Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Kinh Chủng Ðức

12/03/201211:11(Xem: 6468)
22. Kinh Chủng Ðức

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNIII

22.KINH CHỦNG ĐỨC

Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại Ương-già, cùng với chúng Đại Tỳ-kheomột ngàn hai trăm năm mươi người, du hành trong nhân gian,nghỉ đêm tại thành Chiêm-bà bên bờ hồ Già-già.

Lúcấy có Bà-la-môn tên Chủng Đức sống ở Chiêm-bà. Thànhấy nhân dân đông đúc, sầm uất, sung túc. Vua Ba-tư-nặcphong thành này cho Bà-la-môn ấy làm phạm phần.

NgườiBà-la-môn này, bảy đời cha mẹ trở lại đều chân chánhkhông bị người khác khi dễ, đọc tụng thông suốt ba bộsách của dị học , có thể phân tích các thứ kinh thư; chỗsâu xa của thế điển không thứ nào không nghiền ngẫm; lạigiỏi xem tướng đại nhân, xem thời tiết tốt xấu, nghi lễtế tự. Ông có năm trăm đệ tử, dạy dỗ không bỏ phế.

Bấygiờ, trong thành Chiêm-bà các Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ,nghe tin Sa-môn Cù-đàm, con nhà họ Thích, xuất gia và thànhđạo, từ Ương-già, du hành trong nhân gian, đến thành Chiêm-bà,ở bên bờ hồ Già-già. Ngài có tiếng tăm lớn, đồn khắpthiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, đầy đủmười hiệu, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặc Ma thiên,Sa-môn, Bà-la-môn, tự thân chứng ngộ, rồi thuyết pháp chongười, lời nói khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuốiđều chân chánh, đầy đủ nghĩa và vị, phạm hạnh thanhtịnh. Bậc chân nhân như vậy nên đến viếng thăm. Nay tacũng nên đến thăm Ngài. Nói như vậy xong, bèn rủ nhau rakhỏi thành Chiêm-bà, từng đoàn lũ lượt nối nhau, muốnđến chỗ Phật.

Lúcấy, Bà-la-môn Chủng Đức đang ngồi trên đài cao, từ xatrông thấy đoàn người lũ lượt nối nhau, bèn quay hỏi ngườihầu:

“Nhữngngười ấy vì nhân duyên gì mà lũ lượt nối nhau, muốn điđâu vậy?”

Ngườihầu thưa:

“Tôinghe nói Sa-môn Cù-đàm, con nhà họ Thích, xuất gia và thànhđạo, từ Ương-già, du hành trong nhân gian, đến thành Chiêm-bà,ở bên bờ hồ Già-già. Ngài có tiếng tăm lớn, đồn khắpthiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, đầy đủmười hiệu, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặc Ma thiên,Sa-môn, Bà-la-môn, tự thân chứng ngộ, rồi thuyết pháp chongười, lời nói khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuốithảy đều chân chánh, đầy đủ nghĩa và vị, phạm hạnhthanh tịnh. Các Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ trong thành Chiêm-bànày tụ họp, nối nhau để đến thăm viếng Sa-môn Cù-đàmvậy.”

RồiBà-la-môn Chủng Đức liền ra lệnh cho người hầu rằng:

“Ngươihãy nhanh chóng mang lời ta đến với các người ấy rằng:Các ngươi hãy dừng lại một lát, hãy đợi ta đến, rồicùng đi đến chỗ Cù-đàm kia.”

Ngườihầu tức thì mang lời của Chủng Đức đến nói với cácngười ấy rằng: “Các người hãy dừng lại một lát, hãyđợi ta đến, rồi cùng đi đến chỗ Cù-đàm kia.”

Lúcấy, mọi người trả lời rằng:

“Ngươihãy nhanh chóng trở về thưa với Bà-la-môn rằng, nay thậtlà phải thời, nên cùng nhau đi.”

Ngườihầu trở về thưa:

“Nhữngngười ấy đã dừng rồi. Họ nói: nay thật là phải thời,nên cùng nhau đi.”

Bà-la-mônliền xuống đài, đến đứng cửa giữa.

