Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ trương

18/04/201317:22(Xem: 7792)
Phụ trương

NHỮNG TRUYỆN DUYÊN KHỞI

TRONG LUT NGŨPHN

Lược thuật:Phước Thắng

Hiệu đính:Thích Đỗng Minh

Chú thích:Tâm Nhãn

--- o0o ---

PHỤ TRƯƠNG

Chơn Khôngthì có Diệu Hữu. Trong kinh Lăng Già, đức Thế Tôn nói với Bồ-tát Ðại Tuệ: “Suốt 49 năm, Ta không nói một lời”, đó là Chơn Không. Còn Tam tạng Thập Nhị Bộ Thánh Giáo gồm trên dưới 150 triệu chữ, hiện đang lưu hành, đây là Diệu Hữu.

Theo tinh thần trên, chúng tôi trân trọng ghi lại đây những văn bản đầu tiên của vấn đề phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam này, ngõ hầu hậu thế tiện việc sưu tầm tư liệu.

1- Thư đầu tiên, thầy Ðỗng Minh gởi đến thầy Như Bửu(do Nguyên Lượng mang qua), thư đề:

“Nha Trang, 2-7-2001

... Sau đây, tôi nhờ thầy và tất cả anh em giúp tôi điều này: Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa có 14 Tăng Ni sinh mãn cấp Cử-nhân Phật-học, trong đó có một số cũng học xong Ðại học Hán-Nôm và Ðại học Anh-văn. Ngoài ra, có các vị đang học Thạc-sĩ và Tiến-sĩ ở nước ngoài sắp về. Tôi muốn quy tụ anh em lại để họ dịch những giáo lý từ Hán-văn và Anh-văn thành Việt-văn, mục đích làm giàu cho Phật Giáo Việt Nam và Văn Hóa Việt Nam, mà không có phương tiện. Vậy, tôi viết thư này để xin ý kiến thầy và tất cả anh em bên này - nếu được - cho tôi xin mỗi anh em và mỗi Hội viên của Hội Cư sĩ Học Phật..., mỗi tháng một Mỹ-kim (hay nhiều hơn cũng tốt), rồi giao cho Nguyên Lượng chuyển về tôi, để thực hiện công tác Phật sự trên. Ðây là việc làm trường kỳ, chứ không phải như cứu trợ bão lụt... Thầy và anh em đặt kế hoạch thế nào cho được thường xuyên, không bị gián đoạn. Hiện nay có 14 vị, tôi dự tính cúng dường mỗi vị một tháng 30 Mỹ-kim, tức tương đương với trên 400.000 đồng Việt-Nam để bồi dưỡng; và bút chỉ, vi tính, photocopy... tổng cộng độ 500 Mỹ-kim mỗi tháng là được...”

2- Thư thầy Như Bửu hồi âm cho thầy Ðỗng Minh, thư đề:

“San Diego, 25-11-2001

... Việc Hòa-thượng giao anh em góp phần vào việc phiên dịch kinh sách, anh em họ muốn biết thời gian bao lâu? Ðể anh em toan liệu...”

Ngày 22-12-2001 này, tôi sẽ có dịp gặp một số anh em - tiền thân là Tăng sinh Phật Học Viện Nha-Trang - tôi sẽ trình bày thư Hòa-thượng để tham khảo ý kiến anh em. Sau đó, tôi sẽ báo kết quả về Hòa-thượng rõ.

Số tiền mỗi tháng 500 Mỹ-kim góp phần công đức Phật sự này, tôi nghĩ: anh em sẽ cố gắng được. Nhưng họ cũng muốn biết thời gian bao lâu thì Phật sự này có thể hoàn tất?...

3- Thư thầy Ðỗng Minh gửi thầy Như Bửu, thư đề:

“Nha-Trang, 14-12-2001 (30-10 Tân Tỵ)

... Theo chương trình dịch thuật của tôi, thì trước hết, tôi định giao cho anh em dịch bộ Hiện Ðại Phật Giáo Học Thuật Tùng San, gần 100 quyển, do Ngài Trương Mạn Ðàm chủ biên và những tác phẩm Anh-văn nói về Phật Giáo. Sau đó, dịch bộ Thái Hư Toàn Thư và bộ Ấn Thuận Toàn Thư... Tôi nghĩ: “Những bộ sách này, các Ngài đã “tiêu hóa” từ Tam Tạng để viết ra, cho nên nó vừa khế cơ, khế lý, khế thời và khế xứ (Ðông Nam Á). Tôi định dùng cái tên là Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam để gọi những tác phẩm phiên dịch này. Ý thầy và anh em nghĩ sao? Ngoài ra, tôi giao cho Giác Tuệ và Phước Thắng (tức Sơn) soạn thuật lại những mẫu chuyện duyên khởi đức Phật thuyết 250 giới cho Tăng và 348 giới cho Ni, trong Ðại Tạng Luật mà tôi đã dịch, như chuyện cổ Phật Giáo.

Hôm trước, tôi định đưa 14 anh em Tăng Ni sinh quy tụ về hai địa điểm, một dành cho Tăng, một dành cho Ni, để phiên dịch cho tiện, nhưng anh em họ lại đề nghị: Ở trú xứ nào thì làm việc tại trú xứ ấy, cần tra tự điển thì đến Thư viện để tra, cần trao đổi những điều cần thiết thì ấn định thời gian để gặp nhau trao đổi. Do vậy, tôi quy định mức cúng dường để anh em bồi dưỡng là cứ mỗi 1.000 chữ, người dịch là 60.000 đồng, người xem lại là 20.000 đồng, đánh vi tính và photocopy là 20.000 đồng. Như vậy, cứ 1.000 chữ là 100.000 đồng Việt Nam. Bên này, nếu anh em nào rảnh mà có thể làm được thì xin mời tham gia. Ðây là “Pháp cúng dường” cho tòa nhà Phật Giáo Việt Nam, là vấn đề xương máu của người con Phật!...

