Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [02]

18/04/201320:04(Xem: 4172)
Phần [02]

THERAVÀDA - PHẬT-GIÁO NGUYÊN-THỦY

TỨ THANH TỊNH GIỚI
(CATUPÀRISUDDHISÌLA)

VANSARAKKHITA BHIKKHU
TỲ-KHƯU HỘ-TÔNG

PL. 2510 - TL. 1966
TÁI BẢN PL. 2537 - TL. 1993

--- o0o ---

THỌ VẬT DỤNG GIỚI

PHẢI BIẾT VẬT DỤNG THẾ NÀO LÀ TRONG SẠCH THẾ NÀO LÀ KHÔNG TRONG SẠCH

Ðối với các hạng Tỳ-khưu không tu hạnh đầu đà, những vật dụng của thiện tín thông luật pháp bố thí đến chư tăng hoặc đến 1, 2, 3 vị Tỳ-khưu, đều gọi là vật trong sạch.

Tuy nhiên vật dụng được do sự hành khuất, lượm lặt của người thí chủ có tâm thỏa thích trong pháp đầu đà dâng cúng, mới đáng gọi là vật dụng trong sạch. Hoặc vật dụng quí giá hay thấp hèn đã được trong một thời kỳ, Tỳ-khưu không dùng vật quí, đem dâng cho vị khác và để vật hèn lại cho mình, như thế mới đáng gọi là vật trong sạch cao thượng.

Vật dụng không trong sạch là vật dụng được do sự tà mạng như đã giải trong "Biệt biệt giải thoát thu thúc giới", trong anàcàra, trong 6 điều học, trong 5 ác pháp và trong 8 điều biết vô ích, hoặc vật dụng do sự bôm dỗ, làm thầy thuốc mà có hay tự mình mua, đổi. Những vật ấy gọi là vật không trong sạch.

Có lời khen rằng: Tỳ-khưu nào, dầu có sự tai hại đến sanh mạng mình, cũng chẳng thối chuyển trong sự hành theo chánh mạng, thà chết chớ chẳng chịu dùng vật thực không trong sạch, mới đáng gọi là bậc chơn chánh.

Như đại đức Xá Lợi Phất, một thưở nọ, ngài đau bụng gió, tôn giả Mục kiền Liên hỏi rằng: Thường khi sư huynh mang bịnh ấy, vậy chớ sư huynh dùng thuốc chi để chuyên trị? Đức Xá Lợi Phất đáp "Khi còn ở thế, bị bịnh này, tôi dùng cơm nấu với sữa tươi không có lộn nước thì bịnh hết".

Trong lúc ấy có 1 vị Tỳ-khưu nghe được, bèn bảo người nấu cơm y như lời đức Xá Lợi Phất đã nói khi nảy. Ông ta đi khất thực rồi đem về dâng cho đức Xá Lợi Phất, nhưng ngài chẳng chịu dùng, vì cho rằng cơm này phát sanh do lời nói của mình. Ngài bèn thuyết rằng:

Vacìvannatti vipphàrà
Uppannam madhupàyasam
Sace Bhutto Bhoveyyàham
Sàjìvo garahito mama
Yadipi me antagunam
Nikkhamitvà bahì care
Nevabhindeyyamàhìvam
Cajamànopi jìvitam
Àràdhemi sakam cittam
Vivajjemi anesanam
Nàham buddhapatikkuttham
Kàhàmi ca annesanam

Nghĩa là: Nếu tôi dùng cơm sữa phát sanh do lời nói của tôi, thì ắt bậc trí tuệ khinh bỉ được. Dầu ruột phải lòi ra ngoài, tôi cũng cam chịu chết, chớ không thối chuyển, để làm hư hại pháp chánh mạng của tôi. Tôi làm cho tâm tôi phải theo tôi, tôi phải xa lánh vật thực tìm được do tà mạng và không khi nào dám phạm tà mạng mà đức Phật đã răn cấm đâu.

Có lời kệ rằng:.

Anesanàya cittampi ajanetvà vicakkhano àjìvam parisodheyya saddhàpabbajito yati.

Nghĩa là: Những hành giả có trí tuệ, đã xuất gia theo Phật pháp do lòng tính ngưỡng chơn chánh, phải làm cho sự nuôi mạng được trong sạch, không nên chìu theo vọng tâm, thọ lãnh vật dụng thuộc về tà mạng.

QUÁN TƯỞNG VỀ THỌ VẬT DỤNG GIỚI(Paccaya sannissita sìla).

Giới nương theo 4 vật dụng là nói về tư cách dùng 4 món ấy được trong sạch, nhờ phép quán tưởng.

Tiếng vật dụng là nói về vật phải dùng mới có thể sống được. Vật dụng ấy có 4 loại là.

- Cìvara: Vật để mặc, đắp, trùm cho kín thân thể.
- Pindapàta: Vật để duy trì thân thể.
- Senàsana: Chỗ ngồi, chỗ nằm để cho thân thể an nghỉ.
- Gilànabhesajja: Thuốc chữa bịnh để hộ thân thể.

Tất cả chúng sanh trong thế gian đều phải dùng 4 vật ấy dầu thế nào cũng phải nhờ 1 trong 4 món ấy mới có thể sống còn được, nên gọi là vật dụng.

CÁCH THỨC QUÁN TƯỞNG

Về Dhàtupaccavekkhana, phải quán tưởng chung với thân thể của mình cho thấy chỉ là nguyên chất "dhàtu", để dứt bỏ sự cố chấp là "ta hay là của ta".

Về patikùlapaccavekkhana, phải quán tưởng chung với thân thể của mình cho thấy là vật không trong sạch, đáng nhờm gớm, để dứt bỏ sự phân biệt sai lầm, cho là đẹp là sạch. Nếu trong pindapàtapaccaya thì kể vào trong phép thiền định aharapatikùla manasikàra.

Về tamkhanikapaccavekkhana phải quán tưởng trong khi dùng.

