Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần I

12/03/201211:11(Xem: 8060)
Phần I

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNI

1.KINH ĐẠI BẢN

Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật ở động Hoa lâm vườn cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ,cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo sau khi khất thực, tụ họp ở Hoa lâm đường,cùng nhau bàn luận rằng:

“CácHiền giả Tỳ-kheo, duy chỉ Đấng Vô Thượng Tôn, rất kỳdiệu, oai lực lớn lao, thần thông viễn đạt, mới biếtrõ quá khứ vô số Đức Phật nhập Niết-bàn, dứt sạchcác kết sử, tiêu diệt các hý luận và cũng biết rõ kiếpsố các Đức Phật ấy dài hay ngắn, cho đến danh hiệu, dònghọ thác sinh, sự ăn uống, thọ mạng dài ngắn, cảm thọlạc và cảm thọ khổ như thế nào ; lại biết rõ các ĐứcPhật ấy có giới như vậy, có pháp như vậy, có trí tuệnhư vậy, có giải thoát như vậy, an trụ như vậy. Thế nào,này chư Hiền? Đó là do Đức Như Lai thông rõ các pháp tínhmà biết được hay do chư Thiên kể lại?”

Bấygiờ, Ðức Thế Tôn đang ở chỗ thanh vắng, bằng thiên nhĩthanh tịnh, nghe rõ các Tỳ-kheo luận bàn như thế, bèn từchỗ ngồi đứng dậy, đi đến Hoa lâm đường, ngồi vàochỗ ngồi dọn sẵn. Bấy giờ, Ðức Thế Tôn tuy đã biếtnhưng vẫn hỏi:

“Nàychư Tỳ-kheo, các ngươi tụ tập nơi đây bàn luận chuyệngì?”

CácTỳ-kheo bèn đem hết mọi việc bạch lại với Phật. Rồithì, Ðức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Lànhthay, lành thay! Các ngươi đã với tâm chánh tín xuất gia họcđạo, nên làm hai việc: một là nói năng theo pháp Hiền thánh,hai là im lặng theo pháp Hiền thánh. Những điều các ngươiluận bàn phải nên như thế. Như Lai thần thông oai lực lớnlao, biết khắp mọi việc từ vô số kiếp quá khứ, như thếlà do thông rõ các pháp tính, đồng thời cũng do chư Thiênnói lại.”

Bấygiờ Phật nói bài tụng:

Tỳ-kheohọp pháp đường
Giảngluận pháp Hiền thánh.
NhưLai từ am vắng
Ngherõ bằng thiên nhĩ.
Mặttrời Phật rọi khắp,
Phântích nghĩa pháp giới.
Cũngbiết việc quá khứ,
ChưPhật Bát-niết-bàn,
Tên,dòng họ, chủng tộc.
Cũngbiết thọ sanh phần.
Vịấy ở nơi nào,
Ghinhận bằng tịnh nhãn.
ChưThiên uy lực lớn,
Dungmạo rất đoan nghiêm,
Cũngđến bẩm báo Ta
ChưPhật Bát-niết-bàn,
Chỗsinh, tên, chủng tộc
Ấmthanh vi diệu tỏ.
ĐấngChí Tôn trong đời
Biếtrõ Phật quá khứ.

Phậtlại bảo các Tỳ-kheo:

“Nàycác Tỳ-kheo! Các ngươi có muốn Như Lai, bằng trí túc mạngbiết nhân duyên của chư Phật quá khứ, nói cho nghe chăng?”

CácTỳ-kheo liền bạch Phật:

“BạchThế Tôn, nay chính là lúc. Chúng con muốn nghe. Lành thay, ThếTôn, lúc này thích hợp để giảng thuyết. Chúng con phụnghành”.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Hãylắng nghe, hãy suy gẫm kỹ. Ta sẽ phân biệt giải thuyếtcho các ngươi nghe”.”

Lúcbấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe.

Phậtnói:

“Nàycác Tỳ-kheo! Quá khứ cách đây chín mươi mốt kiếp có ĐứcPhật hiệu là Tỳ-bà-thi , Như Lai, Chí Chân, xuất hiện ởthế gian.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, trong quá khứ cách đây ba mươi mốt kiếp cóĐức Phật hiệu là Thi-khí, Như Lai, Chí Chân, xuất hiệnở thế gian.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, cũng trong ba mươi mốt kiếp đó có Đức Phậthiệu là Tỳ-xá-bà Như Lai, Chí Chân, xuất hiện ở thế gian.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, trong hiền kiếp này có Phật hiệu là Câu-lưu-tôn,Câu-na-hàm, Ca-diếp. Ta nay cũng ở trong hiền kiếp này màthành Tối chánh giác.”

Bấygiờ, Phật nói bài tụng:
Quachín mươi mốt kiếp
CóPhật Tỳ-bà-thi.
Bamươi mốt kiếp kế
CóPhật hiệu Thi-khí.
Cũngở trong kiếp này,
Xuấthiện Phật Tỳ-xá.
Naytrong Hiền kiếp này,
Vôsố na-duy tuổi,
Cóbốn Đại Tiên Nhân,
Xuấthiện vì thương đời:
Câu-lưu-tôn,Na-hàm,
Ca-diếp,Thích-ca Văn.

“Cácngươi nên biết, thời Đức Phật Tỳ-bà-thi, nhân loại sốngđến tám vạn tuổi; thời Đức Phật Thi-khí, nhân loại sốngđến bảy vạn tuổi; thời Đức Phật Tỳ-xá-bà, nhân loạisống đến sáu vạn tuổi; thời Đức Phật Câu-lưu-tôn, nhânloại sống đến bốn vạn tuổi; thời Đức Phật Câu-na-hàm,nhân loại sống đến ba vạn tuổi; thời Đức Phật Ca-diếp,nhân loại sống đến hai vạn tuổi và nay Ta ra đời, nhânloại sống đến một trăm tuổi, tăng thì ít mà giảm thìnhiều.”

RồiPhật nói bài tụng:

Ngườithời Tỳ-bà-thi,
Thọtám vạn bốn ngàn,
Ngườithời Phật Thi-khí
Thọmạng bảy vạn tuổi.
Ngườithời Tỳ-xá-bà
Thọmạng sáu vạn tuổi.
Ngườithời Câu-lưu-tôn
Thọmạng bốn vạn tuổi.
Ngườithời Câu-na-hàm
Thọmạng ba vạn tuổi.
Ngườithời Phật Ca-diếp
Thọmạng hai vạn tuổi.
Ngườithời Ta hiện nay
Tuổithọ không quá trăm.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi sinh về dòng Sát-lỵ, họ Câu-lỵ-nhã . PhậtThi-khí và Phật Tỳ-xá-bà, dòng họ cũng vậy. Phật Câu-lưu-tônsinh về dòng Bà-la-môn họ Ca-diếp. Phật Câu-na-hàm, PhậtCa-diếp, dòng họ cũng vậy. Còn nay Ta, Như Lai, Chí Chân thìsinh về dòng Sát-lỵ, họ Cù-đàm".
Phậtlại nói bài tụng:

Tỳ-bà-thiNhư Lai,
Thi-khí,Tỳ-xá-bà,
Bavị Đẳng Chánh Giác,
Sinhhọ Câu-lỵ-nhã.
BaĐức Như Lai kia,
Sinhvào họ Ca-diếp
Tanay, Bậc Vô Thượng,
Dẫndắt các chúng sanh,
Bậcnhất trong trời người,
HọCù-đàm dũng mãnh.
BaĐấng Chánh Giác đầu,
Sinhvào dòng Sát-lỵ.
BaĐức Như Lai sau
Thuộcdòng Bà-la-môn.
Tanay Đấng Tối Tôn,
DòngSát-lỵ dũng mãnh.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi ngồi dưới cây Ba-ba-la chứng thành Bậc TốiChánh Giác. Phật Thi-khí ngồi dưới cây Phân-đà-lỵ, thànhBậc Tối Chánh Giác. Phật Tỳ-xá-bà ngồi dưới cây Sa-lathành Bậc Tối Chánh Giác. Phật Câu-lưu-tôn ngồi dưới câyThi-lỵ-sa thành Bậc Chánh Giác. Phật Câu-na-hàm ngồi dướicây Ô-tạm-bà-la thành Bậc Chánh Giác. Phật Ca-diếp ngồidưới cây Ni-câu-luật thành Bậc Chánh Giác.

Tanay, Như Lai, Chí Chân, ngồi dưới cây Bát-đa thành Bậc ChánhGiác”.”

RồiPhật nói bài tụng:

Tỳ-bà-thiNhư Lai
Điđến cây Ba-la
Vàngay tại chỗ ấy
Đắcthành Tối chánh giác.
Thànhđạo, dứt nguồn hữu.
Tỳ-xá-bàNhư Lai
Ngồidưới gốc Sa-la
Đắcgiải thoát tri kiến.
Thầntúc không trở ngại,
Câu-lưu-tônNhư Lai
Ngồigốc Thi-lỵ-sa
Vônhiễm, vô sở trước.
Câu-na-hàmMâu-ni
Ngồidưới gốc Ô-tạm
Vàngay tại chỗ ấy
Diệtcác tham, ưu não.
ĐứcCa-diếp Như Lai
Ngồidưới Ni-câu-luật
Vàngay tại chỗ ấy
Trừdiệt gốc rễ hữu.
Tanay, Thích-ca Văn
Ngồidưới cây Bát-đa
ĐấngNhư Lai, mười lực,
Đoạndiệt các kết sử,
Hàngphục đám ma oán,
Diễnánh sáng giữa chúng.
BảyPhật, sức tinh tấn,
Phóngquang, diệt tăm tối;
Mỗimỗi ngồi gốc cây,
Ởđó thành Chánh giác.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi có ba hội thuyết pháp: hội đầu có mườisáu vạn tám ngàn đệ tử; hội hai có mười vạn đệ tử;hội ba có tám vạn đệ tử. Phật Thi-khí cũng có ba hộithuyết pháp: hội đầu có mười vạn đệ tử; hội thứhai có tám vạn đệ tử; hội thứ ba có bảy vạn đệ tử.Phật Tỳ-xá-bà có hai hội thuyết pháp: hội đầu có bảyvạn đệ tử; hội thứ hai có sáu vạn đệ tử. Đức Câu-lưu-tônNhư Lai, một hội thuyết pháp, đệ tử bốn vạn người.Đức Câu-na-hàm Như Lai, một hội thuyết pháp, đệ tử bavạn người. Đức Ca-diếp Như Lai, một hội thuyết pháp,đệ tử hai vạn người. Ta nay một hội thuyết pháp, đệtử một ngàn hai trăm năm mươi người”.”