Tái bút: Trung Quốc đầu tư vào việc phiên dịch Tam Tạng đến 800, 900 năm. Việt Nam bắt đầu làm việc này chưa được 100 năm. Hiện nay Trung Quốc có Ðại Tạng, Tục Tạng và Tục Tục Tạng, gồm trên 500 tập, mỗi tập 1.000 trang. Việt Nam mình mới có 25 tập, mỗi tập 500 trang. Những thứ tôi sắp dịch đây là Tục Tục Tạng.

Tục Tục Tạng mà chúng tôi dự tính dịch đây, gồm 250 tập. Chuyển ngữ thành Việt Văn phải mất thời gian lâu. Tôi mạn phép đề nghị với thầy, nếu được, với danh nghĩa “Hội Cư sĩ Học Phật”, thầy thành lập Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam. Tài chánh có được gửi vào Ngân hàng, lấy tiền lãi đó, tuần tự thầy cho chuyển về Việt Nam, Tăng Ni Việt Nam nhận lấy trách nhiệm phiên dịch, hết đời này đến đời nọ. Ðây là món cúng dường tối thắng, tuy là hữu lậu nhưng để đi đến vô lậu...

4- Thư của thầy Ðức Hạnh hướng dẫn lên phương án dịch thuật, thư đề:

“San Diego, 10-12-2001

... Sau đây con xin thông báo cho Hòa thượng được rõ 5 việc:

- Một, vấn đề các thầy và Hòa thượng dịch thuật Kinh, Luật, Luận tại quê nhà đều phải được có tịnh tài bồi dưỡng sức khỏe và dụng cụ làm việc. Vấn đề lưu truyền Phật pháp là điều cần thiết, nên tất cả Tăng, Ni, Cư sĩ đều phải tích cực ủng hộ tịnh tài. Do vậy, con đề nghị với Hòa thượng: Hòa thượng viết cho một văn thư nói về sự dịch thuật Kinh, Luật, Luận... có chữ ký của Hòa thượng rõ ràng.

- Hai, thống kê Kinh, Luật, Luận... có chữ ký của Hòa thượng sẽ dịch...

- Ba, số người (chư Tăng và Cư sĩ sẽ tham gia việc dịch thuật.

- Bốn, thời gian làm việc...

- Năm, thời gian 6 tháng hay một năm đúc kết (gọi là cái mốc)... Hòa thượng gửi qua cho thầy Như Bửu và cho con một bản... Con xin nói rõ là rất dễ, không khó đâu!...

5- Thư thầy Ðỗng Minh gửi thầy Như Bửu, Hội đồng chỉ đạo Tổng Hội Cư sĩ Phật Giáo, cùng các anh em trong Tổng hội Cư sĩ Phật Giáo, thư đề:

“Nha-Trang, 29-12-2001

... Ðể:

- Pháp Tạng tiếng Việt được phong phú.

- Phật tử Việt Nam được đọc lời Phật dạy bằng tiếng mẹ đẻ.

- Kho tàng văn hóa của dân tộc ta được giàu mạnh.

- Phát triển trình độ Văn hóa Phật Học của Tăng Ni và Cư sĩ Việt Nam.

- Giao lưu giữa Phật tử trong nước và ngoài nước trong tinh thần giáo lý của đức Phật.

Tôi tập hợp được một số Tăng Ni, Cư sĩ có đạo tâm, có trình độ, chuyên lo dịch thuật Pháp Tạng.

Sau đây là những chi tiết dự trù cho công tác dịch thuật Pháp Tạng:

a) Tên và số lượng kinh sách sẽ dịch:

- Hiện Ðại Phật Giáo Học Thuật Tùng San: 100 quyển, mỗi quyển độ 500 trang.

- 90 đề tài do Ngài Tinh Vân giảng: độ 900 trang.

- Bộ TháiHư Toàn Thưvà bộẤn Thuận Toàn Thư: khoảng 100 tập, mỗi tập khoảng 500 trang.

- Một số tác phẩm Anh ngữ Phật pháp.

b) Số người tham gia dịch thuật:

- Tăng : 8 vị

- Ni : 4 vị

- Cư sĩ : 2 vị

14 vị

c) Thời gian dịch thuật:

- Hàng tuần: do người dịch sắp xếp thời gian thuận tiện tại trú xứ của họ.

- Sáu tháng: Kiểm điểm sơ kết.

- Một năm: Tổng kết một giai đoạn.

d) Tịnh tài bồi dưỡng trong một tháng:

- Một chữ Việt: 100 đồng VN (Người dịch 60 đồng, Chứng nghĩa và đọc lại 20 đồng, Vi tính và Phôtô 20 đồng).

- Một tháng thực hiện được 70.000 chữ Việt.

- Tịnh tài bồi dưỡng người dịch, chứng nghĩa, đọc lại, vi tính, phôtô trong một tháng: 70.000 chữ Việt x 100 đ VN = 7.000.000 đồng VN.

- Tịnh tài bồi dưỡng người ghi chép, tổng hợp: 300.000 đồng VN.

- Tịnh tài chi phí bất thường: 200.000 đồng VN.

- Tổng số tịnh tài cần sử dụng trong một tháng: 7.500.000 đồng VN.

