Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Quyển Thứ Hai

08/11/201413:26(Xem: 3840)
2. Quyển Thứ Hai

Mật Tạng Bộ 2_ No.950 (Tr.198 _ Tr.205)

 

BỒ ĐỀ TRÀNG SỞ THUYẾT

NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG KINH

_QUYỂN THỨ HAI_

 

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
 Phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

NGHI QUỸ VẼ TƯỢNG

_PHẨM THỨ BA_

 

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dùng con mắt Phật quán sát tất cả chúng sanh giới, rồi bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: “Này Bí Mật Chủ! Vì lợi ích hữu tình, cho nên nay Ta nói Đại Minh Vương Nghi Quỹ là điều mà tất cả Phật đã nói, là thượng thượng trong tất cả hình tượng Chân Ngôn Minh thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian. Hình dạng Bản Thân của Phật Đảnh Luân hay diệt tất cả tội, khiến cho tất cả hữu tình được Đại Niết Bàn (Mahā-nirvāṇa). Do Tam Ma Địa thù thắng nên sắc thân của Phật biến hóa mà hiện ra  

_Nay Ta nói Pháp vẽ tượng Thế Tôn Phật Đảnh Luân Vương.

Trước tiên, người tu hành nên vào Mạn Trà La, theo Thầy nhận được Ấn Khế, Nghi Quỹ. Từng vào Phật Đảnh Luân Vương Đàn, hoặc Vô Năng Thắng Phẫn Nộ Đàn, hoặc Thắng Phật Đảnh Đàn, thấy Tam Muội Gia (Samaya) được thọ nhận Quán Đảnh (Abhiṣeka), được A Xà Lê (Ācārye) ấn khả Đạo Vô Thượng Niết Bàn…vào tu hành nên y theo Nghi Quỹ, nên làm Tiên Hành (Pháp thực hành trước tiên)

Pháp Tiên Hành làm xong, sau đó vẽ tượng. Khiến một đồng nữ Bà La Môn sinh trong Đại Tộc Tính, trao cho Trai Giới, khiến se dệt các sợi chỉ… y theo Giáo se dệt dây, hoặc y theo Giáo khác, hoặc y theo điều mà Như Lai Bộ đã nói, dệt thành tấm vải 6 khuỷu tay, ngang 4 khuỷu tay. Nếu không đủ thì 5 khuỷu tay cũng được. Hoặc viền tượng vẽ thì chủ yếu là mua vật dụng chẳng nên trả giá. Se dệt xong, dùng nước thơm tẩy rửa, loại bỏ lông tóc.

Vẽ tượng ấy nên dùng kỳ Bạch Nguyệt trong ba trường trai của Phật Thần Thông (tháng 1, tháng 5, tháng 9). Chọn người đầy đủ các Căn có niềm tin trong sạch nơi Tam Bảo để vẽ tượng. Trước tiên khiến tắm rửa sạch sẽ, mặc áo sạch mới, trao cho tám Giới, sau đó khiến vẽ.

Nên chọn ngày giờ đoan nghiêm thuận với (Nakṣatra: sao Tú) Diệu (Grahā: sao Diệu) cát tường. Hoặc ở chuồng bò, hoặc ở Phật Đường tinh thất, hoặc nơi Thánh Hiền đắc Đạo.  Lìa nơi chốn có đất dơ uế hôi thối, nước có loài trùng…. Đặt tấm vải rồi vẽ.

Trước tiên, ở chính giữa vẽ Đức Phật Thế Tôn ngồi tòa Sư Tử. Tòa ấy có mọi loại trang nghiêm, làm tướng Thuyết Pháp, ánh sáng lửa tràn khắp như bánh xe vâu quanh, từ đảnh đầu tuôn ra mọi loại ánh sáng, Đức Phật có đủ tướng Đại Trượng Phu, dựa cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa).

 

Cây Bồ Đề ấy có mọi loại lá như cây Chân Đa Ma Ni (Cintāmaṇi-vṛkṣa), hoặc ở cành cây treo lụa màu, hoặc báu Phệ Lưu Ly (Vaiḍurya), hoặc treo quả trái, hoặc treo chuông khánh, hoặc quả trái màu nhiệm của cõi Trời, hoặc kéo mưa, hoặc mọi loại  hoa quả, hoặc các tướng nhỏ của cây Bồ Đề; hoặc trân châu, phệ lưu ly, xa cừ, san hô ngọc…đều vẽ ở phía trên. Hoặc ở trên cây có chúng chim Cát Tường đậu ở khoảng giữa. Hoặc làm mọi loại lá, mây sấm chớp tuôn mưa cùng giao nhau với lá. Làm Đại Bồ Đề Kiếp Thụ (Mahā-bodhi-kalpa-vṛkṣa). Đức Thế Tôn dựa lưng hai vai vào cái cây ấy

Bên phải Đức Phật vẽ Chuyển Luân Đại Vương như hình Luân Vương ngồi trên hoa sen trắng, làm thế quán nhìn Đức Phật, tân ấy màu vàng ròng có ánh sáng vòng khắp, thành tựu bảy báu, chỉ có Luân Bảo (Cakra-ratna: bánh xe báu) dùng ánh sáng vây quanh ngay trên hoa sen. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại quán nhìn Đảnh Luân Vương.

Ở bên trái Đức Phật, chẳng xa vẽ Bạch Tản Cái Đảnh Vương (Sitāta-patroṣṇīṣa-rāja) như hình Đại Vương. Thân ấy màu vàng ròng ngồi ngay trên hoa sen, tay cầm hoa sen, mắt quán nhìn Luân Vương.

Cách Bạch Tản Cái Phật Đảnh Vương chẳng xa, vẽ Cao Phật Đảnh (Abhyudgata-uṣṇīṣa) hình như Đại Vương, ngồi trên hoa sen trắng, tay cầm quả Câu Duyên chiêm ngưỡng Luân Vương.

Cách Đảnh Luân Vương chẳng xa, vẽ Quang Tụ Phật Đảnh (Tejorāśi-uṣṇīṣa) ngồi trên hoa sen trắng với mọi loại ánh sáng vây quanh, ngồi ở trong ánh sáng rực rỡ. Thân làm màu vàng ròng, tay cầm báu Chân Đa Ma Ni.

Ở bên dưới Quang Tụ Phật Đảnh Vương vẽ người Trì Tụng quỳ gối mà ngồi, chiêm ngưỡng Đảnh Luân Vương. Đức Luân Vương duỗi bàn tay tác Thí Nguyện Ấn ngó nhìn người Trì Tụng.

Gần Quang Tụ Đảnh Vương, hào quang tròn chẳng che chạm nhau, nên vẽ Thắng Phật Đảnh (Jaya-Uṣṇīṣa) thân hình màu vàng ròng, tay trái cầm vật báu, tay phải tác Thí Nguyện, mắt quán sát Luân Vương.

Nhóm như vậy đều là Phật Đảnh Vương, mỗi mỗi có hình như Đại Vương, đều có lửa sáng rực rỡ, thảy đều màu vàng ròng, ngồi trên hoa sen trắng.

Bên phải Đức Phật nên vẽ Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra), tay cầm cây phất lông trắng. Bên trái Đức Phật vẽ Từ Thị Bồ Tát (Maitreya). Hai vị Bồ Tát này so sánh với thân của Đức Phật thì hơi nhỏ hơn.

Trước mặt Đức Phật, nên vẽ Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara), Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi- guhyādhipati), mỗi vị đều ngồi trên hoa sen báu, thảy đều chắp tay làm thế lễ Phật.

Gần Phổ Hiền Bồ Tát nên vẽ Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta), Vô Cấu Tuệ Bồ Tát (Vimala-mati), Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát (Śānti-mati), Vô Tận Tuệ Bồ Tát (Akṣaya-mati), Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha), Hư Không Vô Cấu Bồ Tát (Gagana-vimala), Đại Tuệ Bồ Tát (Mahā-mati). Nhóm Đại Bồ Tát như vậy theo thứ tự mà vẽ, mỗi vị đều chắp tay, ngồi trên hoa sen làm thế lễ Phật, thân hình theo thứ tự nhỏ dần, tịch tĩnh đều làm màu vàng ròng với mọi loại trang nghiêm, dùng lụa mỏng nhẹ làm quần áo.

