Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Quyển Thứ Ba

08/11/201408:19(Xem: 4586)
3. Quyển Thứ Ba

Mật Tạng Bộ 2_ No.997 (Tr.534_Tr.539)

 

KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ BA_

 

Hán dịch: Nước Kế Tân_ Tam Tạng Sa Môn BÁT NHÃ cùng với MÂU NI THẤT LỢI dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

ĐÀ LA NI

_PHẨM THỨ HAI_CHI BA_

 

_Lại nữ, Thiện Nam Tử! Nhóm nào gọi là Hải Ấn Đà La Ni Môn?

Thiện Nam Tử! Như nước của biển lớn ấn hiện tất cả. Ấy là hết thảy sắc tướng trong bốn Thiên Hạ, hoặc sắc tướng của chúng sinh, hoặc sắc tướng của Phi Chúng Sinh, núi, đồng, nguồn, gò, cây, gỗ, rừng rậm, thuốc, cỏ, lúa đậu, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, Ma Ni, mây, chớp điện, làng xóm, doanh trại, tụ lạc, thành, ấp, vương đô cùng với cung điện của chư Tiên nam nữ, tất cả vật dụng, rừng hương, ao, đầm, mương lạch, sông, suối, dòng nước… hoa mỹ diễm lệ nghiêm sức. Nhóm loại như vậy, phẩm thượng trung hạ, tất cả sắc tướng ở trong biển lớn, bình đẳng ấn hiện, cho nên nói biển lớn là Ấn thứ nhất, Ấn màu nhiệm tối thắng, mới lạ hiếm có, thù đặc… không có gì ngang bằng, không có gì hơn được.

Bồ Tát Ma Ha Tát cũng lại như vậy, trụ Hải Ấn Thậm Thâm Tam Muội này, được cùng với Thân Bình Đẳng Ấn của tất cả chúng sinh, được cùng với Ngữ Bình Đẳng Ấn của chúng sinh, được cùng với Tâm Bình Đẳng Ấn của chúng sinh, Ngữ Nghiệp chuyển bánh xe Diệu Pháp của chư Phật trong mười phương Thế Giới. Bồ Tát đều từ nơi mà Hải Ấn đã tuôn chảy, ở trong Khẩu Môn bình đẳng diễn nói, tùy theo chỗ nói đều cùng với Pháp Ấn của chư Phật không có tạo làm cũng không có nghi ngờ, hoặc khiến cho tất cả chúng sinh thảy đều hiểu thấu (ngộ giải).

Nói Ấn này là bậc thượng trong các Ấn. Ấy là:

Ấn của chữ A (狣:A) [A Tự Ấn] là: do tất cả Pháp Tính (Dharmatā) không có sinh

Ấn của chữ La (先:RA) là: do tất cả Pháp không có nhiễm dính

Ấn của chữ Bả (扔:PA) là: Môn Thắng Nghĩa Đế chẳng thể đắc

Ấn của chữ Giả (:CA) là: con mắt với các Hạnh đều thanh tịnh

Ấn của chữ Na (巧:NA) là: Danh Sắc, Tính Tướng chẳng thể đắc.

Ấn của chữ La (匡:LA) là: Nhân Duyên của nhánh yêu thích (ái chi) liên tục chẳng đứt đoạn, đều chẳng hiện

Ấn của chữ Noa (叨:DA) là: tỏ ngộ nhập vào Môn mười Lực thanh tịnh.

Ấn của chữ Ma (向:BA) là: Lực với Bồ Đề Phần đều thanh tịnh.

Ấn của chữ Noa (毛: ḌA) là: Lìa các oán địch với lo lắng bực bội.

Ấn của chữ Sái (好: ṢA) là: sáu Thông viên mãn không có chướng ngại.

Ấn của chữ Phộc (向: VA) là: con đường không có hai, cắt đứt sự nói năng.

Ấn của chữ Đa (凹: TA) là: Tỏ ngộ nghĩa chân thật của tất cả Pháp.

Ấn của chữ Giả (伏: YA) là: Xứng với Lý Như Thật mà diễn nói.

Ấn của chữ Sắt-Tra (沰: ṢṬA) là: Chế phục, nhậm trì chẳng thể đắc.

Ấn của chữ Ca (一: KA) là: Xa lìa Thế Luận, không có người tạo làm.

Ấn của chữ Sa (屹: SA) là: tỏ ngộ bốn Chân Đế đều bình đẳng.

Ấn của chữ Mãng (亙: MA) là: tỏ ngộ đường lối thanh tịnh của tất cả Pháp.

Ấn của chữ Nga (丫: GA) là: Nhập vào Pháp sâu xa, không có lưu chuyển tạo ứng (Hành), chọn lấy (thủ).

Ấn của chữ Sa-Tha (卉: THA) là: Hiển nói rằng: Thế Lực chẳng thể đắc.

Ấn của chữ Nhạ (介: JA) là: Vượt qua sinh tử, năng Sở sinh.

Ấn của chữ Thấp-Phộc (辱: SVA) là: Đều xa lìa nơi mà Phiền Não đã lưu hành.

Ấn của chữ Đà (叻: DHA) là: Thể Tính của Pháp Giới chẳng tạp loạn.

Ấn của chữ Xả (在: ŚA) là: Nhập vào sâu Chỉ Quán đều đầy đủ.

Ấn của chữ Kha (几: KHA) là: Tỏ ngộ Pháp như hư không không có tận.

Ấn của chữ Khất-Xoa (朽: KṢA) là: Nhập vào Tận Trí, Vô Sinh Trí.

Ấn của chữ Sa-Đa-Dã-A (糽: STA) là: Xa lìa Chướng hôn trầm, lười biếng

Ấn của chữ Chỉ-Nhương (及: ÑA) là: Thể Trí Tuệ của tất cả chúng sinh.

Ấn của chữ Hạ (飲: RTHA) là: Đều xa lìa Thể đập ác, tiến Thiện

Ấn của chữ (矛: BHA) là: Tập quen quán sát Thể Giác Ngộ.