6- Fax của thầy Ðức Hạnh gửi thầy Ðỗng Minh, Fax đề:

“San Diego, 10-3-2002

Kính bạch Hòa thượng,

Hôm nay, 10-3-2002, con đang ở tại Tổng hội Cư sĩ, trên vùng Quận Cam, để dự Ðại hội Cư sĩ. Ngày hôm qua, 9-3-2002, anh em chúng con đã họp về vấn đề dịch Pháp Tạng của Hòa thượng. Sau lời của thầy Như Bửu trình bày chi tiết và ý kiến của anh em, Phật sự đã được đúc kết: Quảng Thành làm Tổng thư ký, Nguyên Phương làm thủ quỹ, còn lại đều là thành viên. Tất cả đều theo ý mong muốn của Hòa thượng. Sơ khởi, ngày 25-3-2002 này, Nguyên Phương sẽ phụ trách gửi đúng số lượng như trong chương trình của Hòa thượng đã đề ra. Như vậy, Hòa thượng và quý thầy bắt đầu vào việc, từ 1-4-2002.


BIÊN BẢN HỌP BAN PHIÊN DỊCH

PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

* Ðịa điểm:Tại Hội trường Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa (Thành phố Nha Trang)

* Thời gian: Lúc 14 giờ ngày 1-4-2002, nhằm ngày vía đức Quán Thế AÂm (19-2 Nhâm Ngọ)

* Hiện diện gồm:

- Hòa thượng Thích Ðỗng Minh.

- Thượng tọa Thích Minh Thông

Cùng với 21 Tăng Ni sinh tốt nghiệp các trường Cao cấp Phật học, nay là Học viện Phật giáo (tức Ðại học Phật giáo) Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, do Hòa thượng Thích Minh Châu và cố Kỳ túc Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Hiệu trưởng. Trong số này gồm cả 5 vị tốt nghiệp khóa Hán-Nôm nâng cao (khóa này được mở tại Quảng Hương Già Lam do Tiến sĩ Lý Kim Hoa - Nguyên Hồng - làm Hiệu trưởng) và tốt nghiệp Cử nhân Anh văn tại các trường Ðại học Quốc gia.

Tham dự còn có 66 Tăng sinh và 52 Ni sinh của trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa.

Về phía Cư sĩ có đạo hữu Giác Tuệ và Phước Thắng.

* Chủ tọa cuộc họp:Hòa thượng Thích Ðỗng Minh.

* Thư ký:Ðạo hữu Phước Thắng.

Mở đầu cuộc họp là niệm Phật cầu gia bị và tụng bài kệ khai kinh.

Thư ký đọc chương trình cuộc họp, gồm:

I. - Lời nói đầu của Hòa thượng Thích Ðỗng Minh.

II. - Nêu rõ duyên khởi dẫn đến hình thành Ban phiên dịch.

III. - Công bố thành phần Ban phiên dịch và các chức năng điều hành.

IV. - Góp ý chung. Trả lời các vấn đề đặt ra, nếu có.

V. - Linh tinh.

Cụ thể từng nội dung như sau:

I. -Hòa thượng Thích Ðỗng Minh nói:

“Một lịch sử 2.000 năm Phật Giáo Việt Nam có nhiều điểm son, song điểm son nổi bật nhất là vua Trần Nhân Tông trao ngôi báu cho con, đi tu để thực hiện bản nguyện của mình là xuống sát hạ tầng cơ sở, đem mười điều thiện để giáo hóa nhân dân. Ðó là niềm hãnh diện chung và đây cũng là thế mạnh; song thế yếu của Phật Giáo Việt Nam là chưa có được Thánh tạng tiếng Việt. Nếu có chăng thì điều có ấy chưa hoàn chỉnh”.

Hòa thượng nói tiếp:

“Lâu nay nhiều nơi trong nước, c��c bậc Tôn túc, Thiện tri thức lưu tâm thực hiện việc phiên dịch ấy. Riêng tại khu vực Nha Trang của chúng ta cũng đã đóp góp cho việc làm này một cách tích cực, ít ra cũng dịch được 20 tập trong Tạng Ðại Chính Tân Tu. Tất cả các dịch phẩm này được gửi vào Pháp Bảo Viện ở Sài Gòn để sắp xếp việc in ấn. Quá khứ là thế, nhưng hôm nay việc làm này để không bị động - về mặt này hay mặt khác - trong khâu tổ chức. Nói khác hơn, tại đây chúng ta tự nguyện tổ chức hẳn một Ban phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam và chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình. Lẽ đương nhiên mọi nhân duyên - chủ yếu là nội và ngoại duyên - xét ra cũng vừa hội đủ, điều này sẽ nói cụ thể ở phần sau. Tôi nghĩ, bước đầu Ban phiên dịch gồm có 14 người, nhưng chỉ thời gian gần đây thôi, con số ấy lại khác đi và sự tập hợp được dịch giả nhiều hơn, có năng lực hơn, đó là điều tất yếu. Hôm nay, trong tư cách người đề xướng, tôi xin bắt đầu gióng lên tiếng kiền chùy cho việc làm của mình. Nguyện cầu hồng ân chư Phật thùy từ gia bị”.

II. -Nêu rõ duyên khởi dẫn đến hình thành

Ban phiên dịch

Hòa thượng Ðỗng Minh cho biết quá trình trao đổi giữa Ngài và Tổng hội Cư sĩ Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại, cụ thể là quý thầy Như Bửu, Quảng Thành, Ðức Hạnh, Nguyên Phương, Nguyên Lượng, Thiện Thông, từ Mẫn, Nguyên Lý.v.v...:

“Theo Fax đề ngày 9-3-2002, thầy Như Bửu lệnh cho Ðức Hạnh thông báo cho tôi biết là quý thầy và anh em bên đó đã nhất trí bầu Quảng Thành giữ chức Tổng thư ký và Nguyên Phương giữ chức thủ quỹ. Còn lại đều là thành viên của Ban bảo trợ phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam”.

