Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 28: Pháp hội dũng mãnh thọ trưởng giả thứ hai mươi tám

15/04/201312:27(Xem: 13355)
Phần 28: Pháp hội dũng mãnh thọ trưởng giả thứ hai mươi tám

Kinh Đại Bảo Tích

Phần 28: Pháp hội dũng mãnh thọ trưởng giả thứ hai mươi tám

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc cùng chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội, đều là A La Hán các lậu đã hết không còn phiền não, được thượng điều phục như đại long, chỗ làm đã xong bỏ những gánh nặng đã được lợi mình hết kiết sử các cõi, chánh trí giải thoát tâm được tự tại, tối thượng ứng cúng mọi người quen biết, chỉ có Ngài A Nan còn ở bực hữu học. Tên của các Ngài ấy là:A Nhã Kiều Trần Như, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Ca Thấp Ba, Xá Lợi Phất, Ðại Mục Kiền Liên,

Ma Ha Kiếp Tân Na, Ma Ha Câu Si La, Ma Ha Phạm Phả, La Hầu La, Nan Ðà v. v…làm bực thượng thủ.

Lại có năm trăm đại Bồ Tát câu hội đều được tam muội và đà la ni.

Bấy giờ trong thành Xá Vệ có trưởng giả tên Dũng Mãnh giàu có nhiều của báu kho đụn đầy tràn, những vàng bạc lưu ly xa cừ mã não san hô hổ phách ma ni chơn châu voi ngựa bò dê kẻ hầu người hạ các loại buôn bán tất cả đều nhiều. Thưởng giả Dũng mãnh Thọ cùng năm trăm trưởng giả yến hội nghị rằng: «Nầy các Ngài! Phật xuất thế khó, được thân người khó, gặp Phật cũng khó, ở trong Phật pháp do lòng tinh xuất gia cũng khó, thành tánh Tỳ kheo lại càng khó, đúng phép tu hành cũng khó, biết ơn báo ơn mang chút ơn chẳng quên người nầy khó có, ở nơi Phật phápcó thể sanh lòng tin ưa người nầy khó được, tin ưa thành tựu việc nầy lại khó, trang nghiêm Phật pháp sự nầy cũng khó, giải thoát sanh tử càng khó gấp bội. Chúng ta vì Thanh Văn thừa Bích Chi Phật thừa mà cầu diệt độ hay sẽ phát xu tối thượng Phật thừa».

Mọi người đều xướng lên rằng: «Chúng ta phải ở nơi vô thượng Phật đạo mà chứng Niết Bàn».

Chúng trưởng giả quyết nghị xong cùng xuất thành đến rừng Kỳ Ðà đảnh lễ chưn Phật hữu nhiễu ba vòng ngồi qua một bên.

Ðức Thế Tôn biết mà cố ý hỏi: «Chư trưởng giả có duyên gì nay đến chỗ Phật? ».

Trưởng giả Dũng Mãnh Thọ cùng năm trăm trưởng giả đứng dậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chấp tay cung kính bạch Phật rằng: «Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi đồng tập hội nghị rằng: Phật xuất thế khó, thân người khó được nhẫn đến giải thoát sanh tử càng khó gấp bội, nay chúng ta sẽ ở nơi Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật thừa mà cầu diệt độ hay sẽ phát xu vô thượng Phật thừa! Chúng tôi đồng xướng lên rằng: chúng ta phải ở nơi vô thượng Phật đạo mà chứng Niết bàn. Do quyết nghị ấy mà chúng tôi đến chỗ đức Như Lai Ðẳng Chánh Giác.

Bạch đức ThếTôn! Ðại Bồ Tát chí cầu vô thượng Bồ đề, phải học thế nào? Trụ thế nào? Tu thế nào?.

Ðức Phật nói: «Lành thay lành thay! Các ông phát xu Vô thượng Bồ đề đến chỗ Phật phải lắng nghe kỹ khéo nghĩ nhớ lấy. Như chư đại Bồ Tát nên học nên trụ nên tu sẽ vì các ông mà nói ».

Chúng trưởng giả vâng lời dạy lắng nghe.