_Tiếp theo, chẳng gần chẳng xa Từ Thị Bồ Tát  nên vẽ Phật Nhãn Minh Phi (Buddha-locana-vidya-rājñī), hình như Nữ Thiên, ngồi trên hoa sen báu với mọi loại trang nghiêm, thân như màu vàng ròng, mắt qán nhìn Chúng Hội, mặc áo lựa mỏng quấn quanh rồi tách ra, tay phải cầm báu Như Ý, tay trái tác Thí Nguyện, hào quang tròn trịa vòng khắp sáng rực rỡ, dáng của thân vắng lặng.

 

Cách Phật Nhãn Thánh Tôn chẳng xa, nên vẽ Phật Hào Tướng Tôn (Buddha-Ūrṇa-nātha) như hình nữ thiên, bên phải có sai biệt là tay phải cầm hoa sen, tay trái tác Thí Nguyện, mắt quán nhìn Luân Vương

Gần Phật Nhãn Tôn, ở bên dưới nên vẽ Tôn Na Lợi Đại Minh Phi (Śūndari-mahā-vidya-rājñī) có hình như Thiên Nữ với mọi loại Anh Lạc trang nghiêm, thân ấy màu xanh, tay cầm hoa sen, ngồi ở núi báu, quán nhìn Phật Thế Tôn

Gần đầu gối của Kim Cang Thủ nên vẽ Cam Lộ Quân Tra Lợi (Amṛta-kuṇḍali). Gần Tôn ấy vẽ Kim Cang Quân (Vajra-sena), Tô Ma Hô (Subāhu), Đảnh Hạnh () ba vị Thánh Giả này đều giự hình Đồng Tử với mọi loại Anh Lạch trang nghiêm thân ấy, đều đưa mắt chiêm ngưỡng Luân Vương, đều làm thế đáng sợ

Ở bên phải Quán Tự Tại Bồ Tát vẽ Hạ Da Ngật-Lý Phạ Đại Minh Vương (Hayagrīva-mahā-vidya-rāja) thân như màu lửa, làm hình phẫn nộ, mũi như khỉ vượn, dùng rắn trang nghiêm Anh Lạc, vòng đeo cánh tay, vòng đeo bắp tay, đầu cột buộc vòng hoa, làm thế ngắm nhìn Luân Vương

Gần vị ấy, nên vẽ Liên Hoa Tôn Na Lợi (Padma- Śūndari) có bốn cánh tay: Bên phải: tay thứ nhất cầm sợi dây, tay thứ hai tác Thí Nguyện. Bên trái: tay thứ nhất cầm cây búa, tay thứ hai cầm quả trái. Ngồi trên hoa sen.

Lại ở gần Luân Vương Phật Đảnh, vẽ Vô Năng Thắng Phẫn Nộ Vương (Aparājita-krodha-rāja), thân màu trắng có bốn mặt, chau mày giận dữ, mặc quần da cọp, dùng mãng xà làm vòng đeo tai, dùng Đắc Xoa Ca Long Vương (Takṣaka-nāga-rāja) làm dây lưng, dùng  Bà Tô Chỉ Long Vương (Vāṣuki-nāga-rāja) làm Thần Tuyến, góc áo tách ra, bụng to thõng xuống, thân hình ngắn, dùng rắn độc trang nghiêm mão tóc, cắn môi bên dưới, thân tỏa ánh sáng rực rỡ lửa mạnh mẽ tròn trịa. Bên phải: tay thứ nhất cầm chày Kim Cang, tay thứ hai làm thế Kỳ Khắc. Bên trái: tay thứ nhất cầm Tam Kích Xoa (cái chỉa ba), tay thứ hai cầm cây búa. Mặt chính làm thế tách tiếng cười A Tra Tra Hạ Sa (Aṭṭa hāsa) từ miệng tuôn ra mọi loại sách tướng của lửa mãnh mẽ,Mặt bên phải chiêm ngưỡng Luân Vương, mặt bên trái quán sát người Trì Tụng, mặt trên đấu quán sát tất cả Chúng Hội, trụ trên hoa sen báu. Nên như vậy vẽ Vô Năng Thắng Phẫn Nộ Vương

Ở bên dưới Tôn ấy vẽ Địa Thiên (Pṛthivi-deva) thân màu trắng, dùng hai bàn tay nâng vật khí chứa đầy hoa báu, quỳ hai gối sát đất.

Gần Địa Thiên vẽ Ni Liên Hà Thần (Nairañjanā-devatā :thần sông Ni Liên Thiền) màu xanh đen như hình Long Nữ có bảy cái đầu, chắp tay làm thế lễ Phật.

Gần Ni Liên Thiền Hà Thần, vẽ Phạ Lý Ca Đại Long Vương (Valika-mahā-nāga-rāja), Mẫu Chỉ Lân Đà Long Vương (Mucilinda-mahā-nāga-rāja) sát gần nhau. Hai vị Đại Long Vương này từng thấy vô lượng chư Phật, đầu có bảy cái đầu, chắp tay quỳ sát đất

Gần Địa Thiên vẽ A Nan Đà Long Vương (Ananta-nāga-rāja), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta-nāga-rāja), Sa Kiệt La Long Vương (Sāgara- nāga-rāja)

Bên phải Đại Tuệ Bồ Tát vẽ Bạch Y Quán Tự Tại (Pāṇḍara-vāsini–avalokiteśvara) dùng vòng hoa sen trang nghiêm thân ấy, khoác lụa báu với góc áo tách ra, tay phải cầm báu Chân Đa Ma Ni, tay thứ hai (tay trái) tác Thí Nguyện. Vị Bồ Tát này là mẹ (mẫu) của Liên Hoa Tộc (Padma-kulāya), nên ngồi ở trên hoa sen.  

Gần Phật Hào Tướng, nên vẽ Ma Mạc Chỉ Bồ Tát (Māmakī) màu xanh tím nhạt với mọi loại Anh Lạc trang nghiêm, ngồi trên hoa sen, dáng thân vắng lặng, trụ Tự Tính của Bát Nhã Ba La Mật (Prajñā-pāramitā: Trí Tuệ Ba La Mật), tay phải cầm cái cặp đựng Kinh Phạn (Phạn giáp), tay trái cầm Chân Đà Ma Ni (Cintā-maṇi) làm thế Thí Nguyện, là mẹ (mẫu) của tất cả chư Phật. Đại Thánh Bát Nhã Ba La Mật Đa trụ hình Ma Mạc Chỉ, tức Tôn này là mẹ (mẫu) của Kim Cang Tộc (Vajra- kulāya) hơi giống hình Đồng Nữ chẳng cao quá, nhan sắc rất đẹp khiến cho ý ưa thích. Nên làm tướng như vậy. Vẽ Quyến Thuộc của Tôn này là Kim Cang Câu (Vajrāṃkuśī), Kim Cang Quyền (Vajra-saṃdhi), Kim Cang Bạc (Vajrāśanī)… nhóm này đều là Đại Minh Phi, dùng làm quyến thuộc đều trụ Bản Hình.

Gần Bạch Y Quán Tự Tại, ở bên dưới nên vẽ Đa La Tôn (Tārā-nātha) với mọi loại trang nghiêm, mặc áo lụa mỏng nhẹ. Hình ấy chẳng thô thiển chẳng tinh tế, hình dáng trung dung, tay phải cầm hoa sen xanh, tay trái tác Thí Nguyện, ngồi trên hoa sen, làm màu xanh lục nhạt.

Gần ở bên Tôn ấy, vẽ Tỳ Câu Chi (Bhṛkuṭī) thân màu trắng có ba mặt bốn cánh tay. Bên phải: tay thứ nhất cầm cây gậy, tay thứ hai cầm tràng hạt. Bên trái: tay thứ nhất cầm cái bình, tay thứ hai cầm hoa sen. Dánh thân vắng lặng. Ở hai góc của tượng, làm Cổ Âm Lạc Thiên Tử (Duṇḍubhi-svara-sukha-devaputra)

Ở bên trên Đức Phật, vẽ Tịnh Cư Thiên Tử (Śuddhāvāśa-devaputra) ở trong mây ló ra, rải hoa cúng dường   

Đều y theo phương, vẽ bốn vị vua Hộ Thế. Phương Đông vẽ Trì Quốc Thiên Vương (Dhṛḍha-rāṣṭra-devarāja), phương Nam Dạ Ma Thiên (Yama-deva), phương Tây Thủy Thiên (Varuṇa-deva), phương Bắc Câu Vĩ La Thiên (Kubera-devav) đều tùy theo phương vẽ bốn bên

Như vậy, bốn góc: phương Đông Bắc Y Xá Na (Īśāna), phương Đông Nam Hỏa Thiên (Agni-deva), phương Tây Nam La Sát Chủ (Rākṣasādhipati), phương Tây Bắc Phong Thiên (Vayu-deva) đều y theo bản hình vẽ

Gần Phẫn Nộ Vô Năng Thắng Vương, ở bên dưới vẽ người Trì Tụng như bản hình, quỳ sát đất, tay bưng lò hương, chiêm ngưỡng Luân Vương.