Hòa thượng nhờ Cư sĩ Giác Tuệ đọc lại hai lá thư gửi đi, hai lá thư phúc đáp và một Fax để phiên họp thông cảm. Trọng tâm 5 lá thư này như một sự nối kết giữa nội lực và ngoại duyên để Ban phiên dịch kiện toàn việc làm của mình, ngõ hầu mang lại lợi ích cho Phật Giáo Việt Nam. Có thể coi 5 văn bản trên là phần duyên khởi cho vấn đề được đặt ra. Ban phiên dịch này giới hạn trong những trước tác sau:

- Lược thuật Duyên khởicủa Luật tạng.

- 100 quyển Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san.

- Bộ Thái Hư.

- Bộ Ấn Thuận.

- 90 bài giảng của Ngài Tinh Vân.

-Những tác phẩm giáo lý Anh văn.

III. -Thành phần Ban phiên dịch

và chức năng:

a)Thành phần Ban phiên dch:

Hòa thượng Ðỗng Minh nói:

- “Tôi cốt thì tôi phải vác”. Do vậy, tôi tự nguyện làm Trưởng Ban phiên dịch

- Phó Ban kiêm Tài chánh, tôi mời Thượng tọa Thích Minh Thông đảm nhận cho chức vụ này.

- Thư ký: tôi mời đạo hữu Giác Tuệ giữ cho chức vụ này.

- Trợ lý cho Trưởng Ban là thầy Huệ Ðắc và thầy Tâm Nhãn.

b) Các chức năng điều phối:

* Dịch giả chọn dịch phần nào thì thầy Tâm Nhãn phân phối nguyên bản cho Dịch giả, nếu được thì có thể cung cấp thêm tài liệu hay sách có liên hệ đến phần dịch ấy.

* Những dịch phẩm này - mà nguyên bản là chữ Hán - thì giao cho các thầy Nguyên Xuân, Huệ Ðắc và Tâm Nhãn đọc, dò lại văn pháp (kiểm tra đối chiếu với nguyên bản)

* Những dịch phẩm từ nguồn Anh văn thì giao cho các thầy Nguyên Ðăng, Nhật Hiếu dò lại cú pháp.

* Tôi (HT. Ðỗng Minh) cùng với thầy Minh Thông và Cư sĩ Thiện Ðức duyệt lại phần giáo lý từ các dịch phẩm, sau phần kiểm tra nói trên.

* Về phía Dịch giả, công việc phải làm là:

- Ðọc lại dịch phẩm của mình cho quý thầy dò, kiểm tra khâu văn pháp (đối chiếu với nguyên bản).

- Sau khi vi tính xong, Dịch giả phải dò lại dịch phẩm của mình để sửa mọi sai sót nếu có. Dịch giả ký tên sau khi đọc lại và ghi rõ ngày. Dịch phẩm trao lai cho thầy Tâm Nhãn.

* Thư ký cùng với thầy Tâm Nhãn hạch toán về tịnh tài, để cúng dường Dịch giả sau khi đã qua các khâu kiểm tra.

* Mỗi chủ nhật đầu tháng sẽ thanh toán tịnh tài cho dịch phẩm của tháng trước. Thầy Huệ Ðắc nhận tịnh tài nơi Thượng tọa Minh Thông, để trao đến quý Dịch giả sau khi nhận phiếu thanh toán nơi Ban thư ký.

Cuối phần này, Hòa thượng Trưởng Ban nói: “Tùy theo năng lực mà tôi chỉ định công việc. Các thầy hãy coi đây là trách nhiệm của một sứ giả Như Lai. Xin tất cả hãy nhận phần việc của mình và hoàn thành một cách viên mãn”.

Hòa thượng hướng đến Tăng Ni sinh của trường Trung cấp như để động viên, Ngài nói: “Quá trình học chữ Hán qua kinh nghiệm và cách dịch từ các dịch phẩm của bậc thầy. Cái vốn để dịch được là biết khoảng 3.000 chữ Hán trong bộ môn mình thích. Việc đó không khó đối với Tăng Ni sinh có chí và quyết tâm”.

IV. Góp ý và trả lời:

- Hòa thượng Trưởng Ban đồng ý với đề nghị của Thượng tọa Minh Thông là: các dịch phẩm tập trung lại và làm vi tính tại trường.

- Hòa thượng giải thích thỏa đáng những thắc mắc mà Cư sĩ Giác Tuệ đã nêu ra.

- Ðể trả lời cho vấn đề Thượng tọa Minh Thông đặt ra, Hòa thượng nói: “Tất cả vị nào có năng lực dịch thụât, xin liên lạc với bộ phận chuyên môn để nhận bài về dịch. Con số 14 vị Dịch giả chỉ là bước sơ khởi”.

V. -Linh tinh:

- Trang trại của Thầy Minh Thông có thể trở thành trú xứ của Dịch trường. Hòa thượng sẽ nhờ Thượng tọa Nguyên Siêu (ở Mỹ) yểm trợ thiết lập Thư viện cho trang trại này, Ngài nói: “Vạnsự khởi đầu nan, việc gì cần thì sẽ xem xét và có kế hoạch bổ túc sau”.

- Ông Thái Bường (ở Úc) cúng dường cho Ban phiên dịch một máy điện thoại.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 15 giờ 45 cùng ngày.

Toàn thể tụng bài hồi hướng và lời phát nguyện.