Còn về atìtapaccavekkhana thì phải quán tưởng thêm khi đã dùng rồi, nội ngày ấy để ngừa, e quên không được quán tưởng trong khi dùng, hầu ngăn lắp lòng ái dục không cho tâm khắn khít trong vật dụng, nhất là để phá huỷ tình dục, sân hận, si mê và ngã chấp không cho phát sanh vì sự thọ dụng ấy.

Nếu Tỳ-khưu dùng vật dụng mà không quán tưởng, thì sự thọ dụng đó nó chỉ đem lại những thống khổ trong đường dữ, như có Phật ngôn rằng:

Ayasàva malam samutthàyataddutthàya, tamava khàdati evam atidhonacàrinam sànikammàni nayanti duggatim.

Nghĩa là: Vật dơ sanh từ nơi sắt (rỉ sét), ra từ nơi sắt, trở lại ăn sắt thế nào, thì các điều tạo tác phát khởi trong tâm, hằng dắt dẫn người làm sái, không cho quán tưởng vật dụng rồi dùng, nên phải chịu sa vào cảnh khổ, cũng như thế ấy.

GIẢI VỀ 4 PHẦN THỌ DỤNG

Sự dùng vật dụng chia ra có 4 phần:

1) Theyyaparibhoga, dùng như kẻ trộm là: sự dùng của Tỳ-khưu phá giới
2) Inaparibhoga, dùng như kẻ mắc nợ: là sự dùng của Tỳ-khưu có giới, nhưng không được quán tưởng.
3) Dàyajjaparibhoga, dùng như của di sản phải được: là sự dùng của bậc hữu học (từ Tu đà hườn đến A-na-hàm).
4) Sàmiparibhoga, dùng như của chủ: là sự dùng của hàng vô học (A-la-hán).

1) Trong sự dùng thứ nhất Theyyaparibhoga giải rằng: Tỳ-khưu phá giới, rồi ẩn mình nú lén thọ vật dụng của thí chủ chung với tăng gọi là trộm vật dụng của thí chủ đem dùng, vì thí chủ chỉ tìm dâng cúng đến Tỳ-khưu có giới để mong hưởng được nhiều quả phước.

Chẳng phải họ tìm dâng đến Tỳ-khưu phá giới đâu, Tỳ-khưu phá giới cố che mắt người, thọ lãnh và dùng vật dụng, cho nên gọi là trộm của thí chủ. Chẳng những chỉ thế thôicũng còn gọi là cướp của các Tỳ-khưu có giới trong sạch nữa. Vì các vật họ dâng cho sự tín ngưỡng ấy, đức Thế Tôn chỉ cho phép các bậc Tỳ-khưu, có giới được thọ hưởng, mà Tỳ-khưu phá giới lại ẩn mình, che mắt thí chủ, nhận lãnh để dùng. Cho nên gọi là cướp đoạt vật dụng của Tỳ-khưu có giới.

2) Trong Inaparibhoga giải rằng: Tỳ-khưu có giới trong sạch, nhưng dùng vật mà không được quán tưởng trong 3 thời, theo 1 trong 4 phép quán tưởng, như thế gọi là dùng vật như kẻ mắc nợ. Tỳ-khưu mắc nợ của thí chủ không có thể vẫy vùng cho khỏi chỗ sanh tử được, ví như người thiếu nợ không sao đi đến xứ nào theo sở thích được. Bởi cớ ấy Tỳ-khưu có giới trong sạch nên quán tưởng trong ý mỗi lần mặc, trong mỗi miếng cơm, trong mỗi chỗ ở, mỗi khi đi vào ngủ. Lúc dùng thuốc, phải quán tưởng luôn trong khi thọ lãnh và trong khi uống.

3) Trong Dàyajjaparibhoga giải rằng: Bậc thánh nhơn hữu học như con của đức Thế Tôn được phép thọ lãnh di sản của ngài. Bốn món vật dụng mà thí chủ hằng bố thí bằng đức tin, ví như di sản của ngài để lại cho các con. Bởi cớ ấy, sự dùng 4 món vật dụng của bậc hữu học, có quyền giải được. Sự dùng của Tỳ-khưu có giới và được quán tưởng gọi là không mắc nợ (ànanaparibhoga). Như thế cũng được, vì trái hẳn với inaparibhoga hoặc gọi là dàyajjaparibhoga cũng được, vì Tỳ-khưu có giới ví cũng như bậc hữu học vậy.

4) Trong Sàmiparibhoga giải rằng: Các bậc vô học đã thoát khỏi vòng nô lệ của sự ham muốn. Các ngài được danh hiệu là chủ của vật dụng, vì các ngài dùng vật của người nào, hằng làm cho người ấy được mãn nguyện.

Trong 4 phần thọ dụng ấy có sàmiparibhoga là cao thượng hơn tất cả, dàyajjaparibhoga cao thượng bực trung. Còn theyyaparibhoga và inaparibhoga thì không gọpi là cao thượng được.

Như thế, paccayasannissitasìla, chưa hư hoại vì giới ấy trong sạch do sự quán tưởng. Miễn là được quán tưởng rồi, dầu chỉ quán tưởng 1 phép trong vật dụng nào 1 lần, hoặc 2 lần cũng được gọi là chưa hư hoại. Trừ ra đến mặt trời mọc lên mà không được quán tưởng lần nào, mới gọi là hư hoại, và Tỳ-khưu ấy phải bị ở trong vòng inaparibhoga nữa. Ấy là nói về 3 vật dụng trên.