Ðức Phật phán dạy: «Nầy chư trưởng giả! Ðại Bồ Tát ở nơi vô thượng Bố đề có chí nguyện thù thắng phải đối với tất cả chúng sanh khởi tâm đại bi, phải rộng tu hành phải siêng huân tập. Vì thế nên Bồ Tát ở nơi thân thể sanh mạng tài sản vợ con kho tàng nhà cửa uống ăn y phục xe cộ mền nệm hoa hương tất cả đồ dùng phải là không ái trước. Tại sao?Vì chúng sanh chấp trước nơi thân mà tạo nghiệp ác, do nghiệp ác mà đọa trong địa ngục. Nếu đối với chúng sanh khởi tâm đại bi thì chẳng chấp trước thân mạng tài và sẽ sanh thiện đạo. Ðại Bồ Tát ở nơi vô thượng Bồ đề có chí nguyện thù thắng đối với chúng sanh khởi từ bi rồi phải tu đại xả mà chẳng cầu báo, người chẳng cầu báo phải an trụ giới luật, ba giới thanh tịnh rồi phải đủ nhẫn nhục hay nhẫn các điều ác hại rồi nên phát khởi tinh tiến chẳng tiếc thân mạng, nên tu nhứt tâm an trụ thiền định, nên tu trí huệ thiện xảo phương tiện, phải ở nơi ngã nhơn chúng sanh thọ mạng đều xả ly. Vì chúng sanh nên hành bố thí thọ trì cấm giới, vì chúng sanh nên tu nhẫn nhục phát khởi tinh tiến, vì chúng sanh nên nhập thiền định tu tập trí huệ thiện xảo phương tiện».

Chúng trưởng giả bạch Phật: «Bạch đức Thế Tôn! Ở nơi thân mạng và vợ con tất cả tài vật lòng chúng tôi thường mến tiếc. Ðại Bồ Tát quan sát thế nào ở nơi thân mạng tài có thể không tham lẫn? ».

Ðùc Phật phán dạy: «Nầy thiện nam tử! Ðại Bồ Tát có chí nguyện thù thắng nơi Vô thượng Bồ Ðề phải quan sát thân nầy có vô lượng lỗi họa, các vi trần tích tập sanh trụ dị diệt niệm niệm dời đổi, chín cửa chảy dơ như hang rắng độc, trong ấy không chủ như xóm hoang vắng, rốt ráo phá hoại như ngói bình chưa nung, nước dơ đầy tràn như chậu phẩn dãi, chứa những bất tịnh như hầm tiêu, chẳng động chạm đến được như nhọt dữ, tham ngon bị họa như món ăn lộn chất độc, chẳng biết ơn đức như Vị Sanh Oán, khi dối mọi người như ác tri thức, bị si ái hại như làm bạn khỉ vượng, dứt mạng trí huệ như sát nhơn, đoạt các pháp lành như trộm cướp, thường tìm dịp hại như oán thù, không có từ tâm như người hàng thịt, khó hầu gần như kẽ bạo ác, như tên cắm vào thân động tới thì đau như nhà hư mục phải luôn sửa sang, như xe cũ hư khó dùng, như hộp rắng độc khó gần, như quán trọ chỗ họp của kẻ mệt mõi, như nhà cô độc không bị nhiếp thuộc, như lính ngục chuyên hai, như vua lo nước, như thành trì biên giới phải phong sợ, như ác quốc nhiều tai họa, như chén bể khó cầm, như thờ lửa không chán, như dương diệm hư dối, như huyễn hóa mê hoặc người như lột cây chuối không lõi cứng, như khối bọt nước chẳng nắm cầm được, như bong bóng nước mau sanh mau diệt, như cây bờ sông lâm nguy lai động, như giòng sông chảy xiết trọn đến biển chết.

Bồ Tát lại quan sát thân nầy nhơn duyên trước sau của nó, ban đầu do dục ái hòa hiệp mà sanh, vì nuôi lớn lên nuốt đồ ăn vào đến sanh tạng đàm ấm tiêu hóa, kế vào đến huỳnh tạng lúc sắp thục thì biến làm chất chua, kế vào đến phong tạng do phong lực chia ra nước và cặn bã lưu hành riêng thành đại tiểu tiện. Nước biến ra máu máu biến thành thịt, trong thịt sanh mỡ, nơi mỡ sanh xương sanh tủy. Nhơn duyên của thân thể trước sau đều bất tịnh như vậy.

