Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy

12/08/201101:08(Xem: 8311)
7. Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy

LụcTổ Huệ Năng
KINHPHÁP BẢO ÐÀN
Tỳ KheoThích Duy Lực Dịch và Lược Giải
Từ ÂnThiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản 1992

Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy

Sư đắc Pháp ở HuỳnhMai rồi về làng Tào Hầu tỉnh Thiều Châu, dân chúng chẳng ai biết đến. Lúc ấy cómột nhà nho tên Lưu Chí Lược, đối đãi với Sư rất cung kính, Chí Lược có ngườicô xuất gia làm Ni, pháp danh Vô tận Tạng, thường tụng Kinh Ðại Niết Bàn. Sưnghe qua một lần liền biết diệu nghiã của kinh, nên vì Ni giải thuyết. Ni cầmKinh hỏi chữ, Sư nói: Hỏi nghiã thì được,hỏi chữ thì chẳng biết." Ni nói: Chữcòn chưa biết, làm sao hiểu nghiã? Sư nói: Diệulý của chư Phật chẳng dính dáng với văn tự. Ni ngạc nhiên kính phục, nói khắpcác bậc kỳ lão trong làng: Ðây là người có đạo, rất nên cúng dường. Lúc ấy cócháu chắt của Võ Hầu đời Ngụy tên Tào Thúc Lương, cùng với dân chúng trong làngtấp nập đến chiêm ngưỡng kính lễ.

Thời ấy Bảo Lâm Cổ Tự đã bị hư phế do binh loạn từ cuối đời nhà Tùy, nay xâydựng lại ngôi chùa rồi rước Sư về ở. Chẳng bao lâu dân chúng đến đông, thànhnơi trang nghiêm. Sư ở đấy được hơn chín tháng, lại bị bọn ác tìm đến, Sư trốnlên núi, bị bọn họ đốt cháy rừng núi, Sư chen thân ẩn trong kẽ đá được khỏi.Nay trên đá có dấu ngồi kiết già và dấu vằn y của Sư; người đời sau gọi đá ấylà đá tỵ nạn. Sư nhớ lời dặn của Ngũ Tổ là phải ẩn nơi hai ấp Hoài, Hội, bèn vềđấy ở ẩn.

Tăng Pháp Hải, người ở Khúc Giang tỉnh Thiều Châu, tham vấn Tổ Sư, hỏi: Thế nào là tức tâm tức Phật? xin Hoà Thượngchỉ dạy. Sư nói: Niệmtrước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; lập tất cả tướng tứctâm, lià tất cả tướng tức Phật. Nếu ta nói cho đủ thì trọn kiếp cũngchẳng hết, hãy nghe kệ đây:

Tứctâm danh huệ,

TứcPhật nãi định.

Ðịnhhuệ đẳng trì,

Ýtrung thanh tịnh.

Ngộthử pháp môn,

Do nhưtập tánh

Dụngbổn vô sanh

Songtu thị chánh.

Dịch nghiã:

Tứctâm là huệ,

TứcPhật là định.

Ðịnhhuệ song song (đẳng trì),

Nơi ýthanh tịnh.

Ngộpháp môn này,

Do tậpkhí ngươi,

Dụngvốn vô sanh,

Songtu (định hue) là chánh.

Pháp Hải ngay nơi đó liền đại ngộ,tán thán bằng kệ rằng:

Tứctâm nguyên thị Phật,

Bấtngộ nhi tự khuất.

Ngãtri định huệ nhân,

Songtu ly chư vật.

Dịch nghiã:

Tứctâm vốn là Phật,

Chẳngngộ là tự khuất (oan cho mình),

Tabiết nhân định huệ,

Songtu lià vạn pháp.

Tăng Pháp Ðạt, người Hồng Châu, 7 tuổi xuất gia, thường tụngKinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ Sư mà đầu chẳng chấm đất. Sư quở rằng: Ðảnh lễ mà chẳngchấm đất bằng như chẳng lễ, trong tâm ngươi tất có chất chứa một điều gì, ngàythường tu hạnh gì? Ðáp: Niệm Kinh Pháp Hoa đã hết ba ngàn bộ. Sư nói: Dẫu chongươi tụng đến mười ngàn bộ, nếu ngộ được ý Kinh mà chẳng tự cho là thù thắng,mới đồng một hạnh với ta. Nay ngươi tự phụ cho đấy là sự nghiệp mà chẳng biếtlỗi, hãy nghe kệ đây:

Lễ bổn chiết mạn tràng,

Ðầu hề bất chí địa?

Hữu ngã tội tức sanh,

Vong công phước vô tỷ.

Dịchnghiã:

Lễ vốntrừ ngã mạn,

Ðầusao chẳng chấm đất?

Có ngãtội liền sanh,

Quêncông, phước vô tận.

Sư lại hỏi: Ngươi tên gì? Ðáp: Tênlà Pháp Ðạt. Sư nói: Ngươi tên Pháp Ðạt, đâu từng đạt pháp. Lại nói kệ rằng:

Nhữkim danh Pháp Ðạt,

Cầntụng vị hưu hiết,

Khôngtụng đản tuần thanh,

Minhtâm hiệu Bồ Tát.

Nhữkim hữu duyên cố,

Ngôkim vi nhữ thuyết.

Ðản tínhPhật vô ngôn,

Liênhoa tùng khẩu phát.

Dịchnghiã:

Ngươitên gọi Pháp Ðạt,

Siêngtụng chưa từng dứt,

Tụngsuông chỉ theo tiếng,

Minhtâm gọi Bồ Tát.