Bấygiờ Phật nói bài tụng rằng:

Tỳ-bà-thitên Quán,
Trítuệ không thể lường,
Thấykhắp, không sợ hãi,
Bahội chúng đệ tử.
Thi-khí,sáng, bất động,
Diệttrừ các kiết sử,
Vôlượng đại oai đức,
Khôngthể trắc lượng được,
Ngàicũng có ba hội,
Tụhội các đệ tử.
Tỳ-xá-bàđoạn kết,
ĐấngĐại Tiên tụ hội,
Tiếngtăm khắp các phương,
Phápmầu được tán thán;
Chúngđệ tử hai hội,
Diễnrộng nghĩa thâm áo.
Câu-lưu-tônmột hội,
Thươngxót trị các khổ,
ĐạoSư dạy chúng sanh,
Chúngđệ tử một hội.
Câu-na-hàmNhư Lai,
BậcVô Thượng cũng vậy,
Thânsắc vàng ròng tía,
Dungmạo thảy toàn hảo,
Chúngđệ tử một hội,
Rộngdiễn pháp nhiệm mầu.
Ca-diếp,mỗi sợi lông,
Nhấttâm không loạn tưởng,
Mộtlời không phiền trọng,
Chúngđệ tử một hội.
NăngNhân Ý Tịch Diệt,
Ta,Sa-môn họ Thích,
ChíTôn, Trời trên Trời,
Cómột hội đệ tử;
Hộiấy, Ta hiện nghĩa,
Quảngdiễn giáo thanh tịnh.
Trongtâm thường hoan hỷ,
Lậutận, không tái sinh,
Tỳ-bà,Thi-khí, ba;
PhậtTỳ-xá-bà, hai;
BốnPhật mỗi vị một
HộiTiên nhân diễn thuyết.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi có hai đệ tử là Khiên-trà và Đề-xá. ĐứcPhật Thi-khí có hai đệ tử là A-tỳ-phù và Tam-bà-bà. PhậtTỳ-xá-bà có hai đệ tử là Phò-du và Uất-đa-ma. Phật Câu-lưu-tôncó hai đệ tử là Tát-ni và Tỳ-lâu . Đức Phật Câu-na-hàmcó hai đệ tử là Thư-bàn-na và Uất -đa-lâu. Đức PhậtCa-diếp có hai đệ tử là Đề-xá và Bà-la-bà. Còn nay Tacó hai đệ tử là Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên.”

Bấygiờ, Phật nói bài tụng:

Khiên-tràvà Đề-xá
Đệtử Tỳ-bà-thi.
A-tỳ-phù,Tam-bà,
Đệtử Phật Thi-khí.
Phò-du,Uất-đa-ma,
Bậcnhất hàng đệ tử.
Cảhai hàng ma oán,
Đệtử Tỳ-xá-bà.
Tát-nivà Tỳ-lâu,
Đệtử Câu-lưu-tôn.
Thư-bàn,Uất-đa-lâu,
Đệtử Câu-na-hàm.
Đề-xá,Bà-la-bà,
Đệtử Phật Ca-diếp.
Xá-lợi-phất,Mục-liên,
Bậcnhất đệ tử Ta.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi có vị đệ tử chấp sự là Vô Ưu ; PhậtThi-khí có vị đệ tử chấp sự là Nhẫn Hành ; Phật Tỳ-xá-bàcó vị đệ tử chấp sự là Tịch Diệt ; Phật Câu-lưu-tôncó vị đệ tử chấp sự là Thiện Giác; Phật Câu-na-hàmcó vị đệ tử chấp sự là An Hòa ; Phật Ca-diếp có vịđệ tử chấp sự là Thiện Hữu ; còn Ta có vị đệ tửchấp sự là A-nan “.”

VôƯu và Nhẫn Hành,
TịchDiệt và Thiện Giác,
AnHòa và Thiện Hữu
Thứbảy là A-nan.
Ầylà thị giả Phật
Đầyđủ các nghĩa thú;
Ngàyđêm không buông lung.
BảyThánh đệ tử ấy
Hầutả hữu bảy Phật
Hoanhỷ và cúng dường,
Tịchnhiên vào diệt độ.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi có con tên Phương Ưng. Phật Thi-khí có contên Vô Lượng. Tỳ-xá-bà có con tên Diệu Giác. Câu-lưu-tôncó con tên Thượng Thắng. Câu-na-hàm có con tên Đạo Sư. Ca-diếpcó con tên Tập Quân. Ta nay có con tên là La-hầu-la “.”

Phậtlại nói bài tụng:

PhươngƯng và Vô Lượng,
DiệuGiác và Thượng Thắng,
ĐạoSư và Tập Quân,
Thứbảy La-hầu-la.
Cáccon hào quý ấy
Nốidõi hạt giống Phật;
YêuPháp, ưa bố thí,
TrongThánh pháp, vô úy.

“ĐứcPhật Tỳ-bà-thi có cha tên Bàn-đầu, dòng vua Sát-lỵ; mẹtên Bàn-đầu-bà-đề. Quốc thành của vua trị tên là Bàn-đầu-bà-đề“.”

Phậtbèn nói bài tụng:

BiếnNhãn, cha Bàn-đầu,
MẹBàn-đầu-bà-đề.
ThànhBàn-đầu-bà-đề,
Phậtthuyết pháp trong đó.

“ĐứcPhật Thi-khí có cha tên Minh Tướng, dòng vua Sát-lỵ; mẹ tênQuang Diệu; quốc thành vua cai trị tên là Quang tướng “.”

Phậtlại nói tụng:

Thi-khí,cha Minh Tướng,
Mẹtên gọi Quang Diệu;
Ởtrong thành Quang tướng,
Uyđức dẹp ngoại địch.

“ĐứcPhật Tỳ-xá-bà có cha tên Thiện Đăng, dòng vua Sát-lỵ; mẹtên Xưng Giới, quốc thành vua cai trị tên Vô dụ “.”

Phậtnói tụng:

ChaPhật Tỳ-xá-bà,
VuaSát-lỵ Thiện Đăng;
Mẹtên gọi Xưng Giới;
Quốcthành tên Vô dụ.

“ĐứcPhật Câu-lưu-tôn có cha tên Tự Đắc, dòng Bà-la-môn; mẹtên Thiện Chi; vua tên An Hòa và quốc thành cũng theo đó màcó tên là An hòa”.”

Bà-la-mônTự Đắc,
Mẹtên gọi Thiện Chi.
Vuatên là An Hòa,
Caitrị thành An hòa.

“ĐứcPhật Câu-na-hàm có cha tên Đại Đức, dòng Bà-la-môn; mẹtên Thiện Thắng, vua tên Thanh Tịnh và quốc thành này cũngtheo đó mà có tên là Thanh tịnh “.”

Bà-la-mônĐại Đức,
Mẹtên là Thiện Thắng;
Vuatên là Thanh Tịnh,
Ởtrong thành Thanh tịnh.

“ĐứcPhật Ca-diếp có cha tên Phạm Đức, dòng Bà-la-môn; mẹ tênTài Chủ; vua thời đó tên Cấp-tỳ, trị vì quốc thành tênBa-la-nại.”

Bà-la-mônPhạm Đức,
Mẹtên là Tài Chủ;
Thờivua tên Cấp-tỳ,
Trịthành Ba-la-nại.

“CònTa có thân phụ tên là Tịnh Phạn dòng vua Sát-lỵ, mẹ tênĐại Thanh Tịnh Diệu ; trị sở thành của vua là Ca-tỳ-la-vệ”.”

Cha,Sát-lỵ Tịnh Phạn,
Mẹtên Đại Thanh Tịnh;
Đấtrộng, dân sung túc;
Tasinh ra ở đó.

“Đólà nhân duyên, danh hiệu, chủng tộc và chỗ xuất sinh củachư Phật. Kẻ trí nào nghe đến nhân duyên đó mà không vuimừng sinh tâm ưa muốn!”

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Nàycác Tỳ-kheo! Nay Ta muốn, bằng Túc mạng trí, sẽ nói vềsự tích của chư Phật quá khứ. Các thầy muốn nghe không?”

CácTỳ-kheo trả lời:

“Naythật đúng lúc. Chúng con muốn nghe”.”

Phậtnói:

“Nàycác Tỳ-kheo, hãy nghe kỹ, hãy suy ngẫm kỹ. Ta sẽ phân biệtgiải thuyết cho các thầy.

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết pháp thường của chư Phật.

“ĐứcBồ-tát Tỳ-bà-thi từ cõi trời Đâu-suất giáng thần vàothai mẹ, do hông phải mà vào, chánh niệm không tán loạn.Ngay lúc ấy cõi đất rung chuyển; ánh sáng rực rỡ soi khắpthế gian; những chỗ mặt trời mặt trăng không soi tới cũngđều mong nhờ chiếu sáng. Chúng sanh chốn u minh nhờ đó đượctrông thấy lẫn nhau và tự biết mình hiện đang sinh ở chỗnào. Ánh quang minh đó lại soi đến cung điện Ma vương. Phạmthiên, Đế Thích, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng sanh khác,cũng đều được mong nhờ ánh sáng. Ánh sáng của chư Thiêntự nhiên biến mất”.”