Còn về thuốc men, phải quán tưởng trong khi thọ và khi dùng mới nên, nếu không được quán tưởng trong khi thọ, chỉ phải quán tưởng trong khi dùng cũng được. Nếu không được quán tưởng khi dùng, dầu có quán tưởng trong khi thọ cũng phạm Tác ác. Pàtimokkha samvarasìla cũng hư hoại nữa, nhưng paccayasannissitasìla chưa sao, chỉ khi giới hạn của atìtapaccavekkhana đã qua rồi, mới hư hoại vì tamkhanikapaccavekkhana, trong gilànapaccava gìn giữ được cả Pàtimokkha samvarasìla và paccayasannissitasìla, còn atìtapaccavekkhana không cần quán tưởng cũng được. Cả 2 giới cũng không hư hoại, nếu không được quán tưởng tamkhanikapaccavekkhana, dầu có quán tưởng atìtapaccavekkhana, thì chỉ được có paccayasannissitasìla, còn Pàtimokkha samvarasìlaphải hư hoại vì Tỳ-khưu ấy đã phạm Tác ác rồi.

KẾT LUẬN TRONG THỌ VẬT DỤNG GIỚI(Avasàna kathà paccayasannissita sìla)

Thật vậy, thọ vật dụng giới này, hành giả được kết quả nhờ thế lực của trí tuệ, nghĩa là trí tuệ là pháp hỗ trợ cho được kết quả. Giới ấy chỉ có người trí tuệ thấy rõ tội và phước trong cách thọ 4 vật dụng, mới có thể thành tựu được.

Bởi cớ ấy, hành giả nên dừt sự say mê theo 4 vật dụng và nên dùng trí tuệ để quán tưởng theo cách thức như đã giải trước, rồi mới nên dùng.

Có lời khen rằng: nếu Tỳ-khưu hành theo cách thức như thế, Tỳ-khưu ấy đuợc gọi là người vừa theo lời nguyện đầu tiên [*] của mình đúng theo kệ ngôn như vầy.

Pindam vihàram sayanàsananca
Sutvàna sanghàtirajùpavàhanam
Sankhàya seve varapannàsàvako
Tasmàhi pinde sayanàsane ca
Àpe ca-sanghàtirajùpavàhane
Etesu dhammesu anùpalitto
Bhikkhu yathà pokkhare vàrivindu
Kàlena laddhà parato anuggahà
Khajjesu bhojjesu ca sàyanesu ca
Mattam sojanna satatam upatthito
Vanassa àlepanarùhane yathà
Kantàre puttamamsamva akkhassabbhanja nam yathà.
Evam àhati àhàram yàpanàya amucchito.

Nghĩa là: Hàng thinh văn, người có trí tuệ thanh cao, khi được nghe pháp mà bậc thiện thệ đã giảng giải rồi, cần phảiquán tưởng trước rồi mới nên dùng: vật ăn, chỗ ngồi, chỗ nằm, thuốc chữa bịnh, nước để giặt, y 2 lớp. Bởi cớ ấy, không nên say mê trong vật thực, chỗ ngồi, chỗ nằm, thuốc chữa bịnh, nước để giặt, y 2 lớp ấy đâu, phải có tư cách trơn tru không dính mắc, như giọt mưa rớt trên lá sen vậy. Tỳ-khưu là người có trí nhớ luôn luôn, cần phải tiết độ trong vật ngọt, vật mặc và các vật thực mà mình đã được theo thời, để tiếp độ thí chủ cũng như dè dặt trong sự rờ rẫm mụt ghẻ do sự thoa thuốc vậy.

[*] lời nguyện đầu tiên là nói về lời của vị kiết ma dạy bảo 4 pháp nương sau khi vừa thọ xong cụ túc giới, mà mình thọ bằng tiếng Àma-bhante.

Người đi đường xa, cực chẳng đã phải ăn thịt con để gìn giữ sinh mạng trong khoảng đường nguy hiểm, người xa phu bất đắc dĩ mới ăn dầu thoa ốc xe thế nào, thì hành giả buộc lòng thọ thực để duy trì sanh mạng của mình cũng như thế ấy, chẳng nên vì lẽ gì, mà say mê trong vật thực.

PHÉP QUÁN TƯỞNG(Paccayavekkhana)

Những người xuất gia tu Phật phải biết phép quán tưởng ầy hằng ngày, phải học nó cho thông thuộc nằm lòng, cả tiếng phạn và nghĩa lý.

Các phép quán tưởng ấy có 4 là:

- Y phục để cho người xuất gia dùng nhất là y ca-sa.
- Vật thực để cho người xuất gia được phép ăn từ mặt trời mọc đến đứng bóng, nhất là cơm và bánh.
- Chỗ ngụ để cho người xuất gia an nghỉ.
- Thuốc để cho người xuất gia dùng ngừa bịnh.

Trong mỗi phép ấy đều có cách quán tưởng khác nhau là:

- Quán tưởng về nguyên chất y phục.
- Quán tưởng về nguyên chất vật thực.
- Quán tưởng về nguyên chất chỗ ở
- Quán tưởng về nguyên chất thuốc men.

I- PHÉP QUÁN TƯỞNG VỀ NGUYÊN CHẤT Y PHỤC (Dhàtipaccavekkhana)

Phép quán tưởng này dạy phải thẩm xét trong khi thọ lãnh 4 món vật dùng ấy cho thấy rõ nguyên chất của nó.

1) Khi thọ lãnh y phục phải quán tưởng bằng các này:

Yathàpaccayampavattamànam dhàtumattamevetam yadidam cìvaram tadupabhujaloca puggalo dhàtumattakonisattonijjvosunno.

Y phục này hẳn thật là 1 nguyên chất, chỉ làm ra để dùng.

Dầu ta là người dùng nó chẳng hạn, nó cũng là 1 nguyên chất thôi chẳng phải là thú, chẳng phải là ta, cũng chẳng phải là vật chi chi cả.

2) Khi thọ lãnh món ăn phải quán tưởng bằng các này:

Yathàpaccayampavattamànam dhàtumattamevetam yadidam piindapàto tadupabhujaloca puggalo dhàtumattakonisattonijjvosunno.

Món ăn này hẳn thật là 1 nguyên chất, chỉ làm ra để dùng.

Dầu ta là người dùng nó chẳng hạn, nó cũng là 1 nguyên chất thôi chẳng phải là thú, chẳng phải là ta, cũng chẳng phải là vật chi chi cả.

