Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Kinh Cứu-La-Ðàn-Ðầu

12/03/201211:11(Xem: 5855)
23. Kinh Cứu-La-Ðàn-Ðầu

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNIII

23.KINH CỨU-LA-ĐÀN-ĐẦU

Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở tại nước Câu-tát-la, cùng với chúng ĐạiTỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người du hành trong nhângian, đến phía Bắc xóm Bà-la-môn Khư-nậu-bà-đề ở Câu-tát-la,nghỉ đêm trong rừng Thi-xá-bà.

Bấygiờ, có Bà-la-môn tên Cứu-la-đàn-đầu đang nghỉ tại thônKhư-nậu-bà-đề. Xóm ấy sung túc, nhân dân đông đúc, vườnquán, ao tắm, cây cối, trong xanh, tươi mát. Vua Ba-tư-nặcphong thôn ấy cho Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu làm phạm phần.Bà-la-môn này từ bảy đời trở lại cha mẹ đều chân chánhkhông bị người khinh nhờn, đọc tụng thông suốt ba bộdị học, có khả năng phân tích các loại kinh thư. Thế điểnu vi, không thứ nào không tổng luyện; lại giỏi phép xem tướngđại nhân, dự đoán cát hung, tế tự nghi lễ. Ông có nămtrăm đệ tử, dạy dỗ không hề bỏ phế. Khi ấy, Bà-la-mônmuốn thiết lễ đại tế, chuẩn bị năm trăm con bò đực,năm trăm con bò cái, năm trăm con bê đực, năm trăm con bêcái, năm trăm con dê và năm trăm con cừu để dâng cúng.

Lúcbấy giờ, các Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ trong thôn Khư-nậu-bà-đềnghe tin Sa-môn Cù-đàm, con trai dòng họ Thích, đã xuất giavà thành đạo, từ nước Câu-tát-la, du hành trong nhân gian,đến nghỉ ở rừng Thi-xá-bà. Ngài có tiếng tăm lớn, lantruyền khắp thiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác,mười hiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Người đời, Mahoặc Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn. Mà tự thân chứng ngộ, rồigiảng pháp cho người, lời nói khoảng đầu, khoảng giữavà khoảng cuối đều chân chánh, đầy đủ nghĩa và vị,phạm hạnh thanh tịnh. “Bậc Chân nhân như vậy, nên đếnthăm viếng. Nay chúng ta hãy cùng đi thăm viếng Ngài”. Nóinhư vậy rồi, họ kéo nhau ra khỏi thôn Khư-nậu-bà-đề,từng đoàn nối tiếp nhau, cùng đến chỗ Phật.

Khiấy Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu đang ở trên lầu cao, từxa trông thấy từng đoàn người nối tiếp nhau, bèn quay lạihỏi người hầu:

“Nhữngngười kia do nhân duyên gì mà từng đoàn nối tiếp nhau, muốnđi đâu vậy?”

Ngườihầu thưa:

“Tôinghe đồn, Sa-môn Cù-đàm, con trai dòng họ Thích, đã xuấtgia và thành đạo, từ nước Câu-tát-la, du hành trong nhângian, đến nghỉ ở rừng Thi-xá-bà. Ngài có tiếng tăm lớn,lan truyền khắp thiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, Đẳng ChánhGiác, mười hiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Người đời,Ma hoặc Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn. Mà tự thân chứng ngộ,rồi giảng thuyết pháp cho người, lời nói khoảng đầu,khoảng giữa và khoảng cuối đều chân chánh, đầy đủ nghĩavà vị, phạm hạnh thanh tịnh. Những người Bà-la-môn, trưởnggiả, cư sĩ trong thôn này, từng đoàn nối tiếp nhau, muốnđến thăm viếng Sa-môn Cù-đàm vậy.”

RồiBà-la-môn Cưu-la-đàn-đầu liền ra lệnh cho người hầu rằng:

“Ngươihãy nhanh chóng mang lời ta đến với các người ấy rằng:Các khanh hãy dừng lại một lát, hãy đợi ta đến, rồi cùngđi đến chỗ Cù-đàm kia.”

Ngườihầu tức thì mang lời của Cứu-la-đàn-đầu đến nói vớicác người ấy rằng: “Các người hãy dừng lại một lát,hãy đợi ta đến, rồi cùng đi đến chỗ Cù-đàm kia”.

Lúcấy, mọi người trả lời rằng:

“Ngươihãy nhanh chóng trở về thưa với Bà-la-môn rằng, nay thậtlà phải thời, nên cùng nhau đi.”

Ngườihầu trở về thưa:

“Nhữngngười ấy đã dừng rồi. Họ nói: nay thật là phải thời,nên cùng nhau đi.”

Bà-la-mônliền xuống đài, đến đứng cửa giữa.

Bấygiờ có năm trăm Bà-la-môn khác đang ngồi bên ngoài cửa giữa,giúp Cứu-la-đàn-đầu thiết lễ đại tự. Thấy Bà-la-mônCứu-la-đàn-đầu đến, thảy đều đứng dậy nghinh đón,hỏi rằng:

“ĐạiBà-la-môn, ngài muốn đi đâu đây?”