Thư ký:Ðạo hữu Phước Thắng

Chủ tọa:Hòa thượng Thích Ðỗng Minh

---o0o---

LỜI BẠT

Trước đây khoảng 40 năm, trong báo “Văn Hóa Á Châu” tôi nhớ cụ Nguyễn Ðăng Thục có viết một bài nói về sự nghiệp phiên dịch của Ngài Huyền Trang. Trong đó, cụ cho biết hội đồng phiên dịch gồm cả ngàn người. Sau đó, tôi đọc trong báo Hoa văn thấy hội đồng phiên dịch của Ngài La Thập có đến 3.000 vị. Thật sự, tôi khiếp đởm! Tôi nghĩ: “Việt Nam mình không cách nào tổ chức được quy mô như thế. Tôi buồn! Do đó, tôi không dám nghĩ đến chuyện phiên dịch. Nhưng mấy chục năm gần đây, tôi thấy các Ngài của mình “đơn thân độc mã” cũng dịch được. Tôi bắt đầu nghĩ đến câu “Bỉ ký trượng phu...”.

Năm 1992, theo lời yêu cầu của thầy Tịnh Hạnh (Ðài Loan), tôi vân tập vài chục anh em tương đối có chút khả năng như tôi, nhận dịch 20 tập trong Tạng Ðại Chánh, mỗi tập khoảng 1.000 trang, mỗi trang trên dưới 1.500 chữ. Chúng tôi dịch đến giữa năm 2001 là xong. Cuối năm 2001, quý Tăng Ni sinh của tỉnh Khánh Hòa tốt nghiệp Cao cấp Phật Học và Hán-Nôm nâng cao được 14 vị, tôi nghĩ đến việc động viên và hướng dẫn họ dịch thuật vì đây là vấn đề hàng đầu của Tăng Ni Việt Nam. Sau khi trao đổi với 14 Tăng Ni nói trên, tôi tự nguyện đứng ra thành lập Ban phiên dịch. Việc làm này trong tình Pháp-hữu, tôi có thảo bàn với thầy Tuệ Sỹ trước khi bắt tay. Thầy Tuệ Sỹ cũng cho tôi biết là thầy đang dịch Tạng Thanh văn(Tạng này thầy tự đặt tên và đang thực hiện).

Sau khi thành lập Ban phiên dịch độ một tháng thì quý Tăng Ni xin gia nhập lên đến 25 vị, và hiện nay - sau 4 tháng – lên đến 37 vị.

“Vạn sự khởi đầu nan”, sau 4 tháng bắt tay vào việc, có những vấn đề phát hiện mà theo khả năng của chúng tôi khó giải quyết được. Chúng tôi xin mạo muội ghi vào đây để quý Tôn đức Tăng Ni cùng quý Pháp hữu, đồng bào Phật tử mười phương tiếp tay và thông cảm:

1- Tịnh tài cúng dường quý Dịch giả và chi phí trong công việc dịch thuật, đầu tiên dự trù trong phạm vi 14 vị, nay lên đến 37 vị là vấn đề nan giải. Chúng tôi xin kêu gọi chư Tôn đức cùng quý Phật tử mười phương hoan hỷ tiếp tay yểm trợ cho Phật sự truyền thừa đạo pháp này vượt qua trở ngại.

Theo chúng tôi được biết có một số Phật tử thắc mắc:Tại sao hiện nay có nhiều tổ chức dịch Ðại tạng kinh Phật giáo Việt Nam? Vậy nên ủng hộ cho tổ chức nào? Và Ðại tạng kinh chỉ có một mà sao có nhiều tổ chức dịch vậy?

Thưa quí Phật tử, thật sự Ðại tạng kinh không chỉ có một mà có nhiều Ðại tạng kinh, như: Ðại chánh tân tu đại tạng kinh, Càn Long đại tạng kinh, Thích Sa đại tạng kinh, Nam truyền đại tạng kinh, Tục tạng kinh..... Ngoài ra Trung Quốc có Tạng đời nhà Thanh, Nguyên, Minh, Tạng Hoàng cung.... Có thể tổ chức này dịch Tạng này, tổ chức kia dịch Tạng kia. Cũng có thể một Tạng nhiều tổ chức dịch. Có trường hợp một kinh mà nhiều người dịch, như bộ kinh Ðịa tạng, kinh Tam Bảo....bản dịch nào chính xác và hay thì phổ biến lưu hành. Trong vườn có nhiều thứ hoa thì càng đẹp chớ không sao. Mong quí phật tử cảm thông.

Do đó, chư Tôn đức Tăng Ni cùng mười phương thiện tín Phật tử, vị nào hoan hỷ góp tịnh tài vào Phật sự phiên dịch này, thì:

- Tại Việt Nam: liên lạc với Thầy Thích Minh Thông, chùa Long Sơn, số 20 đường 23 tháng 10, Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Ðiện thoại số: 823158.

- Tại Hải ngoại: liên lạc với Cư sĩ Quảng Thành, địa chỉ: 22232 ROSCOE BLVD CANOGA PARK, CA. 91304 – USA. Ðiện thoại số: 818 8882108, Fax: 818 8880815.

Công đức vô lượng!

Thưa quý vị, chúng tôi trộm nghĩ: “Nếu vấn đề tịnh tài không giải quyết được - nghĩa là không có thêm - thì dựa vào số ngân khoản hiện có, chúng tôi phân phối mỗi Dịch giả mỗi tháng dịch độ vài ngàn chữ để kết duyên với Pháp bảo, rồi sẽ hạ hồi phân giải”. Ðồng thời chúng tôi cũng xin thưa: “Ðây là việc làm chung của hàng con Phật chúng ta. Chúng ta cùng nhau tổ chức để làm là điều hợp lý, nhưng chúng tôi nhận thấy hầu hết quý Tôn đức đang bận lo nhiều Phật sự khác. Riêng chúng tôi, nay đã 76 tuổi, sau 55 dạy các Phật học viện, đặc biệt là Phật học viện Trung phần tại Hải Ðức Nha Trang, mấy năm nay không đứng lớp, mà tự thấy còn một chút sức khỏe và một chút tinh thần minh mẫn nên tự nguyện đứng ra tổ chức để quý Tăng Ni sinh làm vậy thôi. Chắc chắn là có lắm điều sai sót, xin chư Tôn đức hoan hỷ góp ý (theo địa chỉ: Thích Tâm Nhãn, chùa Long Sơn, số 20 Ðường 23-10, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. Ðiện thoại: 827239) để chúng tôi kịp thời sửa chữa.

