- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
2. TẠO THẬP TẬP NHÂN,
THỌ LỤC GIAO BÁO:
- A Nan! Những điều kể trên, đều do nghiệp của chúng sanh tự chiêu cảm, tạo Thập Tập Nhân, thọ Lục Giao Báo.
1- TẠO THẬP TẬP NHÂN:
- Sao nói Tạo Thập Tập Nhân?
- Một là Dâm Tập giao tiếp, phát nơi cọ xát lẫn nhau, cọ mãi không thôi, thế nên trong đó phát ra ngọn lửa hồng, như người dùng hai tay cọ xát, thì tướng ấm hiện tiền. Hai tập khí đốt nhau mới sanh những việc giường sắt, trụ đồng. Mười phương Như Lai xem sự hành dâm đồng như dục hỏa, Bồ Tát xem dục như hầm lửa phải tránh.
- Hai là Tham Tập giao kế phát nơi thu hút lẫn nhau, hút mãi không thôi, thế nên chứa hơi lạnh bên trong thành băng giá, như người hít hơi gió vào miệng thì có cảm xúc lạnh. Hai tập khí lấn nhau, mới chịu những khổ của địa ngục hàn băng. Mười phương Như Lai xem việc tham cầu đồng như tham thủy, Bồ Tát xem tham như biển độc phải tránh.
- Ba là Mạn Tập giao lăng (lấn ép nhau), phát nơi ỷ thế, lấn áp không thôi; thế nên có sự cãi vã tranh chấp, quậy nước thành sóng, như người tự liếm miệng lưỡi, chảy ra nước miếng. Hai tập khí chọi nhau, mới sanh những việc sông huyết, sông tro, cát nóng, biển độc, bắt uống nước đồng chảy v.v... Mười phương Như Lai xem sự ngã mạn như uống nước si, Bồ Tát xem ngã mạn như sự chìm đắm phải tránh.
- Bốn là Sân Tập giao xung (xung đột nhau) phát nơi chống đối chống mãi không thôi, tâm nóng nảy phát lửa, đúc khí thành kim loại, thế nên có những việc đao sơn, kiếm thụ, rìu, búa, thương, cưa, như người bị hàm oan thì sát khí nổi lên. Hai tập khí đụng nhau, mới sanh những việc thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, đánh, đập, v.v... Mười phương Như Lai xem sự sân hận như dao gươm bén, Bồ Tát xem sân hận như chém giết phải tránh.
- Năm là Trá Tập giao dụ (dụ dỗ nhau), phát nơi quyến rũ, lôi kéo chẳng thôi, thế nên có những việc dây, cây, thòng lọng, căng nọc, như nước thấm ruộng thì cỏ cây sanh trưởng. Hai tập khí kéo nhau mới sanh những việc gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, đòn v.v... Mười phương Như Lai xem sự dối trá đồng như gian tặc, Bồ Tát xem dối trá như beo sói phải sợ.
- Sáu là Cuồng tập giao khi (lừa gạt), phát nơi phỉnh gạt, gạt mãi không thôi, buông tâm gian dối, thế nên có đất bùn, đại tiểu tiện, các thứ ô uế, như bụi theo gió, chẳng có chỗ thấy. Hai tập khí dìm nhau, mới sanh những việc chìm đắm, nhảy, ném, bay, rơi, trôi lăn v.v... Mười phương Như Lai xem sự lừa gạt đồng như cướp giết, Bồ Tát xem sự lừa gạt, như giẫm rắn độc.
- Bảy là Oán Tập giao hiềm (hiềm khích), phát nơi sân hận, thế nên có sự quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, cũi nhốt, rọ nhốt, đãy bọc, như người hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai tập khí nuốt nhau, mới sanh những việc ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, tóm, siết v.v. Mười phương Như Lai xem sự thù oán, đồng như Quỷ Vi Hại, Bồ Tát xem thù oán như uống rượu độc.
- Tám là Kiến Tập giao minh (kẻ thông minh ham kiến chấp), như năm thứ ác kiến và các nghiệp tà ngộ, vì kiến giải khác nhau nên chống trái lẫn nhau, ví như người lạ đi đường qua lại gặp nhau, cãi cọ thưa kiện, nên có các cấp quan lại, nắm giữ hồ sơ văn bản đối chứng. Hai tập khí giao xen, thế nên mới có Thiện Ác Đồng Tử tay cầm hồ sơ văn bản, điều tra bằng chứng cụ thể, khám hỏi, tra khảo, thẩm vấn v.v... Mười phương Như Lai xem những ác kiến đồng như hầm độc, Bồ Tát xem những kiến chấp hư vọng như vào hố độc.
- Chín là Uổng Tập (vu vạ) giao xen, phát nơi vu khống phỉ báng; thế nên có hợp sơn, hợp thạch, cối nghiền, cối xay, như kẻ gièm pha vu oan người lương thiện. Hai tập khí bài xích lẫn nhau, mới sanh những việc áp giải, đè đập, ép huyết v.v. Mười phương Như Lai xem sự vu vạ đồng như cọp gièm pha, Bồ Tát xem sự vu vạ như bị sấm sét.
- Mười là Tụng Tập giao thuyên (thưa kiện cãi vã), phát nơi che giấu tội lỗi; thế nên có gương soi, đuốc chiếu, như đứng giữa mặt trời, chẳng thể giấu bóng. Hai tập khí phô bày lẫn nhau mới sanh ra những việc ác hữu, nghiệp kính, chiếu soi, hỏa châu, phơi bày nghiệp xưa, đối nghiệm v.v... Mười phương Như Lai xem sự che giấu đồng như hiểm tặc, Bồ Tát xem sự che giấu như đội núi cao đi trên biển cả.
GIẢI NGHĨA TẠO THẬP TẬP NHÂN:
Đức Phật giảng do nghiệp của chúng sinh tự chiêu cảm, tạo Thập Tập Nhân là Mười Nguyên Nhân tạo ra Nghiệp dữ gồm:
1. DÂM DỤC:
Nguyên nhân thứ nhất là thói quen Dâm dục, do sự giao tiếp với nhau sinh ra cọ xát, cọ xát nhiều sinh ra hơi nóng; ví như người dùng hai tay chà xát thì cảm giác nóng sinh ra. Do lửa dục đốt mà có hiện tượng khổ của giường sắt nóng, cột đồng nung, cho nên Phật và Bồ tát xem dâm dục như hầm lửa cần tránh xa.
2. THAM CẦU:
Nguyên nhân thứ hai là thói quen Tham cầu, do tâm phân biệt tham cầu hơn thiệt đắm nhiễm, nhiễm lâu thành ra hơi lạnh, lạnh nhiều thành băng đá, ví như người trước gió thì có cảm thấy lạnh. Do sự tham cầu nên phải chịu khổ của địa ngục băng giá, vì vậy Phật và Bồ tát xem tham cầu như biển độc phải tránh.
3. KIÊU NGẠO:
Nguyên nhân thứ ba là thói Kiêu ngạo, do ỷ thế cậy quyền mà có sự chèn ép lấn áp, vì thế nên sinh ra chống đối, cãi vã tranh chấp như quậy nước thành sóng. Hai thói quen kiêu ngạo và chống đối chọi nhau, mới sinh ra khổ nơi sông máu, sông tro, cát nóng, biển độc, nước đồng sôi v.v...; vì vậy cho nên chư Phật và Bồ tát xem sự kiêu ngạo ngã mạn như uống nước lú si mê, bị chìm đắm phải tránh xa.
4. SÂN HẬN:
Nguyên nhân thứ tư là thói Sân hận đưa đến xung đột nhau, như người bị hàm oan thì sát khí bừng lên, chống đối nhau mãi không thôi, sinh ra những việc như đánh đập, đâm chém v.v… Thói quen sân hận sinh tâm giận dữ nóng nảy như lửa đốt, do đó mà có khổ như bị vào nơi núi đao, rừng gươm, gậy sắt, cưa xẻ, búa chặt, v.v...; vì vậy cho nên mười phương chư Phật và Bồ Tát xem sự sân hận như đao gươm chém giết phải tránh xa.
5. DỤ DỖ:
Nguyên nhân thứ năm là thói Dụ dỗ, quyến rũ lôi kéo do dối trá phỉnh gạt nhau đưa đến chỗ bị đánh đập, xiềng xích, chém giết v.v… Do thói quen dụ dỗ quyến rũ sinh ra khổ nghiệp bị mắc bẫy, bị thòng lọng siết v.v…; cho nên Phật và Bồ tát coi sự dụ dỗ quyến rũ như gian tặc cọp beo giết hại cần phải tránh xa.
6. LƯỜNG GẠT:
Nguyên nhân thứ sáu là thói Lường gạt, lừa đảo; lường gạt lừa đảo mãi gây xấu xa dơ bẩn như bùn sình, sinh ra xú uế mịt mù theo gió. Thói quen lường gạt nhau, sinh khổ nghiệp chìm đắm, trôi lăn v.v...; mười phương chư Phật và Bồ Tát coi sự lừa gạt là độc hại, như giẫm rắn độc cần phải tránh xa.
7. HIỀM KHÍCH:
Nguyên nhân thứ bảy là Hiềm khích nhau, do lòng sân hận thù oán mà cảm thấy như quăng đá, ném gạch, thùng nhốt, cũi giam, đãy bọc, như người hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai thói quen hiềm khích và oán thù nuốt nhau, sinh ra những việc khổ nghiệp như bị ném, quăng, bắt, đánh, bắn, tóm, v.v… Mười phương Như Lai và Bồ Tát coi sự hiềm khích, giống như Quỷ hại và uống rượu độc cần phải tránh xa.
8. ÁC KIẾN:
Nguyên nhân thứ tám là Ác kiến là kiến giải ác hay sự thấy hiểu xấu ác với những quan niệm sai lầm và cố chấp, chấp thủ, có năm thứ ác kiến, đó là: Ngã kiến (chấp cái ta), Biên kiến (chấp một bên như chấp Có chấp Không), Tà kiến (chấp cái sai lầm như cho rằng không có nhân qủa), Kiến thủ kiến (chấp giữ cái thấy sai lầm), Giới cấm thủ kiến (chấp giữ giới luật sai); sinh ra tranh cãi với nhau và hành động sai gọi là ác kiến. Do kiến giải khác nhau nên chống trái lẫn nhau, thế nên mới có khổ nghiệp bị điều tra, khám hỏi, tra khảo, thẩm vấn v.v...; mười phương chư Phật và Bồ Tát coi những ác kiến giống như hầm độc, cọp dữ, cần phải tránh xa.
9. VU VẠ:
Nguyên nhân thứ chín là Vu vạ, làm hại người, do sự vu khống đặt điều hại người như vu oan người lương thiện sinh ra bị áp giải, tù đày, đánh đập, lóc da cắt thịt. Thói quen vu vạ đặt điều hãm hại sinh ra khổ nghiệp như bị núi ép, đá đè, cối nghiền, cày sắt cày v.v…; vì vậy mười phương chư Phật và Bồ tát coi vu vạ như cọp điên, như sấm sét cần phải tránh xa.
10. KIỆN CÁO:
Nguyên nhân thứ mười là Kiện cáo: do thưa kiện lẫn nhau phát sinh ra sự che giấu tội lỗi, vì thế cho nên có gương soi đuốc rọi như đứng dưới mặt trời chẳng thể giấu bóng mình. Hai thói quen kiện cáo, che giấu sinh ra những ác nghiệp phơi bày nghiệp xưa; vì vậy nên mười phương Như Lai và Bồ tát coi sự che giấu của kiện cáo như giặc dữ, như đội núi lội trong biển lớn.
2- THỌ LỤC GIAO BÁO:
(Còn tiếp)