RồiPhật nói bài tụng:

Mâydày kín hư không,
Ánhchớp chiếu thiên hạ;
Tỳ-bà-thigiáng thai,
Ánhsáng chiếu cũng vậy.
Chỗnhật nguyệt không tới,
Thảyđều được chiếu sáng,
Thaithanh tịnh, vô nhiễm,
Phápchư Phật đều vậy.

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết pháp thường của chư Phật. Bồ-tátTỳ-bà-thi, lúc ở thai mẹ, chuyên niệm không tán loạn, thườngcó bốn vị Thiên thần tay cầm qua mâu, hộ vệ cho mẹ ngài,dẫu loài người hay loài phi nhân đều không thể xâm phạm.Đó là pháp thường”.”

RồiPhật nói bài tụng:

Bốnphương bốn Thiên thần,
Cótiếng tăm, uy đức,
ThiênĐế Thích sai khiến,
Khéothủ hộ Bồ-tát.
Taythường cầm qua mâu,
Hộvệ không chút rời.
Nhân,phi nhân không hại;
Ầypháp thường chư Phật.
Đượcchư Thiên hộ vệ,
NhưThiên nữ hầu Trời,
Quyếnthuộc đều hoan hỷ,
Ầypháp thường chư Phật.

“Lạinữa, này các Tỳ-kheo, đây là pháp thường của chư Phật:Bồ-tát Tỳ-bà-thi từ trời Đâu-suất giáng thần vào thaimẹ, chuyên niệm không tán loạn, khiến thân mẹ được anổn, không có các não loạn, trí tuệ ngày càng thêm. Mẹ tựxem thai mình thấy rõ thân Bồ-tát đủ các căn tốt đẹpnhư chất vàng tía không chút tỳ tích, khác nào kẻ có mắtsáng, xem vào đồ lưu ly trong sạch, thấy suốt cả trong ngoàikhông chút ngăn ngại. Này các Tỳ-kheo, đó là pháp thườngcủa chư Phật”.”

Bấygiờ Thế Tôn nói bài kệ:

Nhưngọc lưu ly sáng,
Ánhsáng như trời trăng,
NhânTôn trong thai mẹ,
Khiếnmẹ không não hoạn.
Trítuệ càng tăng thêm,
Xemthai như vàng ròng;
Mẹmang thai an lạc,
Ầypháp thường chư Phật.

“Nàycác Tỳ-kheo, Bồ-tát Tỳ-bà-thi từ trời Đâu-suất giángthần vào thai mẹ, chuyên niệm không tán loạn, khiến tâmmẹ lúc nào cũng thanh tịnh, không có các dục tưởng, khôngbị lửa dục thiêu đốt. Ầy là pháp thường của chư Phật”.”

ThếTôn lại nói bài kệ:

Bồ-táttrụ thai mẹ;
Phướctrời trên cõi trời;
Tâmmẹ ngài thanh tịnh,
Khôngcó các dục tưởng.
Dứtbỏ các dâm dục,
Khôngnhiễm, không gần gũi,
Khôngbị lửa dục thiêu,
Mẹchư Phật thường tịnh.

“Nàycác Tỳ-kheo, pháp thường của chư Phật, Bồ-tát Tỳ-bà-thitừ trời Đâu-suất giáng thần vào thai mẹ, chuyên niệm khôngtán loạn, khiến mẹ ngài giữ trọn năm giới, phạm hạnhthanh tịnh, thuần tín và nhân từ, thành tựu mọi điều lành,an lạc không sợ hãi và khi thân hoại mệnh chung, được sanhcõi trời Đao-lợi. Ầy là pháp thường của chư Phật”.”

Bấygiờ Thế Tôn lại nói kệ:

Hoàithai Đấng Chí Tôn,
Tinhtấn, Giới đầy đủ,
Mạngchung lại sinh thiên;
Duyênấy, nói mẹ Phật.

“Nàycác Tỳ-kheo, pháp thường của chư Phật, Bồ-tát Tỳ-bà-thi,khi sanh từ hông phải của mẹ mà ra, cõi đất rung động,ánh sáng chiếu khắp nơi. Khi mới vào thai, những chỗ tốităm thảy đều được chiếu sáng. Ầy là pháp thường củachư Phật”.”

Tháitử sinh, đất động,
Ánhsáng rọi khắp nơi,
Cõinày và cõi khác,
Trêndưới và các phương.
Phóngquang, cho mắt sáng,
Trọnđủ nơi thân trời,
Bằngtịnh tâm hoan hỷ,
Chuyểnxưng tên Bồ-tát.

“Nàycác Tỳ-kheo, pháp thường của chư Phật, Bồ-tát Tỳ-bà-thi,lúc sanh, do hông phải của mẹ mà ra, chuyên niệm không tánloạn. Khi ấy mẹ Bồ-tát tay vin cành cây, không ngồi khôngnằm, có bốn Thiên thần bưng nước hương đứng trước mẹmà thưa rằng: “Tâu Thiên mẫu, nay ngài sanh Thánh tử, chớcó ưu lo. Đó là pháp thường của chư Phật.”

MẹPhật không nằm, ngồi;
Trụgiới, tu phạm hạnh;
Khônglười; sinh Chí Tôn,
Đượctrời người phụng thờ.

“Nàycác Tỳ-kheo, pháp thường chư Phật, Bồ-tát Tỳ-bà-thi lúcsanh, do hông phải của mẹ mà ra, chuyên niệm không tán loạn,thân Ngài thanh tịnh không bị ô nhiễm bởi các thứ ô uế.Ví như kẻ có mắt sáng, liệng hạt minh châu sáng sạch lênlụa trắng, thấy rõ cả hai đều không làm bẩn nhau, vì cảhai đều sạch. Bồ-tát ra khỏi thai cũng như vậy. Đó làpháp thường của chư Phật”.”

Nhưminh châu sáng sạch,
Trênlụa, không vấy bẩn;
Bồ-tátkhi xuất thai,
Thanhtịnh, không nhiễm ô.

“Nàycác Tỳ-kheo, pháp thường của chư Phật, Bồ-tát Tỳ-bà-thi,khi sanh, do hông phải của mẹ mà ra, chuyên niệm không tánloạn. Ngài từ hông phải ra, vừa đến đất, không cần ngườiđỡ, liền đi bảy bước, ngó khắp bốn phương, rồi đatay lên nói rằng: Trên trời dưới đất, duy Ta là tôn quý,Ta sẽ cứu độ chúng sanh khỏi sinh, già, bệnh, chết. Ầylà pháp thường của chư Phật”.”

Giốngnhư sư tử bước,
Ngókhắp cả bốn phương;
NhânSư Tử khi sanh,
Đibảy bước cũng thế.
Lạinhư rồng lớn đi,
Khắpngó cả bốn phương,
ĐấngNhân Long khi sanh,
Đibảy bước cũng thế.
KhiĐâng Lưỡng Túc sanh,
Đithong thả bảy bước,
Ngóbốn phương rồi nói.:
Sẽdứt khổ sinh tử.
Ngaylúc mới sanh ra,
Đãkhông ai sánh bằng,
Tựxét gốc sinh tử,
Thânnày thân tối hậu.

“Nàycác Tỳ-kheo, pháp thường của chư Phật, Bồ-tát Tỳ-bà-thi,khi sanh do hông phải của mẹ mà ra, chuyên niệm không tánloạn, tức thì có hai suối nước, một ấm, một mát, tựnhiên ở dưới đất tuôn ra, để cúng dường tắm rửa choBồ-tát. Đó là pháp thường của chư Phật”.”

ĐấngLưỡng Túc khi sinh,
Haisuối tự tuôn ra,
Đểcúng Bồ-tát dùng;
BiếnNhãn tắm sạch sẽ.
Haisuối tự tuôn ra,
Nướcsuối rất trong sạch;
Mộtấm, một lạnh mát,
TắmĐấng Nhất Thiết Trí.

“LúcThái tử mới sanh, phụ vương Bàn-đầu mời các tướng sưvà đạo sĩ đến xem tướng Thái tử để biết sự tốt xấu.Bấy giờ, các tướng sư vâng lệnh đến xem và ngay trướckhi chưa mặc áo, họ nhìn rõ các tướng đầy đủ. Bèn đoánrằng: “Người có tướng này sẽ có hai con đường, chắcchắn không nghi ngờ. Nếu tại gia thì sẽ làm Chuyển luânthánh vương, trị vì bốn châu thiên hạ, đủ bốn thứ quânbinh, dùng chánh pháp trị dân, không thiên lệch; thi ân khắpthiên hạ, tự nhiên có bảy thứ báu qui tụ, có ngàn ngườicon dũng kiện hay dẹp trừ ngoại địch, không cần dùng đaobinh mà thiên hạ thái bình. Còn nếu xuất gia học đạo, thìsẽ thành Bậc Chánh Giác, đầy đủ mười hiệu.”

Rồicác tướng sư tâu vua:

“Contrai của đức vua có ba mươi hai tướng, sẽ có hai con đường,chắc chắn không nghi ngờ. Nếu tại gia sẽ là vị Chuyểnluân thánh vương. Nếu xuất gia sẽ thành Bậc Chánh Giác,đầy đủ mười hiệu”.”