Cứu-la-đàn-đầuđáp:

“CóSa-môn Cù-đàm, con nhà họ Thích, xuất gia và thành đạo,đang ở Câu-tát-la, du hành trong nhân gian, đến rừng Thi-xá-bà,phía Bắc thôn Khư-nậu-bà-đề. Ngài có tiếng tăm lớn, đồnkhắp thiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, đầyđủ mười hiệu, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặcMa thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, tự thân chứng ngộ, rồi thuyếtpháp cho người , lời nói khoảng đầu, khoảng giữa và khoảngcuối thảy đều chân chánh, đầy đủ nghĩa và vị, phạmhạnh thanh tịnh. Bậc Chân nhân như vậy nên đến viếng thăm.Này các ngài Bà-la-môn, ta lại nghe nói Cù-đàm biết ba loạitế tự, mười sáu tư cụ tế tự. Ta tuy là hàng tiên họccựu thức trong chúng, nhưng có chỗ chưa biết rõ. Nay ta muốncử hành đại tế tự, bò và dê đã đủ. Ta muốn đến Cù-đàmđể hỏi về ba pháp tế tự và mười sáu tư cụ tế tự.Nếu chúng ta có được pháp tế tự rồi, công đức đầyđủ, tiếng tăm sẽ đồn xa.”

Nămtrăm người Bà-la-môn liền thưa với Cứu-la-đàn-đầu:

“Đạisư chớ đi. Vì sao? Kia nên đến đây chứ đây không nên đếnkia. Đại sư có bảy đời cha mẹ đều chân chánh không bịgièm pha. Nếu đã có đủ yếu tố như vậy, thì kia nên đếnđây, chớ đây không nên đến kia. Lại nữa, Đại sư tụngđọc thông suốt ba bộ sách dị học, có thể phân tích cácloại kinh thư, thế điển u vi, không thứ nào là không tổngluyện. Lại giỏi xem tướng đại nhân, xem tướng tốt xấu,nghi lễ tế tự. Đã thành tựu những pháp ấy, thì kia nênđến đây, chứ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư dung mạo đoan chánh, có sắc tướng của Phạmthiên. Đã thành tựu pháp ấy thì kia nên đến đây chớ đâykhông nên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư có giới đức tăng thượng, trí tuệ thànhtựu. Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nên đến đây, chớđây không nên đến kia.”

“Lạinữa, Đại sư có lời nói nhu hòa, biện tài đầy đủ, nghĩavà vị thanh tịnh. Đã có đủ pháp ấy, thì kia nên đếnđây chớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư là vị dẫn đầu đại chúng, có đông đệtử. Đã có đủ pháp ấy, thì kia nên đến đây, chớ đâykhông nên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư thường dạy dỗ năm trăm Bà-la-môn. Đã thànhtựu pháp ấy, thì kia nên đến đây, chớ đây không nên đếnkia.

“Lạinữa, Đại sư có học giả bốn phương đến xin thọ giáo;được hỏi các kỹ thuật, các pháp tế tự, thảy đều trảlời được cả. Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nên đếnđây, chớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư được vua Ba-tư-nặc và vua Bình-sa cung kínhcúng dường. Đã thành tựu pháp ấy thì kia nên đến đâychớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư giàu có nhiều tài bảo, kho tàng đầy ắp.Đã thành tựu pháp ấy thì kia nên đến đây chớ đây khôngnên đến kia.

“Lạinữa, Đại sư có trí tuệ sáng suốt, nói năng thông lợi,không hề khiếp nhược. Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nênđến đây, chớ đây không nên đến kia.

“Đạisư nếu đã đủ mười pháp như vậy, thì kia nên đến đây,chớ đây không nên đến kia.

Cứu-la-đàn-đầunói với các Bà-la-môn:

“Đúngvậy, đúng vậy. Đúng như điều các ông nói. Tôi thật cóđủ các đức ấy, chớ không phải không có. Nhưng các ônghãy nghe tôi nói. Sa-môn Cù-đàm có công đức để chúng tanên đến kia chớ kia không nên đến đây. Sa-môn Cù-đàm từbảy đời trở lại cha mẹ đều chân chánh không bị gièmpha. Kia đã thành tựu pháp này, chúng ta nên đến kia, chớkia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm có dung mạo đoan chánh, xuất thân từgiai cấp Sát-lỵ. Đã thành tựu pháp này, chúng ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm sanh chỗ tôn quý, nhưng đã xuất gia hànhđạo . Thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia không nênđến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm sắc sáng đầy đủ, chủng tánh chânchánh, nhưng đã xuất gia tu đạo. Đã thành tựu pháp này,thì ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm sanh vào gia đình giàu có, có uy lực lớn,nhưng đã xuất gia hành đạo. Đã thành tựu pháp này, ta nênđến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm có đủ giới Hiền thánh, thành tựu trítuệ. Đã thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khéo léo nơi ngôn ngữ, dịu dàng hòanhã. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm là Bậc Đạo Sư của đại chúng, cóđông đệ tử. Đã thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớkia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm vĩnh viễn diệt trừ dục ái, không cósơ suất thô tháo, ưu tư và sợ hãi đã trừ, lông tóc khôngdựng đứng, hoan hỷ, hòa vui; được người khen thiện, khéonói quả báo của hành vi, không chê bai đạo khác. Đã thànhtựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia không nên đếnđây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm thường được vua Ba-tư-nặc và vua Bình-salễ kính cúng dường. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đếnkia, chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm được Bà-la-môn Phất-già-la-sa-la lễkính cúng dường; cũng được Bà-la-môn Phạm, Bà-la-môn Đa-lỵ-giá,Bà-la-môn Chủng Đức, Thủ-ca Ma-nạp Đô-da Tử thăm gặpcúng dường. Đã thành tựu pháp ấy, thì ta nên đến kia chớkia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm được Thanh văn đệ tử tôn thờ, lễkính cúng dường; cũng được chư Thiên và các chúng quỷthần khác cung kính. Các dòng họ Thích-ca, Câu-lỵ, Minh-ninh,Bạt-kỳ, Mạt-la, Tô-ma, thảy đều tôn thờ. Đã thành tựupháp này, ta nên đến kia, chớ kia không nên đến ta.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm truyền trao cho vua Ba-tư-nặc và vua Bình-saba quy y và năm giới. Đã thành tựu pháp này, ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm truyền trao ba quy năm giới cho Bà-la-mônPhất-già-la-sa-la vân vân. Đã thành tựu pháp này, ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, đệ tử của Sa-môn Cù-đàm thọ ba quy năm giới; chưThiên, dòng họ Thích, Câu-lỵ, đều thọ ba quy năm giới.Đã thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia không nênđến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khi du hành được hết thảy mọi ngườicung kính cúng dường. Đã thành tựu pháp này, ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, những thành quách, thôn ấp mà Cù-đàm đã đến, khôngđâu là không khuynh động, cung kính cúng dường. Đã thànhtựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, những nơi Sa-môn Cù-đàm đi đến, các loài phi nhân,quỷ thần không dám xúc nhiễu. Đã thành tựu pháp này, tanên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, những nơi Sa-môn Cù-đàm đi đến, nhân dân ở đó đềuthấy ánh sáng, nghe âm nhạc trời. Đã thành tựu pháp này,thì ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khi muốn rời khỏi chỗ đã đến. Mọingười đều luyến mộ, khóc lóc mà tiễn đưa. Đã thànhtựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia không nên đếnđây.

“Sa-mônCù-đàm khi mới xuất gia, cha mẹ, tông thân, khóc lóc, thươngnhớ tiếc nuối. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đếnkia chớ kia không nên đến ta.

“Sa-mônCù-đàm xuất gia khi còn trai trẻ, dẹp bỏ các thứ trang sức,voi, ngựa, xe báu, ngũ dục, anh lạc. Đã thành tựu pháp này,thì ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khước từ ngôi vị Chuyển luân vương,xuất gia hành đạo. Nếu Ngài tại gia, sẽ trị vì bốn thiênhạ, thống lãnh dân vật, thì chúng ta đều là thần thuộc.Đã thành tựu pháp ấy, thì ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm hiểu rõ Phạm pháp, có thể nói cho ngườikhác và cũng nói chuyện trao đổi với Phạm thiên. Đã thànhtựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia không nên đếnđây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm đầy đủ cả ba mươi hai tướng. Đãthành tựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia không nênđến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm có trí tuệ thông suốt, không có khiếpnhược. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kiakhông nên đến đây.

“Cù-đàmkia nay đến thôn Khư-nậu-bà-đề này, đối với ta là tônquý, vả lại là khách. Ta nên thân hành đến thăm viếng.”

Nămtrăm Bà-la-môn khi ấy thưa với Cứu-la-đàn-đầu rằng:

“Kỳdiệu thay, hy hữu thay, công đức của vị kia đến như vậychăng? Trong các đức, giả sử Cù-đàm chỉ cần có một đứclà đã không nên đến đây rồi, huống hồ nay gồm đủ cả.Vậy ta hãy kéo hết đi thăm hỏi.”

Cứu-la-đàn-đầuđáp:

“Cácngươi muốn đi thì nên biết thời.”

RồiBà-la-môn liền thắng cỗ xe báu, cùng với năm trăm Bà-la-mônvà các Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ ở Khư-nậu-bà-đề,trước sau vây quanh, đi đến rừng Thi-xá-bà. Đến nơi, xuốngxe, đi bộ, tiến đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi xong, ngồixuống một bên. Trong lúc ấy, trong số các Bà-la-môn, trưởnggiả, cư sĩ, có người lễ Phật rồi ngồi xuống; có ngườichào hỏi xong rồi ngồi xuống; có người chỉ xưng tên rồingồi xuống; có người chắp tay hướng về Phật rồi ngồixuống; có người im lặng ngồi xuống. Khi mọi người ngồiyên chỗ, Cứu-la-đàn-đầu bạch Phật rằng:

“Tôicó điều muốn hỏi. Nếu Ngài có rỗi, cho phép, tôi mớidám hỏi.

Phậtnói:

“Xincứ hỏi tùy ý.”

Bà-la-mônbạch Phật:

“Tôinghe nói Cù-đàm thông hiểu ba loại tế tự và mười sáutư cụ tế tự, là những điều mà chúng tôi, tiên túc kỳcựu, không hiểu biết. Nay chúng tôi muốn cử hành đại tếtự; đã chuẩn bị đủ năm trăm bò đực, năm trăm bò cái,năm trăm bê đực, năm trăm bê cái, năm trăm con dê, năm trămcon cừu. Hôm nay cố ý đến đây, tôi muốn hỏi ba pháp tếtự và mười sáu tế cụ. Nếu tế tự này mà được thànhtựu, sẽ được quả báo lớn, tiếng tăm đồn xa, đượctrời và người kính trọng.”

Bấygiờ, Thế Tôn nói với Cứu-la-đàn-đầu rằng:

“Nayông hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ, tôi sẽgiảng thuyết cho.”

Bà-la-mônnói:

“Xinvâng, thưa Cù-đàm, tôi rất muốn nghe.”

RồiPhật nói với Cứu-la-đàn-đầu:

“Vàomột thời quá khứ xa xưa, có vị vua Quán đảnh thuộc dòngSát-lỵ, muốn thiết lễ đại tự, tập họp đại thần Bà-la-mônđến bảo rằng:

Tanay rất giàu có, tài bảo dồi dào, ngũ dục thỏa mãn. Tuổita đã già yếu. Dân chúng cường thịnh, không có sự khiếpnhược. Kho tàng đầy ắp. Nay ta muốn thiết lễ đại tự.Theo các ngươi, pháp tế tự cần những gì?”

Khiấy, có vị đại thần kia tâu vua rằng:

“TâuĐại vương, quả như lời Đại vương, nước giàu, binh mạnh,kho tàng đầy ắp. Nhưng dân chúng phần nhiều ôm ác tâm,tập các phi pháp. Nếu tế tự vào lúc này thì không thànhphép tế tự. Như sai ăn cướp đuổi ăn cướp, thì sự saikhiến chẳng thành.

“TâuĐại vương, chớ nghĩ rằng, đây là dân của ta; ta có thểđánh, có thể giết, có thể khiển trách, có thể ngăn cấm.Những kẻ gần gũi vua, nên cung cấp chúng những thứ cầnyếu. Những người buôn bán, nên cung cấp chúng tài bảo.Những người chuyên tu điền sản, hãy cung cấp chúng bò,bê, hạt giống. Chúng mỗi người tự mình kinh doanh. Vươngkhông bức bách dân, thì dân được an ổn, nuôi nấng con cháu,cùng nhau vui đùa.”

Phậtlại nói với Cứu-la-đàn-đầu:

“Rồithì, sau khi nghe lời của các đại thần, vua liền cung cấpy phục ẩm thực cho những người thân cận, tài bảo cho nhữngngười buôn bán, trâu bò, thóc giống cho những người làmruộng. Bấy giờ nhân dân mỗi người tự lo công việc củamình, không xâm hại nhau, nuôi nấng con cháu, cùng nhau vui đùa.”

Phậtlại nói:

“Sauđó, vua lại triệu quần thần đến bảo rằng: Ta nước giàu,binh mạnh, kho tàng đầy ắp. Ta cung cấp cho nhân dân khôngthiếu thốn cái gì. Chúng nuôi dưỡng con cháu, cùng nhau vuiđùa. Nay ta muốn thiết lễ đại tự. Theo các ngươi, phéptế tự cần có những gì?

“Cácđại thần tâu:

“Đúngvậy, đúng vậy, như lời Đại vương nói, Nước giàu, binhmạnh, kho tàng đầy ắp. Ta cung cấp cho nhân dân không thiếuthốn cái gì. Chúng nuôi dưỡng con cháu, cùng nhau vui đùa.Nếu Đại vương muốn tế tự, có thể truyền lệnh cho cungnội biết.

“Vualàm như lời các đại thần; vào truyền lệnh cung nội: Tanước giàu, binh mạnh, kho tàng đầy ắp. Ta cung cấp cho nhândân không thiếu thốn cái gì. Chúng nuôi dưỡng con cháu, cùngnhau vui đùa. Nay ta muốn thiết lễ đại tự.

“Cácphu nhân liền tâu vua:

“Đúngvậy, đúng vậy, như lời Đại vương, nước giàu binh mạnh,kho tàng đầy ắp, tài bảo dồi dào. Nếu muốn tế tự, naythật đúng lúc.

Vuatrở ra, báo cho quần thần biết:

“Tanước giàu, binh mạnh, kho tàng đầy ắp. Ta cung cấp cho nhândân không thiếu thốn cái gì. Chúng nuôi dưỡng con cháu, cùngnhau vui đùa. Nay ta muốn thiết lễ đại tự. Ta đã truyềnlệnh cung nội. Các ngươi hãy nói hết cho ta, cần có nhữngthứ gì?

“Bấygiờ, các đại thần liền tâu vua rằng:

“Đúngvậy, đúng vậy, như lời Đại vương nói. Đại vương muốntế tự. Đã truyền cho nội cung biết, nhưng chưa nói cho tháitử, hoàng tử, đại thần, tướng sĩ biết. Đại vương nênlệnh truyền cho biết.

“Vuanghe lời các đại thần, bèn truyền lệnh cho thái tử, hoàngtử, đại thần, tướng sĩ rằng:

“Tanước giàu binh mạnh, kho tàng đầy ắp. Nay ta muốn thiếtlễ đại tự.

“Khiấy, thái tử, hoàng tử, quần thần và các tướng sĩ, tâuvua rằng:

“Đúngvậy, đúng vậy, như lời Đại vương, nước giàu binh mạnh,kho tàng đầy ắp, tài bảo dồi dào. Nếu muốn tế tự, naythật đúng lúc.

“Vualại báo cho quần thần biết:

“Tanước giàu, binh mạnh, kho tàng đầy ắp. Tài bảo dồi dào.Nay ta muốn thiết lễ đại tự. Ta đã truyền lệnh cung nội,thái tử, hoàng tử, cho đến tướng sĩ. Nay muốn thiết lễđại tự, cần có những thứ gì?

Cácđại thần liền tâu:

“Nhưlời Đại vương. Muốn thiết lễ đại tự, nay chính là lúc.

“Vuanghe lời, cho dựng những ngôi nhà mới ở thành Đông. Vuađi vào nhà mới. Mình khoác áo da hươu, thoa mình bằng dầubơ thơm, lại đội sừng hươu lên đầu. Sai trét phân bòlên đất, rồi ngồi nằm trên đó. Rồi đệ nhất phu nhân,đại thần Bà-la-môn, chọn một con bò cái màu vàng. Mộtphần sữa để vua ăn; một phần sữa để cho phu nhân ăn;một phần sữa để cho đại thần ăn; một phần sữa cúngdường đại chúng, còn lại cho bê. Bấy giờ, nhà vua thànhtựu tám pháp, đại thần thành tựu bốn pháp.

“Nhữnggì là tám pháp nhà vua thành tựu?

“Nhàvua thuộc dòng Sát-lỵ, từ bảy đời trở lại cha mẹ đềuchân chánh, không bị người khinh chê. Đó là thành tựu phápthứ nhất. Nhà vua thuộc dòng tộc Sát-lỵ, có dung mạo đoanchánh. Đó là pháp thứ hai.

“Nhàvua có giới đức tăng thạnh, trí tuệ đầy đủ. Đó làpháp thứ ba. Nhà vua tập đủ các loại kỹ thuật: cưỡivoi, xe ngựa, đao mâu, cung tên, phương pháp chiến đấu; khôngthứ nào là không biết. Đó là pháp thứ tư. Nhà vua có uylực lớn, thâu nhiếp các tiểu vương; không ai không thầnphục. Đó là pháp thứ năm. Nhà vua khéo léo về ngôn ngữ,lời nói dịu dàng, đầy đủ nghĩa và vị. Đó là pháp thứsáu. Nhà vua có tài bảo dồi dào, kho tàng đầy ắp. Đó làpháp thứ bảy. Nhà vua có trí mưu, dũng mãnh, quả cảm, khônghề run sợ. Đó là pháp thứ tám. Nhà vua thuộc dòng Sát-lỵkia thành tựu tám pháp này.

“Thếnào là đại thần thành tựu bốn pháp? Đại thần Bà-la-mônkia từ bảy đời nay cha mẹ đều chân chánh không bị ngườikhinh chê; đó là pháp thứ nhất. Đại thần đọc tụng thôngsuốt ba bộ dị học, có khả năng phân tích các loại kinhthư; thế điển u vi, không thứ nào không tổng luyện; lạigiỏi phép xem tướng đại nhân, dự đoán tốt xấu, tế tựnghi lễ; đó là pháp thứ hai. Lại nữa, đại thần giỏivề ngôn ngữ, lời nói dịu dàng, nghĩa vị đầy đủ; đólà pháp thứ ba. Lại nữa, đại thần có trí mưu, dũng cảm,quả quyết, không hề run sợ; thấu hiểu tất cả mọi pháptế tự; đó là pháp thứ tư.

“Bấygiờ, vua thành tựu tám pháp; đại thần Bà-la-môn thành tựubốn pháp; và vua có đủ bốn viện trợ. Đó là, ba pháp tếtự, với mười sáu tư cụ tế tự.

“Bấygiờ, đại thần Bà-la-môn ở nơi ngôi nhà mới mở bày tâmý của vua bằng mười sáu việc, dứt trừ ý tưởng nghi ngờcủa vua. Mười sáu việc ấy là gì? Đại thần tâu vua:

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngtừ bảy đời trở lại cha mẹ vua không chân chánh, thườngbị người khinh chê. Giả sử có lời ấy, Đại vương vẫnkhông bị ô uế. Vì sao? Đại vương từ bảy đời nay chamẹ đều chân chánh.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngdung mạo xấu xí, không thuộc dòng dõi Sát-lỵ. Giả sử cólời ấy, Đại vương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vươngcó dung mạo đoan chánh, thuộc dòng dõi Sát-lỵ.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông có giới tăng thượng, trí tuệ không đầy đủ. Giảsử có lời như vậy, Đại vương vẫn không bị ô uế. Vìsao? Đại vương giới đức tăng thượng, trí tuệ đầy đủ.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông giỏi các thuật: cưỡi voi, xe ngựa, các thứ binh phápcũng không biết. Giả sử có lời như vậy, Đại vương vẫnkhông bị ô uế. Vì sao? Đại vương giỏi các kỹ thuật,binh pháp chiến trận, không thứ nào không biết.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông có uy lực lớn để thống nhiếp các tiểu vương. Giảsử có lời như vậy, Đại vương vẫn không bị ô uế. Vìsao? Đại vương có uy lực lớn, thống nhiếp các tiểu vương.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông giỏi ngôn ngữ; lời nói thô lỗ, không đủ nghĩa vị.Giả sử có lời như vậy, Đại vương vẫn không bị ô uế.Vì sao? Đại vương giỏi ngôn ngữ, lời nói dịu dàng, đầyđủ nghĩa và vị.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông có nhiều tài bảo. Giả sử có lời như vậy, Đạivương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vương có nhiềutài bảo, kho lẫm tràn đầy.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông có trí mưu, ý chí khiếp nhược. Giả sử có lời nhưvậy, Đại vương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vươngcó trí mưu, dũng mãnh và quả cảm, không hề khiếp nhược.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông nói với nội cung. Giả sử có lời như vậy, Đại vươngvẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vương muốn tế tự, trướcđã nói cho nội cung.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông nói với thái tử và các hoàng tử. Giả sử có lờinhư vậy, Đại vương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vươngmuốn tế tự, trước đã nói với thái tử và các hoàng tử.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông nói với quần thần. Giả sử có lời như vậy, Đạivương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vương muốn tếtự, trước đã nói với quần thần.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngkhông nói với tướng sĩ. Giả sử có lời như vậy, Đạivương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Đại vương muốn tếtự, trước đã nói với tướng sĩ.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngBà-la-môn đại thần từ bảy đời trở lại cha mẹ khôngchân chánh, bị người khinh chê. Giả sử có lời như vậy,Đại vương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Tôi bảy đời trởlại cha mẹ chân chánh, không bị người khinh chê.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngBà-la-môn đại thần không đọc tụng thông suốt ba bộ dịhọc, không có khả năng phân tích các thứ kinh thư, thế điểnu vi không hề lão luyện, không giỏi phép xem tướng đạinhân, dự đoán cát hung, tế tự nghi lễ. Giả sử có lờinhư vậy, Đại vương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Tôi đọctụng thông suốt ba bộ dị học, có khả năng phân tích cácthứ kinh thư, thế điển u vi không thứ nào không lão luyện,lại giỏi phép xem tướng đại nhân, dự đoán cát hung, tếtự nghi lễ.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngBà-la-môn đại thần không giỏi ngôn ngữ; nói năng thô lỗ,nghĩa vị không đủ. Giả sử có lời như vậy, Đại vươngvẫn không bị ô uế. Vì sao? Tôi khéo léo nơi ngôn ngữ; nóinăng dịu dàng, đầy đủ nghĩa và vị.

“Hoặccó người nói, nay vua Sát-lỵ muốn cử hành đại tự, nhưngBà-la-môn đại thần không đủ mưu trí, ý chí khiếp nhược,không hiểu rõ phép tế tự. Giả sử có lời như vậy, Đạivương vẫn không bị ô uế. Vì sao? Tôi đủ mưu trí, ý chíkhông khiếp nhược, không phép tế tự nào mà không hiểurõ.”

Phậtbảo Cứu-la-đàn-đầu:

“Nhàvua có mười sáu chỗ ngờ vực, mà đại thần kia cởi mởý vua bằng mười sáu việc như thế.”

RồiPhật nói tiếp:

“Bấygiờ, vị đại thần ở nơi ngôi nhà mới, bằng mười sựhành, chỉ bày, khuyến khích, khiến cho được ích lợi, hoanhỷ cho nhà vua. Những gì là mười?

“Vịđại thần nói: Khi Đại vương tế tự, những kẻ sát sanhhay những kẻ không sát sanh cùng tụ hội đến. Hãy bố thícho họ một cách bình đẳng. Nếu có những kẻ sát sanh đến,cũng bố thí cho và kia sẽ tự biết lấy. Kẻ không sát sanhđến, cũng bố thí cho, vì lý do ấy mà bố thí; bố thí vớitâm như vậy . Nếu có những kẻ trộm cắp, tà dâm, hai lưỡi,ác khẩu, nói dối, ỷ ngữ, tham lam, tật đố, tà kiến, cùngtụ hội đến, hãy bố thí cho họ. Kia sẽ tự biết lấy.Nếu những kẻ không trộm cắp, cho đến, có chánh kiến,cùng đến, cũng hãy bố thí cho họ, vì sự ấy mà bố thí,bố thí với tâm như vậy.

Phậtlại nói với Bà-la-môn:

“Vịđại thần kia, bằng mười sự hành này, chỉ bày, khuyếnkhích, khiến cho được lợi ích, hoan hỷ.”

“Rồithì, vua Sát-lỵ kia ở nơi ngôi nhà mới sanh ba tâm hối tiếc.Vị đại thần khiến cho được dứt trừ. Ba tâm hối làgì?

“Nhàvua sanh tâm hối tiếc rằng: Ta nay tổ chức đại tự, đãlàm đại tự, sẽ làm đại tự, đang làm đại tự. Tốnnhiều tài bảo. Đại thần tâu vua: Đại vương đã tổ chứcđại tự, đã bố thí, sẽ bố thí, đang bố thí. Không nênsanh hối tiếc đối với tế tự có phước này.

“Nhưthế, nhà vua khi ở ngôi nhà mới có ba sự hối tiếc, đãđược đại thần dứt trừ.”

Phậtlại nói với Bà-la-môn:

“Bấygiờ, vua Quán đảnh dòng Sát-lỵ, vào ngày rằm, khi trăngtròn, ra khỏi ngôi nhà mới, tại khoảng đất trống trướcnhà, đốt lên một đống lửa lớn. Tay vua cầm bình dầurót lên ngọn lửa, xướng lên rằng: Hãy cho! Hãy cho!

“Khiấy phu nhân của vua hay tin nhà vua, vào ngày rằm trăng tròn,ra khỏi nhà mới, tại khoảng đất trống trước nhà, đốtlên một đống lửa lớn, tay cầm bình dầu rót lên ngọnlửa, xướng lên rằng: Hãy cho! Hãy cho! Bà cùng với thểnữ cầm nhiều tài bảo, đi đến chỗ vua, tâu vua rằng:

“Cáctạp bảo này, giúp Đại vương làm tế tự.

“NàyBà-la-môn, nhà vua liền nói với phu nhân và thể nữ rằng:

“Thôi,đủ rồi. Các ngươi như thế là đã cúng dường rồi. Tacó sẵn tài bảo riêng mình, đủ để tế tự.

“Phunhân và các thể nữ suy nghĩ: Chúng ta không nên mang các bảovật này trở về nội cung. Nếu khi đức vua thiết lễ đạitự ở phương Đông, chúng ta sẽ dùng để hỗ trợ.

“NàyBà-la-môn, sau đó nhà vua ở phương Đông thiết lễ đạitự, khi ấy phu nhân và các thể nữ liền đem các bảo vậtấy trợ giúp thiết lễ đại tự.

“Bấygiờớ, thái tử, hoàng tử, hay tin nhà vua, vào ngày rằm trăngtròn, ra khỏi nhà mới, tại khoảng đất trống trước nhà,đốt lên một đống lửa lớn, tay cầm bình dầu rót lênngọn lửa, xướng lên rằng: Hãy cho! Hãy cho! Thái tử, hoàngtử cầm nhiều tài bảo, đi đến chỗ vua, tâu vua rằng:

“Cáctạp bảo này, giúp Đại vương làm tế tự.

“NàyBà-la-môn, nhà vua liền nói với thái tử và hoàng tử.

“Thôi,đủ rồi. Các ngươi như thế là đã cúng dường rồi. Tacó sẵn tài bảo riêng mình, đủ để tế tự.

“Tháitử, hoàng tử suy nghĩ: Chúng ta không nên mang các bảo vậtnày trở về. Nếu khi đức vua thiết lễ đại tự ở phươngNam, chúng ta sẽ dùng để hỗ trợ.