Khi quan sát như trên Bồ Tát lại nên suy nghĩ: Thân nầy do ba trăm sáu mươi khối xương ráp thành như nhà mục hư, các lóng đốt chi trì dùng bốn lưới mạch giăng bủa giáp vòng, năm trăm phần thịt như bùn tô trét, sáu mạch cột nhau, năm trăm gân ràng rịt, bảy trăm mạch nhỏ dùng làm lạc bện, mười sáu mạch to câu mang liền nhau, có hai sợi dây thịt dài ba tầm rưỡi vấn gút nơi trong, mười sáu trường vị vây quanh sanh tạng thục tạng, hai mươi lăm mạch hơi như kẻ song, , một trăm lẻ bảy cửa huyệt như bình bể nát, tám vạn lỗ lông như cỏ loạn trùm, năm căn bảy khiếu đầy tràng chất dơ, bảy lớp da gói ghém, lục vị nuôi lớn như thờ lửa nuốt thâu chẳng chán.

Thân thể như vậy tất cả hôi dơ tánh chất thúi rã. Có ai nên ái trọng nó mà sanh kiêu mạn. Chỉ nên quan sát nó như giữ cái bình, như gìn chiếc xe, nuôi dưỡng nó để được đến Bồ Ðề vậy ».

Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:

«Thân nầy là chậu dơ
Dường như bình đựng phẩn
Phàm phu không trí huệ
Cậy sắc sanh kiêu mạn
Trong mũi hằng chảy mũi
Hơi miệng luôn hôi hám
Mắt ghèn thân đầy trùng
Ai nên tưởng lạc sạch
Như người cầm hòn than
Mài dồi muốn trắng bóng
Dầu mài đến mòn hết
Thể sắt than không đổi
Dầu muốn thân mình sạch
Rửa hết cả nước sông
Thân trọn không sạnh được
Vì thể chất vốn dơ.

Nầy các thiện nam tử! Nếu Bồ Tát phátchí nguyện thù thắng hướng đến vô thượng Bồ đề thì nên quan sát thân thể nầy bốn mươi bốn thứ:

Một là thân nầy đán chán vì tánh không hòa hiệp vậy. Hai là thân nầy hôi dơ vì máu mủ thường chảy vậy. Ba là thân nầy chẳng bền vì cứu cánh bại hoại vậy. Bốn là thân nầy yếu đuối vì chi tiết trì nhau vậy. Năm là thân nầy chẳng sạch vì chất dơ dáy đầy tràn vậy. Sáu là thân nầy như ảo thuật vì phỉ gạt phàm phu vậy. Bảy là thân nầy như miệng nhọt vì cửu khiếu thường chảy vậy. Tám là thân nầy lưả cháy vì lửa dục thạnh vậy. Chín là thân nầy là lửa vì lửa giận mạnh vậy. Mười là cháy khắp vì lửa si cháy khắp vậy. Mười một là thân nầy tối tăm vì tham sân si vậy. Mười hai là thân nầy sa lưới vì bị lưới ái trùm vậy. Mười ba là thân nầy là khối ung nhọt vì đầy ung nhọt vậy. Mười bốn là thân nầy chẳng an vì bốn trăm lẻ bốn bệnh vậy. Mười lăm là chỗ ở của côn trùng vậy. Mười sáu là thân nầy vô thường vì cứu cánh phải chết vậy. Mười bảy là thân nầy ngoan si vì không rõ các pháp vậy. Mười tám là như đồ sành vì sanh trụ hoại vậy. Mười chín là bức bách vì nhiều lo sầu vậy. Hai mươi là không được cứu hộ vì chắc hoại diệt vậy. Hai mươi mốt là hiểm ác vì siễm cuống khó biết vậy. Hai mươi hai là như hố không đáy vì tham muốn không chán vậy. Hai mươi ba là như lửa nhận củi vì tham sắc chẳng nhàm vậy. Hai mươi bốn là không nhàm đủ vì tham thọ ngũ dục vậy. Hai mươi lăm là như bị đập đánh vì bị tổn hại vậy. Hai mươi sáu là bất định vì thạnh suy tăng giảm vậy. Hai mươi bảy là thân chuyển theo tâm vì chẳng chánh tư duy vậy. Hai mươi tám là chẳng biết ơn vì chắc bỏ gò mả vậy. Hai mươi chín là bị kẻ khác ăn vì chồn sói kiến mối ăn vậy. Ba mươi là như bộ máy vì gân xương chi trì vậy. Ba mươi mốt là chẳng khả quan vì máu mủ phẩn dơ vậy. Ba mươi hai là chẳng tự do vì phải nương uống ăn vậy Ba mươi ba là hư vọng gói cột vì trọn bại hoại vậy. Ba mươi bốn là ác hữu vì nhiều nghịch hại vậy. Ba mươi lăm là kẻ giết hại vì nó tự tàn hại vậy. Ba mươi sáu là đồ khổ họa vì nhiều khổ bức bách vậy. Ba mươi bảy là khối khổ vì năm uẩn sanh vậy. Ba mươi tám là không có chủ vì các duyên sanh vậy. Ba mươi chính là không có mạng vì rời lìa tướng nam nữ vậy. Bốn mươi là rỗng không vì phải quán uẩn giới sứ vậy. Bốn mươi mốt là hư vọng vì như chiêm bao vậy. Bốn mươi hai là chẳng thiệt vì như huyễn hóa vậy. Bốn mươi ba là huyễn hoặc vì như dương diệm vậy. Bốn mươi bốn là thân nầy khi dối vì như bóng tượng trong gương vậy.