Này Kim Cang Thủ! Nghi quỹ vẽ tượng Luân Vương Phật Đảnh này được vô lượng Phật tuyên nói, vừa nhìn thấy thì tất cả tội thảy đều tiêu diệt.

Này Kim Cang Thủ! Nếu được trọn đủ y theo Pháp vẽ thì chúng sanh vừa nhìn thấy sẽ diệt trừ được năm tội Vô Gián, xa lìa tất cả tội. Nếu thấy Tượng vi diệu này như tất cả Như đã nói: người ấy đời này có báo ứng, tất cả tội gây tạo trong đời này với đời khác do nhìn thấy Tượng thảy đều tiêu diệt. Do thấy Tượng tối thắng này thì tất cả Tất Địa đều được hiện tiền, tất cả Như Lai Đại Minh Chân Ngôn nhậm vận được thành tựu, tuỳ ý niệm tụng thành biện tất cả việc. Việc khó thành trong các Bộ khác, đối trước Tượng này quyết định được thành”.

 

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: “Bí mật Chủ! Nay ông lại nghe vẽ tượng Bạch Tản Cái Đảnh Vương, hay thành biện tất cả sự nghiệp.  Vì lợi ích tất cả hữu tình sợ hãi đang lưu chuyển nơi sanh tử. cho nên hằng hà sa câu chi Phật cùng nhau tuyên nói.

Trước tiên, nên như nghi tắc của Luân Vương đã nói để se dệt vải, có thể vuông vức ba khuỷu tay, chẳng nên cắt cong, chẳng được dùng keo nấu bằng da thù hòa màu sắc. Trao tám Giới cho người vẽ. Ở chính giữa nên vẽ hình Phật màu trắng vàng, ngồi trên tòa Sư Tử, đủ các tướng tốt. Bên trái Đức Phật vẽ Kim Cang Thủ Bồ Tát với tay trái cầm cây phất trắng, tay phải cầm chày Kim Cang. Ở bên trái Kim Cang Thủ vẽ chúng Tịnh Cư Thiên mặc quần áo của cõi Trời. Ở trước mặt Đức Phật nên vẽ Phật Đảnh Vương với thân màu vàng ròng như đúc tượng vàng, đủ các tướng tốt, tay cầm hoa sen. Bên dưới Đức Phật vẽ người Trì Tụng bưng lò hương. Ở bốn bên của Tượng nên vẽ mọi loại hoa.

Này Kim Cang Thủ! Đây là Pháp vẽ tượng Bạch Tản Cái Phật Đảnh Vương mà Phật trước kia đã nói”

 

_Khi ấy, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cang Thủ rằng: “Này Kim Cang Thủ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo lắng nghe mà tác ý! Ta sẽ vì ông nói Quỹ Tắc vẽ tượng Quang Tụ Phật Đảnh Vương, Giáo Pháp thượng thượng của tất cả Chân Ngôn Minh Thế Gian Xuất Thế Gian. Đảnh Vương Quang Tụ y theo Nghi Quỹ của Luân Vương, dùng nước thơm tẩy rửa tấm vải dài 3 khuỷu tay hoặc một khuỷu tay, trong màu sắc chẳng nên dùng keo nấu bằng da thú, khiến thợ vẽ thọ nhận tám Giới rồi vẽ.

Nên vẽ Đức Phật ngồi trên  hoa sen trắng, tác tướng Thuyết Pháp, đầy đủ các tướng. Ở bên trên tượng nên vẹ nhọn núi, bê dưới tượng nên vẽ ao hoa sen, từ đảnh đầu của Phật phát ra mọi loại ánh sáng, phía bên phải ở dưới Đức Phật vẽ người Trì Tụng quỳ gối, bưng lò hương, vẽ bản hình của người ấy

Bí Mật Chủ! Nghi Quỹ của Quang Tụ Phật Đảnh Vương này là điều mà tất cả Như Lai đã nói, vì khiến điều phục các hữu tình cho nên Quang Tụ Phật Đảnh Vương này thành biện tất cả sự nghiệp, là Pháp vẽ tượng tối thắng.

 

_Lúc đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại bảo Bí Mật Chủ rằng: “Bí Mật Chủ! Nay Ta nói Pháp vẽ tượng Cao Phật Đảnh Vương. Y theo Nghi Quỹ của Luân Vương, ở trên tấm vải mới dài ba khuỷu tay hoặc một khuỷu tay, loại bỏ lông tóc, người thợ vẽ thọ nhận tám Giới rồi vẽ. Nên vẽ Đức Phật Thế Tôn ngồi Kiết Già trên hoa sen bảy báu,  đầy đủ các tướng, tay phải tác Thí Nguyện, ngửa lòng bàn tay trái để ngay dưới rốn. Từ đảnh đầu của Phật phóng ra mọi loại ánh sáng, ở hai góc bên trên tượng đều vẽ Tịnh Cư Thiên Chủ, bên phải Đức Phật vẽ người Trì Tụng chiêm ngưỡng Đức Như Lai.

Này Bí Mật Chủ! Pháp vẽ tượng Cao Phật Đảnh Vương này là điều mà tất cả Phật đã nói, nơi mà tất cả Phật đã khen ngợi, vì thương xót tất cả hữu tình mà nói”

 

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni lại bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: “Bí Mật Chủ! Nay Ta nói Nghi Quỹ vẽ tượng Thắng Phật Đảnh Vương là nơi mà Phật trước kia đã khen ngợi, Y theo Nghi Quỹ của Luân Vương Phật Đảnh, làm tấm vải dài ba khuỷu tay hoặc một khuỷu tay, loại bỏ lông tóc, người vẽ tượng thọ nhận Trai Giới rồi vẽ. Nên vẽ hình của Đức Phật, làm tướng màu vàng ròng, ngồi trên tòa Sư Tử, trì Thuyết Ấn, đủ tướng Đại Trượng Phu, từ đảnh đầu của Phật phát ra mọi loại ánh sáng, bên dưới tượng vẽ người Trì Tụng như bản hình, quỳ gối ngồi, tay bưng lò hương, chiêm ngưỡng Đức Như Lai

Này Kim Cang Thủ! Nghi Quỹ vẽ tượng Thắng Phật Đảnh Vương này là điều mà tất cả Như Lai tuyên nói.

 

_Kim Cang Thủ! Vô lượng loại Sắc Thân của Đức Như Lai Thế Tôn với Đại Oai Đức Bồ Tát… thì tùy theo ý mà vẽ, hoặc trên vải, hoặc trên lụa, hoặc trên tường gạch, hoặc trên vách đá… cũng không có lỗi lầm. Hoặc khiến người vẽ, hoặc tự mình vẽ, hoặc nhờ thợ vẽ giỏi… tùy theo ý của mình mà vẽ hình trạng. Hoặc vẽ hình Bồ Tát, hoặc vẽ Chân Ngôn Thánh Thiên, cho đến vẽ trên tráp đựng Kinh, hoặc vẽ trên vỏ cây hoa.  Hoặc vẽ tượng tối thắng, hoặc khoảng một trách (1 gang tay), hoặc nhỏ hơn một trách, hoặc khoảng một ngón tay cái…  hoặc tùy theo ý mình ưa thích mà vẽ, cũng không có lỗi lầm

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) là:

“Tùy ý thích mà vẽ

Bậc Tuệ khởi Tâm Bi (Kāruṇa-citta)

Lợi ích các hữu tình

Ta thành tựu, suy nghĩ

Cũng chẳng vì lỗi lầm

Nên nhiếp thọ hữu tình

Vì thế, nên ân cần

Thường ôm Tâm thương xót

Luôn thực hành Xả Thí (Dāna)

Với hộ trì Tịnh Giới (Śīla)

Nhẫn Nhục  (Kṣānti) với Tinh Tấn (Vīrya)

Thiền Định (Dhyāna) với Bát Nhã (Prajña)

Thường xuyên nên tu tập

Tất Địa ấy không khó

Nếu không có tượng vẽ

Nên trụ Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Với trì nơi Đại Ấn

Được thành tựu tối thượng”

 

Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương Kinh

HÀNH

_PHẨM THỨ TƯ_

 

Bấy giờ,  Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nguyện xin Đức Thế Tôn vì người siêng tu cầu Thành Tựu (Siddhi), nói tóm lược tu tập: Chân Ngôn Hạnh, Oai Đức, công năng, phương tiện sí thịnh đối với chúng sanh của Phật Đảnh Luân Vương.