Tháitử trăm phước sinh,
Đượctướng sư ghi nhận,
Nhưchép trong điển sách,
Chắcchắn theo hai đường.
Nếungài vui tại gia,
Sẽlàm Chuyển luân vương
Đượcbảy báu hiếm có,
Báutự hiện cho vua.
Bánhxe vàng ngàn căm,
Vớilưới vàng bao quanh,
Bánhxe hay bay khắp,
Nêngọi bánh xe trời.
Khéoluyện voi bảy ngà,
Caolớn trắng như tuyết,
Khéobay qua hư không,
Voibáu là thứ hai.
Ngựađi khắp thiên hạ,
Sớmđi chiều về ăn,
Lôngđỏ, bờm khổng tước,
Làbáu vật thứ ba.
Ngọclưu ly trong sáng,
Chiếurọi một do-tuần,
Đêmsáng như ban ngày,
Làbáu vật thứ tư.
Sắc,thanh, hương, vị, xúc,
Khôngai có thể sánh,
Bậcnhất hàng nữ nhân;
Đólà báu thứ năm.
Hiếnvua ngọc lưu ly,
Châungọc các thứ quý,
Hoanhỷ mà phụng cống,
Đólà báu thứ sáu.
Theoý niệm Luân vương,
Quânbinh tiến thoái nhanh,
Nhậmlẹ theo ý vua,
Đólà báu thứ bảy.
Đólà bảy báu vật,
Bánhxe, voi, ngựa trắng,
Cưsĩ báu, nữ báu,
Quânbinh báu thứ bảy;
Nhìnxem mà không chán,
Ngũdục tự vui đùa,
Nhưvoi bứt dây trói,
Xuấtgia thành Chánh giác.
Vuacó con như thế,
ĐấngLưỡng Túc loài người,
Ởđời Chuyển Pháp luân,
Đạothành không biếng nhác.

“Lúcbấy giờ, Phụ vương ân cần hỏi lại tướng sư ba lần:Các ngươi hãy xem lại ba mươi hai tướng của Thái tử lànhững gì? Các tướng sư bèn khoác áo lại cho Thái tử vàkể rõ ba mươi hai tướng:

1.Bàn chân bằng phẳng đầy đặn, đi đứng vững vàng.
2.Dưới bàn chân có dấu chỉ như bánh xe có ngàn căm, ánh sángxen nhau.
3.Có màng lưới mỏng giữa kẽ ngón tay, chân như chân ngỗngchúa.
4.Tay chân mềm mại như áo trời.
5.Ngón tay chân thon dài không ai bằng.
6.Gót chân đầy đặn trông không chán.
7.Ống chân thon dài như của nai.
8.Các khớp xương móc lấy nhau như xích chuyền.
9.Mã âm tàng.
10.Đứng thẳng tay duỗi dài quá gối.
11.Mỗi chân lông đều có một sợi lông. Sợi lông ấy xoáyhữu, màu lưu ly xanh biếc.
12.Lông mọc xoay phía hữu, màu xanh biếc thẳng lên.
13.Thân sắc huỳnh kim.
14.Da thịt mịn màng không dính bụi nhơ.
15.Hai vai ngang bằng đầy đặn tròn đẹp.
16.Giữa ngực có chữ vạn.
17.Thân cao gấp đôi người thường.
18.Bảy chỗ trong người đầy đặn.
19.Mình cao to lớn như cây Ni-câu-lô.
20.Hai má như sư tử.
21.Ngực vuông đầy như ngực sư tử.
22.Có bốn mươi cái răng.
23.Răng ngang bằng đầy đặn.
24.Răng khít nhau không hở.
25.Răng trắng, trong sáng.
26.Yết hầu thanh sạch, ăn thức gì cũng thích hợp.
27.Lưỡi rộng dài có thể liếm tới mép tai.
28.Tiếng nói trong rõ như tiếng Phạm thiên.
29.Con mắt màu xanh biếc.
30.Mắt như mắt trâu chúa, trên dưới có hai mí.
31.Có lông trắng giữa hai chân mày, mềm mại kéo ra dài mộttầm, thả thì xoáy trôn ốc về phía hữu như trân châu.
32.Trên đỉnh có chỗ thịt nổi.

“Ầylà ba mươi hai tướng Đại nhân”.

“Bènnói bài tụng:

Đứngvững chân mềm mại,
Khôngdẫm đất, có dấu,
Tướngngàn căm trang nghiêm,
Màusắc rất tươi sáng.
Thâncao rộng ngay thẳng,
Nhưcây Ni-câu-loại.
NhưLai, chưa từng có,
Mãâm tàng ẩn kín.
Vàngbáu trang nghiêm thân,
Cáctướng chói lẫn nhau.
Tuymồ hôi như thường,
Songbụi đất không dính.
Nhưsắc trời mịn màng
Lọngtrời tự nhiên che,
Phạmâm, thân vàng tía,
Nhưhoa vươn khỏi ao.
Vuabèn hỏi tướng sư
Tướngsư kính tâu vua
Ngợikhen tướng Bồ-tát,
Sángchói khắp toàn thân,
Cácgân khớp tay chân,
Trongngoài đều hiện rõ.
Thựcvị thảy vi diệu,
Thânngay ngắn không vẹo,
Bánhxe hiện dưới chân,
Tiếngnói như chim oanh,
Tướngbắp đùi đầy đặn,
Ầydo túc nghiệp thành.
Cùichỏ tròn đầy đẹp,
Màymắt rất đoan nghiêm,
ĐấngSư Tử giữa người,
Cóoai lực hơn hết.
Haimá đều đầy đặn,
Nằmnghiêng như sư tử,
Bốnmươi răng đều đặn,
Dàykhít không kẽ hở
TiếngPhạm âm ít có,
Xagần tùy duyên nghe.
Đứngthẳng thân không nghiêng,
Haitay sờ đến gối,
Ngóntay đều, mềm mại,
Đủcác tướng tôn quý,
Mỗichân lông một sợi,
Mànglưới kẽ tay chân,
Nhụckế, mắt xanh biếc,
Mắttrên dưới hai mí,
Haivai ngang, tròn, đầy.
Đủba mươi hai tướng.
Gótchân không cao thấp,
Đùithon như đùi nai,
ĐấngChí Tôn xuất hiện,
Nhưvoi bứt dây trói,
Độchúng sanh thoát khổ,
Khỏisanh già bệnh chết.
Ngàiđem tâm đại bi,
Truyềndạy Bốn chân đế,
Diễnbày các pháp nghĩa,
Đượcmọi người tôn quý.”

Phậtlại bảo các Tỳ-kheo:

“Nàycác Tỳ-kheo, lúc Phật Tỳ-bà-thi sinh ra, chư Thiên ở phíatrên, giữa hư không, tay cầm lọng trắng, quạt báu, đểngăn che lạnh, nóng, gió, mưa, bụi bặm”.”

Hiếmcó trong loài người,
ĐấngLưỡng Túc ra đời,
Đượcchư Thiên cung kính,
Dânglọng báu, quạt báu.

“Bấygiờ, Phụ vương cấp bốn người vú: một, cho bú; hai, tắmrửa; ba, bôi hương; bốn, vui đùa. Họ vui vẻ nuôi nấng khônghề biếng nhác”.”

Nhũmẫu lòng từ ái,
Nuôidưỡng con mới sinh,
Chobú và tắm rửa,
Bôihương và vui đùa.
Hươngbậc nhất trong đời,
Bôixoa Đấng Chí Tôn.

“Lúccòn là đồng tử, con trai con gái cả nước ngắm nhìn Ngàikhông chán”.”

Đượcnhiều người thương kính,
Nhưtượng vàng mới thành,
Traigái cùng nhìn ngắm,
Nhìnmãi không biết chán.

“Lúccòn là đồng tử, con trai và con gái cả nước đều ẵm bồng,như ngắm hoa báu”.

Phậtnói bài kệ:

KhiLưỡng Túc Tôn sanh,
Đượcnhiều người thương kính,
Chuyềntay nhau bồng ẵm,
Nhưngắm hương hoa báu.

“Bồ-tátkhi mới sanh mắt Ngài không nháy như chư Thiên trời Đao-lợi.Do cặp mắt không nháy mà có hiệu là Tỳ-bà-thi.”

ĐấngChí Tôn không nháy,
Nhưchư Thiên Đao-lợi,
Thấysắc mà chánh quán,
Nênhiệu Tỳ-bà-thi.

“Bồ-tátkhi sanh âm thanh của Ngài trong suốt êm dịu hòa nhã như tiếngchim Ca-la-tần-già “.”

Nhưchim trên núi Tuyết,
Uốngnước hoa mà hót,
ĐấngLưỡng Túc Tôn ấy,
Tiếngtrong suốt cũng vậy.

“Bồ-tátkhi mới sinh, mắt có thể nhìn thấy suốt một do-tuần.”

Donghiệp quả thanh tịnh,
Ánhsáng trời mầu nhiệm,
MắtBồ-tát nhìn thấy,
Khắpsuốt một do-tuần.

“Bồ-tátkhi sinh, tuổi lớn dần, ở tại Thiên chánh đường để khaihóa. Ấn đức ban đến thứ dân, đức lớn đồn xa “.”

Thơấu, ở chánh đường,
Đểkhai hóa thiên hạ,
Quyếtđoán các sự vụ,
Nêngọi Tỳ-bà-thi.
Tríthanh tịnh quảng bác,
Sâuthẳm như biển cả,
Hàilòng với mọi người,
Khiếntrí tuệ tăng trưởng.

“Mộthôm, Bồ-tát muốn ra khỏi thành để dạo chơi và quan sát,bèn ra lệnh sửa soạn xe báu để Ngài đi đến viên lâm tuầnhành và du ngoạn. Người đánh xe sau khi sửa soạn xa giá xong,tâu Thái tử: Giờ đã đến lúc. Thái tử cưỡi xe báu điđến khu vườn công cộng kia. Giữa đường Ngài gặp mộtngười già, đầu bạc răng rụng, lưng còm, mặt nhăn, rungrinh trên chiếc gậy, thở khò khè theo nhịp bước khó khăn.Thái tử liền xoay hỏi quân hầu: Đó là người gì? Đáprằng: Đó là người già. Lại hỏi:

Giàlà thế nào? Đáp: Già là người mà tuổi thọ sắp hết,không còn sống bao lăm nữa. Thái tử lại hỏi: Ta đây cũngsẽ như thế, không tránh khỏi hoạn này chăng? Đáp: Phàmđãã có sinh tất có già, đâu kể chi sang hèn. Nghe vậy Tháitử buồn bã không vui, liền bảo quân hầu đánh xe về. Ngàilặng lẽ suy nghĩ về nỗi già khổ mà chính Ngài cũng chưatránh khỏi”.”