Ngươinay có nhân duyên,

Ta vìngươi mà thuyết.

Hễ tinPhật vô ngôn.

(Chớ nênchấp ở ngôn ngữ. Vô ngôn: Phật thuyết Pháp 49 năm mà tự nói chẳng thuyết mộtchữ.)

LờiPhật từ miệng phát.(Chớ nên chấp vào im lặng).

Ðạt nghe kệ xong bèn tạ lỗi rằng: Từ nay trở đi sẽ khiêm tốncung kính tất cả. Ðệ tử tụng Kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu nghiã Kinh, tâm thườngcó nghi, Hoà Thượng trí huệ mênh mông, xin nói sơ lược nghiã lý của Kinh. Sư nói: Pháp Ðạt, pháp vốn thông đạt, chỉ tại tâmngươi chẳng đạt. Kinh vốn chẳng nghi, tâm ngươi tự nghi. Ngươi niệm Kinh nàylấy gì làm tông chỉ? Ðạt nói: Ðệ tử căn tánhngu độn, xưa nay chỉ biết y văn niệm tụng, chẳng biết tông chỉ. Sư nói: Ta chẳng biết chữ, ngươi lấy Kinh tụngthử một bộ, ta sẽ giải thuyết cho. Pháp Ðạt liền lên tiếng tụng Kinh, đến PhẩmThí Dụ, Sư nói: Hãy ngừng, Kinh này vốn lấy nhânduyên xuất thế làm tông chỉ, dù nói nhiều thí dụ cũng chẳng ngoài việc này. Thếnào là nhân duyên? Kinh nói: Chư Phật Thế Tôn vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiệntrên đời. Một đại sự tức là TRI KIẾN PHẬT vậy.Người đời ngoài mê chấp tướng, trong mê chấp không, nếu được ở nơi tướng mà liàtướng, nơi không mà lià không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp này,ngay trong một niệm tâm liền sáng tỏ, ấy là khai ngộ TRIKIẾN PHẬT vậy. Phật tức là GIÁC, chia làm bốn cửa: Khai GIÁC TRI KIẾN, Thị GIÁCTRI KIẾN, Ngộ GIÁC TRI KIẾN, Nhập GIÁC TRI KIẾN. Nếu nghe khai thị liền đượcngộ nhập tức là GIÁC TRI KIẾN, do đó bổn lai chơn tánh liền được hiểnhiện. Ngươi nên cẩn thận, chớ hiểu lầm ý Kinh, nghe nói: khai thị ngộ nhập bèncho là tri kiến của Phật (tha Phật) chẳng có phần mình; nếu hiểu như thế là phỉbáng Kinh Phật vậy. Ðã nói là Phật thì TRI KIẾN PHẬT đã sẵn đầy đủ, đâu cầnphải khai thị nữa! Ngươi phải tin rằng, nói tri kiến Phật là ở nơi tự tâm củangươi, chẳng phải Phật bên ngoài. Bởi vì tất cả chúng sanh tự che khuất ánhsáng của tự tánh, tham ái cảnh trần, phan duyên bên ngoài, nhiễu loạn bêntrong, cam chịu trần lao hành hạ, làm nhọc Ðức Thế Tôn từ chánh định ra, khổtâm khuyên dạy bằng đủ mọi cách, khiến ngừng nghỉ các duyên, chớ nên hướngngoại tìm cầu, tức chẳng khác với Phật, nên nói là khai tri kiến Phật. Ta cũng khuyêntất cả mọi người nên thường khai tri kiến Phật nơi tự tâm. Người đời tâm tà,ngu mê tạo tội, miệng lành tâm ác, tham sân ganh tỵ, gièm siểm, nịnh bợ, ngãmạn, hiếp người, hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu được trong tâm ngaythẳng, thường sanh trí huệ chiếu soi tự tâm, dứt ác làm lành, tức là tự khaitri kiến Phật vậy. Ngươi nên niệm niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiếnchúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức làthế gian. Nếu ngươi chỉ luôn luôn lấy công phu tụng niệm làm thời khoá, chẳngkhác nào con mao ngưu tiếc đuôi! (con mao ngưu có đuôi rất đẹp, gặp thợ săn chỉgiấu đuôi mà không giấu đầu.) Ðạt nói: Nếunhư vậy tức là chỉ cần hiểu nghiã, chẳng cần tụng kinh sao? Sư nói: Kinh có lỗi gì, đâu làm chướng niệm củangươi! Chỉ vì mê ngộ tại người, tổn ích do mình mà thôi. Miệng niệm tâm hànhtức là chuyển được Kinh, miệng niệm tâm chẳng hành tức bị Kinh chuyển. Hãy nghekệ đây:

Tâm mê Pháp Hoa chuyển,

Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa.

Tụng Kinh cữu bất minh,

Dữ nghiã tác thù gia.

Vô niệm niệm tức chánh,

Hữu niệm niệm thành tà.

Hữu vô câu bất kế,

Trường ngự bạch ngưu xa.

Dịchnghiã:

Tâm mêPháp Hoa chuyển,

Tâmngộ chuyển Pháp Hoa.

Tụnglâu chẳng hiểu thấu,

Nghịchý nghiã trong Kinh.

Vôniệm (không chấp thật) niệm tức chánh,

Hữuniệm (có chấp thật) niệm thành tà.

Hữu vôđều chẳng chấp,

Tựtánh luôn luôn hiện.