Lúc quan sát thân thể như vậy, đối với thân mạng vợ con tài vật Bồ Tát đều lìa chán không còn ái luyến mau thành tựu sáu Ba la mật sớm được vô thượng Bồ đề ».

Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:

« Ðược thân người tốt thật là khó
Chớ vì thân nầy tạo nghiệp ác
Cứu cánh gò hoanh nuôi chồn sói
Chớ vì ác kíến sanh tham ái
Phàm ngu mê hoặc vì cuồng si
Do ái thân nầy tạo ác nghiệp
Thân nầy cũng lại chẳng biết ơn
Ngày đêm chỉ thêm duyên khổ họa
Cơ quan động chuyển thường mỏi nhọc
Mũi qiải tiên lợi hằng tràn đầy
Ðói khát nóng rét luôn bức ngặt
Nào có người trí lại ái thân
Thân nầy không nhàm như hố sâu
Luống hay nuôi lớn những oán hại
Do nơi thân nầy thường làm ác
Phải thọ khổ báo vô lượng kiếp
Nên nhớ gìa chết siêng tu phước
Chánh tín sanh vào trong Phật pháp
Uống ăn y phục các hương thoa
Dưỡng nuôi thân nầy đã từ lâu
Ai hay nắm giữ cho chẳng hoại
Phải biết vô ích chớ đam mê
Ðức Phật Như Lai rất khó gặp
Trong vô lượng khiếp một lần hiện
Ðối với Phật pháp nên tin sâu
Ác đạo đáng sợ chớ theo nó
Dầu cho sống lâu ngàn kiếp năm
Còn sợ vô thường sanh lòng chán
Huống là giây lát không bảo đảm
P hải bị trầm luân trong ác đạo
Hoặc có ác hữu đến khuyên bảo
Thân người khó được nay đã được
Cầu nhiều của báu hưởng dục lạc
Kịp thuở khỏe mạnh vui chơi thỏa
Có ai cầu của mà sung sướng
Dầu được giữ gìn vẫn khổ nhọc
Người ngu như vậy luống vọng ngôn
Thế nên người trí phải quan sát
Tài vật như ảo cũng như mộng
Chúng sanh ngu si bị phỉnh lầm
Trong sát na được sát na mất
Ðâu có người trí lại mến luyến
Như nhà ảo thuật hóa ảo sự
Thành càn Thát Bà nhiều hình sắc
Của báu cũng vậy gạt phàm ngu
Ở trong hư vọng nào có thiệt
Chiu nhiều khổ não cầu tài lợi
Nước lửa vua giặc thường xâm đoạt
Do đây hay làm nhơn duyên khổ
Ðâu có người trí sanh mếm luyến
Có những kẻ thường hoài tham ái
chạy theo tài lợi không biết chán
Ðối với cha mẹ không từ tâm
Cho đến thân thuộc sanh oán hại
. Lời nói thuận hành lòng sâu độc
Gây tạo nhiều nghiệp duyên khi dối
Hoặc học tà luận tà chú thuật
Dối khoe tài nghệ như dâm nữ
Hoặc lại siểm cuống hiện nhu hòa
Hoặc lại cang cư
ờng hiện oai mãnh
Vô lượng ác nghiệp nhiều như vậy
Không gì chẳng do tài lợi sanh
San hô vàng ngọc châu ma ni
Vật ấy bổn lai như bọt bóng
Chẳng biết được nó như ảo hóa
Vì vật hư giả đọa tham đồ
Thời kỳ Di Lạc Phật xuất thế
Bổ xứ thành Phật nối Thích Ca
Cõi nước hoàng kim lót mặt đất
Thất bửu hiện ra từ đâu đến
Kiếp tận thế gian bị thiêu hoại
Tu Di sông biển khô cháy hết
Cứu cánh hư mất hoàn hư không
Những của báo nầy đi về đâu
Gây tạo nghiệp báo ác cầu tài vật
Nuôi nấng vợ con cho rằng vui
Ðến lúc lăm chung khổ bức thân
Hoặc vợ hoặc con không cứu được
Ở trong tam đồ kinh sợ kia