2- Phật giáo là một bộ môn nặng về Triết học và Tâm lý học, do đó nội dung của nó chứa đựng cả một rừng thuật ngữ chuyên môn, chúng tôi không thể dịch hay chú thích hết được. Vậy, xin lỗi quý độc giả nào cần hiểu rõ cụ thể từng thuật ngữ thì xin tra cứu nơi tự điển Phật học.

3- Vấn đề thứ tự, chúng tôi tạm thời sắp xếp 10 tập đầu dành cho Duyên Khởi Luật Tạng,10 tập kế tiếp là bộ Giáo Khoa Phật Họcvà các bài giảng, 100 tập tiếp theo dành cho bộ Hiện Ðại Phật Giáo Học Thuật Tùng San, kế tiếp là bộ Thái Hư Toàn Thưvà bộẤn Thuận.Cuối cùng là những sách giáo lý chuyển ngữ từ Anh văn.

4- Vấn đề in ấn: Sau khi dịch xong mỗi tập, với phương tiện hiện có trong kế hoạch, chúng tôi cho photocopy 40 bản để cung trí vào Thư viện, gửi qua Ban Bảo trợ và biếu mỗi dịch giả một bản để lưu giữ. Nếu phương tiện có được, chúng tôi sẽ photocopy thêm để cúng dường các Tổ đình và các trường Phật học cùng các Tỉnh Giáo hội trên toàn quốc, như tập 4 vừa rồi (Tập này ra đầu tiên, nhưng mang số 4 vì theo thứ tự của Luật tạng).

5- Tại sao gọi là “cảo bản”? Sau khi tập 4 - mà là tập đầu tiên - ra mắt quý độc giả, có một số quý Tôn đức gọi điện hỏi chúng tôi: “Tại sao việc làm có vẻ tương đối quy mô như vậy mà gọi là “cảo bản”? (Vì trong Lời phi lộ tôi có dùng từ “cảo bản” để mệnh danh cho những dịch phẩm của chúng tôi). Tôi đã trả lời với quý Tôn đức đó, là: “Tôi muốn khiêm tốn dùng như thế, chứ bằng không thì vấp phải tình trạng như bản dịch kinhTrường A Hàm trong Ðại Tạng Kinh Việt Nam, xuất bản năm 1991. Trong kinh số 1, mang tên Sơ Ðại Bổn Duyênchỉ có 70 trang mà có đến 25 chỗ sai sót (Ðiều này tôi đã thông báo đến Hòa thượng Thích Minh Châu và Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành ngay từ tháng đầu, sau khi phát hành, mà cho đến nay - 2002 - chưa thấy bản đính chính những chỗ sai sót đó).

Hơn nữa, thực tế Phật giáo Trung Quốc, một dịch phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành, trải qua 9 công đoạn (tức 9 khâu), chúng tôi có cố gắng cũng đến khâu thứ 7 mà thôi, làm sao không gọi là cảo bản? Sự thực sao mình cứ nói vậy để hậu thế họ khỏi phê phán trách cứ”.

Trên đây là những lời bộc bạch của chúng tôi. Kính mong quý vị chứng tri.

THÍCH ÐỖNG MINH

---o0o---

PHƯƠNG DANH CHƯ TÔN ÐỨC TĂNG, NI CÙNG THIỆN NAM TÍN NỮ PHẬT TỬ MƯỜI PHƯƠNG, ÐÃ HOAN HỶ GÓP TỊNH TÀI VÀO VIỆC PHIÊN DỊCH “PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM”:

Hòa Thượng Thích Tâm Châu 200 USD – Chư Tôn Ðức Tăng và Phật tử trường hạ (2002) tại Tu Viện Trúc Lâm (Canada) 2300 USD –Hòa Thượng Thích Mãn Giác 200 USD – Hòa Thượng Thích Thắng Hoan 100 USD – Hòa Thượng Thích Hộ Giác 300 USD – Hòa Thượng Thích Thanh Ðạm và bổn đạo 1.100 USD – Thượng Tọa Thích Tịnh Từ 200 USD – Thượng Tọa Chùa Cổ Lâm 100 USD – Thượng Tọa Chùa Bát Nhã 100 USD – Thượng Tọa Thích Nguyên Ðạt 200 USD – Thượng Tọa Thích Quảng Bình 200 USD – Thượng Tọa Thích Như Ðiển (Ðức Quốc) 100 EUR – Thượng Tọa Thích Tánh Thiệt 1.000.000 VNÐ – Thượng Tọa Thích Phước Ðường (Pháp Quốc) 1.000 EUR – Sa Môn Thích Tuệ Hải (Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam) 200 USD – Ni Trưởng Thích Nữ Ðạt Hương - Ni Sư Thích Nữ Minh Liễu (Chùa An Tường, Nha Trang, Việt Nam) 200 USD – Ni Sư Thích Nữ Huệ AÂn (Hoa Kỳ) và bổn đạo 1.500 USD.