Ðạt nghe xong thoạt chảy nước mắt, ngay nơi đó khai ngộ, nóivới Sư: Pháp Ðạt xưa nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, lại bị Pháp Hoachuyển. Lại hỏi: Kinh nói: Chư Ðại Thanh Văncho đến Bồ Tát, tất cả tận tâm suy lường đều chẳng thể đo lường được trí Phật.Nay khiến phàm phu chỉ ngộ được tự tâm thì gọi là tri kiến Phật, tự mình đãchẳng phải là bậc thượng căn, nên chẳng khỏi nghi ngờ. Kinh lại nói ba loại xe:xe nai, xe dê và xe trâu, có gì khác biệt? Xin Hoà Thượng chỉ dạy thêm. Sư nói: Ý Kinh rõ ràng minh bạch, ngươi tự mêtrái. Người tam thừa chẳng thể suy lường được trí Phật, lỗi tại suy lường vậy.Dẫu cho ngươi tận sức suy lường, chỉ là càng thêm xa xôi mà thôi. Phật thuyếtpháp vốn vì phàm phu mà thuyết, chẳng vì Phật thuyết; lý này nếu chẳng chịu tinthì cũng như năm ngàn người từ trên hội Pháp Hoa lui ra, mà chẳng biết đã ngồisẵn trên xe trâu (Phật tánh vốn sẵn có), mà lại tìm kiếm ba xe (tam thừa) bênngoài. Huống trong Kinh rõ ràng chỉ ra cho người: chỉ duy nhất một Phật thừa,chẳng còn thừa nào khác, nói có hai thừa ba thừa, cho đến vô số phương tiện,mọi thứ nhân duyên, lời nói thí dụ, pháp ấy đều vì nhất Phật thừa mà tạm lập.Ngươi sao chẳng tỉnh ngộ, nói ba xe là giả thiết, vì đời xưa mà nói, nhất thừalà thật, vì đời nay mà nói; chỉ bảo ngươi bỏ giả trở về thật, trở về thật rồithật cũng chẳng chấp. Phải biết tất cả châu báu tài vật đều thuộc về ngươi, dongươi thọ dụng, chẳng phải là của cha, cũng chẳng phải là của con, cũng chẳngkhởi dụng tưởng, ấy gọi là trì Kinh Pháp Hoa, trì Kinh như thế từ kiếp này sangkiếp khác tay chẳng rời Kinh, từ sáng đến tối, chẳng dứt tụng niệm vậy.ế Pháp Ðạtđược Sư khai thị, mừng rỡ vô cùng, làm kệ tán thán rằng:

Kinh tụng tam thiên bộ,

Tào Khê nhất cú vong.

Vị minh xuất thế chỉ,

Ninh hiết lụy sanh cuồng.

Dương lộc ngưu quyền thiết,

Sơ trung hậu thiện dương.

Thùy tri hoả trạch nội,

Nguyên thị pháp trung vương.

Dịchnghiã:

TụngKinh ba ngàn bộ,

Bị Tổmột lời tiêu.

Chưathấu đạo xuất thế,

Saodứt lụy kiếp mê.

Dê,nai, trâu giả thiết (dê, nai, trâu = tiểu,trung, đại thừa).

Bađoạn thiện quét sạch (1).

Ai ngờtrong nhà lửa,

Vốn làtự tánh Phật.

Sư nói: Ngươi sau này mới được gọi là ông Tăng tụng Kinhvậy. Pháp Ðạt từ đó lãnh hội huyền chỉ, cũng chẳng dứt tụng Kinh.

GHI CHÚ:

(1) Ba đoạn thiện quét sạch: Mới phát thiện tâm là sơ thiện, chẳng chấp thiện tâm làtrung thiện, không trụ nơi chẳng chấp là hậu thiện, luôn cả cái tri giải biết vềsự không trụ nơi chẳng chấp cũng tiêu là quét sạch.

Tăng Trí Thông, người ở An Phong tỉnh Thọ Châu, xem Kinh Lăng Già hơn ngànlần mà chẳng hiểu thế nào là tam thân tứ trí, đến lễ Sư xin giải thuyết cho, Sư nói: Tam thân ấy là: Thanh Tịnh Pháp Thân, tứclà tánh của ngươi; Viên Mãn Báo Thân là trí của ngươi; Thiên Bá Ức Hoá Thân làhạnh của ngươi vậy. Nếu lià bản tánh mà nói tam thân, ấy gọi là có thân mà vôtrí, nếu ngộ được tam thân vốn chẳng tự tánh, tức gọi là tứ trí bồ đề. Hãy nghekệ đây:

Tự tánh cụ tam thân,

Phát minh thành tứ trí.

Bất ly kiến văn duyên,

Siêu nhiên đăng Phật địa.

Ngô kim vi nhữ thuyết.

Ðế tín vĩnh vô mê.

Mạc học trì cầu giả,

Chung nhựt thuyết bồ đề.

Dịchnghiã:

Tựtánh đủ tam thân

Khaingộ thành tứ trí.

Chẳnglià sự thấy nghe,

Ðốnsiêu địa vị Phật.

Ta nayvì ngươi thuyết,

Tinchắc trọn chẳng mê.

Chớhọc kẻ tìm cầu,

Suốtngày nói bồ đề.

Thông lại hỏi: Cái nghiã của tứ trícó thể nghe được chăng?

Sưnói: Ðã hiểu tam thân, tức rõ tứ trí, sao còn hỏi nữa! Nếu lià tam thânmà nói tứ trí, ấy gọi là có trí mà chẳng có thân, dẫu cho có trí cũng trở thànhvô trí. Lại nói kệ rằng:

Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,

Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh.