Chẳng thấy vợ con cùng thân thuộc
Ngựa xe của báu thuộc người khác
Thọ khổ có ai chia sớt được
Cha mẹ anh em cùng vợ con
Bằng hữu bè bạn và của cải
Chết đi không một cùng gần kề
Chỉ có ác nghiệp thường theo sát
Người trí trọn chẳng vì thân ái
Mà tạo nghiệp mãn mời ra khỏi
Thân thuộc không ai thay thế được
Diêm La sứ giả chỉ khảo nghiệp
Chẳng hỏi thân quyến và bằng hữu
Người được thân người chẳng bỏ ác
Khổ sở nay phải cam nhận chiu
Diêm La thường bảo người tội ấy
Ta không gia được một chút tội
Người tự tạo tội nay tự đến
Nghiệp báo tự chiệu không ai thế
Cha mẹ vợ con không cứu được
Chỉ nên siêng tu nhơn xuất thế
Thế nê phải bỏ nghiệp xích xiềng
Khéo biết xa lìa cầu an lạc
Với vợ con nhà nên biết sợ
Hằng nương Phật giáo chánh tu hành
Tại gia phùng thạnh là gốc khổ
Dường như lò lữa rất đáng sợ
Thân tâm nóng bức bị đốt cháy
Ðâu có người trí sanh tham ái
Ưa thích tu hành các Phật pháp
Không hề doanh cầu là khoái lạc
Phàm phu ngu tối chẳng biết hay
Nhà là gốc khổ lại tham ái
Nơi khối da xương gân thịt kia
Mê lầm vọng tưởng là chồng vợ
Chẳng biết thân thể như ảo hóa
Phàm phu ngu tối sanh tham ái
Người trí biết thân là lỗi họa
Dục lạc trong đời đều vất bỏ
Cầu pháp phải như cầu lương dược
Phải mau bỏ lìa dây tại gia ».
Nghe pháp xong năm trăm trưởng giả được vô sanh nhẫn vui mừng hớn hở nói kệ rằng:
«Mừng thay được lợi lớn
Tối thượng trong lợi ích
Chúng tôi đối Phật pháp
Ðều sanh lòng vui thích
Phát xu đại Bồ đề
Lợi lạc cho chúng sanh
Pháp lành dùng nuôi mạng
Giác huệ tự an tâm
Thương xót các chúng sanh
Nguyện sẽ thành Phật đạo
Chúng tôi đều đã phát
Tâm Bồ đề vô thượng
Thân vàng tướng trang nghiêm
Chiếu sáng khắp thế giới
Người thích tâm Bồ đề
Sẽ được tâm Như Lai
Ðại tâm Bồ đề tâm
Tối thượng trong các tâm
Giải thoát tất cả phược
Ðầy đủ các công đức
Các chúng sanh ít phước
Nơi đây không ưa thích
Chẳng nhìn lỗi sanh tử
Chẳng thích tâm Bồ đề
Tâm Bồ đề công đức
Nếu có sắc phương phần
Rộng khắp cõi hư không
Không gì dung chứa được
Trong sát độ chư Phật
Nhiều như các sông Hằng
Giả sử trải trân bửu
Dùng cúng dường chư Phật
Có người hay chấp tay
Hồi hướng tâm Bồ đề
Phước đây hơn phước trên
Chẳng thể suy tính được
Nào riêng phước cúng dường
Phước khác cũng như vậy
Tâm Bồ đề như vậy
Ðấng Tối Thắng tuyên nói
Tâm Bồ đề tối thắng
Như thuốc a già đà
Trừ được tất cả bịnh
Cho tất cả an vui
Tôi thấy các chúng sanh
Bị ba đọc nhiệt não
Trí giả vô lượng kiếp
Cần khổ thường tu tập
Như Y Vương dũng mãnh
Ðầy đủ hạnh Bồ đề
Cứu vớt chúng sanh khổ
Lìa hẳn các ưu não
Tất cả chỗ thọ sanh
Trọn chẳng bỏ thân nầy
Siêng tu các hạnh nguyện
Dũng mãnh cầu Phật pháp
Chúng tôi được lợi lành
Chúng tôi lòng vui thích
Nay gặp Phật Thích Ca
Sẽ được thân Như Lai ».