Võ Ðình Nguyên Tâm Thái 100 USD – Công Tằng Tôn Nữ Hòa 500 USD – Gia Ðình Hạnh Cơ 100 USD – Phạm Thị Hồng 100 USD – Nguyễn Thị Sen Quảng Minh 100 USD – Nguyễn Thị Vui 100 USD – Lê Thị Nhung 100 USD – Nguyễn Ðức Lợi 100 USD – Trần Thị Kim Anh và Thân Mẫu Thầy Nguyên An cùng Phật Tử Huỳnh Thị Kim Xuân (Nha Trang, Việt Nam) 100 USD – Ni sư Diệu Từ (Hoa Kỳ) 1.000 USD – Thượng tọa Thích Quảng Ba (Úc) 1.000 AUD – Lý Ðạt Hoa 135 EUR (cầu siêu cho hương linh Lý Hoang Ðường) – Trịnh Thị Lan 165 EUR (cầu an cho Trịnh Viết Tác, PD Nguyên Thành) – Trương Văn Chát, PD Nguyên Từ – Ðinh Thị Lụa, PD Nguyên Hạnh – Trần Minh Trị, PD Nguyên Phát – Trương Chi Hiếu, PD Nguyên Thảo 1.000 USD – Ðặng Thị Phiếm, PD Tâm Hương 100.000 VNÐ, Ðồng Kiến Thụy 200USD Ngoài ra cũng có những vị trong nước và ngoài nước, gởi tịnh tài đến cúng, đề tên là “vô danh”, tổng cộng 1.200.000 VNÐ. Tôi cũng trân trọng mạng phép ghi vào đây.

(Ghi chuù: Tôi bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao 11 năm nay, hằng ngày phải uống thuốc. Do đó, trong số Chư Tôn Ðức Tăng Ni và Phật tử có quý danh trên đây gởi tịnh tài cho tôi uống thuốc, nhưng tiền thuốc tạm đủ nên tôi chuyển qua cúng vào Phật sự tương đối trọng đại nầy. Mong quý vị chứng tri và thông cảm).

Ban Bảo Trợ Phiên Dịch

“Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam” (tại Hoa Kỳ):

Tháng 3 năm 2002:

Ông Bà Nguyên Ðịnh $100 – Bà Diệu Mỹ $40 – Ðh Nguyên Thái $10 – Ðh Nguyên Nhuận $10 – Ðh Châu Thị Bê $10 – Ðh Trương Tuất $120 – Ðh Ðồng Tuấn $10 – Ðh Nguyên Hoa $30 – Ðh Diệu Ðức $20 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Từ Mẫn $20 – Ðh Nguyên Lượng $20 – Ðh Quảng Thành $60 – Ðh Nguyên Phương $50.

Tháng 4 năm 2002:

Thượng Tọa Nguyên Hạnh $500 – Ðh Từ Mẫn $100 – Ðh Quảng Thành $25 – Ðh Hải Tuệ $25 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Nguyên Lượng $20 – Ðh Nguyên Phương $25 – T.T. Giác Sĩ $20.

Tháng 5 năm 2002:

Thượng Tọa Nguyên Siêu $500 – Ðh Chơn Quang $400 – Bà Võ Thị Vững $100 – Cô Trang Thúy Liễu $100 – Ðh Diệu Tịnh $50 – Ðh Nguyễn Thị Cẩm Tú $5 – Bác Bửu Diệu Mai $20 – Ðh Nguyễn Kim Thanh $20 – Ðh Nguyễn Tấn Thọ (Tâm Nguyên Khương) $20 – Ðh Ðức Hạnh $20 – Ðh Nguyên Minh Hồ Hương Lộc $15 – Ðh Nguyên Ðạt $40 – Ðh Nguyên Lượng $120 – Ðh Hải Tuệ $25 – Ðh Nguyên Phương $25 – Thượng Tọa Giác Sỹ $20 – Ông Bà Nguyên Cát $50 – Ðh Huỳnh Văn Thất $40 – Ðh Nguyên Thần và Ngọc Thuận $50 – Ðh Nguyễn Ngọc Diệp $30 – Ðh Nguyễn Ngọc Minh $20 – Ðh Nguyễn Thị Hồng $50 – Ðh Thái Nguyên $5 – Ðh Phan Anh $10 – Ðh Diệu Chơn $10 – Ðh Từ Lạc $10 – Ðh Thiện Từ $10 – Ðh Diệu Thanh $15 – Ðh Hoàng Loan $20 – Ðh Minh Châu $10 – Ðh Nguyên Ðịnh và Nguyên Hương $100 – Ðh Diệu Tâm $10 – Ðh Tường Vân $20 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Quảng Thành $25.

Tháng 6 năm 2002:

Hòa Thượng Thắng Hoan $500 – Ðh Quảng Thành $100 – Ðh Diệu Ðức Bùi Thị AÂn $500 – Ðh Huệ Ngọc Nguyễn Hiền và Chánh Hiền Hậu Mai Văn Nhi $500 – Bác Sĩ Võ Thanh Sơn $200 – Ðh Minh Thành Trang Anh Tuấn $30 – Ðh Ðức Hạnh $20 – Ðh Mai Jennifer Pd Chơn An Nghĩa $50 – Ðh Mai Christina Pd Chơn An Hiếu $50 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Hải Tuệ $25 – Ðh Nguyên Phương $25 – Cô Nhật Nhơn $40 – Gia Ðình Lý Trọng Nhơn và Hương $50.

Tháng 7 năm 2002:

Ðh Ðức Hạnh $20 – Ðh Bùi Thị Ngọc Bích $50 – Thích Diệu Ðức $100 – Ðh Diệu Thiện Ngô Thị Ý $100 – Ðh Diệu Hoa Mai Thị Tuyết $100 – Ðh Quảng Niệm Ngô Thị Bảy $100 – Ðh Nguyên Ðạt $60 – Thượng Tọa Giác Sĩ $40 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Hải Tuệ $25 – Ðh Nguyên Phương $25.