Bấygiờ Phật bèn nói bài kệ:

Nhìnmạng già sắp chết,
Chốnggậy bước đi run,
Bồ-táttự suy ngẫm,
Tachưa khỏi nạn này.

“Bấygiờ Phụ vương hỏi quân hầu: Thái tử xuất du có vui không?Đáp: Không vui. Lại hỏi lý do: Tại sao vậy? Đáp: Tại giữađường Ngài gặp người già nên không vui. Phụ vương mớiâm thầm nhớ tới lời tướng sư ngày trước, đoán Tháitử sẽ xuất gia, nay Thái tử không vui, hẳn đúng như thếchăng? Ta hãy dùng mọi cách giữ Thái tử lại thâm cung, đemngũ dục làm nguôi lòng Thái tử, để Thái tử đừng xuấtgia. Nghĩ xong vua liền hạ lệnh trang sức cung quán, chọn hàngthế nữ để giúp vui Thái tử”.”

Phậtlại nói bài tụng:

Phụvương nghe lời ấy,
Saitrang hoàng cung quán,
Tăngthêm bằng ngũ dục,
Muốnđể không xuất gia.

“Lạimột lúc khác, Thái tử bảo quân hầu đánh xe đi dạo vàtrên đường đi, Ngài gặp một người bệnh, thân gầy, bụnglớn, mày mặt sạm đen, nằm lăn trên nhơ bẩn, không ai ngóngàng chăm sóc. Bệnh rất trầm trọng, miệng không thốt đượcmột lời. Thái tử xoay lại hỏi quân hầu: Đó là ngườigì? Đáp: Đó là người bệnh. Hỏi: Bệnh là thế nào? Đáp:Bệnh là sự đau đớn bứt rứt, chết sống không biết lúcnào. Hỏi: Ta cũng sẽ như thế, chưa tránh khỏi cái hoạnnày sao? Đáp: Phải. Phàm có sanh thì có bệnh, không kể gìsang hèn. Nghe vậy Thái tử trở nên buồn bã không vui, liềnbảo quân hầu đánh xe trở về. Ngài lặng lẽ suy nghĩ tớicái khổ bệnh mà Ngài cũng không tránh khỏi”.”

RồiPhật nói bài kệ:

Nhìnngười bệnh lâu kia,
Nhansắc bị suy tổn.
Imlặng tự suy ngẫm
Tachưa khỏi hoạn này.

“Bấygiờ, Phụ vương lại hỏi quân hầu: Thái tử đi dạo cóvui không? Không vui. Quân hầu đáp. Tại sao thế? Tại giữađường Ngài gặp người bệnh, nên không vui. Phụ vương âmthầm suy nghĩ: Ngày trước tướng sư xem tướng Thái tử cóđoán sẽ đi xuất gia. Ngày nay Thái tử không vui, hẳn đúngthế chăng? Ta sẽ tìm cách tăng thêm mọi thứ dục lạc làmnguôi lòng Thái tử khiến cho khỏi xuất gia”. Vua liền hạlệnh nghiêm sức cung quán, chọn thêm thể nữ để giúp vui”.”

Phậtlại nói kệ:

Sắc,thanh, hương, vị, xúc,
Vidiệu đáng ưa thích,
Bồ-tátphước tột cùng,
Nênsống trong hoan lạc.

“Lạimột lúc khác, Thái tử bảo quân hầu đánh xe đi dạo vàgiữa đường lần này, Ngài gặp một người chết, phan lụanhiều màu dẫn đường trước sau; dòng họ thân quyến tiếcthương than khóc, đưa ra khỏi thành. Thái tử lại hỏi: Đólà người gì? Đó là người chết, quân hầu đáp. Hỏi: Chếtlà thế nào? Đáp: Chết tức là hết. Hết gió đến lửacứ tiếp tục làm cho xác thân bại hoại. Kẻ còn kẻ mấtđôi đường, gia đình ly biệt. Thái tử lại hỏi ngườiđánh xe: Ta đây cũng sẽ như thế, chưa khỏi cái hoạn nàychăng? Đáp: Phải. Phàm đã có sanh tất có chết, chẳng kểsang hèn. Nghe vậy Thái tử lại càng buồn bãã không vui, bảođánh xe về. Ngài trầm ngâm suy nghĩ tới cái chết khổ màNgài cũng không tránh khỏi.

Phậtliền dạy bài kệ:

Vừatrông thấy người chết,
Biếthọ còn tái sanh;
Thầmlặng tự suy nghĩ:
“Tachưa khỏi hoạn này”.

“Phụvương lại hỏi quân hầu: Thái tử đi dạo lần này có vuikhông?. -Không vui, quân hầu đáp.- Tại sao thế?. -Tại giữađường Ngài gặp người chết, nên không vui. Phụ vương âmthầm suy nghĩ: Ngày trước tướng sư xem Thái tử có đoánsẽ đi xuất gia, ngày nay Thái tử không vui, hẳn là đúngthế chăng? Ta hãy tìm cách tăng thêm các thứ kỹ nhạc đểlàm nguôi lòng Thái tử, khỏi xuất gia. Liền hạ lệnh trangsức cung cấm, chọn thêm thể nữ để khiến cho giúp vui”.”

Tuổithơ đã nổi tiếng,
Cácthể nữ vây quanh,
Tựvui trong ngũ dục,
Nhưthú vui Thiên đế.

“Lạimột lúc khác, Thái tử bảo quân hầu đánh xe đi dạo vàlần này giữa đường Ngài gặp một vị Sa-môn, mang y cầmbát, mắt ngó xuống đất, chân bước khoan thai. Thái tử liềnhỏi quân hầu: Đó là người gì?. Đó là vị Sa-môn, quânhầu đáp. -Sao gọi là Sa-môn?. Sa-môn là người xa lìa ânái, xuất gia học đạo, chế ngự các căn, không nhiễm mêngoại dục, lòng xót thương hết thảy, không làm tổn hạivật gì, gặp khó cũng không phiền, gặp vui cũng không mong,hay nhẫn như đất, nên gọi là Sa-môn. Thái tử bèn nói: Lànhthay, đó là đạo chân chính, tuyệt hẳn mọi trần lụy, vidiệu thanh hư. Chỉ có thế là khoái thích thôi! Thái tử liềnbảo quân hầu đưa xe đến gần và hỏi Sa-môn rằng: Ôngcắt tóc, cạo râu mang y cầm bát như vậy, chí ông muốn cầuchuyện gì? Sa-môn đáp: Phàm người xuất gia là cốt điềuphục tâm ý, xa lìa trần cấu, thương cứu quần sanh, kh ônglàm điều nhiễu hại, trong lòng rỗng rang tịch mịch, chỉcó bề giữ đạo mà thôi”. Thái tử khen: Hay lắm! Đạonày rất chân chính. Liền bảo quân hầu: Mang áo trân bảocủa Ta và xa giá về, tâu lại phụ vương biết rằng ngaytại đây, Ta sẽ cắt bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất giatu đạo. Vì Ta muốn điều phục tâm ý, xa lìa trần cấu,giữ mình thanh tịnh để cầu Chánh đạo. Quân hầu liềnđem xa giá và y phục của Thái tử về tâu lại phụ vương,còn Thái tử thì cắt bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất giatu đạo”.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Nàycác Tỳ-kheo! Thái tử nhân thấy người già, bệnh mà thấurõ cõi đời là khổ não; nhân thấy người chết mà lòngtham luyến thế gian tiêu tan; nhân thấy vị Sa-môn mà tâm đượchoát nhiên đại ngộ. Trong khi Thái tử xuống xe bước đi,cứ mỗi bước tiến tới là mỗi bước rời xa triền phược.Thế ấy là chân xuất gia, chân viễn ly.

“Bấygiờ, nhân dân trong nước nghe Thái tử đã cạo bỏ râu tóc,mang y cầm bát, xuất gia hành đạo, họ bảo nhau rằng: Đạoấy chắc là đạo chân chính, mới khiến Thái tử từ bỏvương vị vinh hoa cùng mọi sự quý trọng để đi theo. Lúcấy có tới tám vạn bốn ngàn84000 người trong nước đếnxin Thái tử cho làm đệ tử xuất gia tu đạo”.”

Lựachọn pháp thâm diệu,
Nghexong liền xuất gia,
Thoátkhỏi ngục ân ái,
Khôngcòn các trói buộc.

“Tháitử bèn thâu nhận, cho cùng đi theo giáo hóa khắp nơi, từthôn này sang thôn khác, từ nước nọ đến nước kia. Họđến chỗ nào cũng được cung kính, cúng dường tứ sự.Bồ-tát nghĩ rằng: Ta cùng đại chúng thường đi qua các nước,chỗ nhân gian ồn ào, việc này không thích hợp với ta lắm.Lúc nào ta mới xa được đám đông này ở chỗ nhàn tịnhmà suy tầm đạo lý?

“Ngàiliền theo ý nguyện đi đến chỗ nhàn tịnh, chuyên tinh tuđạo. Ngài lại suy nghĩ: Chúng sanh thật đáng thương, thườngở trong hôn ám, thọ thân nguy khốn, mong manh, nào sanh, nàogià, nào bệnh, nào chết, đủ mọi thứ khổ não. Họ chếtđây sanh kia, chết kia sanh đây, cứ duyên theo cái khổ ấmđó mà trôi nổi không biết bao giờ cùng. Ta lúc nào mớicó thể thấu triệt khổ ấm, diệt hết sanh già chết?

“Ngàilại suy nghĩ rằng: Sanh tử từ đâu, duyên đâu mà có ra?Liền dùng trí tuệ quán sát nguyên do, thấy rằng do sanh màcó già và chết; sanh là duyên của già chết. Sanh lại do hữumà có; hữu là duyên của sanh. Hữu do thủ mà có; thủ làduyên của hữu. Thủ do ái mà có; ái là duyên của thủ. Áido thọ mà có; thọ là duyên của ái. Thọ do xúc mà có; xúclà duyên của thọ. Xúc do lục nhập mà có; lục nhập làduyên của xúc. Lục nhập do danh sắc mà có; danh sắc là duyêncủa lục nhập. Danh sắc do thức mà có; thức là duyên củadanh sắc. Thức do hành mà có, hành là duyên của thức. Hànhdo si mà có, si là duyên của hành. Thế tức là do duyên làsi có hành, do duyên là hành có thức, do duyên là thức códanh sắc, do duyên là danh sắc có lục nhập, do duyên là lụcnhập có xúc, do duyên là xúc có thọ, do duyên là thọ cóái, do duyên là ái có thủ, do duyên là thủ có hữu, do duyênlà hữu có sanh, do duyên là sanh có già, bệnh, chết, sầu,buồn, khổ, não. Cái ấm thân đầy dẫy khổ não này do duyênlà sanh mà có. Chính đó là sự tập khởi của khổ.

“KhiBồ-tát suy nghĩ tới cái khổ tập ấm ấy, liền phát sinhtrí, phát sinh nhãn, phát sinh giác, phát sinh minh, phát sinh thông,phát sinh tuệ, phát sinh chứng ngộ.

“Bồ-tátlại suy nghĩ: Do cái gì không có thì già chết không có? Docái gì diệt thì già chết diệt? Rồi bằng trí tuệ, Ngàiquán sát nguyên do, biết rằng, do sanh không có nên già chếtkhông có; do sanh diệt nên già chết diệt; do hữu không cónên sanh không có, hữu diệt nên sanh diệt; do thủ không cónên hữu không có, thủ diệt nên hữu diệt; do ái không cónên thủ không có, ái diệt nên thủ diệt; do thọ không cónên ái không có, thọ diệt nên ái diệt; do xúc không có nênthọ không có, xúc diệt nên thọ diệt; do lục nhập khôngcó nên xúc không có, lục nhập diệt nên xúc diệt; do danhsắc không có nên lục nhập không có, danh sắc diệt nên lụcnhập diệt; do thức không có nên danh sắc không có, thứcdiệt nên danh sắc diệt; do hành không có nên thức không có,hành diệt nên thức diệt; do si không có nên hành không có,si diệt nên hành diệt. Thế tức là vì si diệt nên hành diệt,hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt,danh sắc diệt nên lục nhập diệt, lục nhập diệt nên xúcdiệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, áidiệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệtnên sanh diệt, sanh diệt nên già chết ưu bi khổ não diệt.

“KhiBồ-tát suy nghĩ về khổ ấm diệt như thế liền phát sinhtrí, phát sinh nhãn, phát sinh giác, phát sinh minh, phát sinh thông,phát sinh tuệ, phát sinh chứng.

“Saukhi Bồ-tát quán mười hai nhân duyên theo hai chiều thuận nghịch,biết như thật, thấy như thật, ngay tại chỗ, Ngài chứngđược đạo quả A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề “.”

Phậtbèn nói bài tụng:

Lờinày nói giữa chúng,
Cácngươi nên lắng nghe.
Bồ-tátquá khứ quán
Màvốn chưa từng nghe:
“Giàchết từ duyên gì,
Nhângì mà có ra?
Quánsát đúng như vậy,
Biếtgià chết do sanh;
Sanhlại từ duyên gì,
Nhângì mà có ra?
Suynghĩ đúng như vậy,
Liềnbiết sanh do hữu;
Chấpthủ, chấp thủ rồi,
Hữulần lượt chồng chất.
Vậynên Như Lai dạy:
Thủlà duyên của hữu.
Nhưđống chứa dơ bẩn.
Gióthổi, ác tuôn chảy,
Nhưvậy nhân của thủ,
Doái mà rộng sâu.
Áido từ thọ sanh,
Nảysinh gốc lưới khổ,
Vìnhân duyên nhiễm trước,
Cùngtương ưng khổ lạc.
Thọvốn do duyên gì,
Nhângì mà có thọ?
Suynghĩ như thế rồi,
Biếtthọ do xúc sanh.
Xúcvốn do duyên gì,
Nhângì mà có xúc?
Suynghĩ như thế rồi,
Biếtxúc từ lục nhập.
Lụcnhập do duyên gì,
Nhângì có lục nhập?
Suynghĩ như vậy, biết,
Lụcnhập do danh sắc.
Danhsắc do duyên gì,
Nhângì có danh sắc?
Suynghĩ như vậy biết
Danhsắc từ thức sanh.
Thứcvốn do duyên gì,
Nhângì mà có thức?
Suynghĩ như vậy rồi,
Biếtthức từ hành sanh;
Hànhvốn do duyên gì,
Nhângì mà có hành?
Suynghĩ như vậy rồi
Biếthành từ si sanh.
Nhânduyên như vậy đó,
Mớithật nghĩa nhân duyên.
Dùngtrí tuệ phương tiện,
Quánthấy gốc nhân duyên.
Khổkhông do Thánh hiền,
Cũngkhông phải vô cớ.
Nênvới khổ biến dịch,
Kẻtrí lo đoạn trừ.
Nếuvô minh dứt sạch,
Lúcđó không còn hành.
Nếuđã không có hành,
Thờicũng không có thức;
Nếuthức hết vĩnh viễn,
Thìdanh sắc không còn.
Danhsắc đã dứt rồi,
Làmgì có lục nhập.
Nếulục nhập trọn dứt,
Thờicũng không có xúc.
Nếuxúc đã dứt hẳn,
Thờicũng không có thọ.
Nếuthọ dứt hết rồi,
Thờicũng không có ái
Nếuái dứt hết rồi
Thờicũng không có thủ.
Nếuthủ đã dứt rồi,
Thờicũng không có hữu.
Nếuhữu dứt hết rồi,
Thờicũng không có sanh.
Nếusanh dứt hết rồi,
Thờikhông khổ già chết.
Hếtthảy đều dứt sạch.
Đólời người trí nói.
Mườihai duyên sâu xa,
Khóthấy khó hiểu biết
DuyPhật mới biết rõ,
Tạisao có, sao không.
Nếuhay tự quán sát,
Thờikhông còn các nhập.
Ngườithấu triệt nhân duyên
Khôngcần tìm thầy ngoài.
Đốivới ấm, giới, nhập,
Lìadục, không, nhiễm trước;
Xứngđáng nhận bố thí;
Thíchủ được báo lành.
Nếuđặng bốn biện tài,
Thànhtựu quyết định chứng;
Giảitrừ mọi ràng buộc,
Đoạntrừ, không buông lung.
Sắc,thọ, tưởng, hành, thức,
Giốngnhư xe cũ mục;
Quánrõ được như vậy,
Thờithành Bậc Chánh Giác.
Nhưchim bay giữa không,
Đôngtây theo ngọn gió;
Bồ-tátđoạn kết sử,
Nhưgió thổi áo nhẹ.
Tỳ-bà-thitịch tịnh,
Quánsát rõ các pháp;
Giàchết duyên đâu có,
Từđâu già chết dứt,
Ngàiquán như vậy rồi,
Phátsanh trí thanh tịnh,
Biếtgià chết do “sanh”
Sanhdứt, già chết dứt.

“LúcPhật Tỳ-bà-thi vừa mới thành đạo, Ngài tu tập nhiều vềhai phép quán là An ẩn quán và Xuất ly quán “.”

Phậtliền dạy bài tụng:

NhưLai, Bậc Tối Thượng,
Thườngtu hai phép quán,
Anẩn và Xuất ly,
ĐạiTiên sang bờ kia,
TâmNgài được tự tại,
Đoạntrừ mọi kết sử
Lênnúi nhìn bốn phương,
Nênhiệu Tỳ-bà-thi.
Ánhđại trí trừ tối,
Nhưgương sáng soi mình.
Trừưu khổ cho đời.
Dứtkhổ sanh già chết.

“PhậtTỳ-bà-thi, lại ở chỗ nhàn tịnh suy nghĩ như vầy: “Tanay đã chứng được pháp vô thượng thậm thâm vi diệu làpháp khó thấy khó hiểu, tịch tĩnh, thanh tịnh, chỉ có ngườitrí mới thấu biết chứ kẻ phàm phu không thể nào hiểuthấu được. Bởi vì chúng sanh có những nhẫn dị biệt,kiến dị biệt, chấp thủ dị biệt, sở kiến dị biệt.Dựa theo kiến thức dị biệt đó mỗi người chỉ thích điềumình mong cầu, làm theo tập quán của mình, cho nên đối vớilý nhân duyên thâm diệu này chúng còn không thể thấu hiểu,huống chi cảnh Niết-bàn dứt hết mọi tham ái, lại càngkhó hiểu gấp bội phần. Ta dầu vì chúng mà nói ra thì chắcchúng không hiểu nổi còn trở lại gây phiền nhiễu”. Suynghĩ như thế rồi, Ngài im lặng không muốn thuyết pháp.

“Lúcấy vị vua trời Phạm thiên, biết Đức Tỳ-bà-thi đã nghĩgì, liền tự nhủ: Cõi thế gian này đang bị sụp đổ, rấtđáng thương xót. Đức Phật Tỳ-bà-thi vừa chứng đượcpháp mầu như thế mà không muốn nói ra. Tức thì, trong khoảnhkhắc, như lực sĩ co duỗi tay, từ cung Phạm thiên bỗng nhiênhiện xuống, đến trước mặt Phật, cúi đầu đảnh lễdưới chân Phật, đứng lui một bên, rồi đầu gối mặtquỳ sát đất, chắp tay bạch rằng: Ngưỡng mong Ðức ThếTôn kịp thời thuyết pháp. Các chúng sanh hiện nay, trần cấumỏng nhẹ, các căn lanh lợi nhiều, có lòng cung kính, dễbề khai hóa. Chúng đã biết sợ những tội lỗi không ai cứutrong tương lai, biết dứt trừ điều ác, phát sinh điều lành.