Thế Tôn! Người cầu Tất Địa, do trụ Như Lai Phật Đảnh Vương Chân Ngôn Minh này mà tất cả Chân Ngôn đều mau chóng khiến được thành tựu”.

 

Đức Phật nói: “ Lành thay! Lành thay Bí Mật Chủ! Ông hay hỏi nghĩa như vậy

Này Bí Mật Chủ! Nay ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói: hành Hạnh (Caryā), phương tiện (Upāya), Pháp Cú (Dharma-pāda), Già Tha (Gāthā) rất vi diệu mà tất cả Phật đã nói. Vô lượng Phật do tu tập Pháp Nhãn (Buddha-cakṣu) này để thành tựu lợi ích”.

 

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quán sát tất cả Đại Chúng rồi dùng tiếng Phạm Âm (Brahma-ghoṣa) nói Lý Thú Già Tha của Pháp này, là Già Tha tối thắng trong tất cả Pháp Nhãn là:

“Vô lượng Bồ Đề, hành tự tại

Nhiều loại, trăm khổ gây phiền não

Thấy các hữu tình nhiều phiền não

Nên Thích Sư Tử Tôn diễn nói

Người thích Pháp này siêng tu hành

Thành Phật, nhận Trời, Người cúng dường

Do tu một Pháp thành Đại Giác

Thành Chân Ngôn Vương, nơi Chúng khen

Người ấy chẳng lâu, chứng Bồ Đề

Rộng độ vô lượng các Quần Phẩm (tức chúng sanh)

Không Nhàn (Araṇya: nơi yên tĩnh thích hợp cho Tỳ Kheo tu hành), Chế Để (Caitye: tháp miếu) lớn

Bên sông, suối, sông lớn

Cây cao hoặc động đá

Sườn núi, nơi nhiều hoa

Một mình, Tâm bền chắc

Tương ứng Tâm Bồ Đề

Khéo hiểu nơi Đại Thừa

Thanh tịnh, siêng tu hành

Cùng với thân miệng ý

Ăn uống, trong bốn Nghi (4 oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm)

Hành Giả thường siêng Kết

Thắng Thú (hướng nẻo thù thắng) của Chân Ngôn

Hiểu Tam Ma Địa Minh

Sanh ra được Tất Địa

Thành Chân Ngôn, hoặc Minh

Tùy ý mà tu hành.

Thường mặc ba loại áo

Bạn tốt, điều kiên cấm

Tất Địa ấy chẳng khó

Người ấy quyết định được

_Trước, nên lễ chư Phật

Người Trí nên bền chắc

Tu Chân Nôn, không bạn (không có bạn trợ giúp)

Siêng cầu lợi hữu tình

Thành tựu ấy chẳng khó

Hiện Sắc chẳng nghĩ bàn

_Người siêng cầu Tất Địa

Thường nên làm Chế Để (Caitye)

Siệng Hộ Ma (Homa), niệm tụng

Tức ở ngay đời này

Mau chóng được thành tựu

Cẩn thận mà khéo léo

Cứng mạnh, siêng bền chắc

Tâm chân thật, lợi ích

Người này đáng khen ngợi

Các Căn đều tròn đủ

Trí Tuệ thường chính trực

Hay nhẫn được đói khát

Người này đáng khen ngợi

_Người siêng cầu thành tựu

Nếu được Pháp Yếu này

Người ấy chẳng bao lâu

Được Tất Địa tối thắng”

 

Này Kim Cang Thủ! Sau khi Ta diệt độ, ở thời Mạt Pháp (Saddharma-vipralopa): Ổ Ba Tắc Ca, Ổ Ba Tư Ca, kẻ khoác Cà Sa ngu si,  Ngu Trượng Phu… tạo làm mọi loại ngôn thuyết không có ích, tham dính vị ngon, giải đãi lười biếng.   Như Tiểu Nhân này, chẳng biết sâu xa về sức Tam Ma Địa (Tam Ma Địa Lực) không có chỗ sợ hãi (Vô Sở Úy) của Như Lai. Đối với Lý Thú của Đại Thừa rộng lớn, phá hoại gây rối loạn cho người dũng mãnh tinh tiến nơi Luật Nghi Hạnh khéo léo của Bồ Tát, chẳng được Quán Đảnh, chẳng có niềm tin trong sạch, chẳng được thành tựu Tam Ma Địa rộng lớn của chư Phật Bồ Tát… Tức sanh chê bai chế diễu Ta với Bồ Tát mà nói lời như vầy: “Đây là điều do Ma nói, chẳng phải là do Phật nói” nhằm hủy nhục Bồ Tát. Hoặc (đối với) Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân trụ Đại Thừa, Hành Giả siêng năng cầu thành tựu Chân Ngôn thì mở bày sự tổn hại, làm việc chẳng nhiêu ích. Do Nhân Duyên này gom chứa vô lượng tội chướng.

Thế nên Kim Cang Thủ! Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân, người hành Bồ Tát Hạnh nên sanh niềm tin trong sạch bền chắc, quyết định nơi Tâm Bồ Đề, dùng Nguyện rộng lớn, thường viết chép Kinh Điển Đại Thừa, đọc tụng, thọ trì, vì người khác diễn bày”

Nói Già Tha (Kệ Tụng) là:

“Y Kinh Bảo Vân, Đại Nhật

Tu hành, Ta khen ngợi

Do Gia Hạnh này nên

Bản Tôn mau hiện tiền

Do đâu thành Chân Ngôn

Ân cần thành thân mình

Dùng Thí (Dāna: bố thí), Giới (Śīla: Trì Giới), Nhẫn Nhục (Kṣānti)

Cần (Vīrya: tinh tấn), Định (Dhyāna:Thiền Định), Trí Tuệ (Prajñā) được

Chuyên chú nhất tâm nên

Mau chóng thành Bản Tôn”

 

Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương Kinh

NGHI QUỸ

_PHẨM THỨ NĂM_

 

Bấy giờ, Kim Cang Thủ lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Hành Giả tu Phật Phật Đảng Chân Ngôn làm thế nào để trụ Quỹ Tắc thanh tịnh, tác Bản Tôn Quán Hạnh? Nguyện xin Đức Thế Tôn nói: dùng một chi mau chóng thành tựu nhóm Tất Địa của Phật Đảnh”   

Đức Phật nói: “Thế nên Trì Kim Cang (Vajra-dhāra) hãy nghe cho kỹ để lợi ích cho chúng sanh. Vì có chúng sanh hẹp hòi (tiểu chúng sanh) lười biếng, người tinh tấn mà nói sai khác. Trong tất cả Chân Ngôn Giáo, tâm thời trụ Quỹ tắc thanh tịnh, chẳng phóng dật, thường trụ quán Phật Tam Ma Địa, chẳng nên dùng Tâm tán động mà quán sát, chẳng đem sự tham nhiễm gây nhiễu loạn Tâm ấy, nên nhất tâm quán Phật, thường dùng Từ Tam Ma Địa (Maitra-samādhi) duyên khắp tất cả hữu tình ở mười phương. Ba thời tắm gội, tẩy rửa tay chân, y theo Pháp tắm rưới. Người có Trí Tuệ cứng mạnh chẳng nên phóng dật, tổn hại sanh mãng, thay đổi áo bên trong (nội y), dùng Chân Ngôn này hộ thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, ma ma, hồng nặc”

*)OṂ_  MAMA  HŪṂ  NĪ

 

_Nếu dùng đất thì chẳng nên dùng đất có loài trùng. Người Trí nên dùng đất sạch sẽ có mùi thơm, chẳng quá đen quá vàng, chẳng quá đỏ. Đất như vậy thông với tất cả Pháp thành tựu. Nếu Pháp Điều Phục (Abhicāruka) thì dùng đất đen, hoặc đất đỏ cũng được. Nếu làm Pháp Tăng Ích (Puṣṭika) nên dùng đất màu vàng. Tiêu diệt tai họa với các tội chướng nên dùng đất màu trắng. Nếu cầu La Nhạ (vua chúa) nên dùng đất chẳng trắng chẳng đen. Nếu cầu Pháp Kính Ái (Vaśikaraṇa) nên dùng đất vàng đỏ. Như vậy, người Trí y theo Giáo mà dùng đất. Dùng Chân Ngôn này trước tiên gia trì vào đất, sau đó nên dùng.

