngày nhận được, ngày không nhận được, đến ngày thứ11, tướng mặt trời hiện, đều phạm Xảđọa. Ngoài ra, nhưgiới chứa y đã nói. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa.
Luật nhiếp nói:
Hoặc giảm sốlượng, hay quá sốlượng, hoặc nghĩcho người xuất gia cận viên khác, theo nhu cầu của họ, tuy không phân biệt, nhưng không phạm. Nếu vì đểchứa canh rau, dùng uống nước, chứa hai bát nhỏvà đểđựng muối hay múc nước đều không phạm. Trong một bát lớn có thểchứa cái bát nhỏ, đểđáp ứng khi cần dùng, chứa nhiều chẳng phạm. Nên chứa một bát lớn đểngừa khi thiếu mà dùng.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu chứa bát dưbằng thiếc trắng, bằng sành, mà chưa xông khói, tất cảbát không ứng lượng đều phạm Ðột-kiết-la.
Phần thứba (luật Tứphần) nói:
Bát cạn, bát nhỏ, bát vừa cho phép không tác tịnh thí được chứa.
Luật Ngũphần nói:
Nếu được hai bát, nên hỏi thầy, cái nào hơn. Nếu thầy không khéo phân biệt, nên dùng mỗi cái trong 5 ngày đểtựbiết cái nào hơn thì thọtrì, cái kia cho người khác.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Luật nhiếpcho phép: Giảm sốlượng, quá sốlượng đểđáp ứng nhu cầu, chứa nhiều không phạm. Còn luận Tát-bà-đanói: Nếu chứa bát bằng thiếc trắng v.v... đều phạm Ðột-kieát-la. Nhưvậy, theo bên nào?
Ðáp: - Ðáp ứng nhu cầu thì tuy nhiều cũng có chừng mức; nếu chứa bát bằng thiếc trắng v.v... đã không phải là vật cần thiết thì là chứa nhóm xan tham, sao lại không phạm?
22. GIỚI CHỨA BÁT CẦU ÐẸP
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có bát vá dưới năm chỗkhông chảy rỉ, mà tìm xin bát mới, vì muốn đẹp, Ni-tát-kỳBa-dật-đề. Tỳ-kheo ấy phải đem giữa Tăng xả. Tăng lần lượt cho đến lấy cái bát tối hạ28trao cho, khiến thọtrì cho đến khi vỡ. Nhưvậy là hợp thức.
NGUYÊN DO29:
Bạt-nan-đà bịvỡcái bát, vào thành Xá-vệđến các cưsĩxin bát. Chỉbểmột cái bát mà xin được nhiều cái bát. Một thời gian sau đó, các cưsĩcó cơhội gặp nhau. Mỗi người đều nói tôi được nhiều phước, nhờmua bát cúng cho Bạt-nan-đà. Do đó cùng nhau cơhiềm, nên Phật chếcấm.
GIẢI THÍCH:
Vá 5 đường, giữa hai đường cách nhau hai ngón tay.
Luật Thập tụng nói:
Cho phép dùng thiếc hay đồng và bát bể.
Luật Căn bản nói:
Nếu khó xin được bát, tùy ý vá, trám, trét mà dùng. Nếu địa phương nào dễxin được bát, có thểbỏcái cũxin cái mới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðủnăm đường nứt, không rỉchảy, lại xin bát mới phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: dưới năm đường nứt mà rỉchảy nên tìm xin cái mới. Mình vì người khác mà xin, người khác vì mình mà xin. Không xin mà được. Ðược phần do Tăng chia. Tựmình mua đểdành.
Luật Căn bản nói:
Cái bát này không nên cất, không nên đểriêng, cũng không cho người khác, nên may hai cái đãy đựng bát, cái tốt thì đựng cái bát dư,cái không tốt thì đựng cái bát cũ. Khi khất thực nên đem hai cái bát, cơm khô thì đựng trong cái bát dư, cơm ướt thì đựng trong cái bát cũ. Nên ăn nơi cái bát cũ.Rửa cái bát dưtrước, hong phơi cất để, ưu tiên đều dành cho cái bát dư. Khi đểnơi khám hay xông khói, cái bát dưđều chiếm ưu tiên. Khi đi đường, cái bát cũnhờngười mang, cái bát dưmình tựmang. Không có ai mang giùm thì mang cái bát dưnơi vai trái, cái bát cũmang nơi vai phải mà đi. Ðây là một cách trịphạt cho đến trọn đời hoặc phải khéo léo giữgìn cho đến khi nó bể. Nếu trái phạm thì mắc tội việt pháp.
Luật Tăng kỳnói:
Tỳ-kheo mang cái bát này cốý làm cho bể, mắc tội Ba-dật-đề. Trường hợp hai thầy hay là bạn quen biết v.v... vì lòng lân mẫn sợvấn đềrửa bát trởngại cho việc tu tập đem dấu đi30, tìm không được, xin cái khác không tội. Xin được một cái bát nên thọtrì. Nếu được hai cái thì bỏvào kho của Tăng một cái.Cho đến xin được 10 cái thì 9 cái bỏvào kho của Tăng. Xin được giá tiền mua bát cũng nhưvậy.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Nếu xin được nhiều bát, cái nào vừa ý thì thọtrì, còn cái kia cho người cần dùng.