Diệu quan sát trí kiến phi công,

Thành sở tác trí đồng viên cảnh.

Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển,

Ðản dụng danh ngôn vô thật tánh.

Nhược kim chuyển xứ bất lưu tình,

Phiền hưng vĩnh xứ Na Già định.

Dịchnghiã:

Ðạiviên cảnh trí tánh thanh tịnh,

Bìnhđẳng tánh trí tâm chẳng bệnh.

Diệuquan sát trí chẳng tác ý. (Sự thấy của diệu quansát trí chẳng cần tác ý)

Thànhsở tác trí đồng viên cảnh.

Ngũ,bát, lục, thất quả nhân chuyển,

Chỉdùng tên gọi chẳng thật tánh.

Nếungay nơi chuyển chẳng dính mắc,

Ở chỗnáo động cũng đại định.

Nhưthế là chuyển thức thành trí.

Trong giáo môn chuyển tiền ngũ thức làm Thành Sở Tác Trí;chuyển thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí, chuyển thức thứ bảy thành BìnhÐẳng Tánh Trí, chuyển thức thứ tám thành Ðại Viên Cảnh Trí. Dù thức thứ sáu,bảy là trong nhân chuyển, thức thứ năm, tám là trên qủa chuyển, nhưng chỉchuyển cái tên gọi mà chẳng chuyển cái thể vậy. Trí Thông đốn ngộ tánh trí, bèntrình kệ rằng:

Tam thân nguyên ngã thể,

Tứ trí bổn tâm minh,

Thân trí dung vô ngại,

Ứng vật nhậm tùy hình.

Khởi tu giai vọng động,

Thủ trụ phi chơn tinh.

Diệu chỉ nhân sư hiểu,

Chung vong nhiễm ô danh.

Dịchnghiã:

Thể tasẵn tam thân,

Bảntâm đủ tứ trí.

Thântrí dung lẫn nhau,

Tiếpvật tùy cơ ứng.

Mốngtâm tu là vọng,

Giữyên cũng chẳng chơn.

Nhờ Sưthấu diệu chỉ,

Chẳngcòn kẹt danh tướng.

Tăng Trí Thường, người ở Quí Khê tỉnh Tín Châu, xuất gia lúccòn nhỏ tuổi, quyết chí cầu kiến tánh. Một hôm đến tham lễ, Sư hỏi: Ngươi từ đâu đến, muốn cầu việc gì? Ðáp: Ðệ tử gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châulễ Hoà Thượng Ðại Thông, nhờ chỉ dạy cái diệu nghiã kiến tánh thành Phật, nhưngchưa hết nghi ngờ, nên từ xa đến đảnh lễ, mong Hoà Thượng khai thị. Sư hỏi: Hoà Thượng Ðại Thông nói thế nào? Ngươithử nói xem. Ðáp: Trí Thường đến đó trải quaba tháng chưa được chỉ dạy, trong lòng tha thiết vì Pháp, nên một hôm vàotrượng thất hỏi Thế nào là bản tâm bản tánh của Trí Thường? Hòa Thượng hỏi: Ngươi thấy hư không chăng? Ðáp: Thấy. Hỏi:Ngươi thấy hư không có tướng mạo chăng? Ðáp:Hư không vô hình đâu có tướng mạo! Hòa Thượng nói:Bản tánh của ngươi cũng như hư không, chẳng có một vật để thấy gọi là chánhkiến, chẳng có một vật để biết gọi là chơn tri, chẳng có xanh vàng dài ngắn,chỉ thấy bổn nguyên thanh tịnh, giác thể sáng tròn, gọi là kiến tánh thành Phật,cũng gọi là tri kiến của Như Lai. Ðệ tử dù nghe nói như vậy mà tâm còn chưalãnh hội, xin Hoà Thượng khai thị. Sư nói:Cái thuyết của Ðại Thông vẫn còn tri kiến nên khiến ngươi chẳng lãnh hội. Nayta cho ngươi một bài kệ:

Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến,

Ðại tự phù vân giá nhựt diện,

Bất tri nhất pháp thủ không tri,

Hườn như thái hư sanh thiểm điện.

Thử chi tri kiến miết nhiên hưng,

Thố nhận hà tằng giải phương tiện.

Nhữ đương nhất niệm tự tri phi,

Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.

Dịch nghiã:

Chẳng thấy một pháp thành vô kiến,

Như mây đen che khuất mặt trời.

Chẳng biết một pháp thành vô tri,

Lại như hư không sanh điện chớp.

Như thế vẫn còn chấp tri kiến,

Nhận lầm chưa hiểu thấu phương tiện,

Ngươi phải trong niệm tự biết quấy,

Ánh sáng tự tánh thường hiển hiện.

Trí Thường nghe xong hoát nhiêntâm ngộ, bèn nói kệ rằng:

Vô đoan khởi tri kiến,Trước tướng cầubồ đề.

Tình tồn nhất niệm ngộ.

Ninh việt tích thời mê.

Tự tánh giác nguyên thể,

Tùy chiếu uổng thiên lưu.

Bất nhập Tổ Sư thất,

Mang nhiên thú lưỡng đầu.

Dịchnghiã:

Khikhông khởi tri kiến,

Chấptướng cầu Bồ đề.

Tìnhchấp một niệm ngộ,

Khósiêu nhiều kiếp mê.

Bảnthể tự tánh giác,

Tùychiếu vọng lưu chuyển.

Chẳngvào thất Tổ sư,

Si mêchạy hai đầu. (Hai đầu: nhị biên, tức là biên kiến).

Một hôm Trí Thường hỏi Sư: Phật thuyết pháp tam thừa, lạithuyết tối thượng thừa là thế nào? Ðệ tử chưa rõ, xin Thầy dạy bảo. Sư nói: Ngươi chỉ nêntự xét bản tâm, chớ chấp trước pháp tướng bên ngoài, pháp chẳng bốn thừa, tâmngươi tự có sai biệt: Thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa; ngộ pháp hiểu nghiã làtrung thừa; y pháp tu hành là đại thừa; vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ,tất cả chẳng nhiễm, lià các pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là tối thượng thừa.Thừa nghiã là hành, chẳng ở nơi tranh biện, ngươi nên tự tu, chớ hỏi ta vậy,trong bất cứ lúc nào, tự tánh tự như như. Trí Thường lễ tạ, làm thị giả trọnđời Sư.

Tăng Chí Ðạo, người Nam Hải tỉnh Quảng Châu, đến xin chỉ dạy: Ðệ tử từ lúcxuất gia đến nay, xem Kinh Niết Bàn đã hơn mười năm nhưng chưa rõ đại ý,xinHoà Thượng chỉ dạy. Sư hỏi: Ngươi chưa rõchỗ nào? Chí Ðạo nói: Các hạnh vô thường là pháp sanh diệt, sanh diệt diệtxong, tịch diệt làm vui (lạc đức). Ðệ tử nghi ngờ chỗ nầy. Sư hỏi: Ngươinghi ngờ cái gì? Ðáp: Tất cả chúng sanh có hai thân, gọi là sắcthân và pháp thân. Sắc thân vô thường, có sanh có diệt, pháp thân có thường, chẳngtri chẳng giác. Kinh nói sanh diệt diệt xong, tịch diệt làm vui, chẳng biếtthân nào tịch diệt, thân nào được vui? Nếu nói sắc thân được vui, sắc thân lúcdiệt thì tứ đại tan rã, toàn thể là khổ, khổ chẳng thể nói là vui. Nếu phápthân tịch diệt thì đồng như cây cỏ ngói đá, ai mà được vui? Lại pháp tánh làcái thể của sanh diệt, ngũ uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanhdiệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì nhiếp dụng trở về thể. Nếucho sanh nữa tức là loài hữu tình chẳng đoạn chẳng diệt; nếu chẳng cho sanh nữathì vĩnh viễn tịch diệt, đồng với loài vô tình, như thế thì tất cả các pháp đềubị Niết Bàn ngăn cấm, sanh còn chẳng được, có gì là vui? Sư nói: Ngươi là Phật tử, sao lại học tà kiếnngoại đạo, chấp đoạn chấp thường mà luận bàn pháp tối thượng thừa! Theo lời ngươinói thì ngoài sắc thân lại có pháp thân, lià sanh diệt cầu nơi tịch diệt, lạicho thường đức, lạc đức của Niết Bàn là có thân để thọ dụng, ấy đều là mê chấp vàham tiếc sanh tử, đam mê sự vui của thế gian. Ngươi nay nên biết, Phật vì tấtcả người mê, nhận lầm ngũ uẩn hoà hợp là tướng tự thể, lầm cho tất cả pháp làtướng ngoại trần, tham sống sợ chết, niệm niệm trôi lăn trong lục đạo, chẳngbiết đều như mộng huyễn hư giả, uổng chịu luân hồi, đem thường đức, lạc đức củaNiết Bàn trở thành tướng khổ, suốt ngày tìm cầu. Phật vì thương xót cho nhữngngười này, nên khai thị chơn lạc của Niết Bàn, sát na chẳng có tướng sanh, sátna chẳng có tướng diệt, cũng chẳng có sanh diệt để diệt, ấy tức là tịch diệt hiệntiền. Ðang lúc hiện tiền, cũng chẳng có số lượng hiện tiền, nghiã là chẳng cómột tí khái niệm nào về không gian, thời gian, và số lượng của tịch diệthiện tiền,mới gọi là thường đức, lạc đức, nghiã là chơn vui. Vui này chẳng có kẻ thọdụng, cũng chẳng có kẻ không thọ dụng, há có cái tên gọi một thể năm dụngế sao!Huống là còn nói Niết Bàn ngăn cấm các pháp khiến cho chẳng sanh, ấy là phỉbáng Phật pháp. Hãy nghe kệ đây:

Vô thượng Ðại Niết Bàn,

Viên minh thường tịch chiếu.

Phàm ngu vị chi tử,

Ngoại đạo chấp vi đoạn.

Chư cầu nhị thừa nhân.

Mục dĩ vi vô tác.

Tận thuộc tình sở kế,

Lục thập nhị kiến bản.

Vọng lập hư giả danh,

Hà vi chơn thật nghiã.

Duy hữu quá lượng nhơn,

Thông đạt vô thủ xả.

Dĩ tri ngũ uẩn pháp,

Cập dỉ uẩn trung ngã,

Ngoại hiện chúng sắc tượng,

Nhất nhất âm thanh tướng,

Bình đẳng như mộng huyễn,

Bất khởi phàm thánh kiến,

Bất tác Niết Bàn giải,

Nhị biên tam tế đoạn.

Thường ứng chư căn dụng,

Nhi bất khởi dụng tưởng.

Phân biệt nhất thiết pháp,

Bất khởi phân biệt tưởng.

Kiếp hỏa thiêu hải để,

Phong cổ sơn tương kích.