Thổ Chân Ngôn là:trước dùng, chơn ngôn gia trì nơi đất.

“Úm, na ra hồng

*)OṂ_  DHARA  HŪṂ

“Dùng Thổ Chân Ngôn này

Thông các dụng Thành Tựu”

 

_Dùng Hà Chân Ngôn này

Gia trì vào nước sông”

“Úm, nhập phạ la, hồng

*)OṂ_  JVALA   HŪṂ

Minh này gia trì sông

Tất cả chỗ đều dùng”

 

_Chia đất thành ba đống

Để ở nơi thanh tịnh

Đất xa chỗ khạc khổ

Hôi hám và nhơ bẩn

Chỗ người nữ tụ tập

Chỗ con nít chơi giỡn

Sông có súc vật đến

Nơi chúng sanh tụ họp

Hành Giả ở nơi ấy

Chớ có nên tắm rửa

_Nơi trở ngại, hiểm yếu

Với nước dơ hôi hám

Người Trí nên lìa xa

Tìm kiếm sông thù thắng

Nước trong veo tuôn chảy

Xa lìa bùn căn dơ

Ở bên bờ sông ấy

Có mọi cây trang nghiêm

Ở đấy nên tắm rửa

Nơi nước sâu trong mát

Thường ở nơi như vậy

Chim đùa giỡn trong nước

Các hoa đều trang nghiêm

Hành Giả nên tắm gội

Lại dùng Chân Ngôn này

Gia trì vào đất sạch

Chân Ngôn là:

“Úm, bát ra nhập phạ-ra, hồng

*)OṂ_  PRAJVALA  HŪṂ

 

_Liền nên tự Hoàn Giáp (mặc áo giáp)

Ngón cái để ở tim

Tụng Chân Ngôn bảy biến

Giáp Trụ Chân Ngôn là:

Úm, nhập phạ-ra đế nhạ, hồng

*)OṂ_  JVALA-TEJA  HŪṂ

 

_ Dùng Tâm Giáp Trụ Minh

Người tu hành nên dùng

Thảy đều ở khắp thân

Liền thành Đại Gia Hộ

Hoàn Thân Giáp Chân Ngôn là:

“Úm, nhập phạ-ra, bả ra yết-ra ma hồng”

*)OṂ_  JVALA  PRAKARAMA  HŪṂ

Đây tên Thân Giáp Trụ

Người Trí thường nên làm

 

_Liền nên vào trong nước

Đến eo hoặc đến ngực

Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) chướng

Các trùng ác trong nước

Do gia trì này nên

Chẳng thể gây tổn hại

Chân Ngôn là:

Úm, tra-lung, mãn đà, sa-phạ ha

*)OṂ_  ṬRŪṂ  BANDHA   SVĀHĀ

Biện Sự Chân Ngôn này

Tất cả Phật Đảnh Tâm

Do nghĩ nhớ Điều này

Các Chướng ở trong nước

Hết thảy muốn tổn hại

Đều khiến cấm bế miệng

_Dùng đây, hộ đất ấy

Chia đất thành ba phần

Dùng tẩy rửa sạch sẽ

Từ chân đến gối (đầu gối) tỳ (lá lách)

Dùng đất chà cho sạch

Lìa mùi hôi cặn dơ

Chư Phật nói là sạch

_Tiếp, dùng phần thứ hai

Từ eo cho đến cổ

Thứ ba, chà phần trên

Dùng đất nên chà rửa

Đất phải không có trùng

Trước, để đất thứ ba

Lại ân cần cọ rửa

_Dùng Biện Sự Chân Ngôn

Hành Giả gia trì nước

Tụng ba biến rưới đảnh (đảnh đầu)

Trầm tĩnh mà yên lặng

Tắm gội sạch sẽ xong

Chẳng cùng người nói chuyện

 

_Lại dùng Biện Sự Minh

Hành Giả tự gia trì

Dùng Vô Năng Thắng hộ

Với dùng Phật Hào Tướng

Tồi Hoại Phật Đảnh Minh

Gia hộ khắp, xưng tán

Dùng Phật Nhãn Chân Ngôn

Chỉ dùng thông Phật Bộ

Thuần chánh các Phật Đảnh

Thành tựu Mạn Trà La

_Lại kết Phương Ngung Giới

Kèm hộ nơi Trợ Bạn

Hứa dùng Tồi Hủy Đảnh

Với thành biện tất cả

Rưới vảy nước không trùng (loài trùng)

Tụng Minh này một biến

Thanh Tịnh Chân Ngôn là:

“Nẵng mô tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ nẫm. Úm, thú điện nỗ thú đà nẵng da, sa-phạ ha

*)NAMO  SARVA  BUDDHĀ  BODHI-SATVĀNĀṂ

OṂ_  ŚUDDHA  ANUŚUDDHA-NĀYA   SVĀHĀ

Táo Sái Chân Ngôn này

Dùng thông Như Lai Bộ

 

_Liền đến thất niệm tụng

Trụ Định, chẳng phóng dật

Nên quán ờ trước thân

Đất khoảng chừng ba Xích (1 m)

Tâm thương xót  tương ứng

Kèm với Tuệ đều đủ

Đi đến thất niệm tụng

Nên mặc áo sạch sẽ

Nô Câu La Sô Ma

Cùng với áo Dã Ma  

Người Trí nên niệm tụng

Y nơi Giáo Nghi Quỹ

Nên tụng Tịnh Chân Ngôn

Tiếp, dùng Biện Sự Minh

Gia trì tòa cỏ tranh

Trải bày ở trước tượng

Nên niệm tụng Bản Tôn

Tiếp, nghênh đón chúng Thánh

Chân Ngôn Ấn tương ứng

Luôn quán tượng Bản Tôn

Liền kết Liên Hoa Ấn

Dùng tòa để phụng hiến

Chư Phật trì Cát Tường

Chân Phật (bàn chân của Đức Phật) sanh Tiêu Xí (vật biểu tượng)

Các Bồ Tát: tòa sen

Tòa đấy đều xưng tán

Người tu hành Chân Ngôn

Chẳng nên ngồi giường cao

Mà quán tượng Bản Tôn

 

_Tiếp nên trì niệm châu (tràng hạt)

Xuyên Châu (xỏ xâu tràng hạt) Chân Ngôn là:

“Úm, a nạp-bộ đế, vi nhạ duệ, tất địa, tất đà ra-thê, sa-phạ ha

*)OṂ_  ADBHUTE  VIJAYE  SIDDHI  SIDDHĀRTHE  SVĀHĀ

Niệm Châu (tràng hạt): hạt Bồ Đề

Quyết định được thành tựu

Tất Địa thượng trung hạ

Dùng thông các Chân Ngôn

Nhóm vàng, bạc làm Châu (tràng hạt)

Nên dùng cho Tăng Ích (Puṣṭika)

Pha Chi Ca (Sphaṭika: Pha lê) thanh tịnh

Thành tựu tất cả Nghĩa

 

_Đồng Tử xuyên xỏ dây

Đều y đủ Nghi Quỹ

Nên dùng Tự Mật Ngữ

Dùng đây làm gia trì

“Nẵng mô bà nga phạ để, tất địa, sa đà dã, sa đà dã, tất đà ra-thê, sa-phạ ha

*)NAMO  BHAGAVATE  SIDDHE  SĀDHAYA  SĀDHAYA,   SIDDHĀRTHE  SVĀHĀ

Nên dùng Chân Ngôn này

Gia trì vào Niệm Châu

Nên tụng vào bảy biến

Cầm trong hai lòng tay

Ngồi trên chiếu cỏ tranh

Cầu thành tất cả Nghĩa

Cây Cát Tường Mật Phạ

Bạch Đàn với Thiên Mộc

Nhóm loại cây như vậy

Niệm Châu được Tăng Ích

Khi niệm tụng Hộ Ma (Homa)

Nên dùng Châu như vậy

Lấy cây Khư Đà La (Khadira)

Mạt Độ (Madhū), Câu Na Vệ (tên riêng của cây Trúc Đào)

Dùng cây này làm Châu

Để làm Pháp Điều Phục

Cũng dùng gỗ cây này

Tạo làm giường, tòa ngồi

_Nếu chẳng có cây này

Lấy lá lìa các Trùng (loài trùng)

Làm cái chiếu: ngồi, nằm

Tòa ngồi nơi Quán Đảnh

Đốt tro Cồ Ma Di (Gomayi: phân bò)

Lọc nước, dùng rửa sạch (tẩy tịnh)

Lụa kín làm lưới lọc

Xem kỹ nước đã lọc

Y Pháp trì Mật Ngôn

Nếu chẳng được thành tựu

Nên dùng Đảnh Luân Vương

Gia trì ắt thành tựu.

 

_Lại dùng Tâm, Tùy Tâm

Hòa tụng chung với nhau

Nếu như vậy, chẳng thành

Dùng Phật Nhãn Chân Ngôn

Hòa chung nhau mà tụng

Thế Tôn Phật Nhãn Minh

Tất cả Phật đã nói

Phật trước cũng xưng tán

Nay Ta cũng tuyên nói

Người cầu thành Phật Đảnh

Cần phải dùng tụng trì

Hòa tụng chung với nhau

Chẳng lâu. Mau thành tựu

Dầu tạo năm Vô Gián (5 tội vô gián)

Chẳng lâu cũng được thành

 

_Nếu không có tượng vẽ

Vận Tâm tác Quán Hạnh

Nơi chư Phật xưng tán

Liến kết Lễ Phật Chưởng

Quán Hạnh tụng Minh này

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô ra đát-nẵng đát-ra dạ dã, a tả ra, vĩ lệ , sa-phạ ha

*)NAMO  RATNA-TRAYĀYA_ ACALA  VĪRE   SVĀHĀ

 

_Liền kết Đại Ấn, tưởng trên Ấn ấy có vô lượng vật báu tạo thành ngọn núi. Ở trên núi, tưởng bảy báu tạo thành hoa sen hoa, hoa sen ấy có vô lượng trăm ngàn cánh, gương sen ấy rộng lớn có cọng to lớn, ở bên trên hoa có trong lầu gác. Ở trong lầu gác, tưởng Đức Thế Tôn ngồi Kiết Già, kết Ấn Thuyết Pháp, đủ tướng Đại Nhân trang nghiêm thân ấy với ánh sáng tròn trịa vòng khắp. Nên Quán như vậy, ngoài ra cũng như Tượng đã vẽ bên trên.  

Quán ở trong lầu gác, bên trên đều có Tướng Luân Đường, chính giữa tưởng vô lượng châu báu, lưới báu che trùm khắp, cho đến  tuỳ ý quán lớn khoảng một Do Tuần, hoặc một trăm Do Tuần, cho đến một ngàn Do Tuần ứng với Quán Hạnh tùy ý mình quán, cho đến Hữu Đảnh (Sắc Cứu Cánh Thiên) chuyên chú nhất Tâm. Người Trí chẳng nên phóng dật, cột buộc Tâm nơi Bản Tôn, sức gia trì của chư Phật. Người cầu thành tựu tác Quán Hạnh như vậy, dùng Vô Cấu Hải Chân Ngôn gia trì vào biển lớn.  Chân Ngôn là:

“Úm, vĩ ma lô nại địa, hồng

*)OṂ_  VIMALA-UDADHI  HŪṂ

 

Dùng Sơn Chân Ngôn gia trì vào ngọn núi. Chân Ngôn là:

“Úm, a tả la, hồng

*)OṂ_  ACALA  HŪṂ

 

Dùng Liên Hoa Chân Ngôn gia trì vào hoa sen. Chân Ngôn là:

“Úm, hồng, ca ma la, sa-phạ ha

*)OṂ_  HŪṂ  KAMALA   SVĀHĀ

 

Dùng Nhất Thiết Bảo Lâu Các Chân Ngôn gia trì vào lầu gác. Chân Ngôn là:

“Nẵng mô tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Tát phạ tha khiếm, ôn-nặc nghiệt đế, tát-phả ra, ê hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phạ ha

*)NAMO  SARVA-TATHĀGATĀNĀṂ

SARVATHĀ  KHAṂ  UDGATE  SPHARA  HĪMAṂ  GAGANAKAṂ  SVĀHĀ

 

_Tiếp nên thỉnh Phật Thế Tôn, dùng Tự Chân Ngôn. Nên tưởng Đức Thế Tôn như từ Trời Đao Lợi (Trāyastriṃśa) giáng xuống Diêm Phù (Jambu-dvīpa) đến ở Đạo Tràng. Liền hiến Át Già (Argha), tác Tụng là:

“Dùng Thần Thông mình trụ

Đợi con làm cúng dường”

 

Sau đó, dùng Lục Tự Phật Đảnh kết Thượng Phương Giới, liền tưởng tắm rửa Đức Như Lai, Bản Tôn của mình, Bộ Chủ của ba Bộ. Hoặc y theo Giáo với các Tôn…hiến hương xoa bôi, hoa, quần áo, vật dụng trang nghiêm, thức ăn uống, nước thơm. Nếu như vật cúng như bên trên đã nói thì nên ở trong Tâm quán tưởng mà phụng hiến.

Nghi Quỹ cúng dường như vậy xong. Liền tỏ bày tội lỗi, tùy hỷ, khuyến thỉnh, hồi hướng, phát nguyện… thảy đều nên làm. Liền an Tâm ở đầu lỗ mũi, một lòng niệm tụng cho đến chẳng mệt mỏi, dùng biến số đã niệm tụng để phụng hiến. Lại hiến hương xoa bôi, hoa, hương đốt, thức ăn uống, đèn sáng… cúng dường. Hiến Át Già rồi quán tưởng ở cửa phía Đông phụng tống Đức Thế Tôn. Liền lễ tất cả Phật Bồ Tát, lễ xong thì đứng dậy.  Như vậy ba thời nên làm.

Vì không có Tượng cho nên nói Nghi Quỹ này

 

Bồ Đề Tràng Sở Thuyết Nhất Tự Đảnh Luân Vương Kinh

PHÂN BIỆT TƯỚNG BÍ MẬT

_PHẨM THỨ SÁU_

 

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại bảo Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ rằng: “Này Kim Cang Thủ! Ông hãy lắng nghe! Phật Đảnh Luân Vương Chân Ngôn Tu Hành Thành Tựu này là điều mà tất cả Như Lai đã nói. Vì thành tựu Phật Đảnh cho nên dùng câu Già Tha bất hoại thực hành Giáo.

Kim Cang Thủ! Ta lược nói thứ tự thành tựu mà tất cả Như Lai đã nói”.

 

Nói Già Tha (Kệ Tụng) là:

 “Ngoài nơi tập chúng Thánh

Khiến được chốn oai linh

Ở nhà với Thiên Thất (nơi thờ phụng Trời)

Nhà trống, trong hang hốc

Cây cao với Thi Lâm

Rừng cây ở sơn cốc

Thành tựu hoặc niệm tụng

Tâm đặt tại Bản Tôn

Chẳng thanh tịnh khiến tịnh

Chẳng thanh tịnh, tịnh khắp

Nơi thanh tịnh thành tựu

Dùng hai thành hai loại

Đấy gọi là thành tựu

Tất cả tu Tất Địa

Ăn uống có chừng mực

Chẳng no cũng chẳng đói

Ăn uống nên liệu lường

Ngon ngọt với giấm chua

Nên bỏ Tham như vậy

Tham câu chi hữu tình

Sanh tham dính mùi vị

Do tham niệm Hộ Ma

Chẳng sanh nơi nhất tâm

Đầu đêm dọc Chánh Điển

Nửa đêm mới ngủ nghỉ

Trên chiếu cỏ tranh sạch

Tác Hộ y Nghi Quỹ

Đều cùng Ấn tương ứng

Nằm ngủ như sư tử

Như sư tử kiêu dũng

Gối lên tay nằm ngủ

Tức tăng nơi Hộ Ma

Nếu có phương Đông Nam

Trái an ở trên phải

Chân tay cũng như vậy

Chồng bàn chân nằm ngủ

Chút phần khiến đoan nghiêm

Nếu đầu hướng [hương Tây

Mặt quán ở phương Nam

Khi ngủ nên Hộ Thân

Cùng Hàng Phục tương ứng.

 

_Nếu trên cây Bạch Đàn

Cát Tường Ni Câu Đà

Nhóm cây Ưu Bát Đà

Mộng leo trên cây ấy

Đấy là tướng thành tựu

_Nhạn với Ca Lăng Già ()

Uyên Ương với Bạch Hạc

Khổng Tước, các chim tốt

Mộng cỡi nhóm chim này

Nếu thấy tướng như vậy

Chẳng lâu được Tất Địa

Nếu mộng thấy máu huyết

Cũng là tướng thành tựu.

_Nếu ở trong mộng thấy

Phướng, phan giao chéo nhau

Hoặc đi lên lầu cao

Hoặc giẫm xéo, du hành

Đấy tức tướng thành tựu

_Hoặc mộng ngồi thuyền bè

Cầm đàn tranh, Không Hầu (Vīṇā)

Hoặc thấy tháp, Bật Sô

Như vậy là mộng tốt

Đều là tướng thành tựu 

_Nếu ở trong mộng thấy

Chó với Chiên Đà La (Caṇḍāla)

Đỉa dưới nước bu thân

Đây đều chẳng tốt lành

_Lạc Đà, Lừa với xe

Nếu thấy với tiếp xúc

Ắt hoại nơi thành tựu

_Như vậy, tướng các mộng

Tướng Thiện với Bất Thiện

Nên biết hai mộng này

Biết xong, cầu thành tựu

Nên làm Pháp Hộ Ma

Đốt gạo tẻ, Du Ma (mè)

Được thoát các Ma Chướng

Liền nhìn thấy Bản Tôn

Thường được mà cảnh giác

Thánh Giả hiện ra nói

Nên đến ở chỗ kia (tên….)

Đến đất đốt bơ, mật

Liền hiện nơi thật sự

Đi xin hoàn toàn thật

Nơi Đạo cũng là thật

_Nếu nghi ngờ Bản Tôn

Nên ngủ, ở trong mộng

Nguyện Tôn bày Ngã thân (thân của Bản Tôn)

Mà hiện tướng Trượng Phu

Nếu thấy tướng người nữ

Hay sanh Tâm tham nhiễm

Nên giữ, chẳng phóng dật

_Muốn ngủ thời gia trì

Niệm tụng chẳng nên nghĩ

Tài Bảo của quá khứ

Vị lai cũng chẳng nên

Cẩn thận, đừng suy nghĩ

Chẳng thành Niệm Tụng Nghi

_Nếu Tâm bị tán động

Quán nghĩa lý Chân Ngôn

Trụ Định mà niệm tụng

_Nếu Tâm duyên tham nhiễm

Nên tác Bất Tịnh Quán 

_Nếu Tâm khởi giận dữ

Liền cùng Từ (Maitra) tương ứng

Nơi niệm ngu, duyên sanh

Thường thường nếu Tâm khởi

Ở ngay trong điên đảo

Liền chuyên chú nhất tâm

Trụ ở Bản Tôn Quán

_Nếu chưa vào Luân Đàn

Hiến các nhóm hương hoa

Bị các Ma ăn nuốt

Do chẳng y Nghi Quỹ

Với chẳng khéo hiểu rộng

Xa lìa A Xà Lê

Công niệm tụng bị cướp

Bản Tôn chẳng nhận được

_Chân Ngôn Chủ Tể này

Thành tựu Đảnh Chân Ngôn

Nên dùng làm gia trì

Hộ Ma, nhóm Đảnh Hạnh

Chẳng thể gây chướng ngại

Thành tựu Đảnh Luân Vương

Thế nên làm gia hộ

Tất cả nơi thành tựu

_Nên tụng Vô Năng Thắng

Làm tự thân gia trì

Bồ Tát Chủng Chân Ngôn

Quyến thuộc của Luân Vương

Dùng đấy làm gia hộ

_Khi thành tựu Chân Ngôn

Niệm tụng nhóm Hộ Ma

Trước nên làm Hộ Thân

Nếu lìa Pháp Hộ Thân

Ắt Tất Địa chẳng thành

Du Không Đại Dược Xoa

Thành Tựu Quỷ La Sát

Du hành phá hoại nên

Khiến Tâm ấy nghi ngờ

_Các hoa Vĩ Lạp Phạ

Át Ca Độ Độ La

Thảy đều chẳng nên dùng

_Tất cả Phật Đảnh Bộ

Xưng tán hoa Xà Đề

Sen xanh, Câu Vật Đầu

Hoa sen, hoa Dữu Thể

Với mọi loại hoa khác

Hoa lục địa cực thơm

Nên biết Phật Đảnh Minh

Tất cả thời cúng dường

_Người tu hành chẳng thành

Hai, ba lần làm Pháp

Cho đến ở bảy biến

Thứ tự làm thành tựu

_Nên đi vào sông, biển

Rồi làm Pháp ấn Tháp

Hoặc một, hai, ba, bốn

Tùy theo sức mà làm

Niệm tụng kèm tác Pháp 

Cung kính mà khen ngợi

Đọc tụng nơi Diệu Điển

Thường thường khi mỏi mệt

Đủ ba lạc xoa Tháp

Tội trước đều tiêu diệt

_Dùng bông hoa cực thơm

Hương đốt, hương xoa bôi

Cúng dường Tốt Đổ Ba (cái tháp) 

Ở trước mỗi một Tháp

Dùng Chân Ngôn gia trì

Nên tụng ngàn tám (1008) biến

Nếu Chân Ngôn chẳng thành

Do tội che lấp Tâm

Nên làm khoảng một khuỷu

Một ngàn Tốt Đổ Ba (1000 cái tháp)

Dầu tạo tội Vô Gián

Quyết định được thành tựu

_Do niệm tụng diệt tội

Huống chi làm Chế Để (Caitye: tháp miếu)

_Nên đi vào sông, biển

Hiến mười vạn hoa sen

Hiến đủ hạn số ấy

Mau chóng được thành tựu

Nơi sông, biển đã vào

Huống chi hơn lượng ấy

Chậm, mau được thành tựu

Đều do bản thân mình

Thành tựu nơi Chân Ngôn

Do có Phước, không Phước

Nếu Phước Đức cường thịnh

Ắt sẽ chẳng bao lâu

Mau chóng được Tất Địa

_Người không có Phước Đức

Nên làm Tốt Đổ Ba

Tất Địa, gốc niệm tụng

Thế nên dùng tinh tấn

Thành tựu được bền chắc

_Chân Ngôn tại Kinh Thư

Chẳng thể trừ mọi Độc

Thấy Đạo Lý như vậy

Gia công niệm tụng hơn

Thường vì cha mẹ, Thầy

Các hữu tình chịu khổ

Một phần mà niệm tụng

Đều hồi hướng cho họ

Vì diệt các chướng nạn

Cần phải thường lễ Phật

Do lễ Phật, niệm tụng

Mau chóng được thành tựu

_Nói quả báo lễ Phật

Vô lượng nhóm Phước Đức

Nên biết Quy Mạng đấy

Thường thường siêng kính lễ

Luôn luôn được Tất Địa

_Chẳng thế, thời Mạt Pháp

Chân Ngôn chẳng thành tựu

Thế nên, Thích Ca, Ta

Nói Đệ Tử oai đức

Mạt Thế được giải thoát

Bở thế, lìa Tâm nghi

Phát siêng Đại Tinh Tấn

Tu trì các Tất Địa

Chẳng lâu được thành tựu

Người tăng Phước thù thắng

Mau chóng được Tất Địa.