3) Khi thọ lãnh chỗ ở phải quán tưởng bằng các này:

Yathàpaccayampavattamànam dhàtumattamevetam yadidam senàsanam tadupabhujaloca puggalo dhàtumattakonisattonijjvosunno

Chỗ ở này hẳn thật là 1 nguyên chất, chỉ làm ra để dùng.

Dầu ta là người dùng nó chẳng hạn, nó cũng là 1 nguyên chất thôi chẳng phải là thú, chẳng phải là ta, cũng chẳng phải là vật chi chi cả.

4) Khi thọ lãnh thuốc men phải quán tưởng bằng các này:

Yathàpaccayampavattamànam dhàtumattamevetam yadidam gilànappaccaya bhesajja parikkhàro tadupabhujaloca puggalo dhàtumattakonisattonijjvosunno

Thuốc men để cho người bịnh dùng đây hẳn thật là 1 nguyên chất, chỉ làm ra để dùng.

Dầu ta là người dùng nó chẳng hạn, nó cũng là 1 nguyên chất thôi chẳng phải là thú, chẳng phải là ta, cũng chẳng phải là vật chi chi cả.

II- PHÉP QUÁN TƯỞNG VỀ VẬT ÐÁNG GHÊ GỚM (Patikùlapaccavekkhàna)

Phép này dạy phải quàn tưởng trong khi sắp dùng 4 vật dụng ấy cho thấy rõ là vật đáng nhờm gớm.

1) Khi sắp mặc y phục, phải quán tưởng bằng cách này.

Sabbànipanimànicìvaràni ajigucchanìyàni imampùtikàyam patvàativiyajiguechanìyànijàyanti

Những y phục này, vốn chẳng phải là vật đáng nhờm gớm. nhưng đến khi đụng vào mình hôi thối này giờ nào rồi, thì liền trở nên vật đáng nhờm gớm lắm.

2) Khi sắp mặc vật thực, phải quán tưởng bằng cách này.

Sabbopanàyam pindapàto ajigucchanìyàni imampùtikàyam patvàativiyajiguechanìyànijàyanti

Những món ăn này, vốn chẳng phải là vật đáng nhờm gớm. Nhưng đến khi đụng vào mình hôi thối này giờ nào rồi, thì liền trở nên vật đáng nhờm gớm lắm.

3) Khi sắp vào chỗ ở, phải quán tưởng bằng cách này.

Sabbànipanimànisenàni ajigucchanìyàni imampùtikàyam patvàativiyajiguechanìyànijàyanti

Những chỗ ở này, vốn chẳng phải là vật đáng nhờm gớm. nhưng đến khi đụng vào mình hôi thối này giờ nào rồi, thì liền trở nên vật đáng nhờm gớm lắm.

4) Khi sắpdùng thuốc men, phải quán tưởng bằng cách này.

Sabbopanàyam gilànappacceyabhesajjaparikkhàro ajigucchanìyàni imampùtikàyam patvàativiyajiguechanìyànijàyanti

Những vật để bảo dưỡng thân thể tức là thuốc men dành riêng cho người bịnh dùng, vốn chẳng phải là vật đáng nhờm gớm. Nhưng đến khi đụng vào mình hôi thối này giờ nào rồi, thì liền trở nên vật đáng nhờm gớm lắm.

III- PHÉP QUÁN TƯỞNG TRONG KHI DÙNG CÁC VẬT DỤNG(Tamkhanikapaccavekkhana)

Phép này dạy phải quán tưởng trong khi dùng 4 vật dụng:

1) Khi thọ mặc y phục phải quán tưởng bằng các này:

Patisamkhàyoniso cìvarampatisevàmiyàva devasìtassapatighàtàya unhassapatighàtàya damsamakasavàtatapasirimsapa samphassà nampatighàtàya yàvadevahirikopinappaticchàdanattham.

Người xuất gia phải quán tưởng rằng: Ta mặc y phục đây để ngừa sự lạnh, nóng, muỗi,mòng, nắng, gió, rắn nhỏ, rắn lớn và để che thân thể cho khỏi hỗ thẹn (lõa thể) vậy thôi.

2) Khi ăn phải quán tưởng bằng các này:

Patisamkhàyoniso pindàpàtampatisevàminevadavàyana madàya namandanàyanavibhùsanàya yàvadeya imassa kàyassathitiyà yàpanàyavihimsu paratiyà brahmacariyànuggahàya itipurànancavedanam patihamkhàmina vancavedanamnauppàdessàmi yàtràcamebhavissati anavajjatàcaphàsuvi hàrocàti.

Người xuất gia phải quán tưởng rằng: Ta thọ thực đây chẳng phải để chơi như trẻ con ở thế, cũng chẳng phải dưỡng sức cho mạnh, say mê như kẻ đánh lộn, chẳng phải để trau dồi sắc thân như phụ nữ, chẳng phải để điểm trang nhan sắc như kẻ chơi bời đàng điếm.

Ta thọ thực chỉ để cho thân tâm được mạnh khỏe, đặng chánh sự khó nhọc, hầu tu hành theo đạo cao thượng, cho ta diệt trừ cái khổ đã qua là sự đói khát và ngừa sự ăn quá độ. Cách hành động trong 4 oai nghi sẽ phát sanh đến cho ta nhờ sự thọ thực này.

3) Khi vào chỗ cư ngụ, trong thất, nhà, phải quán tưởng bằng các này:

Patisamkhàyoniso senàpanampati sevàmiyà vadevasìtassapati ghàtàyanuhassapatighàtàyassànam patighàtàya yàvadeva utuparissayavinodanam patisalànàràmattham

Người xuất gia phải quán tưởng rằng: Ta dùng chỗ ở đây để tránh sự lạnh, nóng, muỗi, mòng, gió, nắng, rắn nhỏ, rắn lớn, tránh sự khó chịu bởi thời tiếc và được nơi thanh vắng để tham thiền nhập định.