“Phậtbảo Phạm vương: Thật vậy, thật vậy, đúng như lời ngươinói. Nhưng ta ở chỗ nhàn tịnh, thầm lặng suy nghĩ: Chánhpháp ta vừa chứng được vi diệu thậm thâm, nếu đem nóicho chúng sanh, chắc họ không hiểu nổi lại sanh tâm bángbổ, nên ta mặc nhiên không muốn thuyết pháp. Ta nhờ từvô số a-tăng-kỳ kiếp cần khổ không biếng nhác tu tậpnhững hạnh vô thượng, nay mới chứng ngộ được pháp khóchứng ngộ này, nếu vì hạng chúng sanh còn dâm, nộ, si mànói ra, chắc chúng không làm theo, chỉ thêm luống uổng. Phápvi diệu này trái nghịch với đời. Chúng sanh bị dục nhiễmngu si che ngăn không tin hiểu nổi. Này Phạm vương, Ta thấyrõ như thế, nên mặc nhiên không muốn thuyết pháp.

“Khiấy, Phạm vương lại ân cần khẩn thiết thưa thỉnh mộtlần nữa, rồi một lần nữa, ân cần khẩn thiết thỉnhcầu đến ba lần rằng: Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn khôngthuyết pháp, thì nay cõi thế gian này phải bị sụp đổ,rất đáng thương xót. Ngưỡng mong Thế Tôn, kịp thời giảngdạy, chớ để chúng sanh sa đọa đường mê.

“ÐứcThế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liềndùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ônhiễm của chúng sanh có dày có mỏng, căn tánh có lanh lợi,có chậm lụt; có kẻ dễ khai hóa, có người khó khai hóa.Hạng người dễ khai hóa, biết sợ tội lỗi đời sau, nêngắng lo dứt trừ điều ác, làm phát sanh đường lành. Chúngnhư hoa Ưu-bát-la, hoa Bát-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ,có cái vừa ra khỏi bùn nhưng chưa tới mặt nước, có cáiđã ra khỏi bùn lại lên ngang mặt nước, có cái tuy lên khỏimặt nước mà chưa nở, nhưng cái nào cũng không bị dínhbẩn, mà dễ dàng nở ra. Chúng sanh trong thế gian này cũngnhư thế.

“ÐứcThế Tôn bảo Phạm vương: Ta vì thương tưởng các ông sẽkhai diễn pháp môn cam lồ là pháp thâm diệu khó hiểu, khóbiết. Nay vì những người tín thọ, muốn nghe, mà nói chứkhông phải vì hạng người bài báng vô ích.

“Phạmvương biết Phật đã nhận lời thỉnh cầu, nên vui mừnghớn hở đi quanh Phật ba vòng, cúi đầu đảnh lễ rồi biếnmất.

“Phạmvương đi chưa bao lâu, Đức Như Lai lại tĩnh mặc suy nghĩ:Nay ta nên nói pháp cho ai trước hết? Rồi Ngài lại suy nghĩ:Ta hãy đi vào thành Bàn-đầu, trước hết mở cánh cửa camlộ cho vương tử Đề-xá và con đại thần là Khiên-đồ.Rồi thì, liền trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi tay,Thế Tôn bỗng biến mất khỏi cây đại thọ, Ngài đã đếnthành Bàn-đầu, vào vườn Lộc dã của vua Bàn-đầu, trảitọa rồi ngồi.”

Bấygiờ, Phật nói bài tụng:

Nhưsư tử trong rừng,
Mặctình mà đi dạo.
Phậtkia cũng như vậy,
Duhành không trở ngại.

“PhậtTỳ-bà-thi bảo người giữ vườn: Ngươi hãy vào thành bảovới vương tử Đề-xá và Khiên-đồ con đại thần rằng:Các ngài có biết không, Đức Phật Tỳ-bà-thi hiện ở trongvườn Lộc dã, muốn gặp các ngài? Các ngài nên biết bâygiờ là phải thời. Người giữ vườn vâng mệnh tìm đếnchỗ hai người trình đủ những điều Phật dạy. Hai ngườinghe xong, liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, rồiđứng lại một bên. Phật lần lượt thuyết pháp cho họnghe, chỉ bày, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ. Ngàigiảng về bố thí, trì giới, sanh thiên; dục là xấu ác,bất tịnh; phiền não là nguy hiểm ; tán dương sự xuất lylà pháp rất vi diệu tối thượng, thanh tịnh bậc nhất. KhiPhật thấy hai người đã có một tâm ý mềm mại, hoan hỷtin vui, đủ sức lãnh thọ chánh pháp, thì dạy tiếp về Khổthánh đế; phân tích, giảng giải, mở bày rành rẽ về Khổtập thánh đế, Khổ diệt thánh đế và Khổ xuất yếu thánhđế. Bấy giờ vương tử Đề-xá và con trai đại thần làKhiên-đồ ngay tại chỗ, xa lìa trần cấu, được pháp nhãnthanh tịnh, như tấm vải trắng dễ nhuộm sắc màu.

“Lúcấy, địa thần bèn xướng lên rằng: Đức Tỳ-bà-thi NhưLai ở vườn Lộc dã, thành Bàn-đầu, chuyển Pháp luân vôthượng mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm và cácNgười thế gian khác không thể chuyển được. Tiếng nóiấy lần lượt vang đến cõi Tứ thiên vương, cho đến cõitrời Tha hóa tự tại, rồi trong khoảnh khắc vang đến cõiPhạm thiên “.”

Phậtliền dạy bài kệ:

Tâmvui mừng hớn hở,
Xưngtán Đức Như Lai.
Tỳ-bà-thithành Phật,
ChuyểnPháp luân vô thượng.
Bắtđầu từ đạo thọ,
Điđến thành Bàn-đầu.
VìĐề-xá, Khiên-đồ
ChuyểnPháp luân Tứ đế.
Đề-xávà Khiên-đồ
Nghexong lời Phật dạy
Ởtrong pháp thanh tịnh
Đượcphạm hạnh tối cao.
Thiênchúng trời Đao-lợi
Chođến Thiên Đế Thích,
Vuimừng bảo lẫn nhau,
Nghekhắp cả chư Thiên:
Phậtxuất hiện thế gian,
ChuyểnPháp luân vô thượng;
Tăngthêm hàng chư Thiên;
Giảmbớt A-tu-la.
ĐấngThế Tôn danh vang
Thiệntrí lìa thế biên.
Tựtại đối các pháp,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Quánsát pháp bình đẳng,
Tâmdứt sạch cấu bẩn,
Đểlìa ách sanh tử,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Diệtkhổ lìa các ác,
Lydục được tự tại,
Xalìa ngục ái ân,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
ĐấngChánh Giác Tối Tôn,
ĐấngĐiều Ngự Lưỡng Túc,
Giảithoát mọi ràng buộc,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
ĐạoSư khéo giáo hóa,
Hayuốndẹp oán ma,
Xalìa mọi điều ác,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Sứcvô lậu hàng ma,
Cáccăn định, không lười,
Lậutận, lìa ma trói,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Nếuhọc pháp quyết định,
Biếtcác pháp vô ngã,
Đólà pháp cao tột,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Khôngvì cầu lợi dưỡng
Cũngchẳng vì danh dự,
Chỉvì thương chúng sanh,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Thấychúng sanh khổ ách,
Già,bệnh, chết bức bách,
Vìba đường ác đó,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Đoạntham, sân nhuế, si;;
Nhổsạch gốc tham ái,
Đượcgiải thoát bất động,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Tathắng việc khó thắng
Thắngđể tự hàng phục,
Đãthắng ma khó thắng,
ĐạiTrí chuyển Pháp luân.
Phápluân vô thượng đó,
ChỉPhật hay chuyển nói.
HàngThiên, Ma, Thích, Phạm,
Khôngai chuyển nói được.
Thâncận chuyển Pháp luân,
Làmích lợi Thiên, Nhân;
BậcThiên Nhân Sư đó,
Đãvượt đến bờ kia.

“Lúcấy vương tử Đề-xá và công tử Khiên-đồ đã thấy pháp,đắc quả, chân thật không dối thành tựu vô úy, liền bạchPhật rằng: Chúng con muốn ở trong giáo pháp của Như Lai tịnhtu phạm hạnh. Phật nói: Hãy đến đây, Tỳ-kheo. Pháp ta thanhtịnh, tự tại; hãy tự mình tu hành để dứt trừ hết thốngkhổ. Ngay lúc ấy hai người liền đắc Cụ túc giới. Họđăc giới chưa bao lâu, Như Lai lại thị hiện ba việc: mộtlà Thần túc, hai là Quán tha tâm, ba là Giáo giới, tức thìchứng đắc Tâm giải thoát vô lậu, phát sinh Vô nghi trí.

“Bấygiờ số đông nhân dân ở thành Bàn-đầu nghe hai người xuấtgia học đạo, mang y cầm bát, tịnh tu phạm hạnh, họ nóinhau rằng: Đạo ấy chắc là đạo chân thật, mới khiếncác người kia bỏ vinh vị ở đời, bỏ các thứ quý trọngđể tu theo. Rồi thì, trong thành có tám vạn bốn ngàn ngườiđi đến vườn Lộc dã, chỗ Phật Tỳ-bà-thi, cúi đầu đảnhlễ, ngồi lại một bên. Phật lần lượt thuyết pháp, chỉbày, giáo huấn, khiến cho lợi ích, hoan hỷ; nói về bốthí, về trì giới, về sinh thiên; chỉ rõ dục là xấu ácbất tịnh phiền não là nguy hiểm tán thán sự xuất ly làvi diệu tối thượng, thanh tịnh bậc nhất. Khi Ðức ThếTôn thấy đại chúng có một tâm ý mềm mại, hoan hỷ tínthọ, đủ sức lãnh thọ Chánh pháp, Ngài liền nói về Khổthánh đế; phân tích, giảng giải, công bố Khổ tập thánhđế, Khổ diệt thánh đế, Khổ xuất yếu thánh đế. Ngaytại chỗ, cả bốn vạn tám ngàn người đều xa lìa trầncấu, được pháp nhãn thanh tịnh, như tấm vải trắng dễnhuộm sắc màu. Họ được thấy pháp chứng quả, chân thậtkhông dối, thành tựu vô úy, liền bạch Phật rằng: Chúngcon muốn ở trong giáo pháp Như Lai mà tịnh tu phạm hạnh.Phật dạy: Hãy đến đây, Tỳ-kheo! Pháp ta thanh tịnh, tựtại; hãy theo đó tu hành để dứt trừ thống khổ. Khi đótám vạn bốn ngàn người đều đắc Cụ túc giới. Đắcgiới chưa bao lâu Như Lai lại thị hiện ba việc để giáohóa: một là Thần túc, hai là Quán tha tâm, ba là Giáo giới.Họ tức thì chứng đắc Tâm giải thoát vô lậu, phát sinhTrí vô nghi.

“Hiệntiền có tám vạn bốn ngàn người khác, nghe Phật ở trongvườn Lộc dã chuyển Pháp luân vô thượng mà hàng Sa-môn,Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm và các người thế gian kháckhông thể chuyển được, liền đến thành Bàn-đầu chỗPhật Tỳ-bà-thi, cúi đầu đảnh lễ, ngồi lại một bên”.”

Phậtlại nói bài tụng:

Nhưngười cứu đầu cháy,
Nhanhchóng tìm chỗ dập;
Ngườikia cũng như vậy,
Vộiđến trước Như Lai.

“Phậtcũng vì họ nói pháp như trước.

“Đếnlúc này tại thành Bàn-đầu đã có mười sáu vạn tám ngànvị Đại Tỳ-kheo. Tỳ-kheo Đề-xá và Tỳ-kheo Khiên-đồ ởtrong đại chúng bỗng bay lên không trung, thân phóng xuất nướclửa, hiện các thần thông biến hóa, nói pháp vi diệu chođại chúng nghe. Bấy giờ Đức Như Lai thầm nghĩ: Nay tạitrong thành này đã có mười sáu vạn tám ngàn Đại Tỳ-kheo,ta nên sai đi du hóa; chớ đi hai người một nhóm, đến khắpcác nơi, đúng sáu năm lại trở về thành này để thuyếtCụ túc giới.

“Bấygiờ, trời Thủ-đà-hội biết được tâm tư của Như Lai,trong khoảnh khắc như lực sĩ co duỗi cánh tay, biến mấtkhỏi cõi trời kia mà hiện đến nơi này, đến trước ÐứcThế Tôn, cúi đầu đảnh lễ, đứng lại một bên; giây lát,bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thật như vậy, trong thànhBàn-đầu này có nhiều Tỳ-kheo, Ngài nên phân bố đi khắpmọi nơi, đúng sáu năm sẽ trở lại thành này để thuyếtgiới, con sẽ ủng hộ, khiến không ai tìm cơ hội phá khuấycác vị được. Như Lai sau khi nghe lời ấy, làm thinh nhậnlời. Trời Thủ-đà-hội thấy Phật làm thinh nhận lời, đảnhlễ Phật xong, bỗng biến trở lại cõi trời. Không bao lâusau, Phật bảo các Tỳ-kheo: Nay trong thành này Tỳ-kheo đãđông, nên mỗi người phân bố đi mỗi hướng du hành giáohóa. Sau sáu năm hãy trở về tập họp thuyết giới. Các Tỳ-kheovâng lời Phật dạy, mang y cầm bát, đảnh lễ Phật rồiđi”.”

Phậtbèn nói bài tụng:

Phậtsai chúng không loạn,
Lydục, không luyến ái,
Oainhư chim kim sí;
Nhưhạc bỏ ao hoang.

“Sauđó một năm, trời Thủ-đà-hội nhắc lại các Tỳ-kheo: Cácngài đi du hóa đã qua một năm, còn năm năm nữa, các ngàinên nhớ trọn sáu năm rồi hãy nhóm về thành mà thuyết giới.Cứ như thế, đến năm thứ sáu, trời lại nhắc rằng: Sáunăm đã mãn, nên trở về thành mà thuyết giới. Các Tỳ-kheonghe lời nhắc xong, thu xếp y bát, trở lại thành Bàn-đầu,đến Lộc dã chỗ Phật Tỳ-bà-thi, cúi đầu đảnh lễ, ngồilui một bên”.”

Phậtnói bài tụng:

Nhưvoi khéo huấn luyện,
Tùyý sai khiến đi;
Đạichúng cũng như vậy,
Vânglời mà trở về.

“Bấygiờ, ở trước mặt đại chúng, Như Lai bay lên không trung,ngồi kiết già, giảng nói giới kinh:

Nhẫnnhục là bậc nhất,
Niết-bànlà tối thượng,
Cạotóc, não hại người,
Khôngphải là Sa-môn.

“TrờiThủ-đà-hội lúc ấy ở cách Phật không xa, dùng bài kệtán Phật rằng:

NhưLai đại trí,
Vidiệu độc tôn,
Chỉ,quán đầy đủ,
ThànhTối chánh giác.
Vìthương quần sanh,
Ởđời thành Đạo.
ĐemBốn chân đế
Dạyhàng Thanh-văn.
Khổcùng khổ nhân,
Chânlý diệt khổ;
Támđạo Thánh hiền;
Đưađến an lạc.
PhậtTỳ-bà-thi
Xuấthiện thế gian;
Ởgiữa đại chúng
Nhưánh mặt trời.

“Nóixong bài kệ, bỗng nhiên biến mất.”

Bấygiờ, Phật lại bảo các Tỳ-kheo:

“Tanhớ lại, thuở xưa, khi ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt,có một lần sinh tâm nghĩ rằng: Chỗ Ta sinh ra, đâu đâu cũngcó, duy trừ cõi trời Thủ-đà-hội. Giả sử Ta sanh cõi trờikia, thời đã không trở lại đây.

“Nàycác Tỳ-kheo, khi ấy Ta lại nghĩ rằng: khi Ta muốn đến cõitrời Vô tạo, tức thì trong khoảnh khắc như tráng sĩ co duỗicánh tay, Ta biến mất ở đây mà hiện ở kia. Chư Thiên lúcđó thấy ta đến, liền đảnh lễ, đứng lại một bên, bạchvới ta rằng: Chúng con đều là đệ tử Đức Phật Tỳ-bà-thi.Chúng con nhờ sự giáo hóa của Ngài mà được sanh đến cõinày. Rồi họ kể đủ nhân duyên gốc ngọn của Đức PhậtTỳ-bà-thi. Họ lại nói: Các Đức Phật Thi-khí, Tỳ-xá-bà,Câu-lưu-tôn, Câu-na-hàm, Ca-diếp, Thích-ca Mâu-ni, thảy đềulà Thầy của con. Con chịu sự giáo hóa ấy mà sinh ở đây.Họ cũng nói nhân duyên bản mạt chư Phật. Cho đến chư Thiênở cõi trời A-ca-nị-trá, cũng kể với ta như thế “.”

Bấygiờ Phật nói bài tụng:

Vínhư lực sĩ,
Coduỗi cánh tay
Ta,bằng thần thông,
Đếntrời Vô tạo.
ĐạiTiên thứ bảy,
Hàngphục hai ma,
Vônhiệt vô kiến
Chắptay kính lễ.
Nhưcây trú đạc
Tiếngđồn Thích Sư,
Tướngtốt đầy đủ,
Đếntrời Thiện kiến.
Vínhư hoa sen,
Khôngbị dính nước.
ThếTôn vô nhiễm,
ĐếnĐại thiện kiến.
Mặttrời mới mọc,
Khôngchút bụi che;
Sángnhư trăng thu,
ĐếnNhất cứu cánh.
NămTịnh cư này,
Chúngsanh hành tịnh,
Tâmtịnh nên đến
Trờikhông phiền não.
Tịnhtâm mà đến,
Làmđệ tử Phật.
Xảly nhiễm thủ,
Vuinơi vô thủ,
Thấypháp quyết định,
Đệtử Tỳ-bà-thi.
Tịnhtâm mà đến
VớiĐại Tiên Nhân.
Đệtử Thi-khí
Vôcấu, vô vi.
Tịnhtâm mà đến
VớiĐấng Ly Hữu.
Đệtử Tỳ-xá,
Cáccăn đầy đủ.
Tịnhtâm đến Ta,
Nhưmặt trời chiếu.
ConCâu-lưu-tôn,
Xảly các dục.
Tịnhtâm đến Ta,
Sángmầu rực ánh.
Đệtử Câu-na-hàm,
Vôcấu vô vi.
Tịnhtâm đến Ta,
Sángnhư trăng đầy.
Đệtử Ca-diếp,
Cáccăn đầy đủ.
Tịnhtâm đến Ta,
Nhưbắc thiên niệm
ĐạiTiên bất loạn.
Thầntúc bậc nhất,
Bằngtâm kiên cố,
Làmđệ tử Phật.
Tịnhtâm mà đến,
Làmđệ tử Phật;
Kínhlễ Như Lai,
Kểrõ Chí Tôn,
Chỗsinh, thành đạo,
Danhtánh, chủng tộc,
Trikiến thâm pháp,
Thànhđạo Vô thượng.
Tỳ-kheonơi vắng,
Xalìa bụi dơ,
Siêngnăng không lười.
Đoạnchư hữu kết
Ầylà nhân duyên,
Sựtích chư Phật,
Màđược diễn giải,
BởiĐức Thích-ca.

Phậtnói kinh “Đại nhân duyên" xong. Các Tỳ-kheo nghe những điềuPhật nói hoan hỷ phụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]