“NàyBà-la-môn, sau đó nhà vua ở phương thiết lễ đại tự, khiấy thái tử, hoàng tử liền đem các bảo vật ấy trợ giúpthiết lễ đại tự.

“Cũngvậy, đại thần cầm tài bảo đến, hỗ trợ vua tế tựở phương Tây. Tướng sĩ cầm tài bảo đến hỗ trợ vuatế tự ở phương Bắc.”

Phậtlại nói với Bà-la-môn:

“Nhàvua kia khi cử hành đại tự không giết bò, dê và các chúngsanh; chỉ dùng bơ, sữa, dầu mè, mật, đường đen, đườngthẻ để tế tự.”

Phậtlại nói với Bà-la-môn:

“VuaSát-lỵ kia khi cử hành đại tự, khoảng đầu hoan hỷ, khoảnggiữa hoan hỷ, khoảng cuối hoan hỷ. Đó là phép tổ chứctế tự.”

Phậtlại nói với Bà-la-môn :

“VuaSát-lỵ kia, sau khi cử hành đại tự, cạo bỏ râu tóc, mặcba pháp y, xuất gia hành đạo, tu Bốn vô lượng tâm. Khi thânhoại mạng chung, sanh lên cõi Phạm thiên.

“Phunhân của vua, sau khi cử hành đại tự, cũng cạo tóc, mặcba pháp y, xuất gia hành đạo, hành bốn phạm hạnh. Khi thânhoại mạng chung, sanh lên cõi Phạm thiên.

“Đạithần Bà-la-môn sau khi chỉ dẫn vua tế tự bốn phương, cũngtổ chức đại thí, sau đó cạo bỏ râu tóc, mặc ba phápy, xuất gia hành đạo, hành bốn phạm hạnh. Khi thân hoạimạng chung, sanh lên cõi Phạm thiên.”

Phậtlại nói với Bà-la-môn:

“Bấygiờ, nhà vua bằng ba pháp tế tự, mười sáu tư cụ tế tự,đã tổ chức thành công đại tự. Ý ông nghĩ sao?”

Cứu-la-đàn-đầunghe Phật nói, im lặng không trả lời. Lúc ấy, năm trăm Bà-la-mônhỏi Cứu-la-đàn-đầu:

“Nhữngđiều Sa-môn Cù-đàm nói thật vi diệu, sao Đại sư im lặngkhông trả lời?”

Cứu-la-đàn-đầuđáp:

“Nhữngđiều Sa-môn Cù-đàm nói thật là vi diệu. Không phải tôikhông thừa nhận. Lý do mà tôi im lặng, là vì có điều suynghĩ. Sa-môn Cù-đàm nói sự việc này, không nói là nghe từngười khác. Tôi thầm nghĩ: Há Sa-môn Cù-đàm không phảilà vua Sát-lỵ kia chăng? Hoặc giả là vị đại thần Bà-la-mônkia chăng?”

Bấygiờ Thế Tôn nói với Cứu-la-đàn-đầu:

“Lànhthay, lành thay. Ngươi quán sát Như Lai, thật sự là thích hợp.Vua Sát-lỵ cử hành đại tự lúc ấy há phải là ai khácchăng? Chớ nhận xét như thế. Người ấy chính bản thânTa vậy. Ta lúc bấy giờ đã huệ thí rất lớn.”

Cứu-la-đàn-đầubạch Phật rằng:

“Chừngấy thôi, ba loại tế tự và mười sáu tư cụ tế tự, làđược quả báo lớn, hay còn có cái gì hơn thế nữa không?”

Phậtnói: “Có”.

Hỏi:“Đó là cái gì?”

Phậtnói:

“Sovới ba tế tự và mười sáu tế cụ, nếu thường cúng dườngchúng Tăng, không để gián đoạn, công đức còn hơn nhiều.”

Lạihỏi:

“Sovới ba tế tự và mười sáu tế cụ, nếu thường cúng dườngchúng Tăng, không để gián đoạn, do thế công đức tối thắng.Nhưng còn có cái tối thắng nữa không?”

Phậtnói: “Có”.

Lạihỏi: “Đó là cái gì?”

Phậtnói:

“Nếubằng ba tế tự và mười sáu tế cụ và thường cúng dườngchúng Tăng không để gián đoạn, chẳng bằng vì Chiêu-đềtăng mà dựng tăng phòng, nhà cửa, lầu gác. Thí ấy tốithắng.”

Lạihỏi:

“Bằngba tế tự và mười sáu tế cụ và thường cúng dường chúngTăng không để gián đoạn và vì Chiêu-đề tăng mà dựngtăng phòng, nhà cửa, lầu gác; phước ấy tối thắng. Nhữngcó cái gì hơn thế chăng?”

Phậtnói: “Có”.

Lạihỏi:

“Đólà cái gì?”

Phậtnói:

“Nếubằng ba tế tự và mười sáu tế cụ và thường cúng dườngchúng Tăng không để gián đoạn và vì Chiêu-đề tăng màdựng tăng phòng, nhà cửa, lầu gác; chẳng bằng khởi tâmhoan hỷ, miệng tự phát thành lời rằng: Tôi quy y Phật, quyy Pháp, quy y Tăng. Phước này tối thắng.”

Lạihỏi:

“Chừngấy ba pháp quy y được quả báo lớn, hay còn có cái gì hơnnữa?”

Phậtnói: “Có”.

Hỏi:“Đó là cái gì?”

Phậtnói:

“Nếuvới tâm hoan hỷ thọ và hành năm giới, suốt đời khônggiết, không trộm, không tà dâm, không dối, không uống rượu;phước này tối thắng.”

Lạihỏi: “Chừng ấy ba pháp tế tự (...), cho đến năm giới,được quả báo lớn hay còn có cái gì hơn nữa?”