_Phần lớn người không Phước

Chậm trễ mới được thành

Nếu tương ứng Bi, Trí

Được Tất Địa thù thắng

Chẳng cần mựợn Lưu Ly

Với nhóm Pha Lê hồng

Phật Đảnh Chân Ngôn đấy

Sức dùng chẳng thể bàn

 

_Xin thức ăn, khiến tịnh

Nên phụng hiến Bản Tôn

Chia ra làm ba phần

Thương xót hữu tình nên

Trước tiên, lấy một phần

Đem cúng dường Bản Tôn

Lại lấy tiếp một phần

Cho khách bên ngoài đến

Phần còn lại tự ăn

_Thức đã hiến Bản Tôn

Lấy, bỏ mà thọ dụng

Nếu không có khách đến

Chuyển cho các cầm thú

Phần thức ăn của mình

Chẳng hết, cho người khác

Sợ tổn hoại thân nên

Giảm chút phần, nên cho

_Hướng phía Nam mà ăn

Đấy tức Pháp Điều Phục

Chẳng hướng Tây mà ăn

Nên làm việc Điều Phục

Bắc, Đông Tức (Tức Tai), Tăng (Tăng Ích)

Thành tựu hàng Phật Đảnh

Thành Tịch (Tịch Tai), Đông làm khác

Nên tác Tâm thương xót

Ba thời nên suy nghĩ

Ai ở chỗ khổ não

Nay Ta cứu giúp hết

Tương ứng Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇa-citta)

Xuất Gia với Tại Gia

Cầm gậy (trì trượng) và Phạm Chí (Brāhmaṇa)

Đều ôm Ý thương xót

 

_Người niệm tụng du hành

Không bạn, thường cẩn thận

Thế nên thường kính lễ

Tháp miếu của chư Phật

Các Chân Ngôn khó thành

Tất cả thời Đẳng Trì (Samādhi)

Thường tu Tam Ma Địa (Samādhi)

Người đấy được tự tại

_Mọi loại việc Điều Phục

Hiện bày mọi loại Sắc

Thế nên thường phải làm

Niệm tụng với Hộ Ma

Xoa lau, rưới vảy sạch

Tác Tịnh như trước nói

Sau nên làm Hộ Thân

Tro, Giới (hạt cải) kết Phương Ngung (Phương Ngung Giới)

Dùng Biện Sự Chân Ngôn

Hoặc dùng Tồi Hoại Đảnh

Gia trì dây ràng cọc (cây cọc)

Nên đóng ở bốn góc

Hộ xong, nên cúng dường

Người Trí liền khải thỉnh

Tất cả các Thánh Chúng

Nơi niệm tụng, Hộ Ma

An trí trên tòa ngồi

Nên làm Nhân (Hetu) thành tựu

Cồ Ma (phân bò) trộn với đất

Người Trí dùng làm Đàn

Ở trong Đàn Luân này

Nói cúng dường làm Nghi (Nghi tắc)

_Trước là Như Lai Thắng

Y Nghi Quỹ phụng hiến

Tiếp đến Luân Vương Đảnh

Kế đến các Phật Đảnh

Thứ tự mà cúng dường

Tiếp đến Quán Tự Tại

Tự Tộc kèm quyến thuộc

Cùng với Kim Cang Thủ

Nơi hiến đồng Phật Đảnh

Nhóm hương hoa đã hiến

Cũng đồng với Bộ Loại

Như vậy là ba Bộ

Mà làm Nghi cúng dường

Dùng đây thường cảnh giác

Với tất cả Thế Thiên

_Ngu si nói lời này:

Tất cả Chân Ngôn Nhân (người tu Chân Ngôn)

Thảy đều là vọng làm

Nếu chẳng nói Nghi Quỹ

Tức đọa vào hủy báng

 

_Hạt mè, hạt cải trắng

Dùng làm nơi Hộ Ma

Hay thành việc Kính Ái

_Đốt hạt mè, gạo tẻ

Đắc được nơi Tăng Ích

_Thuốc độc, La Nghiệt Lê

Hòa chung rồi Hộ Ma

Kẻ hoại loạn Phật Giáo

Thảy đều khiến trừ diệt

_Gỗ cây Vĩ Lạp Phạ

Vô Ưu với Bạch Tần

Ba La Xa, Bồ Đề

Cùng với Bạch Giao Mộc

Tăng Ích các Hộ Ma

Dùng nhóm cây như vậy

_Ni Cồ Đà, Ưu Đàm

A Thuyết Tha, Nhũ Mộc

Nhóm cây Hoạt Nhi Tử

Nếu làm Pháp Tức Tai

Dùng làm củi Hộ Ma

_Khư Đà La, Mộc Hoạn

Với cây Ca La Ca

Cây Ca La Vĩ La

Các nhóm cây như vậy

Dùng Điều Phục, Tướng Tăng (Tăng Ích)

_ Ngồi hướng mặt phía Nam

Xưng chữ Hồng (HŪṂ) thiêu đốt

Ý nghĩ, miệng xưng tụng

Ứng làm Pháp Điều Phục

_Mặt đối diện phương Bắc

Ở trong câu Chân Ngôn

Tụng thêm Sa Phạ Ha (SVĀHĀ)

Liền thành nơi Tức Tai

_Các Phật Đảnh nên tu

Ngồi hướng mặt phía Đông

Hộ Ma làm Tăng Ích

_Kiết Già làm Tức Tai

Cát Tường Tọa: Tăng Ích

Tồn Cứ (ngồi xổm) làm Điều Phục

Trừ hại, nên Hộ Ma

Tên là việc Điều Phục

_Ngăn che các chướng nên

Tên gọi là Tức Tai

_Thành tựu tùy ý nên

Đấy tên là Tăng Ích

Như vậy tất cả chỗ

Khéo nghĩ mà tu hành

_Kẻ ganh ghét Phật Giáo

Khiến kẻ ấy xa lìa

Đấy tên Pháp Tướng Tăng (Tăng Ích)

 

_Người trì tụng thanh tịnh

Chẳng để tóc, móng dài

Người tịnh hạnh tại gia

Tóc dài chẳng bị lỗi

Khi Hộ Ma, niệm tụng

Đều có chỗ ngăn ngại

Tham việc, chải tóc, tắm

Vượt qua nơi Thời Phần

Khi cúng dường Thánh Tôn

Trong móng ngón dơ bẩn

Đầu phát sanh chấy, rận

Hay sanh các tội lỗi

_Chẳng quán: mặt trời mọc

Chẳng quán: lúc Nhật Thực

Cũng chẳng quán: Nguyệt Thực

Chẳng khinh chê Tôn Sư

Khi cúng dường chúng Thánh

Chẳng quán: việc an vui

Cũng chẳng quán: đấu tranh

Thế nên người tu hành

Thường cùng Định tương ứng

 

_Ở cõi nước đói kém

Với ở nơi chiến đấu

Quốc Chủ chẳng hòa thuận

Chẳng nên cầu Tất Địa

_Nơi chúng Thánh bị phạt

Chỗ Dược Xoa, Quỷ Thần

Nơi Long Thần, tạp loạn

Nơi có nhiều muỗi mòng

Hoặc ở nơi hạn hán

Nơi có các nạn ấy

Chẳng nên cầu Tất Địa

_Chẳng ở chỗ Ca Nữ

Nơi có nhiều gió ác

Nhóm nơi chốn như vậy

Chẳng được nơi Tất Địa

 

_Nơi đấy nếu tốt lành

Niệm tụng, làm Hộ Ma

Chúng Thánh đều vui thích

Như người ăn món ngon

Tâm Ý được vui sướng

Trong đây Hộ Ma thắng

Hoàn thành các sự nghiệp

_Nếu tướng vua chẳng đủ

Chẳng thể nối Vương Vị (địa vị của nhà vua)

Tùy sức phần mà làm

Niệm tụng với Hộ Ma

Người tu hành thấp kém (hạ liệt)

Quả Báo cũng thấp kém

_Xin chất độc, đao, gậy

Chẳng tương ứng ban cho

Chỉ trừ Pháp Kính ái

Vì hộ mạng, giải nạn

Trừ lo âu, phiền não

Trừ Nhân Duyên như vậy

Thảy đều chẳng nên cho

 

_Người tu hành thanh tịnh

Tiếp chạm nơi chẳng sạch

Liền nên đi tắm gội

Tâm tụng, kết Ấn Khế

Như vậy, loại tham nhiễm

Nên nghĩ Tịnh Chân Ngôn

Tụng Minh, kết Ấn Khế

Thảy đều được thanh tịnh

 

_Các Quỷ Thần ô uế

Khởi Thi (Vetāla hay Vetaḍa) với Dược Xoa

Với La Sát thành tựu

Nơi làm Pháp Thượng Trung

 

_Người Trí chẳng nên nghi

Vào trong sông thù thắng

Tắm gội nước Chánh Pháp

Dùng Tuệ mà suy nghĩ

Niệm tụng thảy đều làm

Chẳng nên phá Kiết Già

Nơi việc đều trái ngược

Nếu phá Kiết Già Tọa

Liền đứng dậy, tắm gội

Hoặc dùng Tâm tắm gội

Thảy đều được thành tựu.

 

BỒ ĐỀ TRÀNG SỞ THUYẾT NHẤT TỰ ĐẢNH LUÂN VƯƠNG KINH

_QUYỂN THỨ HAI (Hết)_

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567