Ấn của chữ Giả-Xa (云: CHA) là: Xa lìa Tính ngăn che của Tham Sân Si

Ấn của chữ Sa-Mãng (絆: SMA) là: Niệm chẳng tán động, không có quên mất.

Ấn của chữ Ha-Bà (郡: HVA) là: Có thể dùng Thể hô triệu thỉnh mệnh

Ấn của chữ Đá-Sa (慛: TSA) là: Thể dũng mãnh xua đuổi các Hoặc.

Ấn của chữ Già (千: GHA) là: Diệt tan mây nặng, màn Vô Minh.

Ấn của chữ (斗: ṬHA) là: Gom chứa Thể cùng tận của các Hạnh cùng tận

Ấn của chữ Ba-La (仕: ṆA) là: Tùy thuận Thể Tịch Chiếu tối thắng.

Ấn của chữ Phả (民: PHA) là: Thể quả báo viên mãn vòng khắp

Ấn của chữ Sa-Ca(弨: SKA) là: Thấu tỏ Thể của tất cả nhóm Uẩn.

Ấn của chữ Dã-Sa (慥: YSA) là: Hay trừ già, chết, tất cả bệnh.

Ấn của chữ Thất_giả (鉠: ŚCA) là: Hiện tiền Giác Ngộ chưa từng có.

Ấn của chữ Tra (巴: ṬA) là: Chặt đứt con đường sinh tử, được Niết Bàn.

Ấn của chữ Sắt_Xá (丙: ḌHA) là: Hiểu thấu Thể không có bờ mé, không có tận.

Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát dùng mọi loại Pháp Tướng của nhóm như vậy, phân biệt diễn nói các Tự Ấn Môn

Thiện Nam Tử! Đây gọi là Thâm Nhập Hải Ấn Tam Muội Đà La Ni Môn.

 

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Thế nào gọi là Liên Hoa Trang Nghiêm Đà La Ni Môn?

Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát trụ Đà La Ni Môn này, tùy ở trong vô lượng Đại Hội ấy khi nói Diệu Pháp thời liền có tòa hoa sen màu nhiệm rộng lớn phun lên hiện trước mặt với mọi loại sắc tường thù diệu trang nghiêm.Người nhìn thấy đều không biết chán. Tòa này vừa hiện thì thân liền an ngồi, tức ở trong hư không tuôn mưa hoa mọi báu, trong mọi loại hoa phát ra mọi loại âm thanh, trong mọi loại âm thanh nói mọi loại Pháp. Ấy là: hoặc Pháp vô lượng thâm sâu, hoặc nói Pháp danh cú xảo diệu, hoặc nói mọi loại các Môn thí dụ (Avadāna). Như vậy hoặc nói Tu Đa La (Sūtra:Khế Kinh), Kỳ Dạ (Geya:Ứng Tụng), Hòa Già La Na (Vyākaraṇa:Ký Biệt), Già Tha (Gāthā:Phúng Tụng), Ốn Đà Na (Udāna:Tự Thuyết), Ni Đà Na (Nidāna:Nhân Duyên), Bản Sự (Ittivṛtaka), Bản Sinh (Jātaka), Phương Quảng (Vaipulya), Hy Pháp (Adbhuta-dharma), Ưu Ba Đề Xá (Upadeśa:Luận Nghị). Nói nhóm 12 Phần Giáo như vậy với mọi loại Môn… đều vì đoạn trừ các phiền não của tất cả chúng sinh. Rồi Tâm của Bồ Tát an trụ Đại Xả, Thiền Định vắng lặng, liền hay Đẳng Dẫn (Samāhita: một tên gọi của Định). Âm thanh như vậy nói Pháp chẳng dứt, diệt khổ của chúng sinh, làm các Phật Sự.

Lại ở khắp lỗ chân lông trên thân của Bồ Tát tuôn ra mọi loại ánh sáng, trong mỗi một ánh sáng sinh ra mọi loại hoa sen báu màu nhiệm, trên mỗi một hoa có một vị Bồ Tát, đến khắp ở trong vô lượng vô biên các Thế Giới để làm Phật Sự.

Đây là bắt đầu nhập vào Liên Hoa Trang Nghiêm Đà La Ni Môn. Nếu rộng nói thì chẳng thể cùng tận.

 

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Thế nào gọi là Năng Nhập Vô Trước Đà La Ni Môn?

Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát trụ Đà La Ni Môn này, đối với một Pháp Môn, Tâm không có chỗ dính mắc. Như vậy, hoặc hai, hoặc ba, hoặc mười, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc trăm ngàn, hoặc câu chi, hoặc na do tha, cho đến a tăng kỳ vô lượng vô biên vô đẳng, chẳng thể đếm, chẳng thể nghĩ, chẳng thể đo lường, chẳng thể nói…Pháp Môn, đều là Tâm bình đẳng mà không có chỗ dính mắc

Như vậy số Pháp Môn nhiều như số hạt bụi nhỏ của cõi Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa), số Pháp Môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong bốn Thiên Hạ, số Pháp Môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới. Hoặc một cõi Phật, hoặc mười cõi Phật, hoặc trăm, hoặc ngàn, hoặc số Pháp Môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong hằng sa cõi Phật, cho đến số Pháp Môn nhiều như số hạt bụi nhỏ trong tất cả cõi Phật, cũng đều là Tâm bình đẳng không có chỗ dính mắc.

Nếu nói một Môn nhiếp số Pháp Môn như số hạt bụi trong tất cả cõi Phật bên trên, đều nhập vào một Môn, một thời diễn nói. Như ở một Môn, hoặc hai, hoặc ba cho đến vô lượng vô biên Pháp Môn cũng đều như vậy, trong một Môn nhiếp tất cả Môn, một thời diễn nói. Như vậy khi nói thời Tâm không có chỗ dính mắc, không có chỗ trụ, lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh. Nghĩa ấy sâu xa, xứng với Lý Như Thật, thứ tự không có loạn, đầy đủ nghĩa của văn.

Thiện Nam Tử! Đạy gọi là Năng Nhập Vô Trước Đà La Ni Môn.

 

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Thế nào gọi là dần dần vào sâu trong Tứ Vô Ngại Trí Đà La Ni Môn?