4) Khi dùng thuốc để ngừa bịnh, phải quán tưởng bằng các này:

Patisamkhàyoniso gilànappaccayabhesajjaparikkhàrampatise vàmi yàva devauppannànam veyyàbàdhikànam vedanànam patighàtàya abyàpajjhaparamatàvàti

Người xuất gia phải quán tưởng rằng: Ta dùng thuốc để dưỡng thân đây là thuốc mà người bịnh dùng để ngừa những bịnh hoạn đã phát khởi lên rồi, cho đặng tránh khỏi khổ não, nặng nề thường có.

IV- PHÉP QUÁN TƯỞNG CÁC VẬT DỤNG ÐÃ DÙNG RỒI (Atìtapaccavekkhana)

Phép này dạy phải quán tưởng 4 vật dụng khi đã dùng rồi trong ngày ấy, nghĩa là vật dụng đã dùng qua 1 ngày, 1 đêm, phải hồi tưởng trước khi mặt trời mọc. Trong mỗi món dùng phải quán tưởng 1 hoặc 2 lần, 3 lần cũng được.

1) Khi quán tưởng y phục phải quán tưởng bằng cách này:

Ajjamayà apaccavekkhitvàyam cìvaram paribhuttam tamyàvadevasìtassapatighàtàya unhassapatighàtàya damsamakassavàtà tapasirimsappasamphassànampatighàtàya yàvadeva hirikopinappaticchàdanattham

Y phục nào mà ta chưa quán tưởng mà mặc trong ngày nay rồi, y phục ấy ta mặc để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi, mòng, nắng, gió, rắn nhỏ, rắn, lớn, cho đặng che thân thể và tránh điều hỗ thẹn (lõa thể).

2) Khi quán tưởng vật thực phải quán tưởng bằng cách này:

Ajjamayà apaccavekkhitvàyo pindapàto paribhutto sonevadavàyanamadànanam danàyanavibhùsanàya yàvadeva imassakàyassathittiyà yàpanàyavihimsuparatiyàbrahma cariyà nuggahayà itipùrànancavedanam patihamkhàmi navancavadanamna upppàdessàmi yàtràcamebhavissatiana vajjatàca phàsuvihàrocàti.

Vật thực nào ta chưa quán tưởng mà ta dùng trong ngày nay rồi, Ta thọ thực đây chẳng phải để chơi như trẻ con ở thế, cũng chẳng phải dưỡng sức cho mạnh, say mê như kẻ đánh lộn, chẳng phải để trau dồi sắc thân như phụ nữ, chẳng phải để điểm trang nhan sắc như kẻ chơi bời đàng điếm.

Ta thọ thực chỉ để cho thân tâm được mạnh khỏe, đặng chánh sự khó nhọc, hầu tu hành theo đạo cao thượng, cho ta diệt trừ cái khổ đã qua là sự đói khát và ngừa sự ăn quá độ. Cách hành động trong 4 oai nghi, sự vô tội nhất là thân tâm không biếng nhác và sự an lạc trong 4 oai nghi, chỗ phát sanh đến ta là do nhờ sự thọ thực này.

3) Khi quán tưởng chỗ ở phải quán tưởng bằng cách này:

Ajjamayà apaccavekkhitvàyam senàsanam paribhuttam tamyàvedevasìtassapatiighàhàtàya unhassapatighàtàya damsamakasavàtàta pasirimsapasamphasànam patighàtàya yàvadevautuparissayavino danam patisallànàràmattham.

Chỗ ở nào mà ta chưa quán tưởng mà ta đã vào cư ngụ trong ngày nay rồi, là để tránh sự lạnh, nóng, muỗi, mòng, gió, nắng, rắn nhỏ, rắn lớn tránh sự khó chịu bở thời tiếc và được nơi thanh vắng để tham thiền nhập định.

4) Khi quán tưởng thuốc uống phải quán tưởng bằng cách này:

Ajjamayà apaccavekkhitvàyo gilànappaccayabhesajjaparikkhàro paribhutto soyàvadevauppannànam veyyàbàdhikànam vedanànampatighàtàya abyàpajjhaparamatàyàti.

Thuốc uống để dưỡng thân là thuốc để cho người bịnh dùng, ta đã dùng cho ngày nay mà ta chưa được quán tưởng. Thuốc ấy tadùng để ngừa những bịnh hoạn đã phát khởi lên rồi, cho đặng tránh khỏi khổ não, nặng ne àthường có.

LÀM CHO GIỚI TRONG SẠCH

TỘI BÁO TRONG SỰ PHÁ GIỚI(Sìlavipatyàdìnavakathà)

Nói tóm lại, pháp làm cho giới được trong sạch chỉ do 2 điều là:

- Thấy tội trong sự phá giới.
- Thấy phước trong sự trì giới.

Ðây xin giải về sự phá giới trước.

Trong phẩm Anguttaranikàya pancakanipàta. Ðức Phật có giảng 5 điều như vầy.

1. Người phá giới, người không có giới hằng bị tiêu hủy của cải mau lẹ, và vì nguyên nhân sự dễ duôi.
2. Danh xấu của người phá giới, người không có giới hằng bị đồn xa đến các hướng.
3. Người không có giới, khi vào chỗ đô hội, không được tươi tỉnh, hằng ái ngại hỗ thẹn, gục mày.
4. Người không có giới, hằng mê loạn tinh thần trong khi hấp hối.
5. Người không có giới, khi ta rã ngũ uẩn hằng thọ sanh trong cảnh khổ .

Lại nữa, kẻ phá giới không được vừa lòng chư thiên và không đáng cho bậc phạm hạnh dạy bảo, phải chịu điều khổ não và lo ngại, vì bị người đời chê trách. Kẻ phá giới hằng hối hận, vì được nghe người đời ngợi khen bậc có giới, thường có màu da xấu xa dường như vải làm bằng vỏ cây và phải chịu sự khổ lâu dài trong đường dữ.

