Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Kinh Kiên Cố

12/03/201211:11(Xem: 6157)
24. Kinh Kiên Cố

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNIII

24.KINH KIÊN CỐ

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại thành Na-lan-đà, trong rừng Ba-bà-lỵ-yểm,cùng chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấygiờ, có người con trai trưởng giả, tên gọi Kiên Cố, điđến chỗ Phật, cúi lạy sát chân Phật, rồi ngồi xuốngmột bên. Khi ấy, con trai trưởng giả Kiên Cố bạch Phậtrằng:

“Lànhthay, Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn giáo sắc các Tỳ-kheo, nếucó Bà-la-môn, trưởng giả tử hay cư sĩ đến, hãy hiện thầnthông, hiển thị pháp thượng nhân.”

Phậtnói với Kiên Cố:

“Takhông bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượngnhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệtử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếucó công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”

KiênCố, con trai trưởng giả, lại bạch Phật:

“Cúimong Thế Tôn giáo sắc các Tỳ-kheo, nếu có Bà-la-môn, trưởnggiả tử hay cư sĩ đến, hãy hiện thần thông, hiển thịpháp thượng nhân.”

Phậtlại nói với Kiên Cố:

“Takhông bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượngnhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệtử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếucó công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”

Khiấy Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Conđối với pháp thượng nhân không có gì nghi ngờ. Nhưng thànhNa-lan-đà này, quốc thổ thịnh vượng, nhân dân đông đúc,nếu ở đó mà hiện thần túc, sẽ ích lợi cho nhiều người.Phật và chúng Tăng khéo hoằng hóa đạo.”

Phậtnói với Kiên Cố:

“Takhông bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượngnhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệtử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếucó công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.Vì sao vậy? Có ba loại thần túc. Những gì là ba? Một, thầntúc; hai, quán sát tâm người; ba, giáo giới.

“Thếnào là thần túc? Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo tập vôlượng thần túc, có thể từ một thân biến thành vô số;từ vô số thân hợp trở lại thành một thân; hoặc xa, hoặcgần, núi, sông, vách đá, thảy đều tự tại vô ngại, nhưđi trong hư không. Ở giữa hư không mà ngồi kết già y nhưchim bay. Ra, vào lòng đất y như trong nước. Hoặc đi trênnước như đi trên đất. Mình bốc khói, lửa, như đống lửalớn. Tay sờ mặt trời, mặt trăng. Đứng cao đến Phạm thiên.Nếu có trưởng giả hay cư sĩ đã có tín tâm thấy Tỳ-kheohiện vô lượng thần túc, đứng cao đến Phạm thiên, sẽđi đến các trưởng giả, cư sĩ chưa có tín tâm khác, mànói rằng: Tôi thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc, đứngcao đến Phạm thiên. Trưởng giả hay cư sĩ kia, những ngườichưa có tín tâm, nói với những người đã có tín tâm rằng:Tôi nghe nói có thần chú Cù-la có khả năng hiện vô lượngthần biến như vậy..., cho đến, đứng cao đến Phạm thiên.”

Phậtbảo Kiên Cố, con trai trưởng giả:

“Nhữngngười chưa có tín tâm kia nói như vậy há không phải làhủy báng sao?”

KiênCố đáp:

“Đóthật sự là lời hủy báng vậy.”

Phậtnói:

“Tavì vậy không giáo sắc các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượngnhân, mà chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnhmà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếucó sai lầm, nên bày tỏ. Như vậy, này con trai trưởng giả,đó chính là loại thần túc mà các đệ tử Ta thị hiện.

“Saogọi là thần túc quán sát tâm người? Ở đây, Tỳ-kheo hiệnvô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp đượcnhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trongxó tối cũng có thể nhận biết. Nếu có trưởng giả haycư sĩ đã có tín tâm thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thầntúc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâmchúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thểnhận biết, sẽ đi đến các trưởng giả, cư sĩ chưa cótín tâm khác, mà nói rằng: Tôi thấy Tỳ-kheo hiện vô lượngthần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trongtâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng cóthể nhận biết. Trưởng giả hay cư sĩ kia, những ngườichưa có tín tâm, nói với những người đã có tín tâm rằng:Tôi nghe nói có thần chú Càn-đà-la có khả năng hiện vôlượng thần biến như vậy... cho đến, đứng cao đến Phạmthiên.”

Phậtbảo Kiên Cố, con trai trưởng giả:

“Nhữngngười chưa có tín tâm kia nói như vậy há không phải làhủy báng sao?”

KiênCố bạch Phật:

“Đóthật sự là lời hủy báng vậy.”

Phậtnói:

“Tavì vậy không giáo sắc các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượngnhân, mà chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnhmà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếucó sai lầm, nên bày tỏ. Như vậy, này con trai trưởng giả,đó chính là loại thần túc quán sát mà các đệ tử Ta thịhiện.

“Thếnào là giáo giới thần túc? Này con trai trưởng giả, nếuNhư Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, mườihiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặcMa thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, mà tự thân chứng ngộ, rồi giảngthuyết cho người khác, với lời khoảng đầu, khoảng giữavà khoảng cuối thảy đều chân chánh, nghĩa vị thanh tịnh,phạm hạnh đầy đủ. Nếu có trưởng giả hoặc cư sĩ,sau khi nghe, ở trong đó phát sanh tín tâm. Khi đã có tín tâm,vị ấy ở trong đó quán sát, suy nghĩ rằng: Ta không nên sốngtại gia. Nếu sống tại gia, trói buộc liên miên, không thểthanh tịnh tu hành phạm hạnh. Nay ta hãy cạo bỏ râu tóc,mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo, đủ các công đức, cho đếnthành tựu ba minh, diệt trừ những sự tối tăm, phát sanhánh sáng đại trí. Vì sao vậy? Ấy là do tinh cần, ưa sốngmột mình chỗ thanh vắng, chuyên niệm không quên, mà đượcvậy. Này con trai trưởng giả, đó là giáo giới thần túcmà Tỳ-kheo của Ta thị hiện vậy.”

Bấygiờ, Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“CóTỳ-kheo nào thành tựu ba thần túc ấy không?

Phậtnói với con trai trưởng giả:

“Takhông nói phần lớn các Tỳ-kheo đều thành tựu ba thần túcấy. Nhưng, này con trai trưởng giả, có một Tỳ-kheo củaTa ở trong chúng này thầm suy nghĩ rằng: Thân này, với bốnđại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?Tỳ-kheo ấy phút chốc hướng vào con đường thiên giới,đi đến chỗ Tứ thiên vương, hỏi Tứ thiên vương rằng:Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễndiệt tận ở đâu?

“Nàycon trai trưởng giả, Tứ thiên vương kia trả lời Tỳ-kheorằng: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu.Trên tôi còn có trời, gọi là Đao-lợi, vi diệu đệ nhất,có đại trí tuệ. Trời kia có thể biết bốn đại vĩnh viễndiệt tận ở đâu. Tỳ-kheo nghe xong, phút chốc hướng theothiên đạo, đi lên trời Đao-lợi, hỏi chư Thiên: Thân này,với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tậnở đâu? Chư Thiên Đao-lợi trả lời: Tôi không biết bốnđại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Bên trên còn có trời,gọi là Diệm-ma, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trờiấy có thể biết. Tỳ-kheo liền lên đó hỏi, nhưng nơi ấyvẫn không biết.

“Lầnlượt như thế, lên Đâu-suất, lên Hóa tự tại, lên Tha hóatự tại thiên, thảy đều nói: Tôi không biết bốn đạivĩnh viễn diệt tận ở đâu. Bên trên còn có trời, gọilà Phạm-ca-di, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trờiấy có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu.Tỳ-kheoấy phút chốc hướng vào Phạm đạo. Lên đến Phạm thiên,Tỳ-kheo hỏi: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa,gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Vị Phạm thiên kia trảlời Tỳ-kheo: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tậnở đâu. Nay có Đại Phạm thiên vương, đấng Vô năng thắng,thống lãnh một ngàn thế giới, phú quý, tôn quý, hào quý,hoàn toàn được tự tại, có khả năng tạo hóa mọi vật,là cha mẹ của chúng sanh. Ngài có thể biết bốn đại vĩnhviễn diệt tận ở đâu. Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheokia liền hỏi ngay rằng: Ngài Đại Phạm thiên vương kia hiệnđang ở đâu? Vị trời ấy đáp: Không rõ Đại Phạm nay đangở đâu. Nhưng theo ý tôi mà xét, Ngài sẽ xuất hiện giâylát. Chưa bao lâu, Phạm vương hốt nhiên xuất hiện. Này contrai trưởng giả, Tỳ-kheo kia đến Phạm vương và hỏi: Thânnày, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệttận ở đâu? Đại phạm vương kia nói với Tỳ-kheo: Ta làĐại Phạm, là đấng Vô năng thắng, thống lãnh một ngànthế giới, phú quý, tôn quý, hào quý, hoàn toàn được tựtại, có khả năng tạo hóa mọi vật, là cha mẹ của chúngsanh. Tỳ-kheo kia khi ấy nói với Phạm thiên vương: Tôi khônghỏi việc ấy. Tôi hỏi, bốn đại: đất, nước, lửa, gió,vĩnh viễn diệt tận ở đâu.

“Nàycon trai trưởng giả, Phạm vương kia vẫn trả lời Tỳ-kheo:Ta là Đại phạm vương, cho đến, sáng tạo vạn vật, chamẹ của chúng sanh. Tỳ-kheo lại nói: Tôi không hỏi việcấy. Tôi hỏi, bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Nàycon trai trưởng giả, Phạm thiên vương, như vậy đến ba lần,không thể trả lời Tỳ-kheo, bốn đại này vĩnh viễn diệttận ở đâu. Rồi thì, Đại phạm vương bèn nắm lấy tayphải của Tỳ-kheo, kéo ra chỗ kín đáo, nói rằng: Này Tỳ-kheo,nay các Phạm thiên đều bảo rằng ta là trí tuệ bậc nhất,không có gì không biết, không thấy. Vì vậy ta không trảlời thầy, vì ta không biết, không thấy, bốn đại này nơiđâu vĩnh viễn diệt tận. Rồi lại nói tiếp với Tỳ-kheo:Thầy thật là đại ngu ngốc mới bỏ Như Lai mà đi tra vấnchư Thiên về việc này. Thầy nên đến Thế Tôn mà hỏi việcnày. Như những gì Phật nói, hãy ghi nhớ kỹ. Lại bảo Tỳ-kheo:Nay Phật ở tại Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc. Thầy hãyđến đó mà hỏi.

“Nàycon trai trưởng giả, bấy giờ, Tỳ-kheo hốt nhiên biến mấtkhỏi Phạm thiên giới và trong khoảnh khắc như tráng sĩ coduỗi cánh tay, đến Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc, rừngcây Kỳ-đà. Tỳ-kheo đi đến chỗ Ta, cúi lạy chân Ta, ngồisang một bên, bạch Ta rằng: Thế Tôn, nay bốn đại này, đất,nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?

Bấygiờ, Ta nói rằng:

“Tỳ-kheo!Cũng như thương nhân mang một con ưng vào biển. Ở giữa biển,thả chim ưng bay các phương Đông, Tây, Nam, Bắc trong hư không.Nếu nhìn thấy đất liền, chim bèn dừng trên đó. Nếu khôngnhìn thấy, chim bay trở về thuyền. Tỳ-kheo, ngươi cũng vậy.Ngươi lên cho đến Phạm thiên để hỏi ý nghĩa đó, cuốicùng không thành tựu mới trở về Ta. Nay Ta sẽ khiến chongươi thành tựu ý nghĩa đó.”

Liềnnói bài kệ rằng:

Dođâu không bốn đại:
Đất,nước, lửa và gió?
Dođâu không thô, tế,
Vàdài, ngắn, đẹp, xấu?
Dođâu không danh-sắc,
Vĩnhdiệt, không dư tàn?
Nênđáp: thức vô hình,
Vôlượng, tự tỏa sáng ;
Nódiệt, bốn đại diệt;
Thô,tế, đẹp, xấu diệt.
Nơinày danh sắc diệt,
Thứcdiệt, hết thảy diệt.
Khiấy, Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“ThếTôn, Tỳ-kheo ấy tên gì? Làm sao ghi nhớ?”

Phậtđáp:

“Tỳ-kheoấy tên là A-thất-dĩ. Hãy ghi nhớ như vậy.”

Bấygiờ, Kiên Cố, con trai trưởng giả, nghe những điều Phậtdạy, hoan hỷ phụng hành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567