Này Thiện Nam Tử! Nếu các Bồ Tát an trụ ở Đà La Ni Môn này thời được Vi Tế Sai Biệt Pháp Môn Vô Tận Trí, được Vi Tế Thậm Thâm Nghĩa Môn Vô Tận Trí, được Vi Tế Từ (lời văn) Môn Vô Tận Trí, được Vi Tế Vô Biên Biện (tranh biện, phân biệt) Môn Vô Tận Trí. Được Trí này cho nên hết thảy chúng sinh ở phương Đông đồng một Đạo Trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi Pháp ấy. Hết thảy chúng sinh ở phương Nam đồng một Đạo Trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi Nghĩa ấy. Hết thảy chúng sinh ở phương Tây đồng một Đạo Trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi Từ (lời văn)  ấy. Hết thảy chúng sinh ở phương Bắc đồng một Đạo Trường, đều tùy theo loại âm tiếng, phương tiện khéo léo mà hỏi Biện (tranh biện, phân biệt) ấy.

Như vậy, tất cả chúng sinh ở bốn phương, một lúc hỏi mọi loại Pháp Môn thời Bồ Tát một Niệm đều hay tiếp nhận (lãnh thọ), Tâm không có rối loạn, sáng suốt ghi nhận không có mất. Nơi một Ngữ Nghiệp phát ra mọi loại âm tiếng, mỗi một âm thanh nói tất cả Pháp, tùy theo nơi ưa thích thuộc chủng loại của các chúng sinh mà đều khác nhau, đều được Lãnh Giải (lý giải được điều mà người khác đã dạy bảo), Tâm vui mừng hớn hở, mãn túc ước nguyện.

Thiện Nam Tử! Đây là Bồ Tát dần dần vào sâu trong Tứ Vô Ngại Trí Đà La Ni Môn.

 

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Thế nào gọi là Chư Phật Hộ Trì Trang Nghiêm Đà La Ni Môn?

Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát được Đà La Ni này cho nên ở trong Đại Hội, ngồi trên tòa Đại Pháp, ở chính giữa nơi cao nhất của Nhục Kế, chỗ xương của đỉnh đầu giao nhau, chợt hiện thân Như Lai màu vàng ròng với tướng tốt trang nghiêm, rồi dùng bàn tay phải xoa đỉnh đầu của Bồ Tát. Tức thời Bồ Tát liền được sắc thân với tướng tốt trang nghiêm, viên mãn đầy đủ, được viên mãn đầy đủ mọi loại Phật Pháp của nhóm như vậy. Đã được điều này xong, tùy theo tất cả chúng sinh trong Đại Hội này: Tâm Giới chẳng đồng, ham thích sai biệt, chỗ nghi ngờ khác nhau mà nói mọi loại Pháp. Hoặc một ngày đêm, hoặc hai, hoặc ba, nửa tháng, một tháng, một năm, trăm năm tùy theo sự ưa thích của Tâm, lâu gần, nhiều ít… thường nói Diệu Pháp không có cùng tận. Khi nói như vậy thời chẳng uống chẳng ăn, chẳng yếu đuối, chẳng gầy còm, thân tâm chẳng mệt mỏi.

Do sức uy đức hộ trì chẳng thể nghĩ bàn của Đức Như Lai nên Bồ Tát được bốn loại Đại Trí. Thế nào là bốn? Ấy là Vi Tế Liễu Tri Chúng Sinh Tâm Hạnh Các Sai Biệt Trí, Vi Tế Phân Biệt Nhất Thiết Chư Pháp Vô Cùng Tận Trí, Thiện Năng Phân Biệt Tam Thừa Tu Hành Chư Thứ Đệ Trí, Cụ Túc Viên Mãn Tùy Thuận Kham Nhậm Diễn Thuyết Pháp Trí.

Thiện Nam Tử! Đây gọi là lược nói Chư Phật Hộ Trì Trang Nghiêm Đà La Ni Môn. Nếu rộng nói thì vô lượng vô biên đẳng hư không giới không có cùng tận, cùng với nhóm Như Lai làm lợi ích cho các chúng sinh

Thiện Nam Tử! Đây là tám loại Đà La Ni Môn. Nếu có Bồ Tát an trụ ở tám Đà La Ni Môn này, tức hay tổng trì Diệu Pháp mà tất cả Như Lai với các Bồ Tát đã nói, khiến cho các Bồ Tát biện tài không có ngăn ngại. Tất cả chúng sinh, nếu có người nghe được đều yêu thích, vui vẻ, không có chán ghét”

 

_Khi ấy, Nhất Thiết Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát nghe Pháp này xong, Tâm hớn hở dùng Kệ khen rằng:

 “_Thiện Thệ (Sugata) nói tám Pháp Tổng Trì

Quyết định khiến được Vi Diệu Thừa

Diễn trăm ngàn ức Tu Đa La (Sūtra: Khế Kinh)

Nơi nghĩ với văn, không chỗ dính

Tiếng lớn thanh tịnh không bờ mé

Trăm ngàn vô lượng cõi đều nghe

Thành Tâm vắng lặng của chúng sinh

Đây tên Đại Thanh Thanh Tịnh Nghĩa

_Một chữ diễn nói tất cả Pháp

Nhiều kiếp không có lúc cùng tận

Mỗi một môn chữ (tự môn) lại cũng thế

Đây trụ Bảo Khiếp Chân Ngôn Địa

Xa lìa các Biên (một phía, một bên) được thanh tịnh

Bình đẳng không dính, đồng Như Lai

Sát na Chính Niệm trừ phiền não

Đây tên Pháp Nghĩa Tuyền Phúc Xứ

_Các sắc tướng trong bốn Thiên Hạ

Đại Hải Ấn hiện, không bỏ sót

Nói Môn khó nghĩ không tận này

Đây tên Hải Ấn Chân Ngôn Đức

_Đủ tướng Đại Nhân ở Đại Chúng

Ngồi hoa hoa sen, tuôn mưa Trời

Hoa diễn câu chi Môn Diệu Pháp

Liên Hoa Trang Nghiêm Tổng Trì Dụng

_Vào Pháp một câu (nhất cú) không chỗ dính

Ức Sát Vi Trần Cú (số câu nhiều như số bụi nhỏ của một ức cõi) cũng thế

Câu Câu diễn sướng Môn khó nghĩ

Vô Trước Tổng Trì đều tự tại.

_Đầy đủ Pháp, Nghĩa với Từ (lời văn), Biện

Chúng sinh bốn phương đều khải nghi (thưa hỏi sự nghi ngờ)

Lưới Nghi ta người đều đoạn trừ

Đây là Tứ Biện Tổng Trì Lực

_Bồ Tát nhảy lên tòa Đại Pháp

Trên đỉnh hiện Phật như núi vàng

Liền duỗi tay phải, tướng trang nghiêm

Ân trọng xoa đỉnh đầu Bồ Tát

Được Vi Diệu Biện đồng với Phật

Đây tên Hộ Niệm Phật Trang Nghiêm

_Được vào Môn Tổng Trì tối thắng

Liền được Đức khó nghĩ không tận

Như sen chẳng nhiễm, ở ba cõi

Năm Trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc) chẳng động, ngang Tu Di

_Được Đà La Ni tối thắng này

Vô Đẳng Trí (Trí không có gì ngang bằng) vượt ba cõi, chuyển

Hay Sư Tử Hống (tiếng gầm rống của Sư Tử) không chỗ sợ

Phá các Ngoại Đạo, đập núi Tà.

_Được Đà La Ni tối thắng này

Xa lìa nhận sinh các Nghiệp Quả

Như đất sinh trưởng các Thiện Pháp

Như nước rửa dơ, sạch không sót

Như lửa thiêu đốt chẳng chọn củi

Như gió thổi quạt, không chỗ trụ

Như Y (thầy thuốc) khéo biết thuốc của Pháp

Trừ bệnh chúng sinh, được an ninh. 

_Được Đà La Ni tối thắng này

Trí diễn các Pháp không nghiêng động

Như trăng sáng tròn không điểm dơ

Tỏa sáng, vô tư soi chiếu khắp.

_Được Đà La Ni tối thắng này

Chúng Hội nhìn thấy không chán bỏ

Như mặt trời sáng, bình đẳng chiếu

Phá ám sinh tử, Giác (thức tỉnh) quần mê

_Được Đà La Ni tối thắng này

Hay trừ Khát Ái của hữu tình

Như Chuyển Luân Vương dại mười Thiện

Như Tỳ Sa Môn giàu Pháp Tài

_Được Đà La Ni tối thắng này

Từ Niệm (niệm thương yêu giúp đỡ) chúng sinh, tuôn mưa Pháp

Như Rồng kéo mây, hiện uy đức

Sấm Sét, Diệu Điện đều vô tư (không có sự riêng tư)

_Được Đà La Ni tối thắng này

Vắng lặng không Tâm, không chấp dính

Trang nghiêm vi diệu như Đế Thích

Đại Trí tùy diễn Pháp Môn

_Được Đà La Ni tối thắng này

Giống như Ngưu Vương ở Đại Chúng

Như Đại Phạm Vương trụ Từ Định

Quán khắp Thế Giới, vượt qua hết

_Được Đà La Ni tối thắng này

Thường được năm Thông (5 loại Thần Thông) không chuyển lùi

Dạo khắp Pháp Giới, cõi khó nghĩ

Như Phạm Thiên Vương, khắp Phạm Cung (cung điện của Phạm Thiên)

_Được Đà La Ni tối thắng này

Cúng dường biển chư Phật mười phương

Chư Phật đồng xem như con trưởng

Đồng thời khen Đức, khó nghĩ bàn

_Được Đà La Ni tối thắng này

Chẳng lâu được Công Đức của Phật

Biện Tài rộng rãi không cùng tận

Diễn nói Tu Đa La (Khế Kinh) sâu rộng

_Được Đà La Ni tối thắng này

Diệu Biện (biện thuyết khéo léo) như tóc không đoạn tuyệt

Trí Tuệ, thông minh không vọng niệm

Vô biên phương tiện đồng hư không

_Được Đà La Ni tối thắng này

Kiêu Mạn, dối nịnh đều trừ đứt

Định Tuệ kèm tuôn không đoạn tuyệt

Từ Bi đều khởi, chẳng lìa nhau

_Được Đà La Ni tối thắng này

Dứt hẳng các lỡi của Thế Gian

Khéo biết Pháp Ngôn Ngữ chúng sinh

Tâm, Hạnh, Căn, Dục đều không còn

_Được Đà La Ni tối thắng này

Nói Pháp, đầu lông không lầm lỗi

Niệm Xứ, Chính Đoạn với Thần Túc

Căn, Lực, Giác Đạo, Định đều tròn

_Được Đà La Ni tối thắng này

Liền được Thù Diệu Tịnh Pháp Trí

Tùy thuận các Độ (Pāramitā: Ba La Mật) đến bờ kia

Thông đạt bốn Nhiếp không có sót

_Được Đà La Ni tối thắng này

Hay biết cảnh giới của Thiện Thệ (Sugata: một trong mười hiệu của Đức Phật)

Tự nhiên gần Phật, vắng lặng sâu

Dựng lập vạn Hạnh điều (diều hòa, sắp xếp) chúng sinh

_Được Đà La Ni tối thắng này

Ở tất cả thời không thác loạn

Đắc được Uẩn, Giới, Nhập không dơ

Thai (bào thai) chẳng nhiễm, đều biết rõ

_Được Đà La Ni tối thắng này

Thấy Phật như Tâm sen chẳng dính

Ba Nghiệp luôn tùy Trí Tuệ chuyển

Động, tịch không ngại lợi chúng sinh

_Được Đà La Ni tối thắng này

Nói Pháp thường nương chư Phật giúp

Đại Trí hay làm chủ chúng sinh

Nhiều kiếp khen ngợi chẳng thể hết”

 

Bấy giờ, Đức Thê Tôn khen ngợi Nhất Thiết Tự Tại Vương Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử1 Ông hay khen nói Đà La Ni này, như chư Phật nói ngang bằng không có khác. Nay Ta tùy vui.

Này Thiện Nam Tử! Nay trong Hội này có sáu mươi ức na do tha Bồ Tát xuất gia cùng với vô số trăm ngàn vạn ức Bồ Tát tại gia… nghe Đà La Ni Môn này đều được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti). Vô lượng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, a Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, người, Phi Nhân, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… đều đối với A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) được chẳng chuyển lùi”.

 

KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

ĐẠI BI THAI TẠNG XUẤT SINH

_PHẨM THỨ BA_

 

Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, lễ Đức Phật rồi chắp tay cung kích bạch Phật rằng: “Thế Tốn Như Đức Phật đã nói: Tâm (Citta) với Hư Không (Ākāśa), Đà La Ni (Dhāraṇī), Bồ Đề (Bodhi) không có hai, không có khác… đều dùng Đại Bi (Mahā-kāruṇa) làm gốc rễ (Mūla: căn). Nhưng Đại Bi này lại dùng Pháp nào để làm gốc rễ?”

Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện Nam Tử thẳng thắn phát ra câu hỏi này vì muốn lợi lạc cho nhiều chúng sinh. Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.

Này Thiện Nam Tử! Gốc rễ Đại Bi này lại dùng chúng sinh thọ nhận khổ đau làm gốc rễ”

 

_Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng sinh thọ nhận khổ đau lại dùng Pháp nào để làm gốc rễ?”

Đức Phật nói: “Từ phiền não (Kleśa) sinh ra”

 

_Lại hỏi: “Phiền não dùng cái gì làm gốc rễ?”

Đức Phật nói: “Từ mọi loại Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi) điên đảo mà sinh ra”

 

_Lại hỏi: “Mọi loại Tà Kiến điên đảo dùng cái gì làm gốc rễ?”

Đức Phật nói: “Từ hư vọng phân biệt (Vitatha-vikalpa) sinh ra”

 

_Lại hỏi: “Hư vọng phân biệt dùng cái gì làm gốc rễ?”

Đức Phật nói: “Vọng phân biệt này không có gốc rễ, không có sắc tướng, khó biết, khó chặt đứt.

Này Thiện Nam Tử! Do nghĩa này cho nên Bồ Tát Ma Ha Tát vì các chúng sinh khởi Tâm Đại Bi, nhọc nhằn, khiêm nhường, quên mệt mỏi… ví như cây mía cùng với mè, dùng vật đè ép thì dầu, tương liền hiện. Bồ Tát cũng thế, Đại Bi sâu nặng lại khởi 16 Tâm Đại Bi, tác niệm rằng: “Thương thay! Chúng sinh thường bị Thân Kiến (Satkaya-dṛṣṭi) cột buộc, dùng mọi loại Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi) làm hang, nhà… Ta sẽ vì kẻ ấy, diễn nói Diệu Pháp đều khiến cho trừ đứt. Thương thay! Chúng sinh đối với Đoạn (Uccheda), Thường (Nitya) chấp dính dựng lập”

 

_Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào gọi là Đoạn Kiến (Uccheda-dṛṣṭi), Thường Kiến (Nitya-dṛṣṭi hay Śāsvata-dṛṣṭi)?

Đức Phật bảo: “Này Thiện Nam Tử! Nói Đoạn Kiến là: bố thí, cúng dường đều không có quả báo. Làm Thiện, làm Ác thì đời này đời sau đều không có quả. Cha mẹ biến hóa thảy đều chặt đứt, không có. Tại sao thế? Ví như biết thiêu đốt củi xong thì thành tro, cuối cùng không có Lý sinh ra. Đây gọi là Đoạn Kiến

Nói Thường Kiến là: Nhà vua thường đem sự quý hiển của vua thường làm sự quý trọng.  Nhóm loại: Nam nữ nghèo, giàu, đoan chính, xấu xí, voi, ngựa thường không có biến đổi. Tại sao thế? Ví như hạt giống tùy theo bản loại của nó đều sinh ra mầm khác nhau, cuối cùng không có tạp loạn.

Này Thiện Nam Tử! Nhóm chúng sinh này tạo làm chỗ thấy biết (Dṛṣṭi: Kiến) như vậy đều không có quả báo. Bồ Tát vì kẻ ấy khởi Tâm Đại Bi (Mahā-kāruna-citta) mở bày diễn nói Môn Duyên Khởi (Pratītya-samutpāda) khiến cho kẻ ấy tin vào Nhân Duyên (Hetu-pratyaya), Quả Báo (Vipāka).

Bồ Tát lại niệm: “Thương thay! Chúng sinh dấy lên bốn thứ điên đảo: Không có Thường lại tính là Thường, không có vui lại tính là vui, không có cái Ta (ngã) lại tính là cái Ta, không có trong sạch lại tính là trong sạch. Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp thâm sâu khiến trừ điên đảo.

Thương thay! Chúng sinh ở trong Vô Ngã (không có cái Ta), Vô Ngã Sở (không có cái của Ta) lại tính là Ngã (Ātman:cái Ta), Ngã Sở (Mama-kāra:cái của Ta). Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp vi diệu khiến cho kẻ ấy trừ dứt chỗ thấy biết về Ngã, Ngã Sở

Thương thay! Chúng sinh bị các Cái Chướng (Āvaraṇa:một tên gọi của phiền não) che lấp. Tâm trong mũi tên Tham, lửa giận dữ cháy mạnh đều thiêu đốt thân tâm. Say mê  hôn trầm, nằm ngủ…trạo cử (Auddhatya:tác dụng của tinh thần phù động chẳng yên) làm ác ràng buộc chẳng buông bỏ, đối với Pháp thâm sâu thường ôm giữ sự nghi hoặc. Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp vi diệu khiến cho kẻ ấy hủy hoại các lưới che trùm.

Thương thay! Chúng sinh vướng dính sáu Xứ. Con mắt vừa nhìn thấy hình sắc, tùy theo danh tướng của hình sắc mà sinh chấp dính. Lỗ tai nghe âm thanh, lỗ mũi ngửi mùi thơm, hôi. Cái lưỡi nếm nhiều mùi vị. Cái thân tiếp chạm sự trơn mềm nhỏ nhiệm. Ý phân biệt Pháp… đều tùy theo danh tướng mà sinh chấp dính. Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp sâu xa màu nhiệm khiến cho chẳng ưa dính nhóm trống rỗng của sáu Xứ

Thương thay! Chúng sinh phần nhiều khởi các Mạn là: Mạn (Māna), Quá Mạn (Ati-māna) với Mạn Quá Mạn (Mānāti-māna), Ngã Mạn (Ātma-māna), Tăng Thượng Mạn (Adhi-māna), Ty Mạn (Ūna-māna), Tà Mạn (Mithyā-māna)

Thế nào là Mạn (Māna)? Ấy là đối với chúng sinh thấp kém, thì tính là Ta hơn kẻ kia

Nói Quá Mạn (Ati-māna) là đối với người ngang bằng với mình thì nói là ta hơn hẳn kẻ kia

Mạn Quá Mạn (Mānāti-māna) là đối với người khác hơn hẳn ta, lại tính là ta hơn kẻ ấy.

Nói Ngã Mạn (Ātma-māna) là đối với hình sắc lại tính là Ta, cho đến đối với Thức (Vijñāna: sự nhận thức) cũng tính là ở Ta, khiến cho Tâm ngẩng cao lên (cao cử)

Nói Tăng Thượng Mạn (Adhi-māna) là: Chưa từng đắc được Thánh Pháp tăng thượng mà lại hướng về người khác nói rằng Ta được Thánh Pháp.

Nói Ty Mạn (Ūna-māna) là: Đối với người hơn hẳn mình nhiều phần thì nói rằng ta yếu kém.

Nói Tà Mạn (Mithyā-māna) là ở trong Tà Kiến không có Đức của mình, lại nói rằng mình là chính đúng, trở ngược lại bảo người khác là Tà.

Nhóm mạn như vậy, Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp thâm sâu khiến cho kẻ ấy trừ dứt, trụ ở bình đẳng.

 

_Thương thay! Chúng sinh hướng theo đường Tà là lìa đường Thánh. Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp của con đường chính đúng khiến cho xa lìa lối Tà.

Thương thay! Chúng sinh làm nô dịch cho sự ân ái, nhận chịu sự sai khiến của nó. Thê thiếp, nam nữ dùng làm xiềng xích, gông cùm cột trói, nhiễm dính, ham đắm mùi vị… chẳng thể xa lìa khiến cho thân miệng ý chẳng được tự tại. Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp lìa Tham khiến cho ba nghiệp của kẻ ấy động, dừng không có sự ràng giữ.

Thương thay! Chúng sinh luân phiên tranh đấu với nhau, giận dữ kết hận trợ nhau làm oán thù. Ta sẽ vì họ nói Pháp khiến cho trừ dứt

Thương thay! Chúng sinh xa Thiện Tri Thức (Kalyāṇa-mitra) tùy chạy theo bạn ác chẳng xa lìa nhau, như ngón tay với móng tay hòa hợp cùng dựa vào nhau, làm các nghiệp ác không có tạm ngưng nghỉ. Ta sẽ vì họ nói Pháp khiến cho buông bỏ bạn ác, gần gũi Thiện Tri Thức.

Thương thay! Chúng sinh tham cầu danh lợi không có chán ghét như biển nuốt dòng sông được sự đầy tràn, như lửa được chất thêm củi, xa lìa Trí Tuệ Thật Tướng không dơ bẩn. Ta sẽ vì kẻ ấy nói Pháp chân thật khiết chặt đứt danh lợi, được Trí thanh tịnh.

Thương thay! Chúng sinh vô minh đen tối, trong Pháp Vô Ngã ngang ngạnh dấy lên Ngã Kiến, chúng sinh, Thọ Mệnh, Bổ Đặc Già La (Pudgala). Ta sẽ vì họ nói Pháp đoạn trừ mọi loại Tà Kiến như vậy khiến loại bỏ màng che mờ mắt, mở con mắt Trí trong sạch.

Thương thay! Chúng sinh bị ngục tù sinh tử, luân hồi cấm buộc, bị oán tặc năm uẩn giết hại. Ta sẽ vì họ nói Pháp khiến cho ra khỏi ba cõi.

Thương thay! Chúng sinh bị sợi dây Ba cột trói, năm Dục ràng buộc chẳng được thoát lìa. Ta sẽ vì họ nói Pháp vượt qua Ma khiến dứt hẳn sợi dây Ma, chặt đứt sự ràng buộc của năm Dục.

Thương thay! Chúng sinh đóng cửa Niết Bàn, mở đường sinh tử. Ta sẽ vì họ nói Pháp khiến đóng ba ác vào cửa Niết Bàn.

Thiện Nam Tử! Đây là Bồ Tát Ma Ha Tát khởi 16 loại Tâm Đại Bi”.

 

_Khi ấy, Đức Thế Tôn lại bảo Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rằng: “Thiện Nam Tử! Đại Bi Môn này tức là mẹ của tất cả Bồ Tát. Bồ Tát trụ trong Đại Bi này liền hay dựng lập 32 loại sự nghiệp chẳng chung cùng (bất cộng sự nghiệp), ngày đêm siêng tu, mau được viên mãn.

Thế nào gọi là 32 loại sự nghiệp chẳng chung cùng?