Người không có giới, nếu thọ lãnh vật dụng, thì làm cho kẻ tín thí ít phước, là người khó trau dồi cho mình trở nên trong sạch được, ví như hầm phẩn chất chứa đã lâu năm, là người tiêu hoại, đã xa lìa các đức tánh của hàng Sa-môn và tài sản của cư sĩ, ví như đống tro tàn thiêu tử thi còn sót lại. Dầu có xưng mình là Tỳ-khưu cũng vẫn không-phải là Tỳ-khưu. Ví như các con lừa theo dính bầy bò, hằng ngày làm cho bò giựt mình luôn. Kẻ ấy bị cho là cừu thù với tất cả loài người, không đáng cho người khác chung chạ, dường như tử thi, dầu có văn đức [1] (suta) cũng không đáng cho hàng phạm hạnh dâng cúng, dường như lữa trong rừng mộ địa không đáng cho bậc Bà-la-môn chiêm bái, là người abhabba trong sự giác ngộ các đức cao thượng, dường như ngưòi mù không thể xem thấy sắc, là người không còn trông cậy nơi Phật pháp, dường như trẻ con thấp hèn [2] không còn mong mỏi thọ hưởng ngôi vua, dầu tưởng rằng: ta có sự vui cũng chẳng khác chi được khổ.

[1] Văn đức là đức tính trong sự được nghe được học hỏi nhiều
[2] Đức vua dùng phụ nữ hàng dân dã làm thứ phi, sanh được con trai, con trai ấy gọi là trai thấp hèn không sao lên ngôi vua được.

Có kệ ngôn rằng:

Abhivàdanàsàdiyane kim nàma sukham vipannasìlassa dalhavàlarajjughamsanadukkha dhikadukkha bhàgissa

Nghĩa là: Vui trong ngũ dục mang quả khổ, bứt rứt nóng nảy nhiều hơn điều khổ phát sanh do sự ôm đống lửa. Khi người phá giới không chịu bỏ tánh xấu ấy ra, thì sự vui chánh thức không sao phát sanh được.

Saddhànam anjalìkammasàdane kim sukham asìlassa sattippahàradukkhàdhimattadukkhassayam hetu.

Nghĩa là: Tư cách nhận lãnh lễ bái của người có đức tin, là nguyên nhân chịu sự khổ rất lớn hơn sự khổ phát sinh do cách bị sát hại bằng gươm đao, sự vui không thể nào có đến cho kẻ phá giới, vì nguyên nhân chịu sự lễ bái của những người có đức tin ấy được.

Cìvaraparìbhogasukham kim nàma asannàtassa yena ciram anubhàvitabbà niraye jalita ayopattasasamphassà

Nghĩa là: Người không thu thúc phải chịu khổ lâu ngày, vì bị lửa của các miếng sắt cháy hỏa hào trong địa ngục thiêu đốt. Sự vui trong cách thọ dụng các thứ y ca-sa như thế không sao có đến người không thu thúc ấy được.

Madhuropi pindapàto halàhalavisupamo asìlassa àdittà gìlitabbà ayoyulà yena ciramrattam.

Nghĩa là: Hột cơm mà người không có giới dùng, dầu là ngon miệng đến đâu, cũng ví như chất thuốc độc mạnh, vì kẻ dùng cơm ấy sẽ bị ăn những cục sắt mà lửa địa ngục đốt cháy đã lâu ngày.

Sukhasammatopidukkho asìlino mancapìthaparibhogo yam bàdhissanti vciram jalita ayomancapìthàni dukkhàni.

Nghĩa là: cách dùng giường và chõng của người không có giới, dầu là nói được vui, cũng phải chịu khổ, vì người ấy sẽ bị giường và chõng mà lửa địa ngục đốt cháy đỏ, làm hại lâu ngày, bởi sự dùng giường và chõng ấy.

Dussìlassa vihàre sadhadeyyamhi kànivàsaratì jalitesu nivasitabbam yena ayokumbhìmajjhesu.

Nghĩa là: sự vui thích do cách nương ngụ trong tịnh thất của người bố thí bằng đức tin, không sao có đến người phá giới được, vì người ấy bị vào ở trong giữa chão sắt mà lửa địa ngục đã đốt cháy hảo hào.

Sabbabhayehiamutto mutto sabbehi adhikamasukhehi supitahitasaggadàro apàyamaggam samàrulho.

Nghĩa là: kẻ phá giới không sao tránh khỏi sự kính sợ đâu. Sự vui trong các cõi đã dứt hẳn rồi, cửa vào cõi trời cũng đã đóng chặt rồi, kẻ ấy chỉ còn có đi trên con đường cảnh khổ thôi.

GIẢI VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM CHO GIỚI TRỞ NÊN TRONG SẠCH (Suddhi kathà)

Nơi cuối cùng đây, xin giải về 4 Suddhi:

Bốn thanh tịnh giới như đã giải, nếu gọi theo Suddhi là sự phải làm cho trở nên trong sạch, mỗi khi đã phá giới ấy, có 4 tên khác nhau như:

1) Desanà suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách "sám hối", là nói về "Biệt biệt giải thoát thu thúc giới" - Pàtimokkha samvarasìla.

2) Samvara suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách "thu thúc", là nói về "Lục căn thu thúc giới" - Indriyasamvarasìla.

3) Pariyetthi suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách "tìm kiếm", là nói về "Nuôi mạng thanh tịnh giới" - Àjìvarisuddhisìla.

4) Paccavekkhana suddhi: Giới trong sạch vì phẩm cách "quán tưởng", là nói về "Thọ vật dụng giới" - Paccayasannissitasìla.

"Biệt biệt giải thoát thu thúc giới" được trong sạch do phẩm cách "sám hối", là khi phạm rồi, cần phải sám hối giữa Tăng, hoặc 1, 2, 3 vị Tỳ-khưu mới có thể trở nên trong sạch được.