Bấy giờ đức Thế Tôn liền mỉm cười, từ diện môn của đức Phật phóng ra những thứ tia sáng sanh vàng đỏ hồng tía pha lê chiếu đến vô lượng vô biên thế giới cho đến trời Phạm Thế, oai quang cùa nhựt nguyệt đều bị ẩn khuất, trở về nhiễu ba vòng rồi nhậpvào đảnh Phật.

Tôn giả An Nan đứng vậy trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay bạch đức Phật rằng: «Bạch thế Tôn! Có nhân duyên gì mà đức Phật mỉm cười ».

Tôn giả liền kệ rằng:

«Chư Phật là đạo sư tối thượng
Chẳng không duyên cớ hiện mỉm cười
Ðấng thương xót lợi ích thế gian
Xin nói nhơn duyên của sư ấy
Chúng sanh nghèo thiếu không pháp tài
Nên ban nói thừa lớn tối thượng
Hay làm mắt sáng cho thế gian
Xin nói nhơn duyên Phật cười mỉm».

Ðức Phật phán dạy: «Nầy An Nan! Ông có thấy năm trăm trưởng giả nay ở trước Phật phát tâm vô thượng Bồ đề chăng?

-Vang tôi đã thấy, bạch đức Thế Tôn!

-Nầy A Nan! Năm trăm trưởng giả nầy thuở xưa đã ở nơi trăm ngàn ức na do tha chư Phật thừa sự cúng dường, trồng các thiện căn, nay nghe ta nói pháp đều được vô sanh nhẫn. Các trưởng giả nầy về sau chẳng còn sanh ác đạo thường thọ khoái lạc trong Nhơn Thiên. Ðời sau ở chỗ Di Lạc, các trưởng giả nầy thân cận cúng dường cung kính tôn trọng tán thán, với tất cả chư Phật trong Hiền kiếp cũng như vậy, ở chỗ chư Phật nghe chánh pháp thọ trì đọc tụng vì người mà giảng nói. Quá hai mươi lăm kiếp, các trưởng giả nầy sẽ ở trong các Phật độ thành Vô thượng Bồ đề đều thành một danh hiệu Thắng Liên Hoa Tạng Như Lai Ứng Cúng Ðẳng Chánh Giác».

Tôn gỉa An Nan bạch đức Phật: «Hi hữu Thế Tôn! Hi hữu Thiện Thệ! Nên đặt tên pháp môn quảng đại nầy là gì, chúng tôi phải thọ trì thế nào? ».

Ðức Phật phán dạy: «Nầy A Nan! Pháp môn nầy tên là Du Già Sư Ðịa, cũng gọi là Dũng Mãnh Thọ Trưởng Gỉa Sở Vấn, ông nên thọ trì».

Ðức Phật nói kinh nầy rồi, Tôn Gỉa A Nan và các Tỳ Kheo năm trăm trưởng giả các chúng Bồ Tát, Trời Người Thiên Long Bát Bộ nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.



PHÁP HỘi DŨNG MÃNH THỌ TRƯỞNG GỈA

THỨ HAi MƯƠi TÁM

HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]