Ấy là: Bồ Tát nếu thấy tất cả chúng sinh ngu si, ngủ say trong đêm dài tối tăm nặng nề, không có Trí thi liền dùng Trí Tuệ, trước tiên tự mình hiểu biết rõ ràng, lại dùng Trí Tuệ giác ngộ tất cả chúng sinh ngu si. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ nhất của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh yêu thích Nhị Thừa, Tâm hạn hẹp kém cỏi. Bồ Tát liền khởi Tâm rộng lớn khiến cho kẻ ấy an trụ trong Pháp Đại Thừa. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh yêu thích Phi Pháp (Adharma), buông thả ba nghiệp, không có Thiện Pháp (Kuśala-dharma), tham muốn. Bồ Tát tự trụ tại vườn Chính Pháp, lại khiến cho chúng sinh trụ trong Chính Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh Tà Mệnh (Mitya-jīva), tự sống giả trá lừa dối, tham cầu. Trước tiên đem thân của mình trụ ở Chính Mệnh (samyag-ājīva). Lại khiến cho chúng sinh an trụ trong Pháp Chính Mệnh trong sạch. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ tư của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh xoay hướng không có Nhân Quả với tất cả Pháp, khởi Đại Tà Kiến thì tự mình trụ Chính Kiến (Samyag-dṛṣṭi) lại khiến cho chúng sinh an trụ trong Pháp Chính Kiến không có dơ bẩn. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ năm của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh không có hiểu biết (vô tri), nghĩ ác, gom chứa phiền não thì tự mình dùng con mắt Trí an Tâm Chính Niệm (Samyak-smṛti). Lại khiến cho chúng sinh trụ ở Chính Niệm, phá tăm tối Vô Tri, mở ánh sáng Trí Tuệ. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ sáu của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh vứt bỏ Pháp chính đúng (Chính Pháp) trụ Pháp chẳng chính đúng (Bất Chính Pháp). Trước tiên tự mình an trụ trong Chính Pháp (Sad-dharma), lại khiến cho chúng sinh hiểu thấu Chính Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ bảy của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh bị sự keo kiệt che lấp. Bồ Tát tự thân khởi Tâm không có keo kiệt, tất cả đều buông bỏ. Lại khiến cho chúng sinh siêng tu Hạnh buông bỏ. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ tám của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh hủy phảm Giới trong sạch (tịnh giới), đối với Biểu (Kiểu mẫu, mực thước, tiêu biểu) Vô Biểu (không có mẫu mực, không có mực thước, không có tiêu biểu) chẳng thể tuân hành thì liền dùng Giới trong sạch trang nghiêm thân của mình, lại khiến cho chúng sinh giữ gìn bền chắc Giới trong sạch. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ chín của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh sân hận mãnh liệt, gom chứa chồng chất các ác thì dùng sức Từ Bi và Nhẫn Nhục (Từ Nhẫn lực) để tự trang nghiêm, lại khiến cho chúng sinh an trụ Pháp này. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh thân tâm lười biếng, xa lìa tinh tiến thì từ mình dùng giáp trụ tinh tiến nghiêm thân, lại khiến cho chúng sinh buông bỏ Tâm lười biếng, siêng năng mạnh mẽ chẳng uể oải. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười một của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh tán loạn, vọng niệm. Bồ Tát tự trụ Tam Ma Hứ Đa (Samāhita:Đẳng Dẫn) vắng lặng quán sát cũng khiến cho chúng sinh buông loạn trụ Định. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười hai của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh ác tuệ, không có trí. Liền dùng Trí Tuệ để tự trang nghiêm, lại khiến cho chúng sinh buông lìa Ác Tuệ, đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajña-pāramitā). Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười ba của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh tác Ý chẳng đúng Lý (phi lý tác ý), hành nơi Tà Đạo. Bồ Tát liền dùng phương tiện khéo léo suy nghĩ như Lý cũng khiến cho chúng sinh buông bỏ nơi chẳng đúng Lý (phi lý), an trụ Chính Đạo. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười bốn của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh tối tăm rối loạn không có hiểu biết, bị phiền não gây hại. Bồ Tát tự trụ tùy niệm phân biệt mọi loại phân biệt, nhỏ nhiệm phân biệt tất cả cảnh giới xa lìa phiền não, lại khiến cho chúng sinh đoạn trừ phiền não trụ trong Chính Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười lăm của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh bị ngục tù Thân Kiến (Satkaya-dṛṣṭi), Hữu Kiến (Astiva-niśrita:Chấp dính vào sự biến hiện của cái có) cột trói thì nên dùng Trí Tuệ thấu đạt thân của mình chẳng bị cái thấy (Kiến) trói buộc, lại khiến cho chúng sinh xa lìa Thân Kiến, chẳng tính toán ở cái có (Bhava: hữu), trụ Chính Trí Tuệ. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười sáu của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh phóng túng  buông thả (túng đãng) các Căn (Indriya), chạy theo cảnh giới (Viṣaya) chẳng thể chế phục thì tự mình nhu hòa Tâm không có phóng dật (Pramāda: buông thả), lại khiến cho chúng sinh an trụ Luật Nghi (Saṃvaraḥ), khéo thủ hộ Căn Môn, ba nghiệp đều thuận. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười bảy của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh không có Tàm (Hrī:Tâm sùng kính các Công Đức với người có Đức), không có Quý (Apatrāpya:Tâm sợ tội lỗi), chẳng biết báo Ân, chặt đứt căn lành thì liền dùng Tàm Quý để tự trang nghiêm, biết Ân, biết báo đáp, tu các căn lành. Lại vì chúng sinh nói Pháp mở bày khiến cho đủ Tàm Quý, hay biết Ân Đức, viên mãn căn lành. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười tám của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh bị nước lũ lớn, sóng lớn, sóng nhỏ cuốn chìm, tùy theo nghiệp nổi chìm chẳng thể ra được. Bồ Tát tự mình hiện vượt qua giòng nước lũ đến ở bờ kia. Lại khiến cho chúng sinh đoạn trừ nghiệp ác, vượt giòng sinh tử, đến bờ Niết Bàn. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ mười chín của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh cang cường khó hóa độ thì dùng thân của mình nhún nhường, nhân nhượng, vâng thuận Sư Trưởng. Lại khiến cho chúng sinh an trụ khiêm kính (khiêm tốn cung kính). Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh ôm giữ tâm ganh ghét, đối với người tu Thiện phần lớn sinh nhiều chướng ngại. Liền dùng căn lành tự nghiêm thân của mình, lại khiến cho chúng sinh buông lìa Tâm nghi ngờ, ghen ghét gây chướng ngại… an trụ Chính Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi mốt của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh nghèo túng không có Pháp Tài (ví dụ chỉ Phật Pháp). Bồ Tát hiện bày có vô lượng vật dụng giúp cho sinh sống, đủ bảy Thánh Tài (7 loại Thánh Pháp của Phật Đạo). Lại khiến cho chúng sinh không có chỗ túng thiếu, trụ trong Thánh Tài. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi hai của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh thường bị bệnh tật, khổ đau, bốn Đại, rắn độc… trợ nhau lật ngược gây thương tổn, hại cho thân tâm. Bồ Tát liền dùng công đức không có bệnh để tự trang nghiêm, lại đặt để chúng sinh trong Pháp an vui không có các bệnh. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi ba của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh ngu si, không có Trí, xa lìa ánh sáng của Trí. Bồ Tát liền dùng ánh sáng Trí Tuệ tự nghiêm thân của mình, lại khiến cho chúng sinh an trụ trong Pháp Trí Tuệ không có ngu si. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi bốn của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh ưa dính hầm sâu uế ác trong ba cõi, luân hồi trong năm đường. Bồ Tát khéo hay tự mình ra khỏi ba cõi, lại dùng con đường khéo léo ra khỏi ba cõi, vận chuyển chúng sinh. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi lăm của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh trái nghịch con đường chính đúng (chính đạo), đi vào lối Tà (tà kính) thì tự mình an Chính Pháp, lại khiến cho chúng sinh trụ trong Chính Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi sáu của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh yêu dính thân mệnh, nhiêm sức nuôi dưỡng mong cho nó được trường tồn mà chẳng biết thân này là không có thường (vô thường), chẳng trong sạch, không có Tàm Quý, chẳng biết ân đức. Bồ Tát liền hiện chán ghét thân của mình, vứt bỏ sự ưa thích vinh hoa, lại khiến cho chúng sinh quán sát Vô Thường, sinh tưởng chán lìa. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi bảy của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh xa lìa Phật, Pháp, Tăng. Bồ Tát tự thân nối tiếp mầm giống ba báu, lại khiến cho chúng sinh nối tiếp Phật Pháp Tăng khiến chẳng đoạn tuyệt. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi tám của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh lùi mất Thiện Pháp. Bồ Tát liền dùng Thiện Pháp nghiêm thân, lại khiến cho chúng sinh trụ trong Thiện Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ hai mươi chín của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh xa lìa Sư Trưởng, chẳng hành sáu niệm (niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Giới, niệm Thiên). Bồ Tát liền dùng sáu niệm tự trang nghiêm, lại khiến cho chúng sinh thường tu sáu niệm như thật quán Trí. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba mươi của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh bị lưới Nghiệp phiền não che lấm quấn quanh. Bồ Tát liền hiện xé rách lưới Nghiệp Hoặc, cũng khiến cho chúng sinh dứt hẳn Nhân sinh tử, an trụ Chính Pháp. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba mươi mốt của Bồ Tát.