"Lục căn thu thúc giới" được trong sạch do phẩm cách "thu thúc", là khi phạm rồi, cần phải nguyện rằng "Ta không nên làm như thế nữa", rồi dè dặt thu thúc thêm, mới có thể trở nên trong sạch được.

"Nuôi mạng thanh tịnh giới" được trong sạch do phẩm cách "tìm kiếm", là khi phạm rồi phải dứt bỏ anesana, là nguyên nhân phá giới, rồi tìm vật dụng phát sanh đúng theo điều luật mà dùng, mới có thể trở nên trong sạch được.

"Thọ vật dụng giới" được trong sạch do phẩm cách "quán tưởng", là muốn cho giới ấy trở nên trong sạch, thì cần phải quán tưởng theo cách thức quán tưởng như đã có giải.

Cho nên hành giả có 1 trong 4 giới nào không được trong sạch, nên trau dồi theo cách đã giải trên, chẳng nên điềm nhiên giữ lấy vật "ô nhiễm" ấy để trong mình.

Những điều đã giải trên đây, chỉ là phương pháp để sửa mình cho hành giả phá giới xu hướng theo.

Hành giả là người thành tâm thương giới, cần phải gìn giữ giới cho trong sạch luôn luôn, chẳng nên vì lẽ gì mà phá giới. Phải hành cho đúng theo kệ ngôn, đã có ghi chép rằng:

Dhanam caje angavarssa hetu angam acjejìvitam rakkha màno angam dhanam jìvitancàpi sabbam caje naro dhamma manussaranto.

Nghĩa là: - Chỉ phải dứt bỏ tài sản và tứ chi thân thiết là "Nếu thương yêu tứ chi, thì phải bỏ của cải ra đổi, khi muốn gìn giữ sanh mạng thì phải bỏ tứ chi ra đổi. Khi nhớ thấy chánh pháp thì phải bỏ cả tứ chi, của cải và luôn cả sanh mạng đem ra đổi".

GIẢI VỀ VẬT Ô NHIỄM CỦA GIỚI (Sìlassasankilesakathà)

Ðiều ô nhiễm của giới là:

- Trạng thái giới đứt.
- Trạng thái giới lũng.
- Trạng thái giới vá. [*]
- Trạng thái giới rỗ. [*]

[*] Vá có nhiều sắc xen lộn. Rỗ là có lỗ nhỏ nhiều chỗ

Cả 4 trạng thái ấy gọi là ô nhiễm của giới, nhất là trạng thái giới đứt, là nói về trạng thái làm cho đứt giới vì 5 nguyên nhân và 7 điều methunasamyoga(hành vi vừa với sự giao hợp).

Trạng thái làm cho đứt giới vì 5 nguyên nhân ấy là: Trong 7 phần tội nếu Tỳ-khưu đứt điều học thứ nhất hoặc điều học cuối cùng vì theo lợi, tham danh gọi là "giới đứt" như y ca-sa đứt bìa. Nếu đã đứt điều học giữa, gọi là "giới lũng", như y ca-sa lũng khoảng giữa. Nếu đứt 2 hoặc 5 điều học liên tiếp nhau, gọi là "giới vá", như bò đen hoặc vàng, có màu sắc khác nhau nơi lưng, nơi bụng. Nếu đứt điều học từ khoảng, gọi là "giới rỗ", như bò có nhiều đúm trắng hồng, đen, nhiều chỗ. Trạng thái giới đứt có 5 nguyên nhân vì theo lợi, tham danh như thế .

Phá giới do 7 điều methunasamyoga là:

1) Thầy Bà-la-môn đã tự nguyện rằng hành đạo phạm hạnh rồi lại ưa thích trong sự vuốt ve, rờ rẫm vật dụng của phụ nữ, rồi ưa thích theo.

2) Không làm đến thế, chỉ vui cười giỡn hớt với phụ nữ, rồi ưa thích theo.

3) Không làm đến thế, chỉ liếc mắt trừng mày, với phụ nữ, rồi ưa thích theo.

4) Không làm đến thế, chỉ nghe tiếng hát của phụ nữ, rồi ráng lóng tai nghe ưa thích theo.

5) Không làm đến thế, chỉ nhớ đến cách cười, tiếng nói, hoặc thói quen đã tiếp xúc với phụ nữ từ trước, rồi ưa thích theo.

6) Không làm đến thế, chỉ thấy thí chủ, hoặc con cháu thí chủ rồi say mê theo ngũ trần và ưa thích giùm, hoặc muốn cho được như họ.

7) Không làm đến thế, chỉ muốn cho được thành hạng chư thiên, rồi tu phạm hạnh, cố ý rằng "Ta sẽ làm được vị trời như vầy, do sự trì giới này, rồi ưa thích làm theo".

Cả 7 điều ấy gọi là methunasamyoga, xấp xỉ với sự hành dâm. Nếu hạng Bà-la-môn hành theo thể thức ấy, thì giới hoặc pháp phạm hạnh của Bà-la-môn đó bị gọi là: đứt, lũng, vá, rỗ như đã giải.

GIẢI VỀ ÐIỀU TRONG SẠCH CỦA GIỚI (Sìlassavo dànakathà)

Điều trong sạch của giới là:

- trạng thái của giới không dứt.
- trạng thái của giới không lũng.
- trạng thái của giới không vá.
- trạng thái của giới không rỗ.

Những hành giả giữ giới không dứt, lũng, vá, rỗ được thì cần phải dè dặt không dám phạm 1 điều học nào, hoặc nếu đã phạm 1 giới nào phải mau hối hả tu bổ lại cho trong sạch và phải ráng ngăn ngừa không cho 7 điều là methunasamyoga và 14 ác pháp làm hại đến tâm tánh.

Phải nên trau dồi 9 đức tính, mới có thể làm cho giới trong sạch được.