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ NĂM
1Tứphần luật 6, tr. 604b29, Ðại 22n1428.
2Triển chuyển: Triển chuyển tịnh 展轉淨, Thiện kiến luật 14, tr. 772c19, Ðại 24n1462: Thếnào gọi là triển chuyển tịnh? Trọn một người trong năm chúng xuất gia là người chủnhận y, rồi đem y dưđến gặp Tỳ-kheo (nào đó), nói rằng: Tôi Tỳ-kheo tên... có y dưnày chưa tác tịnh, xin được triển chuyển tịnh nên giao cho trưởng lão. Vịnhận y nói rằng: Đại đức có y dưnày chưa tác tịnh, vì muốn triển chuyển tịnh nên giao cho tôi, tôi đã nhận, vậy chủnhận y là ai? Ðáp: Tỳ-kheo tên... (Vịnhận y) lại nói rằng: Ðại đức có y dưnày, vì muốn tác tịnh nên giao cho tôi. Tôi đã nhận, đây là vật của Tỳ-kheo tên... Ðại đức nên giữgìn cho Tỳ-kheo tên... dùng lúc nào cũng được, không cần phải hỏi chủ. Ðây là triển chuyển tịnh thí.
3Tứphần luật 6, tr. 605c06, Ðại 22n1428.
45 y: ngoài 3 y nhưTỳ-kheo, còn có thêm Tăng-kỳ-chi (yếm che ngực) và áo tắm.
5Tứphần luật 6, tr. 607a26, Ðại 22n1428.
6Tứphần luật 7, tr. 608a, Ðại 22n1428.
7Tứphần luật 7, tr. 609c, Ðại 22n1428.
8Tứphần luật 7, tr. 610b29, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 7, tr. 612b28, Ðại 22n1428.
10Tứphần luật 7, tr. 613c25, Ðại 22n1428.
11Kiếp-bối 劫貝 (Pāli. kappāsa, bông gòn), Câu-giá-la 拘遮羅 (Pāli. koseyya, tơlụa, vải quyến), cỏnhũdiệp, sô-ma 乳葉,芻c摩(Pāli. khoma, ma bố, vải gai). (cht. Tứphần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
12Tứphần luật, q. 7, tr. 614a27, Ðại 22n1428.
13Tứphần luật 8, tr. 615a, Ðại 22n1428.
14Bát-la 钵羅: Pāli. pala, đơn vịtrọng lượng.
15Tứphần luật 8, tr. 615c, Ðại 22n1428.
16Tứphần luật 8, tr. 616c, Ðại 22n1428.
17Ni-sư-đãn-na: Ni-sư-đàn (Pāli. nisỵdana), dịch là tọa cụ, phu cụ, là khăn trải đểngồi.
18Do-tuần 由旬É: Skt=Pāli. Yojana, Đại Đường Tây Vực ký 2: “ Du-thiện-na, là đoạn đường hành quân của Thánh vương xưa, khoản 40 dặm. Theo tục Ấn Ðộ30 dặm.”
19Tứphần luật 8, tr. 617b23, Ðại 22n1428.
20Tứphần luật 8, tr. 618a22, Ðại 22n1428.
21Tứphần luật 8, tr. 618c22, Ðại 22n1428.
22Cụthọ具壽: Skt. āyuṣmata, Pāli. āyasmant, cách tôn xưng đối với những vịđệtử(Tỳ-kheo) Phật, hoặc thầy gọi đệtử, Trưởng lão gọi vịthiếu niên cũng gọi từnày.
23Tứphần luật 8, tr. 619c26, Ðại 22n1428.
24Ô-Ba-sách-ca: Skt. Upāsaka, cách dịch khác Ưu-bà-tắc, dịch nghĩa cận sựnam, tức cưsĩtại gia phụng sựTam bảo, thọtrì năm giới.
25Tứphần luật 8, tr. 620b24, Ðại 22n1428.
26Ba-lợi-ca-la 波利迦羅: skt. Parikara, còn gọi là Ba-già-la波伽羅, là những loại y trợthân ngoài ba y ra, nhưphú thân y, tăng-kỳ-chi, nê-hoàn-tăng v.v...
27Tứphần luật 9, tr. 621c, Ðại 22n1428.
28Bát tối hạ: lấy cái bát được đổi sau cùng, tức của Tỳ-kheo nhỏnhất.
29Tứphần luật 9, tr. 623a, Ðại 22n1428.
30Ðoạn này ngài Trí Húc trích dẫn thiếu (Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu, q. 6, tr. 38904, Vạn 40n719). Ma-ha Tăng kỳluật, q. 10, tr. 316a23, Ðại 22n1425: ..... Hòa thượng, A-xà-lê, bạn bè quen biết suy nghĩ: “VịTỳ-kheo hiền thiện này vì việc rửa bát mà phương hại đến sựngồi thiền, trì kinh, tụng kinh”, nên họđập vỡ, hoặc đem giấu...
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường