Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Phẩm Diệu-Trang-Nghiêm-Vương bổn-sự

12/04/201318:14(Xem: 10205)
27. Phẩm Diệu-Trang-Nghiêm-Vương bổn-sự

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng nghĩa - Quyển VII

27. Phẩm Diệu-Trang-Nghiêm-Vương bổn-sự

Pháp Sư Thích Thiện Trí

Nguồn: Pháp Sư Thích Thiện Trí

Sau khi phá trừ hành ấm, cội gốc của sự khởi động u uẩn để sinh ra các pháp đều đã thôi dứt. Sáu căn rỗng lặng không dong ruổi theo sáu trần.
Sinh diệt đã diệt, tịch diệt hiển bày, nhân đó phát sinh trí tuệ đạt đến thể vô sinh.
Các bậc Nhị thừa thì phá trừ “câu sinh ngã chấp” nghĩa là phát trừ sự huân tập tiềm ẩn, u uẩn vận hành chấp ngã mà đạt thành A la hán tiến vào “lý đạo Nhất thừa”.
Các vị Bồ Tát thì phá trừ “câu sinh ngã chấp” và đang trừ nốt “câu sinh pháp chấp” để tiến vào thể “diệu giác chân thường” như thế ma sự không còn quấy nhiễu nữa.
Người chưa rõ chân lý, tạm thời diệt được sinh diệt và cũng tạm thời tịch diệt hiển bày.
Sau căn thanh tịnh, trong ngoài sáng suốt, đem cái trí bất động sáng suốt nhập vào cái thể bất động. Nhưng sự thật “trí và thể” “bất nhị” nên không có gì để nhập. Do bởi thức ấm hãy còn nên mặc dù thấy rõ nguyên nhân thọ mạng của các loài chúng sinh. Thấy rõ thể tánh của các loài chưa từng sinh diệt. Thấy được sự đồng nhất của tất cả sự vật. Nhưng sự đồng nhất đó là sự đồng nhất đối đãi với sự không đồng nhất. Chưa thể nhập nơi tính “không đồng không dị” của sự sự vật vật.
Ví như nhận rằng “cỏ cây mười phương đều là hữu tình cùng với người không khác”. Cỏ cây làm người, người chết rồi trở thành cỏ cây. Với nhận thức ấy sẽ rơi vào cái chấp “tri vô tri”. Nghĩa là chấp tất cả đều có hay biết, bỏ mất chánh tri kiến.
Hoặc khi hành ấm được phá trừ, thức ấm hiện tiền lại nhận lầm tất cả sự sự vật vật đều do sự ngày sinh ra. Chúng sinh này đã sa vào cái chấp “năng phi năng”. Nghĩa là không phải năng sinh mà cho là năng sinh, bạn bè với bọn “đại mạn thiên”, nhận mình là tạo hóa sinh ra tất cả. Vì nướng theo đại định tạm thời diệt được sinh diệt, gần thể nhập pháp giới tính nhiệm mầu, lại bị vi tế vô minh sai khiến nên rơi vào mê lộ chấp ngã chấp pháp. Tự cho mình “liễu đạo” chỉ bày cho chúng sinh khác lạc vào tà đạo. Phạm tội đại vong ngữ vừa hại mình hại người mà sa vào ba đường dữ.
Nếu không phá trừ vi tế vô minh nơi thức ấm thì không thể nào nhập “tri kiến Như Lai”, thể nhập pháp giới tính nhiệm mầu.
Do vậy Phẩm “Diệu Trang Nghiêm Vương” được tuyên bày để phá trừ vi tế vô minh nơi “thức ấm”.
Vì thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì tính thể “Diệu trạm tổng trì” được hiện lộ. Tính thể ấy không tăng, không giảm, không sinh, không diệt, tự tại dung thông, vô thỉ vô chung sáng sáng vô cùng.
Đến đây chúng hội đã rõ thông tâm mật Đà la ni phá trừ được sự u uẩn vận hành của thức, vừa thâu nhiếp vừa hiện hành những đức tướng vi diệu phát xuất từ “niệm giác bất tư nghị” để giác hữu tình.
Chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã chỉ bày cho chúng hội rõ tính thể “Diệu trạm tổng trì” hãy chỉ bày cho chúng hội nhận ra “bản lai diện mục” của tự thân. Do vậy mà vọng thức không còn sinh khởi nên khứ lai vô ngại ứng hiện tùy duyên.
Vì thế Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự được tuyên bày còn có ý chỉ thâm diệu là làm sáng tỏ “tự tánh sáng suốt, tự tánh chân chính, tự tánh thanh tịnh” của mỗi chúng sinh. Nên vào đầu phẩm kinh Đức Thế Tôn bảo hàng đại chúng rằng:
“Về thuở xưa cách đây vô lượng vô biên bất khả tư nghị a tăng kỳ kiếp, có Đức Phật hiệu là Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri... Phật Thế Tôn”.
Với ý nghĩa, từ vô thỉ “tiếng huyền diệu của chân tâm” như tiếng sấm trên mây, vang dội khắp cùng. Chiếu tỏa muôn nơi, có oai lực không lường như “thuở xưa từ vô lượng bất khả tư nghì kiếp có Đức Phật hiệu Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí”.
Vậy, Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai là chỉ cho “Diệu Âm thường chiếu”. Diệu Âm ấy không ngoài “bản giác diệu minh”. Vì thế nên “Đức Vân Lôi Âm Phật” ở nơi quốc độ “quang minh trang nghiêm”.
Bây giờ là nơi thể an định sáng suốt nhiệm mầu diệu dụng tùy duyên, vô trụ vô chấp, lấy cái “diệu” của “bản tâm thanh tịnh” trang nghiêm làm “Chúa” cho các pháp hiện hành. Để phá trừ “thức ấm” nên “trong pháp hội Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai có vua tên là “Diệu Trang Nghiêm”. Chính vì “Diệu” nên nội tâm an định, mà có thể nói là “tịnh trị vô minh, có danh tịnh đức”.
Nghĩa là do nơi thể an định mà dứt trừ được vi tế vô minh, nhóm chứa hằng sa công đức. Nên kinh đã viện dẫn là “vua Diệu Trang Nghiêm có phu nhân tên Tịnh Đức”.
Vua thì tên là “Diệu Trang Nghiêm”, phu nhân tên là Tịnh Đức. Như thế mới thật là “Diệu trạm tổng trì”. Như thế mới có thể tạo thành “phước huệ trang nghiêm”.
Ngoài hiện những đức tướng vi diệu thu nhiếp vọng tâm, trong dung thông tự tại liễu liễu minh minh mới có hai con tên là “Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn”.
- Tịnh Nhãn là tượng trưng cho sức đại thần thông.
- Tịnh Tạng là tượng trưng cho sự nhóm chứa, hằng sa tam muội. Mà kinh việc dẫn là: “Hai người con đó có sức đại thần thông đã từ lâu tu tập đạo hạnh Bồ Tát như là thí Ba la mật, giới Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, lại có các môn tam muội như: nhật tinh tú tam muội, tịnh quang tam muội, tịnh sắc tam muội...”.
Nội tâm thanh tịnh, trí tuệ tuyệt vời, hằng sa tam muội tự tại dung thông đã phát xuất từ “Diệu Âm thường chiếu” từ “bản giác diệu minh” nên mới hiện hành những đức tướng vi diệu vô trụ vô chấp, để từ đó trang nghiêm cho tự thân mình.
Nếu không được như thế thì “Dịeu Trang Nghiêm” kia sẽ rơi lạc vào tà đạo. Nghĩa là sẽ trụ vào sự tu dưỡng chứng đắc mà hưởng phước báo ở các cõi thiên, hoặc ở các cõi của ma vương. Vì ở nơi đó vẫn có “phước đức và trí tuệ”. Nhưng không phải “phước đức và trí tuệ” nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên “Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai” đã vì vua “Diệu Trang Nghiêm” mà thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa.
Cũng chính vì ý nghĩa đó mà hai con “Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn” đã hiện tướng “đi, đứng, nằm, ngồi” khi ẩn, khi hiệu giữa hư không, thần biến vô ngại mà trong đoạn kinh đã nêu như: “vọt lên hư không, hiện các món thần biến, đi, đứng, nằm, ngồi... thần trên phun ra nước, thân dưới phun ra lửa, hoặc hiện thân đầy dẫy hư không... hoặc ở trong hư không ẩn mất”.
Trong thì thâm mật khôn lường, ngoài thì hiện hành vô trụ vô chấp như thế mới hiển bày được “nhất chân thật tướng pháp giới”. Như thế mới chân thật “Diệu Trang Nghiêm” không còn rơi vào cảnh giới lầm chấp do bởi sự tu tập ở các quả vị Nhị thừa hay ngoại đạo.
Nên kinh đã viện dẫn: “Cha thấy con có sức thần như vậy lòng rất vui mừng đặng điều chưa từng có”.
Ngay lúc đó vua Diệu Trang Nghiêm lại hỏi sự thần biến như vậy do đâu mà có? Thầy của các con là ai? Con là đệ tử của ai?
Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đã thưa với vua cha rằng: “Thầy chúng con là Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa trí Như Lai người đang ngự trên pháp tòa chúng hội mà rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa”.
Với ý nghĩa, sự thần biến vi diệu hi hữu như thế đều do nơi “Diệu Âm thường chiếu” nơi “bản giác diệu minh” hay còn gọi là ở nơi “Đức Phật ấy mới là thầy chúng con, chúng con vì Ngài mà làm các Phật sự”.
Nghĩa là chỉ có “bản tâm thanh tịnh” mới có “pháp âm vi diệu vang dội cả pháp giới” đó là “thầy” chúng con, thầy của cha mẹ, thầy của mọi chúng sinh.
Và chỉ có “Diệu Âm thường chiếu” mới làm cho Diệu Trang Nghiêm thật sự trang nghiêm được.
Nhận ra được “bản lai diện mục” của chính mình thật vô cùng khó khăn. Bởi vì không phải do chuyển thức thành trí mà được.
Thức và Trí là phương tiện khéo bày để chúng sinh thể nhập vào “tự tánh nhiệm mầu”. Nói thức chuyển thành trí là phương tiện mà nói. Tự tánh kia vốn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt. Nói chuyển là phương tiện để cho chúng sinh rời bỏ mọi sự chướng nhiễm.
Tin rằng chúng sinh đều có “tự tánh nhiệm mầu” đó là điều vô cùng khó khăn. Điều đó có thể nói là khó tin, khó hiểu, chỉ có trí tuệ Bát Nhã mới liễu tri được. Và cũng chỉ có sự hiện hành vô trụ vô chấp nơi các pháp thì mới trực nhận được “bản tâm thanh tịnh”. Do vậy mà Tịnh Đức cho các con xuất gia. Vì sao? Vì Phật khó gặp. Nghĩa là “Phật tâm” khó thấy.
Nhưng muốn thấy Phật hay muốn nhận ra “Diệu âm thường chiếu” mà kinh đã nêu là muốn đến nơi “Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật” thì vua và phu nhân, các con và quần thần... đều phải thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nghĩa là sống xứng hợp với lý tánh thì mới nhận ra “Diệu Âm thường chiếu” nơi “tự tánh nhiệm màu”. Nhận ra được như thế là vô cùng quý báu. Quý báu như xâu chuỗi trân châu vua cùng phu nhân “Diệu Trang Nghiêm” đang đeo nơi cổ.
Nhưng sự trực nhận ấy phải dẫn đến thực tại hiện hành vô trụ vô chấp làm lợi ích cho chúng sinh thì mới được viên mãn.
Do vậy chuỗi ngọc quý kia đức vua liền cởi “tung lên giữa hư không” hóa thành đài báu bốn trụ để cúng dường Đức Phật.
Diệu Trang Nghiêm Vương cùng phu nhân, hai con và quyến thuộc, nói chung là tâm thức mà có thể phương tiện tạm gọi “Diệu Trang Nghiêm Vương là A lại da thức, Tịnh Đức là Mạt na thức, Tịnh Tạng là Ý thức, Tịnh Nhãn là Nhãn thức” (nhãn thức có thể tiêu biểu cho năm thức trước).
Tâm thức kia đã thanh tịnh, nhưng đó mới chỉ là sở thành, chỉ mới là quả vị Thanh văn, Duyên giác cần phải phá trừ sở thành này để tiến về “lý đạo Nhất thừa” để khỏi rơi lọt vào tà đạo. Phá trừ không có nghĩa là chuyển thức thành trí, mà thức chính là trí. Vì tâm thức này đã tịnh diệu, nên chỉ trực nhận là thể nhập “Tri kiến Như Lai”, không còn vướng nhiễm nơi các pháp. Nên kinh đã viện dẫn: “Diệu Trang Nghiêm Vương, phu nhân và các con đều xuất gia”. Vì xuất gia là rời bỏ vướng nhiễm nơi các pháp.
Khi đã rời bỏ vướng nhiễm thì 84 vạn tế hạnh, hạnh nào không là đạo hạnh. Do vậy, nên “vua xuất gia” rồi trong tám muôn bốn nghìn năm thường tinh tấn hành trì “Diệu pháp” thì mới đặng môn “nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm tam muội”.
“Vua Diệu Trang Nghiêm” nơi pháp hội hiện tiền chính là “Hoa Đức Bồ Tát” tượng trưng cho phước đức.
“Tịnh đức phu nhân” chính là “Quang Minh Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ Tát” tượng trưng cho trí tuệ.
Hai con vì thương xót cha và quyến thuộc mà sinh vào cung vua. Với ý nghĩa vì muốn “phước huệ” trang nghiêm thì giáo pháp hiện hành kia trong pháp giới Phật vô trụ vô chấp, vượt khỏi trụ chấp của Nhị thừa.
Nghĩa là muốn trang nghiêm tự thân bằng phước đức và trí tuệ mà thể nhập vào “pháp giới tính nhiệm mầu” thì phải hiện hành bằng những đức tướng tối diệu, tối thượng, vô trụ vô chấp mà giác hữu tình.
Nên Tịnh Tạng xưa kia nay chính là Dược Vương Bồ Tát, biểu tượng tượng trưng cho phương thuốc nhiệm mầu hay “pháp tướng vi diệu”.
Tịnh Nhãn nay là Dược Thượng Bồ Tát là biểu tượng tượng trưng cho phương thuốc thượng diệu hay “pháp tướng thượng diệu”.
Do vậy, lúc Đức Thế Tôn nói phẩm này, chúng hội thể nhập được “Pháp Hoa tam muội” xa rời cấu nhiễm mà chứng được “Pháp Nhãn tịnh” vậy.
Sau khi phá trừ hành ấm, cội gốc của sự khởi động u uẩn để sinh ra các pháp đều đã thôi dứt. Sáu căn rỗng lặng không dong ruổi theo sáu trần.
Sinh diệt đã diệt, tịch diệt hiển bày, nhân đó phát sinh trí tuệ đạt đến thể vô sinh.
Các bậc Nhị thừa thì phá trừ “câu sinh ngã chấp” nghĩa là phát trừ sự huân tập tiềm ẩn, u uẩn vận hành chấp ngã mà đạt thành A la hán tiến vào “lý đạo Nhất thừa”.
Các vị Bồ Tát thì phá trừ “câu sinh ngã chấp” và đang trừ nốt “câu sinh pháp chấp” để tiến vào thể “diệu giác chân thường” như thế ma sự không còn quấy nhiễu nữa.
Người chưa rõ chân lý, tạm thời diệt được sinh diệt và cũng tạm thời tịch diệt hiển bày.
Sau căn thanh tịnh, trong ngoài sáng suốt, đem cái trí bất động sáng suốt nhập vào cái thể bất động. Nhưng sự thật “trí và thể” “bất nhị” nên không có gì để nhập. Do bởi thức ấm hãy còn nên mặc dù thấy rõ nguyên nhân thọ mạng của các loài chúng sinh. Thấy rõ thể tánh của các loài chưa từng sinh diệt. Thấy được sự đồng nhất của tất cả sự vật. Nhưng sự đồng nhất đó là sự đồng nhất đối đãi với sự không đồng nhất. Chưa thể nhập nơi tính “không đồng không dị” của sự sự vật vật.
Ví như nhận rằng “cỏ cây mười phương đều là hữu tình cùng với người không khác”. Cỏ cây làm người, người chết rồi trở thành cỏ cây. Với nhận thức ấy sẽ rơi vào cái chấp “tri vô tri”. Nghĩa là chấp tất cả đều có hay biết, bỏ mất chánh tri kiến.
Hoặc khi hành ấm được phá trừ, thức ấm hiện tiền lại nhận lầm tất cả sự sự vật vật đều do sự ngày sinh ra. Chúng sinh này đã sa vào cái chấp “năng phi năng”. Nghĩa là không phải năng sinh mà cho là năng sinh, bạn bè với bọn “đại mạn thiên”, nhận mình là tạo hóa sinh ra tất cả. Vì nướng theo đại định tạm thời diệt được sinh diệt, gần thể nhập pháp giới tính nhiệm mầu, lại bị vi tế vô minh sai khiến nên rơi vào mê lộ chấp ngã chấp pháp. Tự cho mình “liễu đạo” chỉ bày cho chúng sinh khác lạc vào tà đạo. Phạm tội đại vong ngữ vừa hại mình hại người mà sa vào ba đường dữ.
Nếu không phá trừ vi tế vô minh nơi thức ấm thì không thể nào nhập “tri kiến Như Lai”, thể nhập pháp giới tính nhiệm mầu.
Do vậy Phẩm “Diệu Trang Nghiêm Vương” được tuyên bày để phá trừ vi tế vô minh nơi “thức ấm”.
Vì thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì tính thể “Diệu trạm tổng trì” được hiện lộ. Tính thể ấy không tăng, không giảm, không sinh, không diệt, tự tại dung thông, vô thỉ vô chung sáng sáng vô cùng.
Đến đây chúng hội đã rõ thông tâm mật Đà la ni phá trừ được sự u uẩn vận hành của thức, vừa thâu nhiếp vừa hiện hành những đức tướng vi diệu phát xuất từ “niệm giác bất tư nghị” để giác hữu tình.
Chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã chỉ bày cho chúng hội rõ tính thể “Diệu trạm tổng trì” hãy chỉ bày cho chúng hội nhận ra “bản lai diện mục” của tự thân. Do vậy mà vọng thức không còn sinh khởi nên khứ lai vô ngại ứng hiện tùy duyên.
Vì thế Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự được tuyên bày còn có ý chỉ thâm diệu là làm sáng tỏ “tự tánh sáng suốt, tự tánh chân chính, tự tánh thanh tịnh” của mỗi chúng sinh. Nên vào đầu phẩm kinh Đức Thế Tôn bảo hàng đại chúng rằng:
“Về thuở xưa cách đây vô lượng vô biên bất khả tư nghị a tăng kỳ kiếp, có Đức Phật hiệu là Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri... Phật Thế Tôn”.
Với ý nghĩa, từ vô thỉ “tiếng huyền diệu của chân tâm” như tiếng sấm trên mây, vang dội khắp cùng. Chiếu tỏa muôn nơi, có oai lực không lường như “thuở xưa từ vô lượng bất khả tư nghì kiếp có Đức Phật hiệu Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí”.
Vậy, Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai là chỉ cho “Diệu Âm thường chiếu”. Diệu Âm ấy không ngoài “bản giác diệu minh”. Vì thế nên “Đức Vân Lôi Âm Phật” ở nơi quốc độ “quang minh trang nghiêm”.
Bây giờ là nơi thể an định sáng suốt nhiệm mầu diệu dụng tùy duyên, vô trụ vô chấp, lấy cái “diệu” của “bản tâm thanh tịnh” trang nghiêm làm “Chúa” cho các pháp hiện hành. Để phá trừ “thức ấm” nên “trong pháp hội Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai có vua tên là “Diệu Trang Nghiêm”. Chính vì “Diệu” nên nội tâm an định, mà có thể nói là “tịnh trị vô minh, có danh tịnh đức”.
Nghĩa là do nơi thể an định mà dứt trừ được vi tế vô minh, nhóm chứa hằng sa công đức. Nên kinh đã viện dẫn là “vua Diệu Trang Nghiêm có phu nhân tên Tịnh Đức”.
Vua thì tên là “Diệu Trang Nghiêm”, phu nhân tên là Tịnh Đức. Như thế mới thật là “Diệu trạm tổng trì”. Như thế mới có thể tạo thành “phước huệ trang nghiêm”.
Ngoài hiện những đức tướng vi diệu thu nhiếp vọng tâm, trong dung thông tự tại liễu liễu minh minh mới có hai con tên là “Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn”.
- Tịnh Nhãn là tượng trưng cho sức đại thần thông.
- Tịnh Tạng là tượng trưng cho sự nhóm chứa, hằng sa tam muội. Mà kinh việc dẫn là: “Hai người con đó có sức đại thần thông đã từ lâu tu tập đạo hạnh Bồ Tát như là thí Ba la mật, giới Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, lại có các môn tam muội như: nhật tinh tú tam muội, tịnh quang tam muội, tịnh sắc tam muội...”.
Nội tâm thanh tịnh, trí tuệ tuyệt vời, hằng sa tam muội tự tại dung thông đã phát xuất từ “Diệu Âm thường chiếu” từ “bản giác diệu minh” nên mới hiện hành những đức tướng vi diệu vô trụ vô chấp, để từ đó trang nghiêm cho tự thân mình.
Nếu không được như thế thì “Dịeu Trang Nghiêm” kia sẽ rơi lạc vào tà đạo. Nghĩa là sẽ trụ vào sự tu dưỡng chứng đắc mà hưởng phước báo ở các cõi thiên, hoặc ở các cõi của ma vương. Vì ở nơi đó vẫn có “phước đức và trí tuệ”. Nhưng không phải “phước đức và trí tuệ” nơi đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên “Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai” đã vì vua “Diệu Trang Nghiêm” mà thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa.
Cũng chính vì ý nghĩa đó mà hai con “Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn” đã hiện tướng “đi, đứng, nằm, ngồi” khi ẩn, khi hiệu giữa hư không, thần biến vô ngại mà trong đoạn kinh đã nêu như: “vọt lên hư không, hiện các món thần biến, đi, đứng, nằm, ngồi... thần trên phun ra nước, thân dưới phun ra lửa, hoặc hiện thân đầy dẫy hư không... hoặc ở trong hư không ẩn mất”.
Trong thì thâm mật khôn lường, ngoài thì hiện hành vô trụ vô chấp như thế mới hiển bày được “nhất chân thật tướng pháp giới”. Như thế mới chân thật “Diệu Trang Nghiêm” không còn rơi vào cảnh giới lầm chấp do bởi sự tu tập ở các quả vị Nhị thừa hay ngoại đạo.
Nên kinh đã viện dẫn: “Cha thấy con có sức thần như vậy lòng rất vui mừng đặng điều chưa từng có”.
Ngay lúc đó vua Diệu Trang Nghiêm lại hỏi sự thần biến như vậy do đâu mà có? Thầy của các con là ai? Con là đệ tử của ai?
Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đã thưa với vua cha rằng: “Thầy chúng con là Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa trí Như Lai người đang ngự trên pháp tòa chúng hội mà rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa”.
Với ý nghĩa, sự thần biến vi diệu hi hữu như thế đều do nơi “Diệu Âm thường chiếu” nơi “bản giác diệu minh” hay còn gọi là ở nơi “Đức Phật ấy mới là thầy chúng con, chúng con vì Ngài mà làm các Phật sự”.
Nghĩa là chỉ có “bản tâm thanh tịnh” mới có “pháp âm vi diệu vang dội cả pháp giới” đó là “thầy” chúng con, thầy của cha mẹ, thầy của mọi chúng sinh.
Và chỉ có “Diệu Âm thường chiếu” mới làm cho Diệu Trang Nghiêm thật sự trang nghiêm được.
Nhận ra được “bản lai diện mục” của chính mình thật vô cùng khó khăn. Bởi vì không phải do chuyển thức thành trí mà được.
Thức và Trí là phương tiện khéo bày để chúng sinh thể nhập vào “tự tánh nhiệm mầu”. Nói thức chuyển thành trí là phương tiện mà nói. Tự tánh kia vốn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt. Nói chuyển là phương tiện để cho chúng sinh rời bỏ mọi sự chướng nhiễm.
Tin rằng chúng sinh đều có “tự tánh nhiệm mầu” đó là điều vô cùng khó khăn. Điều đó có thể nói là khó tin, khó hiểu, chỉ có trí tuệ Bát Nhã mới liễu tri được. Và cũng chỉ có sự hiện hành vô trụ vô chấp nơi các pháp thì mới trực nhận được “bản tâm thanh tịnh”. Do vậy mà Tịnh Đức cho các con xuất gia. Vì sao? Vì Phật khó gặp. Nghĩa là “Phật tâm” khó thấy.
Nhưng muốn thấy Phật hay muốn nhận ra “Diệu âm thường chiếu” mà kinh đã nêu là muốn đến nơi “Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật” thì vua và phu nhân, các con và quần thần... đều phải thọ trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Nghĩa là sống xứng hợp với lý tánh thì mới nhận ra “Diệu Âm thường chiếu” nơi “tự tánh nhiệm màu”. Nhận ra được như thế là vô cùng quý báu. Quý báu như xâu chuỗi trân châu vua cùng phu nhân “Diệu Trang Nghiêm” đang đeo nơi cổ.
Nhưng sự trực nhận ấy phải dẫn đến thực tại hiện hành vô trụ vô chấp làm lợi ích cho chúng sinh thì mới được viên mãn.
Do vậy chuỗi ngọc quý kia đức vua liền cởi “tung lên giữa hư không” hóa thành đài báu bốn trụ để cúng dường Đức Phật.
Diệu Trang Nghiêm Vương cùng phu nhân, hai con và quyến thuộc, nói chung là tâm thức mà có thể phương tiện tạm gọi “Diệu Trang Nghiêm Vương là A lại da thức, Tịnh Đức là Mạt na thức, Tịnh Tạng là Ý thức, Tịnh Nhãn là Nhãn thức” (nhãn thức có thể tiêu biểu cho năm thức trước).
Tâm thức kia đã thanh tịnh, nhưng đó mới chỉ là sở thành, chỉ mới là quả vị Thanh văn, Duyên giác cần phải phá trừ sở thành này để tiến về “lý đạo Nhất thừa” để khỏi rơi lọt vào tà đạo. Phá trừ không có nghĩa là chuyển thức thành trí, mà thức chính là trí. Vì tâm thức này đã tịnh diệu, nên chỉ trực nhận là thể nhập “Tri kiến Như Lai”, không còn vướng nhiễm nơi các pháp. Nên kinh đã viện dẫn: “Diệu Trang Nghiêm Vương, phu nhân và các con đều xuất gia”. Vì xuất gia là rời bỏ vướng nhiễm nơi các pháp.
Khi đã rời bỏ vướng nhiễm thì 84 vạn tế hạnh, hạnh nào không là đạo hạnh. Do vậy, nên “vua xuất gia” rồi trong tám muôn bốn nghìn năm thường tinh tấn hành trì “Diệu pháp” thì mới đặng môn “nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm tam muội”.
“Vua Diệu Trang Nghiêm” nơi pháp hội hiện tiền chính là “Hoa Đức Bồ Tát” tượng trưng cho phước đức.
“Tịnh đức phu nhân” chính là “Quang Minh Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ Tát” tượng trưng cho trí tuệ.
Hai con vì thương xót cha và quyến thuộc mà sinh vào cung vua. Với ý nghĩa vì muốn “phước huệ” trang nghiêm thì giáo pháp hiện hành kia trong pháp giới Phật vô trụ vô chấp, vượt khỏi trụ chấp của Nhị thừa.
Nghĩa là muốn trang nghiêm tự thân bằng phước đức và trí tuệ mà thể nhập vào “pháp giới tính nhiệm mầu” thì phải hiện hành bằng những đức tướng tối diệu, tối thượng, vô trụ vô chấp mà giác hữu tình.
Nên Tịnh Tạng xưa kia nay chính là Dược Vương Bồ Tát, biểu tượng tượng trưng cho phương thuốc nhiệm mầu hay “pháp tướng vi diệu”.
Tịnh Nhãn nay là Dược Thượng Bồ Tát là biểu tượng tượng trưng cho phương thuốc thượng diệu hay “pháp tướng thượng diệu”.
Do vậy, lúc Đức Thế Tôn nói phẩm này, chúng hội thể nhập được “Pháp Hoa tam muội” xa rời cấu nhiễm mà chứng được “Pháp Nhãn tịnh” vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567