Chơn thường tịch diệt lạc,

Niết Bàn tướng như thị.

Ngô kim cưỡng ngôn thuyết,

Linh nhữ xã tà kiến.

Nhữ vật tuỳ ngôn giải,

Hứa nhữ tri thiểu phần.

Dịchnghiã:

Vôthượng đại Niết Bàn,

Sángtròn thường tịch chiếu,

Phàmphu gọi là chết,

Ngoạiđạo chấp đoạn diệt.

Nhữngngười tu nhị thừa,

Cho đólà vô tác.

Thảyđều do tình thức,

Sáumươi hai kiến chấp. (1)

Vọnglập tên hư giả,

Ðâuphải nghiã chơn thật.

Chỉ cóngười kiến tánh,

Thôngđạt chẳng lấy bỏ,

Vìbiết pháp ngũ uẩn.

Vớicái ngã trong uẩn,

Cảhiện tượng thế giới,

Mỗisắc tướng âm thanh,

Bìnhđẳng như mộng huyễn,

Chẳngphân biệt thánh phàm,

Chẳngcho là Niết Bàn.

Nhịbiên tam tế dứt. (Nhị biên: đối đãi biên kiến; tamtế: quá khứ hiện tại, vị lai).

Thườngứng các căn dụng, (2)

Màchẳng khởi dụng tưởng,

Phânbiệt tất cả pháp, (3)

Chẳngkhởi phân biệt tưởng.

NiếtBàn vốn phi vật,

Lửagió đụng chẳng được.

Chơnvui thường tịch diệt,

TướngNiết Bàn như thế,

Nay tagượng nói ra,

Khiếnngươi bỏ tà kiến.

Chớhiểu theo lời nói,

Mớicho biết ít phần.

Chí Ðạo nghe xong đại ngộ, vui mừng đảnh lễ lui ra.

GHI CHÚ :

(1) 62 kiến chấp: Tứ cú x ngũ uẩn = 20, 20 x tamtế = 60, 60 + thêm Hữu và Vô (nguồn gốc của tất cả nhị biên đối đãi) = 62. Tấtcả kiến chấp đều không ở ngoài 62 kiến chấp này.

(2) Thường ứng các căn dụng, mà chẳng khởi dụngtưởng: Thường ứng là tả sự dụng của tự tánh chẳng tác ý, như bóng hiện trong gương,luôn luôn như thế. Ví như dùng cơm chỉ là dùng cơm, chẳng có năng sở, nên nóiThường ứng các căn dụng, mà chẳng khởi dụng tưởng. Còn dụng tưởng thì có tác ý,nên có năng sở, cho ta là năng dùng, cơm là sở dùng.

(3) Phân biệt tất cả pháp, chẳng khởi phân biệttưởng: Phân biệt tất cả pháp mà chẳng tác ý ví như cơm chỉ là cơm, nước chỉ lànước, còn phân biệt tưởng là có tác ý, nên có cơm ngon cơm dở, nước trong nướcđục.

Hành Tư Thiền Sư, họ Lưu, sanh ở An Thành, tỉnhKiết Châu. Nghe nói Tào Khê giáo pháp thịnh hành, bèn đến tham lễ, hỏi: Nên làmviệc gì để khỏi lọt vào giai cấp? Sư hỏi: Ngươi đã từng làm việc gì? Ðáp: Thánh đế cũng chẳng làm. Sưhỏi: Lọt vào giai cấp nào? Ðáp: Thánh đế còn chẳnglàm, giai cấp nào mà có! Sư rất trọng, cho là pháp khí, cho làm quản chúng. Một hôm Sư nói: Ngươi nênhoá độ một nơi, chớ cho đoạn dứt giáo pháp đốn ngộ này. Hành Tư Thiền Sư đã đắcpháp, bèn về núi Thanh Nguyên ở Kiết Châu hoằng pháp, sau được vua sắc phong,hiệu là Hoằng Tế Thiền Sư.

Hoài Nhượng Thiền Sư, họ Ðỗ ở Kim Châu. Lúc ban đầuđến lễ An Quốc Sư ở Tung Sơn, An Quốc Sư sai đến Tào Khê tham vấn. Nhượng đếnlễ bái. Sư hỏi: Từ đâu đến? Ðáp: Tung Sơn. Sư hỏi:Cái vật gì mà đến như vậy? Nhượng trả lời chẳngđược, nổi nghi tình trải qua tám năm, sau nói với Sư: Nói tựa như một vật thìchẳng đúng. Sư hỏi: Còn có thể tu chứngchăng? Ðáp: Tu chứng thì chẳng phải không, ônhiễm thì chẳng thể được. Sư ấn chứng rằng: Chỉ cái chẳng ô nhiễm này chư Phật đềuhộ niệm, ngươi đã như vậy, ta cũng như vậy. Nhượng hoát nhiên đại ngộ, bèn làmthị giả bên Sư mười lăm năm, ngày càng thấu triệt huyền chỉ thâm sâu. Sau đếnnúi Nam Nhạc, rộng truyền Thiền Tông, được vua sắc phong, hiệu Ðại Huệ Thiền Sư.

Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư, họ Ðới quê ở Ôn Châu. Thuở nhỏ tu học KinhLuận, chuyên về pháp môn chỉ quán của Thiên Thai Tông, nhân xem Kinh DuyMa Cậtphát minh tâm địa (kiến tánh). Bỗng gặp đệ tử của Sư là Huyền Sách đến thăm,luận đàm với nhau; thấy lời nói của Huyền Giác khế hợp với Chư Tổ, HuyềnSách hỏi: Thượng Tọa đắc pháp nơi Thầy nào? Ðáp: Tôi nghe giảng Kinh Luận Ðại Thừa, mỗi mỗiđều có Thầy truyền thừa, sau xem Kinh Duy Ma Cật ngộ tự tâm Phật, nhưng chưa cóThầy ấn chứng. Huyền Sách nói: Trước thời PhậtOai Âm Vương thì được, sau thời Phật Oai Âm Vương, không Thầy mà tự ngộ,ấy đềulà thiên nhiên ngoại đạo. Giác nói: Vậy xinnhờ Thượng Tọa vì tôi ấn chứng. Sách nói: Lời tôi chẳng đáng kể, ở Tào Khê naycó Lục Tổ Ðại Sư, các nơi đều tụ tập đến đó để thọ pháp, hễ đi thì cùng nhauđi. Huyền Giác bèn cùng với Huyền Sách đến tham vấn. Khi đến gặp Sư, Huyền Giácđi nhiễu ba vòng rồi đứng lại chống tích trượng. Sưnói: Bậc Sa môn phải đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, Ðại Ðứctừ đâu đến mà sanh đại ngã mạn! Giác đáp: Sanhtử việc lớn, vô thường nhanh chóng.Sư nói: Saochẳng thể cứu (tham cứu) cái pháp vô sanh, liễu ngộ cái chẳng nhanh chóng ấy ư?Ðáp: Thể tức vô sanh, liễu vốn chẳng chóng.Sư bèn ấn chứng: Ðúng thế, đúng thế! Lúc bấy giờ Huyền Giác mới trang nghiêm lễbái, giây lát sau liền từ giã. Sư nói: Saovề chóng thế? Ðáp: Tự vốn chẳng động, há có chóngsao?" Sư hỏi: Ai biết chẳng động? Ðáp: Hoà Thượng tự sanh phân biệt. Sư nói: Ngươi thật được ý vô sanh. Ðáp: Vô sanh há có ý sao? Sưhỏi: Không ý ai biết phân biệt? Ðáp:Phân biệt cũng chẳng tác ý. Sư nói: Lànhthay! Hãy ở lại một đêm. Người thời ấy tôn Huyền Giác là Nhất Túc Giác. Về sauGiác soạn bài Chứng Ðạo Ca thịnh hành khắp thế gian. Sau được sắc phong là Vô Tướng Ðại Sư, người đời tôn là Chơn Giác.

Thiền Giả Trí Hoàng, tham học với Ngũ Tổ, tự cho mình đã được chánh thọ(chánh định), bèn chấp ngồi mãi trong am hơn hai mươi năm. Ðệ tử của Sư làHuyền Sách hành cước đến Hà Bắc, nghe tên Trí Hoàng, liền đến am hỏi thăm. Ôngở đây làm gì? Hoàng nói: Nhập định. Sách hỏi: Ông nói nhập định, là có tâm nhậphay là không tâm nhập? Nếu nói không tâm nhập thì tất cả loài vô tình, cây cốingói đá đều phải được định; nếu nói có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình cũngđều được định. Hoàng nói: Ta đang lúc nhập định chẳng thấy có cái tâm CÓ vàKHÔNG. Sách nói: Chẳng thấy có cái tâm CÓ và KHÔNG tức là thường định, đâu cóxuất nhập? Hễ có xuất nhập thì chẳng phải đại định. Hoàng không trả lời được, mộtlúc sau mới hỏi: Thượng Tọa nối pháp ai? Sách nói: Thầy tôi là Tào Khê Lục TổÐại Sư. Hoàng hỏi: Lục Tổ lấy gì làm thiềnđịnh? Sách nói: thầy tôi nói: tự tánh huyền diệu trạm nhiên, viên tròn tịch diệt,thể dụng như như, ngũ uẩn vốn không, lục trần phi thật, chẳng xuất chẳng nhập,chẳng định chẳng loạn, tánh thiền vô trụ, chẳng trụ nơi thiền tịch, tánh thiền vôsanh, chẳng khởi thiền tưởng (chẳng tác ý cho là thiền), tâm như hư không, cũngchẳng có cái số lượng của hư không. Hoàng nghe nói như vậy bèn đến lễ Sư. Sư hỏi: Thượng Tọa từ đâu đến? Hoàng thuật lạinhân duyên gặp Huyền Sách. Sư nói: Thật đúng như HuyềnSách nói. Ngươi hễ tâm như hư không, chẳng chấp vào không, ứng dụng vôngại, động tịnh vô tâm (chẳng tác ý), thánh phàm đều quên, năng sở đều diệt,tánh tướng như như, thì không lúc nào chẳng phải định vậy. Trí Hoàng do đó đạingộ, cái tâm sở đắc từ hai mươi năm đến nay đều tan rã chẳng còn hình bóng. Sautừ giã Sư về nơi Hà Bắc hoằng pháp, khai hoá tứ chúng.

Có một đồng tử tên là Thần Hội, họ Cao, ở Tương Dương. Lúc mười ba tuổi từchùa Ngọc Tuyền đến tham lễ. Sư nói: Tri thứctừ xa đến khổ nhọc, có đem theo cái bản lai đến chăng? Nếu có bản lai thì phảibiết chủ nhơn, thử nói xem! Hội đáp: Lấy vôtrụ làm bản, cái thấy tức là chủ. Sư nói: Sadi này hay nói càn! Hội lại hỏi: Hoà Thượngtoạ thiền thấy hay chẳng thấy? Sư cầm cây gậy đánh cho ba cái, hỏi: Ta đánh ngươi có đau hay chẳng đau? Ðáp: Cũngđau cũng không đau. Sư nói: Ta cũng thấycũng chẳng thấy! Hỏi:Thế nào là cũng thấycũng chẳng thấy? Sư nói: Cái thấy của ta, thường thấy lỗi của tự tâm, chẳng thấyphải quấy tốt xấu của người, cho nên cũng thấy cũng chẳng thấy. Ngươi nói cũngđau cũng chẳng đau là thế nào? Nếu chẳng đau thì đồng với cỏ đá, nếu đau thìđồng với phàm phu, liền khởi sân hận. Ngươi vừa hỏi thấy, không thấy là nhịbiên (đối đãi),nói đau, không đau là sanh diệt, tự tánh ngươi còn chẳng tự thấy mà dám đùangười khác! Thần Hội bèn lễ bái cầu xin sám hối. Sư lại nói: Ngươi nếu tâm mê chẳng thấy, cần phải hỏi thiện trithức để chỉ đường, ngươi nếu tâm ngộ tức tự thấy tánh, phải y pháp tu hành. Nayngươi mê chẳng thấy tự tâm, lại đến hỏi ta thấy hay không thấy, ta thấy tự tabiết, chẳng dính dáng cái mê của ngươi, ngươi nếu tự thấy, cũng chẳng dính dángcái mê của ta, sao chẳng tự thấy tự biết, mà lại hỏi ta thấy hay chẳng thấy!Thần Hội lại lễ thêm hơn trăm lạy, xin sám hối tội lỗi, ân cần hầu hạ bên Sưchẳng rời. Một hôm Sư bảo chúng: Ta có mộtvật, chẳng đầu chẳng đuôi, chẳng danh chẳng tự, chẳng lưng chẳng mặt, các ngươicó biết chăng? Thần Hội bèn ra nói: Ấy làbổn nguyên của chư Phật, Phật tánh của Thần Hội. Sưnói: Ðã nói với ngươi là chẳng danh chẳng tự, ngươi bèn gọi là bổnnguyên Phật tánh, ngươi sau này dẫu cho có ra hoằng pháp cũng chỉ thành một mônđồ tri giải mà thôi. Sau khi Lục Tổ viên tịch, Thần Hội vào trong Kinh thànhLạc Dương, rộng truyền đốn giáo của Tào Khê, soạn bộ Hiển Tông Ký, thịnh hànhnơi đời, hiệu là Hà Trạch Thiền Sư.

Tăng hỏi Sư: Ý chỉ của Huỳnh Mai ngườinào được? Sư đáp: Người hiểu Phật pháp được.Hỏi: Hoà Thượng có được chăng? Ðáp: Ta chẳng hiểu Phật pháp.

Một hôm, Sư muốn giặt cái y của Ngũ Tổ truyền thọ mà xung quanh không cósuối tốt, nên đi đến cách sau chùa năm dặm, thấy có núi rừng xanh biếc, thoạikhí vòng quanh (thoại khí là triệu chứng tốt lành hiện trên không khí, nhưngphải là người có pháp nhãn mới thấy được.) Sư dộng tích trượng xuống đất, nướcsuối ngay đó trào ra, chảy thành cái ao. Sư quỳ trên đá mà giặt y. Có vị Tăng ởTây Thục tên là Phương Biện đến lễ Sư, Sư hỏi:Thượng Tọa làm nghề gì? Ðáp: Thợ đắp tượng. Sư nghiêm mặt lại nói: Ngươi thử đắp ta xem! Biệnngơ ngác, qua mấy ngày sau đắp xong chơn tượng, cao bảy tấc, nét mặt tánh tìnhđều được tỏ bày khéo léo. Sư cười nói: Ngươi khéo tánh đắp tượng mà chẳng hiểutánh Phật. Sư rờ đầu thọ ký, dặn phải trọn làm phước điền cho trời người; rồilấy y mà trả công. Biện chia y làm ba phần: một phần đắp lên pho tượng, mộtphần tự giữ lấy, một phần lấy lá cây kè gói lại, xong chôn dưới đất, nguyện rằng:Cho tôi đời sau được y này, làm trụ trì nơi đây, xây dựng lại chùa chiền. Ðếnnăm thứ tám, niên hiệu Gia Hữu đời Nhà Tống (1056-1063, cách đó 380 năm), có vịTăng tên là Duy Tiên đến đó tu sửa lại chùa chiền, đào đất được y còn như mới.Pho tượng của Sư còn giữ ở chùa Cao Tuyền.

Có vị Tăng đem bài kệ của Ngọa Luân thiền sư lập lại với Sư, Kệ rằng:

Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,

Năng đoạn bá tư tưởng.

Ðối cảnh tâm bất khởi,

Bồ đề nhựt nhựt trưởng.

Dịchnghiã:

NgoạLuân có bản lãnh,

Dứtđược trăm tư tưởng.

Ðốicảnh tâm chẳng khởi,

Bồ đềluôn luôn trưởng.

Sư nghe xong nói: Kệ nàychưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc. Do đó khai thị mộtbài kệ:

Huệ Năng một kỹ lưỡng,

Bất đoạn bá tư tưởng.

Ðối cảnh tâm số khởi,

Bồ đề tác ma trưởng.

Dịchnghiã:

Huệ Năng không bản lãnh,

Chẳng dứt trăm tư tưởng.


Bồ đề làm sao trưởng!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]