Bấygiờ có năm trăm Bà-la-môn khác, có chút duyên sự, trướcđó đã tụ tập dưới cửa. Thấy Bà-la-môn Chủng Đức đến,thảy đều đứng dậy nghinh đón, hỏi rằng:

“ĐạiBà-la-môn, ngài muốn đi đâu đây?”

ChủngĐức đáp:

“CóSa-môn Cù-đàm, con nhà họ Thích, xuất gia và thành đạo,từ Ương-già, du hành trong nhân gian, đến thành Chiêm-bà,ở bên bờ hồ Già-già. Ngài có tiếng tăm lớn, đồn khắpthiên hạ, là Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, đầy đủmười hiệu, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặc Ma thiên,Sa-môn, Bà-la-môn, tự thân chứng ngộ, rồi thuyết pháp chongười, lời nói khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuốithảy đều chân chánh, đầy đủ nghĩa và vị, phạm hạnhthanh tịnh. Bậc Chân nhân như vậy nên đến viếng thăm. Nayta muốn đến thăm Ngài.”

Nămtrăm người Bà-la-môn liền thưa với Chủng Đức:

“Ngàichớ đi thăm. Vì sao? Kia nên đến đây chứ đây không nênđến kia. Nay Đại Bà-la-môn, bảy đời cha mẹ đều chânchánh không bị gièm pha. Nếu đã có đủ điều kiện nhưvậy. Thì kia nên đến đây, chớ đây không nên đến kia.Lại nữa, Đại Bà-la-môn tụng đọc thông suốt ba bộ sáchdị học, có thể phân tích các loại kinh thư, những chỗsâu xa của thế điển, không chỗ nào không nghiền ngẫm.Lại giỏi xem tướng đại nhân, xem tướng tốt xấu, nghilễ tế tự. Đã thành tựu những pháp ấy, thì kia nên đếnđây, chứ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn dung mạo đoan chánh, có sắc tướng củaPhạm thiên. Đã thành tựu pháp ấy thì kia nên đến đâychớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn có giới đức tăng thượng, trí tuệthành tựu. Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nên đến đây,chớ đây không nên đến kia”.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn có lời nói nhu hòa, biện tài đầy đủ,nghĩa và vị thanh tịnh. Đã có đủ pháp ấy, thì kia nênđến đây, chớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn là đại tôn sư, có đông đệ tử. Đãcó đủ pháp ấy, thì kia nên đến đây, chớ đây không nênđến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn thường dạy dỗ năm trăm Bà-la-môn.Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nên đến đây, chớ đây khôngnên đến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn có học giả bốn phương đến xin thọgiáo, được hỏi các kỹ thuật, các pháp tế tự, thảy đềutrả lời được cả. Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nênđến đây, chớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn được vua Ba-tư-nặc và vua Bình-sa cungkính cúng dường. Đã thành tựu pháp thì kia nên đến đây,chớ đây không nên đến kia.

“Lạinữa, Đại Bà-la-môn trí tuệ sáng suốt, nói năng thông lợi,không hề khiếp nhược. Đã thành tựu pháp ấy, thì kia nênđến đây, chớ đây không nên đến kia.”

ChủngĐức nói với các Bà-la-môn:

“Đúngvậy, đúng vậy. Đúng như điều các ông nói. Tôi có đủcác đức ấy, chớ không phải không có. Nhưng các ông hãynghe tôi nói. Sa-môn Cù-đàm có công đức mà chúng ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây. Sa-môn Cù-đàm từ bảy đờitrở lại cha mẹ đều chân chánh không bị gièm pha. Kia đãthành tựu pháp này, chúng ta nên đến kia, chớ kia không nênđến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm có dung mạo đoan chánh, xuất thân từgiai cấp Sát-lỵ. Đã thành tựu pháp này, chúng ta nên đếnkia chớó kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm sanh chỗ tôn quý, nhưng đã xuất gia hànhđạo. Thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia không nênđến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm sắc sáng đầy đủ, chủng tánh chânchánh, nhưng đã xuất gia tu đạo. Đã thành tựu pháp này,thì ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm sanh vào gia đình giàu có, có uy lực lớn,nhưng đã xuất gia hành đạo. Đãnh thành tựu pháp này, tanên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm có đủ giới Hiền thánh, thành tựu trítuệ. Đã thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khéo léo nơi ngôn ngữ, dịu dàng hòanhã. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm là Bậc Đạo Sư của đại chúng, cóđông đệ tử. Đã thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớkia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm vĩnh viễn diệt trừ dục ái, không cósơ suất thô tháo, ưu tư và sợ hãi đã trừ, lông tóc khôngdựng đứng, hoan hỷ, hòa vui; được mọi người thì khenngợi, khéo nói quả báo của hành vi, không chê bai đạo khác.Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm thường được vua Ba-tư-nặc và vua Bình-salễ kính cúng dường. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đếnkia, chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm được Bà-la-môn Phất-già-la-sa-la lễkính cúng dường; cũng được Bà-la-môn Phạm, Bà-la-môn Đa-lợi-già,Bà-la-môn Cứ Xỉ, Thủ-ca-ma-nạp Đô-da Tử thăm gặp cúngdường. Đã thành tựu pháp ấy, thì ta nên đến kia chớ kiakhông nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm được Thanh văn đệ tử sùng phụng,lễ kính cúng dường; cũng được chư Thiên và các chúng quỷthần khác cung kính. Các dòng họ Thích-ca, Câu-lỵ, Minh-ninh,Bạt-kỳ, Mạt-la, Tô-ma, thảy đều phụng thừa. Đã thànhtựu pháp này, ta nên đến kia chớ kia không nên đến ta.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm truyền trao cho vua Ba-tư-nặc và vua Bình-saba quy và năm giới. Đã thành tựu pháp này, ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm truyền trao ba quy năm giới cho Bà-la-mônPhất-già-la-sa-la v.v... Đã thành tựu pháp này, ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, đệ tử của Sa-môn Cù-đàm thọ ba quy năm giới; chưThiên, dòng họ Thích, Câu-lỵ v.v..., thảy đều thọ ba quynăm giới. Đã thành tựu pháp này, ta nên đến kia chớ kiakhông nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khi du hành được hết thảy mọi ngườicung kính cúng dường. Đã thành tựu pháp này, ta nên đếnkia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, những thành quách, tụ lạc mà Sa-môn Cù-đàm đã đến,đều được mọi người cúng dường. Đã thành tựu phápnày, ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, những nơi Sa-môn Cù-đàm đi đến, các loài phi nhân,quỷ thần không dám xúc nhiễu. Đã thành tựu pháp này,ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, những nơi Sa-môn Cù-đàm đi đến, nhân dân ở đó đềuthấy ánh sáng, nghe âm nhạc trời. Đã thành tựu pháp nàythì ta nên đến kia chớ kia không nên đến ta.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khi muốn rời khỏi chỗ đã đến. Mọingười đều luyến mộ, khóc lóc mà tiễn đưa. Đã thànhtựu pháp này thì ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Sa-mônCù-đàm khi mới xuất gia, cha mẹ khóc lóc, thương nhớ tiếcnuối. Đã thành tựu pháp này thì ta nên đến kia chớ kiakhông nên đến ta.

“Sa-mônCù-đàm xuất gia khi còn trai trẻ, dẹp bỏ các thứ trang sức,voi, ngựa, xe báu, ngũ dục, anh lạc. Đã thành tựu pháp này,thì ta nên đến kia chớ kia không nên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm khước từ ngôi vị Chuyển luân vương,xuất gia hành đạo. Nếu Ngài tại gia, sẽ trị vì bốn thiênhạ, thống lãnh dân vật, thì chúng ta đều là thần thuộc.Đã thành tựu pháp ấy, thì ta nên đến kia chớ kia khôngnên đến đây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm hiểu rõ Phạm pháp, có thể nói cho ngườikhác và cũng nói chuyện trao đổi với Phạm thiên. Đã thànhtựu pháp ấy, thì ta nên đến kia chớ kia không nên đếnđây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm đầy đủ cả ba hai32 tướng. Đã thànhtựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kia không nên đếnđây.

“Lạinữa, Sa-môn Cù-đàm có trí tuệ thông suốt, không có khiếpnhược. Đã thành tựu pháp này, thì ta nên đến kia chớ kiakhông nên đến đây.

“Cù-đàmkia nay đến thành Chiêm-bà này, ở bên bờ hồ Già-già, đốivới ta là tôn quý, vả lại là khách. Ta nên thân hành đếnthăm viếng.”

Nămtrăm Bà-la-môn khi ấy thưa với Chủng Đức rằng:

“Kỳdiệu thay, hy hữu thay, công đức của vị kia đến như vậychăng? Trong các đức, vị kia chỉ cần có một đức là đãkhông nên đến đây rồi, huống hồ nay gồm đủ cả. Vậyta hãy kéo hết đi thăm hỏi”..”

ChủngĐức đáp:

“Ngươimuốn đi thì nên biết thời.”

RồiChủng Đức cho thắng cỗ xe báu, cùng với năm trăm Bà-la-mônvà các trưởng giả trong thành Chiêm-bà trước sau vây quanh,đi đến hồ Già-già. Cách hồ không xa, ông thầm nghĩ rằng:Giả sử ta hỏi Cù-đàm, mà hoặc giả không vừa ý Ngài,thì vị Sa-môn ấy sẽ chê trách ta, bảo rằng: Nên hỏi nhưvầy. Không nên hỏi như vầy. Mọi người mà nghe được,cho rằng ta vô trí, sẽ tổn hại cho thanh danh của ta. Giảsử Sa-môn Cù-đàm hỏi ta về nghĩa, mà ta đáp hoặc khôngvừa ý Ngài, vị Sa-môn ấy sẽ khiển trách ta, bảo rằng:Nên trả lời như vầy. Không nên trả lời như vầy. Mọingười mà nghe được, cho rằng ta vô trí, sẽ tổn hại chothanh danh của ta. Giả sử ở đây ta im lặng rồi trở về,mọi người sẽ nói: Ông này chẳng biết gì. Cuối cùng, khôngthể đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Thế thì cũng tổn hại thanhdanh của ta. Nếu Sa-môn Cù-đàm hỏi ta về pháp của Bà-la-môn,ta sẽ trả lời Cù-đàm đầy đủ, hợp ý Ngài.”

Khiấy, Chủng Đức ở bên bờ hồ suy nghĩ như vậy rồi, liềnxuống xe đi bộ dẫn đầu đến chỗ Thế Tôn, chào hỏi xong,ngồi sang một bên. Bấy giờ các Bà-la-môn, trưởng giả,cư sĩ thành Chiêm-bà, có người lễ Phật xong rồi ngồi;có người chào hỏi xong rồi ngồi; hoặc có người xưng tênrồi ngồi; hoặc có người chắp tay hướng về Phật rồingồi; hoặc có người im lặng mà ngồi xuống. Khi mọi ngườiđã ngồi yên, Phật biết ý nghĩ trong lòng của Chủng Đức,bèn bảo rằng:

“Điềumà ông suy nghĩ, hãy theo ước nguyện của ông.”

RồiPhật hỏi Chủng Đức:

“Bà-la-môncủa ông có mấy pháp để thành tựu?”

Bấygiờ Chủng Đức nghĩ thầm rằng:

“Kỳdiệu thay, hy hữu thay, Sa-môn Cù-đàm có đại thần lực mớithấy được tâm của người, đúng theo ý nghĩ của ta màhỏi.”

Bà-la-mônChủng Đức bèn ngồi thẳng người lên, nhìn bốn phía đạichúng, tươi cười hớn hở, rồi mới trả lời Phật rằng:

“Bà-la-môncủa tôi có năm pháp để thành tựu, lời nói mới chí thành,không có hư dối. Những gì là năm?

“1.Bà-la-môn có bảy đời cha mẹ chân chánh không bị ngườigièm pha.

“2.Đọc tụng thông lợi ba bộ dị học, có thể phân tích cácthứ kinh thư, những chỗ u vi của thế điển, không chỗ nàokhông tổng luyện, lại có thể giỏi phép xem tướng đạinhân, xét rõ cát hung, nghi lễ tế tự.

“3.Dung mạo đoan chánh.

“4.Trì giới đầy đủ.

“5.Trí tuệ thông suốt. Đó là năm. Thưa Cù-đàm, Bà-la-môn thànhtựu năm pháp này, thì lời nói chí thành, không cóco hư hưdối.”

Phậtnói:

“Lànhthay, Chủng Đức, có Bà-la-môn nào, trong năm pháp, bỏ một,thành tựu bốn, mà lời nói chí thành, không có hư dối chăng?”

ChủngĐức bạch Phật:

“Có.Vì sao? Thưa Cù-đàm, cần gì dòng họ?? Nếu Bà-la-môn đọctụng thông suốt ba bộ dị học, phân tích các loại kinh thư,những chỗ u vi của thế điển, không đâu là không tổngluyện, lại giỏi phép xem tướng đại nhân, xét rõ cát hung,tế tự nghi lễ, dung mạo đoan chánh, trì giới đầy đủ,trí tuệ thông suốt; có bốn pháp thì lời nói thành thật,không có hư dối.”

Phậtnói với Chủng Đức:

“Lànhthay, lành thay, nếu trong bốn pháp này, bỏ một, thành tựuba, mà lời nói vẫn thành thật, không có hư dối, vẫn đượcgọi là Bà-la-môn chăng?”

ChủngĐức trả lời:

“Có.Cần gì dòng dõi. Cần gì đọc tụng. Nếu Bà-la-môn có dungmạo đoan chánh, trì giới đầy đủ, trí tuệ thông suốt;thành tựu ba pháp này, thì lời nói chân thành, không có hưdối; được gọi là Bà-la-môn.”

Phậtnói:

“Lànhthay, lành thay. Thế nào, nếu trong ba pháp, bỏ một pháp, thànhhai, mà kia lời nói vẫn chí thành, không có hư dối; đượcggọi là Bà-la-môn chăng?”

Đáp:“Có. Cần gì dòng dõi, đọc tụng và đoan chánh?”

Lúcbấy giờ năm trăm Bà-la-môn ai nấy đều lớn tiếng, nóivới Bà-la-môn Chủng Đức:

“Saolại chê bỏ dòng dõi, đọc tụng và đoan chánh, cho là khôngcần?”

ThếTôn nói với năm trăm Bà-la-môn rằng:

“NếuBà-la-môn Chủng Đức có dung mạo xấu xí, không có dòng dõi,đọc tụng không thông suốt, không có biện tài, trí tuệ,khéo trả lời, không đủ khả năng nói chuyện với Ta, thìcác ngươi nên nói. Nếu Bà-la-môn Chủng Đức có dung mạođoan chánh, chủng tánh đầy đủ, đọc tụng thông suốt,trí tuệ biện tài, giỏi vấn đáp, đủ khả năng cùng Taluận nghị, thì các ngươi hãy im lặng, nghe người này nói.í”.

Bấygiờ, Bà-la-môn Chủng Đức bạch Phật:

“XinCù-đàm tạm ngừng giây lát. Tôi sẽ tự mình dùng pháp đikhuyên bảo những người này.”

ChủngĐức ngay sau đó nói với năm trăm Bà-la-môn:

“Ương-giàMa-nạp nay đang ở trong chúng này. Đó là cháu của ta. Cácngươi có thấy không? Nay các đại chúng cùng tụ hội hếtở đây. Duy trừ Cù-đàm có dung mạo đoan chánh, kỳ dư cóai bằng Ma-nạp này? Nhưng nếu Ma-nạp này sát sanh, trộm cướp,dâm dật, vô lễ, dối trá, lừa gạt, lấy lửa đốt người,chận đường làm chuyện ác. Này các Bà-la-môn, nếu Ương-giàMa-nạp này làm đủ chuyện ác, thế thì đọc tụng, đoanchánh, để làm gì?”

Nămtrăm Bà-la-môn lúc ấy im lặng không trả lời. Chủng Đứcbạch Phật:

“Nếutrì giới đầy đủ, trí tuệ thông suốt, thế thì lời nóichí thành, không hư dối, được gọi là Bà-la-môn.”