Phậtnói: “Có”.

Lạihỏi: “Đó là cái gì?”

Phậtnói:

“Nếucó thể bằng Từ tâm nhớ nghĩ chúng sanh bằng khoảnh khắcvắt sữa bò; phước ấy tối thắng.”

Lạihỏi: “Chừng ấy ba pháp tế tự, cho đến Từ tâm, đượcquả báo lớn, hay còn có cái gì hơn nữa?”

Phậtnói: “Có”.

Lạihỏi: “Đó là cái gì?”

Phậtnói:

“NếuNhư Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, cóngười theo Phật pháp xuất gia tu đạo, mọi đức đều hoànbị, cho đến, đầy đủ ba minh, diệt các sự tối tăm, đầyđủ tuệ minh. Vì sao? Vì không buông lung, ưa sống nơi thanhvắng; phước này tối thắng.”

Cứu-la-đàn-đầubạch Phật:

“ThưaCù-đàm! Tôi vì tế tự mà chuẩn bị bò, dê mỗi thứ nămtrăm con. Nay sẽ thả hết, mặc chúng tùy ý đi tìm cỏ, nước.Tôi nay quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, xin nhận tôi làm Ưu-bà-tắctrong chánh pháp. Từ nay về sau, cho đến hết đời, khônggiết, không trộm, không tà dâm, không dối, không uống rượu.Cúi mong Thế Tôn cùng đại chúng nhận lời mời sáng mai củatôi.”

Bấygiờ, Thế Tôn im lặng nhận lời.

Bà-la-mônthấy Phật im lặng nhận lời, liền đứng dậy lễ Phật,đi quanh ba vòng, rồi lui ra.

Trởvề nhà, ông sửa soạn đủ các loại hào soạn. Sáng hômsau, khi đến thời, Thế Tôn khoác y, cầm bát, cùng với chúngĐại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người, đi đếnnhà Bà-la-môn, ngồi trên chỗ dọn sẵn. Khi ấy Bà-la-môntự tay châm chước, cúng Phật và Tăng. Ắn xong, thâu y bát,dùng nước rửa xong, Phật đọc cho Bà-la-môn nghe một bàitụng:

Tếtự, lửa là nhất.

Đọctụng, thơ là nhất.

Loàingười, vua là nhất.

Cácsông, biển là nhất.

Cácsao, trăng là nhất.

Ánhsáng, mặt trời nhất.

Trên,dưới và bốn phương,

Phàmsanh vật hiện hữu,

ChưThiên và Người đời,

Duychỉ Phật tối thượng.

Aimuốn cầu đại phúc,

Hãycúng dường Tam bảo.

Bấygiờ Cứu-la-đàn-đầu lấy một cái ghế nhỏ ngồi trướcPhật. Thế Tôn thuyết pháp cho ông theo thứ tự, chỉ bày,khuyến khích, khiến được lợi ích, hoan hỷ. Ngài nói vềthí, về giới, về sanh thiên; nói dục là tai họa, phiềnnão là chướng ngại, xuất ly là tối thượng, phân bố, hiểnthị các hạnh thanh tịnh.

RồiThế Tôn quán sát Bà-la-môn, ý chí đã mềm dịu, ấm cáiđã vơi nhẹ, dễ được điều phục. Như thường pháp củachư Phật, Ngài giảng thuyết cho ông về Khổ thánh đế, phânbiệt hiển thị, thuyết Tập thánh đế, Tập diệt thánh đế.Cứu-la-đàn-đầu ngay trên chỗ ngồi mà xa lìa trần cấu,đắc pháp nhãn tịnh. Cũng như tấm lụa trắng rất dễ nhuộmmàu. Bà-la-môn Cứu-la-đàn-đầu cũng vậy, thấy pháp, đắcpháp, thành tựu đạo quả, quyết định an trú, tự tín khôngdo ai, đắc vô sở úy, bèn bạch Phật rằng:

“Naycon ba lần xin quy y Phật, Pháp, Thánh chúng. Nguyện Phật chấpthuận con là một Ưu-bà-tắc ở trong Chánh pháp. Từ nay vềsau, cho đến trọn đời, không giết, không trộm, không tàdâm, không dối, không uống rượu.”

Rồilại bạch Phật tiếp rằng:

“Cúimong Thế Tôn nhận lời mời của con trong bảy ngày.”

ThếTôn khi ấy im lặng nhận lời.

Trongbảy ngày ấy, Bà-la-môn tự tay châm chước, cúng Phật vàTăng. Qua bảy ngày, Thế Tôn du hành trong nhân gian.

Phậtđi chưa bao lâu, Cứu-la-đàn-đầu mắc bệnh mà mạng chung.Khi ấy, số đông Tỳ-kheo nghe tin Cứu-la-đàn-đầu sau khicúng dường Phật bảy ngày và khi Phật đi chưa lâu, ông lâmbệnh mà mạng chung. Các Tỳ-kheo này bèn nghĩ thầm rằng:“Người kia nay mạng chung, sẽ sanh về đâu?" Rồi các Tỳ-kheođi đến chỗ Phật, lễ dưới chân Phật xong, ngồi xuốngmột bên, bạch Phật rằng:

“Cứu-la-đàn-đầunay mạng chung, sẽ sanh về đâu?”

Phậtnói với các Tỳ-kheo:

“Ngườiấy tịnh tu phạm hạnh, thành tựu pháp và tùy pháp và cũngkhông bị xúc nhiễu bởi pháp, do đã đoạn trừ năm hạ phầnkết, hiện Bát-niết-bàn ở nơi kia, không trở lại cõi nàynữa.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷphụng hành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567