Tháng 8 năm 2002:

Thượng Tọa Nguyên An $150 – Ðh Nguyên Thần $50 – Ðh Diệu Mỹ $15 – Ðh Tâm Tịnh $50 – Ðh Nguyên Nghiêm $20 – Ðh Diệu Tịnh Nguyễn Thị Niệm $20 – Ðh Nguyên Hưng Quách Kiến Quốc $50 – Ðh Nguyên Anh Nguyễn Bích Vân $20 – Ðh Tâm Kiên & Diệu Thanh $20 – Bác sĩ Võ Ðình Ðức $100 – Ðh Diệu Thuận $25 – Ðh Ngô Ðức Dũng $200 – Ðh Từ Mẫn $100 – Chị Nam $20 – Ðh Huỳnh Văn Thất $60 – Ðh Hải Tuệ $25 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Nguyên Phương $25 – Ông Bà Vũ Ðức Thắng $100 – Ðh Ðức Hạnh $20 – Ðh Minh Thành $30 – Ông Bà Tô Kiến Văn $100.

Tháng 9 năm 2002:

Ðh Ðức Hạnh $20 – Ðh Ðồng Nghĩa Trần Minh An $30 – Ðh Trần Chí Trung $40 – Bà Phan Nam Sách $20 – Ðh Minh Thành Trang Anh Tuấn $20 – Ðh Quảng Niệm Trương Thị Vân (hồi hướng công đức cầu siêu cho Lương Phúc) $100 – Ðh Nguyễn Ðăng Hùng và Nguyễn Thị Vân $50 – Ðh Thiện Ngọc Trương Tài $125 – Ðh Diệu Minh $100 – Ðh Huỳnh Thị Vân $20 – Chị Thái $20 – Ðh Diệu Pháp $20 – Chị Nam $20 – Ðh Hải Tuệ $25 – Ðh Như Bửu $20 – Ðh Nguyên Phương $25 – Ðh Nguyên Thần $100 – Ðh Nguyên Ðạt $40 – Ðh Hạnh Thiện $10 – Ðh Minh Chánh $10 – Ðh Diệu Liên $10 – Ðh Diệu Hoa $30 – Ðh Diệu Tâm $10 - Ðh Chơn Huy $20 – Ðh Diệu Lạc A $10 – Ðh Diệu Lạc B $50 – Ðh Tịnh Tâm $10 – Ðh Tâm Quả $10 – Ðh Diệu Truyền $60 – Ðh Huệ Phương $10 – Ðh Diệu Hạnh $10 – Ðh Diệu Minh $10 – Ðh Diệu Quy $10 – Ðh Nguyên Chất $10 – Ðh Tâm Quang $10 – Ðh Thiện Ðạt $10 – Ðh Tịnh Ngọc $10 – Ðh Nguyên Trang $5 – Ðh Mỹ Lê $10 – Ðh Diệu Khai $5 – Ðh Minh Trí $10 – Ðh Minh Kiên $10 – Ðh Minh Phương $10 – Ðh Nhựt Nhơn $20.

(Mặc dù cố gắng tối đa, khi đánh máy vẫn thường có những sai, thiếu. Chúng tôi xin quý vị hoan hỷ và thông báo cho chúng tôi biết để điều chỉnh trong bản tin số tới. Danh sách từ tháng 10 năm 2002 trở đi sẽ được đăng trong Bản Tin số 2)

Bản tin BBTPDPTVN
22232 Roscoe Blvd.
Canoga Park, CA.91304

Tỳ Kheo Thích Ðổng Minh

Kính ghi.

---o0o---

Nha Trang ngày vía Ðức Quán Âm tháng chín năm Nhâm Ngọ (2002).

Phật lịch 2546 – 2002

THƯ NGÕ

Kính gửi: Quý Tôn Ðức Tăng, Ni cùng Phật Tử mười phương

Thưa quý vị,

Sau khi “Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam” tập 11A,11B,11C thuộc bộ “ GIÁO KHOA PHẬT HỌC” do cư sĩ Hạnh Cơ dịch và biên soạn, ra mắt độc giả, vì tịnh tài của Ban Phiên Dịch chỉ được phép photo 28 bộ để biếu tặng các trường Phật học, nên có quý tôn đức đề nghị cho biệt hành những pháp bảo quan yếu như thế này, càng nhiều càng tốt, để phổ biến sâu rộng cho Tăng, Ni và Phật tử đọc.

Tôi trân trọng viết thư ngõ nầy, nhằm mục đích lưu ý chủ Tôn Ðức Tăng, Ni, mỗi khi quí tự viện có lễ, cầu an, cầu siêu, hay Phật tử phát tâm Bồ Ðề cúng dường Pháp, như Chùa Long Sơn, Chùa Hội Phước, Chùa Thiên Phú, Chùa Vạn Thạnh, Chùa Kim Quang, Chùa Thiên Hòa, Chùa Kim Sơn, Chùa Thiền Lâm .v.v... đã từng làm, thì Quý vị hướng dẫn họ photo những giáo lý quan yếu nầy, cho người con Phật nghiên cứu tu học.

Hiện nay, chúng tôi có đến trên 100.000 trang sách, gồm cả kinh, luật, luận đã dịch và đánh vi tính xong, quý vị nào cần “CÚNG DƯỜNG PHÁP”, chúng tôi sẵn sàng phục vụ, để cầu nguyện cho ÐẠO PHÁP trường tồn trên thế gian này, ngõ hầu chúng sanh được hưởng pháp lạc. Pháp bảo cần lưu thông, chúng tôi không giữ bản quyền, như thường tình.

Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh

Cẩn bạch

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]