Phậtnói:

“Lànhthay, lành thay, thế nào, Chủng Đức, trong hai pháp nếu bỏmột mà thành tựu một, thì lời nói vẫn thành thật, khôngcó hư dối, được gọi là Bà-la-môn chăng?”

Đáp:

“Khôngthể được. Vì sao? Giới tức trí tuệ. Trí tuệ tức giới.Có giới, có trí, sau đó lời nói mới thành thật, không cóhư dối, tôi gọi là Bà-la-môn.”

Phậtnói:

“Lànhthay, lành thay, đúng như ông nói. Có giới thì có tuệ. Cótuệ thì có giới. Giới làm thanh tịnh tuệ. Tuệ làm thanhtịnh giới. Chủng Đức, như người rửa tay, tay trái và tayphải cần cho nhau. Tay trái rửa sạch tay phải, tay phải rửasạch tay trái. Cũng vậy, có tuệ thì có giới. Có giới thìcó tuệ. Giới làm sạch tuệ. Tuệ làm sạch giới. Bà-la-môn,ai đầy đủ giới và tuệ, ta gọi người đó là Tỳ-kheo.“”

Bấygiờ, Chủng Đức bạch Phật:

“Thếnào là giới?”

Phậtnói:

“Hãylắng nghe, hãy lắng nghe. Hãy suy ngẫm kỹ. Ta sẽ phân biệttừng điều một cho ông nghe.”

Đáprằng: “Kính vâng. Vui lòng muốn nghe”.

Bấygiờ, Phật nói với Chủng Đức:

“NếuNhư Lai xuất hiện ở đời, là vị Ứng Cúng, Chánh BiếnTri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, ởgiữa chư Thiên, Người đời, Sa-môn, Bà-la-môn, mà tự thânchứng ngộ, rồi giảng thuyết cho người; lơlòi nói khoảngđầu, khoảng giữa và khoảng cuối thảy đều chân chánh,đầy đủ nghĩa và vị, phạm hạnh thanh tịnh. Nếu có trưởnggiả, hay con trai trưởng giả, sau khi nghe pháp này, tín tâmthanh tịnh. Do tín tâm thanh tịnh, người ấy suy xét như vầy:Tại gia thật khó, ví như gông cùm; muốn tu hành phạm hạnhmà không thể tự tại. Ta nay hãy cạo bỏ râu tóc, mặc bapháp y, xuất gia tu đạo. Người ấy, sau đó, từ bỏ gia đình,bỏ sản nghiệp, từ giã thân tộc, mặc ba pháp y, dẹp cáctrang sức, đọc tụng tỳ-ni, đầy đủ giới luật, từ bỏkhông sát sanh,..., cho đến, tâm pháp Tứ thiền, đạt đượcan lạc ngay trong hiện tại. Vì sao? Ấy là do tinh tấn, chuyênniệm không quên, ưa sống một mình chỗ thanh vắng mà đượcvậy. Bà-la-môn, đó gọi là giới.”

Lạihỏi:

“Saogọi là tuệ?”

“Phậtnói:

“NếuTỳ-kheo, bằng tam-muội tâm, thanh tịnh không cấu uế, mềmmại, dễ điều phục, an trú trạng thái bất động,...., chođến, chứng đắc ba minh, trừ khử vô minh, phát sanh trí tuệ,diệt trừ tối tăm, sanh ánh sáng đại pháp, xuất trí tuệlậu tận. Vì sao? Ầy là do tinh cần, chuyên niệm không quên,ưa sống một mình nơi thanh vắng mà được vậy. Bà-la-môn,đó là đầy đủ trí tuệ.”

Khiấy, Chủng Đức liền bạch Phật rằng:

“Naycon quy y Phật, Pháp, Thánh chúng. Cúi mong Thế Tôn nhận conlàm Ưu-bà-tắc trong Chánh pháp. Từ nay về sau, suốt đờikhông giết, không trộm, không tà dâm, không dối, không uốngrượu.”

Bấygiờ, Chủng Đức Bà-la-môn sau khi nghe những điều Phật dạy,hoan hỷ phụng hành.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567