Nếu thấy chúng sinh đủ các Bất Thiện (Akuśala) xa lìa căn lành. Bồ Tát liền tự mình trừ hết các vật dụng, các trang nghiêm ác. Lại khiến cho chúng sinh đầy đủ căn lành, xa lìa Bất Thiện. Đây gọi là sự nghiệp chẳng chung cùng thứ ba mươi hai của Bồ Tát.

Này Thiện Nam Tử! Đây là 32 loại sự nghiệp chẳng chung cùng của Bồ Tát. Nếu các Bồ Tát an trụ Nghiệp này thì tất cả Thiện Pháp luôn tự tăng trưởng, viên mãn đầy đủ.

 

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Bồ Tát lại có vô lượng sự nghiệp. Tại sao thế? Vì chúng sinh vô biên, phiền não của chúng sinh cũng lại vô lượng vô biên như vậy. Bồ Tát tùy theo phiền não sai biệt của tất cả chúng sinh ấy, cũng nói vô biên Môn giải thoát.

Này Thiện Nam Tử! Giả sử hết thảy Hạnh của chúng sinh tràn đầy trong hằng hà sa Thế Giới, hoặc hết thảy sự nghiệp của Thanh Văn Hạnh, hoặc Duyên Giác Hạnh…đem so với hết thảy sự nghiệp của Bồ Tát mới bắt đầu đã phát Tâm Bồ Đề này thì trăm phần chẳng theo kịp một phần, ngàn phần chẳng theo kịp một phần. Như vậy trăm ngàn phần, câu chi phần, trăm câu chi phần, ngàn câu chi phần, toán phần, ca la số phần, dụ phận, ưu ba ni sa đà phần đều chẳng theo kịp một phần. Tại sao thế? Vì Nhị Thừa tự đoạn trừ phiền não cho thân của mình, còn sự nghiệp của Bồ Tát chẳng vì tự thân mình, lại khắp vì trừ dứt các phiền não của tất cả chúng sinh. Thế nên hết thảy sự nghiệp của Bồ Tát đem so với Nhị Thừa thì thù thắng hơn cả, Công Đức đã được nhiều vô lượng vô biên. Tại sao thế? Vì sự nghiệp mà chúng sinh phàm phu đã tu đều cùng tương ứng với tất cả điên đảo, chỗ làm của Nhị Thừa thì Tâm ấy hạn hẹp thấp kém, còn sự nghiệp của Bồ Tát thì xa lìa điên đảo vô lượng vô biên. Thế nên Công Đức mà Bồ Tát đã được cũng lại vô lượng vô biên như vậy. Do nghĩa này cho nên vượt qua tất cả Phàm Phu, Nhị Thừa”.

 

Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nghe Pháp này xong thời hớn hở vui mừng, khắp thân sung sướng, Tâm được trong mát… rồi nói lời này: “Hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn, thật là  hiếm có! Đức Thế Tôn khéo hay phân biệt mọi loại Đà La Ni Môn, Môn của Đại Bi cùng với Môn của sự nghiệp chẳng chung cùng (bất cộng sự nghiệp) của Bồ Tát thâm sâu vi diệu cùng với Môn. Con nghe Đức Phật nói, nên con vui vẻ đỉnh lễ nhận giữ (đỉnh thọ), như Pháp phụng hành.

 

KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ BA (Hết)_

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]