MƯỜI BỐN ÁC PHÁP

Đó là:

1) Kodho: Giận.
2) Upanàho: Cố giận.
3) Makkho: Quên ơn người.
4) Palàso: Tự cao đem mình so sánh với bậc có tài đức.
5) Issà: Ganh gổ.
6) Macchariyam: Bón rít, giấu không cho ai thấy của mình.
7) Mayà: Giấu lỗi mình.
8) Sàtheyyam: Khoe tài đức mà mình không có.
9) Thambho: Cương nghạnh, cứng đầu.
10) Sàrambho: Tranh đua, dành phần hơn.
11) Màno: Tự kiêu.
12) Atimàno: Khinh người.
13) Mado: Say mê.
14) Pamàdo: Cẩu thả, dễ duôi, buông lung theo ngũ trần (sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, đụng chạm nơi êm ái.).

CHÍN ÐỨC TÁNH

1) Appicchatà: Không ham muốn hoặc ham muốn ít.
2) Santutthità: Vui thích bình đẳng đối với vật đã được, hoặc với vật dụng của mình.
3) Sallekkhatà: tu hành cho giảm lần phiền não.
4) Pavivekatà: ưa thích nơi thanh vắng.
5) Apacayatà: Không cho phiền não đông đặc hoặc phát sanh lên được.
6) Viriyàrambhatà: Tiến hành không cho ác pháp phát sanh.
7) Subharatà: Làm người dễ duôi.
8) Appakiccatà: Làm người ít bận việc.
9) Sallahukavuttità: Người nhẹ nhàng như loài chim chỉ có cặp cánh và đuôi bay đi đến nơi nào cũng được dễ dàng.

PHƯỚC BÁU CỦA SỰ TRÌ GIỚI

Những người vâng giữ các điều học trong sạch được thọ hưởng 5 quả phước là.

1) Người có giới hằng được nhiều tài sản vì không có sự dễ duôi lười biếng.
2) Danh dự của người có giới hằng bay khắp hướng.
3) Người có giới hằng đi đến nơi nào đô hội hằng được tươi tỉnh, không hỗ thẹn gục mày.
4) Người có giới hằng không tán loạn trong khi hấp hối.
5) Người có giới sau khi mạng chung hằng được thọ sanh trong nhàn cảnh.

Chẳng phải có thế thôi, người có giới hằng là nơi yêu mến sùng bái vừa lòng của bậc phạm hạnh. Chỉ đến khi chứng quả Niết Bàn thì mới diệt tận những lậu phiền não, y theo kệ ngôn sau này:

1. Nagangà yamunà vàpi sarabhùvà sarassati ninnagà mahì vàpi mahà nadì sakkunanti visodhetum tam malam idha pàninam visodhayati sattànam yam vesìlajalam malam

Nước của các sông lớn (ở Ấn Độ) là sông Gangà, Yamunà, Sarabhù, Sarassati, Àcivarati, Mahi cũng không có thể rửa sạch điều nhơ nhớp của tất cả chúng sanh trong thế gian, chỉ có nước tức là giới này mới mong rữa sạch điều nhơ nhớp của tất cả chúng sanh được.

2. Na tam sajaladà vàtà na càpi haricandanam nevahàrà na manayo na candaki ranakkurà samayantìdha sattànam parilaham surakkhitam yam sametìdam ariyam sìlam accantasìtalam

Các ngọn gió có nước, hoặc có mùi thị đỏ, hoặc các thứ ngọc xích châu mã não, hay là ánh sáng mặt trăng cũng không sao dứt trừ sự bực tức nóng nảy của tất cả chúng sanh trong thế gian này được. Chỉ có giới thanh cao mà người đã vâng giữ chơn chánh rồi là phước đức rất mát mẻ, mới có thể dứt trừ được.

3. Sobhantevanna ràyàno muttàmanvi bhùsità yathà sobhanti yatino sìlabhùsanabhùsità

Các bậc đế vương trang điểm bằng ngọc xích châu, mã não thường cho là tốt đẹp rồi, nhưng cũng không bằng hành giả đã trau dồi bằng vật trang sức, tức là trì giới đâu.

4. Attànuvàdàdibhayam viddhamsayati sabbaso janeti hàsanca sìlam sìlavatemsadà

Giới của các bậc thiện trí thức hằng diệt trừ được những điều kinh sợ, nhất là sự bực bội, không còn thương xót và thường làm cho danh dự và điều ưa thích đước phát sanh.

5. Appakàpi katàkarà sìlavante mahapphàlahontiti sìlavà hoti pùjàsakkàrahàjanam

Lễ vật mà thí chủ đã cúng dường đến người có giới, dầu là chút ít cũng được nhiều phước báo, vì người có giới đáng gọi là đồ đựng lễ vật cúng dường.

6. Sìlavantam nabàdhenti àsavà ditthadhammikà samparàyikakkhànam mùlam khanati sìlavà.

Các pháp phiền não có tánh các giết hại và buộc trói người trong kiếp hiện tại. Nhưng không sao làm hại những bậc có giới hạnh được. Chẳng phải chỉ có thế thôi, những người hằng đào bứng gốc rễ các thống khổ trong ngày vị lai không cho phát sanh lên được.

7. Yà manussesu sampatti yà cadevesu sampadà na sà sampannasìlassa icchato hoti dullabhà.

Những người có giới hạnh đầy đủ, muốn được tài sản trong cõi người và trời cũng không khó.

8. Accantasantà pana yà ayam nibbànasampadà sampannasìlassa mano tameva anudhàvati nibbànasampatti.

Ðức tính tuyệt vời không xót xa vì phiền não, vì người có giới đầy đủ hằng lướt tới, để đạt tài sản Niết bàn tức là nơi tịch tịnh.

Những hành giả khi đã niệm tưởng quả báu sự trì giới rồi, có thể gớm ghê xa lánh sự phá giới, làm cho giới được trong sạch đầy đủ, không sai. Cớ ấy, bậc thiện trí thức nên niệm tưởng đến tội trong sự phá giới và phước trong sự trì giới như đã có giải rồi, nên tinh tấn cho giới mình được trong sạch đầy đủ.

--- o0o ---


Source: BuddhaSasana website( By Binh Anson)

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]