- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH
THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
3. PHÁ BỐN TƯỚNG HÒA HỢP
A Nan hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Nếu bản kiến diệu minh phi nhân phi duyên, tại sao Thế Tôn thường nói với các Tỳ Kheo rằng: Tánh thấy gồm đủ bốn thứ nhân duyên, tức là nhân không, nhân sáng, nhân tâm, nhân mắt, vậy nghĩa này thế nào?
Phật nói:
- Ta thuyết những tướng nhân duyên của thế gian chẳng phải đệ nhất nghĩa (1). A Nan, ta lại hỏi ông: thế gian nói "tôi thấy", vậy cho thế nào gọi là thấy, thế nào gọi là chẳng thấy?
A Nan đáp:
- Người thế gian nhờ ánh sáng nhật nguyệt và đèn, thấy tất cả tướng gọi là thấy, nếu không có ba thứ ánh sáng này thì chẳng thể thấy.
Phật nói:
- A Nan, nếu lúc không sáng gọi là chẳng thấy, thì chẳng thể thấy tối, nếu thấy tối chỉ là không sáng thì sao gọi là chẳng thấy?
- A Nan, nếu lúc tối chẳng thấy sáng gọi là chẳng thấy; mà lúc sáng chẳng thấy tối cũng phải gọi là chẳng thấy, vậy thì hai tướng sáng tối đều gọi là chẳng thấy.
- Do hai tướng sáng tối tự đoạt mất nhau, chẳng phải tánh thấy của ông tạm thời không có. Vậy thì cả hai đều là thấy, sao nói chẳng thấy?
- A Nan nên biết, trong lúc thấy sáng, kiến tinh chẳng phải sáng; trong lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải tối; trong lúc thấy rỗng không kiến tinh chẳng phải rỗng không; trong lúc thấy ngăn bít, kiến tinh chẳng phải ngăn bít, bốn thứ nghĩa này vốn sai như vậy.
- Lại ông nên biết: Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến do ly kiến, kiến bất năng cập, tại sao lại nói nhân duyên, tự nhiên và tướng hòa hợp? Hàng Thanh Văn (2) như các ông trí kém tâm hẹp, chẳng thông đạt thật tướng (3) trong sạch, nay ta dạy ông nên khéo suy tư, hãy siêng năng tinh tấn, thẳng vào diệu đạo Bồ Đề (4).
GIẢI NGHĨA (PHÁ BỐN TƯỚNG HÒA HỢP)
(1) Đệ nhất nghĩa:Chân đế, Thánh đế, Niết bàn, Chân như, Thực tướng, Pháp giới, là chân lí tuyệt đối cao nhất.
(2) Hàng Thanh Văn: Là hàng Tỳ Kheo (Tăng) tu theo Nam truyền.
(3) Thật tướng: Là hình ảnh diện mạo chân thật đúng như nó là.
(4) Diệu đạo Bồ Đề: Là con đường giải thoát tốt đẹp.
Tôn giả A Nan Đà thưa hỏi: “Nếu bản kiến diệu minh phi nhân phi duyên, tại sao Thế Tôn thường nói với các Tỳ Kheo rằng: Tánh thấy gồm đủ bốn thứ nhân duyên, tức là nhân không, nhân sáng, nhân tâm, nhân mắt, vậy nghĩa này thế nào?”Đến đây, Tôn giả A Nan lại thắc mắc:Nếu gốc thấy (bản kiến) diệu minh chẳng phải nhân duyên (phi nhân phi duyên), tại sao Thế Tôn thường nói với các Tỳ Kheo về Tính thấy gồm bốn thứ nhân duyên là “khoảng trống không, ánh sáng, tâm thức và mắt” là thế nào?
Đức Phật đáp: “- Ta thuyết những tướng nhân duyên của thế gian chẳng phải đệ nhất nghĩa. A Nan, ta lại hỏi ông: người thế gian nói "tôi thấy", vậy cho thế nào gọi là thấy, thế nào gọi là chẳng thấy?” Ở đây Đức Phật cho biết khi Ngài thuyết những tướng nhân duyên là của thế gian, thuyết cho người thế gian mà thôi, chẳng phải thuyết về chân lí tuyệt đối cao nhất (đệ nhất nghĩa). Rồi Ngài lại hỏi về người thế gian nói "tôi thấy", vậy thế nào gọi là thấy, thế nào gọi là chẳng thấy?
Tôn giả đáp: “- Người thế gian nhờ ánh sáng nhật nguyệt và đèn, thấy tất cả tướng gọi là thấy, nếu không có ba thứ ánh sáng này thì chẳng thể thấy”. Nghĩa là người thế gian nhờ ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn để thấy tất cả vật gọi là thấy, nếu không có ba thứ ấy thì chẳng thể thấy.
Đức Phật lại hỏi: “Nếu lúc không sáng gọi là chẳng thấy, thì chẳng thể thấy tối, nếu thấy tối chỉ là không sáng thì sao gọi là chẳng thấy?”Ở đâyNgài chỉ ra cách đặt tên sai của người thế gian về chữ “chẳng thấy”, rồi Ngài giải thích cho rõ nghĩa của thấy và chẳng thấy: “- Do hai tướng sáng tối tự đoạt mất nhau, chẳng phải tánh thấy của ông tạm thời không có. Vậy thì cả hai đều là thấy, sao nói chẳng thấy?” Vì do hai tướng sáng tối đối đãi nhau (tự đoạt mất nhau) như đẹp xấu, yêu ghét v.v…, khi có tối thì không có sáng, khi có sáng thì không có tối, chẳng phải tánh thấy tạm thời không có; vậy thì cả hai sáng và tối đều là thấy, nên nói “chẳng thấy” là không đúng.
Ngài lưu ý rằng: “Nên biết, trong lúc thấy sáng, kiến tinh chẳng phải sáng; trong lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải tối; trong lúc thấy rỗng không kiến tinh chẳng phải rỗng không; trong lúc thấy ngăn bít, kiến tinh chẳng phải ngăn bít, bốn thứ nghĩa này vốn sai như vậy”. Ngài giải nghĩa lúc thấy sáng, Tính thấy chẳng phải sáng, khi thấy tối Tính thấy chẳng phải tối, khi thấy thông hay bít, Tính thấy chẳng phải thông hay bít. Nghĩa là Tính thấy không chạy theo “sáng, tối, thông, bít”, Tính thấy chẳng thay đổi, chẳng sinh diệt theo trần cảnh. Vì vậy cho nên dính mắc chấp chặt vào những thứ đối đãi nhau như sáng tối, thông bít, đẹp xấu, yêu ghét, phải trái v.v… đều là “nhận giặc làm con”, đều “làm lạc chân tâm” vậy.
Đức Phật nói:
“Kiến kiến chi thời,
kiến phi thị kiến,
kiến do ly kiến,
kiến bất năng cập”.
Nghĩa là: Hai chữ Thấy Thấy (Kiến Kiến) tức là gốc thấy (bản kiến) tự hiện, chẳng có sức thấy và chỗ thấy (năng kiến, sở kiến), Phật đã giải thích kỹ càng trong quyển hai này; nếu có năng sở, đều là thấy bệnh đã thành từ vô thủy, có sức thấy sức biết (năng kiến năng giác) đều là bệnh. Gốc thấy gốc biết (bản kiến bản giác) chẳng ở trong bệnh mới gọi là thấy thấy (kiến kiến), tức là thấy (kiến) tánh; Tự tính (Chân như) chẳng phải chỗ thấy (sở kiến), do đó cũng chẳng có sức thấy (năng kiến) để thấy Chân như (kiến tự tánh). Vì vậy cho nên lúc thấy thấy (Kiến kiến chi thời), dù nói thấy nhưng chẳng phải là thấy (Kiến phi thị kiến), vì chẳng có sức thấy (năng kiến) và chỗ thấy (sở kiến), cho nên nói thấy do còn phải lìa thấy (kiến do ly kiến), vì sức thấy (năng kiến) chẳng thể thấy tới (Kiến bất năng cập).
Ngài nói tiếp:“Tại sao lại nói nhân duyên, tự nhiên và tướng hòa hợp? Hàng Thanh Văn như các ông trí kém tâm hẹp, chẳng thông đạt thật tướng trong sạch, nay ta dạy ông nên khéo suy tư, hãy siêng năng tinh tấn, thẳng vào diệu đạo Bồ Đề”. Xem như giải nghĩa ở trên thì nói Tính thấy là do nhân duyên, hay tự nhiên, hay hòa hợp hay trăm nghìn thứ lý lẽ cũng chỉ ở ngoài lề, chẳng dính dáng gì với Chân tâm cả. Do đó không chỉ hàng Thanh Văn Duyên Giác, mà tất cả những người học Phật phải siêng năng tinh tấn tu, chẳng còn chấp pháp tướng (thông đạt thật tướng), được tâm trong sạch, thì sẽ giác ngộ (vào diệu đạo Bồ Đề) vậy.
4. VỌNG KIẾN VỀ NGHIỆP.
(Còn tiếp)